Theo anh (chị) việc giáo dục xúc cảm, tình cảm cho

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ có cần thiết không? Rất cần 80 88,9 Cần 10 11,1 Không 0 0 2

Khi ông bà, cha mẹ đau ốm, trẻ có thái độ như thế nào?

ít làm phiền hơn 18 20 Buồn rầu, lo lắng 9 10

Thờ ơ 0 0

Quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ 63 70

3

Khi gặp người bệnh tật khó khăn, con anh (chị) có biểu hiên như thế nào?

Quan tâm, giúp đỡ 90 100

Thờ ơ 0 0

Chê cười, thích thú 0 0

4

Khi thấy bạn bị vấp ngã, con anh (chị) sẽ:

Chạy đến nâng bạn đứng dậy 75 83,3 Trêu đùa bạn 15 16,7 Bỏ đi và không nói gì 0 0

Đối với trẻ mẫu giáo, phát triển xúc cảm, tình cảm góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Với ý nghĩa như vậy nên tôi đưa ra câu hỏi đầu tiên nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ.

Câu hỏi 1: Kết quả thu được là 80 phụ huynh chiếm 88,9% cho rằng giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là rất cần thiết. Trong gia đình mọi người thường xuyên thể hiện tình cảm với nhau, biết yêu thương kính trọng nhau. Mỗi khi đi làm về họ thường ôm hôn con, buổi tối mặc dù rất

căng thẳng, mệt mỏi vì công việc nhưng họ vẫn cố gắng dành thời gian trò chuyên cùng con, kể chuyện cho con trước khi đi ngủ. Trẻ em trong các gia đình này sống rất tình cảm, và biết quan tâm đến người khác. Biểu hiện trên lớp có cháu khi cô giáo vắng mặt một buổi là cháu hỏi mãi không thôi: “Cô ơi, hôm qua cô đi đâu”; “Cô ơi cháu yêu cô lắm’’. Có nhiều cháu còn rất hay chạy đến ôm cổ cô rôi kể chuyện ở nhà cho cô nghe. Không những thế trẻ còn biết giúp đỡ cô giáo: Giúp cô kê bàn ăn, trải đệm hay quét sàn nhà...

Trong khi đó có 10 phụ huynh chiếm 11,1% thì cho rằng đối với trẻ mẫu giáo, giáo dục xúc cảm, tình cảm là cần thiết. Họ không đánh giá cao vai trò thực sự của việc phát triển các xúc cảm, tình cảm tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách của trẻ. Cần phải quan tâm đến một điều nữa là đây đa phần đều là các gia đình mà bố mẹ làm nghề buôn bán, kinh doanh. Do tính chất công việc mà họ rất hiếm khi thể hiện tình cảm thân mật, gắn bó với con cái mình. Trong số này có 1 trường hợp là bố mẹ li hôn, trẻ rất ngại tiếp xúc với người khác, thường chỉ ngồi buồn bã một mình. Chính điều này tạo cho trẻ tâm trạng buồn khổ và rất ít khi chủ động thể hiện tình cảm của mình.

Câu hỏi 2: Ông bà, cha mẹ chính là những người thân ruột thịt gần gũi, gắn bó nhất với mỗi đứa trẻ. Chính vì thế, giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ trước hết phải được thể hiện với chính những người thân trong gia đình. Vậy khi ông bà, cha mẹ đau ốm trẻ có thái độ như thế nào?

Kết quả thu được là 63 phụ huynh chiếm 70% nói rằng trẻ biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ đối với ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ đau ốm. Chẳng hạn như lấy nước, thuốc cho ông bà... Đây là kết quả hoàn toàn dễ hiểu khi các gia đình này đều đánh giá rất cao vai trò của việc giáo dục xúc cảm, tình cảm và họ cũng đã giáo dục rất tốt cho trẻ. Ông bà, cha mẹ, anh chị có yêu thương, gắn bó với nhau và quan tâm chăm sóc trẻ thì ngược lại trẻ cũng sẽ biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người. Có thể nói cách giáo dục của

gia đình là rất quan trọng, chính nhờ tấm gương của bố mẹ, lối sống của gia đình mà trẻ tiếp nhận các tác động của gia đình một cách hiệu quả nhất. 18 phụ huynh chiếm 20% thì nói rằng trẻ sẽ ít làm phiền hơn so với mọi ngày. Như vậy trẻ đã ý thức được khi ông bà, cha mẹ đau ốm mình phải ngoan hơn, biết vâng lời hơn, biết tự chơi đồ chơi và không quấy khóc, vòi vĩnh, trẻ không còn coi mình là trung tâm nữa mà bắt đầu có những suy nghĩ tự bản thân. Đây cũng là một biểu hiện tốt của trẻ, kết quả của phương pháp giáo dục đúng đắn từ phía gia đình.

Còn lại 9 phụ huynh chiếm 10% thì nói rằng trẻ rất buồn rầu lo lắng. Việc ông bà cha mẹ đau ốm là một sự quan tâm lớn của trẻ, do đó nó ảnh hưởng đến tâm lí trẻ và trẻ luôn có tâm trạng lo lắng, buồn khổ. Có khi còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, có cháu đến lớp rất buồn bã, tư lự trong khi mọi ngày cháu rất vui vẻ, hoạt bát. Cô giáo đến hỏi cháu mới trả lời “Hôm nay mẹ cháu ốm nên bố phải đưa cháu đi học”.

Câu hỏi 3: Không chỉ thể hiện tình cảm với người trong gia đình mà trẻ còn biết thể hiện sự đồng cảm với những người xung quanh, những người trong xã hội. Vậy khi gặp những người bệnh tật, khó khăn trẻ có biểu hiện như thế nào? Trẻ biết yêu thương đồng cảm hay sẽ thờ ơ không quan tâm.

Qua điều tra ý kiến của 90 phụ huynh đã thu được kết quả là 100% các bậc phụ huynh dạy con biết yêu thương, đồng cảm với người nghèo khổ, bệnh tật. Có phụ huynh còn kể khi có người tới ăn xin tôi cũng chỉ bảo cho cháu biết là họ rất đói khổ, không được như mình vì thế mình phải biết thương họ. Cháu hiểu và còn nhanh nhẹn vào nhà lấy gạo đem cho người ăn xin đó.

Câu hỏi 4: Giáo dục gia đình chỉ thực sự được coi là có hiệu quả khi trẻ có những biểu hiện, thái độ tích cực. Nhìn vào cách ứng xử, hành vi của một đứa trẻ ta có thể đánh giá được đứa trẻ ấy có được tiếp nhận một nền giáo dục gia đình đúng đắn hay không? Ngoài gia đình, trẻ còn được đến trường và còn có

rất nhiều mối quan hệ với bạn bè, cô giáo... Điều tra về mối quan hệ của trẻ với bạn bè tôi đã đưa ra tình huống: “Khi bạn bị vấp ngã thì trẻ sẽ làm gì?”. 75 phụ huynh chiếm 83,3% nói rằng trẻ chạy lại và đỡ bạn đứng lên. Đây cũng là con cái trong các gia đình mà họ ý thức rất cao việc giáo dục tình cảm của trẻ đối với gia đình. Quan sát các trẻ này tôi cũng thấy các cháu khá hoà đồng, thân thiết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè.

Có 15 phụ huynh chiếm 16,7% nói rằng trẻ sẽ trêu đùa bạn. Có thể do bản tính của trẻ em còn rất nghịch ngợm, thích a dua, thấy trẻ khác làm là trẻ cũng bắt chước, hưởng ứng làm theo. Trong trường hợp này thái độ của người lớn là rất quan trọng, cần phải nắm bắt kịp thời để có những biện pháp điều chỉnh, giúp trẻ có thái độ, hành vi thân thiện hơn.

Bảng 6: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục tinh thần hợp tác với mọi người xung quanh.

STT Nội dung điều tra Phương án trả lời Số ý kiến

Tỉ lệ (%)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 38 - 41)