Các hiện vật trong di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 67)

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TIÊU BIỂU

2.1.4. Các hiện vật trong di tích

TT TÊN HIỆN VẬT SỐ LƯỢNG

1 Bia đá hai mặt 1 2 Đại tự 1 3 Long ngai 4 4 Bài vị 7 5 Tượng phật bằng gỗ 8 6 Tượng phật đắp phù điêu 5 7 Ngựa gỗ 2 8 Hương án 4 9 Khảm mộc 1 10 Kiệu gỗ 5

11 Lư hương bằng đá xanh 2

Ngoài ra còn nhiều đồ tế khí khác như gươm, giáo, đại đao, chùy, tàn,…

2.1.5. Kết luận

Do thời gian tồn tại lâu nên một số công trình không được nguyên vẹn như lúc ban đầu như cổng, nhà tả hữu vu, song đền chính (hạ và thượng đình) được bảo quản tương đối nguyên vẹn, nhất là các chi tiết gỗ và các máng, đề tài chạm, khắc trong đình. Trong những năm vừa qua, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ di tích như cử tổ bảo vệ thường xuyên trông nom, quản lý di tích. Hiện nay, đình được sử dụng làm nhà truyền thống của xã và là điểm tham quan du lịch.

Đình Hậu giá trị kiến trúc được phản ánh rõ nét từ việc bố trí mặt bằng cho đến kết cấu bộ phận khung, vì, bộ mái,…Bố trí mặt bằng của đình Hậu nói riêng và Đình xứ Nghệ nói chung có phần khác hơn so với việc bố trí mặt bằng kiến trúc của đình làng Bắc Bộ.

Thứ nhất, đình Hậu và đình xứ Nghệ nói chung không có kiến trúc tiền tế. Thứ hai, đình xứ Nghệ có nhà Hậu cung nhưng không gắn liền với Bái đình theo kiểu kiến trúc “chuôi vồ” mà lại cách biệt với Bái đình tạo thành mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”.

Theo tài liệu nghiên cứu tìm hiểu và khảo sát hệ thống Đình còn tồn tại trên đất Nghệ An cho thấy cách bố trí mặt bằng kiến trúc như đình Hậu rất hiếm có. Theo giáo sư Trịnh Cao Tưởng cho biết: hiện nay trên đất Việt Nam chỉ duy nhất ở xứ Nghệ có đình Hậu và đình Võ Liệt là hai đình duy nhất bố trí mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ khẩu, nghĩa là phía trước nhà Bái đình, phía sau nhà Hậu cung, hai bên là hai Tả - Hữu vu, ở giữa là khoảng sân “trung thiên”. với cách bố trí mặt bằng kiến trúc như thế cộng với yếu tố vị trí địa lý, địa thế , hướng, cũng rất được người xưa quan tâm trong việc xây dựng đình Hậu.

Từ đó chúng ta thêm hiểu: việc xây dựng đình trước đây cha ông ta rất chú trọng về việc xem thế đất, thuyết phong thuỷ và hướng của Đình. Xuất phát từ ý nghĩa và quan niệm như xưa, những người xây dựng đình Hậu đã chọn cho đình một thế đất có thể nói rất đẹp. Đình quay về hướng Nam, đình dựa vào thế núi.

Mặt khác, đi sâu tìm hiểu kỹ nội dung, giá trị kiến trúc của đình Hậu thông qua các chi tiết kiến trúc ta thấy tâm hồn, trí tuệ, tài năng của người xưa. Điểm chú ý trong giá trị kiến trúc của đình Hậu được phản ánh rõ nét trong kết cấu bộ khung nhà cũng như chất liệu để kiến trúc nên toàn bộ ngôi đình (chủ yếu là gỗ). Tất cả các chi tiết kiến trúc được lên kết với nhau trên cơ sở kỷ thuật mộc truyền thống theo không gian ba chiều. Chính vì vậy, đã tạo cho ngôi đình có một dáng vẻ đồ sộ, nhưng vẫn giữ được nét thanh toát mà chắc chắn. Điều đó chứng tỏ kỷ thuật mộc truyền thống, trình độ kiến trúc, xây dựng của người dân làng Hậu khi xưa đã đạt đến mức tinh xảo. Mặt khác nghệ thuật tạo hình, tạo dáng với việc vận dụng các yếu tố như lạc giằng, lực kéo, lực đẩy, độ nén của các chất liệu xây dựng của người xưa rất cao.

Ngoài giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ về mặt kiến trúc của di tích, di tích đình Hậu còn chứa đựng giá trị nghệ thuật điêu khắc (điêu khắc gỗ) khá phong phú, mà chủ yếu tập trung thẻ hiện trên các bộ phận kiến trúc như: kẻ, bẩy, xà và hai gian đầu hồi. Những nét chạm trổ, điêu khắc vừa tả thực, vừa mô phỏng được người xưa thể hiện trên các chi tiết kiến trúc vừa đồ sộ uy nghiêm, nhưng vẫn giữ được nét mềm mại, thanh thoát và thêm phần sinh động.

Các đề tài trang trí, điêu khắc vừa mang nghệ thuật cung đình, vừa mang yếu tố dân gian như: cảnh đánh cờ, chọi gà, kéo co, cảnh “vinh quy bái tổ”, … Ngoài ra đề tài hoa lá ‘Tứ linh”, “Tứ quý” cũng rất được chú ý thể hiện.

Tóm lại, Đình Hậu là một trong những ngôi đình có giá trị về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu còn rất ít của quê hương xứ Nghệ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung giá trị của di tích nhằm khai thác, phát huy tác dụng của di tích là hết sức cần thiết. Có thể nói rằng đình làng nói chung và đình Hậu nói riêng là thiết chế văn hoá đặc biệt của cộng đồng người Việt. Đình làng là điển hình của kiến trúc gỗ dân gian, do công sức của cộng đồng và những người thợ tài ban dựng nên. Các công trình kiến trúc của Đình đã tạo nên một nét điển hình của kiến trúc dân gian, là trung tâm sinh hoạt văn hoá của cả làng, là niềm tự hào, là nơi gửi gắm mọi tâm tư, tình cảm, là nơi giải toả tâm linh của mỗi cư dân trong cộng đồng người Việt.

2.2. Chùa Gám

2.2.1. Địa điểm

Chùa toạ lạc trên vùng đất kẻ Gám xưa, nên người dân ở đây lấy tên Gám đặt cho di tích. Chùa Gám còn có tên gọi là Xuân Nguyên vì di tích thuộc làng Xuân Nguyên xưa, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài tên gọi trên, chùa Gám còn có tên chữ là Chí Linh Tự (chùa Chí Linh).

Chùa Gám thuộc xóm 6 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 61 km theo hướng Tây bắc. Có thể tới thăm di tích bằng đường bộ theo hướng từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 1A (hướng Vinh-Hà Nội), khoảng 43 km tới ngã ba cầu Bùng (phía bắc thị trấn Diễn Châu), rẽ trái theo tỉnh lộ 538, đến km14 rẽ tay trái 200m là đến.

Chùa Gám toạ lạc trên một khu đất rộng 4434 m2, tại làng Xuân Nguyên, xã Xuân Thành, huyện Yên thành. Chùa quay về hướng Tây – Nam, trước mặt và bên phải đều là cánh đồng Cồn Mồ, Cồn Trang xanh tốt, bên cạnh – phía đông là cư dân sinh sống.

2.2.2. Nhân vật thờ tự

Chùa Gám là công trình kiến trúc tôn giáo được nhân dân xây dựng lên để thờ phật, theo cách bài trí trong chùa thì chùa Gám thuộc trường phái Đại thừa (Cỗ xe lớn).

* Thích Ca Mâu Ni:

Theo truyền thuyết, Thích Ca Mâu Ni là hậu duệ của vương tộc Cam Già nỗi tiếng của Ấn Độ thời cổ đại. Phụ thân của ngài là Tịnh Phạn Vương là quốc vương của nước Ca Tì La Vệ (Ngày nay nằm ở phía nam là Nê Pan, tiếp giáp Ân Độ), mẫu thân là Hoàng hậu Ma Gia. Thích Ca Mâu Ni giáng thế ngày 8 tháng 4 năm thứ 26 đời vua chiêu vương nhà Chu (khoảng 565 TCN) tại khu vườn Lâm Tỳ Ni và được vua Tịnh Phạn Vương đặt tên là Hoàng Tử Tất Đạt Đa.

Khi Đức Thich Ca sinh ra thì có rất nhiều điềm lạ, trên trời, dưới đất đều rung động và có ánh sáng chiếu khắp 10 phương. Có 9 con rồng xoắn phun nước tằm cho ngài, các vị vua cai quản 33 tầng trời cùng thiên thần hoà nhạc tung hoa. Ngài có 33 tướng lạ như: Trên đầu có thịt gồ lên, mặt tròn như vành nguyệt,

ở dưới trán có hai lông mày giao nhau, có nốt thịt gọi là bạch ngọc hoàn, mũi cao, mắt xanh và sáng quắc, miệng rộng, tai dài và dày, ngực đầy đặn có ngấn chữ Vạn.

Là thái tử của một vương quốc, Tất Đạt Đa đã chứng kiến những hình ảnh tàn khốc, vô tình bạc nghĩa trong xã hội, mọi người phải chịu vô vàn những khó khăn khổ sở của sinh, lão, bệnh, tử. Ngài từ bỏ cuộc sống sung túc, xuất gia tu hành, mong muốn tìm được một con đường giải thoát về mặt tinh thần. Năm 29 tuổi, ngài quyết tâm xuất gia tu hành khổ hạnh, tự dùng nhiều thế đau đớn nhọc nằn dày vò cái nhục thân để cầu mong được thoát. Suốt 6 năm ngài chỉ ăn mỗi ngày chỉ một hạt gạo, hạt kê nhưng không tìm thấy được đạo. Tất Đạt Đa đến trước gốc cây trong rừng cây bồ đề già đa, ngài ngồi vắt chân chéo lên nhau, sau đó ngài nhập vào thế giới gọi là thiền định. Sau 49 đêm ngồi tĩnh lặng dứt hết mọi vị tưởng, cuối cùng trí tuệ của ngài đã được đi khai sáng toả đi mênh mông, giác ngộ thành đạo, ngài thấu hiểu bản chất sự thật của nhân sinh và vũ trụ, ngài được giải thoát, lúc đó ngài 35 tuổi. Từ đó trở đi ngài bắt đầu hoạt động truyền giáo, lần thuyết pháp đầu tiên gọi là: “ Sơ chuyển pháp luân” (bắt đầu chuyển bánh xe gấp).

Vào lúc hơn 80 tuổi, trong lúc đi giáo hoá vào đúng mùa mưa, Thích Ca đã bị bệnh nặng. Ngài đi đến một khu rừng cây Ba La rậm rạp ở ven sông, ngài nằm trong rừng Ba La, đầu hướng về phía Bắc, cánh tay phải duỗi thẳng xuống và nằm nghĩ. Vào nửa đêm, Phật đã trút hơi thở cuối cùng – Ngài đã nhập niết bàn.

Sau Thích Ca Mâu Ni tịch diệt, thi thể của ngài được hoả thiêu, những viên xá lợi phật được các đệ tử ngài chia làm tám vạn bốn nghìn phần để thờ trong tám vạn bốn nghìn cái tháp khắp đất nước Ấn Độ. Những lời thuyết pháp của ngài trở thành những bộ kinh, từ đó đạo phật dần truyền rộng ra các nước phương đông và trên thế giới.

* Tam thế:

Tam thế phật có tên gọi dầy đủ là “Tam thế thường trụ diệu pháp thân”, Pháp thân là cái thân chân thật, cái đạo thế pháp tính, diệu (đẹp) sáng, sạch, tinh

tế,…thoát khỏi phiền não. Thường trụ là cùng tồn tại lúc nào cũng thế, không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào, không sinh, không diệt, không thay đổi, không gián đoạn.

Nghĩa tổng quát là: Pháp thân chân thật, đẹp đẽ của các Đức phật ở cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai tồn tại vĩnh hằng, không bị lệ thuộc vào hình danh sắc tướng của thế giới hữu hình, thời gian và không gian. Thuyết tam thế là một trong những nền móng lý luân của thuyết “nghiệp báo luân hồi của phật giáo”. Thế theo tiếng Phạn là “Lo ha”. Kinh Lăng Nghiêm viết rằng: “ Thế vi thiên lưu” nghĩa là thời gian luôn rôi đi. Phật giáo dùng nhân quả luân hồi để chỉ quãng thời gian của mọi sinh vật sống trên trái đất này.

* Quan Thế Âm

Quan Thế Âm tên chữ phạn là Avalokilesvara, có nghĩa là: nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh đau khổ trong cuộc đời để cứu vớt. Trong các vị Bồ tát, Quan thế âm là vị mang nhiều hình tượng nhất và có lẽ được sùng bái nhất, phổ biến nhất trong điện thờ phật giáo. Quan âm có thể hoá thân thành rất nhiều thân hình khác nhau để thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm giúp đỡ mọi người tránh mọi đau khổ. Với pháp lực quyền uy mạnh mẽ, vô lượng vô biên, thiên thủ thiên nhãn, người có thể cứu độ hết thảy. Ở nước ta tượng quan âm nhiều tay hơn bình thường với số lượng có thể là 8, 12, 18, 22, 24... đều được gọi là quân âm thiên thủ thiên nhãn. Việt Nam thường phổ biến các dạng quan thế âm như: Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Toạ Sơn, Quan Âm Tống Tử…

Tại chùa Gám hiện nay chỉ còn tượng Quan âm Chuẩn Đề với 24 tay: Bà chính là một hình tượng nữ nhân của Avalokilesvara. Bà cũng là chuẩn đề phật mẫu (Saptakotibuddhamata - mẹ của chư phật) được coi là mẹ của 700 nghìn vị phật.

Từ khi được xây dựng đến ngày nay, ngoài việc tưởng niệm thờ phụng các vị thần có công với dân với nước như thần Cao Sơn-Cao Các, Hoàng Tá Thốn, Tam Toà Đại Vương, Tứ Vị Thánh Nương…, thờ phật và chư vị Bồ tát. Đền Gám, chùa Gám còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của một vùng dân cư rộng lớn, hàng năm tại di tích thường diễn ra các ngày lễ trọng như:

+ Ngày 15 tháng 1; 15 tháng 2; 15 tháng 7, làng tổ chức lễ, cúng chúng sinh tại đền và chùa. Đây là lễ cầu sinh cho các vong linh không nơi nương tựa. Lễ cúng chúng sinh được tổ chức long trọng, nhất là rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) hàng năm. Sau phần lễ, làng tổ chức phần hội, các trò dân gian như: Tục cướp rằm, theo tục lễ trong lễ cướp rằm ai dành được nhiều phần quà nhất sẽ là người gặp nhiều may mắn trong năm.

+ Ngày 15 tháng 4 là ngày lễ Phật Đản, được dân làng tổ chức rất quy mô và thu hút không chỉ bà com phật tử trong làng mà còn thu hút khách thập phương về dâng hương rất đông đúc.

+ Ngày 15 tháng 10 là lễ cúng thần nông, lễ xuống đồng cày cấy cho năm sau. + Trước đây đền, chùa Gám thường tổ chức lễ hội vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Nhân dân các làng đua nhau đi hội, lễ rước kiệu, rước ngựa từ các đền chùa, đình được thực hiện một cách chu đáo và trang nghiêm. Sân chùa, đền vào những ngày lễ lớn thường đầy đủ màu sắc, cờ hoa. Ban đêm biểu diễn văn nghệ như múa rối khô, hát tuồng…Ban ngày làm lễ tế thần, các quan viên chức sắc địa phương và nhân dân đều dâng hương tiến lễ…Ngoài nghi lễ, nhân dân trai gái trong vùng nô nức trẩy hội, đua tài, tham gia các trò chơi như: kéo co, đấu vật, chọi gà, cờ người…Nhưng rất tiếc sau cách mạng tháng 8, do nhiều nguyên nhân nên nghi lễ dần bị mai một, chỉ còn tồn tại trong ký ức của các cụ già trong làng.

Trong phong trào Xô viết - Nghệ tĩnh 1930-1931, hưởng ứng phong trào của công nhân và nông dân diễn ra khắp nới trong tỉnh như: Vinh - Bến Thuỷ, Hạnh Lâm, Võ Liệt (Thanh Chương), Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn,…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Yên thành đã nỗi dậy đấu tranh đòi cường hào, địa chủ ở các làng xã phủ huyện giảm sưu, giảm thuế, trả lại ruộng đất cho dân cày…Đêm ngày 6 rạng ngày mồng 7 tháng 11 năm 1930 dọc đường quốc lộ 7 và tỉnh lộ 538 cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện, quần chúng nhân dân các làng tập trung kéo về địa điểm đã định. Khi đoàn người mang theo cờ đỏ búa liềm, gậy gộc giáo mác…, đi qua chợ Gám, cùng hợp với đông đảo nhân dân

tổng Quan Hoá tại đền, chùa Gám sau đó đoàn người biểu tình rầm rộ tiến về lị sở huyện tranh đấu.

Tháng 12 năm 1947 chi bộ Đảng xã Quan Hoá được thành lập tại nhà thờ dòng họ Thái Duy (trước kia thuộc Xuân Thành, bây giờ thuộc xóm 5 xã Tăng thành), sau khi thành lập, chi bộ đã chọn đền, chùa Gám làm nơi thường xuyên tổ chức hội họp.

Năm 1965, chiến tranh chống Mỹ bắt dầu bước vào giai đoạn ác liệt, đền, chùa Gám trở thành nơi làm việc của Đảng uỷ, uỷ ban hành chính xã Xuân Thành..

Năm 1967-1969, đền, chùa Gám trở thành trạm giao liên, nơi trung chuyển sức người, sức của phục vụ chiến trường miền nam.

Nam 1972-1990, đền Gám được dùng làm trụ sở uỷ ban hành chính xã, bái đường chùa được làm hội trường của xã Xuân thành.

Từ 1991-2012, uỷ ban nhân dân xã Xuân thành chuyển trụ sở làm việc sang cơ sở mới. Đền Gám, chùa Gám trở lại công năng như ban đầu, là nơi phục vụ sinh hoạt văn hoá tâm linh của quần chúng nhân dân Kẻ Gám và du khách thập phương.

2.2.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc

Trước đây chùa Gám bao gồm đầy đủ các công trình kiến trúc: phía trước chùa có cổng tam quan được xây bằng vữa tam hợp rất lớn và có ghi câu đối, tiếp theo tam quan là khoảng sân đất ở phía trong còn có thêm Nghi Môn được làm theo kiểu nhà chồng diêm và ngôi nhà bố cục theo kiến trúc chữ khẩu còn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện yên thành, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w