Với tư cách là một giáo viên mầm non trong tương lai, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên tôi muốn góp một phần công sức của mình vào việc nâng cao hiểu biết của các bậc ph
Trang 1Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta hiện nay thì giáo dục mầm non được là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Lịch sử giáo dục mầm non đã ghi nhận: Giáo dục mầm non
là khâu đầu tiên trong quá trình đào tạo nhân cách con người Việt Nam, với mục tiêu là “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1” [Điều 21- Luật giáo dục 2005] Lứa tuổi mầm non- lứa tuổi bình minh của cuộc đời,
đây là độ tuổi mà các tố chất trở nên hết sức quan trọng để về sau trẻ có thể phát triển lành mạnh, hài hoà và toàn diện
Ông cha ta có câu:
“ Uốn cây từ thưở còn non
Dạy con từ lúc hãy còn trẻ thơ”
Đối với trẻ nhỏ thì gia đình chính là môi trường lí tưởng và thuận lợi nhất cho việc chăm sóc và giáo dục chúng Gia đình là tổ ấm, là môi trường văn hoá được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt mà ở nơi đó trẻ được ấp ủ, nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng qua bàn tay của ông bà, cha mẹ, anh chị một cách chu đáo và cẩn thận
Văn hoá gia đình là một môi trường đặc biệt, an toàn và phong phú cả về thể chất lẫn tâm lí trong đó trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ theo phương thức gia đình với sự giáo dục mang nhiều tính chất tích hợp và đậm màu sắc nghệ thuật Đây chính là tính ưu việt của giáo dục gia đình mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được
Nhà giáo dục Xô Viết A.C Makarenco nói rằng: “Những gì mà bố mẹ làm cho con trước 5 tuổi đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục” hay trong một câu phương ngôn của người da đỏ: “Tương lai của thế giới nằm trong tay cháu
bé Người mẹ cần ôm chặt con vào lòng để bé nhận ra thế giới là của mình,
Trang 2còn người cha thì bồng con lên ngọn đồi cao nhất để bé nhận ra thế giới là như thế nào” Theo đó giáo dục gia đình với những nội dung phong phú đã xây dựng và bồi đắp cho trẻ cả về đức, trí, thể, mĩ, chuẩn bị nền tảng vững chắc cho sự phát triển hoàn thiện của trẻ
Con cái là công trình của cha mẹ, dành cho con cái những gì tốt đẹp nhất là mong muốn của tất cả mọi gia đình, nhất là trong xã hội hiện nay khi mà mức sống của các gia đình đã phát triển, các bậc cha mẹ có điều kiện chăm lo cho con cái hơn thì nhận thức cuả họ về tầm quan trọng của các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình cũng ngày càng tiến bộ Trẻ lớn lên khoẻ mạnh thành tài là khi nhận được sự chăm sóc giáo dục tốt cả về thể chất lẫn tinh thần từ phía gia
đình ngay từ khi còn nhỏ Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ không chỉ học ở trường, ở bạn bè mà còn học rất nhiều từ cha mẹ, từ những người thân trong gia đình Vậy khi trẻ ở nhà gia đình cần giáo dục trẻ những nội dung gì? Đây không phải là vấn đề mới song không phải bậc cha mẹ nào cũng có cách nhìn nhận đúng đắn về nó
Với tư cách là một giáo viên mầm non trong tương lai, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên tôi muốn góp một phần công sức của mình vào việc nâng cao hiểu biết của các bậc phụ huynh về nội dung chăm sóc giáo dục
trẻ trong gia đình đặc biệt là trẻ mẫu giáo Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu
nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc”
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Đã có rất nhiều các nhà giáo dục, tâm lí cũng như các văn bản pháp luật của nhà nước nghiên cứu về nội dung giáo dục trẻ mầm non trong gia đình và các khía cạnh của nó
Theo Aixtot- Nhà giáo dục Hy Lạp cổ đại, ông đánh giá rất cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em nhất là giáo dục ban đầu
Trang 3Theo J A Coomenxki: Muốn giáo dục trẻ em phải dựa vào đặc điểm phát triển về mặt tâm lí và sinh lí của trẻ để giáo dục trẻ
ở việt Nam mục tiêu cao cả của giáo dục gia đình được thể hiện ở chương IV- Quan hệ giữa cha mẹ và con, Điều 34- Nghĩa vụ và quyền của cha
mẹ trong luật hôn nhân và gia đình: “ giáo dục để con phát triển lành mạnh
về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”
Theo PGS.TS Nguyễn ánh Tuyết [8, 25] : Gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối trong quá trình phát triển của trẻ thơ, sống trong môi trường giáo dục của gia
đình trẻ được thoả mãn mọi nhu cầu về thể chất lẫn tinh thần để lớn lên khoẻ mạnh hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người
Tác giả Vũ Mạnh Quỳnh [7, 17] cũng đã khẳng định: Với trẻ thơ, gia đình
là môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục bằng tình cảm huyết thống nên không có một tổ chức xã hội nào có thể thay thế
được
Tuy nhiên vấn đề tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc thì chưa
có ai nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình ở khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc nhằm phát hiện thực trạng và nâng cao nhận thức của họ
4 Mức độ và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh của các trẻ từ 3- 6 tuổi ở khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về nội dung giáo dục trẻ trong gia đình
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến giáo dục trẻ em, tâm lí trẻ em để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
Trang 4Tìm hiểu nhận thức về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình ở khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra
Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1.Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
6.2.Khách thể nghiên cứu
Các bậc phụ huynh của các cháu từ 3- 6 tuổi
7 Giả thuyết khoa học
Thế kỉ XXI- thế kỉ của nền kinh tế tri thức, giáo dục được gia đình và xã hội hết sức coi trọng trong đó giáo dục gia đình được đánh giá là nền giáo dục cơ bản và toàn diện nhất Trong giai đoạn hiện nay, khi các bậc cha mẹ đã chú trọng hơn đến việc giáo dục con cái thì cùng với những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội vẫn còn không ít các gia đình chưa có hiểu biết, nhận thức đúng
đắn về tác động của giáo dục gia đình mà nhất là các nội dung giáo dục trẻ, dẫn đến có phương pháp dạy con sai lệch Bởi vậy nếu các gia đình này được hướng dẫn tìm hiểu các kiến thức về nội dung giáo dục trẻ trong gia đình thì
đây sẽ là cơ hội để các bậc cha mẹ nâng cao nhận thức góp phần to lớn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái mình một cách hiệu quả nhất
8 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong quá trình trưởng thành, đứa trẻ được giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng hình thức giáo dục sâu sắc nhất chính là sự giáo dục của gia
đình Bất cứ gia đình nào cũng muốn con cái mình được nuôi dạy thật tốt
Trang 5điều dễ dàng Và không phải bậc cha mẹ nào cũng có nhận thức đầy đủ về các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình Có không ít các bậc cha mẹ vẫn quan niệm rằng trẻ có thể tự lớn hoặc đối với trẻ chỉ cần lo nuôi lớn chứ không cần
lo học hành Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh
về nội dung giáo dục trẻ trong gia đình là nhằm nâng cao hiểu biết của các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc- giáo dục trẻ, để giáo dục gia đình phát huy và đạt hiệu quả cao nhất
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
3 Mục đích nghiên cứu
4 Mức độ và phạm vi nghiên cứu
5 Nhiệm vụ nhiên cứu
6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
7 Giả thuyết khoa học
8 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9 Phương pháp nghiên cứu
10 Dự kiến công trình nghiên cứu
Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
Trang 6Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 7Chương 1
Cơ sở lí luận1.1 Nhận thức là gì?
Theo quan điểm của triết học Mac- Lênin: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn.[1, 25]
Còn theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Nhận thức là qúa trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến gần khách thể [12, 24]
Như vậy để phản ánh hiện thực khách quan, con người không chỉ bày tỏ thái độ của mình với nó mà trước hết là nhận thức về thế giới đó Những hiện tượng tâm lí của con người như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng nhằm phản ánh hiện thực khách quan gọi là hoạt động nhận thức của con người Hoạt động này mang lại nhiều sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm ) Nhận thức chính là một trong
ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người
1.2 Giáo dục là gì?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Như vậy con người và xã hội là một thể thống nhất không tách rời, con người chịu tác động của xã hội bằng hoạt động của bản thân và qua đó con người tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội Xã hội muốn phát triển thì phải dựa vào giáo dục và ngược lại giáo dục sẽ thúc đẩy xã hội phát triển thông qua sản phẩm đặc trưng của nó - đó là những con người
có nhân cách
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học- Trung tâm từ điển học- Nhà xuất bản giáo dục, 1994 trang 394): Giáo dục là hoạt động một cách có hệ
Trang 8thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra Giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như của những người được giáo dục với nhau Quá trình giáo dục được hiểu là một quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa người giáo dục và người được giáo dục được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch Dưới sự chỉ đạo của người giáo dục, người được giáo dục tự giác tích cực và tự lực nắm vững hệ thống quan điểm, niềm tin, thái độ và hình thành hành vi, thói quen phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đồng thời chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người
1.3 Giáo dục gia đình là gì?
Giáo dục gia đình có thể được hiểu là tất cả những tác động ảnh hưởng của gia đình đến sự hình thành phát triển nhân cách của con người mà trước hết chính là đứa trẻ Gia đình là một xã hội thu nhỏ- một nhóm xã hội mà ở đó tồn tại một lối sống với các quan hệ đối xử giữa các thành viên trong gia đình, các quan hệ đó phát triển theo chiều sâu của sự gắn bó và cùng với tình yêu sẽ càng nảy nở tình thương Thông qua nền giáo dục gia đình mà mỗi trẻ em học hỏi được các giá trị xã hội, biết tự điều chỉnh trong các mối quan hệ xã hội, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những suy nghĩ, hiểu biết về cuộc sống đều được hình thành ngay trong cuộc sống gia đình
Giáo dục gia đình chính là chăm sóc- giáo dục trẻ xuất phát từ tình cảm yêu thương, hành vi mẫu mực của cha mẹ và những người thân trong gia đình
ở mọi nơi, mọi lúc trong đời sống hằng ngày Sự hoà thuận cân bằng mối quan
hệ của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha con cái Chỉ có tình yêu thương đích thực của gia đình mới có thể che chở cho đứa trẻ, chỉ có sự trìu mến thân thương của các thành viên trong gia đình mới tạo cho trẻ được cảm
Trang 9cực, những thói quen, hành vi tốt, lành mạnh làm cơ sở cho sự hình thành và hoàn thiện nhân cách, phù hợp với các chuẩn mực xã hội Chỉ trong môi trường gia đình và nhận được sự giáo dục từ phía gia đình trẻ sinh ra mới có thể trở thành người
1.4 Vai trò của giáo dục gia đình
Gia đình là chiếc cầu nối đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là môi trường đầu tiên trong quá trình xã hội hoá nhân cách của đứa trẻ Đối với trẻ, nhân cách không thể hình thành, phát triển đầy đủ nếu không có một môi trường gia đình thuận lợi Tổ ấm của trẻ là gia đình, chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu thương, những phút giây vui đùa thích thú bên mẹ, thủ thỉ trò chuyện với người thân, được vỗ về âu yếm khi ăn khi ngủ Sống trong môi trường tràn ngập tình yêu thương ấy đứa trẻ sẽ được thoả mãn nhu cầu về tình cảm mang tính chất ruột thịt để phát triển
Trong gia đình trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt, đó chính là phưng thức gia đình: Con hỏi mẹ đáp, mẹ gọi con thưa, mẹ kể con nghe, mẹ ru con thưởng thức, con nói sai mẹ sửa, con làm sai mẹ ngăn ngừa Đứa trẻ lớn lên bên cạnh cha mẹ, bên cạnh những người thân yêu ruột thịt qua đó trẻ học ăn, học nói, học gói, học mở…Học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng Chính văn hoá gia đình đã gieo vào đầu óc non nớt của trẻ những hạt giống quý báu, làm nảy nở trong đó một tâm hồn với những phẩm chất đạo đức và năng khiếu mang hình bóng nền văn hoá gia đình Gia đình mà đặc biệt là người mẹ có sự gắn bó chặt chẽ đối với trẻ, giúp trẻ tạo lập các quan hệ xã hội cơ bản, giáo dục cho trẻ những bài học làm người
đầu tiên và là nền tảng phát triển nhân cách cho trẻ từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời Giống như câu nói của Xecminacer trong cuốn “Tình huống giáo dục gia đình” : “Có một thực tế lạ lùng là phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt vời và họ nhận được ở người mẹ nhiều hơn là ở người cha” [3,78] Nếu việc tái sản xuất ra con người là một chức năng của gia đình thì
Trang 10việc chăm sóc giáo dục con cái lại là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi bậc cha mẹ,
là niềm hạnh phúc lớn lao của họ trong cuộc sống
L.N Tônxtôi đã từng nói: “Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi”.[9, 337] Gia đình là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời, là nơi ấp ủ cả thể xác và tâm hồn mỗi người Cùng với giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình vừa có tính toàn diện, vừa có tính cụ thể hoá và cá biệt cao Giáo dục gia đình là một hoạt động vô cùng tinh tế, là sự hội tụ của toàn bộ sức mạnh tình cảm giữa cha mẹ và con cái, khơi nguồn mở mang cho cho việc hình thành và phát triển những yếu tố nhân cách gốc, tạo cơ sở quan trọng cho
đứa trẻ tiếp thu có hiệu quả giáo dục nhà trường và xã hội sau này
1.5 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo
1.5.1 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 3- 4 tuổi
Trẻ 3- 4 tuổi có sự chuyển biến rõ rệt về tâm lí Đó là sự thay thế hoạt
động với đồ vật bằng hoạt động vui chơi Chính trong hoạt động vui chơi mà chủ đạo là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn mọi nhu cầu muốn
được sống và làm việc như người lớn Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
mà ở trẻ hình thành và phát triển những phẩm chất tốt làm nền tảng cho đạo
đức, nhân cách của trẻ Đó là ý thức kỉ luật, tinh thần đoàn kết, hợp tác, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh trẻ có dịp được thể hiện hành vi, tình cảm, cảm xúc của mình qua việc đóng các vai khác nhau trong trò chơi Chẳng hạn đóng vai làm chú cảnh sát trẻ biết thể hiện kỉ luật nghiêm minh, hay làm bác sĩ phải ân cần chăm sóc bệnh nhân Trẻ nhận thức
được thế giới xung quanh và phản ánh vào trong trò chơi Chơi là trường học của cuộc sống và như lời của nhà văn hào lỗi lạc Nga Macxim Gorki đã từng nói: “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ Đứa trẻ thể hiện như thế
Trang 11vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi”.[1, tr 65]
1.5.2 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 4-5 tuổi
Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi của trẻ mới mang đầy đủ ý nghĩa và có thể nói đã phát triển tới mức hoàn thiện “Xã hội trẻ em” được hình thành, mối quan hệ Người- Người được phản ánh rõ nét trong trò chơi,
được tham gia chơi trong nhóm trở thành nhu cầu không thể thiếu của trẻ
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách mà nếu người lớn không thấy được nhu cầu đó của trẻ, tạo điều kiện cho chúng chơi thì sẽ là một sai lầm trong giáo dục
ở trẻ mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cảm đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn, trẻ thèm khát sự yêu thương của mọi người đồng thời rất lo sợ trước thái độ lạnh nhạt của người xung quanh Trẻ thường thể hiên sự quan tâm thông cảm đối với những người xung quanh mà trước hết là với bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo Trẻ có rung cảm với cái đẹp trong tự nhiên, kích thích trẻ làm điều tốt mang lại niềm vui cho mọi người Đây là thời điểm rất thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ và chính việc giáo dục thẩm mĩ lại có khả năng mang lại hiệu quả to lớn đối với quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và nhất là giáo dục đạo đức
1.5.3 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường phổ thông Đây là một môi trường hoàn toàn mới mà trẻ được tham gia, vì thế tâm lí của trẻ có những bước phát triển quan trọng Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo thì bây giờ những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau
Trẻ có khả năng tự nhận biết được giới tính của mình Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết rõ rằng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính Chẳng hạn con
Trang 12trai thì thích đóng vai bộ đội, công an Còn các em gái thì thích làm cô giáo hay người bán hàng Trẻ ở lứa tuổi này phát triển rất nhanh về ngôn ngữ và có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, biết sử dụng ngữ điệu để thể hiện cảm xúc trong giao tiếp Tuy nhiên trên thực tế thì còn rất nhiều trẻ còn nói ngọng, nói sai, phát âm chưa chính xác Tóm lại: Có thể nói bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng đòi hỏi người lớn phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lí trong suốt thời kì mẫu giáo mặt khác là cho trẻ làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông 1.6 Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình
1.6.1 Giáo dục thể chất
Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi còn khá non nớt và nhạy cảm Đây là giai đoạn cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện về mọi mặt, do đó thời kì này trẻ rất cần được chăm sóc nuôi dưỡng một cách chu đáo, được thoả mãn mọi nhu cầu sinh lí
để lớn lên khoẻ mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Đó chính là việc đảm bảo cho trẻ nhu cầu dinh dưỡng hợp lí và tổ chức các hoạt
động nhằm rèn luyện và phát triển các tố chất thể lực
Dinh dưỡng: Gia đình đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng một cách hợp lí về chất, lượng và có tỉ lệ cân đối giữa các chất: Protein, Lipit, Gluxit, Vitamin và khoáng chất cho từng trẻ
Thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ, chế biến món ăn phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ, hợp khẩu vị và giúp trẻ ăn ngon miệng
Phát triển các tố chất thể lực: Gia đình tạo không gian cho trẻ được hoạt
động, vận động: Chạy nhảy, leo trèo, bò, trườn Hướng dẫn trẻ các vận động: Nhảy dây, ném bóng
Gia đình tạo điều kiện cho trẻ được vận động và làm một số việc phù hợp với khả năng của bản thân, giao một số nhiệm vụ nhẹ nhàng như: Xách túi, xách làn, di chuyển các vật nhẹ Tham gia một số trò chơi đặc biệt là trò chơi
Trang 13đóng vai theo chủ đề, cách chơi, cách nhập vai cho phù hợp nhằm phát triển
đời sống tâm lí tinh thần và thể chất khoẻ mạnh cho trẻ
1.6.2 Giáo dục xúc cảm, tình cảm
Người lớn trong gia đình cần giáo dục trẻ nhận biết chính xác xúc cảm của mình và nói ra được bằng lời Từ đó trẻ nhận biết chính xác cảm xúc của những người xung quanh
Giáo dục trẻ kính trọng yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị và thể hiện qua những việc làm cụ thể Ví dụ: Lấy giúp ông bà, cha mẹ các vật dụng, đồ dùng nhất là khi ông bà, cha mẹ đau ốm
Gia đình giáo dục trẻ biết thông cảm, đồng cảm với những người xung quanh, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn bằng những việc làm của mình: Chia đồ chơi cho bạn, không quấy khóc khi cha mẹ bận rộn
Gia đình giáo dục trẻ có nhu cầu muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn bệnh tật, trẻ thấy được đó là niềm vui, niềm hạnh phúc Gia đình cần giáo dục cho trẻ có tình cảm trong sáng, lành mạnh, đúng
đắn, biết yêu thương những người ruột thịt và những người xung quanh
1.6.3 Giáo dục tinh thần hợp tác với những người xunh quanh
Trong gia đình cần cung cấp cho trẻ những kiến thức về sự hợp tác và
sự kết hợp nhiều người trong hoạt động để nhằm đạt kết quả cao, đạt được mục đích chung
Gia đình cần giáo dục cho trẻ hiểu được sự cần thiết phải đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh của gia đình dòng họ và xã hội Trong gia đình giáo dục hợp tác cho trẻ là thuận lợi nhất Ví dụ: Trẻ giúp mẹ nhặt rau, lấy cốc nước sẽ được mẹ thưởng cho bánh kẹo
Gia đình cần giáo dục trẻ biết hợp tác với mọi người xung quanh bằng cách
có thể đưa trẻ vào các tình huống khó.Ví dụ: Trẻ muốn xem đồ chơi mới của bạn, muốn tham gia chơi cùng bạn mà bạn không cho chơi cùng thì trẻ sẽ phải làm như thế nào để bạn cho chơi
Trang 141.6.4 Giáo dục các tính cách tốt cho trẻ
a) Sự công bằng
Trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ để đáp ứng những nhu cầu cần thiết, cho trẻ thoả mãn sự mong muốn được cư xử công bằng và được quan tâm như mọi người trong gia đình
Tuy nhiên có những hoàn cảnh, tình huống có những gia đình thì các cháu không được đối xử công bằng Ví dụ: Mẹ mới sinh em bé nên trong những ngày đầu mẹ phải dành sự quan tâm cho em bé Trong trường hợp này đòi hỏi mọi người trong gia đình phải thay mẹ chăm sóc với trẻ để trẻ cảm thấy công bằng, cảm nhận được là bé vẫn được mọi người yêu thương chăm sóc b) Lòng can đảm
Gia đình cần giáo dục lòng can đảm nghĩa là phải giáo dục cho trẻ biết
đương đầu với những khó khăn và dám chấp nhận thất bại để thành công Giáo dục trẻ không nên sợ hãi trước sự đổi thay của cuộc sống mà hãy bình tĩnh xem xét chấp nhận và tìm cách giải quyết
c) Sự chăm chỉ
Trẻ ở tuổi mẫu giáo thì đã có khả năng tham gia một số việc nhỏ cho mình
và giúp những người xung quanh bởi vậy gia đình cần giáo dục các cháu tích cực và chăm chỉ tham gia những việc phù hợp như quét nhà, nhỏ cỏ vườn Qua đó hình thành thói quen chăm chỉ thích đựơc làm việc, lao động,
có trách nhiệm với công việc, làm có kết quả và cố gắng đạt được kết quả tốt nhất Tuy nhiên ban đầu trẻ có thể làm chưa quen hoặc làm chưa đến nơi đến chốn, do đó các thành viên trong gia đình cần làm mẫu và nhắc nhở, huyến khích các cháu làm những công việc có ích
d) Sự tôn trọng
Gia đình cần giáo dục trẻ có thái độ hành vi lễ phép khiêm tốn trong ứng
xử, không nói tục, nói bậy, nói trống không, cáu gắt với người hơn tuổi
Trang 15Muốn vậy các gia đình đặc biệt là cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo, gia đình cần tôn trọng trẻ và dạy trẻ tôn trọng các thành viên trong gia đình e) Niềm tự hào
ở trẻ mẫu giáo các em đã xuất hiện lòng tự hào khi được cô giáo hay bố
mẹ khen là ngoan, giỏi Trẻ tự hào khi vượt qua được một bài tập khó mà một
số bạn không làm được Để giáo dục được lòng tự hào cho trẻ gia đình nên giao cho trẻ những công việc phù hợp với đặc điểm sinh lí của trẻ và trẻ cần phải cố gắng mới hoàn thành tốt và khi thực hiện thì trẻ thấy hứng thú tò mò như quét nhà, quét sân Điều này có tác động tích cực để xây dựng các thói quen hành vi đạo đức cho trẻ
1.6.5 Giáo dục hành vi giới tính cho trẻ
Giáo dục hành vi giới tính diễn ra nhanh mạnh và có sức thuyết phục rất lớn từ gia đình Thông qua các hành vi có có tính chất làm mẫu của ông bà, cha mẹ mà trẻ học tập nhập tâm và bắt chước theo
Cha mẹ thường xuyên giao việc và đòi hỏi trẻ phải thực hiện các công việc theo giới Chẳng hạn: Con gái cùng mẹ nhặt rau, nấu cơm còn con trai thì cùng bố lấy kìm, búa, đinh sửa xe đạp, xe máy Con gái thì nhẹ nhàng, duyên dáng, con trai thì mạnh mẽ, dám làm, dám chịu
Ngoài ra cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần có sự mẫu mực trong sinh hoạt ứng xử với nhau hằng ngày để trẻ dễ nhập tâm bắt chước, thể hiện trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Cha mẹ cũng cần trả lời các câu hỏi có liên quan đến giới tính một cách đúng đắn nghiêm túc và uốn nắn các hành vi không phù hợp với giới tính của trẻ
1.6.6 Giáo dục thẩm mĩ trong gia đình
Trong gia đình bố mẹ nên treo các bức tranh đẹp, trồng các khóm hoa chậu cảnh đẹp, trang trí phòng ngủ, phòng ăn, nơi tiếp khách hài hoà, sinh động Qua đó gây cho trẻ cảm xúc tích cực, yêu thích cái đẹp
Trang 16Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cần phải thể hiện các hành vi, lời nói, ứng xử đẹp trong giao tiếp với trẻ và trong sinh hoạt hằng ngày, thường xuyên có những nhận xét xấu, đẹp về hành vi, lời nói diễn ra xung quanh trẻ như là một sự hướng dẫn nhận thức đối với vẻ đẹp cho trẻ
Gia đình cũng cần phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua việc trang trí trong gia đình Giao cho trẻ việc trang trí nhà cửa trong ngày lễ, tết, trước khi
đến lớp cùng trẻ chọn quần áo, chải đầu tóc gọn gàng Bồi dưỡng những xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ từ gia đình giúp trẻ lớn lên không chỉ biết bảo vệ, giữ gìn cái đẹp mà còn biết hành động để tạo ra cái đẹp cho mình và cho mọi người
1.6.7 Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho trẻ trong gia đình là giúp trẻ nhận biết được những
điều thiện, điều ác từ đó có hành vi, lời nói, ứng xử phù hợp Giáo dục điều thiện điều ác bắt nguồn từ chính tình yêu thương nồng ấm của cha mẹ, từ sự mẫu mực về hành vi, hành động của cha mẹ, từ sự nghiêm khắc yêu cầu cao của gia đình sẽ yêu thương con người, lớn lên sẽ làm việc thiện cho gia đình
và cho xã hội
Các nội dung trên đây được coi là căn bản bởi lẽ từ các nội dung này trẻ sẽ
có được những sản phẩm tổng hợp khá hấp dẫn như tinh thần trách nhiệm và
sự tôn trọng sẽ hình thành tính kỉ luật, từ yêu thương kính trọng cha mẹ, ông
bà mà trẻ biết kiềm chế, từ lòng can đảm, sự công bằng và khả năng hợp tác trẻ sẽ tự tin bản lĩnh Từ tình yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ đến bạn
bè để trở thành tình yêu thương con người, sự khoan dung nhân từ thành nền tảng đạo đức
Trang 17Chương 2 Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
2.1 Vài nét khái quát về khách thể nghiên cứu
Vĩnh Yên là một thành phố mới, tập trung khá đông dân cư và đang trên
đà phát triển, đổi mới về mọi mặt Điều kiện sống của người dân nơi đây rất khá giả và có thể nói họ có khả năng về kinh tế để chăm lo cho con cái của mình Nhìn chung, trẻ ở khu vực này được chăm sóc khá chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần, được đảm bảo mọi nhu cầu cần thiết, ăn ngủ, học tập, vui chơi, giải trí một cách hợp lí Đây chính là một trong những thuận lợi giúp cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn
Trong 2,5 tháng được về thực tập tại trường mầm non Ngô Quyền- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc, tôi đã có dịp được gần gũi, tiếp xúc và trò chuyện với các bậc phụ huynh, các trẻ ở khu vực này Qua tìm hiểu, tôi được biết phần lớn phụ huynh ở đây đều là công nhân viên chức nhà nước, bộ đội, giáo viên, công an Một số ít ở nhà làm nội trợ hoặc buôn bán, kinh doanh Do đó, nhận thức của họ về nội dung giáo dục trẻ trong gia đình cũng khác nhau và ít nhiều còn hạn chế Đa số các bậc cha mẹ đều rất quan tâm đến con cái mình, dành thời gian chăm sóc, đưa đón con đi học Số ít còn lại do yếu tố công việc phải đi làm cả ngày, làm theo ca hoặc quá bận bịu với công việc, tập trung làm ăn buôn bán nên chưa có thời gian chăm sóc con Một số khác thì giao con cho
ông bà, thậm chí có người còn gửi con ở trường mầm non từ sáng đến chiều, hết giờ đã lâu mà quên chưa đến đón con Có gia đình vì quá mải làm kinh tế
mà họ giao luôn con cho người giúp việc, chăm sóc đưa đón đều có người giúp việc lo Chính điều này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ
Trang 18giữa cha mẹ và con cái cũng như quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ ở gia đình Mặt khác, trình độ nhận thức cũng là một vấn đề cần được nói tới Có không ít các bậc cha mẹ khi được hỏi về các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình đều rất lúng túng, có người thì lại cho rằng chỉ cần giáo dục một vài nội dung chứ không nhất thiết phải giáo dục tất cả Do đó xảy ra tình trạng có người coi trọng lại có người xem nhẹ Hơn nữa trong khi giáo dục con cái, việc “trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược” cũng tạo nên những khó khăn trong khi nhìn nhận các nội dung giáo dục trẻ ở gia đình
Tuy vậy, cũng có rất nhiều các bậc phụ huynh đã quan tâm chăm lo cho con cái, thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để trao đổi tình hình của trẻ, tham khảo mua các loại sách hướng dẫn nuôi dạy trẻ Với những điều kiện như vậy nên trẻ em ở khu vực này cũng có những đặc điểm tâm sinh lí khác so với trẻ em các khu vực nông thôn Trẻ thường đựơc ông bà, bố mẹ nuông chiều vì thế rất hay nhõng nhẽo, bướng bỉnh đến lớp hay giành đồ chơi của bạn, ăn vạ Trẻ cũng khá nhanh nhẹn, ý thức kỉ luật tốt và có tinh thần tự giác cao: Biết tự lau tay, lau miệng sau khi ăn, cất đồ chơi, cất ghế trước khi về, biết tự bỏ rác vào thùng Tuy nhiên, tình trạng trẻ nói ngọng, nói sai còn khá phổ biến
Tất cả những vấn đề nêu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ trong gia đình Và để tìm hiểu rõ hơn tôi đã tiến hành xây dựng hệ thống phiếu điều tra và đã thu được những kết quả nhất định
2.2 Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình
Để tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi theo từng nội dung và
đáp án trong phiếu trưng cầu ý kiến Đồng thời tôi cũng đã gần gũi, tiếp xúc
Trang 19và trò chuyện giúp họ có những hiểu biết đúng đắn về các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình
Tôi đã tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến và điều tra đối với phụ huynh
có con ở các độ tuổi sau:
- 32 phụ huynh có con lớp 5 tuổi
- 37 phụ huynh có con lớp 4 tuổi
- 21 phụ huynh có con lớp 3 tuổi
Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu
2.2.1 Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục
thể chất và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo trong gia đình
Bảng 1: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo
STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Số ý
kiến
Tỉ lệ (%)
1
Theo anh (chị) việc phát
triển các tố chất thể lực cho
trẻ có cần thiết không?
Rất cần 66 66,7 Cần 23 25,5 Không 7 7,8
4
Gia đình anh (chị) thường tổ
chức giáo dục thể chất cho
trẻ như thế nào?
Ăn đủ chất 5 5,6 Luyện tập thể thao 8 8,9 Không có hoạt động nào 3 3,3
Ăn đủ chất kết hợp luyện tập thể thao 74 82,2
Trang 20
Qua số liệu ở bảng trên, ta có thể nhận thấy
Câu hỏi 1: Trong việc giáo dục và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo thì có tới 60 phụ huynh chiếm 66,7% chọn câu trả lời là rất cần thiết Điều này cho thấy phần lớn các bậc phụ huynh đều đánh giá cao vai trò của việc phát triển các tố chất thể lực cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ Đây là thời kì mà hoạt động của não bộ, hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ Nếu người lớn trong gia
đình kịp thời nắm bắt và giúp trẻ tăng cường thể lực thì đó sẽ là cơ hội để trẻ
có một sức khoẻ tốt, tạo đà cho các giai đoạn tiếp theo Khi được hỏi các bậc phụ huynh này đều cho biết thông qua các hoạt động hằng ngày, gia đình bồi dưỡng hứng thú và giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ có một tinh thần và tâm lí thoải mái, trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát Trẻ tích cực tham gia lao động và vận động Nhờ đó trẻ tự tin, mạnh dạn trong mọi công việc
Ngoài ra có 23 phụ huynh chiếm 25,5% cho rằng việc phát triển các tố chất thể lực cho trẻ là có cần thiết Theo họ, đối với trẻ nhỏ việc giáo dục thể chất có thì tốt mà không có thì cũng không sao Họ không thực sự đánh giá cao vai trò của giáo dục thể chất cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ ở các gia đình này trẻ thường rất ít khi có cơ hội được hoạt động hay leo trèo, chạy nhảy
Do đó, trẻ cũng thường ít có hứng thú với các trò chơi vận động được tổ chức
ở các lớp học
Có 7 phụ huynh chiếm 7,8 % có câu trả lời là không cần thiết Qua tìm hiểu tôi được biết đây phần lớn là những người làm nghề buôn bán kinh doanh Họ không có thời gian dành cho con cái nên thường giữ con ở một chỗ, trẻ không có không gian hoạt động, cũng có người cho rằng trẻ còn nhỏ thế không nên cho leo trèo dễ gây tai nạn Chính vì lí do đó mà các bậc phụ huynh này không coi trọng vai trò của việc giáo dục thể chất cho trẻ khi còn nhỏ
Trang 21Câu hỏi 2: Tìm hiểu về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng trong việc giáo dục thể chất cho trẻ tôi thu được kết quả như sau:
86 phụ huynh chiếm 95,6% đồng ý với việc nên tập cho trẻ ăn đầy đủ cơm, rau, thịt cá để đảm bảo cung cấp một cách toàn diện các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn bởi với cơ thể còn non yếu và cần được chăm sóc chu đáo của trẻ thì việc hướng dẫn trẻ ăn uống đủ chất, hợp lí là một điều rất quan trọng Các bậc phụ huynh này đều cho rằng dinh dưỡng hợp lí là một vấn đề rất cần được quan tâm trong việc giáo dục thể chất
và nâng cao thể lực cho trẻ, có tác động toàn diện đến cơ thể, tâm lí của trẻ Nếu trẻ không được ăn uống đầy đủ, đảm bảo cả chất và lượng thì trẻ không thể có một thể trạng, tinh thần sảng khoái và ổn định Qua trò chuyện tôi cũng
được biết trong bữa ăn các gia đình cũng thường xuyên thay đổi món, chế biến thức ăn phù hợp với đặc điểm tiêu hoá của trẻ Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này
Có 3 phụ huynh chiếm 3,3% lại cho rằng trẻ chỉ cần ăn thịt cá là đảm bảo
được sức khoẻ Tư tưởng này xuất phát từ tâm lí xưa nay trong các bữa ăn ở gia đình thì thịt cá luôn là món ăn chính và trẻ thường thích ăn thịt cá hơn là rau quả Trẻ cũng không được cha mẹ hướng dẫn là cần ăn thêm rau, củ, quả, cơm mới đủ chất cung cấp cho cơ thể Quan sát con của các bậc phụ huynh này tôi thấy trẻ thường rất ít ăn canh hoặc nếu có chan canh thì chỉ ăn nước chứ không ăn rau Như vậy vô hình các bậc cha mẹ đã tạo cho con thói quen xấu mà sau này rất khó sửa
Câu hỏi 3: Nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí là một mặt của việc rèn luyện thể chất cho trẻ thì trò chơi vận động cũng là một phần không thể thiếu Trong số 90 phụ huynh đựợc hỏi về thái độ của cha mẹ trước các trò chơi vận động của trẻ thì có 67 phụ huynh chiếm 74,4% là thường xuyên hướng dẫn và khuyến khích trẻ chơi Từ đó cho thấy các bậc phụ huynh đã nhận thức rất đúng đắn về vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển thể chất của
Trang 22trẻ Họ đã hiểu đựơc rằng trẻ mẫu giáo phải được chơi, được vận động thì mới linh hoạt, nhanh nhẹn và sáng tạo Các trò chơi vận động là nhu cầu trong cuộc sống của trẻ, trẻ không thể phát triển cân đối khi không được hoạt động,
được tham gia chơi Những bậc phụ huynh chọn câu trả lời này đa phần đều là những người rất coi trọng giáo dục thể chất Chính vì thế họ hiểu được ý nghĩa của trò chơi vận động trong quá trình phát triển của trẻ và có phương pháp hướng dẫn con cái mình chơi một cách khoa học và an toàn
Có 21 phụ huynh chiếm 23,3% cho rằng nên để trẻ tự chơi các trò chơi vận
động Họ đã hiểu được vai trò của các trò chơi vận động, tuy nhiên lại chưa có phương pháp hướng dẫn trẻ chơi phù hợp Trò chơi vận động rất bổ ích song cũng có lúc sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nếu không có sự theo dõi, quan sát của người lớn Do đó, bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thì cũng cần hướng dẫn trẻ chơi sao cho đúng, cho an toàn Đây đều là các gia đình có bố mẹ đi làm cả ngày hoặc bận làm ăn, họ thường để con tự chơi một mình hay chơi với bạn
mà không để ý
Còn lại 2 phụ huynh chiếm 2,3% thì hoàn toàn không muốn cho trẻ tham gia các trò chơi vận động Theo họ như thế qua nguy hiểm và không vừa sức với trẻ Qua tìm hiểu tôi được biết trong 2 gia đình này thì một gia đình làm nghề buôn bán tự do còn một gia đình thì có điều kiện kinh tế rất khá giả và chăm sóc con rất cẩn thận Họ không muốn con chơi các trò chơi vận động vì
sợ xảy ra tai nạn Như vậy, có thể do nhận thức chưa đầy đủ, sợ con gặp nguy hiểm hoặc quá bận bịu với công việc không thể trông được con mà các bậc phụ huynh này đã cấm không cho trẻ chơi Chính điều này đã tạo ra những tác
động tiêu cực, có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện thể chất cũng như quá trình phát triển của trẻ
Câu hỏi 4: Gia đình nhận thức được tầm quan trọng của nội dung giáo dục thể chất cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ “Vậy trong gia đình các bậc cha mẹ
Trang 23Có 5 phụ huynh chiếm 5,6% cho rằng trẻ chỉ cần ăn uống đủ chất là đảm bảo có sức khoẻ tốt Các gia đình này thường rất ít khi dành thời gian để vui chơi cùng con cái mà chỉ quan tâm đến việc chăm lo bữa ăn cho trẻ, cho trẻ ăn thật nhiều mà không quan tâm đến các nhu cầu khác Theo các bậc phụ huynh này, trẻ chỉ cần được nuôi dưỡng tốt là đủ
Có 8 phụ huynh chiếm 8,9% đồng ý rằng phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động luyện tập thể dục thể thao Đây là ý kiến đúng song chưa
đầy đủ vì họ chưa chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ Khi được hỏi các bậc phụ huynh này cho biết là thường cùng trẻ tập thể dục vào buổi sáng hay thỉnh thoảng giao cho trẻ các công việc nhẹ như tưới hoa hay quét nhà Họ tạo cơ hội cho trẻ được vận động, trong gia đình cha
mẹ cũng dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa với mục đích rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ trong gia đình
Đa số các bậc phụ huynh, 74 phụ huynh chiếm 82,2% thì nêu ý kiến là cần phải có sự kết hợp giữa ăn uống và luyện tập các hoạt động thể dục thể thao Những bậc phụ huynh này đã nhận thức được vai trò của giáo dục thể chất và
có phương pháp giáo dục con khoa học Quan sát con của các bậc phụ huynh này tôi thấy các cháu rất hiếu động, nhanh nhẹn Trẻ rất tích cực và hào hứng tham gia các trò chơi, hoạt động khám phá khoa học Nhờ những hoạt động này mà trẻ vừa có sức khỏe lại vừa có tinh thần thoải mái, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung về mọi mặt của trẻ
Trang 24Bảng 2: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo
STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Số ý
kiến
Tỉ lệ (%)
1
Theo anh (chị) việc phát
triển khiếu thẩm mĩ cho
trẻ có cần thiết không?
Rất cần 63 70 Cần 22 24,4 Không 5 5,6
3
Trong gia đình anh (chị)
có diễn ra hoạt động nào
dưới đây?
Treo tranh ảnh, trang trí chậu hoa, cây cảnh 20 22,2 Thường trang điểm cho trẻ(soi gương, buộc nơ) 0 0 Khi xem ti vi thường có nhận xét về trang
phục, hành vi xấu, đẹp hướng dẫn trẻ 66 73,4 Không có hoạt động nào 4 4,4
4 Anh (chị) đã tổ chức cho
trẻ tham gia hoạt động
nào dưới đây?
Dẫn trẻ đi xem triển lãm mĩ thuật hay biểu
diễn nghệ thuật 15 16,7 Cho trẻ tham gia cuộc thi vẽ tranh, múa hát 20 22,2
Đưa trẻ đi mua giấy, bút vẽ 55 61,1
Câu hỏi 1: Có 63 phụ huynh chiếm 70% cho rằng việc phát triển khiếu
thẩm mĩ là rất cần thiết cho trẻ mẫu giáo Họ luôn chú ý phát triển khiếu thẩm
mĩ cho con và coi đó là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ Đứa trẻ
ngụp lặn trong các sản phẩm nghệ thuật, trong thế giới cái đẹp sẽ hình thành
nên những tâm hồn nghệ thuật, không chỉ biết thưởng thức cái đẹp mà còn
hành động tạo ra cái đẹp, hưởng ứng với cái đẹp: Thấy bạn hát hay trẻ biết vỗ
tay, khi nhìn bức tranh trẻ biết khen đẹp Đó là những yếu tố không thể thiếu
để hình thành và bồi dưỡng khiếu thẩm mĩ cho trẻ
Trong khi đó có 22 phụ huynh chiếm 24,4% lại cho ý kiến rằng việc phát
Trang 25giáo dục thẩm mĩ đố với trẻ Họ nghĩ rằng, trẻ còn còn nhỏ chưa cần biết về cái đẹp, cho nên giáo dục cũng được mà không giáo dục cũng không sao, sau này khi học ở các bậc học cao hơn dần dần trẻ sẽ biết, không nhất thiết phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ngay ở tuổi mầm non, lớn lên trẻ sẽ tự phân biệt
được đâu là đẹp và đâu là không đẹp Với suy nghĩ như vậy, họ đã kết luân việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ chỉ là một việc làm cần thiết
Bên cạnh đó lại có 5 phụ huynh chiếm 5,6% thì cho rằng trẻ nhỏ không cần thiết phải giáo dục thẩm mĩ, nên dành thời gian đó để giáo dục cái khác Có người thì lại cho rằng việc giáo dục thẩm mĩ là của nhà trường, của các cô giáo chứ gia đình thì không có gì phải giáo dục Đây phần lớn là những bậc phụ huynh làm nghề buôn bán ngoài chợ, và trong cách đánh giá có phần xem nhẹ nội dung giáo dục này
Câu hỏi 2: Từ nhận thức vai trò của giáo dục thẩm mĩ mà các bậc phụ huynh cũng có những ý kiến khác nhau trong việc chọn quần áo cho trẻ
Có 19 phụ huynh chiếm 21,1% sẽ chọn quần áo theo ý thích của trẻ trước khi đến trường Đây đa phần đều là các gia đình chiều chuộng con cái và đánh giá không cao vai trò của giáo dục thẩm mĩ Theo họ trẻ đang ở lứa tuổi hồn nhiên, thích tự do thoải mái, vì vậy trẻ thích gì thì mặc Họ không quan tâm
đến việc trẻ mặc quần áo như thế nào? Có đẹp hay không? Miễn sao là trẻ cảm thấy thích thú Với tâm lí chiều con như vậy, trẻ lại hay nhõng nhẽo đòi gì
được nấy và nếu trẻ mặc quần áo chưa phù hợp mà không có sự uốn nắn kịp thời của cha mẹ thì chúng rất dễ nhiễm thói xấu ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ sau này
Có 67 phụ huynh chiếm 74,5% sẽ chọn quần áo gọn gàng phù hợp với thời tiết Họ là những gia đình đánh giá rất cao tầm quan trọng của giáo dục thẩm
mĩ Chính từ nhận thức như vậy mà họ giáo dục con cái mình rất khoa học, theo hướng tích cực và lành mạnh Qua điều tra tôi được biết họ luôn hướng dẫn con mình phải ăn mặc sạch sẽ, phù hợp với lứa tuổi, giới tính và thời tiết
Trang 26Quan sát các trẻ này tôi thấy các cháu đến lớp mặc quần áo rất đẹp, gọn gàng
và hơn nữa các cháu rất có ý thức trong việc ăn mặc Chẳng hạn như trường hợp của cháu Hương Giang (4 tuổi) khi thấy bạn My xỏ ngược dép cháu biết nói: “Bạn My xỏ dép chưa đúng” hay thấy dây áo váy của bạn bị tuột cháu biết chạy lại buộc giúp cho bạn Có thể thấy cách giáo dục của cha mẹ có tác
động to lớn đến việc định hướng cho trẻ về năng khiếu thẩm mĩ
Nhưng không phải tất cả các bậc phụ huynh đều nhận thức được điều đó
Có 4 phụ huynh chiếm 4,4% lại chọn quần áo cho trẻ theo ý thích của mình
Đây là những phụ huynh luôn áp đặt ý muốn của mình cho con trẻ Giáo dục con theo những suy nghĩ chủ quan của bố mẹ Họ nghĩ trẻ chưa nhận thức
được nên bố mẹ chọ quần áo nào thì trẻ mặc cái đó Đến thăm các gia đình này tôi thấy họ có điều kiện kinh tế khá giả, tuy nhiên bố mẹ bận đi làm cả ngày hoặc bán hàng ở chợ từ sớm, bận bịu với công việc, mà trẻ con thì rất hay nhõng nhẽo, vòi vĩnh Do đó họ chọn quần áo cho con để khỏi mất thời gian Trên thực tế, trẻ mẫu giáo còn rất ham chơi và được gia đình rất nuông chiều, nếu để trẻ tự chọn quần áo thì bố mẹ lại muộn làm Với suy nghĩ đó nên thay vì hướng dẫn trẻ thì họ làm luôn cho trẻ
Câu hỏi 3: Ngoài việc giúp trẻ lựa chọn quần áo, trong gia đình còn tổ chức rất nhiều các hoạt động khác nhằm tạo cơ hội và bồi dưỡng thẩm mĩ cho trẻ
20 phụ huynh chiếm 22,2% trả lời họ thường treo tranh ảnh, trang trí chậu hoa cây cảnh ở nhà để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Theo họ hoạt động này chính
là môi trường để trẻ nhận thức và khám phá cái đẹp Thông qua những bức tranh, chậu hoa, cây cảnh mà trẻ có những rung động thật sự với thiên nhiên
Từ đó mà hình thành ở trẻ năng khiếu thẩm mĩ Trẻ sống trong môi trường cuả cái đẹp, cảm nhận được vẻ đẹp xung quanh và ý thức về nó Tôi đã được chứng kiến cảnh cháu Phi khi chơi trò chơi lắp ghép xây dựng Sau khi ghép xong ngôi nhà và đặt nó giữa hàng rào, cháu biết lấy cây ghép vào bên cạnh
Trang 27Tôi hỏi: “Sao lại đăt cây ở đây” Cháu trả lời: “Nhà phải có cây chứ” Điều đó chứng tỏ cháu đã nhận thức được ngôi nhà sẽ đẹp hơn nếu có thêm cây
Trong khi đó 66 phụ huynh chiếm 73,4% thường xuyên có những nhận xét
về trang phục, hành vi xấu đẹp khi xem ti vi Theo họ, lúc ngồi xem ti vi cha
mẹ và con cái có thể chuyện trò, tâm sự với nhau một cách gần gũi Qua các chương trình trên ti vi họ sẽ lồng ghép, hướng dẫn, và giáo dục con Đó chính
là những hình ảnh trực quan nhất giúp trẻ quan sát và bắt chước làm theo Nhờ
sự phân tích của bố mẹ mà trẻ biết phân biệt đúng, sai từ đó tự điều chỉnh để mình có trang phục, hành vi, cách nói năng lịch sự, đẹp mắt Các bậc phụ huynh này cũng đánh giá cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ngay trong những hoạt động hằng ngày Đây đều là những gia
đình mà con cái họ được nuôi dạy khá chu đáo và bố mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc con
Có 4 phụ huynh chiếm 4,4% trả lời là không tiến hành hoạt động nào nhằm giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Đây đều là các gia đình không coi trọng việc bồi dưỡng các năng khiếu thẩm mĩ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ Đây thật sự là một
điều thiệt thòi với trẻ Nguyên nhân của vấn đề này cũng là do các gia đình thường lo bận bịu làm ăn và rất ít khi quan tâm đến việc dạy dỗ con cái
Câu hỏi 4: Để tìm hiểu xem các gia đình bồi dưỡng, phát huy khả năng năng khiếu thẩm mĩ cho trẻ như thế nào? Tôi thu được kết quả:
55 phụ huynh chiếm 61,1% thường đưa trẻ đi mua giấy, bút vẽ cho trẻ Qua tìm hiểu tôi thấy phần lớn các phụ huynh làm cán bộ công nhân viên chức nhà nước, họ quan tâm và chú ý dành nhiều thời gian chăm sóc cho con Cũng theo họ, cho trẻ cùng tham gia vào họat động này chính là cơ hội giúp trẻ nhận biết được cái đẹp đồng thời kích thích trẻ hăng say, hứng thú với việc sáng tạo cái đẹp, trẻ không chỉ có động cơ trong học tập mà còn nuôi dưỡng khả năng, thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ Tôi cũng được biết trẻ rất hứng thú với hoạt động này
và nhìn chung đây cũng là phương án được các gia đình lựa chọn nhiều nhất
Trang 28Có 20 phụ huynh chiếm 22,2% thì muốn cho trẻ tham gia cá cuộc thi vẽ tranh, múa hát Đây là những phụ huynh rất quan tâm đến việc giáo dục thẩm
mĩ cho trẻ Các hoạt động này không chỉ tạo cho trẻ niềm say mê với cái đẹp
mà còn giúp các bậc cha mẹ phát hiện ra năng khiếu của con mình để kịp thời
có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ Thông qua các cuộc thi vẽ tranh hay múa hát trẻ cũng có dịp được thể hiện mình và trở nên mạnh dạn, tự tin hơn
Có 15 phụ huynh còn lại chiếm 16,7% thì thường xuyên cho con cái đi xem các buổi triển lãm mĩ thuật hay các các buổi biểu diễn nghệ thuật Đây là những hoạt động mà trẻ rất thích và trẻ nhanh chóng được tiếp xúc với thế giới nghệ thuật Khi đến thăm nhà tôi thấy các gia đình này đều rất khá giả hoặc trẻ có bố mẹ làm nghệ sĩ Do đó họ quan tâm đến việc hình thành và bồi dưỡng năng khiếu thẩm mĩ cho con cái mình ngay từ khi còn nhỏ
Như vậy qua 8 câu hỏi đã chứng tỏ các phụ huynh khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc đã rất chú trọng đến việc giáo dục giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mĩ cho con cái mình Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít các phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ hoặc có cái nhìn sai lệch về các nội dung giáo dục này
Trang 292.2.3 Thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục các tính cách tốt cho trẻ mẫu giáo
Bảng 3: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo
STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Số ý
kiến
Tỉ lệ (%)
1
Theo anh (chị) việc giáo
dục đạo đức cho trẻ có
cần thiết không?
Rất cần 87 96,7
2 Khi thấy trẻ nói tục chửi
bậy, anh (chị) có thái độ
như thế nào?
Không quan tâm 2 2,2 Quát nạt, đánh mắng trẻ 3 3,3 Giải thích cho trẻ hiểu nói tục chửi bậy là
Giáo dục đạo đức là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo ở gia đình.Và để tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục này, tôi đã đưa ra câu hỏi đầu tiên : “Theo anh (chị) việc giáo dục đạo đức cho trẻ có cần thiết hay không?
Kết quả thu được là 87 phụ huynh chiếm 96,7% cho rằng việc giáo dục đạo
đức là rất cần thiết, là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục gia đình Các bậc phụ huynh này đều đồng ý với ý kiến việc bồi dưỡng và giáo dục đạo đức cho trẻ nên bắt đầu ngay từ lúc trẻ còn nhỏ vì đây chính là thời kì tốt nhất đặt nền móng cho các thói quen đạo đức, giúp trẻ có một nền tảng nhân cách phù hợp
Trang 30với các chuẩn mực xã hội Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được học các đức tính thật thà, ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, kính trọng, yêu thương mọi người, đi về biết chào hỏi lễ phép chứ không phải đợi đến khi lớn lên rồi mới dạy Trẻ em còn rất non nớt và thiếu kinh nghiệm trong mọi vấn đề của đời sống xã hội, từ nhận thức, tình cảm đến các mối quan hệ hằng ngày Vì vậy cha mẹ phải giúp đỡ, chỉ bảo cho trẻ từng li từng tí
Trong số 90 phụ huynh được hỏi lại có 3 phụ huynh chiếm 3,3% thì cho rằng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là cần thiết Quan điểm của các bậc phụ huynh này là không thực sự đánh giá cao ý nghĩa của giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển của trẻ Nếu trẻ được giáo dục thì là điều tốt song trẻ cũng có thể được học, được giáo dục trong các giai đoạn tiếp theo sau này khi lớn lên hoặc học ở các bậc học cao hơn
Câu hỏi 2: Nói tục chửi bậy là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ Vậy cha mẹ sẽ làm gì khi con mình có những biểu hiện như vậy?
Kết quả thu được là 85 phụ huynh chiếm 94,5% nói rằng khi trẻ nói tục chửi bậy thì sẽ khuyên bảo, uốn nắn và giải thích để trẻ hiểu nói tục chửi bậy
là một hành vi xấu Kết quả này cũng là điều dễ hiểu vì đa phần các bậc phụ huynh này đều nhận thức đúng đắn việc giáo dục đạo đức cho trẻ là vô cùng cần thiết Ngay khi còn bé, gia đình cần giáo dục cho trẻ hiểu nói tục, chửi bậy là một hành động không tốt và nên hướng dẫn trẻ có cách nói năng, ứng
xử có văn hoá Đặc điểm của con trẻ là rất hay bắt chước, cứ thấy hay là chúng học theo mà chưa hề phân biệt được là đúng hay là sai Do đó ngay khi trẻ bắt đầu có biểu hiện nói tục, nếu người lớn lập tức ngăn chặn, dạy dỗ thì rất dễ đạt hiệu quả Còn nếu người lớn cảm thấy thú vị, chăm chú nghe thậm chí còn tán thưởng thì trẻ sẽ nói tục nhiều hơn và người lớn rất khó sửa bảo Đáng chú ý là trong số các phụ huynh được hỏi có 2 phụ huynh chiếm 2,2% thì nói rằng họ không quan tâm đến việc trẻ nói tục chửi bậy Qua tiếp xúc tôi
Trang 31không có thời gian dành cho con, phần vì do những tính toán trong công việc
mà họ đã vô tình mang những câu nói tục về nhà và trẻ đã bắt chước học theo Tromg suy nghĩ của họ, những câu nói như vậy là bình thường vì vậy khi trẻ
có học nói theo thì họ cũng không quan tâm lắm Hơn nữa trẻ còn nhỏ chưa có
ý thức rõ thì lớn lên trẻ sẽ tự sửa Cũng cần phải nói rằng chính hành động, tấm gương của cha mẹ là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến những hành
vi của trẻ
Còn lại 3 phụ huynh chiếm 3,3% thì lại trả lời là khi trẻ nói tục chửi bậy họ thường quát nạt và có khi còn đánh trẻ Khi đến thăm nhà, tôi được biết có 2 gia đình làm nghề kinh doanh, buôn bán còn 1 gia đình thì bố mẹ đi làm xa nhà, trẻ ở nhà với ông bà Từ đó nảy sinh tình trạng trẻ nói tục chửi bậy một cách tự do không có ai uốn nắn Họ nhận thức được trẻ nói tục chửi bậy là hành vi không tốt Tuy nhiên lại chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, không biết giảng giải đúng sai cho trẻ Theo họ trẻ hư nên mới nói tục mà chưa nhìn nhận được rằng trẻ nói tục nói bậy là do bắt chước người lớn, trẻ chưa hiểu được đúng hay sai nên cần có sự chỉ bảo của người lớn
Câu hỏi 3: Hình thành thói quen lễ phép chính là hình thành một khía cạnh trong việc hoàn thiện nhân cách của một đứa trẻ Cách giáo dục của gia đình
có một sức ảnh hưởng to lớn đến lối sống cũng như biểu hiện của trẻ trong quá trình trưởng thành ứng xử với người hơn tuổi là một trong những hành động thể hiện hành vi văn hóa của trẻ Tìm hiểu về vấn đề này tôi đã thu đựơc kết quả như sau:
86 phụ huynh chiếm 95,6% nói rằng khi gặp người lớn tuổi con họ biết khoanh tay và chào hỏi lễ phép Đây là những gia đình chú ý giáo dục đạo đức cho trẻ và có cách giáo dục con đúng đắn Lễ phép với người hơn tuổi là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử, trong thói quen đạo đức của trẻ và là những nguyên tắc tối thiểu mà đứa trẻ phải biết Vì vậy phần lớn các gia đình đều đã dạy trẻ và và luôn khích lệ trẻ có những hành động đẹp như vậy Sự kính
Trang 32trọng, lễ phép, biết kính trên nhường dưới là nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của mỗi cá nhân mà gia đình cần chú ý giáo dục cho trẻ
Có 4 phụ huynh chiếm 4,4% nói rằng trẻ chỉ khoanh tay và chào hỏi người lớn tuổi hơn nếu có bố mẹ nhắc Các trẻ thường rất ít khi chủ động có thái độ, tình cảm kính trọng đối với người trên, thậm chí có khi còn rất e ngại, rụt rè
Điều này chứng tỏ trong gia đình, trẻ không thường xuyên được chú ý giáo dục về các thói quen, hành vi đạo đức Đây cũng là những gia đình không
đánh giá cao vai trò của giáo dục đạo đức và chỉ coi đó là một nội dung cần thiết
Câu hỏi 4: Trẻ không chỉ học ở nhà mà còn học ở trường, ở lớp Điều tra nhận thức của các bậc phụ huynh về mối quan hệ của trẻ với bạn bè xung quanh, tôi đưa ra câu hỏi: “Khi thấy con anh (chị) đánh bạn, anh (chị) có thái
độ như thế nào?”
Kết quả thu được là 87 phụ huynh chiếm 96,7% nói rằng cần dạy trẻ biết hoà thuận với bạn bè Đối với trẻ mẫu giáo, được vui chơi với bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu, trẻ cần có bạn cùng chơi Tuy nhiên trong khi chơi giữa các trẻ rất dễ xảy ra va chạm Chính khi đó thái độ của người lớn là vô cùng quan trọng Khi thấy trẻ đánh bạn, người lớn cần tỏ thái độ ngay không nên dễ dãi, qua loa Có thể từ những hành động nhỏ như vậy mà ảnh hưởng
đến mối quan hệ của trẻ với bạn và sự phát triển nhân cách của trẻ Gia đình cần giáo dục trẻ biết yêu thương, thân ái với bạn bè từ trong những việc làm nhỏ nhất
Có 2 phụ huynh chiếm 2,2% nói rằng khi thấy trẻ đánh bạn họ sẽ quát mắng trẻ Qua tìm hiểu tôi cũng được biết các gia đình này rất ít khi quan tâm
đến con cái, họ thường để con “tự lớn” hoặc giao con cho ông bà Trẻ không
có người trông nom, uốn nắn Cũng có khi người lớn trong gia đình xảy ra mâu thuẫn ngay trước mặt trẻ và trẻ nhiễm thói xấu đó.Những trẻ này thường