DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊU BIỂU
2.4.2. Nhân vật thờ tự
Nhà thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc (nhân dân thường gọi là nhà thờ họ Hồ Tam Công) thờ các vị sau đây:
1. Hồ Kha: Thái Thỉ Tổ họ Hồ, người sinh ra Hồ Hồng và Hồ Cao.
2. Hồ Cao : Là người khởi thuỷ ra dòng họ Hồ Tam Công, là một trong ba người (Hồ Cao, Nguyễn Đạo Huyền, Trần Yết Tâm) có công khai khẩn, chiêu dân lập ấp, xây dựng lên làng Tam Công, tức là Kẻ Cuồi (hoặc Trang Cuồi), thuộc xã Thổ Thành, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An dưới thời nhà Trần (nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Hồ Cao là cha đẻ trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
3. Trạng nguyên thái phó, Đường quận công Hồ Tông Thốc. 4.Trạng nguyên Hồ Tông Đốn.
5.Trạng nguyên Hồ Tông Thành
6. Tiến sĩ Lộc quận công Hồ Đình Trụ (còn có tên gọi là Hồ Đình Quế) 7. Tiến sĩ Thái bảo, Mỹ quận công Hồ Đình Trung;
8. Tiến sĩ Hiến sát Hồ Doãn Văn;
9. Các thế hệ tiếp nối của dòng họ Hồ Tam Công. [25;1]
Hồ Tông Thốc sinh ra tại kẻ Cuồi năm Giáp Tý (1324) là cháu đời thứ 15 của Nguyên tổ Hồ Hưng Dật. Hồ Hưng Dật quê ở Triết Giang Trung Quốc, được phái sang làm Tri châu của Diễn Châu thời Bắc thuộc. Nhưng rồi nước ta có loạn 12 sứ quân, khoảng năm 967,ông từ quan và đưa gia đình về lập trang trại ở hương Bào Đột (nay thuộc 2 xã Quỳnh Lâm và Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu).
Thuở nhỏ, Hồ Tông Thốc nổi tiếng là con nhà nghèo nhưng ham học mà học giỏi, được nhân dân xem là bậc Thần đồng. Sách Cương mục nói rằng: “Thốc tuổi trẻ đỗ sớm, nổi tiếng về văn học”. Hồ gia thế phả nói rằng lúc bé, ông ở làng, sau ra du học tại xã Võ Ngại thuộc huyện Đường Hào (Hải Dương). Ở đây có câu chuyện giai thoại về ông mà sách ấy nói đến: lúc du học tại đất Bắc, ông đã nổi tiếng về hay chữ, giỏi thơ, trí nhớ hơn người. Sách khó mấy, chỉ xem qua một lần là nhớ hết. Tiếng tăm lan khắp trong xứ. Một lần trên đường ra phố, ông gặp một ngừi con gái nhan sắc tuyệt vời, phong tư rất mực. Bạn bè đi cùng ông thách ông nếu bắt chuyện được và được người ấy yêu thương, cảm phục thì sẽ phục đến sát đất. Lúc bấy giờ, theo tập tục địa phương dù học trò giỏi đến mấy mà chưa được ra làm quan thì cũng không có thể lọt mắt xanh con nhà
quyền quý. Vì thế ông bí mật bỏ học, giả làm một viên quan nhỏ đến trú ngụ tại một nhà ở xã Dịch Sứ, nơi có người con gái được gặp mấy hôm trước để có dịp lân la trò chuyện. Vốn cũng con nhà thế phiệt, ông cũng giữ phong thái tự trọng, lấy việc bình thơ để thu phục lòng người con gái. Người con gái đó là con gái quý của một viên quan có thần thế, tài sắc vẹn toàn. Hai người cảm nhau về tài hoa, về đức độ và về văn thơ. Do vậy, về sau cô gái trở thành vợ của Hồ Tông Thốc, là mẹ của Trạng nguyên Hồ Đốn, bà nội Hồ Thành sau này. Đó là bà Thị Ấn, người con gái trong truyện ta vừa nghe trên. Một giai thoại khác được nhiều sử sách nhắc đến là tài làm thơ rất nhanh và xuất sắc của Hồ Tông Thốc. Truyện kể rằng có một lần vào dịp tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng), có đạo nhân là pháp quan họ Lê treo đèn mở tiệc, mời khách làng văn đến bình thơ tại nhà mình ở kinh thành. Nghe tiếng khách văn kéo đến tấp nập, những người nổi tiếng thơ hay đều có mặt, Hồ Tông Thốc lúc đó mới là một thư sinh nhỏ tuổi nhưng cũng đến dự buổi bình thơ. Đề bài vừa ra, ông làm liên tiếp một trăm bài liền một lúc trong khi mọi ngừi đều cắm bút bới tóc chưa được câu nào. Khi bình, cả trăm bài thơ của Hồ Tông Thốc đều rất hay, không bài nào hơn bài nào, và từ đó tiếng tăm của ông vang động thiên hạ. Năm 17 tuổi (1341) Hồ Tông Thốc dự thi Đình và đỗ Trạng Nguyên. Sau khi đỗ đầu khoa thi, tuy tuổi còn trẻ nhưng Hồ Tông Thốc được vua Trần Hiếu Tông cho giữ chức Trung Thư Lệnh. Năm 1372, Hồ Tông Thốc được giao chức Hàn Lâm viện, kiêm Thẩm Hình Viện Sứ
Là người giỏi thơ văn, có tài ứng đối linh hoạt ông được vua Trần cử đi sứ ở Trung Quốc nhiều lần và lần nào ông cũng làm tốt phận sự của mình. Một lần được cử đi sứ phương Bắc. Trên đường đi, khi qua đền thờ Hạng Vũ, Hồ Tông Thốc ghé vào xem. Ông cám cảnh, lấy bút đề lên tường đền bài thơ sau:
Bách nhị sơn hà khởi chiến phong, Huề tương tử đệ nhập Quan Trung, Yên tiêu Hàm Cốc châu cung lạnh, Tuyết tán Hồng Môn ngọc dấu không. Nhất bại hữu thiên vong Trạch Tả, Trùng lai vô địa giáo Giang Đông,
Kinh dinh ngũ tại thành hà sự, Tiêu đắc khu khu táng Lỗ Công.
Dịch là:
Non nước trăm hai nổi bụi hồng (6) Đem đoàn tử đệ đến Quan Trung (7) Khói tan Hàm Cốc cung châu lạnh (8) Tuyết rã Hồng Môn dấu ngọc không (9) Thua chạy trời xui đường Trạch Tả (10) Quay về đất lấp nẻo Giang Đông (11) Năm năm lặn lội hoài công cốc
Còn được vùi trong mả Lỗ Công. (12)
(6) Kinh đô nhà Tần ở Quan Trung kiên cố, hai ngưởi ở trong địch được trăm người ở ngoài nên có chữ “trăm hai”.
(7) Chỉ việc Hạng Vũ đem quân đánh Quan Trung, bắt Chương Hàm, giết quân Tần.
(8) Nói việc Hạng Vũ lọt vào cửa Hàm Cốc đốt cung A Phòng của Tần. (9) Việc Phạm Tăng định giết Bái Công trong tiệc ở Hồng Môn. Hạng Vũ không cho, Tăng giận chém chén ngọc tan ra như tuyết.
(10) Vũ bị vây ở Cai Hạ, đêm trốn được về Ấm Lăng, hỏi thăm đường thì bị một người ghét chỉ sai qua phía trái sông nên gặp đầm lớn, không đi được.
(11) Thua chạy, Hạng Vũ đến Ô Giang, gặp người lái đò khuyên vũ nên trở về lại Giang Đông rồi tính kế sau. Vũ sợ xấu hổ với người Giang Đông nên tự tử ở sông đó.
(12) Lỗ Công là tước của nước Lỗ phong cho Hạng Vũ khi cùng Tống Nghĩa đem quân đi đánh Tần cứu Triệu. Sau này, Hán Cao Tổ lấy lễ tước Lỗ Công mà an táng Hạng Vũ.
Hồ Tông Thốc là một sử gia lớn, đã từng biên soạn “Việt sử cương mục” 10 quyển, “Việt Nam thế chí” 2 quyển, quyển 1 chép 18 đời họ Hồng Bàng, quyển 2 chép thế phả họ Triệu, “Hình thế địa mạch ca” (an phủ sứ Trần Quốc Kiệt soạn, Hồ Tông Thốc đề từ). Ông là người đầu tiên đề cập đến bấn đề có tính
chất lí luận về mối quan hệ giữa văn học dân gian và lịch sử thời thái cổ. Ông cũng là người đầu tiên dùng 2 chữ Việt Nam để chỉ tổ quốc mình. Trong bài tựa : Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Ngô Sĩ Liên viết : “Hồ Tông Thốc đã biên soạn Việt sử cương mục, chép việc thận trọng mà có phương pháp, bình luận sự việc thì thiết đáng mà không thừa”. Nhưng sau cơn bình hỏa, sách ấy không còn truyền. Nhà sử học Bùi Dương Lịch (thế kỷ XIX) cũng có nhận xét về ông: “Hồ Tông Thốc đỗ sớm mà có tài”. Đối với dòng họ ở Nghệ An, Hồ Tông Thốc là người mở đầu cho nền Khoa bảng của một thế gia vọng tộc, có truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều người đỗ đạt. Cả chi họ Hồ quê gốc ở kẻ Cuồi, cả chi họ Hồ ở Thổ Đôi Trang (Quỳnh Đôi Quỳnh Lưu, Nghệ An). Riêng đời Trần, họ Hồ ở Kẻ Cuồi có ba Trạng Nguyên. Sang đời Lê, các con, cháu của Hồ Tông Thành đều đậu Trạng Nguyên. Sang đời Lê các con, cháu của Hồ Tông Thành là Hồ Đình Trung, Hồ Đình Quế, Hồ Doãn Văn đều đỗ Tiến Sĩ. Ngoài họ Hồ ở Kẻ Cuồi còn có bảy người đỗ cử nhân, 23 người đậu Giám sinh thời Lê và nhiều bậc đậu cử nhân, tú tài triều Nguyễn. Nhắc đến dòng họ Hồ ở Kẻ Cuồi, nhân dân vùng Nghệ Tĩnh có câu ca:
“Một nhà ba trạng nguyên ngồi,
Một gương Từ mẫu mấy đời soi chung".
2.4.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc
Di tích gồm có nhà bái đường (Hạ điện) và điện thờ (Thượng điện). Bố cục kiểu chữ nhị, nằm trên một khoảng vườn diện tích là 1000m2 ở cuối phía đông nam của Kẻ Cuồi, nay là đội 3, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành. Đây là khu đất có địa hình đẹp, trước đây nó là cái đồi tròn có mặt bằng tự nhiên cao, nổi lên ở giữa vùng chiêm trũng. Người xưa đã theo thuyết phong thổ, chọn địa điểm này để xây dựng nhà thờ thật là đắc địa, sẽ tận dụng được thế cận thủy, tiền án và viễn án để đặt nhà thờ. Trước mặt là bàu Cuồi, quanh năm đầy nước vì được nối với cái khe từ đại ngàn Cận chảy về. Tiếp đó là cánh đồng bát ngát, và xa là sườn núi Triền Cảnh (Hòn Đông), dãy Đại Huệ, như những bức tường thành khổng lồ. Như vậy, tầm nhìn của nhà thờ rộng, không khí thoáng mát, trong lành mà vẫn luôn luôn có vật thể bảo vệ, che chở.
Cổng đền có 2 cột nanh, cột nanh được xây bằng gạch và vôi vữa, cột hình vuông, có kích thước 0,45m x 0,45m cao 3m. Trên đỉnh có 2 tượng nghê chầu, quay đầu vào nhau, các mặt của cột đều có các câu đối bằn chữ Hán:
Mặt ngoài là: Xa mạ môn lư tồn cựu kính
Lâu đài tường quách hoán tân trang Tạm dịch: Xe ngựa cửa ngoài còn dấu cũ
Cửa nhà tường quách đã đổi thay. Mặt giữa là: Long đài ngật lâp kính thiên trụ
Tứ kích thanh quang chốn địa duy
Tạm dịch: Chốn triều đình cao ngất như cột chống trời Tiếng tăm trong sáng vang khắp 4 phương Mặt trong là: Tích giang thử địa ngô tiên kế
Hoan Diễn do tồn ức vạn niên Tạm dịch : Tích Giang đất ấy quê tiên tổ
Hoan Diễn lưu truyền ức vạn niên.
Liền với cột nanh là sân hình chữ nhật, dài 11m; rộng 7,5m được lát bằng gạch Cẩm Trang, gạch có kích thước 0,2m x 0,2m, găn mạch bằng vữa vôi, cát.
Nhà bái đường : Nhà có 4 vảy, 3 gian và 2 hồi văn, chiều dài là 11m rộng 5,7m. Nhà làm bằng gỗ lim, hai đốc xây tường gạch dày 0,25m. Mặt trước lắp địa thu, đóng cựa ván dật. Mặt sau nối liền với điện thờ, mái rả rui bản và lợp bằng ngói vảy, nền nhà lát gạch chỉ. Nhà kết cấu kiểu tứ trụ, có kích thước như sau:
- Cột cái : đường kính 0,25m; dài 3,8m có 4 cây. - Cột quân: đường kính 0,25m; dài 2,8m có 8 cây. - Trụ: đường kính 0,25m dài 0,8m; 4cây.
- Văng : dài 3,4m; rộng 0,25m dày 0,15 có 4 cái. - Xà : dài 2,5m; rộng 0,22m dày 0,12 có 8 cái. - Địa thu: dài 2,5m; rộng 0,20m, dày 0,12m 8cái. - Khấu đầu : dài 1,4m; rộng 0,20m dày 0,12m 4 cái. - Rui bản : dài 3,2m; rộng 0,1m; dày 0,02m có 90 cái.
- Hoành dài : 2,5m x 0,1m x 0,1m x 13 cái. - Khẩn độ mái nhà : 70 độ
- Độ cao mái chảy là 2,2m
Mái trước và mái sau đều có đường chân rui được chạm trổ hình lá đề. Các đầu kẻ, văng xà đều có chạm trổ hình hoạ tiết Long, Ly, Quy, Phượng và các hoa lá cách điệu dân giã. Trên mái, giữa bờ thượng có đắp hình lưỡng long triều nguyệt, hai điểm uốn mái của hồi văn ở bờ giải có đắp tượng nghê chầu vào nhau.
Nhà thượng điện có 4 vảy 3 gian, chiều dài là 9m; rộng 5,7m, làm bằng gỗ lim. 3 phía xây bằng tường gạch, dày 0,25m. Mặt trước lắp cựa bàn khoa, mỗi gian 4 cánh, ngăn cách nhà bái đường với Thượng điện. Mái có rui bản và lợp bằng ngói vảy, nhà kết cấu hình tứ trụ, các chi tiết giống nhà bái đường nhưng không có cột cái và đủ hai hàng trụ.
Nhà thờ được xây dựng từ thời Lê Lợi, nhưng trận binh hoả thời Lê Mạt đã đốt cháy cả làng. Sau đó được dựng lại, cho đến năm 1919 nhà thờ được trùng tu lại khang trang như hiện nay, vì vậy mà dấu ấn kiến trúc của di tích là triều Nguyễn, mang đậm phong cách kiến trúc miền Trung. Toàn bộ nhà thờ kiến trúc có quy mô vừa phải, kết cấu gọn nhẹ, hợp lý, mộng xàm thắt vững chắc, có tỷ lệ giữa các chi tiết cân đối: Nhà dài 11m và 9m; rộng 5,7m; cao 4,5m tạo thành một khối khoẻ, vững chắc.
Đền thờ được bố cục theo kiểu hình chữ nhị, tiện cho việc sử dụng hương khói, tế lễ. Các hoạ tiết trang trí được chạm trổ tinh vi, các đường uốn lượn mền mại, uyển chuyển với các chủ đề: Tứ linh, được cách điệu, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên thanh thoát, không rơi vào trạng thái gò bó nặng nề.
Bài trí trong nhà chặt chẽ, tôn nghiêm: Khám đặt bài vị tiên tổ và của Hồ Tông Thốc, được đặt ở gian giữa điện thờ, tiếp đó là kiệu rồng sơn son thếp vàng, hai bên là các biển trạng nguyên, lọng tàn, bát bửu. Năm gian còn lại đều có bàn thờ, tất cả những hương án đều được chạm trổ và sơn son thếp vàng, cùng các đồ tế khí khác như: Tam sự, ngũ sự, mâm bồng, nậm rượu, ấm chén hoành phi, câu đối... Trong đó có các cửa vọng bằng vải nỉ thêu hình long phượng. Treo
ở gian giữa bái đường có 4 chữ: “Thái Sơn Bắc Đẩu”, nghĩa là công ơn của tổ tiên to lớn như núi Thái Sơn, sáng muôn đời như sao Bắc Đẩu. Hai giải hai bên thêu tùng lộc và có sư tử chầu.
Ngoài các đồ tế khí trên di tích còn lưu giữ được 12 đạo sắc của thời Lê và thời Nguyễn phong tặng cho Hồ Tông Thốc và con cháu ông đã có nhiều đóng góp cho đất nước lúc bấy giờ. Ngoài sân, cạnh cột nanh có 2 tượng rùa đội bia đá, có kích thước dài 0,9m x 0,7m; cao 0,3m. Phía sau thượng điện là ngôi mộ của Hồ Doãn Văn, phía bắc có ngôi mộ Hồ Minh Đạt và Hồ Nhược Thuỷ, đều là con cháu của Hồ Tông Thốc, đã kế tục sự truyền thống của cha ông, các ngôi mộ này đều được xây bằng gạch và vôi vữa
2.4.4. Các hiện vật trong di tích.
1. Khảm sơn son thiếp vàng, chất liệu bằng gỗ, số lượng 1 cái, đang nguyên vẹn.
2. Bài vị sơn son thiếp vàng, chất liệu bằng gỗ, số lượng 5 cái, đang nguyên vẹn.
3. Hương án sơn son thiếp vàng, chất liệu gỗ, số lượng 6 cái, đang nguyên vẹn. 4. Biển trạng nguyên Nhất giáp - vinh quy, chất liệu gỗ, số lượng 1cái, hiện trạng đang nguyên vẹn.
5. Biển tiến sĩ Tam giáp - Vinh quy, chất liệu gỗ, số lượng 1 cái, hiện trang đang nguyện vẹn.
6. Biển văn đức - thần cống, chất liệu gỗ, số lượng 2 cái, hiện trạng đang nguyên vẹn.
7. Tàn, lọng: số lượng 4 cái, chất liệu gỗ, tre, vải nỉ, hiện trạng đang tốt. 8. Kiệu 4 đầu rồng, sơn son thiếp vàng, số lượng 1 cái, chất liệu gỗ, hiện trạng đang nguyện vện.
9. Gươm đao sơn son thiếp vàng, số lượng 4 cái, chất liệu gỗ, hiện trạng đang nguyên vẹn.
10. Tam sự bằng gỗ sơn son thiếp vàng, số lượng 4 bộ, hiện trạng đang tốt. 11. Tam sự bằng đồng, số lượng 1 cái, hiện trạng đang nguyên vẹn.
13. Mâm cao, sơn son thiếp vàng, số lượng 2 cái, chất liệu gỗ, hiện trạng đang nguyên vẹn.
14. Nậm rượu bằng gỗ, số lượng 10 cái, hiện trạng đang nguyện vẹn. 15. Nậm rượu bằng sành, sứ, số lượng 4 cái, hiện đang nguyên vẹn. 16. Chén thờ bằng gỗ, số lượng 20 cái, hiện trạng đang nguyên vẹn. 17. Chén sứ, số lượng 30 cái, hiện trạng đang nguyên vẹn.
18. Ấm tích nước, chất liệu sành sứ, số lượng 4 cái, hiện trạng đang tốt. 19. Đèn dầu hoả, chất liệu thuỷ tinh, số lượng 7 cái, hiện trạng đang nguyên vẹn.
20. Cựa vọng nỉ thêu, số lượng 1, chất lượng vải nỉ thêu, hiện trạng đang nguyên vẹn
21. Giường thờ sơn son thiếp vàng, chất liệu gỗ, số lượng 4 cái, hiện trạng đang tốt.
22. Đạo sắc vua ban, chất liệu bằng giấy, số lượng 12, hiện trạng có 7 cái