Khi gặp người lớn tuổi hơn, con anh (chị) sẽ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 29 - 33)

hơn, con anh (chị) sẽ:

Khoanh hai tay chào hỏi 86 95,6 Khoanh hai tay chào hỏi khi bố mẹ nhắc 4 4,4

Không nói gì 0 0

4

Khi thấy con mình đánh bạn, anh (chị) sẽ:

Để mặc trẻ 1 1,1 Đánh mắng trẻ 2 2,2 Dạy trẻ biết hoà thuận với bạn bè 87 96,7

Giáo dục đạo đức là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo ở gia đình.Và để tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục này, tôi đã đưa ra câu hỏi đầu tiên : “Theo anh (chị) việc giáo dục đạo đức cho trẻ có cần thiết hay không?

Kết quả thu được là 87 phụ huynh chiếm 96,7% cho rằng việc giáo dục đạo đức là rất cần thiết, là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục gia đình. Các bậc phụ huynh này đều đồng ý với ý kiến việc bồi dưỡng và giáo dục đạo đức cho trẻ nên bắt đầu ngay từ lúc trẻ còn nhỏ vì đây chính là thời kì tốt nhất đặt nền móng cho các thói quen đạo đức, giúp trẻ có một nền tảng nhân cách phù hợp

với các chuẩn mực xã hội. Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được học các đức tính thật thà, ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, kính trọng, yêu thương mọi người, đi về biết chào hỏi lễ phép... chứ không phải đợi đến khi lớn lên rồi mới dạy. Trẻ em còn rất non nớt và thiếu kinh nghiệm trong mọi vấn đề của đời sống xã hội, từ nhận thức, tình cảm đến các mối quan hệ hằng ngày. Vì vậy cha mẹ phải giúp đỡ, chỉ bảo cho trẻ từng li từng tí.

Trong số 90 phụ huynh được hỏi lại có 3 phụ huynh chiếm 3,3% thì cho rằng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là cần thiết. Quan điểm của các bậc phụ huynh này là không thực sự đánh giá cao ý nghĩa của giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ được giáo dục thì là điều tốt song trẻ cũng có thể được học, được giáo dục trong các giai đoạn tiếp theo sau này khi lớn lên hoặc học ở các bậc học cao hơn.

Câu hỏi 2: Nói tục chửi bậy là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy cha mẹ sẽ làm gì khi con mình có những biểu hiện như vậy?

Kết quả thu được là 85 phụ huynh chiếm 94,5% nói rằng khi trẻ nói tục chửi bậy thì sẽ khuyên bảo, uốn nắn và giải thích để trẻ hiểu nói tục chửi bậy là một hành vi xấu. Kết quả này cũng là điều dễ hiểu vì đa phần các bậc phụ huynh này đều nhận thức đúng đắn việc giáo dục đạo đức cho trẻ là vô cùng cần thiết. Ngay khi còn bé, gia đình cần giáo dục cho trẻ hiểu nói tục, chửi bậy là một hành động không tốt và nên hướng dẫn trẻ có cách nói năng, ứng xử có văn hoá. Đặc điểm của con trẻ là rất hay bắt chước, cứ thấy hay là chúng học theo mà chưa hề phân biệt được là đúng hay là sai. Do đó ngay khi trẻ bắt đầu có biểu hiện nói tục, nếu người lớn lập tức ngăn chặn, dạy dỗ thì rất dễ đạt hiệu quả. Còn nếu người lớn cảm thấy thú vị, chăm chú nghe thậm chí còn tán thưởng thì trẻ sẽ nói tục nhiều hơn và người lớn rất khó sửa bảo. Đáng chú ý là trong số các phụ huynh được hỏi có 2 phụ huynh chiếm 2,2% thì nói rằng họ không quan tâm đến việc trẻ nói tục chửi bậy. Qua tiếp xúc tôi

không có thời gian dành cho con, phần vì do những tính toán trong công việc mà họ đã vô tình mang những câu nói tục về nhà và trẻ đã bắt chước học theo. Tromg suy nghĩ của họ, những câu nói như vậy là bình thường vì vậy khi trẻ có học nói theo thì họ cũng không quan tâm lắm. Hơn nữa trẻ còn nhỏ chưa có ý thức rõ thì lớn lên trẻ sẽ tự sửa. Cũng cần phải nói rằng chính hành động, tấm gương của cha mẹ là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến những hành vi của trẻ.

Còn lại 3 phụ huynh chiếm 3,3% thì lại trả lời là khi trẻ nói tục chửi bậy họ thường quát nạt và có khi còn đánh trẻ. Khi đến thăm nhà, tôi được biết có 2 gia đình làm nghề kinh doanh, buôn bán còn 1 gia đình thì bố mẹ đi làm xa nhà, trẻ ở nhà với ông bà. Từ đó nảy sinh tình trạng trẻ nói tục chửi bậy một cách tự do không có ai uốn nắn. Họ nhận thức được trẻ nói tục chửi bậy là hành vi không tốt. Tuy nhiên lại chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, không biết giảng giải đúng sai cho trẻ. Theo họ trẻ hư nên mới nói tục mà chưa nhìn nhận được rằng trẻ nói tục nói bậy là do bắt chước người lớn, trẻ chưa hiểu được đúng hay sai nên cần có sự chỉ bảo của người lớn.

Câu hỏi 3: Hình thành thói quen lễ phép chính là hình thành một khía cạnh trong việc hoàn thiện nhân cách của một đứa trẻ. Cách giáo dục của gia đình có một sức ảnh hưởng to lớn đến lối sống cũng như biểu hiện của trẻ trong quá trình trưởng thành. ứng xử với người hơn tuổi là một trong những hành động thể hiện hành vi văn hóa của trẻ. Tìm hiểu về vấn đề này tôi đã thu đựơc kết quả như sau:

86 phụ huynh chiếm 95,6% nói rằng khi gặp người lớn tuổi con họ biết khoanh tay và chào hỏi lễ phép. Đây là những gia đình chú ý giáo dục đạo đức cho trẻ và có cách giáo dục con đúng đắn. Lễ phép với người hơn tuổi là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử, trong thói quen đạo đức của trẻ và là những nguyên tắc tối thiểu mà đứa trẻ phải biết. Vì vậy phần lớn các gia đình đều đã dạy trẻ và và luôn khích lệ trẻ có những hành động đẹp như vậy. Sự kính

trọng, lễ phép, biết kính trên nhường dưới là nét đẹp trong văn hoá giao tiếp của mỗi cá nhân mà gia đình cần chú ý giáo dục cho trẻ.

Có 4 phụ huynh chiếm 4,4% nói rằng trẻ chỉ khoanh tay và chào hỏi người lớn tuổi hơn nếu có bố mẹ nhắc. Các trẻ thường rất ít khi chủ động có thái độ, tình cảm kính trọng đối với người trên, thậm chí có khi còn rất e ngại, rụt rè. Điều này chứng tỏ trong gia đình, trẻ không thường xuyên được chú ý giáo dục về các thói quen, hành vi đạo đức. Đây cũng là những gia đình không đánh giá cao vai trò của giáo dục đạo đức và chỉ coi đó là một nội dung cần thiết.

Câu hỏi 4: Trẻ không chỉ học ở nhà mà còn học ở trường, ở lớp. Điều tra nhận thức của các bậc phụ huynh về mối quan hệ của trẻ với bạn bè xung quanh, tôi đưa ra câu hỏi: “Khi thấy con anh (chị) đánh bạn, anh (chị) có thái độ như thế nào?”

Kết quả thu được là 87 phụ huynh chiếm 96,7% nói rằng cần dạy trẻ biết hoà thuận với bạn bè. Đối với trẻ mẫu giáo, được vui chơi với bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu, trẻ cần có bạn cùng chơi. Tuy nhiên trong khi chơi giữa các trẻ rất dễ xảy ra va chạm. Chính khi đó thái độ của người lớn là vô cùng quan trọng. Khi thấy trẻ đánh bạn, người lớn cần tỏ thái độ ngay không nên dễ dãi, qua loa. Có thể từ những hành động nhỏ như vậy mà ảnh hưởng đến mối quan hệ của trẻ với bạn và sự phát triển nhân cách của trẻ. Gia đình cần giáo dục trẻ biết yêu thương, thân ái với bạn bè từ trong những việc làm nhỏ nhất.

Có 2 phụ huynh chiếm 2,2% nói rằng khi thấy trẻ đánh bạn họ sẽ quát mắng trẻ. Qua tìm hiểu tôi cũng được biết các gia đình này rất ít khi quan tâm đến con cái, họ thường để con “tự lớn” hoặc giao con cho ông bà. Trẻ không có người trông nom, uốn nắn. Cũng có khi người lớn trong gia đình xảy ra mâu thuẫn ngay trước mặt trẻ và trẻ nhiễm thói xấu đó.Những trẻ này thường

Còn lại 1 phụ huynh chiếm 1,1% thì nói rằng sẽ để mặc trẻ nếu trẻ đánh bạn. Tìm hiểu tôi thấy phụ huynh này rất chiều chuộng, cưng nựng con và đặc biệt có tư tưởng rất bênh con. Nếu trẻ có đánh bạn mà cô giáo thông báo tình hình thì họ cũng coi là chuyện con trẻ mà bỏ qua. Điều này sẽ là một hạn chế đối với quá trình phát triển của trẻ.

Bảng 4: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục các tính cách tốt cho trẻ.

STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Số ý kiến

Tỉ lệ (%)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 29 - 33)