1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

125 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh --------------------- đặng thúy tiểu trà Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu huyện lộc hà, tỉnh tĩnh Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.ts. nguyễn trọng văn NghÖ An, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu huyện Lộc Hà, tỉnh Tĩnh” tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, gia đình, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đối với: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, Hội đồng khoa học của trường Đại học Vinh; Ban giám hiệu, tập thể Phòng tổ chức cán bộ trường; các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn; đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ phòng Văn hoá huyện Lộc Hà, phòng quản lý di sản thuộc sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Tĩnh, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Tĩnh, Thư viện trường Đại học Vinh đã cung cấp thông tin, số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả: Đặng Thuý Tiểu Trà MỤC LỤC Trang Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 1 Trêng ®¹i häc vinh .1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Căn cứ Điều 4 Luật Di sản văn hóa, điều 14 Nghị định số 92/2002/NQ – CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, thì di tích lịch sử - văn hóamột công trình được xây dựng trong quá khứ của lịch sử, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình đó, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Huyện Lộc (Hà Tĩnh) được thành lập từ năm 2007, trên cơ sở sát nhập 7 xã vùng Hạ Can của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà. Tuy là huyện mới được thành lập nhưng lịch sử hình thành và phát triển của các làng xã thuộc huyện Lộc đã có từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc vùng đất huyện Lộc ngày nay đã từng là căn cứ quan trọng của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. 1.2. Trên bức tranh chung của lịch sử dân tộc, huyện Lộc cũng như các huyện khác của cả nước, hòa cùng với sự phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần người dân huyện Lộc có cả một hệ thống các đình, đền, chùa, miếu mạo, lăng mộ… được xây dựng khắp toàn huyện. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh và của cả thời kỳ cải cách văn hóa, hệ thống các công trình, các di tích lịch sử - văn hóa đã không còn giữ nguyên được diện mạo ban đầu nhất là các di tích kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên lịch sử xây dựng, quy mô của kiến trúc và sự tồn tại của các công trình này đã khẳng định và lưu giữ những giá trị truyền thống của cư dân huyện Lộc Hà. Đồng thời nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đời sống tinh thần của nhân dân. 1 1.3. Các di tích lịch sử - văn hóamột phần trong di sản văn hóa do nhân dân sáng tạo ra, là biểu hiện sinh động trong mỗi quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, quá khứ và tương lai. Đó không chỉ là những “kho sử lộ thiên”, mà còn hội tụ trong đó tất cả những giá trị về văn hóa nghệ thuật, kinh tế, du lịch, văn hóa tâm linh và cả sự cố kết cộng đồng. Chúng ta - thế hệ được trực tiếp thừa hưởng những giá trị đó cần phải có những hiểu biết về sự tồn tại cũng như vị trí, ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hóa để bên cạnh sự tôn kính, tự hào còn phải có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ phát huy những giá trị mà các di tích này để lại. Chính vì những ý nghĩa to lớn đó, trong những năm qua các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm giữ gìn, bảo tồn và trùng tu lại các di tích lịch sử - văn hóa này như bảo tồn những giá trị vật chất và tinh thần vô giá của quê hương,dân tộc. Trải qua những bước đi khó khăn ban đầu khi mới thành lập huyện, giờ đây Lộc đã vươn mình đứng dậy, lộ diện một huyện với nhiều mũi nhọn về nhiều mặt. Mũi nhọn văn hóa, nhất là việc trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã đưa đến cho huyện kết quả đáng khích lệ. Từ 17 di tích được xếp hạng khi mới thành lập huyện đến nay toàn huyện đã có 41 di tích được xếp hạng, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia và 35 di tích cấp tỉnh. 1.4. Nghiên cứu về quần thể di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của huyện Lộc giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Lộc Hà; những giá trị văn hóa truyền thống, những nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc của cư dân địa phương, đồng thời cũng góp phần gìn giữ, bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Tĩnh; phát huy những giá trị, tác dụng của các di tích lịch sử - văn hóa trong việc nâng cao ý thức, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay… 2 Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu huyện Lộc Hà, tỉnh Tĩnh” làm đề tài cho luận văn tốt nghiêp thạc sỹ của mình 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về các di tích lịch sử - văn hóamột trong những mảng đề tài lý thú, nhưng là một mảng đề tài khó đòi hỏi sự công phu và lòng kiên trì cũng như khả năng đọc được các văn bản chữ Hán. Đồng thời người nghiên cứu cũng phải có cái nhìn sâu sắc, bao quát toàn diện và khách quan về quá trình hình thành và tồn tại của các di tích cũng như sự biến động của lịch sử dân tộc có tác động lên nó. Dựa trên các nguồn tài liệu mà chúng tôi thu thập và tiếp cận được chúng tôi nhận thấy: trước đây chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về mảng đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, chỉ có một số công trình có nói tới khía cạnh nhỏ của đề tài như các tác phẩm viết về danh nhân văn hóa, dòng họ khoa bảng, lễ hội truyền thống… Gần đây, trước yêu cầu của cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới và việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và việc thờ tự của các dòng họ, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về các di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Lộc nói riêng và cả nước nói chung đã từng bước phát triển. Trong đó phải kể đến: Cuốn Lịch sử Tĩnh (tập 1) của nhóm tác giả Đặng Duy Báu, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Văn Tấn, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành, năm 2000. Cuốn sách đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Tĩnh từ thời nguyên thủy cho tới trước năm 2000. Thông qua cuốn sách chúng ta cũng có thể hiểu được đôi nét về lịch sử của vùng đất 3 huyện Lộc ngày nay. Cuốn sách cũng đã nhắc tới truyền thống văn hóa của mảnh đất Lộc bây giờ. Tác phẩm “Địa chí huyện Can Lộc”, do tác giả Võ Hồng Huy chủ biên, do nhà xuất bản Tĩnh phát hành năm 1999. Thông qua việc giới thiệu về địa lý, khí hậu cũng như lịch sử hình thành của huyện Can Lộc, trong phần danh thắng – di tích các tác giả cũng đã giới thiệu về một số di tích lịch sử - văn hóa của huyện Can Lộc, nay một phần là của huyện Lộc Hà. Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu của bộ sách nên tác giả chỉ điểm qua một số nét chính về di tích cũng như nhân vật lịch sử gắn liền với di tích theo kiểu thống kê nhưng chưa đi sâu vào tìm hiểu quá trình hình thành và tồn tại cũng như giá trị của các di tích này. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Can Lộc”, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2005, là cuốn sách viết về lịch sử Đảng bộ huyện Can Lộc, trong phần phụ lục cuốn sách cũng đã hệ thống, giới thiệu cho chúng ta biết về một số di tích lịch sử của huyện Can Lộc trước khi chia tách và nay một phần nằm trên địa giới hành chính của huyện Lộc Hà. Hay cuốn “Lịch sử đảng bộ huyện Thạch Hà” (tập 1), nhà xuất bản Chính trị quốc gia Nội phát hành năm 1997, cuốn sách giới thiệu về quá trình thành lập Đảng bộ huyện Thạch Hà. Cũng như quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ chế độ mới và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua cuốn sách này chúng ta có thể tìm hiểu đôi nét về các xã có hệ thống di tích của huyện Thạch trước khi sát nhập vào huyện Lộc Hà. Cuốn Danh nhân Tĩnh (tập 1), do Sở văn hóa Thông tin tỉnh Tĩnh phát hành năm 1998, cũng đã đề cập khá nhiều về thân thế và sự nghiệp của các danh nhân thuộc huyện Lộc cũng như việc thờ tự các vị tại Tĩnh 4 nói chung và huyện Lộc nói riêng. Tuy nhiên cuốn sách này lại không đề cập một cách cụ thể đến các di tích lịch sử - văn hóa. Vì vậy, cũng chưa tạo được cái nhìn hệ thống tới các di tích lịch sử tại huyện Lộc Hà. Cuốn “Danh tướng Lê Khôi với quê hương Hà Tĩnh” của tác giả Phan Thư Hiền và Đặng Thị Thúy Hằng, do nhà xuất bản Văn hóa thông tin phát hành năm 2009. Tác giả đã giới thiệu về tướng Lê Khôi cũng như lễ hội đền thờ của ông ở Lộc đây là tài liệu giúp cho tác giả tìm hiểu rõ hơn về đền thờ Chiêu Trưng. Trong những năm gần đây nhu cầu của nhân dân và do yêu cầu của việc nghiên cứu, đánh giá các di tích lịch sử phục vụ cho việc xếp hạng di tích, các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm tòi nghiên cứu và biên soạn lịch sử các di tích cũng như việc sưu tầm và bảo vệ các hiện vật gắn liền với di tích. Do đó, chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử cũng như giá trị của mỗi di tích. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này. Như vậy, nhìn một cách tổng quát các công trình nghiên cứu nói trên, dù ít, dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới nhiều khía cạnh của đề tài do chúng tôi nghiên cứu. Song chưa có một công trình nào đề cập tới một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện về hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa huyện Lộc Hà. Do đó chưa làm rõ được tác dụng của các di tích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác các công trình trên cũng mới dừng lại mức độ khảo tả, thông báo, cho nên đây là những vấn đề mới cần được tìm hiểu, đánh giá, tổng hợp một cách chi tiết và toàn diện nhất về hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa của huyện Lộc góp phần trong việc khảo sát, đánh giá, xếp hạng di tích cũng như đánh giá về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của các di tích. Từ đó nêu lên tầm quan trọng của việc bảo tồn trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trong gia đoạn hiện nay. 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở những tài liệu hiện có và khả năng của bản thân, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên các mặt: lịch sử di tích, kiến trúc, điêu khắc,… của một số đình, đền, miếu, chùa, nhà thờ họ huyện Lộc Hà. Tuy nhiên để thấy được những điều trên tác giả có khái quát thêm về vùng đất Lộc để giúp độc giả có cái nhìn bao quát hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: đề tài chúng tôi tìm hiểu chỉ tập trung vào một số di tích tiêu biểu trên địa bàn huyện Lộc ngày nay. Về mặt thời gian: chúng tôi tiến hành tìm hiểu về lịch sử của các di tích từ khi xây dựng cho tới nay . Về phạm vi nội dung: chúng tôi giới hạn trong một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh trên các hạng mục di tích: đền, miếu, chùa, đình làng, nhà thờ họ,… 3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Khái quát về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa, con người huyện Lộc Hà. Qua đó thấy được nền tảng tạo nên các di tích. Diện mạo các di tích lịch sử - văn hóa từ nguồn gốc, quá trình xây dựng, trùng tu tôn tạo, kiến trúc điêu khắc của các di tích; các lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến di tích. Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích; ảnh hưởng của các di tích tới tính hình kinh tế - xã hội huyện Lộc hiện nay. Công tác bảo tồn trung tu các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Lộc Hà. 6

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1992
2. Ban chấp hành đảng bộ huyện Can Lộc (2005), Lịch sử đảng bộ huyện Can Lộc, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ huyện Can Lộc
Tác giả: Ban chấp hành đảng bộ huyện Can Lộc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
3. Ban chấp hành đảng bộ huyện Thạch Hà (1997), Lịch sử đảng bộ huyện Thạch Hà, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ huyện Thạch Hà
Tác giả: Ban chấp hành đảng bộ huyện Thạch Hà
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
5. Đặng Duy Báu (chủ biên, 2000), Lịch sử Hà Tĩnh (tập 1), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hà Tĩnh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Đặng Duy Báu (chủ biên, 2000), Lịch sử Hà Tĩnh (tập 2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hà Tĩnh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Nguyễn Trọng Bằng (2007), Khảo sát địa danh ở huyện Thạch Hà, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn – Lưu tại thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát địa danh ở huyện Thạch Hà
Tác giả: Nguyễn Trọng Bằng
Năm: 2007
8. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1990
9. H. Le. Breton (2005), An tĩnh cổ lục, Nguyễn Đình Khang, Nguyễn Văn Phú dịch, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: An tĩnh cổ lục
Tác giả: H. Le. Breton
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2005
10. Nguyễn Đổng Chi (1995), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 1995
11. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1960
12. Phan huy chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan huy chú
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
13. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các Triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2001
14. Ngô Thị Kim Doan (2004), Văn hóa làng xã Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng xã Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Kim Doan
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2004
15. Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương khoa lục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc triều hương khoa lục
Tác giả: Cao Xuân Dục
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
17. Thái Kim Đỉnh (2004), Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh, Nxb Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Nhà XB: Nxb Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật
Năm: 2004
18. Thái Kim Đỉnh (2000), Làng cổ Hà Tĩnh (tập 1), Nxb Sở văn hóa thông tin và Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng cổ Hà Tĩnh
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Nhà XB: Nxb Sở văn hóa thông tin và Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật
Năm: 2000
19. Thái Kim Đỉnh (2005), Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh, Sở văn hóa thông tin Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội dân gian ở Hà Tĩnh
Tác giả: Thái Kim Đỉnh
Năm: 2005
20. Trần Hồng Đức (1998), Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam
Tác giả: Trần Hồng Đức
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1998
21. Bùi Đức Hạnh (1998), Địa danh Can Lộc, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn – Lưu tại thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa danh Can Lộc
Tác giả: Bùi Đức Hạnh
Năm: 1998

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh chạm khắc ở Đền Cả xã Ích Hậu – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh - Tìm hiểu một số di tích lịch sử   văn hóa tiêu biểu ở huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
nh ảnh chạm khắc ở Đền Cả xã Ích Hậu – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh (Trang 125)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w