Khi giao tiếp trò chuyện với mọi người trẻ thường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 41 - 51)

với mọi người trẻ thường tỏ ra như thế nào?

Thân thiện, vui vẻ 69 76,7 Khó chịu, bẳn gắt 4 4,4

Nhút nhát, rụt rè 17 18,9 3 Với bạn bè, con (anh)

chị thường?

Không thích nói chuyện 8 8,9 Hay đánh nhau cãi lộn 3 3,3 Yêu thương giúp đỡ bạn 79 87,8 4 Khi trẻ khác có đồ chơi

mà con bạn muốn chơi cùng, con bạn làm gì?

Giành đồ chơi của bạn 8 8,9 Thân thiện với bạn để bạn cho chơi cùng 73 81,1

Đối với trẻ mẫu giáo, tiến hành giáo dục tinh thần hợp tác, nhu cầu giao tiếp, làm việc cùng mọi người trong gia đình là thuận lợi nhất. Sau một thời gian tìm hiểu và điều tra về nội dung giáo dục này tôi đã thu được kết quả: Với câu hỏi 1: “Anh (chị) có thường xuyên dạy trẻ biết hợp tác với những người xung quanh?”. 77 phụ huynh chiếm 85,6% nói rằng họ thường xuyên giáo dục trẻ và dạy trẻ biết hợp tác với những người xung quanh. Thông qua những hoạt động hằng ngày, qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ… Cùng với các thành viên trong gia đình, họ dạy con biết cách giao tiếp và làm việc, phối hợp cùng mọi người để hoàn thành một công việc chung. Trong gia đình, giáo dục năng lực hợp tác cho trẻ là phát huy hiệu quả cao nhất, bởi giáo dục thông qua nhu cầu và quá trình thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của trẻ. Gia đình tác động đến trẻ một cách nhẹ nhàng và có mục đích giúp trẻ tiếp nhận một cách dẽ dàng hơn. Có phụ huynh khi được hỏi còn kể lại: Cháu nhà tôi quen được bố mẹ chiều nên rất nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh lắm. Một lần thấy tôi chuẩn bị sang nhà ngoại, cháu đòi đi theo. Thế là tôi bảo cháu: “Con lên lấy mũ bảo hiểm xuống đây rồi mẹ con mình cùng đi”. Nếu như bình thường trẻ sẽ rất nhõng nhẽo và nhất định không chịu đi, thì bây giờ trẻ đã tự giác hơn. Cũng qua tìm hiểu, tôi được biết các gia đình rất thường xuyên trao đổi tình hình trẻ với cô giáo chủ nhiệm. Lúc ở nhà họ dành khá nhiều thời gian chăm sóc con cái, lúc nấu cơm, làm việc nhà họ đều cố gắng trò chuyện,tâm sự cùng con, thỉnh thoảng lại giao cho con làm một công việc nào đó như nhặt rau giúp mẹ nấu cơm, tưới cây hoa cho bố… Buổi tối khi xem ti vi bố mẹ lại hỏi trẻ về các chương tình trên ti vi, cùng trẻ trò chuyện. Sau mỗi chương trình bố mẹ lại cùng đưa ra những nhận xét và lồng ghép những bài học giáo dục. Những yếu tố này không chỉ giúp mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên tốt hơn mà qua đó bố mẹ cũng kịp thời nắm bắt được sự thay đổi trong tâm sinh lí và quan trọng hơn chính là kích thích và phát triển dần năng lực hợp tác của trẻ.

Có 13 phụ huynh chiếm 14,4% thì nói rằng chi đôi khi họ mới dạy trẻ biết hợp tác với mọi người xung quanh. Khi tìm hiểu lí do tôi được biết, đa số họ làm việc trong các nhà máy hoặc làm theo ca, thỉnh thoảng lại làm thêm giờ. Vì thế họ rất ít khi có thời gian được trò chuyện và tham gia các công việc cùng trẻ. Do đó trẻ cũng ít có cơ hội được phối hợp cùng mọi người và năng lực hợp tác cũng không được phát triển.

Câu hỏi 2: Gia đình có phương pháp giáo dục tốt cho trẻ có nghĩa là trẻ sẽ được bồi dưỡng và phát huy khả năng hợp tác. Đó là yếu tố quan trọng để dẫn trẻ dến với những thành công trong tương lai. Khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh cũng là một khía cạnh trong năng lực hợp tác của trẻ. Vậy khi giao tiếp trò chuyện với mọi người, trẻ nhỏ có thái độ như thế nào?

69 phụ huynh chiếm 76,7% nói rằng khi nói chuyện với mọi người, con họ tỏ ra khá thân thiện, vui vẻ. Tiếp xúc với một vài phụ huynh trong số này tôi được biết ở nhà họ rất hay nói chuyện cùng con, dành thời gian lắng nghe những câu chuyện của con trẻ, họ hay dẫn con đi chơi hoặc đưa trẻ đến những nơi đông người để trẻ tiếp xúc, mạnh dạn giao tiếp với mọi người, thường là trong bữa cơm hay lúc xem ti vi, cha mẹ hỏi con về những gì đã được học ở trường ở lớp, khuyến khích trẻ nói lại những điều vừa học và bộc lộ cảm xúc của bản thân… Đặc biệt họ cũng rất nhiệt tình và vui vẻ cho biết các thông tin về con họ khi được tôi hỏi. Điều này cho thấy thái độ của cha mẹ có những ảnh hưởng rất tích cực đối với con cái mình. Quan sát con của các bậc phụ huynh này tôi thấy các cháu khá mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động giao tiếp, khi có người lớn hỏi các cháu trả lời rất rõ ràng, mạch lạc.

Trong khi đó, có 4 phụ huynh chiếm 4,4% nói rằng con họ thường tỏ ra khó chịu, bẳn gắt khi giao tiếp với mọi người. Nguyên nhân là do ở những gia đình này, bố mẹ đi làm cả ngày, mệt mỏi, căng thẳng không có thời gian trò chuyện cùng con, về nhà lại do áp lực công việc nên hay cáu giận trước mặt trẻ. Vì thế vô tình thói quen đó đã ảnh hưởng đến trẻ.

Còn lại 17 phụ huynh chiếm 18,9% thì nói rằng con họ hầu như không bao giờ dám gần gũi, tiếp xúc với người lạ, trẻ thường rất nhút nhát và rụt rè. Do ở nhà, trẻ thường được ông bà hay người giúp việc trông giữ, bố mẹ đi làm cả ngày nên không có thời gian trò chuỵện hay dẫn con đi chơi. Trẻ không được giao tiếp với mọi người lâu dần trở thành thói quen, trẻ sợ giao tiếp và không dám nói chuyện với người lạ. Có khi cô giáo gọi lên bảng trẻ còn rất run. Câu hỏi 3:Vui chơi là nhu cầu không thể thiếu của trẻ nhỏ. Và trong khi chơi trẻ không thể không có bạn. Từ gia đình đến trường lớp, bạn bè chính là những người gần gũi nhất đối với trẻ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa trẻ với bạn bè xung quanh, tôi đã thu được kết quả như sau:

79 phụ huynh chiếm 87,8% nói rằng trẻ luôn biết yêu thương giúp đỡ bạn. Do ở nhà cha mẹ thường xuyên thể hiện những cử chỉ âu yếm với trẻ. Qua các hoạt động hằng ngày, những câu chuyện mà trẻ được nghe, qua các chương trình trên ti vi họ giáo dục con phải biết yêu quý bạn bè, giúp đỡ mọi người xung quanh, và tinh thần đoàn kết, nhân ái. Kết quả này là điều dễ hiểu khi đây là phần lớn là những gia đình đánh giá rất cao vai trò của việc giáo dục tinh thần hợp tác cho trẻ.

Có 3 phụ huynh chiếm 33% nói rằng con họ hay đánh nhau cãi lộn với bạn. Quan sát các trẻ này tôi thấy các cháu thường rất hung hăng, chỉ cần không vừa ý là các cháu có thể đánh nhau. Tiếp xúc với các bậc phụ huynh này tôi thấy họ rất ít khi quan tâm đến tình hình của trẻ ở lớp. Hầu như không bao giờ họ hỏi con xem: Hôm nay ở lớp con làm gì? Con được học những gì? Họ chỉ gửi con ở lớp từ sáng đến chiều là đón về.

Có 8 phụ huynh chiếm 8,9% nói rằng con họ không thích nói chuyện với bạn bè. Qua tìm hiểu, đa phần các cháu ngoài thời gian ở lớp thì về nhà các cháu chỉ ở nhà, không được đi chơi hay ra ngoài. Bố mẹ không có thời gian gần gũi con do tính chất công việc, không tạo cho trẻ thói quen nói chuyện

trẻ rất nhút nhát. Biểu hiện là khi ở trên lớp các cháu rất thờ ơ, khi các bạn chơi cháu cũng không muốn tham gia chơi, trẻ chỉ ngồi yên một chỗ hoặc đứng ở cửa sổ nhìn ra ngoài.

Câu hỏi 4: Khi trẻ khác có đồ chơi mà con bạn muốn chơi cùng thì trẻ sẽ làm như thế nào? Đây chính là biểu hiện trong khả năng hợp tác của trẻ với mọi người. Tìm hiểu thực trạng này tôi thu được kết quả:

73 phụ huynh chiếm 81,1% nói rằng con họ sẽ thân thiện với bạn và để cho bạn chơi cùng. Đây đa phần là những trẻ có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt và biết yêu thương đoàn kết với bạn bè. Có phụ huynh còn nói : “Con bé ghớm lắm! Bạn mà có đồ chơi mới là nó lân la đến chơi cùng ngay”. Đây là những phụ huynh có nhận thức cao và có phương pháp giáo dục con rất khoa học.

Có 8 phụ huynh nói rằng trong trường hợp này con họ sẽ giành đồ chơi cuả bạn. Trẻ trong các gia đình này thường rất được chiều chuộng, muốn gì được nấy. Hơn nữa trẻ cũng thường có tính rất hung hăng, bạn không cho chơi là vào giành lấy ngay. Đây là những trẻ rất hay đánh bạn, cấu bạn. Như cháu Tùng Anh lớp 4 tuổi, nếu bạn không đưa đồ chơi cho cháu thì cháu sẵn sàng lăn ra khóc ăn vạ, khi nào có được đồ chơi rồi mới thôi.

Còn lại 9 phụ huynh chiếm 10% thì nói rằng trẻ sẽ nhờ bố mẹ lấy giúp. Đây cũng là những gia đình mà bố mẹ quá cưng chiều chiều con, việc gì cũng làm hộ trẻ, trẻ sinh ra hay vòi vĩnh, mè nheo, đòi bố mẹ làm cho bằng được. Các trẻ này thường có khả năng hợp tác với mọi người rất kém. Khi bạn không cho chơi cùng là trẻ ỷ lại, dựa thế vào người lớn, bắt bố mẹ phải làm theo ý mình. Và khi bố mẹ không làm theo là trẻ lăn ra khóc.

2.2.5 Nhận thức của các bậc phụ huynh khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc về nội dung giáo dục hành vi giới tính cho trẻ mẫu giáo.

Bảng 7: Nhận thức của các bậc phụ huynh về nội giáo dục hành vi giới tính cho trẻ mẫu giáo.

STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Số ý kiến

Tỉ lệ (%)

1

Theo anh (chị) việc giáo dục hành vi giới tính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có cần thiết không? Rất cần 60 66,7 Cần 23 25,6 Không 7 7,7 2 Khi trẻ có những thắc mắc về giới tính của mình, anh (chị) xử lí như thế nào? Lảng sang chuyện khác 9 10 Cấm trẻ lần sau không được hỏi 2 2,2 Dùng lời dễ hiểu giải thích cho trẻ 79 87,8

3

Khi con gái anh (chị) đòi mặc quần áo con trai, anh (chị) sẽ:

Chiều theo ý muốn của trẻ 0 0 Mắng trẻ 8 8,9 Dạy trẻ biết ăn mặc phù hợp với giới tính 82 91,1

4

Anh (chị) thường giáo dục giới tính cho trẻ bắng cách nào?

Thường trò chuyện với trẻ 55 61,1 Chọn trang phục và mua đồ chơi 14 15,6 Tổ chức các trò chơi theo giới tính 7 7,8

Qua các câu chuyện kể cho trẻ 10 11,1 Không có hoạt động nào 4 4,4

Đối với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục giới tính cho trẻ vẫn còn là một khái niệm mới. Do đó khi được hỏi, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc tìm hiểu về ý nghĩa của nội dung giáo dục này trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

Câu hỏi 1. “Theo anh (chị) việc giáo dục giới tính cho trẻ khi còn nhỏ có cần thiết không?”.

Kết quả thu được là: 60 phụ huynh chiếm 66,7% cho rằng nội dung giáo dục này là rất cần thiết. Ngày nay cuộc sống vật chất đã được chăm lo đầy đủ hơn nên trẻ em cũng sớm trưởng thành về giới tính hơn. Trẻ thích khám phá và luôn có những câu hỏi thắc mắc đặt ra cho người lớn về giới tính của mình. Lúc nào trẻ cũng có thể hỏi bố mẹ những câu hỏi tương tự như: “Sao con có chim mà em Bông không có chim?”; “Mẹ sinh con ra ở đâu?”; hay “Con từ đâu đến?”… Trong các trường hợp đó cha mẹ thường rất ngại hoặc lúng túng trong khi trả lời và có phần né tránh.

Trong khi đó có 23 phụ huynh chiếm 25,6% cho rằng việc giáo dục giới tính chỉ là cần thiết đối với trẻ mẫu giáo. Các bậc phụ huynh này không thực sự đề cao vai trò của giáo dục các hành vi giới tính. Theo họ trẻ mẫu giáo còn nhỏ chưa nên giáo dục giới tính vội, khi lớn lên trẻ sẽ dần hiểu và học được. Giáo dục giới tính khi còn nhỏ có thể được tiến hành song nếu để trẻ lớn lên rồi dạy dỗ cũng không sao, lúc đó trẻ học cũng chưa muộn.

Còn lại 7 phụ huynh chiếm 7,8% thì cho rằng việc giáo dục các hành vi giới tính hoàn toàn không cần thiết khi trẻ còn nhỏ. Qua tìm hiểu và tiếp xúc, tôi thấy các bậc phụ huynh này thậm chí còn rất ngại ngùng khi nói về vấn đề giáo dục giới tính. Trẻ còn nhỏ chưa hiểu gì thì không cần phải giáo dục. Hơn nữa có người còn cho rằng giáo dục giới tính sớm như thế thì khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”. Họ không đánh giá cao vai trò của giáo dục giới tính và có quan điểm rằng đó là một việc làm không cần thiết.

Câu hỏi 2: Với những cách đánh giá khác nhau như vậy về ý nghĩa của giáo dục các hành vi giới tính cho trẻ mẫu giáo nên các gia đình cũng có cách xử lý khác nhau khi con trẻ có những thắc mắc về giới tính của mình.

Theo kết quả điều tra 79 phụ huynh chiếm 87,8% thì nói rằng họ dùng phương pháp dùng những lời nói dễ hiểu để giải thích cho trẻ. Đây cũng là những gia đình có nhận thức đúng đắn về vấn đề giáo dục giới tính. Trẻ nhỏ nên được tiếp cận dần với những kiến thức cơ bản về giới tính và mọi thắc mắc

của trẻ cần được trả lời một cách dứt khoát, rõ ràng nhưng đơn giản nhất. Dù là những câu hỏi ngô nghê, trẻ con nhưng cũng chứng tỏ trẻ đang muốn khám phá những bí mật về giới tính của mình cũng như những điều kì diệu của thế giới xung quanh. Quan sát trẻ ở những gia đình này, tôi thấy các cháu có những hành vi ứng xử rất phù hợp, nhận biết được mình thuộc giới tính nào. Chẳng hạn như cháu Hà My (4 tuổi) thấy bạn Nhật Ly trèo lên cửa sổ, cháu biết nói với bạn: “Là con gái thì phải dịu dàng chứ”. Hay có cháu còn biết gọi cô: “ Cô ơi bạn Nam cứ đi vệ sinh vào chỗ của bạn Ly”.

Có 9 phụ huynh chiếm 10% trả lời là mỗi khi trẻ có những câu hỏi thắc mắc về giới tính thì họ thường lảng tránh sang chuyện khác. Qua tiếp xúc tôi còn được biết, khi trẻ hỏi nhiều quá mà người lớn thì không biết trả lời thế nào cho trẻ vừa ý, giải thích rõ quá thì trẻ không hiểu và chúng càng thêm tò mò mà giải thích đơn giản thì chúng lại hỏi tiếp, thế nên tốt nhất là lảng tránh sang chuyện khác. Cách làm này có thể được thực hiện một vài lần, tuy nhiên cha mẹ không thể nào trốn tránh mãi những câu hỏi của trẻ.

Có 2 phụ huynh chiếm 2,2% thì nói rằng họ không thích trẻ hỏi về các vấn đề giới tính và khi trẻ hỏi nhiều là họ quát nạt, cấm đoán trẻ lần sau không được hỏi nữa. Theo họ trẻ con mà càng tò mò về các vấn đề giới tính thì đó là những biểu hiện không tốt. Khi trò chuyện với các bậc phụ huynh này tôi thấy phần vì tâm lý ngại ngùng, phần vì các gia đình cũng chưa có những hiểu biết rõ ràng, đầy đủ về giới tính của con cái, thế nên việc giáo dục giới tính trong các gia đình còn rất hạn chế.

Câu hỏi 3: Vậy cha mẹ sẽ có thái độ như thế nào trước những biểu hiện không bình thường của con, chẳng hạn: “Khi con gái đòi mặc quần áo con trai?”

Kết quả thu được cụ thể là 82 phụ huynh chiếm 91,1% trả lời họ sẽ dạy trẻ cách ăn mặc phù hợp với giới tính. Đó cũng là hoạt động giúp trẻ nhận biết

huynh kể lại: “ Hôm đó trẻ mặc quần áo đi học, em cháu thấy anh mặc quần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của các bậc phụ huynh về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 41 - 51)