Phủ thờ Trần Đăng Dinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 79 - 88)

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊU BIỂU

2.5. Phủ thờ Trần Đăng Dinh

2.5.1. Địa điểm

Đền thờ Trần đăng Dinh, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, nằm ở thôn Phúc Thọ, tổng Quan Hoá, phủ Diễn Châu ngày trước, huyện Đông thành, tỉnh Nghệ An. Sau năm 1945 đền thuộc vùng đất của xã Giai Lạc, huyện Yên Thành. Từ năm 1953 xã Giai Lạc đổi thành xã Phúc Thành, thuộc huyện Yên Thành và tồn tại cho đến ngày nay.

Đền thờ Trần Đăng Dinh nằm cách thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 68 km về hướng Bắc. Xuất phát từ thành phố Vinh, du khách đi theo quốc lộ 1A hướng Hà nội, đến km43 ngã 3 cầu Bùng, huyện Diễn châu, rẽ tay trái theo đường tỉnh lộ 538, đến km13 thuộc thị trấn Yên thành, tiếp tục rẽ tay phải theo đường huyện lộ qua xã Văn Thành và đến Phúc Thành là đến di tích.

2.5.2. Nhân vật thờ tự

Nước Việt Nam ở thế kỷ XVI-XVII, tình hình chính trị hết sức rối ren. Triều đình nhà Lê sau một thời gian hưng phục dưới triều Lê Thánh Tông, đã sa vào con đường ăn chơi hưởng lạc nên từng bước suy tàn. Năm 1527, Mạc Đăng Dung giết vua Lê thánh Tông, lên ngôi vua và lấy hiệu là Minh Đức, làm cho quan lại trung thành với nhà Lê không nể phục. Cuộc chiến tranh với danh nghĩa phò Lê do Trịnh Kiểm đứng đầu xảy ra liên tục ở Thăng Long, Hải Dương, Cao Bằng... Làm hao tổn sinh mạng của nhân dân và của cải đất nước. Lợi dụng cơ hội tranh chấp quyền lực giữa nhà Mạc và nhà Lê, chúa Trịnh và một số quan lại chán ghét triều đình đứng đầu là Nguyễn Kim, xin lui về phương Nam, với danh nghĩa khai khẩn đất hoang đã cát cứ chống lại triều đình. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra hơn 50 năm, đã làm cho đất nước thêm điêu đứng. Các tỉnh miền Trung như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An...Trở thành bãi chiến trường. Đứng dưới cờ của vua Lê, chúa Trịnh, trong giai đoạn lịch sử ở thế kỷ XV-XVI-XVII có nhiều viên tướng nổi danh trong các cuộc chiến đã được nhà nước phong kiến ban thưởng, bởi đã có thành tích đánh bại kẻ thù, tránh cho đất nước bớt được những cuộc chém giết đẫm máu. Tại Đô Lương Nghệ An, Nguyễn Cảnh Mô, dứng dưới lá cờ, phò Lê diệt Mạc được thừa nhận có công. Còn ở vùng Giai Lạc

Yên thành Trần Đăng Dinh được coi là “Liêm dũng tử” vị phúc thần được nhiều làng lập đền thờ.

Theo tộc phả họ Trần Giai Lạc, Trần Đăng Dinh huý càn, tự là Cương Nghị còn tên gọi Danh Doanh, sinh ngày 20 tháng 7 năm Canh Thân 1620, trong một gia đình làm quan dưới thời Lê Mạc, cha ông cụ Trần Tuấn Kiệt, có sức khoẻ, giỏi võ nghệ, vốn dòng dõi họ Trần, cháu 5 đời của Trần Nguyên Hãn... đã có công giúp Lê diệt Mạc nên được phong đông lĩnh hầu -Tán trị công thần. Mẹ ông, người họ Phan xinh đẹp, đảm đang nhưng mất sớm, Trần Đăng Dinh được bà đích mẫu hết lòng nuôi dưỡng nên sớm trở thành người có nhân cách riêng. Thuở nhỏ Trần Đăng Dinh được học chữ Hán, kinh sách do các thầy giáo có tiếng trong vùng về dạy taị gia. Lớn lên ông được thân sinh dạy võ học các binh pháp cổ, tiếp thu rất nhanh, nên được người đời thừa nhận là có tài văn võ. Không giống như các cậu ấm con quan thích sống trong nhung lụa, Trần Đăng Dinh tính tình phóng túng, thích giao du với các bạn nghèo, hàng ngày ngoài giờ học, ông theo các bạn chăn trâu, lên núi, ra đồng múa hát, đánh vật, bày đánh trận giả... Nhiều lần đã bị cha mẹ quở trách vì dám cả gan bổ trâu khao thưởng các bạn và hay trêu chọc các hào lý trong vùng vì ghét họ tham lam, ích kỷ. Vốn tính cương trực, phóng khoáng, Trần Đăng Dinh rất yêu quê hương, lớn lên được nhận thức thêm qua lời lẽ, cuộc sống, ông thấy rằng vùng đất Giai Lạc không phải là nơi để ông vùng vẫy. Thốc chí nam nhi, đem tài của mình ra đi cứu đời, giúp nước, như các bậc cha anh. Sau nhiều lần va chạm với bọn hào lý ở địa phương, Trần Đăng Dinh quyết định rời quê lên Thăng Long, để mong tìm thầy, học bạn thành tài. Đến kinh thành, Trần Đăng Dinh thường hay lui tới hàng quán, đây là nơi thường gặp gỡ các sĩ tử kinh thành, để trao đổi văn chương, thế sự. Trong một lần đàm đạo về văn học, võ nghệ, binh pháp... Trần Đăng Dinh gặp thế sứ Trịnh Căn. Thấy ông thông hiểu thiên văn, địa lý, thế sự kinh sách, binh pháp, ứng đáp trôi chảy, Trịnh Căn biết là người phi thường nên mời về sống trong phủ chúa, dùng làm gia thần. Từ một chàng trai tỉnh lẻ, được làm bạn với con chúa sống đầy đủ trong cung đình, Trần Đăng Dinh không coi đó là chỗ để mưu lợi. Ông vẫn giữ lối sống giản dị, rộng rãi, theo cốt cách của một nho

sinh xứ Nghệ, hàng ngày ông thức khuya đọc sách, dậy sớm cùng các bạn ra các võ đường, miệt mài cưỡi ngựa, bắn cung, phóng lao, đấu kiếm, gia nhân trong phủ chúa, bạn bè ở Thăng long rất mến phục ông.

Giữa lúc bạn bè của ông đang gắn bó, công việc học tập đang tiến triển thì Trịnh Căn phạm lỗi, bị chúa Trịnh bắt giam. Để giúp Trịnh Căn thoát nạn và cũng tự cứu mình, Trần Đăng Dinh viết tờ khai với nội dung khéo léo và thống thiết kêu oan. Không sợ phạm huý chúa, trong một hôm chúa Trịnh đi chơi, Trần Đăng Dinh đón đường dâng khải, chúa Trịnh xem tờ khải, động lòng tha cho thế tử, triệu về nhiếp chính. Được tha trở về sống trong vương phủ, Trịnh Căn mến tài đức của Trần Đăng Dinh, nên coi như anh em ruột. Thường xưng nghĩa đệ chứ không xưng tên. Từ đó, đi đâu, làm gì thế tử cũng mời ông tham gia bàn bạc và phối hợp hành động.

Lúc này tình hình chính trị của đất nước vẫn không ổn định, con cháu nhà Mạc mất Thăng Long, Hải Dương, kéo tàn quân lên lập căn cứ ở Cao Bằng, ở phía nam quân Nguyễn có lực lượng mạnh kéo quân ra đến Quảng Bình và Hà Tĩnh rồi Nghệ An, chiếm 7 huyện ven sông lam. Chúa Trịnh đã cử ninh quận công Trịnh Toàn, cùng binh lính kéo quân đi đánh nhiều lần nhưng không thắng nổi.

Năm 1658, chúa Trịnh sai Trịnh Căn mang quân giúp Trịnh Toàn vào Nghệ An ứng chiến với quân Nguyễn, Trần Đăng Dinh được theo Trịnh Căn vào đánh giặc tại Nghệ An. Từ một thanh niên ở làng quê ra đi, nay được cử làm tướng tham mưu cầm quân trở về quê hương dẹp giặc. Lòng ông không khỏi quặn đau khi nhìn thấy tận mắt cảnh làng xóm tiêu điều vì chiến tranh tàn sát. Trần Đăng Dinh bày mưu cho thế tử bớt tiền gạo nuôi quân, cấp phát giúp đỡ nhân dân những vùng bị đói khát; thảo chiếu kêu gọi nhân dân lưu tán, chạy loạn ở Diễn Châu, Yên thành về làm ăn. Việc làm có tâm của ông đã thu phục được lòng dân. Mặt khác, ông giúp thế tử củng cố đồn trại, cử người vào do thám trong kẻ thù để nắm tình hình địch, khi đã nắm thời cơ, quan quân Lê Trịnh đã mở nhiều đợt tấn công, giành lại các phần đất đã bị chúa Nguyễn chiếm đóng. Trần Đăng Dinh được phong chức Liêm dũng nam và được triệu về kinh giúp trong phủ chúa. Vùng Nam Hà, Hải Dương quê hương của nhà Mạc sau nhiều

năm bị binh lửa, bảo lụt, tình hình hết sức đói khổ, lợi dụng sự bất bình của dân chúng, nhà Mạc kích động, lôi kéo nhân dân chống lại triều đình, Trần Đăng Dinh được lệnh hộ giá chúa mang quân về đánh dẹp. Sau nhiều lần điều tra, thị sát, thấy nhân dân đói khổ quá nhiều, nên ông tâu với chúa Trịnh, một mặt phát hịch kể tội nhà Mạc, mặt khác tha cho những người chống đối, để họ trở về quê quán làm ăn, ra tay trừng trị bọn quan lại, hào lý tham nhũng. Việc này được nhân dân đồng tình, cả vùng Nam Hà rối ren đã trở nên yên bình.

Không chỉ giỏi làm tướng cầm quân đánh giặc, Trần Đăng Dinh còn là người biết nhìn xa, trông rộng, am hiểu lòng dân. Ông khuyên vua Lê, chúa Trịnh chấn chỉnh lại việc học ở đàng ngoài, định lại lễ thi hội, kén chọn những người thực tài giúp nước. Làm tướng có nhiều bổng lộc, nhưng với bản chất cương trực, liêm khiết của con người xứ Nghệ. Trần Đăng Dinh vẫn sống giản dị, ông suy nghĩ day dứt nhiều trước cảnh đất nược bị chiến tranh, loạn lạc do bọn vua chúa bất tài gây ra, nên có dịp ông bày tỏ, căn dặn họ phải biết nghĩ đến dân, đến nước. Trong đợt theo chúa Trịnh Tạc lên Cao Bằng bắt Mạc KínhVũ. Trần Đăng Dinh càng thể hiện tài thao lược của mình, vừa cùng quân lính xông pha đánh giặc, vừa bày mưu giúp chúa, dùng kế li dán kẻ thù, thu phục được nhiều tù trưởng quay về với triều đình....nên đã làm cho quân của Mạc Kính Vũ thua trận, bỏ đất Cao Bằng, chạy dài sang ẩn náu tại Trung Quốc.

Năm Nhâm Tý (1672) Trần Đăng Dinh “Phụng giá nam chinh”, chỉ huy 2000 thuỷ binh, hàng chục chiến thuyền, cùng chúa Trịnh Tạc đem 19 vạn quân về phương nam đánh chúa Nguyễn, trong chuyến đi này, vì nóng vội, không nghe lời can ngăn của nhiều trung thần, trong đó có Trần Đăng Dinh. Đội quân của chúa Trịnh sau nhiều lần kịch chiến với địch ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đều bị thua vì quân của chúa Nguyễn vừa đông vừa có sức mạnh vũ khí vì họ được người Hà Nam giúp rèn vũ khí. Trần Đăng Dinh không nản lòng và cay cú, sau thất bại ông đã nghiên cứu tình hình, giúp chúa tìm cách hậu thuẫn. Do thấy được sự khổ sở của nhân dân vì chiến tranh tương tàn khốc liệt, nên ông khuyên chúa Trịnh chấp nhận lấy sông Gianh làm giới tuyến để chấm dứt chiến tranh.

Trận mạc tạm yên, Trần Đăng Dinh lưu lại Nghệ An, rồi trở về Giai Lạc thăm quê. Ông bỏ tiền, cho gạo, vận động nhân dân phiêu tán trở về, phá đồi, mở đất, lập ra các làng Yên Sơn, Thọ Sơn, Hương Tô, Thuần Vị, Vũ Kỳ, Phú Cam, lại cúng ruộng làm đình cho hai làng Đức Lân và Diệu Ốc, lập nên chợ Mõ để nhân dân có chỗ giao lưu, buôn bán.

Năm 1682, Trịnh Tạc mất, thế tử Trịnh Căn nối ngôi, xét công lao vì nước, mấy chục năm giúp mình, Trần Đăng Dinh được “suy ân thăng bồi tụng hộ, bộ thị lạng”, được cùng chúa Trịnh Căn thân mật ở nơi màn trướng, khoan thai chốn miếu đường, đã từng là người xông pha trận mạc, thông hiểu thế sự, lẽ đời, sống trong cung vua, phủ chúa. Trần Đăng Dinh vẫn quan tâm đến nhân dân, ông căm ghét bọn nịnh quan hay bày trò giải trí như yến tiệc, chọi gà...làm hao tổn đến của cải đất nước, nên ông thường đem lời hay, lẽ phải ra can ngăn.

Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có nhiều chiến tranh, loạn lạc, Trần Đăng Dinh đã làm trọn đạo hiếu của của người làm trai. Bên cạnh việc góp công lớn cho triều đình, ở ông còn nổi lên đức tính cao cả là thương dân, bởi ông sinh ra từ dân và thấu hiểu nổi thống khổ người dân. Đức lớn của Trần Đăng Dinh là tinh thần hiếu học. Thuở nhỏ đã miệt mài học thông kinh sách, khát vọng vươn xa, tìm kiếm, mở rộng kiến thức và võ nghệ, để mở đường công danh trở thành tướng lĩnh.

Cái đức ở ông cao cả là đã gây được sự khâm phục ở đời, sự chung thuỷ, bạn bè trong những lúc bình an và nguy nan có nhau. Bên cạnh vua tôi, ông luôn là người trung thực can trường. Cái đức của sự cống hiến đối với ông là lòng vị tha, nhân ái đối với mọi người, sự cao cả của ông đã đè bẹp ý chí thấp hèn của bọn quan lại thối nát tại quê hương ông. [24;8]

2.5.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc

Trần Đăng Dinh, còn có tên gọi là Trần Đăng Doanh, ông sinh năm 1620, mất năm 1691, làm tướng dưới triều Lê Trịnh; đã có công dẹp loạn, an dân, chiêu dân lập ra nhiều làng ở Yên thành vào thế kỷ thứ 17, nên địa phương tôn làm phúc thần và lập đền thờ ở Phúc Thọ (nay thuộc xã Phúc Thành), con cháu

của ông có nhiều người làm tướng, đậu đạt làm quan nên, khi mất cũng được vào thờ trong đền, do đó nhân dân quen gọi là phủ thờ. [24;2]

Tam quan : Công trình to nhất, đẹp nhất, trong những công trình là tam quan đền thờ Trần Đăng Dinh, đây là cửa chính, xây theo kiểu chồng diêm. Cửa bên dưới tam quan rộng 2m, có hình vòm cuốn để tạo dáng và phân lực tầng trên. Mái dưới tam quan ngắn, mái bên trên có các bờ giải uốn cong hình đầu dao, được lợp bằng ngói mũi. Ở giữa nóc mái đắp đầu rồng, mặt nguyệt. Hai bên có hai con rồng chầu và chính giữa kiểu lưỡng long triều nguyệt. Về trang trí các mặt tường sau và trước đều được trang trí hoa văn hình thú, chim, cỏ cây..

Mảng bên dưới, mặt trước cửa chính được đắp mặt rồng, chim phượng, cá vượt vũ môn, rồng đắp trong tư thế mắt lồi, miệng há khá dữ tợn. Chim phượng sải cánh bay liệng giữa không trung. Những con cá chép cổ vượt qua làn sóng bạc...các cành hoa cúc, hoa đào đan xen vào nhau, được điểm các màu vàng, xanh, đỏ.

Tầng lầu trên, ở phần cửa đặt một hương án bằng gạch vôi vữa, làm nơi để hương hoa, hoặc đồ tiền cúng, mặt tầng 2 bên tầng lầu cũng đắp dãy hoa. Trên đỉnh của lầu có đắp một bức cuốn thư, cuốn thư phần trên uốn cong hình ê líp có hoa văn chữ T – các đường diềm 2 bên đắp hai cành đào, một đôi gươm cán gươm, khắc vẽ 2 con rồng cách điệu...

Từ cửa chính của tam quan, nối dài ra hai bên phía tả, hữu, có các mảng tường giắc (tường phụ, nối) trên các mảng tường có ngựa, voi và ở đỉnh trụ có hoa sen.

Tường giắc xây phẳng có 2 mặt có tác dụng liên kết với các chi tiết khác nên xây hơi thấp, không trang trí tàu, ngựa. Thân trụ tường có cả tàu voi, tàu ngựa, kiểu giống như các trụ đăng có khắc câu đối. Trụ tường vừa có tác dụng phân cách của các mảng kiến trúc, vừa làm tăng thêm độ bền vững cho cả bức tường.

Cửa phụ tam quan cũng xây kiểu chồng diêm, phần dưới có trổ cửa ra vào hình vòm cuốn. Phần trên xây đặc, cả hai mái trên, dưới của cửa phụ đều lợp ngói mũi, ở các góc đầu mái đều uốn cong.

Toàn bộ tam quan đền thờ Trần Đăng Dinh được xây bằng đá, gạch chỉ mỏng màu đỏ, tam quan không chỉ có chức năng là cửa ra vào mà còn trở thành điểm lưu giữ các loại hình trang trí. Tam quan đền như là tấm bình phong che chắn gió bão, làm tăng thêm vẻ linh nghiêm của ngôi đền, trên mảnh đất miền trung khắc nghiệt và thơ mộng.

Sân và tường bao: Cũng giống như các đền khác, sau tam quan là sân khá rộng, sân có chiều dài 28m, chiều rộng 17m, toàn bộ diện tích sân đền 576m2 , sân đền được láng bằng vôi, đảm bảo thoáng mát cho việc tổ chức tế lễ.

Nhà bái đường rộng thoáng mát có diện tích 116,1m2, dài 14,55m rộng 7,3m. Nền nhà lát gạch vưông màu đỏ. Sườn nhà bái đường làm bằng gỗ lim. Tổng thể có 36 cột (8 cột cái, 12 cột con, 8 cột trụ lớn, 8 cột trụ nhỏ) Nhà bái đường làm theo kiểu tứ trụ, thượng xông hạ kẻ, nhà được xây dựng vào năm Canh Tuất, sửa chữa vào năm 1911, dưới triều vua Duy Tân (Canh tuất trung tu hoàn thành, Duy tân tứ niên tu lý).

Ngoài các chi tiết gỗ, tường xây, ở các đầu kẻ của 4 góc của mái nhà có 4 trụ đứng xây bằng gạch, vôi, cát. Ở mặt trước có 2 đoạn tường nối giữa các trụ với cột con của mái nhà, để nhắc lại công đức của các vị thần được thờ, các thân trụ đều được khắc câu đối

Mặt trước có nội dung:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w