Lảng sang chuyện khác để trẻ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 60 - 65)

chuyện khác để trẻ không hỏi nữa - Cấm trẻ lần sau không được hỏi. - Nhẹ nhàng dùng lời dễ hiểu giải thích cho trẻ 4 5 21 13,3 16,7 70 0 0 30 0 0 100

Đối với bên đối chứng: Qua kết quả tiến hành điều tra, các bậc phụ huynh có những ý kiến khác nhau trong việc giáo dục các hành vi giới tính cho con trẻ. 4 phụ huynh chiếm 13,3% nói rằng họ sẽ lảng tránh sang một chuyện

trẻ tuyệt đối trẻ không được hỏi các vấn đề thuộc về các hành vi giới tính. Nhìn chung các gia đình này đều chưa có cách nhìn nhận thực sự đúng đắn, thậm chí có người còn nêu ý kiến là hầu như không bao giờ họ đề cập đến chuyện đó trước mặt con trẻ, biết đâu lại còn kích thích chúng tò mò hơn. Đối với bên thử nghiệm: Sau khi thảo luận 100%phụ huynh đều nhất trí cho rằng nên giáo dục con cái ngay từ khi trẻ còn nhỏ và cần có phương pháp đưa trẻ tiếp cận với các vấn đề này một cách gần gũi và đúng đắn nhất. Trẻ nhỏ chưa có ý thức rõ về bản thân, do đó sự định hướng, hướng dẫn của người lớn là vô cùng quan trọng. Nếu cha mẹ có sự định hướng tốt thì chắc chắn trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và có những biểu hiện túch cực, phù hợp.

Như vậy,rõ ràng các tác động sư phạm đã góp phần to lớn trong việc nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh.

Kết luậN

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy đa số các bậc phụ huynh khu vực Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đã nhận thức được các nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức các bậc phụ huynh không giống nhau và còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.

Các bậc phụ huynh đã nhận thức được rằng để giáo dục thể chất cho trẻ ngoài việc cho trẻ ăn uống đầy đủ còn cần phải cho trẻ hoạt động, cho trẻ vui chơi… Nhận thức được điều này nhưng không phải phụ huynh nào cũng thực hiện một cách đầy đủ. Vẫn còn một số phụ huynh vì điều kiện kinh tế hay vì nuông chiều con nên cho trẻ ăn uống không đầy đủ, hợp lí, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Hoặc vẫn còn một số phụ huynh vì không có thời gian nên chưa chú ý đến việc tổ chức các hoạt động, có trò chơi cho trẻ và chưa hướng dẫn trẻ chơi. Tất cả những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Họ đã nhận thức được rằng giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ là điều cần thiết. Họ hiểu rằng ngay từ nhỏ cần phải giáo dục trẻ có xúc cảm, tình cảm với những người thân, những người xung quanh, với thiên nhiên. Cần phải dạy cho trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với mọi người, biết thông cảm, đồng cảm với những người gặp khó khăn...Tuy nhiên, do nhận thức về nội dung này còn hạn chế nên một số phụ huynh giáo dục trẻ chưa đầy đủ.

Họ cũng biết rằng ngay từ nhỏ cần phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Cần phải dạy trẻ biết thế nào là cái đẹp, là những lời nói hay, nói đẹp… Họ đã biết có thể giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua một số hoạt động như trang trí nhà cửa, cho đi tham quan, xem biểu diễn nghệ thuật, hay đơn giản là từ việc ăn mặc quần áo, để đầu tóc gọn gàng để làm đẹp bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.

Các bậc cha mẹ cũng đã hiểu rằng trẻ con còn nhỏ nhưng cần phải biết giúp đỡ mọi người một số công việc vừa sức, phải biết hợp tác với người khác để hoàn thành công việc. Họ cũng đã biết thông qua một số công việc như cho trẻ cùng làm việc nhà, cùng chơi với bạn… để giáo dục tinh thần hợp tác giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ. Các gia đình cũng biết gia đình là môi trường tốt nhất để giáo dục cho trẻ các tính cách tốt, giáo dục đạo đức. Bởi vậy, họ đã biết tổ chức một số hoạt động để giáo dục trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một số phụ huynh do trình độ nhận thức về các nội dung này còn hạn chế nên trong quá trình giáo dục còn nhiều thiếu sót dẫn đến một số trẻ còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ người khác, chưa phải là một em bé ngoan…

Các bậc phụ huynh cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ là cần thiết. Họ cũng đã biết thực hiện một số việc để giáo dục giới tính, cho con gái giúp đỡ mẹ làm việc nhà, con trai làm cùng bố, dạy cho trẻ biết con gái phải dịu dàng, con trai phải mạnh mẽ....Họ cũng đã biết tìm những lời lẽ dễ hiểu để giải đáp thắc mắc về giới tính của trẻ. Bên cạnh đó còn một số phụ huynh lại cho rằng

có cách giáo dục giới tính cho trẻ dẫn đến trẻ có một số hành vi giới tính không phù hợp.

Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm đối với 30 phụ huynh về một số nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình đã thu được kết quả rõ rệt. Tất cả các bậc phụ huynh này đều đã nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về các nội dung cần giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình. 100% phụ huynh nhận thức được giáo dục thể chất cho trẻ cần phải cho trẻ ăn uống đầy đủ, hợp lí kết hợp với các hoạt động vận động. 96,7% phụ huynh biết nên dạy trẻ tinh thần hợp tác với người xung quanh ngay từ khi còn nhỏ. Họ cũng biết rằng ngay từ nhỏ trẻ cần được giáo dục xúc cảm, tình cảm để trẻ biết yêu thương, quan tâm đến mọi người. Các bậc phụ huynh cũng đã nhận thức được rằng có thể giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua các hoạt động như cho trẻ tham gia công việc trang trí nhà cửa, tham gia các cuộc thi vẽ tranh, múa hát…100% phụ huynh đồng ý với ý kiến tuy trẻ còn nhỏ nhưng bố mẹ cũng nên giao cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ và giúp đỡ người khác. Qua đó có thể giáo dục các tính cách tốt cho trẻ từ đó làm nền tảng để giáo dục đạo đức cho trẻ. Đặc biệt, sau thử nghiệm, 100% phụ huynh có nhận thức rất đúng đắn về nội dung giáo dục giới tính cho trẻ, họ biết cần phải dạy trẻ những gì và dạy như thế nào. Từ những nhận thức đầy đủ và đúng đắn ấy các bậc phụ huynh đã biết gia đình cần làm gì để giáo dục trẻ tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện.

Kiến nghị

Độ tuổi mẫu giáo là thời điểm rất quan trọng định hình cho trẻ những thói quen tốt và chuẩn bị nền tảng vững chắc cho sự phát triển hoàn thiện vững chắc trong tương lai. Gia đình chính là cầu nối giúp trẻ thâm nhập và bước đầu khám phá thế giới xung quanh, dần học cách ứng xử trong các mối quan hệ phức tạp. Chính vì vậy sự phát triển hoàn thiện của trẻ trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc, giáo dục của gia đình ngay từ những bước chập chững đầu tiên.

Đối với gia đình: Các gia đình cần nhận thức đầy đủ vai trò của các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình, dành thời gian và sự quan tâm đến việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ, Gia đình kịp thời nắm bắt các biến đổi về tâm sinh lí của trẻ uốn nắn và điều chỉnh, đảm bảo thỏa mãn tốt nhất các cho trẻ các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, chăm sóc trẻ đầy đủ cảc về vật chất lẫn tinh thần tạo điều kiện co trẻ được vui chơi, học tập, giải trí một cách khoa học và hợp lí. Người lớn trong gia đình cần là tấm gương mẫu mực trong mọi cử chỉ, hành động để trẻ noi theo.

Đối với nhà trường: Đặc biệt là các cô giáo mầm non cần thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ ở lớp với các bậc phụ huynh. Tổ chức hướng dẫn tuyên truyền, cung cấp các tài liệu, các loại sách nuôi dạy trẻ đối với các bậc phụ huynh nhằm trang bị và nâng cao nhận thức cuả họ đối với các nội dung giáo dục trẻ trong gia đình.

Đối với xã hội: Đảng và Nhà nước nên có những chính sách ưu tiên và tạo điều kiện phát triển đối với giáo dục mầm non. Quan tâm hơn đến thế hệ mầm non tương lai của đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình để các gia đình có điều kiện chăm lo cho con cái mình hơn.

Tựu chung lại để chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2006), Giáo dục học

mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

[2] Phạm Khắc Chương (chủ biên) (1998), Giáo dục gia đình, NXB ĐHSP, Hà

Nội.

[3] Ngô Công Hoàn (1993), Tâm lí học gia đình, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[4] Ngưu Lê, Lý Chính Mai, Phạm Thuý Anh (2005), Phương pháp nuôi dạy

con (từ 0-3 tuổi), NXB Phụ nữ, Hà Nội.

[5] Ngô Bá Nha, Ngô Hưng Liên (2004), Những giá trị tinh thần dành cho trẻ,

NXB Trẻ, Hà Nội.

[6] Triệu Kì (2009), 100 điều nên dạy trẻ, NXB Phụ nữ, Hà Nội

[7] Vũ Mạnh Quỳnh (2006), Tư vấn ứng xử sư phạm với trẻ ở độ tuổi mẫu

giáo, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

[8] Nguyễn ánh Tuyết (2007), Giáo dục học mầm non những vấn đề lí luận

và thực tiễn, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[9] Nguyễn ánh Tuyết (chủ biên) (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm

non, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2000), Tâm lí học đại cương, NXB

ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

[11] Viện ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học (1994), Từ điển Tiếng Việt,

NXB GD, Hà Nội.

[12] Viện ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học (1994), Từ điển Bách khoa

Việt Nam, NXB GD, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 60 - 65)