trẻ la khóc sợ hãi, anh (chị):
Cứ để trẻ khóc 0 0 Chê trách trẻ không can đảm 0 0 Dỗ dành, khích lệ trẻ 90 100 3 Khi được tham gia vào một
công việc, con anh (chị) có biểu hiện như thế nào?
Không thích tham gia 7 7,8 Hào hứng tham gia 76 84,4 Thờ ơ, không quan tâm 7 7,8 4 ở nhà trẻ có thường xuyên giúp
đỡ bố mẹ làm công việc nhà?
Không 10 11,1 Thường xuyên 62 68,9 Đôi khi 18 20 5 Khi trẻ làm được một công việc
tốt, anh (chị)
Không quan tâm lắm 6 6,7 Chưa hài lòng với việc trẻ đã làm 3 3,3 Khen ngợi và động viên trẻ 81 90
Đối với trẻ mẫu giáo, một trong những nội dung cần được gia đình tổ chức thực hịên đó chính là việc giáo dục các tính cách tốt cho trẻ. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ cần phải được bồi dưỡng các phẩm chất, năng lực, tính cách để lớn lên trở thành người có ý chí, và khả năng độc lập cao trong cuộc sống. Vậy nhận thức của các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của nội dung này như thế nào?
Câu hỏi 1: Theo anh (chị) việc giáo dục các tính cách tốt cho trẻ có cần thiết không? Tôi đã thu được kết quả là 87 phụ huynh chiếm 96,7% cho rằng việc giáo dục các tính cách tốt là rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo. Trẻ cần phải được giáo dục các tính cách, đức tính của một con người: Đó là lòng can đảm, sự tôn trọng, chăm chỉ, yêu lao động, yêu thích sự công bằng, và có tinh thần trách nhiệm cao, biết giúp đỡ người khác và có lòng tự hào về bản thân. Theo họ, muốn trẻ có được những tính cách tốt thì trước hết phải chăm lo, bồi dưỡng cho trẻ dần dần chứ không phải một lúc là xong. Tất cả những gì mà trẻ thể hiện là chịu ảnh hưởng tác động từ phía gia đình. Khi đến thăm nhà các bậc phụ huynh này, tôi hiểu vì sao họ đánh giá cao việc bồi dưỡng các tính cách tốt cho trẻ. ở các gia đình này trẻ được nuôi dạy khá chu đáo và được rèn luyện ngay cả trong những việc nhỏ nhất. Chẳng hạn như trường hợp cháu Thắng (5 tuổi). Khi tôi đến nhà, cháu đang hí hoáy tập tô. Nhìn thấy cô giáo cháu chào cô rồi tự giác cất bút giấy. Khi tôi cho quà, được bố mẹ cho phép cháu mới dám nhận. Quan sát cháu ở lớp tôi thấy cháu rất tự giác và ý thức kỉ luật cao. Như vậy chính trong gia đình trẻ đã được giáo dục và định hình những tính cách tốt ngay từ nhỏ.
Bên cạnh đó có 3 phụ huynh chiếm 3,3% thì cho rằng việc giáo dục các tính cách tốt là cần thiết. Họ không dành sự ưu tiên quá cao đối với nội dung giáo dục này. Khi hỏi lí do tại sao, tôi nhận được câu trả lời: “Trẻ còn nhỏ thế chưa cần thiết phải giáo dục nhiều như vậy, hơn nữa những tính cách đó dần dần trẻ mới học được, phải có thời gian để trải nghiệm cuộc sống chứ không dạy ngay được”. Quan sát con của những phụ huynh này trên lớp tôi thấy trẻ khá khó bảo, ương ngạnh và tính tự giác không cao. Chỉ khi nào được cô giáo nhắc nhở trẻ mới biết dọn đồ chơi hay cất ghế, hoặc khi bố mẹ nhắc chào cô giáo thì trẻ mới chào... Như vậy do cách nhìn nhận khác nhau mà mỗi gia đình cũng có những cách khác nhau để giáo dục, nuôi dạy con mình.
Câu hỏi 2: Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh khi giáo dục lòng can đảm cho trẻ. Tôi đã thu được kết quả cụ thể là 100% các bậc phụ huynh đều nêu ý kiến là phải động viên, khuyến khích trẻ vượt qua nỗi sợ hãi khi đi tiêm phòng đồng thời đó chính là cách giáo dục lòng can đảm cho trẻ. Mỗi khi gặp khó khăn, được sự động viên khích lệ của người lớn trẻ sẽ vượt qua dễ dàng hơn. Đó cũng chính là bồi dưỡng tinh thần, ý chí, lòng quả cảm cho trẻ. Như vậy thái độ của người lớn là vô cùng cần thiết, giúp trẻ có ý chí và vượt qua nỗi sợ hãi.
Câu hỏi 3: Việc khuyến khích cho trẻ có lòng yêu lao động cũng có ý nghĩa lớn lao trong quá trình giáo dục trẻ. Song không phải ai cũng nhận thức được điều đó nên biểu hiện của trẻ trong các gia đình này cũng khác nhau. Trong số 90 phụ huynh được hỏi có 76 phụ huynh chiếm 84,4% nói rằng con họ rất hào hứngkhi được tham gia vào một công việc nào đó. Đây phần lớn là những phụ huynh đánh giá rất cao vai trò của việc giáo dục các tính cách tốt cho trẻ khi còn nhỏ. Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, luôn chân luôn tay và thích làm việc như người lớn, trẻ thích được giúp người khác và khi được khen ngợi thì rất vui vẻ, tự hào. Nắm bắt được tâm lí này của trẻ cũng là phát huy lòng yêu lao động, thói quen lao động cho trẻ. Qua tìm hiểu tôi cũng được biết trong gia đình trẻ cũng thường xuyên được tham gia vào những công việc nhỏ tuỳ sức như giúp mẹ nhặt rau, rửa cốc, lấy vật gì đó mà mẹ yêu cầu... Đây cũng là những gia đình biết dành thời gian chăm sóc cho con và có phương pháp giáo dục con khoa học.
Có 7 phụ huynh chiếm 7,8% nói rằng con họ không thích tham gia lao động. Trẻ rất ít khi vận động hay giúp đỡ bố mẹ làm việc gì đó. Đa phần các trẻ này rất ít khi được tạo cơ hội làm việc cùng bố mẹ mà nếu có công việc thì bố mẹ cũng làm thay, làm hộ trẻ. Vì thế, trẻ nảy sinh tâm lí ỷ lại vào bố mẹ và không thích làm việc. Qua điều tra tôi thấy các trường hợp này đều là các gia đình khá giả, cưng chiều con cái nhưng lại thiếu kiến thức trong việc dạy dỗ
trẻ. Họ chỉ lo cho con cái được ăn ngủ, vui chơi, giải trí chứ ít khi quan tâm đến việc giáo dục cho con tình yêu lao động trong khi đây lại là một nội dung rất quan trọng.
Có 7 phụ huynh chiếm 7,8% nói rằng con họ rất thờ ơ, không hề hứng thú khi tham gia vào một công việc nào đó. Qua tìm hiểu, trong gia đình hầu như không bao giờ trẻ được bố mẹ dẫn dụ vào các công việc lao động. Trẻ không có hứng thú với lao động mà nếu có làm thì làm cũng không đến nơi đến chốn. ở nhà trẻ làm cũng đựơc, không làm cũng không sao, trẻ thích thì làm không thích thì thôi, do đó ý thức trách nhiệm của trẻ cũng không cao. Đây là những gia đình mà nhận thức của họ về nội dung giáo dục lòng yêu lao động cho trẻ còn rất hạn chế.
Câu hỏi 4: Tôi tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện của trẻ khi ở nhà với câu hỏi: “ở nhà trẻ có thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà không?”
10 phụ huynh chiếm 11,1% nói rằng con họ không bao giờ giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà. Trường hợp này rơi vào những trẻ không thích tham gia lao động hoặc thờ ơ, không quan tâm, không có hứng thú đối với lao động. Cha mẹ cũng không chú ý giáo dục con cái phải giúp đỡ người khác.
62 phụ huynh chiếm 68,9% nói rằng con họ thường xuyên biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc nhỏ vừa sức như nhặt rau, quét nhà... Trẻ có ý thức lao động từ nhỏ và biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Theo các bậc phụ huynh này trẻ tham gia vào các công việc cũng giống như đang tiến hành một trò chơi đặc biệt hứng thú, qua đó trẻ hiểu được sự giúp ích cho mọi người sẽ mang lại niềm vui và dần học được khả năng độc lập trong cuộc sống.
18 phụ huynh chiếm 20% nói rằng chỉ đôi khi trẻ mới giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Trẻ chỉ làm khi thấy thích hoặc có sự nhắc nhở của người lớn. Do ở nhà bố mẹ hay làm thay trẻ hoặc với suy nghĩ nếu để trẻ làm thì lâu nên tốt nhất là bố mẹ làm cho nhanh. Từ đó trẻ ỷ lại vào người lớn, tính tự giác không
Câu hỏi 5: Cha mẹ có thái độ như thế nào trước những hành động, việc làm của con cái.? Đó là lí do tôi đưa ra câu hỏi: “Khi trẻ làm được một công việc tốt, anh (chị) có thái độ như thế nào?”
80 phụ huynh chiếm 90% cho rằng cần khen ngợi và động viên trẻ tiếp tục cố gắng. Đây là việc làm góp phần bồi dưỡng niềm tin, lòng tự hào cho trẻ. Được khen ngợi động viên trẻ tiếp tục cố gắng và làm tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc hơn. Cha mẹ luôn dành thời gian để hỏi xem: Ngày hôm nay con đã làm được việc gì tốt? Công việc đó như thế nào? Sau đó cha mẹ bày tỏ quan điểm, thái độ của mình và phân tích cho trẻ. Họ gần gũi và kịp thời nắm bắt được tâm lí của trẻ.
Có 3 phụ huynh chiếm 3,3% nói rằng họ chưa hài lòng với công việc mà trẻ đã làm. Họ muốn con mình phải làm được nhiều hơn thế nữa. Khi được trò chuyện tôi nhận thấy các bậc cha mẹ này đặt khá nhiều kì vọng vào con, thường tỏ ra nghiêm khắc và có phần áp đặt cho trẻ. Vì thế đôi lúc trẻ nhỏ không thấy thoải mái và tâm lí dễ bị xáo động.
Còn lại 6 phụ huynh chiếm 6,7% thì nói rằng họ không quan tâm lắm đến công việc tốt đó của trẻ. Phần vì họ nghĩ trẻ còn nhỏ công việc đó cũng không mang nhiều ý nghĩa. Phần vì lo mải mê làm ăn buôn bán mà họ không có thời gian chăm sóc con thì làm gì còn có thời gian nghĩ đến những công việc của trẻ. Các trường hợp này đều là những gia đình không đánh giá cao ý nghĩa của việc giáo dục các tính cách tốt cho trẻ.
Như vậy qua các câu hỏi và thực trạng nêu trên ta thấy mặc dù do nhiếu yếu tố công việc hay hoàn cảnh gia đình mà nhận thức của một số ít phụ huynh về 2 nội dung giáo dục này còn hạn chế. Tuy vậy đa số các bậc cha mẹ đã có nhận thức đúng đắn và có phương pháp nuôi dạy thực hiện tốt 2 nội dung giáo dục này đối với trẻ trong gia đình.
2.2.4 Nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về nội dung giáo dục xúc cảm tình cảm và giáo dục tinh thần hợp tác với những người xung quanh cho trẻ mẫu giáo.
Bảng 5: Nhận thức của thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ mẫu giáo.
STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Số ý kiến
Tỉ lệ (%)