Như vậy, chúng ta có thể thấy, thơ Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng lạ và đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá, nhiều bài viết của tác giả báo chí có tên tuổi, bạn đọc yêu th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bích Phụng
ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bích Phụng
ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU
CHUYỂN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM
Thàn h phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn tất chương trình Cao học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Văn học Việt Nam, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập và thực hiện luận văn trong thời gian cho phép
Nhân đây, tôi xin được cảm ơn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Mai Văn Phấn, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục quận Tân Bình, Ban giám hiệu, quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp trường Tiểu học Yên Thế quận Tân Bình đã giúp
đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình Cao học trong thời gian hai năm
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu đã
thường xuyên giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Với tôi, “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều” là một đề tài hay, thú vị và
tương đối mới Để thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tâm,
nhiệt tình và chu đáo của PGS TS Phùng Quý Nhâm Nhân dịp này, cho phép tôi
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
Dẫu đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả năng lực và tâm huyết, song, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2012
Người thực hiện Nguyễn Thị Bích Phụng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Đối tượng nghiên cứu 11
4 Phạm vi nghiên cứu 12
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp đề tài 12
7 Cấu trúc luận văn 13
NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CỦA ÔNG 15
1.1 Cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Quang Thiều 15
1.1.1 Cuộc đời 15
1.1.2 Tác phẩm 17
1.1.3 Những nguồn ảnh hưởng đối với thơ Nguyễn QuangThiều 19
1.1.4 Quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều 22
1.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều 26
1.2.1 Cái tôi và cái tôi trữ tình 26
1.2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều… 28
1.2.2.1 Cái tôi đa cảm luôn hướng về quê hương cội nguồn 29
1.2.2.2 Cái tôi buồn, trăn trở về con người 34
1.2.2.3 Cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống 44
1.2.2.4 Cái tôi khát khao, hy vọng tự do và đầy dự cảm 47
Chương 2: NHỮNG SUY CẢM TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU 51
2.1 Thơ Nguyễn Quang Thiều từ những cơn mơ tưởng tượng 51
2.1.1 Thế giới “Bên này” của những cơn mơ hoang dại 51
2.1.2 Thế giới “Bên kia” ánh sáng của trí tưởng tượng 58
Trang 52.2 Các biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều 70
2.2.1 Khái niệm biểu tượng 70
2.2.2 Những biểu tượng sinh ra từ những cơn mơ 73
2.2.2.1 Cánh đồng - nơi ngọn nguồn ký ức 73
2.2.2.2 Nét đẹp thô vụng của người đàn bà trong thơ Nguyễn Quang Thiề76 2.2.2.3 Bóng tối biểu tượng cho thế giới hỗn mang bí ẩn, lầm lụi 80
2.2.3 Những biểu tượng phía “Bên kia” toà lâu đài tâm thức 84
2.2.3.1 Biểu tượng cái cây phục sinh 84
2.2.3.2 Ánh sáng của ngôi sao xa mang đến khát vọng sống, phục sinh 89
2.2.3.3 Trẻ em - người cầm hạt giống đi gieo 95
Chương 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU 101
3.1 Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều 102
3.1.1 Thời gian quá khứ trong thơ Nguyễn Quang Thiều 104
3.1.2 Thời gian được tính bằng mùa, tháng trong tâm thức 105
3.1.3 Thời gian đêm - vùng ký ức cái tôi buồn 107
3.1.4 Thời gian được tính bằng con số cụ thể 110
3.2 Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều 113
3.2.1 Không gian làng Chùa - sông Đáy - nơi bình yên thấm đẫm chất thơ 114
3.2.2 Không gian sinh hoạt - không gian cánh đồng thấm đẫm phong vị văn hóa dân gian…… .118
3.3 Thể thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều 124
3.3.1 Thể thơ như là một hình thức bộc lộ tâm thức hướng về cội nguồn 124
3.3.2 Nguyễn Quang Thiều đi từ những thể thơ truyền thống 125
3.3.3 Thơ văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều 127
3.3.3.1 Xu thế thơ văn xuôi hiện đại và thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều……… 127
3.3.3.2 Tính liên kết ý trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều 129
3.3.3.3 Chất trữ tình tự sự trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều 133
Trang 63.4 Hình ảnh, ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều 138
3.4.1 Nghệ thuật tạo dựng hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều 138
3.4.1.1 Hình ảnh siêu thực 138
3.4.1.2 Sức tưởng tượng, liên tưởng trong thơ Nguyễn Quang Thiều 142
3.4.2 Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều 146
3.4.2.1 Ngôn ngữ được lựa chọn và kết hợp tạo thành những thanh âm trầm và gai sắc trong thơ 147
3.4.2.2 Ngôn ngữ cặp đôi đối lập nâng tầng xúc cảm trong thơ 148
3.5 Nhịp thơ 149
3.5.1 Nhịp của điệu nói 149
3.5.2 Nhịp của suy nghĩ logic liền mạch 150
3.5.3 Nhịp miêu tả, ngắt câu thơ nhanh chậm, tự do trong thơ 151
KẾT LUẬN 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
1.1 Sự phát triển của nền thơ ca hiện đại (sau 1975) là một mảnh đất dành cho những ai muốn cày xới kiếm tìm thử nghiệm Tác giả là người đi gieo chữ, là người tiên phong, khẳng định phong cách trên địa hạt mới mẻ để làm nên đặc điểm riêng, cho thơ mình
Có thể nói đến những cây bút tiên phong, dám đổi mới, dám thử nghiệm, thực sự là những câu bút khẳng định được dấu ấn của mình trong dòng văn học này Đây là dòng thơ ca mà những tác giả ấy đã đem đến cho thi đàn sự mới mẻ về nội dung, hình thức thể hiện và thực sự đã làm nên một kiểu tác giả với những đặc điểm thơ góp vào dòng chảy văn học Việt Nam Ví như thơ Chế Lan Viên, thơ ông giàu chất triết luận, với những đăm chiêu trầm luân của một thời rên riết điêu tàn cùng
với bóng ma hời Thơ Lưu Trọng Lư lãng đãng mộng mơ với con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô suốt cả một chiều dài của thời kỳ văn học lãng mạn Thơ
Hàn Mặc Tử điên loạn gào xé siêu thực với trăng, khát khao cháy bỏng với cuộc
đời, tình yêu Cả một chặng dài những năm 30 - 45, thi ca Việt Nam đi tìm cái tôi khát khao, cái tôi nghệ sĩ, muốn bứt phá chính mình, giải đáp cho chính mình với
bao nhiêu lời tự hỏi: củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy Cận)
Sau năm tháng mơ mộng trong văn học lãng mạn, thi ca Việt Nam bước ra hào sảng với cuộc chiến thần thánh của cả dân tộc Thi ca cũng trở mình, biến chuyển, thức dậy với dáng vóc to lớn với tinh thần quật cường cách mạng, hào sảng mang tính sử thi ngợi ca ra đời phục vụ cách mạng Những tác giả như Hữu Thỉnh,
Thu Bồn, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Khoa Điềm, Tố Hữu, Lê Anh Xuân, đã làm nên
một diện mạo mới cho thi ca và hình thành nên một kiểu tác giả biết hòa cái tôi vào cái ta chung vĩ đại của thời kỳ ngợi ca Cách mạng mang dáng dấp sử thi
Sau 1975, văn học đã thức dậy với gương mặt nhiều khía cạnh của hiện thực đời sống Ở đấy, văn nghệ sĩ đã đi tìm lại chính mình trên con đường cá nhân tự đổi mới, khẳng định cả nội dung và hình thức nghệ thuật Đây là kiểu nhà thơ mang cái
Trang 8tôi cá nhân trong thơ rất phức tạp Một mặt, cái tôi giải phóng cá nhân đến mức cao nhất Mặt khác, cái tôi phủ nhận chủ nghĩa hiện thực, phủ nhận xã hội Cảm giác về đời sống là sự cô đơn, bất lực, mệt mỏi chán chường, thiếu niềm tin, đầy hoài nghi,
thiếu sinh khí như thơ của Đuynh Trầm Ca có viết Hôm qua tôi bỗng chết hai lần,
té ngửa bên bờ dĩ vãng xanh/ Hôm nay bỗng chết thêm hai lần nữa, té ngửa trên đường tương lai đen Tuy nhiên xét từng mặt thì kiểu nhà thơ hiện đại này đã
chuyển tải đuợc hết các cung bậc tình cảm, những suy cảm cá nhân rộng lớn phổ quát nhất Đó là triết lý về cuộc đời, về con người, về nhân dân, về xã hội, môi trường tự nhiên Với nhiều tác gia như Lê Đạt, Trần Dần, Ý Nhi, Hoàng Cát, Hồng Ngát, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Minh Tuấn, Ngô Văn Phú, Hoàng Hưng, Dương Tường, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh…họ đã làm nên diện mạo mới cho thi đàn thơ ca Giai đoạn này, ở các tỉnh phía Bắc, các nhà thơ trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm lần lượt xuất hiện trở lại, gây được không khí cởi mở trên thi đàn, qua đó tạo ảnh hưởng không nhỏ đến các sáng tác trẻ Dương Tường - Lê Đạt
với tập 36 bài thơ tình (1989), Hoàng Hưng với Người đi tìm mặt (1993) Sau Ngựa
biển (1988), Bến lạ của Đặng Đình Hưng được xuất bản năm 1991, Lê Đạt xuất hiện với Bóng chữ (1994) và Ngỏ lời (1997) Trần Dần xuất hiện qua Cổng tỉnh
(1994) Tất cả như đang dọ dẫm tìm hướng bứt phá, cả trong lối viết lẫn cách xuất hiện
1.2 Cùng với kiểu tác giả đang hình thành trong lớp thế hệ thứ tư Mỗi cái tôi đi
và đi, mãi miết nhặt và ươm mầm trên cánh đồng thi ca bằng giọng thơ khác nhau
để khẳng địmh mình Nguyễn Quang Thiều là tác giả sớm nhận ra cần thay đổi để
có lối đi riêng, khác biệt sáng tạo và lạ lẫm Ông nhẫn nại đi, với quan niệm, tình yêu dành cho thi ca không hề biết mệt mỏi Cái tôi luôn trăn trở và tự cảm bằng giọng thơ gọi gào khác lạ, độc đáo Ở đấy, trong suốt cuộc hành trình gieo chữ trên cánh đồng thi ca của mình, ông để cái tôi suy cảm, đa diện nhiều chiều của ký ức tâm thức và lối tư duy đứt quãng do liên tưởng và suy lí, nhất là trong tuyển thơ
Châu thổ Thơ Nguyễn Quang Thiều có nỗi cô đơn, có nỗi day dứt, nỗi trăn trở suy
tư nhưng không hề có nỗi chán chường, tuyệt vọng Thơ ông luôn khao khát sống,
Trang 9khao khát yêu thương mãnh liệt và chiêm nghiệm triết luận về cuộc đời, thân phận,
về xã hội, nhằm gìn giữ cái tốt đẹp truyền thống, đồng thời lĩnh hội, bắt kịp được
với cái văn minh, tiến bộ Trong tuyển tập Châu thổ, một tuyển tập “sáu trong một”,
mới nhất của ông (2010), do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, tập hợp được hầu hết những bài thơ đặc sắc được lựa chọn theo tiêu chí riêng của tác giả trên lộ trình sáng tác của ông
1.3 Thơ Nguyễn Quang Thiều đã là một hiện tượng lạ xuất hiện trên thi đàn
Văn học hiện đại Với đề tài tìm hiểu “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng
tôi hy vọng rằng với cách soi rọi dưới nhiều góc độ: nội dung, hình thức nghệ thuật,
so sánh với các nhà thơ cùng thời, trước và sau, để đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều, sẽ rõ hơn, góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn về một tác giả sớm thành công trên nền thi ca hiện đại
2 L ịch sử vấn đề
2.1 Trong luận văn này, phần lịch sử vấn đề, chúng tôi đi tìm hiểu nghiên cứu
bám sát vào những công trình khoa học của những tác giả đã làm về thơ Nguyễn Quang Thiều và những bài báo, bài viết về ông theo mốc thời gian quan trọng trong lộ trình cách tân thơ của Nguyễn Quang Thiều Mốc thứ nhất, kể từ tập
Ngôi nhà 17 tuổi trở về trước Mốc thứ hai từ tập Sự mất ngủ của lửa ra đời và
đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1992) cho đến những tập thơ sau này Chúng tôi đi tìm hiểu theo hai luồng dư luận trái chiều về thơ ông
Đã có nhiều tác giả viết về hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều kể từ khi sự
xuất hiện của tập thơ Sự mất ngủ của lửa như Nguyễn Đăng Điệp, Trần Mạnh Hảo,
Trần Đăng Khoa, Hồ Thế Hà, Lê Vũ, Đông La, Đỗ Hoàng, Đỗ Ánh Dương, Lê Thiếu Nhơn, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Khải, Chu Văn Sơn, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quyến …Và họ viết nhiều vấn đề, nhiều phương diện thơ trong Nguyễn
Quang Thiều như: về thi pháp (Cấu trúc Châu thổ, không - thời gian, thể loại, cách
tân…), về tư duy (nội dung), về hình thức nghệ thuật (nhịp điệu, ngôn từ, các thủ
pháp nghệ thuật…)
Trang 10Có thể nói, kể từ tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi của Nguyễn Quang Thiều trở về
trước, tuy không nhiều lắm những nhận định, nhận xét, nhưng cũng đủ để minh chứng rằng, các tác giả, nhà phê bình đã nhận ra đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều
là một giọng thơ đã đổi giọng đã cách tân Ví như bài Đổi mới thơ Việt Nam đương đại nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Đăng Điệp đã làm một phép loại suy, xét từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều sáng tác Ngôi nhà 17 tuổi trở về trước đến những tập thơ sau này của Nguyễn Quang Thiều Bài Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân, Mai Văn Phấn đã lấy điểm mốc tập Sự mất ngủ của lửa để nhận định rằng Nguyễn Quang Thiều có một cuộc cách tân, cuộc vượt thoát ngoạn mục Bài Thơ Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy thi ca cách tân sau 1975, Nguyễn Việt Chiến cũng đi từ dòng thơ hậu chiến (1975-2005),
đến trường hợp Nguyễn Quang Thiều sau 1975 Người viết cũng đi tìm nguyên cớ
và lấy mốc tập Sự mất ngủ của lửa làm điểm xuất phát để xét sự chuyển giọng, cách tân của Nguyễn Quang Thiều…và đi đến nhận định rằng: tập Sự mất ngủ của lửa là
tập thơ đánh dấu, là điểm mốc, là khúc rẽ ngoặc trên lộ trình hình thành nên một đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều
2.2 Kể từ sau tập Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều đã thực sự trỗi
dậy như một hiện tượng lạ lẫm, luôn dịch chuyển mang theo một thứ ánh sáng vừa trắng lạnh khát khao, vừa rực ánh lửa của sự bức bối, phá vỡ, để đi tiếp, để vượt biển, vượt qua sa mạc thơ Và nó đã tạo ra luồng dư luận nhiều chiều Song có thể phân định thành hai luồng dư luận như sau:
Thứ nhất: Luồng dư luận lại cho rằng thơ của Nguyễn Quang Thiều là một
kiểu tác giả cách tân hiện đại, đáng để nghiên cứu, học tập, là tiếng nói góp vào dòng chảy của Văn học Việt Nam
Đỗ Minh Tuấn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều phát lộ tâm thức thời đại
[125]; Đông La nhận xét: Nguyễn Quang Thiều là thi sĩ viết nhiều, có tầm bao quát rộng, thay đổi được cách viết [55]; Nguyễn Đăng Điệp lại khẳng định Nguyễn Quang Thiều với những thành công và những vần thơ đang ở mức thể nghiệm đã để lại dấu ấn của mình trong tiến trình đổi mới thơ ca, góp phần đưa thơ Việt Nam tiến
Trang 11thêm một bước nữa trên con đường hiện đại [18] Ông khái quát những nét đổi mới
trong thơ Nguyễn Quang Thiều: Thực ra, Nguyễn Quang Thiều đổi mới thơ ca bằng cách làm rất “cổ điển” Với anh, đổi mới thơ ca trước hết là đổi mới về cảm xúc
[18] Phạm Xuân Nguyên thì nhận ra chất giọng lạ trong thơ Nguyễn Quang Thiều
và cho đó là một khúc nhạc cất lên từ đồng quê, vọng lên từ kiếp người với một giọng điệu rất hiện đại Nguyễn Quyến nhận định rằng: Sự đóng góp lớn lao nhất của tập thơ Sự mất ngủ của lửa không chỉ đối với thơ ca hiện đại nói riêng mà còn tác động nhiều đến mỹ cảm của người Việt hiện đại [78] Trần Vũ Khang thì xem thơ Nguyễn Quang Thiều như một cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn đồi…đây là giọng thơ lần đầu có mặt tại Việt Nam Nó tác động mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch ra một ranh giới giữa nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều [50]
Như vậy có thể thấy, từ khi xuất hiện tập Sự mất ngủ của lửa có nhiều bài
viết về thơ Nguyễn Quang Thiều, xem đó là hiện tượng lạ lẫm về một giọng thơ hiện đại Tuy nhiên, thời gian càng về sau này (từ năm 2000 - đến nay), nhất là sau
Hội thảo khoa học Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều do Hội Nhà văn
tổ chức thì những nhận định về thơ Nguyễn Quang Thiều càng rõ và sâu hơn về mặt nội dung và nghệ thuật Nhiều nhà phê bình đã tìm hiểu kỹ về thơ Nguyễn Quang Thiều với nhiều nhiều góc độ, phương diện, và họ thấy thơ Nguyễn Quang Thiều
lấp lánh ánh sáng của những mảnh vụn vàng từ Châu thổ… như Đào Duy Hiệp
nhận xét: Nguyễn Quang Thiều đã hoàn thành sứ mệnh của thi sĩ tiên phong trong
thời đại thi ca còn dày đặc sương mù Tập thơ đầu tay Ngôi nhà 17 tuổi, đặc biệt Sự mất ngủ của lửa là cánh cửa để Nguyễn Quang Thiều lên đường Ông đã
đem đến cho thơ Việt một cấu trúc [36].
Khi nói về tư duy trong Châu thổ, Thiên Sơn nhận xét : Thơ anh sinh ra từ
những dòng nham thạch nóng bỏng, ngổn ngang, hỗn độn của tâm linh Nó phá bỏ cái khuôn thức thường thấy và mang một tiềm thức khác, hoặc một tiềm thức bị khuất lấp đã quá lâu đến mức người ta có cảm giác ngỡ ngàng…một thứ thơ khởi phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm tích bí mật, những huyền thoại bị
Trang 12vùi lấp, những gấp khúc của tư duy và sự hoang thẳm của những cơn mơ
[84,tr.118] Còn Đông La - người có nhiều bài viết, nhiều nhận xét về thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết: Ngọn lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là ngọn lửa của tình
yêu, ngọn lửa của lương tri, sự “mất ngủ” chính là sự thao thức, sự trăn trở nghĩ suy về toàn bộ đời sống con người [54], và Đông La kiểm chứng Châu thổ, xác tín
rằng: đối với Nguyễn Quang Thiều, không có ranh giới của sự sống và cái chết
Tràn ngập trong thơ anh là hình ảnh những linh hồn của những người thân yêu, linh hồn của những con vật, linh hồn của cây cối và của cả đồ vật [54] Hồ Thế Hà
lại đi tìm căn cớ để nói rằng Nguyễn Quang Thiều làm thơ là đi từ “mẫu gốc” văn hóa: Nguyễn Quang Thiều đã lưu giữ hồn quê và văn hóa làng quê, làm hiện lên những trầm tích văn hóa vừa tâm linh, vừa phong tục vừa xã hội mà không phải lúc nào, ở đâu, con người cũng nhận ra một cách day dứt, nhất là quá khứ lại là quá khứ nhọc nhằn, lam lũ [32,tr.212] và ông cắt nghĩa: trong thơ Nguyễn Quang Thiều có một nỗi ám ảnh mang tên làng Chùa, quê hương tác giả Từ mẫu gốc làng Chùa ấy phát sinh nhiều cổ mẫu như dòng sông, những người phụ nữ ( bà, mẹ, người đàn bà gánh nước sông…) Đó chính là căn nguyên để tạo ra một thế giới hình ảnh đa phân, biến ảo trong thơ Nguyễn Quang Thiều [32] Theo nhà thơ Hữu
Thỉnh: Nguyễn Quang Thiều cũng là “phù thủy” của liên tưởng tạo ra một ám ảnh
trong thơ; Và cuối cùng, mỗi bài thơ đều được dán tem Nó là sự cộng hưởng của những đối lập nhưng lại ban bố sự bình đẳng của chi tiết, và đó là một hiện tượng thơ tiêu biểu cho giai đoạn hội nhập [114] Hoặc khi đi sâu nhìn nhận lối thơ tự do
và thơ văn xuôi chảy tràn trên giấy như vậy, Nguyễn Đăng Điệp đã nói: Với Nguyễn
Quang Thiều, văn bản thơ là sự hiển thị tươi ròng những chuyển động trong cõi mộng mị Nó vừa tiếp nối vừa đứt quãng, vừa logic vừa phi logic, và phi logic là chính Nó miên man và lạ lẫm Thiều không có ý định gói lại mà để những hồi tưởng kia hiện lên như những thước phim không đầu không cuối [17] Nguyễn Việt
Chiến sau một thời gian dài bảo Nguyễn Quang Thiều là con lạc đà cõng thơ trên sa
mạc thì đến nay ông vẫn nói thế nhưng sâu sắc hơn: Thiều như một con lạc đà thơ,
đang cõng một cơn khát thơ trên lưng, đi qua bóng đêm của một cơn khát lớn hơn
Trang 13có tên là sa mạc thơ…Với các bài thơ văn xuôi mang vẻ đẹp của những cơn giông lớn kiểu này, anh xứng đáng là một giọng thơ lực lưỡng, một nông phu thật sự vạm
vỡ trên cánh đồng chữ nghĩa [08]
Bên cạnh luồng dư luận cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều mang tâm thế của tầm đón đọc, thì có một luồng dư luận lại cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là thơ, là thứ thơ lai căng, mất gốc Trần Đăng Khoa một mặt thừa nhận
Nguyễn Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề có
nhưng mặt khác lại cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều Tây đặc sản của thơ Thiều
là cái giọng lơ lớ tây [51] Riêng Trần Mạnh Hảo với bài viết Hát lên bằng nọc độc trong mình ( 1994) đã cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều là thứ thơ non kém về mặt nghệ thuật, thơ giả cầy, thơ dịch xổi [34] Ngoài ra trên một số trang văn học mạng
cho rằng thơ anh chưa phải là thơ, nó rối rắm, làm thơ như vậy thì ba ngày là xong một tập thơ, hoặc nhận định Nguyễn Quang Thiều viết truyện ngắn thì hay hơn làm thơ Tuy nhiên, thời gian là độ lùi hữu dụng cho việc thanh lọc, tẩy trần tác phẩm Cho đến thời điểm này, giới phê bình, nghiên cứu cũng như bạn đọc đã đón nhận và tìm kiếm nét đẹp tiềm ẩn trong thơ ông
Dưới những luồng dư luận thuận và trái chiều như vậy, thì hẳn nhiên thơ của Nguyễn Quang Thiều trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ 21 này vẫn còn nhiều điều ngổn ngang đáng tìm hiểu Và thực sự đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ông Nhiều công trình khoa học lớn nhỏ như luận án thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp lấy đối tượng nghiên cứu cho mình là thơ Nguyễn Quang
Thiều Nguyễn Thị Hiền trong luận án Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 (2003 - Hà Nội) đã tiếp cận thơ Nguyễn Quang Thiều
trong bối cảnh thơ đương đại Việt Nam, từ đó rút ra những cách tân thi ca của thơ
anh đối với nền thơ ca hiện đại Với đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều(2000 - Hà Nội), Chu Thanh Hằng đi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật, cái tôi
trữ tình, hệ thống biểu tượng, sự vận động giữa chúng trong thơ Nguyễn Quang
Thiều Lưu Thị Kim với khóa luận tốt nghiệp Tạo hình trong thơ Nguyễn Quang
Thiều(2001 - Hà Nội) đã làm rõ bản chất và vai trò của tạo hình trong thơ hiện đại,
Trang 14những cách tân đổi mới trong bút pháp tạo hình của Nguyễn Quang Thiều như màu
sắc, đường nét, bố cục, ý nghĩa của cách tân trong tạo hình thơ của tác giả Lê Thị
Bích Hợp, với đề tài Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000(2005- Hà Nội), đã đi tìm hiểu về tư duy, những thay đổi tư duy, cái mới lạ,
độc đáo trong tư duy thơ và hệ thống biểu tượng, trong thơ Nguyễn Quang Thiều
2.3 Như vậy, chúng ta có thể thấy, thơ Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng
lạ và đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá, nhiều bài viết của tác giả báo chí có tên tuổi, bạn đọc yêu thơ đón nhận, những người nghiên cứu khoa học cũng
đã lấy thơ ông làm đối tượng nghiên cứu Song, đâu đó, chúng tôi nhận thấy vẫn
còn lẻ tẻ ở mỗi khía cạnh, mỗi góc độ, khi nhận định về thơ ông Với đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi sẽ góp thêm một tiếng nói mang tính
riêng biệt trong quá trình đi tìm hiểu về nội dung và phương diện nghệ thuật, tổng hợp và khái quát về đặc điểm của thơ Nguyễn Quang Thiều
3 Đối tượng nghiên cứu
Tuyển tập Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều
Trong tuyển tập có các tập thơ được chính nhà thơ tuyển chọn như:
- Ngôi nhà 17 tuổi, 1990, NXB Thanh niên
- Sự mất ngủ của lửa, 1992, NXB Lao động (Giải thưởng Hội Nhà văn
1993)
- Những người đàn bà gánh nước sông, 1995, NXB Văn học
- Nhịp điệu châu thổ mới, 1997, Hội VHNT Hà Tây
- Bài ca những con chim đêm, 1999, NXB Hội Nhà văn
- Cây ánh sáng, 2009, NXB Hội Nhà văn
Trang 154 Ph ạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều qua hai phương
diện: Nội dung và hình thức nghệ thuật
Ngoài ra, chúng tôi có tìm hiểu thêm những cứ liệu khác liên quan hoặc bổ sung cho việc nghiên cứu về đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều trong trường hợp có thể như hội hoạ, truyện ngắn, đời tư…
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp loại hình: phương pháp cần thiết để căn cứ tìm ra sự biến thể,
phá cách, cách tân của thơ Nguyễn Quang Thiều
Phương pháp thống kê - hệ thống: chúng tôi thống kê số các số liệu cần phục
vụ cho luận văn và hệ thống chúng làm tư liệu nhất định cho luận văn
Phương pháp so sánh: phương pháp cần thiết nhằm làm nổi rõ đặc điểm thơ
Nguyễn Quang Thiều so với đặc điểm thơ của các nhà thơ cùng thời khác
Phương pháp tâm lý - xã hội học: phương pháp cần thiết tìm và giải mã được những suy cảm và ẩn ức tâm linh, tâm lý, phồn thực xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp để chúng tôi sử dụng phân tích, tổng hợp từ góc độ nội dung đến nghệ thuật trong lộ trình sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: tìm ra những hình thức nghệ thuật biểu đạt trong thơ Nguyễn Quang Thiều
6 Đóng góp của đề tài
Với đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi mong rằng sẽ
góp cái nhìn tổng hợp mang tính hệ thống cho một giọng thơ, một phong cách, một lối đi mới của Nguyễn Quang Thiều trên thi đàn đương đại Đề tài với hy vọng sẽ giải đáp được những điều còn vướng mắc, khó hiểu, hoặc cung cấp phần tư liệu
Trang 16đáng kể cho những đối tượng muốn tìm hiểu kỹ về thơ Nguyễn Quang Thiều Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra một - Nguyễn Quang Thiều với một số tác giả cùng thời mang đặc điểm sáng tác của luồng gió mới thi ca, nhận diện nó, phát triển nó, trên
dòng chảy thi ca hiện đại bấy giờ
7 C ấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, gồm ba
chương:
Chương 1: Thơ Nguyễn Quang Thiều và cái tôi trữ tình trong thơ
Trong chương này, chúng tôi tiến hành giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Quang Thiều Bám sát vào hai giai đoạn sáng tác của tác giả để thấy sự chuyển biến, cách tân theo chiều hướng thơ hiện đại cả về nội dung và hình thức nghệ thuật trên thi đàn lúc bấy giờ Sau đó chúng tôi đi tìm
hiểu cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện trong Châu thổ Cái tôi đa diện nhiều
chiều được triển khai qua nhiều khía cạnh thể hiện trong tuyển tập Đó cũng là
duyên cớ để chúng tôi triển khai Những suy cảm và hệ thống biểu tượng cũng như
những phương diện nghệ thuật mà chúng tôi tìm hiểu ở hai chương sau
Chương 2: Những suy cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Ở chương này, chúng tôi đi tìm hiểu về những suy cảm trầm tích được thể
hiện trong Châu thổ Căn cứ và xác thực từ những tư liệu về cuộc đời và những tài
liệu như ký, truyện ngắn và tản văn của tác giả Nguyễn Quang Thiều để minh chứng rằng những suy cảm trầm tích từ vô thức của ông là bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, từ vốn sống, trải nghiệm được nhà thơ tái tạo vào tác phẩm bằng cơn mơ
và trí tưởng tượng phong phú giàu chất siêu thực Ở đó, Châu thổ đã hình thành một
hệ thống thi ảnh biểu tượng về những con người, sự vật, con vật nơi làng Chùa sông Đáy, mà tác giả là người luôn chủ động hướng tìm đến với khát khao và hy vọng
Trang 17Chương 3: Hình thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Ở chương này, chúng tôi đặc biệt đi tìm hiểu về nghệ thuật không - thời gian trong thơ Nguyễn Quang Thiều Chúng tôi nghiên cứu thành hai mảng rõ rệt: Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật Ở thời gian nghệ thuật, chúng tôi tìm thấy những nét đẹp cũng như những cách biểu đạt thời gian trong thơ của tác giả và
lý giải duyên cớ vì sao trong thơ Nguyễn Quang Thiều lại thường xuất hiện dạng thức thời gian đó Với không gian nghệ thuật, chúng tôi đi tìm hiểu hai mảng không gian tiêu biểu ( không gian làng Chùa - sông Đáy và không gian sinh hoạt trên cánh đồng Châu thổ) để thấy không gian nghệ thuật gắn liền với con người, biểu tượng
đã được triển khai ở chương hai Sau đó, chúng tôi đi nhấn mạnh thể loại thơ tự do
và thơ văn xuôi Với hai thể thơ này, chúng tôi đã thống kê và vẽ biểu đồ ( Phụ lục )
để minh chứng rằng: Nguyễn Quang Thiều là nhà cách tân, nhà thơ hiện đại và đó cũng là hai thể loại thuộc sở trường của ông trong sáng tác Ngoài ra, chúng tôi có tìm hiểu thêm một số hình thức nghệ thuật khác, nhằm biểu đạt được phần nội dung
đã triển khai ở hai chương trên
Tóm lại, với ba chương về đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”
chúng tôi đã cố gắng làm rõ một phong cách sáng tác, một lộ trình cách tân thơ đầy thi vị và cũng đầy cam go thử thách trên thi đàn của tác giả Nguyễn Quang Thiều Bên cạnh đó, cùng với cách so sánh đối chiếu với các nhà thơ cùng thời, cùng xu hướng cách tân hiện đại với Nguyễn Quang Thiều để thấy rằng thơ ca Việt Nam hiện đại đang có những ngã rẽ mang xu hướng tích cực
Trang 18NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
tập viên báo chí nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn nặng nợ với thơ Có thể nói, đó là
cái “duyên ngầm” của một kỹ sư ngành điện rẽ hướng, “chuyển tông” Nguyễn Quang Thiều chấp bút làm thơ từ những năm đầu thập niên 80 và sớm thành công Năm 1983 - 1984, anh đạt giải ba cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội, năm
1989 đạt giải thơ hay Tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi xuất bản năm 1990 và sau đó một
năm thì được bình chọn là tác phẩm hay nhất của năm Những âm hưởng ban đầu của tập thơ đầu tay, chính là nguồn cảm hứng thôi thúc ông tiến tục cuộc hành trình dấn thân với thi ca Trong sự trở về với tiềm thức, miền vô thức võ não mặc định bằng kí ức tuổi thơ, bằng niềm thương nhớ xóm làng, quê hương, cha mẹ và con
người vùng Châu thổ đã trở thành nhân chứng, thành là tài sản quý giá cho gia tài
thơ ông:
Tôi như con sáo mỏ gà/ Bay về triền đất bãi/ Tôi của triền sông hai mươi tám tuổi/ Những dấu chân trên phù sa rong ruổi/ Của hoa ngô cuối vụ khô giòn/ Của hoa cải rưng rưng lòng không cầm được / Của bồn chồn mùa tu hú kêu mau (Trở về
bờ bãi - Tập Ngôi nhà 17 tuổi)
Đối với làng quê, có thể Nguyễn Quang Thiều là người con đã mạnh dạn dứt bỏ
ra đi để bắt đầu cho sự trở về Ông trở về trong tâm thức của chính mình, trong trái tim luôn thao thức để giữ “một ngọn lửa” không bao giờ tắt Mọi người vẫn gọi ông
là người luôn giữ lửa trong thơ mình Nhất là trong hoàn cảnh xã hội như hiện nay,
Trang 19cuộc sống công nghiệp hiện đại, và đầy bất trắc thì việc “giữ lửa” cho thơ mình là một điều không dễ
Từ nhỏ, tuổi thơ của Nguyễn Quang Thiều đã gắn bó với gia đình, quê hương,
con người nơi đây Sống trong tình yêu thương gia đình, Nguyễn Quang Thiều
chứng kiến, trải nghiệm tuổi thơ với quê hương - cái nôi thơ ca làng Chùa - sông Đáy Nhà thơ luôn giữ trong trái tim mình nỗi nhớ thương, nỗi đau đớn, nỗi khát khao đến độ đầy dự cảm, để đi kiếm tìm, khám phá, ngưỡng vọng và thành kính cội nguồn đến tha thiết
Nguyễn Quang Thiều nhận thấy cần dũng cảm, bước những bước lạc nhịp, ra
khỏi “dàn đồng ca”, bứt phá một lối đi mới, vượt qua phương thức cũ (phương thức thể hiện truyền thống với những câu thơ đèm đẹp như bài Mưa đêm: Sợi mưa đan
nối nỗi tâm tình/ Tôi ở trong mưa tươi mát quá/ Trong ngần ý nghĩ tới bình minh),
để nỗ lực tìm kiếm một phương thức thể hiện mới Bắt đầu từ thế giới tập thơ Sự mất ngủ của lửa, ông đã đưa ra một quan niệm mới về thơ Làm mới lại những gì đã
cũ và làm sống lại những gì đã chết [101] Thơ Nguyễn Quang Thiều bấy giờ không
còn là những cảm xúc dìu dịu, những câu thơ vần điệu, ngắn gọn, những hình ảnh
trong sáng của một thoáng hè thị xã/ chợt nghiêng mình sang thu/ Con về thăm ngoại ngoại ơi/ Làng xưa chiều nắng trong mưa; hay là cảm xúc của chàng trai đa tình trong bài thơ Chiều mưa đầu tay mà tác giả viết về cô gái đẹp vừa thoáng qua dưới giàn bông giấy: Chiều nay trời đang mưa/ Đợi em hoài chẳng thấy/ Trước thềm giàn bông giấy/ Vẫn nở màu nhớ thương/ Em đi đâu về đâu/ Con đò không bến đợi/ Chiều mưa ướt mái đầu/ Trời hoàng hôn vời vợi [113] Ở đó, hiển hiện
trong thơ ông là thế giới của những bụi bặm, tiếng ồn, hỗn mang, trần trụi, với cảnh đời sống nhiều bất trắc, xô bồ, bằng những câu thơ tự do dài, trúc trắc, hình ảnh không ăn nhập, đầy ứ sự vô tình Nó như một lời thống thiết gọi gào mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi đó là tiếng hú gào của trường phái thơ Beat của Mỹ
Yêu thơ ông, đọc chậm, như khi nhấm nháp một mẩu thuốc bắc, đắng rồi sẽ ngọt, cái ngọt dìu dịu, thấm sâu và như có thể chữa được nhiều bệnh Đọc thơ ông, thẩm thấu thơ ông, là yêu quý cả phong cách ông, tính cách ông, đạo đức và con
Trang 20người ông Con người luôn lấy đạo nghĩa, chữ tính, chữ tâm, chữ tài, chữ trọng, làm
phương châm sống Thơ Nguyễn Quang Thiều cho chúng tôi một ấn tượng đặc biệt Ông góp nhặt cho đời, sản sinh cho đời, cho thơ những tinh túy, đúc kết từ chiêm nghiệm, từ trải nghiệm và sự thổn thức từ cuộc sống mà thành
1.1.2 Tác phẩm
Đến nay Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ, ngoài sáu tập
tuyển trong Châu thổ gồm có: Ngôi nhà tuổi 17 (1990); Sự mất ngủ của lửa (1992); Những người đàn bà gánh nước sông (1995); Những người lính của làng(1996); Thơ Nguyễn Quang Thiều (1997); Nhịp điệu châu thổ mới (1997); Bài ca những con chim đêm (2000), và tập Cây ánh sáng (2009) Còn có các tập như: Tập thơ The
Women Carry Water (bản Anh ngữ của cuốn Những người đàn bà gánh nước sông) được University of Massachusetts Press xuất bản năm 1997, được The National Translation Association of America trao giải thưởng vào năm 1998 Ngoài ra, ông còn được mời tham gia đọc thơ mình trên nhiều đất nước như Hội thảo thơ: Năm nhà thơ nổi tiếng tại Hàn Quốc, và dịch thơ mình trên nhiều tập san trên thế giới như Mỹ, Úc, Ailen, Na-uy, Nhật Bản, Thụy Điển, Ailen, Colombia, Vênêzuêla, Thái Lan, Đài Loan Ông đã xuất bản 2 tiểu thuyết, 5 tập truyện ngắn, 3 tập truyện cho thiếu nhi, và 1 tập tiểu luận Hai tập truyện ngắn của ông đã được dịch và xuất
bản tại Pháp: La Fille Du Fleuve (Cô gái của dòng sông - 1997), và La Petite
Marchande De Vermaicelles ( N gười đàn bà bán bún - 1998) Ông còn tham gia vào
lĩnh vực sân khấu - điện ảnh, nhiều kịch bản của anh đã được dựng thành phim Ngoài giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được nhiều giải thưởng văn học trong nước ở nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ, truyện
ngắn, sách thiếu nhi, kịch bản phim…
Hiện tại ông đang viết ba tác phẩm lớn: Một là, Trường ca Lò Mổ, đã được
16 chương Xuyên suốt trong 16 chương ấy, hiển hiện một cảm hứng chủ đạo: tình yêu, tự do và khát vọng Hai là, Trường ca Bí mật thành Cổ Loa Ba là, Trường ca
thơ văn xuôi Hồ sơ về một thị xã bị mất tích Ở đó, nó dựng lại một vẻ đẹp đã biến
Trang 21mất của một vùng văn hóa, của một miền quê Mỗi một bài thơ là một câu chuyện
về đời sống đô thị, là vấn đề để phục sinh lại đời sống con người, kêu gọi, thức dậy giấc mơ lớn về cuộc sống tốt đẹp, những điều hoàn hảo trong đời sống.Trên con đường đi tìm kiếm và xây đắp lại những gì đã mất, tác phẩm sẽ cho chúng ta cảm giác như bắt gặp sự cô đơn trống vắng kinh hoàng, ít tìm thấy sự chia sẻ của con người với thiên nhiên Hồ sơ về một thị xã bị mất tích, không hề có tên bài mà được đánh số Mới đọc, có thể bạn sẽ nghĩ rằng đó là những ghi chép rời rạc, (hồ sơ về hồ nước), trên vùng đất đã đánh mất dần nét đẹp văn hóa truyền thống Bắc Bộ, (vùng thị xã Hà Đông), nhưng điều có được từ tác phẩm, xuyên suốt cấu trúc tư duy tác phẩm, là những điều tác giả muốn gửi gắm, là thông điệp cho toàn cầu
Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều không thể gọi là nhiều là ít, mà là sự đóng góp đáng kể trong thi đàn, tạo được từ trường mạnh, thu hút được lực lượng sáng tác ở nhóm thể nghiệm trẻ (nhóm thứ hai - sau Nguyễn Quang Thiều như Vi Thùy Linh, Nguyễn Quyến, Đinh Thị Như Thúy) thay đổi cách thể hiện, bứt phá cho cả một kiểu sáng tác, một luồng tranh luận đáng nể trong thời
kỳ văn học thi ca thời bấy giờ Điều đó, càng rõ hơn khi chúng ta có thể tìm hiểu thơ ông qua chặng đường cơ bản, xem như là hai mốc lớn, đánh dấu sự chuyển biến trong tư duy thơ, trong phong cách thể hiện của Nguyễn Quang Thiều Đó là, giai
đoạn đầu từ bài Lạc nhịp (1987) trong tập Ngôi nhà 17 tuổi, với cảm xúc cá nhân
ngu ngơ của chàng trai xuất thân từ làng Chùa, tình cảm chân thành, trong sáng,
cũng là cái mốc biến chuyển trong tư duy của ông Trăn trở băn khoăn, về cách viết, cách thể hiện, phải bước lạc nhịp ra ngoài sự vận động “ êm ả”, truyền thống của thi
ca lúc ấy, Nguyễn Quang Thiều suy nghĩ, cần phải tìm lại đúng là mình, đúng với
những gì mình muốn nói Ông mạnh dạn tách ra khỏi dàn đồng ca thi ca, viết tập Ngôi nhà 17 tuổi (1990) Một năm sau khi tập thơ được lọt vào vòng chung khảo
cuối cùng của Hội Nhà văn thì dư luận về một Nguyễn Quang Thiều đã “dấy” lên Mốc thứ hai, trong sự nghiệp sáng tác của ông, đó là sự ra đời và đoạt giải của tập
Sự mất ngủ của lửa (1992) của Hội Nhà văn Việt Nam Cột mốc thứ hai này thực sự
tạo dựng được một Nguyễn Quang Thiều trong mắt của người đọc, tạo luồng dư
Trang 22luận nhiều chiều trong giới phê bình và thi ca Kể từ đây, thơ ông đã có thể nói là có một bước đi mới hoàn toàn khác hẳn Nó khẳng định một phong cách, một tầm nhìn, tầm đón đọc, một cái tâm vì thi ca, vì sự giữ lấy không muốn đánh mất mình của đội ngũ sáng tác
1.1.3 Những nguồn ảnh hưởng đối với thơ Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 3 tháng 2 năm 1957 tại làng Chùa ven bờ sông Đáy, thuộc địa phận tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội Nhà thơ chịu nhiều ảnh hưởng của làng quê Tần số thi ảnh về cố hương ông bà tổ tiên, dòng sông, cánh đồng, bến bãi, dày đặc trong cõi mộng mị hoang tưởng ám ảnh thơ ông, được gắn
kết với “cuống nhau” văn hóa cộng đồng văn hóa chiêm trũng Bắc bộ
Làng quê, xứ sở là nơi đi về trong tâm thức, là khắc khoải hy vọng của người con xa quê, chịu ơn quê, nơi đã nuôi dưỡng hồn thơ, cho ông nguồn cội, mạch nguồn xúc cảm cho thơ Cứ ba năm một lần, vào ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch làng Chùa có truyền thống mở hội thơ Dù ai đi đâu về đâu, cũng nhớ ngày hội thơ của làng mà về thưởng thức, góp mặt, lắng nghe Đây là dịp để người làng Chùa sống trong lễ hội làm thanh sạch tâm hồn Tâm hồn người làng Chùa yêu thơ bằng
con tim, bằng cái tâm biết nói Một chữ có Ân thì nở hoa/ Vạn chữ có Oán thì sinh sâu bọ [110,tr 21], mặc dù cuộc sống hiện tại còn khó khăn, vất vả, với bộn bề lo toan và kể cả những đắng cay, mất mát… Người làng Chùa tâm niệm Người làng Chùa làm thơ vì niềm vui, làm thơ vì nỗi buồn, làm thơ vì tuyệt vọng và có lúc làm thơ vì cái chết, nhưng không bao giờ làm thơ vì lòng thù hận [109], cùng với một
niềm tin vào cuộc đời, cuộc sống và con người nơi đây, thì thơ là nhân tố để họ gửi
gắm niềm tin ấy Người yêu thơ, ta yêu người/ Nhưng người không yêu thơ, ta phải yêu người hơn [110, tr.141]
Sống trong một gia đình nền nếp và tràn ngập tình thương, người cha nghiêm khắc, người mẹ dân dã mà thâm trầm tinh tế, Nguyễn Quang Thiều như được bắt đầu từ nguồn mạch ấy Cha là người truyền cho ông ý chí, lý lẽ, chân lý làm người,
mẹ là người gieo vào lòng ông sự tinh tế, dịu dàng và sự hài hước Người bà gieo
Trang 23trong thơ Nguyễn Quang Thiều nguồn cội, những rung cảm giàu liên tưởng đến phá
vỡ hiện thực Cảm hứng văn chương của ông được khơi nguồn từ mẹ, phát sinh và lớn mạnh từ những câu chuyện của người bà Từ những lời thủ thỉ, không dứt trên giường bệnh của bà, với mái tóc dài không chịu cắt ngắn của bà, cậu bé Thiều đã
mộng mị đi trong kí ức, mộng mị đi trong tâm thức
Có thể nói, quê hương, cha mẹ, những con người của làng quê thân thuộc đó
đã trở thành những tiếp biến mang tính biểu tượng, những ám ảnh vừa gai góc, vừa dịu vợi trong thơ ông
Bên cạnh đó, những năm sau 1975, với sự ảnh hưởng, xâm nhập của văn học
phương Tây, và văn học châu Mỹ Latin, Văn học Việt Nam đã chịu sự chi phối, điều tiết trên diện rộng Có thể kể đến cả một thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ Mỗi nghệ sĩ là một phong cách Trong màn sương còn mờ ảo về phương pháp lý luận của nghệ thuật thơ ca, nhưng tất thảy đều dấn bước lần tìm hướng đi cho thơ mình
Có người bộc phát, đột biến chuyển dịch ( Trần Dần), có người kế thừa từ truyền
thống qua hiện đại ( Mai Văn Phấn, Đồng Đức Bốn), cùng với thế hệ nhà thơ trưởng thành sau cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt (Thái Thăng Long, Trương Nam Hương …), Nguyễn Quang Thiều càng không phải là một ngoại lệ Nhận diện
xu thế tiếp biến của văn học trên thế giới và trong nước, cùng với sự am hiểu, tiếp cận nền văn minh văn hóa từ đất nước Cuba khi ngồi trên ghế nhà trường trong những năm du học, từ những đất nước, có những nền văn hóa khác nhau mà ông đã
có dịp đi qua và trải nghiệm Nó đã ảnh hưởng đến nhãn quan đổi mới nghệ thuật thi ca của ông sau này Có người bảo thơ ông giống trường phái thơ Beat của Mỹ,
có người bảo thơ ông lai căng, thơ dịch, mang âm hưởng của thơ Tây Ban Nha, song đối với ông, điều ảnh hưởng, có thể kể đến đó là bản dịch nghĩa của thơ Đường, thơ J.Brodsky và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phương Tây Những tác giả như Kafka, W.Falkner, A.Camus, G.Marquez Trong đó, chúng tôi chú ý đến ảnh hưởng của J.Brodsky, nhà thơ đạt giải Nobel năm 1987, được sinh ra tại Nga nhưng sang Mĩ định cư Nhà dịch giả Hoàng Ngọc Biên có tâm sự rằng, mỗi khi dịch thơ J
Brodsky lại nghĩ đến thơ Nguyễn Quang Thiều
Trang 24Hoặc có thể thấy, trong phong cách thể hiện thơ, nhất là những tập sau này,
phảng phất hình ảnh, con người từ đất nước Tây Ban Nha, Cuba, xa xôi, Nguyễn Quang Thiều đã liên kết các hình ảnh “lạnh” không ăn nhập nhau như những chú
bò, những sọ người những ngón tay, những vũng máu, những thây chết, tạo thành trường nghĩa của kết cấu mang cảm giác gai rợn, bằng nhiều động từ lấn át những tính từ vốn có trong thơ trước đây của ông Nhưng dẫu thế nào, thì cảm hứng về cuộc sống, con người vẫn là tâm điểm điều ông muốn nói:
Những con cá ngủ và trôi nghiêng trong dòng nước chảy ấm/ dọc bờ sông, những bông hoa đầu tiên của mùa hạ tỏa sáng bởi những ngôi sao tháng Năm/ Thế gian những dòng sông chảy, những cây thông thì thầm, những đứa trẻ khóc, những chàng trai chết, những đàn bà/ sợ hãi, những ô cửa chạy trốn vào hốc mắt/ … Xa xôi Một con đuờng ngập máu một bàn tay nhỏ bám chặt những ngọn cỏ như bám tóc người mẹ [110,tr 286]
So với đoạn thơ của nhà thơ của đất nước Tây Ban Nha như sau:
Hoặc có thể thấy, thơ ông giống với giọng thơ của xứ Tây Ban Nha với cách liên kết các hình ảnh “lạnh” không ăn nhập nhau tạo thành trường nghĩa của kết cấu mang cảm giác gai rợn
Với những chiếc rễ,những ngón tay gân guốc/ Rêu và cỏ sẽ mở bong hoa cái –
sọ đầu anh/ Nhưng máu anh vẫn còn vui vẻ/ đến vang ca trên những bãi cỏ/ đến nhỏ giọt từ những chiếc sừng nhọm run sợ/ đến bảng lảng không tâm hồn trong sương mờ/ đến vấp phải hàng nghìn những móng chân/ Máu anh đến tựa một chiếc lưỡi dài,buồn, u tối/ tạo thành một cái hồ hấp hối
Như vậy, từ những dẫn chứng trên chúng tôi thấy có sự tương đồng về ý, cấu trúc của ý, cách tạo hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Quang Thiều Từ đó có thể khẳng định rằng thơ Nguyễn Quang Thiều là một sự tiếp biến từ nền tảng thi ca dân tộc
Trang 251.1.4 Quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều
Sau bao năm bôn ba trải nghiệm thực tế cuộc sống một cách đầy bản lĩnh, Nguyễn Quang Thiều đã thành công và khẳng định vị trí trên nhiều lĩnh vực Nhưng đối với thi ca, ông vẫn dành niềm ưu ái nhiều nhất, xem đó là tâm niệm, là phương châm để sống, với phong cách của một nhà thơ đích thực Niềm đam mê nghệ thuật với tiềm năng giàu nội lực thay đổi cách thể hiện thơ theo quan niệm thẩm mỹ riêng, Nguyễn Quang Thiều đã làm nên một cuộc cách tân hiện đại đầy sóng gió Chữ “riêng” này, có thể hiểu và xét rộng hơn trên thi đàn đối với quan niệm về thơ
ca của các nhà thơ Chẳng hạn như đối với các nhà thơ trung đại (Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương), thì quan niệm thơ ca là chí người quân tử, dùng thơ ca để thể hiện sự ẩn dật lòng yêu nước thương dân, cái tôi đòi quyền cá nhân
thỏa mãn giải phóng, gò bó khắc khe đối với phận người của xã hội phong kiến
Nhà thơ của phong trào thơ mới (Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử),
thì quan niệm thơ ca là sự giải tỏa, là cách thể hiện cái tôi cá nhân buồn quay ngược
lại với hiện thực Các nhà thơ Cách mạng (Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu), lại quan niệm thơ ca là vũ khí sắc bén phục vụ công cuộc cách mạng, mang
tính chiến đấu Những nhà thơ hiện đại sau 1975 lại có quan niệm về thơ ca theo từng cách riêng của mình, điều đó cũng thể hiện ở phong cách sáng tác của họ Trần
Dần, ông quan niệm sáng tác thơ ca là cách làm nên chữ Tôi giản dị đồng nhất vào chữ, với nhà thơ Lê Đạt thì quan niệm Nhà thơ là phu chữ, nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức Thơ đúng là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. Nguyễn
Trọng Tạo - người luôn có khát vọng cách tân thơ ca đã quan niệm: Nhà thơ không chỉ là công dân của một quốc gia mà phải là công dân của thời đại… Nhà thơ phải biết biến hiện tại, tương lai thành quá khứ để tạo ra kinh nghiệm sống và cảm xúc mới [95]; thì Nguyễn Quang Thiều - một nhà thơ của thập niên 80 có một quan niệm riêng, một phong cách riêng, không phải là ngoại trừ Trong cuốn Nhà văn hiện đại do nhà thơ Hữu Thỉnh giới thiệu, trong đó có viết về tác giả Nguyễn Quang Thiều Khi bộc bạch, nhà thơ đã khẳng định ông: viết bởi khát vọng được giải tỏa
Trang 26Chống lại sự giống người khác Ít dị ứng với khen, chê trong văn chương Tự tin sáng tác [114].Khát vọng và niềm đam mê, ông đã từng tâm đắc với tôn chỉ thơ ca
là sự Làm mới lại những gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết [101] Tôn chỉ luôn làm mới mình bằng thơ ca, luôn được mở rộng, luôn được giàu có về nội dung
và hình thức thơ, ông đã tự thân vận động không ngừng, bằng cách đào sâu vào vỉa
tầng của kí ức, bới tung độ sâu của vô thức, hữu hình mà xây lâu đài thơ tâm thức
Vì thế, ông từng nói: Với cá nhân tôi, khi tôi viết nghĩa là tôi đang hồi tưởng về một đời sống tôi đã sống Tôi đang tự mang đến cho mình một nền tự do, một trí tưởng tượng và một giấc mơ [101] Ông quan niệm, trong sáng tác thơ ca có hai điều cần
chú ý: điều quan trọng nhất là để tạo ra sự ám ảnh trong thơ và điều tồi tệ nhất là thiếu trí tưởng tượng Nguyễn Trọng Tạo trăn trở với nghề viết, ông bảo đó là nghề
“ộc ra con chữ/ ộc ra tâm can kiến tạo sinh thành” (Nhà văn), và gọi nhà văn là bác
thợ cày/ cày trên giấy trắng [95], thì Nguyễn Quang Thiều cũng trăn trở về việc
sáng tạo thơ, gìn giữ thơ, “gieo mầm” thơ, cõng thơ đi qua sa mạc cát với ba khía
cạch quan niệm về thơ sau:
Thơ là thế giới những cơn mơ tự do và trí tưởng tượng
Ở khía cạnh thứ nhất: Ông quan niệm thơ và sáng tạo thơ là những cơn mơ
tự do vô tận của tâm thức và trí tưởng tượng Ở đó, nhà thơ có thể tái tạo thế giới,
tái tạo sự vật trường sinh và phục sinh, nảy mần hay tàn lụi Cơn mơ tự do được tái
thiết lập bằng cảm quan mà không ai chi phối ,Với tôi, thơ là sự ước lệ, mơ hồ, thơ
là thế giới mà tôi tìm thấy những cơn mơ và sự tự do của mình [104] Thơ ca của
ông chi phối bởi cơn mơ, hay cơn mơ và trí tưởng tượng chi phối thơ ca của ông? Ở mặt này hay mặt khác, bề trái hay bề phải, của một chiếc lá thơ, thì sự đối xứng của gân lá, sự mượt mà của mặt phải và sự gân guốc của mặt trái, đã làm nên nét đẹp, chính từ sự tự do không giống khuôn mẫu nào của mỗi một chiếc lá (bài thơ) khi nó sinh ra Nguyễn Quang Thiều để cơn mơ tưởng tượng và sự tự do chuyển động và luôn phủ định chính mình đi lang thang, sinh ra những chiếc lá diệu kỳ, như chính
sợi dây tình cảm vô hình với người bà mà tác giả đã viết …họ giữ mối quan hệ với
bà tôi bằng những kinh nghiệm Còn tôi giữ bà tôi bằng trí tưởng tượng vô cùng
Trang 27hoang dại, và bằng những cơn mơ bất tận, đầy nhạc tính [110,tr.16] Không chỉ thế,
mà những cơn mơ và sự tưởng tượng hoang dại ấy không mấy giống nhau, bởi ông
quan niệm Tôi luôn tìm cách phủ định chính bản thân mình bằng những thử thách khác nhau, phủ định chính bản thân mình là sự chuyển động Nếu không chuyển động thì mọi vật đều bị hủy diệt Phủ định thì mới có phát triển [101] Giấc mơ và
sự tự do tưởng tượng luôn theo ông, dù là tương lai hay trở về quá khứ, mà trong
lần phỏng vấn ông đã bộc bạch: Tôi luôn hồi tưởng trong kí ức, sống trong hiện tại
và giấc mơ về một thế giới trong tương lai sẽ khác Những bài thơ của tôi dường như dành phần cho tương lai rất nhiều, dù nó xuất phát từ hiện thực đời sống, nhưng lại hướng về tương lai Tôi cũng hồi tưởng lại những kí ức với những dày vò, suy tưởng về những gì đã xảy ra trong quá khứ [26] và cũng hơn một lần ông khẳng định Tôi nhận thấy thi ca là bầu trời rộng lớn nhất cho đôi cánh của tự do và trí tưởng tượng của tôi [04]
Thơ là thế giới của sự vĩnh hằng, của cái đẹp…
Ở khía cạnh thứ hai, với con đường thơ, Nguyễn Quang Thiều quan niệm, thơ ca không chỉ để ông phô diễn đời sống thực tại, một thế giới gai góc đầy ám ảnh theo cách riêng của trí tưởng tượng, mà còn là nơi cho ông sự an lành, bền vững bởi khát khao cháy bỏng của cái đẹp, đầy đặn ở thế giới vĩnh hằng Ở đó, ông có thể dựng lại được những gì đã mất, xây được những gì đang khát khao, bên cạnh những điều tự cảm nhận, tồn tại trong hiện thực cuộc sống Nên đối với ông, thơ là cái gì
đó thật hoàn hảo, viên mãn, tràn đầy sinh lực, và đem đến ánh sáng/ nguồn tái tạo
cuộc sống của con người Trong Thông điệp về cái đẹp và tự do, ông đã chiêm nghiệm: Sự giải phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc của đời sống con người là sự
tự nở hoa trong tâm hồn của chính con người Thơ ca là con đường dẫn con người đến sự tự nở hoa đó [101] Hay có lần ông thổ lộ Thơ giống như ánh nắng, nuôi nấng mọi thứ, làm mọi thứ bừng nở viên mãn và chín vàng Điều đặc biệt khiến thơ khác với ánh nắng, khác với khí thở là sau khi viên mãn, mọi thứ sẽ tàn lụi tiêu tan, nhưng trái lại, thơ làm cho mọi điều nó chạm tới vươn được đến sự bất tử Khí thở
là dưỡng chất trần gian còn thơ là dưỡng chất của sự bất tử [104] Khi đánh giá về
Trang 28công việc của một nhà thơ chân chính ông đã viết: Nhà thơ không đơn thuần chỉ là tiếng vọng hay người lao công của Vĩnh cửu Qua sự trục vớt, hồi sinh, tái tạo và dưỡng tồn vĩnh viễn những điều tưởng như đã mất, nhà thơ, cùng với Người mẹ của Vĩnh Cửu, cùng “sáng tạo lại” mọi vật đã mất Trong cuộc sáng tạo kỳ diệu này, nhà thơ không “thụ động” nhận sự sáng tạo, không phải là lao công mà nhà thơ chính xác là Chủ-Nhân-Thứ-Hai, sau Người mẹ Vĩnh Cửu, của mọi vật được tái tạo lại là dưỡng tồn chúng vĩnh viễn [105] Bởi ông cho rằng thơ ca là nơi có thể lưu
giữ những giá trị được vĩnh tồn Nhà thơ và thơ ca có nhiệm vụ bồi đắp, xây dựng,
lưu giữ những cái đẹp, những khoảng khắc nhỏ nhất của thời gian
Đối với Nguyễn Quang Thiều, thơ ca gắn liền với sự bất tử, vĩnh hằng vì nó đi
ra từ trái tim, khối óc, và được xây dựng nên từ tâm thức lòng người, mà ông đã thấu
hiểu Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng Rộng hơn cánh đồng là chân trời Nhưng rộng hơn chân trời là lòng người [110,tr.274] Nó là vẻ đẹp vĩnh cửu mà tạo
hóa ban tặng, thức tỉnh và nuôi dưỡng tâm hồn, đưa con người, đưa nhân loại đến sự thánh thiện Thơ là vẻ đẹp tinh thần không thể thiếu, nó nâng đỡ và vĩnh cửu hóa
những giá trị đích thực của cuộc sống này mà ông đã trả lời phỏng vấn trên báo: Một góc nào đó của đời sống là những điều tồi tệ… còn lại là những điều đẹp đẽ Sự thật là những người chiến đấu cho những gì đẹp đẽ trên thế gian này (trong đó có các nhà
thơ) chưa bao giờ tuyệt vọng cho dù họ có lúc đau đớn hoặc tham vọng [47]
Thơ là chiếc neo giữ cho thơ không rơi vào vùng phi nhân tính…
Là người đã từng nói, Nếu không làm thơ, tôi sẽ không còn là tôi [67],
Nguyễn Quang Thiều đã phát quang con đường thơ ca của mình bằng tôn chỉ: sử
dụng ngôn ngữ thơ ca gần với tiếng nói đời thường nhất Nó cũng đồng nghĩa với câu của nhà thơ Nga Exenhin Nếu tôi không làm thơ tôi sẽ thành kẻ cướp Điều đó
có nghĩa, thơ ca mang giá trị của cái đẹp, tình yêu và hạnh phúc Khát khao như muốn bù đắp cho cuộc đời này những mất mát đau thương, bất trắc, Nguyễn Quang Thiều chỉ biết viết và viết Những đêm đông gió mùa đông bắc, trời lạnh và gió khuya, thức trong đêm thâu, ông viết bằng cơn mơ và trí tưởng tượng từ hiện tượng thực tế Không chỉ thi ảnh, thi cảnh, con người ở đất nước mình mà ở những miền
Trang 29đất xa xôi, những dân tộc da đen trên thế giới cũng gây cho ông nhiều xúc cảm để viết Nguồn cảm hứng vô tận với một trái tim đa mang, đã làm nên một giọng thơ
trầm ấm, thủ thỉ như nguồn cơn bất tận không bao giờ dứt Bởi ông cho rằng: Sáng tạo thi ca là quá trình văn bản hóa những vẻ đẹp và những bí ẩn của đời sống mà thôi Chú ng ta nên hiểu rằng: người làm thơ và người đọc thơ cùng có một mục đích và một sứ mệnh là xây dựng một đời sống tinh thần cho con người Khi không còn ai có cảm hứng làm thơ nữa và không còn ai có cảm hứng đọc thơ nữa thì nghĩa là đời sống tinh thần con người đã bắt đầu đứng bên bờ vực thẳm [67] Là
người tài hoa, Nguyễn Quang Thiều quan niệm sáng tạo thơ, gìn giữ thơ là một việc thường xuyên và không ngưng nghỉ Điều đó giống như một mạch nước nguồn tuôn chảy, qua bao ghềnh đá, ngầm vực để sung sướng hào sảng trở về với cái tôi trữ tình
của nhà thơ Hơn ai hết, Nguyễn Quang Thiều ý thức được rằng: Nhà thơ là những
người Cõng trên lưng tảng đá khổng lồ của sự đọa đầy để được kêu vang tự do và
đã chết quá nhiều cái chết trong bóng tối mới chạm vào cơn mơ sự sống Và cũng hơn ai hết, Nguyễn Quang Thiều ý thức được rằng: Mục đích của bài thơ là cố gắng lưu giữ lại cho người đọc khoảnh khắc đời sống mà họ không bao giờ tìm lại nếu không có thơ (Charles Simic - nhà thơ Mỹ - Giải Pulizer) hoặc: Bằng những bài thơ
mà c on người của một triệu năm sau có thể hiểu được đời sống của chúng ta bây giờ (Joseph Brodsky - nhà thơ Mỹ gốc Nga - Giải thưởng Nobel văn học 1987)
1.2 Cái tôi tr ữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều
1.2.1 Cái tôi và cái tôi trữ tình
Trong phạm trù đi tìm cái tôi và cái tôi trữ tình của thi ca, chúng ta bắt gặp
những cái tôi cá nhân (theo quan niệm triết học), cái tôi của thực thể con người,
điều kiện cần giao thoa với điều kiện có của cái tôi trữ tình với cảm giác buồn, cô đơn, lạc loài, cái tôi khát khao, ngưỡng vọng Người ta gọi đó là tính chủ thể và trữ tình v.v Mà nói như toán học thì đó là những phần giao cắt nhau hoặc thuộc về nhau thường được gọi là tập hợp “thuộc”, “phần tử” Vì thế nó chi phối nhau, hỗ trợ/bổ sung nhau Cái tôi thực chất là một khái niệm của triết học Nhiều nhà triết
Trang 30học như R Đê-cac, J Gphichtê, G.V.Hêghen, S Phơ-rơt, đã chú ý đến cái tôi biểu hiện trong triết học khi đề cập đến các mối quan hệ vật chất - ý thức, chủ quan - khách quan, cá nhân - xã hội
R.Đê-cac (1596 -1650), định nghĩa về cái tôi triết học Tôi tư duy vậy là tôi tồn tại Ông cho rằng, cái tôi là thực thể của tư duy, là căn nguyên của nguyên lý
nhận thức duy lý Nhà triết học S.Phơ-rơt (1856 - 1939), cho rằng cái tôi xuất phát
từ động cơ bên trong ý thức, cấu thành ý thức, nhân cách con người Triết học Mác - Lênin khẳng định: cái tôi là trung tâm tinh thần, là cá tính, là hành vi của con người đối với cá nhân và xã hội, là thành phần cấu thành cấu trúc tự giác
Nhìn từ góc độ triết học, có thể nói cái tôi vừa mang tính xã hội, lịch sử vừa mang tính độc đáo, khẳng định nhân cách cá nhân
Từ cái tôi cá nhân của triết học đến cái tôi trữ tình dường như có mối quan hệ khăng khít khó phân định.Song có một thời, nhà thơ Tưnhanốp cho cái tôi trữ tình được hiểu như một loại trữ tình đặc biệt, hiểu theo nghĩa thu hẹp, biểu hiện yếu tố tâm trạng, tiểu sử của chính mình Cho đến khi M.Bakhtin cho rằng, lời trong thơ không hề thuần túy là lời “cá nhân” mà là sự đắm say của “dàn đồng ca” Trong dàn
đồng ca đó Tôi tìm thấy mình trong tiếng nói của người khác là thứ thơ mà trong
đó, cảm xúc và suy tư của các nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thực hiện một cách gián tiếp Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới chính kiến, những tư tưởng triết học [33]
Có những trường hợp cái tôi trùng phức với cái tôi trữ tình, ở đó, cái tôi của cuộc đời nhà thơ là tư tưởng, tư duy, là cảm xúc của tác phẩm Cái tôi của nhà thơ W.Gơt, A.Puskin, I.Lec-môn-tôp cũng chính là cái tôi trữ tình tác giả
Cái tôi của các nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương (thể hiện được cái tôi bất bình, bất mãn với thời cuộc, với triều đình), đến cái tôi trong thơ Tố Hữu (cái tôi phục vụ cách mạng), cái tôi của Hồ Dzếnh (cái tôi của cuộc đời bản thân của chính nhà thơ), cũng chính là cái tôi trữ tình của nhà thơ trong sự nghiệp thơ của mỗi nhà thơ
Trang 31Song cũng có trường hợp cái tôi đời thực không trùng phức với cái tôi trữ tình trong tác phẩm Đó là lúc cái tôi được di ẩn, mang một sắc thái khác với đời sống thực thể, được bao bọc bằng cái tôi trữ tình tác phẩm Ở đó, cái tôi trữ tình có nhiệm vụ quan trọng chuyển tải được hết tư tưởng tình cảm, tư duy, và triết luận của tác giả
Có thể nói cái tôi nhà thơ khác với cái tôi trữ tình đã được nghệ thuật hóa nhưng là hai phạm trù không hề đối lập, tách rời nhau mà là thống nhất với nhau `
Cái tôi chủ thể là gương mặt con người thực của nhà thơ (ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, nghề nghiệp, những mối quan hệ gia đình và xã hội…), còn cái tôi trữ tình lại gương mặt tinh thần của nhà thơ trong tác phẩm thi ca, là âm hưởng, là sự vang vọng của tâm hồn và cuộc đời nhà thơ
1.2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Có thể nói chưa có khi nào nhu cầu đi tìm cái tôi lại đa dạng, cấp bách như thời kỳ thơ ca sau 1975 Nhu cầu đòi thể hiện cái tôi (nội dung), kéo theo nhu cầu thay đổi hình thức thể hiện (hình thức), hay nói cách khác, đó là nhu cầu thay đổi tư duy sáng tác Tư duy sáng tác, hay giọng điệu, phong cách của mỗi nhà thơ mỗi kiểu, tuy chưa định hình rõ ràng nhưng là tiếng nói của mỗi cá nhân Đó là sự trở về của lớp tác giả: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Hưng, với cái tôi tan loãng,
có như không, không như có, như một mã hóa, ẩn số khó tìm lời giải Tiếp theo là hiện tượng Phùng Khắc bắc, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trọng Tạo, Mai Văn Phấn với cái tôi nóng bỏng, cấp bách, quay quắt vì thời cuộc, vì tâm thức Đầu thế
kỷ XXI, bối rối, táo bạo, lạ lẫm, nhưng cũng đậm chất đằm thắm với cái tôi đa điện nhiều chiều của làn sóng trẻ như: Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Inrasara, Trần Tiến Dũng, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Quyến, Vi Thùy Linh … Trước và sau làn sóng thơ đó, Nguyễn Quang Thiều là một cây bút mở đường cho sự cách tân, cho sự thể hiện cái tôi đa cảm nhiều chiều để tìm kiếm một giọng
nói riêng Ông giống như cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa ngọn đồi… đây là giọng thơ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, và nó được tiếp nhận đầy sáng tạo Nó tác động
Trang 32mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch ra ranh giới nhóm làm thơ theo Thiều và nhóm làm thơ khác Thiều [50]
Đối với Nguyễn Quang Thiều, cái tôi trữ tình trong thơ ông là cái tôi của tinh thần song tồn giữa hai phạm trù, là gạch nối giữa tôn trọng giữ gìn truyền thống
và khát khao xây dựng Nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến cảm quan sáng tác của ông trong suốt chiều dài của sáng tác, tác phẩm Và khẳng định được cái tôi đầy phong cách riêng biệt, không lẫn với những cái tôi khác
1.2.2.1 Cái tôi đa cảm luôn hướng về quê hương cội nguồn
Trên thi đàn, Nguyễn Quang Thiều là người sinh ra cho những cuộc cãi vã[41] Nguyễn Quang Thiều vẫn mặc lòng, chững chạc khoác áo cánh buồm, đem theo những mẫu cổ trên hành trình thơ ông Nguyễn Quang Thiều, đắm chìm trong
cảm, nghiệm, để khóc và hát về sự sống, về cuộc đời, về con người Tất cả đều dựa trên những tự cảm, tự nghiệm cùng những băn khoăn, suy tưởng của bản thân ông
Có thể thấy, đâu đó, bài ca cho những phận người rơi vào đáy biển (hay bài ca cho mình)? Kia, là trái tim khắc khoải vỡ tan theo nhịp sống uốn lưng của loài rắn? Kia
nữa, một mẫu tự ngàn xưa, trù cú kéo dật anh về với tổ tiên, cờ phướn, cỏ may biền biệt trắng… Và kia nữa, nỗi cô đơn chìm sâu vào đáy huyền hồ, để rồi dự phóng
cho “Bên kia” những mông lung, những ánh sáng của niềm vui hạnh phúc nhỏ nhoi,
mà đi tìm cái tôi trữ tình đượm buồn - một dư vị còn lại trên môi người, trong thơ ông
Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được xác định dưới chủ thể lúc là “tôi” trong bài Sông Đáy, Ban Mai, Bầy chó của tôi…, lúc là “ta” trong các
bài như Mười một khúc cảm, Xô-nát hoàng hôn biển, Dòng sông…, lúc lại là “con” trong bài Dâng trà, Những con thuyền sông Đáy, Tiếng cười, … còn lại, cái tôi trữ
tình được ẩn giấu trong các chủ thể như chúng ta, họ hoặc sự vật, con vật, hoặc không cần xưng danh, xưng họ, mà chỉ là những chủ thể rất chung Cái tôi vẫn trầm mình vào, để đau đáu, để xẻ chia, để tạ ơn, để hối lỗi, để trăn trở, tiếc nuối và khát khao
Trang 33Đứng trên quan niệm thơ là chỗ dựa tinh thần - nơi con người trải lòng (cái tôi trữ tình) và cảm hứng là nền tảng để vun đắp, xây trát cho “tòa lâu đài” thơ ca nên hình nên vóc, thì Tuyển tập Châu thổ là món quà vô giá, là một chặng đường
dài sáng tác, một quá trình in dấu nhiều biến động, một tổ khúc “sáu trong một”
Nguyễn Quang Thiều tự tuyển chọn, là món quà ông dành tặng cho quê hương Đứng trên phương diện khác, thì chữ “đa cảm” này có lẽ sẽ hiểu rằng Châu thổ là mối dây tình cảm được bện chặt với nhiều mối dây cảm xúc khác, khác nữa
mà thành Bởi ở đó, “tòa lâu đài” tâm thức, được xuyên thấu bằng nhiều phương diện, góc cạnh, mà một lúc, hay nhiều lúc, một khoảng khắc hay một thời gian thật lâu, người ta mới thấy độ sâu của nó, độ rộng, tính phổ quát và nội hàm của
nó Vì thế cái tôi trữ tình cũng theo đó mà mang dáng vẻ vừa trầm tích, vừa hiện đại
Chất phù sa trong Châu thổ
Tuyển tập Châu thổ Nguyễn Quang Thiều tự tuyển dành tặng cho quê hương
- một vùng chiêm trũng với cánh đồng, với bãi bồi sông Đáy Châu thổ, sau một
chặng đường dài nỗ lực sáng tạo, đây là dịp, nhà thơ tự điểm duyệt lại nội sinh, nội lực của mình, cũng là cách - thông qua thế giới nghệ thuật - bộc lộ tâm ý của ông
với cuộc sống, con người quê hương
Bước vào Châu thổ, người đọc như đang bước vào một tòa lâu đài thiêng của
tâm thức, ngược về cội nguồn, kề tựa đức tin, phóng chiếu cảm quan cá nhân vào những nỗi niềm, cùng khắc khoải về thực tại, dự cảm về tương lai, chia sẻ khát vọng
tự do, hạnh phúc, nghĩa là đồng hành với cái tôi trữ tình trong Châu thổ
Cũng trong cuộc đồng hành ấy, người đọc có lúc như lạc vào một mê cung
cổ tích với những lóe sáng đột xuất của liên tưởng, những đứt gãy của mạch lạc, cũng như những bí ẩn của ngôn từ
Tuy nhiên, đọc Châu thổ mỗi người đọc đều có thể có những tri nhận thú vị,
bất ngờ Người ta có thể tìm thấy nơi đây mảnh gốm vàng cổ xưa vỡ ra lóng lánh
chảy từ sự vận hành chuyển dịch của Châu thổ Có người lại thấy như đang dõi
theo cả một đoàn ngựa thồ đi qua màu xanh tàn phai của những cánh rừng, màu đất
Trang 34bạc màu của những triền dốc Có người lại thấy như đang nghe nhịp thở hổn hển của các tay đua, tiếng bước đi nhẫn nại của những chú lạc đà trên sa mạc cát
Dường như 144 bài thơ Châu thổ là một dòng lạc đà đang đua nhau nhẫn nại, đua
nhau cõng thi ảnh đủ loại (xấu đẹp, gai góc, ghê rợn), cõng tâm linh đức tin, cõng
xô bồ ngổn ngang, bất cập, cõng những đau khổ dằn xé, xót đắng lẫn niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, nhẹ nhàng và trong trẻo… Tất cả, cùng mải miết đi/về với ánh sáng vĩnh hằng, với cái Đẹp tôn tạo được vực dậy từ trầm tích văn hóa
Có thể thấy Châu thổ là tên được rút ra từ một tập thơ của Nguyễn Quang Thiều Đó là tập Nhịp điệu Châu thổ mới vào năm 1987, do Hội VHNT Hà Tây
xuất bản, gồm 15 bài Cả tập thơ là những âm hưởng đồng vọng từ con người, quê
hương nơi đây Là những người không tên dậy sớm để đi ra đồng (Những người dậy
sớm), là những người đi cầu tự cho tương lai của mình (Người cầu tự), là những
người đàn bà mang thai… như những đám mây vất vả trôi (Mỗi sáng tôi mở cửa), là
em, là chúng ta, là tôi, là màu đen một, màu đen, màu trắng, là những con vật, sự
vật, đồ vật của làng, ngàn năm như nó vốn dĩ đã tồn tại Nhưng riêng bài thơ Nhịp điệu Châu thổ mới gồm 7 chương dài, chiếm gần phân trọn tập thơ là có thể bao
trùm được ý tưởng của tập Bài thơ như một câu chuyện cổ tích, có hai nhân vật chính Người Nông Dân Già và Cậu Bé Trong khoảng không mênh mông và đầy bóng tối, với những sự vật như đất đai, ngũ cốc, bầy ngựa, cánh buồm, cờ phướn đuôi nheo, tiếng tù và, mùi rơm rạ, đất ẩm sự mốc meo và tàn lụi, thì Cậu Bé là người đi gieo hạt giống, gieo hạt mầm của sự sống, niềm khát vọng, trên mặt đất sẽ
Trang 35cá nhân đối với quê hương, con người, trước những chuyển biến của truyền thống
tốt đẹp và những phá vỡ, đánh mất của tác giả
Trong kí ức của Nguyễn Quang Thiều, quê hương ông với con đường ra đi
và trở về từ hồ sen, tĩnh lặng và thiêng liêng đến thánh thiện:
Con đường/ Con đường/ Con đường/ Dắt ta về hồ nước cũ/ Phăng phắc một lá sen già/ Đợi ta trên miền nước lặng/ Hỡi người hái hoa kiếp trước/ Kiếp này có hóa bình không (Dâng trà, tr.22)
Chỉ với hai chữ “kiếp trước” và “kiếp này”, nhà thơ đã sắm một con thuyền
độc mộc chở thi nhân vượt miền nước lặng hồ sen, trầm mặc về với cội nguồn
“Người hái hoa” và người “hóa bình”, để đựng hoa phải chăng là cội rễ của sự hy sinh, của truyền thống kế thừa tiếp nối? Hai khổ thơ tiếp theo là sự vỡ òa của cảm giác cội nguồn đó, và khổ cuối cùng được ngắt nhịp, lửng lơ cảm xúc, cội nguồn là một cái gì đó không bao giờ dứt trong cái tôi tự cảm của nhà thơ
Sau bảy bài thơ đầu tuyển trong tập Ngôi nhà 17 tuổi, lời người Làng Chùa
dạy được tác giả viết cho trang đầu của tập tiếp theo Thơ ca không làm ra lúa vàng gạo trắng nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng (Châu thổ), thì cái tôi của tác
giả luôn hướng tìm về với cội nguồn quê hương, con người nơi Làng Chùa càng rõ
rệt: Ta đi về cửa ngõ của chiều/ Ta đi về thuở ta chưa cắt rốn/Ta đi về thuở ta còn sóng sánh ( Mười một khúc cảm)
Hiển hiện một quê hương nghèo, rơm rạ, quẩn quanh với những công việc thuần nông buồn, với cảnh vật, cái cây ngọn cỏ nhưng đọng lại trong tác giả bao nhiêu dấu ấn Cái tôi tự cảm từ kí ức tuổi thơ về quê hương đối với ông, từ những điều nhỏ nhất Đó là tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời, đó là tiếng con cuốc
kêu ngoài vườn, từ bờ tre Ta đi về đường quê cỏ nát/ Ngực ta gầy rạc mãi tiếng quê hương (Bầy chó của tôi), là những ngày mưa bão Những con thuyền sông Đáy
không rời bến Tiếng vọng quê hương là thứ sóng âm vô hình Nó ăn nhập vào ngực vào tim vào tóc, vào áo, vào mắt, vào tai Từ trong tâm thức, cậu bé Thiều đã ý thức đâu là quê hương, cái gì đã níu giữ mỗi bước chân mình, để mình suốt đời nhớ
thương, hết lòng vì quê Chiều nay con ngồi ho bên cửa/ Bao sợi mưa đứt hết cuối
Trang 36trời/ Con chờ đợi nỗi niềm già như cát/ Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông ( Những con thuyền sông Đáy) Cái tôi Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông đã trở
thành hình tượng đẹp, miêu tả, kí thác được, nói hộ được tình cảm tác giả dành cho
quê hương, sông Đáy Cái tôi đối với con Sông Đuống của Hoàng Cầm đẹp và nên thơ Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh/ nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì, thì cái tôi, nơi con sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều là của kỉ niệm
tuổi thơ Nơi mà có lần ông đã cùng anh chèo thuyền vượt ra gió bão của mùa nước lên để cứu cái tổ của con chim chìa vôi, nơi mà cứ mỗi lần nhìn thấy, ông lại mường
tượng: Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả/ Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm (Sông Đáy)
Cái tôi tự cảm về quê hương sâu nặng, nơi mà ông luôn tự hào, luôn là tiếng hát ru cội nguồn: Tôi hát bài hát về cố hương tôi/ Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó
để rồi tự nguyện suốt đời, suốt kiếp làm một con chó nhỏ/ Để canh giữ nỗi buồn/ Báu vật cố hương tôi Đến cách thể hiện cái tôi luôn hướng về cội nguồn của tác giả
rất riêng biệt không giống ai Ông dám nói thẳng nói thật, gọi ngay đích danh sự vật, và tự hóa thân mình, nói không sợ ngôn ngữ xù xì, thô ráp.Và còn nhiều nữa, những thô ráp, những gai góc ngập ghềnh, trúc trắc nữa khi chúng ta đi tìm hiểu thơ ông Cũng như trong thơ Mai Văn Phấn xuất hiện hình ảnh con chó sủa trăng, để
cho không gian tan loãng một cảm giác buồn: Con chó đá đầu làng vẫn sủa những con trăng/Có tiếng gọi nghe buồn như củi ướt (Tiếng gọi từ những cánh đồng)
Thơ Mai Văn Phấn ngọt ngào, đượm thấm hồn quê, cái tôi trong thơ ông
dường như cụ thể, rõ ràng mà cũng dường như không phải thế, với từng mảnh vườn (là cụ thể), với từng cơn úa vàng (thì không cụ thể chút nào) Mà ở đó, nó làm cho
ta cảm được cái tôi buồn, cái tôi nhớ quê, gắn bó với quê đến độ sâu thẳm, để lúc nào cũng cảm giác mình khi xa quê như con thú bị thương, như con cá lơ ngơ ở
đồng lạ: Ta về đổ bóng xuống vườn/ Cho xanh tươi lại từng cơn úa vàng (Tập Bầu trời không mái che)
Trang 37Thơ Mai Văn Phấn có nhiều “khoảng xanh”, nhiều khoảng trời, nhiều lối du
ca trên đồng ruộng và cái tôi trữ tình buồn cũng mang nét đẹp của sự thênh thênh, ung dung tự tại, ít nhàu nhò, dằn xé như cái tôi của Nguyễn Quang Thiều Nếu cảm được cái tôi trữ tình của Mai Văn Phấn ở trên trời, lang thang với mây gió, chim muông, thì sẽ cảm được cái tôi của Nguyễn Quang Thiều Nó như những đợt mưa
sương (có khi là sương muối), lặn sâu vào lòng đất, thấm đẫm vào cây cỏ, hòa tan vào vạn vật, khó tìm thấy và cũng khó định hình, đâu là sương đâu là nước, đâu là dưỡng chất, đâu là tạp chất…
1.2.2.2 Cái tôi bu ồn, trăn trở về con người
Cái tôi đượm buồn cô đơn …
Cả tuyển tập thơ dày gần 400 trang, hiếm khi thấy cái tôi chạm đến bờ kia
của hạnh phúc, niềm vui, sung sướng, dù có đôi lần cái tôi trữ tình cười Tiếng tôi cười khúc khích với sương đêm [110] Thơ Nguyễn Quang Thiều đặc sánh một cảm
quan riêng biệt, khác hẳn và đã ít nhiều ảnh hưởng đến những cây bút sau này như Nguyễn Quyến, Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh, Đinh Thị Thu Thúy, Vi Thị Thùy Linh, Cảm quan riêng tự phát, từ kỷ niệm kí ức với người bà, người mẹ, mà trong lời tựa ông đã nhắc đến Cảm hứng tự tìm về khi anh đứng lặng trong căn phòng ngày xưa mấy năm liền bà anh đã nằm sực nức với mùi thuốc bắc, cùng với trái tim đa mang, biết run rẩy và biết lễ tạ, nghiêng mình thiêng liêng trước cội nguồn Phát khởi trong lòng những tồn tích, làm cái tôi luôn có cảm giác như đau đáu nỗi niềm u uẩn, cô đơn, nhìn hoa cũng buồn/khóc, nhìn sông Đáy, cánh buồm chiều mưa cũng khóc vì nhớ lưng áo của mẹ, nhìn trăng, nhìn cỗ xe tang cũng buồn Nghe tiếng chó sủa khuya cũng buồn/ nhớ, nghe tiếng tù và, tiếng phách tiếng côn trùng, tiếng ếch nhái, tiếng con tắc kè cũng buồn Một giọng nói âm trầm của bà, một giọng nói của H… cái tôi cũng buồn suy cảm Nỗi buồn triền miên, kéo theo
một hệ lụy dài, đó là cái tôi đượm buồn day dứt, cảm giác lúc nào cũng như mình
chưa hoàn thiện, lúc nào cũng là cuối cùng, là sót lại, sau cùng, người lạc loài, cô đơn trên sa mạc thơ Ông cô đơn trong khoảng không đi tìm ký ức để ký thác tình
Trang 38cảm, tìm một tri âm (Lễ tạ), ông cô đơn trong xã hội hiện thực đầy đủ, đông đúc
những con người mang gương mặt giả, máu lạnh, những ghế nệm sa-lông, những bê
tông cốt thép…(Nhân chứng của một cái chết) Bởi ông nhận ra những gì tốt đẹp từ truyền thống đang dần bị đánh mất và họ gọi mãi bóng mình bằng cái tên xa lạ ( Những người lang thang); họ lạc ngay trước ngõ nh à mình(Hồi tưởng tháng chín), rằng cuộc đời này còn lắm những (Hội giả trang)
Lúc nào nhà thơ cũng cảm nhận Tôi đã đánh mất tôi một nửa/ Tôi tự sinh cho tôi thêm một nửa/ Tôi là bông hoa mướp cuối cùng của mùa hạ u mê rụng xuống (Dưới trăng và một bậc cửa)
Ta là đám rêu vừa cổ kính vừa tơ non ven tường ngôi miếu cổ(Khúc XI)
Ta đau như rễ đứt/ Ta buồn như chó ốm (Tha phương)
Tôi là con chim thay lô ng muộn và đang tập giọng bằng cặp mỏ mềm còn ứ đầy
máu loãng(Bài hát)
Tự cảm, tự nhận là cỏ là rêu, là bông hoa mướp cuối vụ, thì nhà thơ đã “ tự
nghiệm” để nhận ra nỗi buồn cái tôi lắng xuống, xót đắng, trở thành triết luận về cuộc đời, sự sống, thế sự, con người Nhưng điều còn lại từ sau những triết luận, sau những cơn mơ, trí tưởng tượng đứt đoạn giữa quá khứ và hiện tại, giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “Bên này” và “ Bên kia” khi cái tôi trẫm
mình, tự do lưu lạc tìm về Đó là cái tôi “tự khóc” và “tự hát” về mình
Cái tôi “ khóc” và “hát” cũng là cung bậc đượm buồn cô đơn…
Cái tôi t ự khóc
Khóc theo nghĩa thông thường, là một phản ứng tâm sinh lý người, thường bật
ra một cách tự nhiên, nói chung, là một loại hành vi mà lý trí khó bề kiểm soát, khống chế Người ta khóc khi quá xúc động, một cách bản năng Hành vi khóc và
tiếng khóc trong Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều, mang một nghĩa lý khác hẳn
Khóc trở thành một hành động tự bộc lộ, một phương tiện trữ tình, là kết quả của quá trình “nghệ thuật hóa” Nó mang âm hưởng, dư vị riêng với những cung bậc,
giá trị thẩm mĩ riêng Nhưng điều đáng nói ở đây, khóc không phải chỉ như là hành
vi bản năng mà còn vừa như một giải pháp xã hội, vừa như một giải pháp nghệ
Trang 39thuật Con người không phải bao giờ cũng có nhu cầu khóc, năng lực khóc; nhiều khi phải nhờ vả, trông đợi người khác khóc giùm Chính nhu cầu, năng lực khóc và trong một bối cảnh không thể trông đợi vào ai khác, người ta phải “tự khóc” lấy Dư
vị của những lời tự khóc trong thơ ông, vì thế có một sức ám ảnh khá đặc biệt 144 bài trong Châu thổ láy lại 97 lần từ khóc; con số này chẳng phải không có nghĩa,
song thực ra, như đã nói, khóc ở đây không chỉ là từ khóa, là chi tiết nghệ thuật mà còn là thể thức của tiếng nói trữ tình, thậm chí, là một thứ hình hài của cái tôi ẩn nhẫn Thể thức ấy cũng có nhiều biến tấu riêng
Chung quy, thể thức khóc của cái tôi trữ tình ở đây, theo nguyên tắc, hay quy luật:
1) Dù là người hay loài vật, khi được nhìn nhận như một chủ thể, có trạng thái
cảm xúc được/ bị đẩy đến cao trào, tột đỉnh thì đều biết “tự khóc”: ta khóc, tôi khóc,
em khóc, rừng khóc,…cái tôi tác giả tùy trường hợp, sẽ phân nhập vào từng loại chủ
3) Trong tư cách một phương tiện, một giải pháp trữ tình, dạng thức biểu hiện
của các lời “tự khóc” là rất phong phú về nghĩa lý Khóc có thể gắn với hành động,
hành vi (òa khóc, bưng mặt khóc), có thể gắn với cảnh ngộ, trạng thái (khóc vụng,
khóc thầm) gắn với năng lực (biết khóc, không thể khóc), có thể trở thành thời -
không gian , gắn với thời - không gian (mùa khóc; khóc trong cỏ gai, khóc trong rơm rạ, khóc nơi sông Đáy, khóc ở cánh đồng, khóc bên thềm) thậm chí, khóc như
là sự đạt đạo, sự hóa thân (khóc cùng mùa hạ, khóc thành rêu…)
Cái tôi trữ tình lúc này như phân thân ra nhiều mảnh khi đứng trước cánh đồng trong mùa rau khúc:
Tôi khóc những mùa rau khúc, tôi đã thiếp đi trên miếng bánh của mình/ Tôi khóc em của tôi mười mấy năm vẫn còn ngơ ngác/ Tôi khóc những người đàn bà
Trang 40đang rửa chân trước những ngôi nhà ẩm ướt ven đê/ Tôi khóc những người đàn
bà quảy hai chiếc sọt vừa đi vừa mơ nấm mộ của mình/ Tôi khóc những ngón tay bại liệt của bà tôi không bao giờ chịu tự sát/ Tôi khóc những mùa rau khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân như phủ đầy cám nếp/ Nơi mãi mãi giấu vùi hơi thở của bà tôi ( Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)
Nhiều người thân được nhắc đến trong bài thơ này, chỉ trong dăm câu, Nguyễn Quang Thiều đã vẽ được chân dung họ Mỗi người với mỗi đặc điểm điển hình, gắn với cuộc đời họ, tính cách họ, tâm trạng, hoàn cảnh họ Cái tôi “khóc” đứng ở đầu dòng thơ, lập đi lập lại, có lẽ không phải là sự ngẫn nhiên, mà là sự dằn lòng của cái tôi buồn
Cái tôi t ự hát
Không chỉ dùng thể thức “tự khóc”, thơ Nguyễn Quang Thiều còn sử dụng
một thể thức khác, cũng rất phổ biến, làm hình thức cho tiếng nói của cái tôi trữ tình: những lời “tự hát” Dường như đời sống nội tâm của con người, tạo vật cần đến những lời “tự khóc” như thế nào, thì cũng cần đến những lời “tự hát” như thế
ấy Nhu cầu “tự hát” của tâm hồn con người đã từ lâu được Xuân Quỳnh tấu lên trong thơ bà Đến lượt mình, Nguyễn Quang Thiều cũng thế “Hát” hay “tự hát” với ông, có thể không cần phân biệt Song với nhà nghiên cứu thì sự phân biệt về khái niệm, ở đây cũng có ý nghĩa riêng của nó Nói chung, con người, tạo vật khi cảm xúc thăng hoa thì người ta cần được hát lên hay cần nghe ai đó hát lên Nghĩa lý của
sự phân biệt hát với tự hát là ở chỗ: tự hát thì phải xuất phát từ nhu cầu và phải dựa
trên năng lực tự thân, tự mình Tần suất lời tự hát phụ thuộc vào tần suất của cảm xúc thăng hoa
Cái tôi buồn tự cảm nhiều khi đã tự hát lên thành lời thơ như những khúc hát
ru chính tâm hồn mình Đó là một Nguyễn Quang Thiều - trầm lặng với dáng người khắc khổ, gương mặt kiên định nhưng lúc nào và ở đâu trong thơ và ngoài đời cũng
ẩn giấu một nụ quỳnh hương tỏa ngát bởi ánh sáng trắng và hương thơm tinh túy dịu dàng của nó Đó là ánh sáng phía sau đường hầm, là vệt sáng nhà thơ hé lộ từ