Đặc điểm kiến trúc điêu khắc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 37)

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊU BIỂU

2.1.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc

Đình Hậu có kiến trúc kiểu chữ Khẩu (口), được xây dựng trên một khu đồi thoáng mát có tổng diện tích 1.250m2. Khu đình có các công trình: Cổng đình (Cột nanh - Tam quan), nhà hạ đình, thượng đình và hai nhà tả hữu vu.

Từ ngoài vào đình phải đi qua cổng đình. Ở cổng được xây hai cột trụ lớn (90cm×90cm), phía trên dật cấp, có nghê chầu hai bên cổng là hai mảng tường dắc đắp nối voi và ngựa châu. Đường từ cổng chính đi vào đình được lát bằng gạch vuông. Sân đình được lát bằng gạch vuông có diện tích 96 m2.

Hạ đình có diện tích 182,4m2 (19m×9,6m), bao gồm 6 vì 5 gian 2 hồi có 24 cột. Cột cái có đường kính 0,34m, cột quân đường kính 0,30m. Đá tảng có

kích thước 0,6×0,6. Kết cấu vì kèo theo kiểu thượng oai hạ kẻ, mái lợp ngói âm dương, phía trước để trống, phía sau và hai bên xây tường bít đốc. Nền lát gạch vuông (gạch nung). Trên các chi tiết kiến trúc của hạ đình như: vì kèo, côn, kệ được chạm trổ nhiều đề tài như: Ngũ lão giáng đình, hoa lá, vân mây, hổ phù, cầm kỳ thi tửu với những nét chạm sắc sảo và khoáng đạt. Nhà hạ đình để trống, phía trên xà hạ gian giữa treo bức đại tự. Toàn bộ chi tiết gỗ ở hạ đình làm bằng gỗ chò chỉ.

Tả hữu vu: Nối giữa hạ đình và thượng đình là khoảng sân rộng 48m2 được lát gạch vuông. Hai bên phải trái là hai nhà tả hữu vu được xây theo kiểu chồng diêm bít đốc và gần đây đã được tu sửa lại mới hơn. Về phần bài trí: ở nhà tả vu và hữu vu đặt hai con ngựa gỗ bạch, tía lớn (kích thước cao 1,15m dài 1,5m).

Thượng đình: Gồm 4 vì 3 gian có diện tích xây dựng 55m2 (11m×5m), mái lợp ngói âm dương, phía sau xây tường, còn 3 mặt đóng ván. Kết cấu vì kèo theo kiểu tứ trụ, thượng oai hạ kẻ, chồng rường, chồng đấu.

Trên các chi tiết kiến trúc như các xà hạ, kẻ và các vì kèo được chạm trổ các đề tài hoa lá, vân mây một cách công phu, nét chạm sắc, đẹp. [bản lược ke lý lịch dt]

Ở gian giữa nhà Hậu đình đặt án thư, bàn thờ phía trên đặt long ngai bài vị của Nguyễn Đăng Thiện, Phật bà quan âm. Hai gian phải và trái của thượng đình là bàn thờ của cao sơn, cao các Đức thánh đệ nhị, Đức thánh đệ tam, Thiên sơn giáng ứng công chúa và bàn thờ Phật.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 36 - 37)