Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An: Giá trị, thực trạng và giải pháp bảo tồn, tôn tạo

MỤC LỤC

Quá trình hình thành và đặc điểm kiến trúc - điêu khắc các di tích

Đình làng là một quần thể kiến trúc, được bố cục đăng đối theo một chiều dài hướng Bắc Nam, ngoài cùng là hai cây trụ biểu xây to và công phu, chỉ dẫn vào sân thứ nhất, tiếp đến con đường lát gạch xuyên qua giữa hai trụ, dẫn thẳng tắp đến toà cổng và toà đình, hai gian hai chái, bốn mái uốn cong, trên đắp những lá lan đằng hoặc thân rồng uốn lượn. Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và có địa vị, có công lao với dân làng đó như: Làng Giai Lạc xã Hâụ Thành thờ Ông Nguyễn Hữu Chỉ, thần khai cơ vùng đất, mang lại cuộc sống an lành cho nhân dân; làng Tam Thọ xã Thọ Thành thờ ông Trần Yết Tâm, giúp dân lao động sản xuất; làng Quỳ Lăng xã Lăng Thành thờ Hồ Hưng Dật, Thái Thị Liệt, Nguyễn Hữu Đạo, đình Mậu Long xã Liên Thành thờ Lý Biên Cương; Đình Hậu xã Bắc Thành thờ Uy linh Vương Lý Nhật Quang, đình Phụng Luật xã Hợp thành thờ 4 vị thần tổ họ Lê, Nguyễn, Phạm, Hoàng.

Thực trạng và công tác bảo tồn các di tích

Trong những năm qua nhiều di tích đã được đầu tư, tu bổ, tôn tạo và đã đang trở thành những sản phẩm du lịch – văn hoá hoàn chỉnh có sức hấp dẫn, bước đầu thu hút khách tham quan, tạo ra sự chuyển biến nhận thức và ý thức cho công tác phát triển du lịch huyện nhà trong tương lai như: đền Đức Hoàng, Nhà thờ đá Bảo Nham, Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu… Bên cạnh nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài huyện ngày một tăng thêm, do đó nhiều di sản văn hoá được hồi sinh, nhiều hoạt động sinh hoạt văn hoá truyền thống được phục hồi và tổ chức tại di tích góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Hàng chục ngôi đình, đền, chùa, nhà thờ dòng tộc, có giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật đã được tu bổ như: Đình Sừng, đình Hậu, đình Liên Trì; đền Đức Hoàng, đền Cả, đền Cựa Thần; Phủ thờ Trần Đăng Dinh, nhà thờ trạng nguyên Bạch Liêu, nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, đền thờ tướng công Nguyễn Vĩnh Lộc, Thám hoa Phan Tất Thông, Phan Duy Thực, Tiến sỹ Lê Doãn Nhã… Nhiều di tích lịch sử cách mạng cũng được tu bổ như: Khu di tích Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành, nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu, đài tưởng niệm 72 chiến sỹ cách mạng bị thực dân Pháp xử băn 1930-1931, đình làng Xuân tiêu, nhà thờ họ Nguyễn Công….

DIỆN MẠO MỘT SỐ

Đình Hậu 1. Địa điểm

Đỡnh Hậu giỏ trị kiến trỳc được phản ỏnh rừ nột từ việc bố trớ mặt bằng cho đến kết cấu bộ phận khung, vì, bộ mái,…Bố trí mặt bằng của đình Hậu nói riêng và Đình xứ Nghệ nói chung có phần khác hơn so với việc bố trí mặt bằng kiến trúc của đình làng Bắc Bộ. Theo giáo sư Trịnh Cao Tưởng cho biết: hiện nay trên đất Việt Nam chỉ duy nhất ở xứ Nghệ cú đỡnh Hậu và đỡnh Vừ Liệt là hai đỡnh duy nhất bố trớ mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ khẩu, nghĩa là phía trước nhà Bái đình, phía sau nhà Hậu cung, hai bên là hai Tả - Hữu vu, ở giữa là khoảng sân “trung thiên”.

Chùa Gám 1. Địa điểm

Đây là ba pho tượng có kiểu dáng và tư thế ngồi toạ thiền trên đài sen và thân hình toát ra những vẽ đẹp tinh tú trong sáng như: Trên đỉnh đầu có gồ thịt hơi cao như búi tóc, gọi là “vô kiến”, nhằm biểu hiện về trí tuệ của đức phật, đầu tượng có nhiều cụm tóc xoắn biểu trưng cho các chư thánh mang sức mạnh trí tuệ, mũi tượng thẳng biểu tượng cho chính nhân quân tử, miệng nở nụ cười nhẹ thể hiện sự cảm thông và cứu độ chúng sinh, tai đức phật to dài, tượng trưng cho sự cao quý, mắt tượng nhìn xuống để soi rừ nội tõm chỳng sinh, trỏnh tà kiến, tay phật kết ấn “thiền định”. Bên cạnh đó, đi sâu tìm hiểu về nội dung, giá trị kiến trúc nghệ thuật, qua các công trình như nhà bái đường của đền Gám (Đền Cả), bộ ván ấm, phía trước toà bái đường của chùa và thông qua các hiện vật, đồ tế khí trong đền, chùa như long ngai, bài vị, hương án, lư hương, tượng pháp…Thông qua các chi tiết kiến trúc nghệ thuật, chúng ta thấy được sự sáng tạo cũng như tài năng kết tinh từ đôi bàn tay khéo léo thể hiện trí tuệ của ông cha ta, điểm chú ý trong giá trị kiến trúc nghệ thuật được thể hiện rừ nột nhất là kết cấu kiến trỳc của hệ thống vỡ kốo và bộ khung chịu lực của ngôi đền và chùa, vừa đảm bảo các công năng, ứng dụng như làm cho ngôi nhà cao, thoáng hơn, đồng thời cũng tiện trong việc tháo lắp, sữa chữa khi có sự cố.

Đền Đức Hoàng 1. Địa điểm

Ở phía dưới, giữa bốn cảnh được chạm hổ phù dữ tợn, sắc nét, trên hổ phù là các đường diềm, trang trí hoa cúc, rồng lượn…trên bành kiệu trang trí nhiều hoạ tiết, kiểu cách đẹp, lạ mắt như con tiện, xuyên hoa… đặc biệt là ở phía trước nằm trên hai bờ con tiện là hai con rồng khoẻ khắn, sinh động, ở tư thế nằm chầu vào, trông rất hấp dẫn. Ở gian giữa phía ngoài đặt một hương án bằng gỗ sơn son, 4 chân hơi choãi, dáng đậm chắc chắn, xung quanh hương án được chạm khắc công phu, với các đề tài hổ phù, lưỡng long triều nguyệt… trên hương án đặt một bàn chè bằng gỗ sơn son, hai cọc sáp sát sau hương án là một bàn thờ kéo dài đến hết gần ngang trung điện, bệ thờ được xây bằng vôi, vữa, xi măng, theo kiểu vát tam cấp.

Nhà thờ Hồ Tông Thốc 1. Địa điểm

Đền Đức Hoàng được khởi công xây dựng đời Trần và đã qua nhiều lần tu bổ, nâng cấp, nhất là từ những năm được bộ Văn Hoá Thông Tin quyết định công nhận di tích lịch sử kiến trúc cấp quốc gia, di tích đã được nhà nước đầu tư kinh phí tu sửa, bảo tồn chống xuống cấp 2 đợt. Hồ Cao : Là người khởi thuỷ ra dòng họ Hồ Tam Công, là một trong ba người (Hồ Cao, Nguyễn Đạo Huyền, Trần Yết Tâm) có công khai khẩn, chiêu dân lập ấp, xây dựng lên làng Tam Công, tức là Kẻ Cuồi (hoặc Trang Cuồi), thuộc xã Thổ Thành, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An dưới thời nhà Trần (nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).

Phủ thờ Trần Đăng Dinh 1. Địa điểm

Năm 1682, Trịnh Tạc mất, thế tử Trịnh Căn nối ngôi, xét công lao vì nước, mấy chục năm giúp mình, Trần Đăng Dinh được “suy ân thăng bồi tụng hộ, bộ thị lạng”, được cùng chúa Trịnh Căn thân mật ở nơi màn trướng, khoan thai chốn miếu đường, đã từng là người xông pha trận mạc, thông hiểu thế sự, lẽ đời, sống trong cung vua, phủ chúa. Trần Đăng Dinh, còn có tên gọi là Trần Đăng Doanh, ông sinh năm 1620, mất năm 1691, làm tướng dưới triều Lê Trịnh; đã có công dẹp loạn, an dân, chiêu dân lập ra nhiều làng ở Yên thành vào thế kỷ thứ 17, nên địa phương tôn làm phúc thần và lập đền thờ ở Phúc Thọ (nay thuộc xã Phúc Thành), con cháu.

Đình Liên Trì 1. Địa điểm

Hạ điện, Trung điện và Thượng điện .Hạ điện: Đây là ngôi nhà lớn nhất, đồ sộ nhất gồm 5 gian, 2 hồi văn, trên đỉnh nóc đắp nổi hình Lưỡng Long chầu Nguyệt theo thể thức đăng đối; với chất liệu bằng vôi vữa, ghép mảnh sành sứ theo kiểu kinh đô Huế. Trong thời điểm đó tại đình Liên Trì, các đồ tế khí như long ngai, bài vị, và một số thứ khác đã bị đưa xuống tại đình Đông (thuộc xã Vân Tụ, thuộc tổng Vân Tụ), các sắc phong qua các triều đại của các vị được tôn thờ tại đình cũng bị thiêu đốt.

Khu lưu niệm Phan Đăng Lưu 1. Địa điểm

Thấy được giá trị của di tích hết sức quan trọng, bảo tàng tỉnh Nghệ An, Ủy Ban Nhân Dân huyện Yên Thành và Đảng ủy, Ủy Ban Nhân Dân xã Hoa Thành đã quyết định thành lập tổ bảo vệ, chuyển các gia đình ở trong khu di tích ra khu vực khác, đồng thời xây dựng nhà truyền thống của xã nằm trong khu vực tổng thể di tích, phục hồi là ao cá, trồng lại một số cây như cây sung, cây nhãn là nơi liên quan đến đồng chí Phan Đăng Lưu. Tuy nhiên, quá trình hình thành, diện mạo và sự tồn tại của các công trình này đã khẳng định và lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá và nghệ thuật truyền thống của cư dân Yên Thành, nó cũng là nguồn tiềm năng đặc biệt có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành, phát triển của huyện và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HểA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TRÙNG TU, TÔN TẠO CÁC DI TÍCH

Giá trị lịch sử, văn hóa 1. Giá trị lịch sử

Thông qua các hiện vật còn lưu giữ lại trong di tích như bia đá, văn thư, chúng ta sẽ biết được nội dung của nó, đó chính là những tư liệu đáng quý về di tích, về nhân vật, sự kiện liên quan đến di tích, ví dụ như nhờ các gia phả, hệ phả hoặc các biển trạng nguyên, tiến sĩ, văn đức trong nhà thờ Hồ Tông Thốc mà chúng ta tìm hiểu được một dòng họ có ba đời là trạng nguyên lừng lẫy, không chỉ thế mà còn có dòng dừi vương giả, quý tộc nhưng luụn khụng ngừng học hỏi và dạy bảo con chỏu năng tu thân tích đức, chăm chỉ học hành để giúp dân, giúp nước. Cụ thể hơn văn hóa nguồn cội của đất nước con người Việt Nam xưa được diễn tả qua các hình ảnh, trong các hiện vật còn sót lại trong các di tích lịch sử như đình, đền, chùa,…Xét về vị trí xây dựng, các di tích đều được chọn nơi có địa thế thoáng đãng, rộng rãi, từ cổng có thể nhìn được khắp bốn phương hơn nữa lại được xây dựng nên chủ yếu bằng gỗ với các kiểu kiến trúc chắc chắn theo lối chữ nhất, nhị, tam, chữ khẩu,…Chính điều này xuất phát từ văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của người dân, họ yêu thích cuộc sống hòa đồng, gần gũi với thiên nhiên.

Các giá trị khác

Kéo dài suốt 5 gian là các mảng chạm lộng với nhiều hình nổi cao thấp, gồm nhiều đồ án, mô típ hoa văn trang trí như: rồng, phượng, cá chép vượt vũ môn, các chép hoá rồng…Đặc biệt, trước ván ấm gian giữa nhà bái đường được trang trí mặt rồng lớn giống như mặt hổ phù, với chiều cao của bức chạm là 60 cm, dài 140 cm, khuôn mặt giữ tợn, hai chân giang rộng, mắt sáng, miệng ngậm chữ thọ. Với một hệ thống đa dạng các di tích lịch sử, văn hoá có giá trị, trong đó có nhiều những di tích đã và đang được khách thập phương quan tâm như : Khu lưu niệm Phan Đăng Lưu, đình Hậu, đền Gám, chùa Gám….Yên Thành có một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại hình du lịch tham quan và du lịch tâm linh.

Một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích

Bốn là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích - danh thắng: hàng năm tổ chức tốt lễ đón nhận bằng công nhận xếp hạng, hoạt động lễ hội truyền thống; tổ chức hội thảo; tăng cường thanh, kiểm tra việc xây dựng quy chế sử dụng nguồn công đức, công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy; xây dựng quy chế và tổ chức bảo quản, chăm sóc di tích; quy hoạch, xây dựng Bảo tàng gắn với Thư viện truyền thống cấp huyện. Sáu là, bổ sung, điều chỉnh và ban hành cơ chế chính sách để đảm bảo cho quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích - danh thắng: thực hiện cơ chế hỗ trợ quy hoạch, tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp đã được HĐND huyện Quyết nghị; ban hành; cơ chế ưu đãi thủ tục thuê đất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật; chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí và hệ thống dịch vụ trên địa bàn để phục vụ hoạt động du lịch.