1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an

126 2,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM HUỆ TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ NGHỆ AN, THÁNG 12/2012 MỤC LỤC Trang 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .6 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 7 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp của luận văn .8 6. Bố cục của đề tài .9 B. NỘI DUNG 10 Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC DI TÍCH 10 LỊCH SỬ - VĂN HÓA .10 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa của huyện Yên Thành .10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội 10 1.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa .15 1.2. Quá trình hình thành và đặc điểm kiến trúc - điêu khắc các di tích 18 1.2.1. Các di tích đình làng .18 1.2.2. Các di tích đền .24 1.2.3. Các di tích chùa .28 1.2.4. Các di tích nhà thờ họ .30 1.2.5. Nhóm di tích và danh thắng khác (Lăng mộ, Giếng, Cây, lèn đá, đồn, khu lưu niệm, tam quan, miếu, hồ đập, cầu, bãi tập, nhà thánh, cồn…) .30 1.3. Thực trạng và công tác bảo tồn các di tích .31 .34 Tiểu kết chương 1 34 Chương 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ 35 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU 35 2.1. Đình Hậu .35 2.1.1. Địa điểm 35 2 2.1.2. Nguồn gốc lịch sử .35 2.1.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 36 2.1.4. Các hiện vật trong di tích 37 2.1.5. Kết luận .38 2.2. Chùa Gám 40 2.2.1. Địa điểm 40 2.2.2. Nhân vật thờ tự 40 2.2.3. Các hiện vật trong di tích 52 2.2.4. Kết luận .53 2.3. Đền Đức Hoàng 56 2.3.1. Địa điểm 56 2.3.2. Nhân vật thờ tự 56 2.3.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 59 2.3.4. Các hiện vật trong di tích 66 2.3.5. Kết luận .67 2.4. Nhà thờ Hồ Tông Thốc 68 2.4.1. Địa điểm 68 2.4.2. Nhân vật thờ tự 69 2.4.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 73 2.4.4. Các hiện vật trong di tích 76 2.4.5. Kết luận .78 2.5. Phủ thờ Trần Đăng Dinh .79 2.5.1. Địa điểm 79 2.5.2. Nhân vật thờ tự 79 2.5.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 83 2.5.4. Các hiện vật trong di tích 86 2.5.5. Kết luận .87 2.6. Đình Liên Trì 88 2.6.1. Địa điểm 88 3 2.6.2. Nhân vật thờ tự 88 2.6.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 88 2.6.4. Các hiện vật trong di tích 90 2.6.5. Kết luận .91 2.7. Khu lưu niệm Phan Đăng Lưu 92 2.7.1. Địa điểm 92 2.7.2. Khảo tả di tích .92 2.7.3. Kết luận .96 Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓAMỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TRÙNG TU, TÔN TẠO CÁC DI TÍCH .97 3.1. Giá trị lịch sử, văn hóa .98 3.1.1. Giá trị lịch sử .98 3.1.2. Giá trị văn hóa .100 3.2. Các giá trị khác 102 3.2.1. Giá trị kiến trúc - điêu khắc .102 3.2.2. Giá trị giáo dục 104 3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích .105 C. KẾT LUẬN .111 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 E. PHỤ LỤC 115 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Các di tích lịch sử - văn hóa phản ánh đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử của một cộng đồng cư dân qua các thời đại. Đó có thể là một địa danh lịch sử - văn hóa để tưởng niệm các danh nhân, anh hùng đã đi vào tâm thức của nhân dân như một hoài niệm, hay gần gũi hơn đó là các ngôi đền, miếu, đình làng, chùa, nhà thờ - là những nơi thiêng liêng trong cuộc sống tâm linh của người dân, nơi họ gửi gắm niềm tin, đức tin, những giá trị giáo dục về cội nguồn và cũng là nơi họ cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa cho chúng ta nhận diện rõ hơn truyền thống lịch sửvăn hóa của một vùng đất. Di tích lịch sử - văn hóa không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa đơn thuần mà nó còn chứa đựng các giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, giá trị giáo dục, giá trị du lịch, kinh tế,… Nghiên cứu về quá trình ra đời của các di tích và giá trị văn hóa của nó trở thành một hướng nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của sử học. 1.2. Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là mảnh đất có chiều dài về lịch sử cũng như văn hóa. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, mảnh đất này đã từng chứng kiến, ghi dấu những sự kiện lịch sử, văn hóa những vết tích của chiến tranh, có thể những dấu tích đó không còn nguyên vẹn như xưa nhưng giá trị mà chúng để lại thì vẫn còn trường tồn mãi mãi. Theo số liệu thống kê cho thấy, Yên Thành có mật độ di sản khá dày, với hơn 400 di tích lịch sử và danh thắng nhưng hiện nay chỉ còn 192, trong đó đã có 34 di tích được xếp hạng các cấp (17 di tích được xếp hạng Quốc gia và 15 di tích được xếp hạng cấp tỉnh). Trong những năm qua, nhất là trong những năm đổi mới và phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích - danh thắng. Các chương trình mục tiêu chiến lược quốc gia, chương trình chống xuống cấp bằng nguồn vốn của Trung Ương, của Tỉnh,…đã tác động trực tiếp đến việc bảo tồn di tích và đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trải qua thời gian, do nhiều nguyên nhân (thiên tai, khí hậu, 5 thời tiết, chiến tranh,…) các di tích đã không còn nguyên vẹn như ban đầu, thậm chí có một số di tích đã trở thành phế tích (như Đình Thượng - Văn Thành, Đền Cửa Thần - Vĩnh Thành .). Một số di tích do tu sửa, tôn tạo trái phép đã bị làm biến dạng; công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ các di tích danh thắng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 1.3. Trước thực trạng đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp Cao học thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa huyện Yên Thành không chỉ là sự quan tâm của các sở, ban, ngành có liên quan mà từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn, bài báo, tạp chí đề cập đến các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành, nhưng đó chỉ là một vài di tích tiêu biểu chứ chưa có sự tìm hiểu một cách đầy đủ về diện mạo hệ thống di tích lịch sử - văn hóa huyện Yên Thành. Trước hết là các công trình chuyên khảo về lịch sử - văn hóa Nghệ An, đáng kể là các công trình: “Nghệ An di tích danh thắng” (Sở văn hóa thông tin Nghệ An), “Tìm trong di sản văn hóa xứ Nghệ” (Đào Tam Tỉnh), “Tục thờ thần và thần tích Nghệ An” (Ninh Viết Giao) phản ánh về các di tích lịch sử - văn hóa trên đất Nghệ An, trong đó có phản ánh các di tích trên đất huyện Yên Thành. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu phản ánh đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu như: - “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi chủ biên, Nxb Nghệ An, 1995. - “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1993. - “Hoan Châu kí” của Nguyễn Cảnh Thị, Nxb Thế giới, 2004. 6 - “Nghệ An lịch sửvăn hóa” của các tác giả Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng, Nxb Nghệ An, 2005. - “Địa danh lịch sử văn hóa Nghệ An” của Trần Viết Thụ chủ biên, Nxb Nghệ An, 2006. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các tác giả và các công trình nghiên cứu đã có, kết hợp với một số tư liệu qua công tác điền dã, chúng tôi sắp xếp, lựa chọn, hệ thống hóa kiến thức nhằm trình bày một cách đầy đủ và toàn diện hệ thống di tích lịch sử - văn hóa huyện Yên Thành (Nghệ An). 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng của đề tài là một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong đó, chúng tôi xác định những tìm hiểu những di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu được xếp hạng trên các hạng mục di tích như đền, chùa, nhà thờ họ, đình làng. Từ đối tượng nghiên cứu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Truyền thống lịch sử - văn hóasự hình thành các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Yên Thành. - Diện mạo các di tích lịch sử văn hóa từ nguồn gốc, quá trình xây dựng, trùng tu tôn tạo; kiến trúc, điêu khắc của các di tích; các lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến di tích. - Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích; ảnh hưởng của các di tích đối với tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Thành hiện nay. Công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Chúng tôi giới hạn trong không gian của huyện Yên Thành ngày nay. - Phạm vi thời gian: Chúng tôi tìm hiểu về lịch sử của các di tích từ khi được xây dựng cho đến ngày nay. 7 - Phạm vi nội dung: Chúng tôi giới hạn trong một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh . 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan, bao gồm các loại tài liệu như: - Thư tịch, bia ký. - Gia phả của các dòng họ và thần tích về các nhân vật được thờ tự. - Các công trình khảo cứu về các di tích lịch sử văn hóa huyện Yên Thành. - Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa. - Tư liệu điền dã của tác giả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác văn hóa. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí để thực hiện đề tài. Trong đó chúng tôi xác định phương pháp thực tế điền dã là chủ đạo, kết hợp với tổng hợp, đối chiếu, so sánh . để rút ra cái chung và cái riêng của các di tích, nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của huyện Yên Thành. 5. Đóng góp của luận văn. - Phục dựng một cách hệ thống về quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Yên Thành. - Phác thảo diện mạo của các di tíchlịch sử văn hóa như kiến trúc, điêu khắc, quy mô, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội văn hóa liên quan đến các di tích. 8 - Phân tích được giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của các di tích; mức độ ảnh hưởng của các di tích đối với đời sống của nhân dân quanh vùng. - Tập hợp nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành Đề tài tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về các di tích lịch sử - văn hóa huyện Yên Thành, tìm hiểu về sự hình thành các di tích, đi sâu vào một số di tích tiêu biểu, nêu bật giá trị lịch sử, văn hóa và nhiều giá trị khác của di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nó. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Sự hình thành và đặc điểm các di tích lịch sử - văn hóa. Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu. Chương 3: Giá trị lịch sử, văn hóamột số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích. 9 B. NỘI DUNG Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa của huyện Yên Thành. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội Yên Thành là huyện nằm phía Đông Bắc Nghệ An, cách thành phố Vinh 55 km về phía Bắc. Chiều Bắc - Nam của huyện kéo dài gần 40km từ Hòn Sường giáp Quỳnh Lưu đến Tràng Sơn giáp Nghi Lộc. Tiếp giáp phía đông là huyện Diễn Châu, phía bắc là một phần huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu, phía tây giáp với Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, phía Nam giáp Nghi Lộc, Đô Lương. Diện tích 560.024ha, trong đó có đất canh tác 15.647ha chiếm 29%. Một điều đáng chú ý là đồng bằng Yên Thành có độ nghiêng lớn, mặt cắt dày nên diến ra cả quá trình mài mòn, rửa trôi và bồi tụ. Đồng bằng lại hẹp ngang, lũ rút nhanh mang theo ra biển những phần đất mịn chưa kịp lắng đọng. Vì vậy đất nhẹ, giữ nước giữ mùn kém. Độ màu mỡ không bằng đồng bằng sông Mã, kém xa đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. giữa những cánh đồng lại xuất hiện những nhánh núi, quả đồi lèn đá xé lẻ, một số cánh đồng vùng trũng, bị nhiễm mặn. Yên Thành giống như một hình lòng chảo không cân với ba phía bắc, tây, nam là rừng núi, giữa phía đông là vùng đồng bằng trũng. Nơi cao nhất là đỉnh Vàng Tâm phía Tây Bắc. Nơi sâu nhất là vùng đồng trũng ven sông Điện, sông Cầu Bà âm 0,6m so với mực nước biển. [36; 4] Vùng rừng núi trung du và bán sơn địa là dạng địa hình chiếm hầu hết diện tích phía bắc, phía tây và phía nam huyện. Dãy núi phía bắc được hình thành do dãy núi phía đông bắc chạy từ Quỳnh Lưu đến Yên Thành, hình thành một bức màu xanh của dãy núi Bồ Bồ. Dãy núi phía tây và nam huyện do dãy núi Phu Hoạt tây bắc Nghệ An chạy về, hầu hết là rừng núi và đồi thấp, nhưng vẫn có những con dốc lớn. Vùng đồi núi chủ yếu là đất bazan và một phần đất đá 10

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An (2008), Lịch sử Đảng bộ Nghệ An. Tập III (1975 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Nghệ An. Tập III (1975 – 2005)
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
3. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên) (1995), Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 1995
4. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
5. Nguyễn Đăng Duy (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Nxb Bộ VH - TT và trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Bộ VH -TT và trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Năm: 1993
6. Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Sở Văn hoá Thông tin Nghệ An. Yên Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục thờ thần và thần tích Nghệ An
Tác giả: Ninh Viết Giao
Năm: 2000
7. Ninh Viết Giao (2003), Văn hóa Nghệ An, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Nghệ An
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2003
8. Ninh Viết Giao (2008), Từ điển nhân vật xứ Nghệ, Nxb Tổng hợp Huyện Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển nhân vật xứ Nghệ
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Tổng hợp HuyệnHồ Chí Minh
Năm: 2008
9. Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng (2005), Nghệ An : Lịch sử và văn hoá, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An :Lịch sử và văn hoá
Tác giả: Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tùng
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2005
10. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Khoahọc xã hội. Hà Nội
Năm: 1996
11. Hippolyte Le Breton (2005), An Tĩnh cổ lục, Nxb Nghệ An, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Tĩnh cổ lục
Tác giả: Hippolyte Le Breton
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2005
12. Nguyễn Quang Hồng (2003), Huyện Yên Thành, quá trình hình thành và phát triển (1804 - 1945), Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyện Yên Thành, quá trình hình thành vàphát triển (1804 - 1945)
Tác giả: Nguyễn Quang Hồng
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2003
13. Bùi Dương Lịch (1993), Nghệ An kí, Nguyễn Thị Thảo dịch, Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An kí
Tác giả: Bùi Dương Lịch
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội. Hà Nội
Năm: 1993
14. Ngô Sĩ Liên (1969), Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử kí toàn thư
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1969
16. Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội (1997), Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống các tỉnh BắcTrung Bộ
Tác giả: Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội (1997)
Năm: 1997
17. Nxb Nghệ An (1997), Văn hóa dòng họ Nghệ An, Kỷ yếu hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dòng họ Nghệ An
Tác giả: Nxb Nghệ An
Nhà XB: Nxb Nghệ An (1997)
Năm: 1997
18. Nxb Nghệ Tĩnh (1990), Lịch sử huyện Yên Thành. xuất bản Nghệ An (1996), Lịch sử xã Phúc Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử huyện Yên Thành. " xuất bản Nghệ An(1996)
Tác giả: Nxb Nghệ Tĩnh (1990), Lịch sử huyện Yên Thành. xuất bản Nghệ An
Nhà XB: Nxb Nghệ Tĩnh (1990)
Năm: 1996
19. Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam (2 tập), Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thờ thần ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Quang
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1996
20. Quốc sử quán triều Nguyễn (1970), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Tác giả: Quốc sử quán triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 1970
21. Trần Minh Siêu (2000), Di tích danh thắng trong du lịch và tài nguyên kinh tế, Tạp chí văn hóa Nghệ An số 25, trang 19 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn hóa Nghệ An
Tác giả: Trần Minh Siêu
Năm: 2000
26. Sở văn hoá thông tin Nghệ An (2005), Nghệ An di tích danh thắng, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ An di tích danh thắng
Tác giả: Sở văn hoá thông tin Nghệ An
Nhà XB: NxbNghệ An
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Cổng Tam quan Đình Hậu - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 1. Cổng Tam quan Đình Hậu (Trang 115)
Hình 2. Thượng đình, hạ đình, nhà hữu vu, tả vu Đình Hậu - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 2. Thượng đình, hạ đình, nhà hữu vu, tả vu Đình Hậu (Trang 117)
Hình 3. Điêu khắc gỗ tinh xảo trên mái Thượng đình Đình Hậu - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 3. Điêu khắc gỗ tinh xảo trên mái Thượng đình Đình Hậu (Trang 117)
Hình 5. Nhà bái đường Chùa Gám - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 5. Nhà bái đường Chùa Gám (Trang 118)
Hình 11. Nhà thượng điện Nhà thờ Hồ Tông Thốc - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 11. Nhà thượng điện Nhà thờ Hồ Tông Thốc (Trang 119)
Hình 12. Phủ thờ Trần Đăng Dinh - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 12. Phủ thờ Trần Đăng Dinh (Trang 120)
Hình 13. Mặt sau Cửa Tam Quan - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 13. Mặt sau Cửa Tam Quan (Trang 121)
Hình 14. Nhà bái đường Phủ thờ Trần Đăng Dinh - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 14. Nhà bái đường Phủ thờ Trần Đăng Dinh (Trang 122)
Hình 15. Cách bố trí, điêu khắc gỗ - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 15. Cách bố trí, điêu khắc gỗ (Trang 123)
Hình 15. Đình Liên Trì - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 15. Đình Liên Trì (Trang 124)
Hình 16. Cách bố trí hạ điện và trung điện của Đình Liên Trì - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 16. Cách bố trí hạ điện và trung điện của Đình Liên Trì (Trang 125)
Hình 17. Ngôi nhà Phan Đăng Lưu Hình 1 đến 17: Ảnh tư liệu của tác giả qua quá trình điền dã - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an
Hình 17. Ngôi nhà Phan Đăng Lưu Hình 1 đến 17: Ảnh tư liệu của tác giả qua quá trình điền dã (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w