Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 169 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
169
Dung lượng
2,55 MB
Nội dung
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
TRỊNH THỊ KIM TUYẾT
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN KHOA CHĂM SÓC SỨC
KHỎE THEO YÊU CẦU – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
LÀM NƠI KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
TP.HCM - 2015
a
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
TRỊNH THỊ KIM TUYẾT
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN KHOA CHĂM SÓC SỨC
KHỎE THEO YÊU CẦU – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
LÀM NƠI KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN THĂNG
TP.HCM - 2015
a
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này là kết
quả làm việc của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Phan Văn
Thăng.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực dựa vào số liệu
khảo sát thực tế, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Trịnh Thị Kim Tuyết
a
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành gửi lời
cám ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Tài chính Marketing đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến TS.Phan Văn Thăng, người đã
hướng dẫn tôi, định hướng nghiên cứu, lựa chọn nguồn tài liệu. Thầy đã tận tình
chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện công trình nghiên
cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc Bệnh
viện Chợ Rẫy, Hội đồng đạo đức Bệnh viện Chợ Rẫy, Ban lãnh đạo Phòng Quản
trị Vật tư, BS.CK II. Lê Ngọc Ánh – Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học,
TS.Huỳnh Kim Phượng – Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu,
Ths.ĐD.Lê Thị Mỹ Hương – Điều dưỡng trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe theo
yêu cầu, anh chị em: Phòng Quản trị Vật tư, Phòng Nghiên cứu Khoa học, Khoa
Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, người dân tới kiểm tra sức khỏe tổng quát tại
Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu,… đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các bạn lớp MBA3-2, trường Đại học Tài chính
Marketing đã chia xẻ với tôi về kiến thức, hướng giải quyết đề tài và xử lý dữ
liệu.
Sau cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người
bạn thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện đề tài,
trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, tham
khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được
những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu của Quý Thầy cô và bạn đọc.
Trân trọng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Trịnh Thị Kim Tuyết
b
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...............................................................................................................a
Lời cảm ơn .................................................................................................................. b
Mục lục ........................................................................................................................c
Danh mục hình vẽ ........................................................................................................ f
Danh mục bảng biểu ................................................................................................... g
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. i
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................... 2
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 2
1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước ........................................................................ 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 6
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 6
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 6
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 7
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 8
1.7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 8
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 8
1.8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 8
1.9. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu .............................. 10
2.2. Hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ) ........................................................... 11
2.2.1. Khái niệm về hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ) ............................ 11
2.2.2. Quá trình ra quyết định mua hàng (lựa chọn dịch vụ) ........................ 11
2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến hành vi mua hàng (lựa chọn dịch vụ)
của khách hàng ............................................................................................. 15
c
2.3.1. Những yếu tố về văn hóa .................................................................... 16
2.3.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội................................................... 17
2.3.3. Những yếu tố mang tính chất cá nhân ................................................ 18
2.3.4. Những yếu tố có tính chất tâm lý........................................................ 19
2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn dịch vụ của khách hàng ............................................................ 21
2.5. Mô hình nghiên cứu hành vi chọn nơi kiểm tra SKTQ đề xuất
và các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 24
2.5.1. Mô hình nghiên cứu hành vi chọn nơi kiểm tra SKTQ đề xuất ......... 24
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 28
2.6. Tóm tắt chương 2 ......................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 32
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 32
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 32
3.2. Kỹ thuật và phương pháp phân tích dữ liệu ................................................ 36
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo theo Cronbach’s alpha ......................... 36
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 37
3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình SEM ............................ 38
3.3. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 40
3.4. Biến và thang đo .......................................................................................... 42
3.4.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ............................. 42
3.4.2. Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính sơ bộ.......... 42
3.5. Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả thu thập dữ liệu thực tế .................................................................. 47
4.1.1.
Giới thiệu về BVCR và Khoa CSSK TYC ......................................... 47
4.1.2.
Giới thiệu về điều kiện, hoàn cảnh thu thập thông tin thực tế
và cách thức tiến hành thu thập thông tin thực tế ............................... 54
4.2. Làm sạch dữ liệu và mã hóa dữ liệu ............................................................ 55
4.3. Mô tả dữ liệu thu thập được ........................................................................ 56
d
4.4. Kiểm định và đánh giá thang đo .................................................................. 60
4.4.1.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)........................ 60
4.4.2.
Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 63
4.4.3.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình SEM ............................ 67
4.5. Kiểm định các giả thuyết ............................................................................. 77
4.6. Tóm tắt chương 4 ........................................................................................ 85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1. Kết luận chung ............................................................................................ 86
5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................ 87
5.3. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 90
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... i
Phụ lục 01: Thang đo nháp I – Dàn bài phỏng vấn sâu ............................................. iv
Phụ lục 02: Thang đo nháp II – Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ .............................. xi
Phụ lục 03: Thang đo hoàn chỉnh- Bảng câu hỏi .................................................... xvi
Phụ lục 04: Kết quả kiểm định thang đo từng nhân tố riêng lẻ:
Cronbach’s Alpha và EFA (gồm từ phụ lục 4.1 đến 4.11)......................... xix
Phụ lục 05: Kết quả kiểm định thang đo tổng 8 nhân tố với 36 biến quan sát:
Cronbach’s Alpha và EFA (gồm phụ lục 5.1 và .5.2) ............................ xxxv
Phụ lục 06: Kết quả kiểm định CFA, SEM (gồm từ phụ lục 6.1 đến 6.5) .................... xliii
e
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Quá trình ra quyết mua hàng (lựa chọn dịch vụ) của khách hàng ................
Hình 2.2. Hành vi của khách hàng từ lúc đánh giá lựa chọn đến khi quyết định mua
hàng (lựa chọn dịch vụ)...............................................................................
Hình 2.3. Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng (lựa chọn dịch vụ) của khách
hàng .............................................................................................................
Hình 2.4. Mô hình thuyết hành động hợp lý- TRA .....................................................
Hình 2.5. Mô hình thuyết hành vi dự định- TPB .........................................................
Hình 2.6. Mô hình hành vi của khách hàng ..................................................................
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất rút gọn ............................................................
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................
Hình 4.1: Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1919 ...............................................................
Hình 4.2: Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi tái xây dựng 1974 ............................................
Hình 4.3: Sơ đồ Tổ chức Khoa CSSK TYC - BVCR ..................................................
Hình 4.4. Quy trình kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa CSSK TYC - BVCR ........
Hình 4.5. Kết quả mẫu theo giới tính ...........................................................................
Hình 4.6. Kết quả mẫu theo thu nhập ...........................................................................
Hình 4.7. Kết quả mẫu theo Nơi ở................................................................................
Hình 4.8. Kết quả mẫu theo Độ tuổi ............................................................................
Hình 4.9. Kết quả mẫu theo Học vấn ..........................................................................
Hình 4.10. Kết quả mẫu theo Tình trạng hôn nhân .....................................................
Hình 4.11. Kết quả mẫu theo Nghề nghiệp ..................................................................
Hình 4.12. Kết quả mẫu theo Tôn giáo ........................................................................
Hình 4.13. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ
(mô hình không chuẩn hóa) .....................................................................................
Hình 4.14. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ
(mô hình chuẩn hóa).................................................................................................
f
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng bệnh nhân tới khám bệnh tại Khoa CSSK
TYC – BVCR từ 2011-2014 ..............................................................
Bảng 2.1. Mã hoá các khái niệm, thang đo và bảng câu hỏi ...............................
Bảng 3.1. Kích cỡ mẫu và hệ số tải nhân tố ........................................................
Bảng 3.2. Số biến và số mẫu trong nghiên cứu ...................................................
Bảng 3.3. Bảng thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ................
Bảng 4.1. Mẫu điều tra khách hàng đến kiểm tra SKTQ tại Khoa CSSK TYC –
BVCR .................................................................................................
Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha ......
Bảng 4.3. Ma trận các nhân tố trong kết quả phân tích EFA lần 2 ......................
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn nơi kiểm tra SKTQ ................................................................................
Bảng 4.5. Các chỉ số của mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi
kiểm tra SKTQ (mô hình không chuẩn hóa và chuẩn hóa) .............................
Bảng 4.6. So sánh mô hình chuẩn hóa (ML) và mô hình ước lượng bootstrap ...
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của các nhân tố ............
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp của thang đo ............
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Nhu cầu nội tại (Mô hình chuẩn hóa) .............................................................
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Các kích thích marketing (Mô hình chuẩn hóa) ..............................................
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Tìm kiếm thông tin (Mô hình chuẩn hóa) ........................................................
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Nhận biết nhu cầu (Mô hình chuẩn hóa) .........................................................
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Đặc điểm cá nhân (Mô hình chuẩn hóa) .........................................................
Bảng 4.14. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Đánh giá các phương án (Mô hình chuẩn hóa) ..............................................
g
Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ (Mô hình chuẩn hóa) ............................
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ (Mô hình chuẩn hóa) ....................................
h
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
SKTQ
: Sức khỏe tổng quát
SPSS
: Statistical Package for Social Sciences - Phần mềm thống kê sử
dụng trong khoa học xã hội.
AMOS
: Analysis Of Moment Structures – Phần mềm phân tích cấu trúc
mô năng
SEM
: Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính
EFA
: Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá
KMO
: Kaiser- Meyer-Olkin measure - Chỉ số dùng để đánh giá sự
thích hợp của phân tích yếu tố khám phá
CFA
: Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định
CSSK TYC
: Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu
BVCR
: Bệnh viện Chợ Rẫy
SRW
: Standardized Regression Weight - Các trọng số hồi quy chuẩn hoá
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này là kết
quả làm việc của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Phan Văn
Thăng.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều được dẫn nguồn và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực dựa vào số liệu
khảo sát thực tế, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Trịnh Thị Kim Tuyết
a
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành gửi lời
cám ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Tài chính Marketing đã trang bị cho tôi
nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến TS.Phan Văn Thăng, người đã
hướng dẫn tôi, định hướng nghiên cứu, lựa chọn nguồn tài liệu. Thầy đã tận tình
chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện công trình nghiên
cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn - Giám đốc Bệnh
viện Chợ Rẫy, Hội đồng đạo đức Bệnh viện Chợ Rẫy, Ban lãnh đạo Phòng Quản
trị Vật tư, BS.CK II. Lê Ngọc Ánh – Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học,
TS.Huỳnh Kim Phượng – Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu,
Ths.ĐD.Lê Thị Mỹ Hương – Điều dưỡng trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe theo
yêu cầu, anh chị em: Phòng Quản trị Vật tư, Phòng Nghiên cứu Khoa học, Khoa
Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, người dân tới kiểm tra sức khỏe tổng quát tại
Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu,… đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các bạn lớp MBA3-2, trường Đại học Tài chính
Marketing đã chia xẻ với tôi về kiến thức, hướng giải quyết đề tài và xử lý dữ
liệu.
Sau cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người
bạn thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện đề tài,
trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, tham
khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được
những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu của Quý Thầy cô và bạn đọc.
Trân trọng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Trịnh Thị Kim Tuyết
b
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...............................................................................................................a
Lời cảm ơn .................................................................................................................. b
Mục lục ........................................................................................................................c
Danh mục hình vẽ ........................................................................................................ f
Danh mục bảng biểu ................................................................................................... g
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. i
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................... 3
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 3
1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước ........................................................................ 5
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 6
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 6
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 7
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 7
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 8
1.7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 8
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 8
1.8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 8
1.9. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu .............................. 10
2.2. Hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ) ........................................................... 11
2.2.1. Khái niệm về hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ) ............................ 11
2.2.2. Quá trình ra quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) .............................. 11
2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến hành vi mua hàng (chọn dịch vụ)
của khách hàng ............................................................................................. 15
c
2.3.1. Những yếu tố về văn hóa .................................................................... 16
2.3.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội................................................... 17
2.3.3. Những yếu tố mang tính chất cá nhân ................................................ 18
2.3.4. Những yếu tố có tính chất tâm lý........................................................ 19
2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn dịch vụ của khách hàng ..................................................... 21
2.5. Mô hình nghiên cứu hành vi chọn nơi kiểm tra SKTQ đề xuất
và các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 24
2.5.1. Mô hình nghiên cứu hành vi chọn nơi kiểm tra SKTQ đề xuất ......... 24
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 28
2.6. Tóm tắt chương 2 ......................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 32
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 32
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 32
3.2. Kỹ thuật và phương pháp phân tích dữ liệu ................................................ 36
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo theo Cronbach’s alpha ......................... 36
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 37
3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình SEM ............................ 38
3.3. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 40
3.4. Biến và thang đo .......................................................................................... 42
3.4.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ............................. 42
3.4.2. Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính sơ bộ.......... 42
3.5. Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả thu thập dữ liệu thực tế .................................................................. 47
4.1.1.
Giới thiệu về BVCR và Khoa CSSK TYC ......................................... 47
4.1.2.
Giới thiệu về điều kiện, hoàn cảnh thu thập thông tin thực tế
và cách thức tiến hành thu thập thông tin thực tế ............................... 54
4.2. Làm sạch dữ liệu và mã hóa dữ liệu ............................................................ 55
4.3. Mô tả dữ liệu thu thập được ........................................................................ 56
d
4.4. Kiểm định và đánh giá thang đo .................................................................. 60
4.4.1.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)........................ 60
4.4.2.
Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 63
4.4.3.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình SEM ............................ 67
4.5. Kiểm định các giả thuyết ............................................................................. 77
4.6. Tóm tắt chương 4 ........................................................................................ 85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1. Kết luận chung ............................................................................................ 86
5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................ 87
5.3. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 91
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... i
Phụ lục 01: Thang đo nháp I – Dàn bài phỏng vấn sâu ............................................. iv
Phụ lục 02: Thang đo nháp II – Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ .............................. xi
Phụ lục 03: Thang đo hoàn chỉnh- Bảng câu hỏi .................................................... xvi
Phụ lục 04: Kết quả kiểm định thang đo từng nhân tố riêng lẻ:
Cronbach’s Alpha và EFA (gồm từ phụ lục 4.1 đến 4.11)......................... xix
Phụ lục 05: Kết quả kiểm định thang đo tổng 8 nhân tố với 36 biến quan sát:
Cronbach’s Alpha và EFA (gồm phụ lục 5.1 và .5.2) ............................ xxxv
Phụ lục 06: Kết quả kiểm định CFA, SEM (gồm từ phụ lục 6.1 đến 6.5) .................... xliii
e
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Quá trình ra quyết mua hàng (chọn dịch vụ) của khách hàng ......................
Hình 2.2. Hành vi của khách hàng từ lúc đánh giá lựa chọn đến khi quyết định mua
hàng (chọn dịch vụ).....................................................................................
Hình 2.3. Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) của khách hàng
.....................................................................................................................
Hình 2.4. Mô hình thuyết hành động hợp lý- TRA .....................................................
Hình 2.5. Mô hình thuyết hành vi dự định- TPB .........................................................
Hình 2.6. Mô hình hành vi của khách hàng ..................................................................
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất rút gọn ............................................................
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất đầy đủ .............................................................
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................
Hình 4.1: Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1919 ...............................................................
Hình 4.2: Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi tái xây dựng 1974 ............................................
Hình 4.3: Sơ đồ Tổ chức Khoa CSSK TYC - BVCR ..................................................
Hình 4.4. Quy trình kiểm tra SKTQ tại Khoa CSSK TYC - BVCR ............................
Hình 4.5. Kết quả mẫu theo giới tính ...........................................................................
Hình 4.6. Kết quả mẫu theo thu nhập ...........................................................................
Hình 4.7. Kết quả mẫu theo nơi ở ................................................................................
Hình 4.8. Kết quả mẫu theo độ tuổi .............................................................................
Hình 4.9. Kết quả mẫu theo học vấn ...........................................................................
Hình 4.10. Kết quả mẫu theo tình trạng hôn nhân ......................................................
Hình 4.11. Kết quả mẫu theo nghề nghiệp ...................................................................
Hình 4.12. Kết quả mẫu theo tôn giáo ..........................................................................
Hình 4.13. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ
(mô hình không chuẩn hóa) .....................................................................................
Hình 4.14. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ
(mô hình chuẩn hóa).................................................................................................
f
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát tại Khoa
CSSK TYC – BVCR từ 2010-2014 ...................................................
Bảng 2.1. Mã hoá các khái niệm, thang đo và bảng câu hỏi ...............................
Bảng 3.1. Kích cỡ mẫu và hệ số tải nhân tố ........................................................
Bảng 3.2. Số biến và số mẫu trong nghiên cứu ...................................................
Bảng 3.3. Bảng thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ................
Bảng 4.1. Mẫu điều tra khách hàng đến kiểm tra SKTQ tại Khoa CSSK TYC –
BVCR .................................................................................................
Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha ......
Bảng 4.3. Ma trận các nhân tố trong kết quả phân tích EFA lần 2 ......................
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn nơi kiểm tra SKTQ ................................................................................
Bảng 4.5. Các chỉ số của mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi
kiểm tra SKTQ (mô hình không chuẩn hóa và chuẩn hóa) .............................
Bảng 4.6. So sánh mô hình chuẩn hóa (ML) và mô hình ước lượng bootstrap ...
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của các nhân tố ............
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp của thang đo ............
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Nhu cầu nội tại (Mô hình chuẩn hóa) .............................................................
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Các kích thích marketing (Mô hình chuẩn hóa) ..............................................
Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Tìm kiếm thông tin (Mô hình chuẩn hóa) ........................................................
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Nhận biết nhu cầu (Mô hình chuẩn hóa) .........................................................
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Đặc điểm cá nhân (Mô hình chuẩn hóa) .........................................................
Bảng 4.14. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Đánh giá các phương án (Mô hình chuẩn hóa) ..............................................
g
Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ (Mô hình chuẩn hóa) ............................
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến thuộc nhân tố
Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ (Mô hình chuẩn hóa) ....................................
h
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
SKTQ
: Sức khỏe tổng quát
SPSS
: Statistical Package for Social Sciences - Phần mềm thống kê sử
dụng trong khoa học xã hội.
AMOS
: Analysis Of Moment Structures – Phần mềm phân tích cấu trúc
mô năng
SEM
: Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính
EFA
: Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá
KMO
: Kaiser- Meyer-Olkin measure - Chỉ số dùng để đánh giá sự
thích hợp của phân tích yếu tố khám phá
CFA
: Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định
CSSK TYC
: Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu
BVCR
: Bệnh viện Chợ Rẫy
SRW
: Standardized Regression Weight - Các trọng số hồi quy chuẩn hoá
i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhiệm vụ của kiểm tra sức khỏe tổng quát (SKTQ) không đơn giản là tìm cho ra
bệnh, mà còn là bảng tổng kết khách quan nhất về các cột mốc sức khỏe và dự đoán
trước một số yếu tố nguy cơ bệnh lý gây nguy hại đến sức khỏe.
Việc phát hiện và điều trị các bệnh lý ở giai đoạn sớm mang lại nhiều lợi ích cho
bệnh nhân: Giúp bệnh nhân đạt tỉ lệ điều trị thành công cao, rút ngắn thời gian, tiết
kiệm chi phí điều trị và giảm thiểu các đau đớn, hao tổn về sức khỏe (đối với bệnh lý
ung thư).
Kiểm tra sức khỏe tổng quát sẽ giúp bạn:
Phát hiện các loại bệnh bạn đang mắc phải mà bạn không hề hay biết hoặc đang
nghi ngờ như: các bệnh lý ung thư, viêm gan B, C, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối
loạn lipid máu, bệnh tim mạch… tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi
bệnh được phát hiện quá muộn.
Giúp bạn thường xuyên biết cơ thể mình đang trong tình trạng nào, phát hiện
sớm các vấn đề bất thường về sức khỏe trước khi có biểu hiện bệnh lý để điều chỉnh
hợp lý về chế độ dinh dưỡng, phương pháp làm việc và nếp sống sinh hoạt, nhằm nâng
cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát chỉ tốn chút thời gian và kinh phí nhưng lại giúp bạn
phát hiện, ngăn ngừa, chữa trị bệnh sớm nhất nếu bạn có bệnh đồng thời cũng giúp bạn
và người thân vững tâm hơn về sức khỏe của mình nếu không làm sao, giúp bạn tự tin
hơn trong cuộc sống và có điều kiện chú tâm hơn cho công việc của bạn.
Sống trong xã hội hiện nay, khi hiện tượng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo
động, hóa chất từ các nhà máy, khu công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản có
trong thực phẩm, cộng với áp lực công việc, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá....
khiến các bệnh như: bệnh lý ung thư, bệnh lý liên quan đến lối sống ngày càng gia
tăng. Nguy hiểm hơn là những căn bệnh trên lại không có biểu hiện rõ ràng, dễ làm
chúng ta nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Nếu không kiểm tra sức khỏe
tổng quát, bạn sẽ không biết căn bệnh gì đang ẩn giấu bên trong cơ thể mình.
1
Khi có điều kiện về tài chính và mức sống ngày càng nâng cao, người ta càng có
nhu cầu sử dụng dịch vụ khám sức khỏe theo yêu cầu đảm bảo các tiêu chí: Uy tín,
chất lượng, dễ dàng, nhanh chóng, phục vụ tận tình.
Vì kiểm tra sức khỏe tổng quát ngày càng quan trọng và người ta ngày càng nhận
ra lợi ích của nó. Xã hội ngày càng phát triển, các điều kiện về kinh tế và kỹ thuật cho
phép người ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện được mong muốn của mình. Chính vì
lý do này mà nhu cầu kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu cầu càng ngày càng lớn,
xem chi tiết trong bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát tại Khoa
CSSK TYC – BVCR từ 2010-2014
Năm
Số lượt
(Người)
2010
2011
2012
2013
2014
11.108
13.730
14.573
14.580
14.600
(Nguồn: Khoa CSSK TYC – BVCR, 2015)
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh. Khoa Chăm sóc Sức khỏe
theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy với dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu
cầu, bệnh nhân được khám nhanh chóng. Kiểm tra sức khỏe tổng quát từ sáng tới
chiều là xong hết, có đầy đủ các kết quả xét nghiệm từ các kết quả xét nghiệm tiểu
đường, mỡ máu, chức năng gan, thận, chụp phim phổi, siêu âm bụng, phụ khoa,…
Tại Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân
không phải chờ đợi lâu. Sau khi khám xong, nếu phải làm các xét nghiệm, sẽ có nhân
viên y tế đưa bệnh nhân tới tận nơi để tránh sự bất tiện. Bệnh nhân không phải tự đi
lấy kết quả xét nghiệm. Các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,... được trả về
phòng khám. Bệnh nhân chỉ việc tới phòng khám, nhận kết quả và nghe bác sĩ tư vấn,
giải thích bệnh tình.
Để hiểu rõ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu
cầu của người dân đã và đang là một nhiệm vụ cấp bách của các bệnh viện. Vì những
lý do nêu trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến quyết định
chọn Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm
tra sức khỏe tổng quát” để nghiên cứu.
2
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi chăm sóc sức khỏe nói chung. Tác giả
xin nêu ra một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước dưới đây để làm cơ sở hình
thành mô hình nghiên cứu của tác giả trong bài nghiên cứu này.
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
(1) Các thành phần chất lượng dịch vụ y tế theo Brown và các cộng sự (1993)
Trong nghiên cứu của Brown và các cộng sự, nhóm tác giả đã tìm ra chín (09)
thành phần chất lượng dịch vụ y tế trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
gồm: hiệu quả, hiệu suất, năng lực kỹ thuật, mối quan hệ giữa các cá nhân, khả năng
tiếp cận dịch vụ, sự an toàn, tính liên tục, các khía cạnh vật chất và sự lựa chọn. Các
thành phần này được mô tả như sau:
Hiệu quả (Effectiveness): Mức độ kết quả mong muốn của việc chăm sóc đạt
được thông qua việc chuẩn đoán và điều trị thích hợp;
Hiệu suất (Efficiency): Tỷ lệ giữa kết quả đầu ra của các dịch vụ so với các chi
phí liên quan đến việc tạo ra các dịch vụ đó (có tính đến cả nguồn lực vật chất và thời
gian);
Năng lực kỹ thuật (Technical competence): Mức độ nhiệm vụ được thực hiện bởi
các nhân viên y tế;
Mối quan hệ giữa các cá nhân (Interpersonal relations): Mức độ tôn trọng, lịch
sự, sự đáp ứng nhiệt tình, sự đồng cảm, lắng nghe và thông tin trao đổi giữa nhân viên
bệnh viện và bệnh nhân;
Khả năng tiếp cận dịch vụ (Access to service): Mức độ dịch vụ Chăm sóc sức
khỏe không bị giới hạn bởi những rào cản về mặt địa lý, kinh tế, xã hội, tổ chức hoặc
ngôn ngữ;
Sự an toàn (Safety): Mức độ của sự tin cậy, bảo mật và riêng tư trong các dịch vụ
và mức độ của một số rủi ro chấn thương, nhiễm trùng hoặc những tác dụng phụ có hại
được giảm thiểu;
Tính liên tục (Continuity): Mức độ chăm sóc phù hợp và thường xuyên được
cung cấp, bao gồm giá trị của việc thăm hỏi của cùng một người chăm sóc và việc tiếp
tục điều trị;
3
Các khía cạnh vật chất (Physical aspects): Hiện trạng cơ sở vật chất và mức độ
sạch sẽ thoải mái cũng như những tiện nghi được cung cấp tại các cơ sở y tế;
Sự lựa chọn (Choice): Sự lựa chọn thích hợp và khả thi của bệnh nhân về người
cung cấp, kế hoạch bảo hiểm hoặc điều trị.
(2) Sự hài lòng của bệnh nhân trong ngành chăm sóc sức khỏe khẩn cấp
(Urgent Care Industry) của tác giả Hong Quin và Victo R.Prybutok (2009)
Ngành chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, một phần không thể thiếu của hệ thống
chăm sóc sức khỏe nước Mỹ, đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.
Ngành chăm sóc sức khỏe khẩn cấp đã và đang cung cấp đa dạng các dịch vụ cho đông
đảo người bệnh.
Nghiên cứu sử dụng thang đo SERQUAL với 5 thành phần: sự đảm bảo, sự tin
cậy, sự đáp ứng, sự cảm thông và phương tiện hữu hình. Cùng với 5 thành phần chất
lượng trên, chất lượng kỹ thuật cũng được xem xét trong ngành y tế theo các nghiên
cứu trước. Mô hình như sau:
Sự đảm bảo
Sự tin cậy
Thời gian chờ đợi
Sự đáp ứng
Sự cảm thông
Sự thỏa mãn
của bệnh nhân
Chất lượng dịch vụ
Phương tiện hữu hình
Chất lượng kỹ thuật
(3) Bốn (04) yếu tố để khách du lịch y tế chọn Bệnh viện Thái Lan là điểm đến
du lịch y tế của Kristine Mae F. Ricafort (2011)
Tác giả đưa ra bốn (04) yếu tố ảnh hưởng dẫn đến khách du lịch y tế lựa chọn
bệnh viện Thái Lan là điểm đến du lịch y tế bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối,
chiêu thị. Sau khi khảo sát, phân tích hồi quy, kết quả của nghiên cứu cho thấy người
tiêu dùng của du lịch y tế dựa nhiều hơn vào sản phẩm hay dịch vụ mà bệnh viện cung
cấp hơn là giá cả trong việc quyết định điều trị y tế ở nước ngoài. Tuy nhiên tác giả chỉ
tập chung vào các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng trong việc lựa chọn
4
các bệnh viện ở Thái Lan là điểm đến du lịch y tế mà chưa nghiên cứu về sự hài lòng
của khách hàng và lòng trung thành của khách du lịch quốc tế điều trị y tế ở Thái Lan,
nếu nghiên cứu bổ sung các yếu tố này sẽ cho phép hiểu biết sâu sắc hơn về những lý
do tại sao khách du lịch y tế trở lại Thái Lan cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
1.2.2. Nghiên cứu ở trong nước
(1) Nghiên cứu của Phan Thị Tuyết Nhung (2012) về: “Các nhân tố tác động
đến sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
tại bệnh viện đa khoa Tây Ninh”, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố:
Thái độ phục vụ của các y, bác sĩ; Cơ sở vật chất và môi trường bệnh viện; Tinh thần
trách nhiệm của các y, bác sĩ; Năng lực chuyên môn của các y, bác sĩ; Sự đồng cảm
với bệnh nhân; Sự quan tâm của bệnh viện với bệnh nhân. Sau khi khảo sát, phân tích
hồi quy cho thấy 6 nhân tố trong mô hình nghiên cứu là phù hợp.
(2) Nghiên cứu của Đào Khánh Uyên (2013) về: “Nghiên cứu các nhân tố tác
động đến chất lượng dịch vụ bệnh viện công tại TP.HCM”, tác giả đưa ra mô hình
nghiên cứu gồm 6 nhóm nhân tố, bao gồm: Sự tôn trọng và chăm sóc; Sự hiệu quả và
liên tục; Sự đáp ứng và thích hợp; Ấn tượng và danh tiếng bệnh viện; Thông tin; Viện
phí. Sau khi khảo sát, phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bệnh viện công tại TP.HCM theo các mức độ khác
khau: Nhân tố viện phí có tác động mạnh nhất, sau đó là nhân tố Ấn tượng đầu tiên,
tiếp theo là Sự hiệu quả và liên tục, tiếp theo là Sự tôn trọng và chăm sóc, cuối cùng là
nhân tố Sự đáp ứng và thích hợp.
(3) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Cương (2013) về: “ Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lựa chọn bệnh viện công và
bệnh viện tư tại TP.HCM” tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của
7 nhóm yếu tố bao gồm: Chất lượng dịch vụ (cơ sở vật chất của bệnh viện, quy trình
khám bệnh, thái độ của nhân viên), Chất lượng chuyên môn (trình độ chuyên môn, thái
độ, phác đồ điều trị, các giải thích và cung cấp thông tin bệnh án, những hỗ trợ khác
của cán bộ y tế đối với bệnh nhân), Hiệu quả công tác khám chữa bệnh, Chi phí điều
trị, Loại hình bảo hiểm, Phương thức tiếp nhận (các chương trình marketing của bệnh
viện, lời khuyên của bác sỹ, tham khảo ý kiến người thân, tham khảo ý kiến của bạn bè
và đồng nghiệp, có người quen làm việc tại bệnh viện, kinh nghiệm sử dụng dịch vụ
5
trước đây, có nơi cư trú gần bệnh viện) và đặc điểm cá nhân khách hàng (Giới tính,
tuổi tác, thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp). Sau khi khảo sát, phân tích hồi quy,
kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh
nhân trong việc lựa chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại TP.HCM bao gồm: Chất
lượng dịch vụ, Chất lượng chuyên môn, Hiệu quả công tác khám chữa bệnh, Chi phí
điều trị, Loại hình bảo hiểm, Phương thức tiếp nhận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
đặc điểm cá nhân không ảnh hưởng đến việc chọn lựa bệnh viện của khách hàng.
Nhận xét chung về các nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề
tài: Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài đã đưa ra được các thành phần chất
lượng bệnh viện, đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi để khám
chữa bệnh tuy nhiên các nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như:
- Không chú ý tới các yếu tố mang tính chất cá nhân, những yếu tố có tính chất
tâm lý, các yếu tố môi trường bên ngoài như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,
các yếu tố về văn hóa. Trong khi hành vi của khách hàng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi các yếu tố này. Sự lựa chọn dịch vụ của khách hàng là kết quả của sự tác động qua
lại phức tạp giữa các yếu tố có tính chất: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý (Philip
Kolter, dẫn bởi Phan Thăng 2013).
- Chỉ đưa ra mô hình dưới dạng hồi quy tuyến tính, chưa xem xét được các yếu tố
trong mô hình có tác động với nhau như thế nào. Mô hình hóa không theo quá trình
nên không biết các yếu tố tác động ở đâu, khi nào, bao giờ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo
yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung, chúng tôi phải thực hiện các mục tiêu cụ thể
như sau:
(1) Xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe
theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
(2) Đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc
sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Từ
6
kết quả phân tích, đưa ra hàm ý quản trị cho nhà quản trị nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ bệnh nhân tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu nói riêng và Bệnh viện
Chợ Rẫy nói chung.
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu
(1) Mô hình nào phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi
kiểm tra sức khỏe tổng quát?
(2) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo
yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát?
(3) Mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe
theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát là như thế
nào?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm
sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Đối tượng khảo sát: Người dân Việt Nam đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và
đã từng kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu- Bệnh
viện Chợ Rẫy.
Phạm vi không gian:
Tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phạm vi thời gian:
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 06/2015
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp chuyên gia theo dàn bài được chuẩn bị trước nhằm khám phá, bổ sung
các biến quan sát để xây dựng thang đo nháp. Sau đó Nghiên cứu định lượng sơ bộ
được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người dân đến kiểm tra SKTQ và đã
từng kiểm tra SKTQ tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu thông qua bảng câu hỏi
7
chi tiết. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA thông qua phần mềm SPSS được sử dụng ở bước này.
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, cũng dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng
quát và đã từng kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu
thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA),
phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông qua phần mềm AMOS được sử
dụng để kiểm định thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Trên đây là một số nội dung chính về phương pháp nghiên cứu của đề tài, nội
dung chi tiết được trình bày đầy đủ tại chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.7.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp vào lý luận nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định chọn
nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu cầu của người dân.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có các ý nghĩa thực tiễn như sau:
(1) Giúp cho nhà quản trị Bệnh viện Chợ Rẫy hiểu rõ hơn về hành vi quyết định
chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu cầu của người dân để có những
tác động đúng đắn vào hoạt động chuyên môn của Bệnh viện nói chung và
Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu nói riêng.
(2) Mặc dù kết quả nghiên cứu này chỉ phù hợp riêng với Khoa Chăm sóc sức khỏe
theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng kết quả nghiên cứu cũng góp phần
tạo điều kiện để những cuộc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tiếp
theo có cơ sở để thực hiện dễ dàng hơn.
1.8. Kết cấu của luận văn
Luận văn này gồm có 05 (năm) chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này trình bày những thông tin tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm:
Lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa
học và thực tiễn của đề tài.
8
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ),
các khái niệm và nội dung chính có liên quan đến đề tài, mô hình nghiên cứu trước đó
và mô hình đề xuất của tác giả.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và kiểm
định mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và Kiểm định mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu có được sau khi sử dụng công cụ
thống kê để xử lý. Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha,
phân tích yếu tố EFA, Phân tích yếu tố khẳng định CFA, kiểm định mô hình nghiên
cứu SEM.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Chương này tóm tắt lại các kết quả chính của nghiên cứu, đưa ra các hàm ý
quản trị, nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và gợi mở hướng nghiên cứu mới cho
những nghiên cứu tiếp theo.
1.9. Tóm tắt chương 1
Trước tiên tác giả trình bày về lý do chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết
định chọn Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm
tra sức khỏe tổng quát”
Để có cái nhìn tổng quan về đề tài, sau khi chọn đề tài, tác giả tiếp tục tìm hiểu
về các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi chăm sóc sức khỏe nói
chung.
Sau đó đưa ra mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ
xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, sau đó rút ra ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, bố cục kết cấu của nghiên cứu.
Để có cơ sở lý luận cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu và xây dựng thang
đo, chương tiếp theo sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu trước đây
liên quan đến đề tài từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài.
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử
dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ
khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng 1, đó là:
F
0
P
P
- Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức
độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta
thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được.
- Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể
hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất
nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người dân có nhu cầu khám
chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do
thầy thuốc quyết định. Như vậy, người dân chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một
chừng mực nào đó, có thể lựa chọn thêm người khám chữa bệnh cho mình,
nhưng không được chủ động lựa chọn phương pháp điều trị. Mặt khác, do dịch
vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có
tiền nhưng vẫn phải khám chữa bệnh (mua). Đặc điểm đặc biệt này, không giống
các loại hàng hóa khác, đó là các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người
mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa
có khả năng tài chính.
Thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ và Bộ Y tế về xã hội
hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần giảm áp
lực quá tải tại các Bệnh viện tuyến trên, một số Bệnh viện công đã triển khai dịch vụ
chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh
viện Bạch Mai, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh
viện Ung Bướu TP.HCM...
1
Willian C.Hsiao, Anormal economics in the health sector, 1995 (Dẫn theo Lê Quang Cường, 2007)
10
2.2. Hành vi mua hàng ( sử dụng dịch vụ)
2.2.1. Khái niệm về hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ)
Hành vi của người tiêu dùng trong tiếp thị là một vấn đề không mới. Trước năm
1968, chúng ta không thể tìm thấy những cuốn sách nói về lĩnh vực này. Hầu hết các
trường đại học không thực hiện bất kỳ nỗ lực trước năm 1970, nhưng nó đã phát triển
đáng kể trong những năm gần đây, một nhóm đặc biệt của các nhà điều tra đã được
thành lập vào năm 1970 nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng và vào năm 1990
nhóm đã có 1500 thành viên từ 30 quốc gia (Shahrzad Jeddi & ctg, 2013)
Theo C. G. Walters & W. P. Gorden (2011), Hành vi mua hàng nghĩa là: Mọi
người đang mua và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến việc ra quyết
định và hành vi.
Theo J. F. Engel & ctg, (1993), Hành vi mua hàng của người tiêu dùng có liên
quan trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ được kích hoạt bởi quá trình
trước và sau khi ra quyết định.
Philip Kotler (1977 và 2001) cho rằng hành vi mua hàng của người tiêu dùng
gồm cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý sản phẩm, dịch vụ, ý
tưởng hay kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tóm lại nghiên cứu này đồng tình với quan điểm của Philip Kotler (1977 và
2001) về hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình ra quyết định mua hàng (chọn
dịch vụ) sau đó sẽ nghiên cứu yếu tố cơ bản tác động đến hành vi mua hàng (chọn dịch
vụ) của khách hàng để hiểu hơn hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ) của khách hàng.
2.2.2. Quá trình ra quyết định mua hàng (chọn dịch vụ)
Theo Philip Kotler, quá trình ra quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) của khách
hàng gồm 05 giai đoạn như hình 2.1 dưới đây:
11
Nhận biết nhu cầu
Tìm kiếm thông tin
Đánh giá các phương án
Quyết định mua hàng
Ứng xử sau khi
mua hàng
Hình 2.1. Quá trình ra quyết mua hàng (chọn dịch vụ) của khách hàng
(Nguồn: Philip Kotler, dẫn bởi Phan Thăng, 2013)
Theo hình 2.1: Quá trình mua hàng (chọn dịch vụ) bắt đầu từ rất lâu trước khi
hành vi quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) thực sự diễn ra, chứ không đơn giản chỉ là
việc quyết định chọn dịch vụ.
2.2.2.1. Nhận biết nhu cầu
Quá trình ra quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) bắt đầu từ chỗ khách hàng nhận
biết được nhu cầu. Nhu cầu có thể nảy sinh do yếu tố tâm sinh lý bên trong con người
quy định. Một trong những nhu cầu thông thường của con người (như đói, khát…)
tăng lên đến một mức ngưỡng biến thành niềm thôi thúc.
Nhu cầu cũng có thể được hình thành do tác động bởi các yếu tố kích thích bên
ngoài như tác động của quảng cáo hay những yếu tố khác.
2.2.2.2. Tìm kiếm thông tin
Khách hàng bị kích thích có thể bắt đầu và cũng có thể là không bắt đầu tìm kiếm
thông tin bổ sung. Nếu sự thôi thúc đủ mạnh và hàng hóa hay dịch vụ có khả năng thỏa
mãn và dễ tìm kiếm thì khách hàng sẽ mua hoặc lựa chọn dịch vụ ngay. Nếu không thì
nhu cầu có thể xếp lại trong trí nhớ của họ.
Thông tin đến với khách hàng từ các nguồn sau:
12
- Nguồn thông tin thương mại: thông tin từ quảng cáo, người bán hàng, nhà
U
U
kinh doanh, bao bì, triển lãm;
- Nguồn thông tin phổ thông: thông tin từ phương tiện truyền thông đại
U
U
chúng, tổ chức nghiên cứu, công cụ tìm kiếm trên internet;
- Nguồn thông tin cá nhân: thông tin từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, người
U
U
quen;
- Nguồn thông tin kinh nghiệm bản thân: thông tin khách hàng có được do
U
U
khách hàng thực nghiệm như: sờ mó, nghiên cứu, dùng thử sản phẩm
Nhận xét: Thông thường, khách hàng tiếp cận phần lớn thông tin về một sản
U
U
phẩm/dịch vụ từ các nguồn tin thương mại – được kiểm soát bởi chuyên gia tiếp thị.
Tuy nhiên nguồn thông tin hiệu quả nhất lại là nguồn thông tin cá nhân. Nhờ thu thập
thông tin, khách hàng hiểu rõ hơn các nhãn hiệu có trên thị trường và những tính chất
của chúng. Những nhãn hiệu còn lại có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của khách
hàng hợp thành bộ nhãn hiệu lựa chọn. Từ đó khách hàng sẽ quyết định dứt khoát việc
chọn dịch vụ của mình.
2.2.2.3. Đánh giá các phương án
Khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết cho việc mua hàng (chọn dịch vụ), khách
hàng sẽ đánh giá các phương án với những thông tin khác nhau. Nhìn chung khách
hàng sẽ chọn phương án mua sản phẩm (sử dụng dịch vụ) mà mình ưa thích nhất.
Vấn đề là việc lựa chọn một nhãn hiệu cụ thể trong số đó được thực hiện như thế
nào? Khách hàng đánh giá thông tin ra sao?
Chúng ta cùng tìm hiểu một số đặc điểm của quá trình đánh giá:
- Thứ nhất, khách hàng có khuynh hướng xem hàng hóa hay dịch vụ là một tập
hợp các đặc điểm hay thuộc tính và chú ý nhiều nhất đến thuộc tính nào gắn
liền với nhu cầu của họ;
- Thứ hai, khách hàng có khuynh hướng đưa ra những chỉ số mức độ quan
trọng khác khau cho những thuộc tính mà họ cho là quan trọng đối với mình,
đó là những thuộc tính mà khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi được hỏi về chất
lượng hàng hóa hay dịch vụ;
13
- Thứ ba, khách hàng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những
niềm tin vào các nhãn hiệu hàng hóa. Khi đó mỗi một nhãn hiệu được đánh
giá bằng mức độ hiện diện của từng thuộc tính một trong nhãn hiệu đó;
- Thứ tư, khách hàng thường gán cho mỗi thuộc tính một chức năng hữu ích.
Chức năng hữu ích mô tả mức độ thỏa mãn sự mong đợi của từng thuộc tính;
- Thứ năm, thái độ đối với các nhãn hiệu được hình thành ở khách hàng sau
khi đã đánh giá chúng.
2.2.2.4. Quyết định mua hàng (chọn dịch vụ)
Sau khi đánh giá các phương án khách hàng sẽ xếp hạng các đối tượng trong bộ
nhãn hiệu để chọn. Trong đầu khách hàng hình thành dự định mua hàng. Nhưng từ dự
định mua hàng đến quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) lại có hai yếu tố nữa có thể
can thiệp vào, đó là: thái độ của người khác và những yếu tố bất ngờ tùy hoàn cảnh. Ta
có thể mô tả theo hình 2.2 dưới đây:
Đánh giá
các phương án
Thái độ
của người khác
Dự định
mua hàng/
lựa chọn dịch vụ
Những yếu tố bất
ngờ tùy hoàn cảnh
Quyết định
mua hàng/ lựa
chọn dịch vụ
Hình 2.2. Hành vi của khách hàng từ lúc đánh giá lựa chọn
đến khi quyết định mua hàng (chọn dịch vụ)
(Nguồn: Philip Kotler, dẫn bởi Phan Thăng, 2013)
Thái độ của người khác:
Thái độ phản đối hay đồng tình của người khác (như người thân, bạn bè…)
càng quyết liệt và người đó càng gần gũi với khách hàng thì khách hàng càng quyết
tâm hơn trong việc xem lại dự định mua hàng của mình để ngả về phía này hay phía
kia.
Những yếu tố bất ngờ tùy hoàn cảnh:
Những yếu tố bất ngờ tùy hoàn cảnh như: mất việc, cháy nhà, bệnh tật… có thể
phát sinh đột ngột và làm thay đổi ý định mua hàng (chọn dịch vụ) vào đúng thời điểm
mà khách hàng đã sẵn sàng hành động.
14
2.2.2.5. Ứng xử sau khi mua hàng (chọn dịch vụ)
Sự hài lòng hay không hài lòng về hàng hóa hay dịch vụ được phản ánh qua hành
vi sau đây của khách hàng:
*Nếu hài lòng: khách hàng sẽ tiếp tục mua hàng/chọn dịch vụ khi có dịp. Ngoài
ra khi khách hàng hài lòng họ thường thích chia sẻ những nhận xét tốt đẹp về hàng
hóa/dịch vụ đó với người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
*Nếu không hài lòng: khách hàng sẽ phản ứng khác. Họ có thể không sử dụng,
trả lại người bán, cố gắng tìm cho được thông tin không tốt về sản phẩm/dịch vụ mà họ
đã mua/sử dụng. Họ có thể hành động hoặc không hành động. Họ có thể gửi đơn khiếu
lại đến công ty, họ có thể thôi không mua thứ hàng đó trong tương lai và phát biểu
những cảm tưởng xấu của mình về mặt hàng đó với người thân, bạn bè, đồng nghiệp…
2.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến hành vi mua hàng (chọn dịch vụ) của khách
hàng
Theo Philip Kotler, quyết định mua hàng (lựa chọn dịch vụ) của khách hàng trải
qua 05 giai đoạn như trong mục 2.2.2 đã trình bày và Hành vi mua hàng (chọn dịch
vụ) của khách hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố: văn hóa, xã hội, cá nhân
và tâm lý như hình 2.3 dưới đây. Trong phần lớn các trường hợp, chuyên gia tiếp thị
không thể kiểm soát được các yếu tố này, nhưng buộc phải tính đến.
15
Văn hóa
- Nền văn hóa
- Nhánh văn hóa
- Địa vị xã hội
Xã hội
Tâm lý
- Động cơ
- Tri giác
- Lĩnh hội
- Niềm tin và thái độ
KHÁCH HÀNG
- Các nhóm tiêu biểu
- Gia đình
- Vai trò và địa vị
Cá nhân
- Tuổi và giai đoạn của chu
kỳ đời sống gia đình
- Nghề nghiệp
- Tình trạng kinh tế
- Kiểu nhân cách và quan
niệm về bản thân
- Lối sống
Hình 2.3. Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng (chọn dịch vụ) của khách
hàng (Nguồn: Philip Kotler, dẫn bởi Phan Thăng, 2013)
2.3.1. Những yếu tố về Văn hóa
Văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của khách hàng. Dưới đây chúng ta sẽ
xem xét văn hóa dưới các góc độ: Nền văn hóa, nhánh văn hóa và địa vị xã hội.
Văn hóa: Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên và cơ bản quyết định nhu cầu và hành
vi của con người. Hành vi của con người được hình thành chủ yếu thông qua học
tập. Lớn lên trong một xã hội, đứa trẻ sẽ học tập được những điều cơ bản về giá
16
trị, nhận thức, ưa thích, tác phong và hành vi đặc trưng từ gia đình của mình cũng
như từ các tổ chức quan trọng khác.
Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những bộ phận cấu thành nhỏ
hơn, gọi là nhánh văn hóa – là những nhóm người có chung hệ giá trị dựa trên
kinh nghiệm sống và hoàn cảnh chung. Nhánh văn hóa bao gồm: quốc tịch, tôn
giáo, chủng tộc và vùng địa lý. Nhiều nhánh văn hóa đã trở thành những phân
khúc thị trường quan trọng cho doanh nghiệp.
Địa vị xã hội: Hầu như trong mọi xã hội đều tồn tại những tầng lớp xã hội khác
nhau. Theo Philip Kotler, tầng lớp xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong
khuôn khổ xã hội, được sắp sếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi
những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên.
Các tầng lớp xã hội có một số nét đặc trưng sau:
- Những người cùng chung tầng lớp xã hội có khuynh hướng xử sự giống nhau;
- Con người chiếm địa vị cao hơn hay thấp hơn trong xã hội tùy thuộc vào họ
thuộc tầng lớp xã hội nào;
- Tầng lớp xã hội được xác định dựa trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản,
học vấn, định hướng giá trị và những đặc trưng khác của những người thuộc
tầng lớp xã hội đó;
- Các cá thể có thể chuyển sang tầng lớp xã hội cao hơn hay bị tụt xuống một
trong những tầng lớp xã hội thấp hơn;
- Các tầng lớp xã hội đều có đặc trưng về sở thích rõ rệt đối với hành hóa và
nhãn hiệu quần áo, đồ gia dụng, cách tiêu khiển giải trí, phương tiện đi lại.
2.3.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội
Hành vi của khách hàng cũng được quy định bởi những yếu tố mang tính chất
xã hội như: nhóm tiêu biểu, gia đình, vai trò xã hội và các quy chế xã hội chuẩn mực.
Các nhóm tiêu biểu
Rất nhiều nhóm tiêu biểu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của con người. Theo
Philip Kotler, nhóm tiêu biểu là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
thái độ hay hành vi của con người bao gồm: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng.
Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến con người được gọi là nhóm thành viên.
Đó là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, láng giềng.
17
Ngoài ra con người còn thuộc về một số các tập thể thứ cấp, thường mang tính
hình thức hơn và sự tác động qua lại với chúng không mang tính chất thường xuyên.
Gia đình: Các thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi
của các thành viên khác trong gia đình. Ở những quốc gia mà cha mẹ và con cái
vẫn sống chung với nhau thì ảnh hưởng của cha mẹ có thể là rất mạnh mẽ. Gia
đình nhỏ của cá nhân gồm vợ chồng và con cái có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi
mua hàng (lựa chọn dịch vụ) hàng ngày.
Vai trò xã hội và địa vị xã hội: Cá nhân là một thành viên của rất nhiều các nhóm
của xã hội. Vị trí của cá nhân trong mỗi nhóm đó có thể xác định theo vai trò xã
hội và địa vị xã hội. Mỗi vai trò có một địa vị nhất định phản ánh mức độ đánh giá
tốt về nó của xã hội. Con người thường lựa chọn những hàng hóa nói nên địa vị
của mình trong xã hội.
2.3.3. Những yếu tố mang tính chất cá nhân
Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ đời sống gia đình: Trong những năm đầu tiên
trong chu kỳ đời sống gia đình, con người cần thực phẩm cho trẻ em. Trong những
năm trưởng thành người ta sử dụng các loại thực phẩm khác nhau. Khi lớn tuổi thì
người ta lại sử dụng những thực phẩm kiêng cữ đặc biệt. Cùng với năm tháng, thị
hiếu về quần áo, đồ đạc, nghỉ ngơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe cũng thay đổi.
Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất hàng hóa và dịch
vụ được lựa chọn mua.
Tình trạng kinh tế: Tình trạng kinh tế của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến lựa
chọn hàng hóa và dịch vụ của họ. Nó được xác định căn cứ vào phần chi tiêu trong
thu nhập, phần tiết kiệm và phần có, khả năng vay, những quan điểm chi tiêu và
tích lũy.
Lối sống: Những người thuộc cùng một nhánh văn hóa, cùng một tầng lớp xã hội
và thậm chí cùng một nghề nghiệp có thể có lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối
sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được thể
hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó. Lối sống phác họa bức
chân dung toàn diện của con người trong sự tác động qua lại giữa nó với môi
trường xung quanh.
18
Kiểu nhân cách và quan niệm về bản thân
Kiểu nhân cách là một tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người, đảm bảo sự
phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của người đó có trình tự và tương đối ổn
định. Kiểu nhân cách thường được mô tả căn cứ vào những đặc tính vốn có của cá thể
như: Tính tự tin, tính thận trọng, tính năng động ,tính sáng tạo, tính chăm chỉ, tính tự
chủ, tính hiếu thắng, tính tham quyền, tính bất thường, tính cởi mở, tính dễ dãi, tính
độc lập, tính thẳng thắn, tính cầu toàn, tính hòa đồng, tính ham học hỏi, tính thích giao
du, tính khép kín, có uy phong, lòng hiểu nghĩa… Biết kiểu nhân cách có thể có ích
khi phân tích hành vi của khách hàng nếu tồn tại một mối liên hệ nhất định giữa kiểu
nhân cách và việc lựa chọn hàng hóa hay nhãn hiệu.
2.3.4. Những yếu tố có tính chất tâm lý
Hành vi mua hàng và lựa chọn dịch vụ của cá thể cũng chịu ảnh hưởng của bốn
yếu tố cơ bản có tính chất tâm lý sau: động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ.
Động cơ: Động cơ là nhu cầu đã trở nên cấp thiết đến mức độ buộc con người phải
hành động để thỏa mãn nó. Động cơ là động lực gây sức ép, thúc đẩy con người
hành động để thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó về mặt vật chất hoặc về
tinh thần hoặc cả hai. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng
mà bên trong cá thể phải chịu đựng. Nắm bắt được động cơ của khách hàng đồng
nghĩa với nắm bắt được cái thực sự họ tìm mua và họ muốn thỏa mãn nhu cầu nào.
Các nhà tâm lý học đã đưa ra nhiều học thuyết giải thích sự hình thành và phân tích
ảnh hưởng của động cơ tới hành vi của con người. Trong đó, lý thuyết phổ biến nhất là
lý thuyết của Z.Freud và Học thuyết của A.Maslow. Hai lý thuyết này đưa ra những kết
luận hoàn toàn khác nhau cho hoạt động nghiên cứu người tiêu dùng và marketing.
Lý thuyết động cơ của Freud: Theo Freud, con người chủ yếu không ý thức được
những lực lượng tâm lý thực tế hình thành nên hành vi của mình, con người lớn
lên trong khi phải kìm nén trong mình biết bao ham muốn. Những ham muốn này
không bao giờ biến mất hoàn toàn và cũng không bao giờ chịu kiểm soát hoàn
toàn. Như vậy con người không ý thức được đầy đủ về những nguồn gốc động cơ
của mình.
19
Lý thuyết động cơ của Maslow
Học thuyết động cơ của Maslow giải thích sự thúc đẩy của nhu cầu tương ứng với
những thời điểm khác nhau, của những cá nhân khác nhau. Tùy theo mức độ quan trọng
các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự sau: những nhu cầu sinh lý; những nhu cầu an toàn;
những nhu cầu xã hội; những nhu cầu được tôn trọng và những nhu cầu tự khẳng định
mình. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết những nhu cầu quan trọng nhất và sau
khi thỏa mãn nhu cầu đó thì nhu cầu tiếp theo lại trở thành nhu cầu quan trọng.
Tri giác
Tri giác là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích
thông tin đến để tạo ra một bức tranh ý nghĩa về thế giới xung quanh.
Con người có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kích
thích do tri giác có chọn lọc, việc bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.
- Tri giác có chọn lọc: Hằng ngày con người động chạm với rất nhiều tác nhân
kích thích. Người ta không thể có khả năng phản ứng với tất cả các cá nhân kích thích,
người ta sẽ sàng lọc, bỏ đi phần lớn tác nhân kích thích đối với họ. Cái khó khăn chủ
yếu là làm thế nào để giải thích được những tác nhân như thế nào sẽ được chú ý đến.
Sau đây là một số khuynh hướng chủ yếu trên phương diện này:
Con người có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có liên
quan đến những nhu cầu hiện có tại thời điểm đó;
Con người có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích mà họ
đang mong đợi;
Con người có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có ý nghĩa
đặc biệt khác hẳn những tác nhân thông thường.
- Việc bóp méo có chọn lọc: Ngay cả những tác nhân kích thích được người tiêu
dùng chú ý cũng không nhất thiết được họ tiếp nhận đúng như ý định của người đưa ra
nó. Mỗi người đều cố gắng gò ép thông tin được nhận vào khuôn khổ những ý kiến sẵn
có của mình. Việc bóp méo có chọn lọc có nghĩa là con người có khuynh hướng biến
đổi thông tin, gán cho nó những ý nghĩa của riêng cá nhân mình.
- Sự ghi nhớ có chọn lọc: Con người có khuynh hướng chỉ ghi nhớ lại thông tin
ủng hộ thái độ và niềm tin của họ.
20
Lĩnh hội
Lĩnh hội là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của mỗi người dưới ảnh
hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được.
Hành vi của con người chủ yếu là do tự mình tiếp nhận được, tức là lĩnh hội. Các
nhà lý luận cho rằng lĩnh hội là kết quả tác động qua lại của sự thôi thúc, các tác nhân
kích thích mạnh và yếu, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Niềm tin và thái độ
Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó.Các nhà sản xuất rất
quan tâm đến niềm tin con người đối với những hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Từ những
niềm tin này hình thành nên những hình ảnh hàng hóa và nhãn hiệu. Căn cứ vào những
niềm tin này, con người sẽ hành động. Nếu niềm tin nào đó không đúng đắn và cản trở
việc thực hiện hành vi mua hàng thì nhà sản xuất cần phải tiến hành một cuộc vận
động cần thiết để uốn nắn lại.
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri
thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do
chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Thái độ làm cho con người sẵn
sàng thích hoặc không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi hay xa cách nó.
Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn định đối với những vật giống nhau. Công
ty sẽ có lợi hơn nếu làm cho hàng hóa của mình phù hợp với những thái độ sẵn có, hơn
là cố gắng làm thay đổi chúng.
Như vậy ta thấy rằng sự lựa chọn của cá nhân là kết quả của sự tác động qua lại
phức tạp giữa các yếu tố có tính chất: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Trong đó rất
nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng từ phía nhà hoạt động thị trường.
2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn dịch vụ của khách hàng
21
2.4.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Ajzen &
Fishbein (1975)
Niềm tin đối với các thuộc tính
của sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với các
thuộc tính của sản phẩm
Niềm tin đối với những người
ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên
hay không nên sử dụng sản phẩm
Ý định
hành vi
Hành vi
thực sự
Chuẩn mực
chủ quan
Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của
người ảnh hưởng
Hình 2.4. Mô hình thuyết hành động hợp lý- TRA (Ajzen & Fishbein, 1975)
Thuyết hành động hợp lý được Ajzen & Fishbein xây dựng năm 1975 và được
xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực tâm lý xã hội, dựa trên giả định cá nhân,
dựa vào lý trí và sử dụng các thông tin có sẵn một cách hệ thống để thực hiện hành
động. Theo Thuyết hành động hợp lý, yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của cá
nhân là Ý định hành vi (Behavior Norm), chứ không phải là thái độ của họ. Ý định bị
tác động bởi thái độ (Attitude) và chuẩn mực chủ quan (Subjective Norm).
Các yếu tố chính trong mô hình TRA được định nghĩa như sau:
+ Thái độ: là biểu hiện yếu tố cá nhân, thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của
người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ;
+ Chuẩn mực chủ quan: thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội (như vợ chồng,
con cái, bạn bè, đồng nghiệp…) lên cá nhân người tiêu dùng. Thái độ của những người
liên quan càng mạnh và mối quan hệ với những người liên quan đó càng gần gũi thì ý
định hành vi của người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng nhiều;
+ Ý định hành vi: là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện hành
vi nào đó;
Vì dựa trên giả định rằng hành vi được kiểm soát bởi lý trí, nên thuyết hành động
hợp lý có nhược điểm là chỉ áp dụng để nghiêm cứu các hành vi có chủ ý và chuẩn bị
22
trước. Những hành vi theo cảm xúc, thói quen và hành vi không được cân nhắc một
cách lý trí thì không thể giải thích bằng thuyết này.
2.4.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planed Behavior -TPB) của Ajzen
(1991)
Niềm tin về
hành vi và đánh giá
kết quả
Thái độ
Bảng quy phạm
niềm tin và động lực
để thực hiện
Chuẩn mực
chủ quan
Kiểm soát niềm tin
và tạo điều kiện
thuận lợi cho
nhận thức
Nhận thức
kiểm soát
hành vi
Ý định
hành vi
Hành vi
thực sự
Hình 2.5. Mô hình thuyết hành vi dự định- TPB (Ajzen, 1991)
Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (TPB) là sự phát triển và cải tiến
của thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen & Fishbein (1975). Mô hình TPB khắc
phục nhược mô hình TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là Nhận thức kiểm soát
hành vi (The Peiceived Behavioral Control). Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết
của một người để thực hiện một hành vi cụ thể.
2.4.3. Mô hình hành vi mua hàng (chọn dịch vụ) của Philip Kolter
Các yếu tố kích
thích marketing
Các yếu tố kích
thích khác
- Sản phẩm
- Giá cả
- Phân phối
- Chiêu thị
- Môi trường
kinh tế
- KHKT
- Chính trị
- Văn hóa
Hộp đen của
khách hàng
- Cá tính của
khách hàng
- Quá trình quyết
định mua hàng/
chọn dịch vụ
Hình 2.6. Mô hình hành vi của khách hàng
(Nguồn: Philip Kotler, dẫn bởi Phan Thăng, 2013)
23
Phản ứng
đáp lại
của khách hàng
- Chọn dịch vụ
- Chọn nhãn hiệu
- Chọn đơn vị cung
cấp
- Chọn gói dịch vụ
Theo hình 2.6, những yếu tố kích thích trí não con người gồm 4 chữ P: Sản
phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Các yếu tố khác gồm: môi trường kinh tế, khoa
học kỹ thuật, chính trị và văn hóa. Tất cả những thông tin đầu vào này thâm nhập vào
hộp đen của khách hàng, tại đây chúng được chuyển đổi thành một loạt phản ứng đáp
lại của khách hàng: Chọn dịch vụ, chọn nhãn hiệu, chọn đơn vị cung cấp và chọn gói
dịch vụ.
Nhiệm vụ của chuyên gia tiếp thị là phải hiểu cho được cái gì xảy ra trong hộp
đen ý thức của khách hàng giữa lúc tác nhân kích thích đi vào và lúc xuất hiện phản
ứng của họ. Hộp đen gồm hai phần:Phần thứ nhất là các đặc điểm của khách hàng, đó
là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến việc con người tiếp nhận các tác nhân kích
thích và phản ứng với nó như thế nào; Phần thứ hai là quá trình quyết định lựa chọn
dịch vụ và kết quả sẽ phụ thuộc vào quyết định đó.
2.5. Mô hình nghiên cứu hành vi chọn nơi kiểm tra SKTQ đề xuất và các giả
thuyết nghiên cứu (Mô hình theo các ký hiệu quy ước của mô hình SEM)
2.5.1. Mô hình nghiên cứu hành vi chọn nơi kiểm tra SKTQ đề xuất
Trên cơ cở lý thuyết nền tảng về quyết định mua hàng (sử dụng dịch vụ) của giáo
sư marketing nổi tiếng thế giới, “cha đẻ” của marketing hiện đại, Philip Kotler - giáo
sư của Trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ; là chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn
T
5
3
T
5
3
tiếp thị Kotler trong lĩnh vực hoạch định chiến lược marketing, và là giáo sư tại các
trường đại học như Johnson & son, Viện Marketing Kellogg đồng thời kế thừa các kết
quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sơ
đồ hình 2.8 dưới đây nhằm khắc phục các hạn chế của các nghiên cứu trước đây. Đó
là: Không chú ý tới các yếu tố mang tính chất cá nhân, những yếu tố có tính chất tâm
lý, các yếu tố môi trường bên ngoài như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các
yếu tố về văn hóa; chưa xem xét được các yếu tố trong mô hình có tác động với nhau
như thế nào; Mô hình hóa không theo quá trình nên không biết các yếu tố tác động ở
đâu, khi nào, bao giờ.
24
Các nhu cầu
nội tại
Các kích thích
marketing
Các yếu tố
môi trường XH
Nhận biết
nhu cầu
Các yếu tố
môi trường TN
Tìm kiếm
thông tin
Các yếu tố
Hoàn cảnh
Đánh giá
các phương án
Đặc điểm
cá nhân
Hành vi sau khi
kiểm tra SKTQ
QĐ chọn nơi
kiểm tra SKTQ
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất rút gọn
25
Nt1
Nt3
Nt2
Xh1
Mr1
Xh2
NT
XH
Xh3
Mr2
Mr3
Xh4
NB1
MR
Mr4
NB
Xh5
NB2
Mr5
NB3
Mr6
Tn1
Tt1
Mr7
TN
Tt2
TT
Tn2
Tt3
Tt4
Pa1
Pa2
Hc1
HC
PA
Pa3
Hc2
Pa4
Cn1
Cn2
Cn3
Cn4
Cn5
Cn6
CN
Cn7
Cn8
HV
Cn9
QD
Cn10
Cn11
Hv1
Hv2
Qd1
Qd3
Qd2
Qd4
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất đầy đủ
26
Cn12
Bảng 2.1. Mã hoá các khái niệm, thang đo và bảng câu hỏi
Các yếu tố (biến tiềm ẩn)
Các kích thích marketing
(MR)
Các nhu cầu nội tại (NT)
Các yếu tố môi trường xã
hội (XH)
Các yếu tố môi trường tự
nhiên (TN)
Nhận biết nhu cầu (NB)
Các yếu tố Tìm kiếm
thông tin (TT)
Các yếu tố Hoàn cảnh
(HC)
Đặc điểm cá nhân (CN)
Mã hoá
thang đo
Biến quan sát/câu hỏi
Mr1
Sản phẩm
Mr2
Giá cả
Mr3
Địa điểm
Mr4
Hỗ trợ Khám bệnh
Mr5
Con người
Mr6
Quy trình
Mr7
Cơ sở vật chất
Nt1
Bản năng
Nt2
Nhận thức
Nt3
Linh cảm
Xh1
Kinh tế
Xh2
Công nghệ
Xh3
Chính trị
Xh4
Văn hóa
Xh5
Đối thủ cạnh tranh
Tn1
Vị trí địa lý
Tn2
Khí hậu, thời tiết
NB1
Hiệu quả chăm sóc sức khỏe
NB2
Tình trạng sức khỏe
NB3
Tiết kiệm thời gian và kinh phí
Tt1
Nguồn thông tin công cộng
Tt2
Nguồn thông tin thương mại
Tt3
Nguồn thông tin cá nhân
Tt4
Kinh nghiệm bản thân
Hc1
Thái độ của người thân, bạn bè
Hc2
Các tình huống bất ngờ
Cn1
Tình trạng hôn nhân
Cn2
Tuổi tác
Cn3
Nghề nghiệp
27
Các yếu tố (biến tiềm ẩn)
Đánh giá các phương án
(PA)
Quyết định chọn nơi kiểm
tra sức khỏe tổng quát
(QD)
Hành vi sau khi kiểm tra
sức khỏe tổng quát (HV)
Mã hoá
thang đo
Biến quan sát/câu hỏi
Cn4
Hoàn cảnh kinh tế
Cn5
Giới tính
Cn6
Tính cách
Cn7
Phong tục tập quán
Cn8
Cn9
Tôn giáo
Động cơ
Cn10
Thái độ
Cn11
Niềm tin
Cn12
Địa vị xã hội
Pa1
Đánh giá các phương án
Pa2
Lựa chọn Phương án tối ưu
Pa 3
Các tiêu chí cho phương án tối ưu
Pa 4
Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các tiêu chí
Qd1
Quyết định nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát
Qd2
Quyết định ngày đi khám
Qd3
Quyết định buổi đi khám
Qd4
Quyết định chọn gói kiểm tra sức khỏe
tổng quát
Hv1
Hài lòng
Hv2
Không hài lòng
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Nhóm giả thuyết 1:
H1: Các yếu tố được thể hiện bằng các biến quan sát: có 11 giả thuyết
H1.1: Các yếu tố Kích thích marketing được thể hiện bởi 7 biến quan sát: Sản
phẩm, Giá cả, Địa điểm, Hỗ trợ khám bệnh, Con người, Quy trình và Cơ
sở vật chất
H1.2: Các yếu tố Nhu cầu nội tại được thể hiện bởi 3 biến quan sát: Bản năng,
Nhận thức và Linh cảm
H1.3: Các yếu tố Môi trường xã hội được thể hiện bởi 5 biến quan sát: Kinh tế,
Công nghệ, Chính trị,Văn hóa và Đối thủ cạnh tranh
28
H1.4: Các yếu tố Môi trường tự nhiên được thể hiện bởi 2 biến quan sát: Vị trí
địa lý và Khí hậu, thời tiết
H1.5: Nhận biết nhu cầu được thể hiện bởi 3 biến quan sát: Hiệu quả chăm sóc
sức khỏe, Tình trạng sức khỏe, Tiết kiệm thời gian và kinh phí
H1.6: Các yếu tố Tìm kiếm thông tin được thể hiện bởi 4 biến quan sát: Nguồn
thông tin công cộng, Nguồn thông tin thương mại, Nguồn Thông tin cá
nhân và Kinh nghiệm bản thân
H1.7: Yếu tố Đánh giá các phương án được thể hiện bởi 4 biến quan sát: Đánh
giá các phương án, Lựa chọn phương án tối ưu, các tiêu chí cho phương
án tối ưu, Xếp thứ tự ưu tiên cho các tiêu chí
H1.8: Các yếu tố Hoàn cảnh được thể hiện bởi 2 biến quan sát: Thái độ của
người thân, bạn bè; Các tình huống bất ngờ
H1.9: Các yếu tố Đặc điểm cá nhân được thể biện bởi 12 biến quan sát: Tình
trạng hôn nhân, Tuổi tác, Nghề nghiệp, Hoàn cảnh kinh tế, Giới tính, Tính
cách, Phong tục tập quán, Tôn giáo, Động cơ, Thái độ, Niềm tin và Địa vị
xã hội
H1.0: Yếu tố Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát được thể hiện
bởi 4 biến quan sát: Quyết định nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát, Quyết
định ngày đi khám, Quyết định buổi đi khám và Quyết định chọn gói kiểm
tra sức khỏe tổng quát
H1.11: Yếu tố Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát được thể hiện bởi 2
biến quan sát: Hài lòng và Không hài lòng
Nhóm giả thuyết 2:
H2: Giữa các biến có mối quan hệ với nhau: Có 15 giả thiết:
H2.1: Yếu tố Kích thích marketing có tác động cùng chiều và trực tiếp đến
Nhận biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.2: Yếu tố kích thích marketing có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm
kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
H2.3: Yếu tố kích thích marketing có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhu
cầu nội tại của khách hàng
29
H2.4: Yếu tố Nhu cầu nội tại có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết
nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.5: Yếu tố Nhu cầu nội tại có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm
thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
H2.6: Yếu tố Môi trường xã hội có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận
biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.7: Yếu tố Môi trường tự nhiên có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận
biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.8: Yếu tố Nhận biết nhu cầu có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm
kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
H2.9: Yếu tố Tìm kiếm thông tin có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh
giá các phương án kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.10: Yếu tố Hoàn cảnh có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh giá các
phương án kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.11: Yếu tố Hoàn cảnh có tác động cùng chiều và trực tiếp đến quyết định
chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
H2.12: Yếu tố Đánh giá các phương án có tác động cùng chiều và trực tiếp đến
Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ của khách hàng
H2.13: Giữa Yếu tố quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ và Hành vi sau khi
kiểm tra SKTQ của khách hàng có mối tương quan cùng chiều và trực
tiếp.
H2.14: Yếu tố Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh
giá các phương án kiểm tra SKTQ của khách hàng.
H2.15: Yếu tố Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Quyết
định chọn nơi kiểm tra SKTQ của khách hàng.
Nhóm giả thiết 3:
H3: Các yếu tố liên quan với nhau thành cấu trúc như sơ đồ thể hiện ở hình 2.8
Nhóm giả thiết 4:
H4: Mô hình kiểm định về mặt toán học là phù hợp với dữ liệu thị trường và đáng
tin cậy
30
2.6. Tóm tắt chương 2
Quy trình năm bước trong lý thuyết về quyết định mua hàng của Philip Kotler là
cơ sở nền tảng để hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ) của khách hàng.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khách hàng lại càng thận trọng hơn khi đưa ra
quyết định chọn dịch vụ của mình.
Chương 2 giới thiệu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, cơ sở lý thuyết
về hành vi mua hàng (sử dụng dịch vụ), các khái niệm và nội dung chính có liên quan
đến đề tài, mô hình nghiên cứu trước đó.
Trên cơ sở Quy trình năm bước trong lý thuyết về quyết định mua hàng của
Philip Kotler đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước có
liên quan đến đề tài tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài.
31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10/014 đến tháng 6/2015 bằng kỹ thuật
phỏng vấn trực tiếp người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và đã từng kiểm tra sức
khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu thông qua bảng câu hỏi chi
tiết, bao gồm hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua: Nghiên cứu định tính và định
lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực
tiếp chuyên gia theo dàn bài được chuẩn bị trước nhằm khám phá, bổ sung các biến
quan sát để xây dựng thang đo nháp.
Sau đó Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn
trực tiếp người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và đã từng kiểm tra sức khỏe tổng
quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu
cho nghiên cứu sơ bộ định lượng có kích thước N1 = 120 và được chọn theo phương
pháp lấy mẫu thuận tiện (Cơ sở để chọn số lượng mẫu, được trình bày chi tiết tại mục
3.3: Mẫu dữ liệu nghiên cứu). Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS được sử dụng ở bước này.
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, cũng dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng
quát quát và đã từng kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo
yêu cầu thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu cho nghiên cứu chính thức có kích thước
N2 = 306, và cũng được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. (Cơ sở để chọn số
lượng mẫu, được trình bày chi tiết tại mục 3.3: Mẫu dữ liệu nghiên cứu). Phương pháp
phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
thông qua phần mềm AMOS được sử dụng để kiểm định thang đo và kiểm định mô
hình nghiên cứu.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Sử dụng phương pháp suy luận từ lý thuyết và mô hình nền tảng về hành vi mua
hàng (sử dụng dịch vụ) của Philip Kotler, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu
32
trước đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu từ đó xây dựng khung khái niệm và
các giả thuyết. Quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết như hình 3.1 dưới đây.
Cơ sở
lý thuyết
Mục tiêu
nghiên cứu
Phỏng vấn
chuyên gia
Mô hình
nghiên cứu
Điều chỉnh
Thang đo
Nháp I
Thang đo
Nháp II
Hệ số tin cậy
Cronbach’s
alpha
Phân tích
Nhân tố khám
phá EFA
Nghiên cứu
định lượng
sơ bộ
(N1= 120)
Thang đo
hoàn chỉnh
Điều chỉnh
Nghiên cứu
định lượng
chính thức
(N2= 306)
Phân tích
nhân tố khẳng định
CFA
Kiểm định mô hình nghiên cứu
lý thuyết SEM
Kết luận
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
33
Qui trình nghiên cứu gồm 03 giai đoạn chính: Xây dựng thang đo, Nghiên cứu sơ
bộ và Nghiên cứu chính thức.
3.1.2.1.
Xây dựng thang đo
Xây dựng thang đo trong nghiên cứu này dựa vào quy trình do Churchil (1979)
đưa ra. Tuy nhiên, phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA (confirmatory factor
analysis) được sử dụng để đánh giá giá trị thang đo thay cho phương pháp truyền
thống MTMM (multitrait – multimethod) 2 (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị
F
1
P
P
Mai Trang, 2008)
Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi mua hàng (sử dụng
dịch vụ) của Philip Kotler, thuyết hành động hợp lý-TRA của Ajzen & Fishbein (1975)
và thuyết hành vi dự định -TPB của Ajzen (1991) và các nghiên cứu trước đây liên
quan đến đề tài. Trên cơ sở này một tập biến quan sát (thang đo nháp I) được xây dựng
để đo lường các biến tiềm ẩn (yếu tố nghiên cứu).
3.1.2.2.
Nghiên cứu sơ bộ
Phương pháp được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ là phương pháp
định tính kết hợp với định lượng, gồm 02 bước:
Bước 1: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp
- Công cụ: Dàn bài cá nhân được chuẩn bị trước – theo thang đo nháp I (chi tiết
U
U
theo phụ lục 01).
- Đối tượng: Các bác sỹ cao cấp, điều dưỡng trưởng, các chuyên gia khám chữa
U
U
bệnh của Bệnh viện Chợ Rẫy và các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh
doanh của trường Đại học Tài chính Marketing và một số bệnh nhân có hiểu
biết về vấn đề nghiên cứu.
- Nội dung: Trao đổi về các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc
U
U
sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng
quát.
Phương pháp MTMM do Campbell & Fiske (1958) đề nghị và được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị các
khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là nó đòi hỏi phải thực hiện đồng thời nhiều
nghiên cứu và nhiều phương pháp.
2
34
- Mục đích: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các
U
U
biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình – theo thang đo
nháp II (Chi tiết theo phụ lục 02).
Bước 2: Phỏng vấn định lượng sơ bộ
- Công cụ: Bảng câu hỏi nháp được xây dựng dựa trên các công trình nghiên cứu
U
U
của các tác giả trong và ngoài nước, từ mô hình nghiên cứu và những thông
tin được hiệu chỉnh trong cuộc phỏng vấn ở bước 1 – theo thang đo nháp II
- Đối tượng: Người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và đã từng kiểm tra sức
U
U
khỏe tổng tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện
Chợ Rẫy.
- Kích thước mẫu: N1=120
U
U
- Nội dung: Phỏng vấn ý kiến của người dân về các yếu tố tác động đến quyết
U
U
định lựa chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện
Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát.
- Mục đích: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi (rõ ràng, phù hợp chưa, có chỗ nào
U
U
khó hiểu hoặc gây nhầm lẫn hay không) và điều chỉnh nội dung các
câu hỏi để hoàn tất bảng câu hỏi chính thức.
- Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ: Sau khi phỏng vấn sơ bộ, tác giả sẽ đánh
U
U
giá sơ bộ thang đo theo Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích yếu tố
khám phá EFA nhằm xác định lại và điều chỉnh các biến quan sát trước khi
đi đến khảo sát chính thức.
3.1.2.3.
Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng dùng
kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi (chi
tiết theo phụ lục 03) với mẫu có kích thước N2 = 306.
Đối tượng khảo sát: Người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và đã từng
kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện
Chợ Rẫy.
Phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA được sử dụng để kiểm định
thang đo; Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng
35
để kiểm định độ tương ứng của mô hình lý thuyết và các giả thuyết. Kiểm định mẫu
bằng phương pháp bootstrap thông qua phần mềm xử lý số liệu AMOS.
3.2. Kỹ thuật và phương pháp phân tích dữ liệu
Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
Bước 1: Thu thập, làm sạch, mã hóa và thống kê dữ liệu
Sau khi khảo sát xong sẽ tiến hành tổng hợp các bảng trả lời, tiến hành làm
sạch thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu, thống kê
mô tả dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thang đo theo Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bước 4: Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình SEM.
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo theo hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Độ tin cậy thang đo được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân
tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để loại các biến không phù hợp vì các
biến này có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các
biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại
đi và biến nào cần giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến-tổng (itemtotal correlation) để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo.
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally
& Burnstein 1974, dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: từ 0.8 đến
gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; nhiều nhà nghiên cứu đề
nghị rằng Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm
đang đo lường là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Nunnally 3, 1978;
F
2
P
P
Peterson 4, 1994; Slater 5, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
F
3
P
P
F
4
P
P
2008). Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha nên ≥
0.70 (Stevens, 2002; Bryman & Cramer, 2005; Field, 2009).
3
Nunnally,J.(1978), Psychometric Theory, NewYork, McGraw-Hill
Peterson, R. (1994), “A Meta – Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha”, Journal of Consumer Reseach,
No.21 Vo.2, pp.38-91
5
Slater, S. (1995), “Issues in Conducting Marketing Strategy Research”, Journal of Strategic.
4
36
Cronbach’s Alpha không chỉ được kiểm định trên tổng các yếu tố mà nó cũng
nên được kiểm định cho từng nhóm các yếu tố riêng lẻ (Nunnally & Bernstein, 1994;
DeVon và ctg., 2007). Các tác giả trên cũng thống nhất cho rằng mỗi nhân tố (factor)
phải có ít nhất 03 biến quan sát (hay giải thích), mặc dù vậy trong một số trường hợp
mỗi nhân tố có 2 biến cũng được chấp nhận.
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach’s alpha
>0.7 (Stevens, 2002; Bryman & Cramer, 2005; Field, 2009) và Các biến quan sát có
hệ số tương quan biến-tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally & Burnstein 1974, dẫn
theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố
quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo (gọi
là các nhân tố).
Khi EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn:
(1) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự
thích hợp của EFA, Hệ số KMO nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân
tố khám phá là thích hợp; Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi Sig < 0.05 :
Khi Sig 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được
xem là quan trọng. Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Nhìn chung kích thước mẫu (sample size) nhỏ thì yêu cầu về hệ số tải nhân tố
phải cao (Hair & ctg, 2010). Bảng 3.4 dưới đây cho biết kích cỡ mẫu và các yêu cầu về
hệ số tải nhân tố tương ứng ra sao. Đối với nghiên cứu này, kích cỡ mẫu được chọn
trong nghiên cứu sơ bộ là N1= 120 nên mẫu phù hợp với yêu cầu hệ số tải nhân tố là
≥ 0.50.
Bảng 3.1. Kích cỡ mẫu và hệ số tải nhân tố
Kích cỡ mẫu (Sample size)
50
60
70
85
100
120
150
200
250
350
Yêu cầu về hệ số tải nhân tố (factor loading)
≥ .75
≥ .70
≥ .65
≥ .60
≥ .55
≥ .50
≥. 45
≥ .40
≥ .35
≥ .30
(Nguồn: Hair & ctg, 2010)
(3) Tổng phương sai giải thích (Total variance explained) (hay còn gọi là Tổng
phương sai trích hoặc Tổng biến thiên được giải thích bởi nhân tố): Thang đo được
chấp nhận khi tổng phương sai giải thích ≥ 50% (Anderson & Gerbing 1988; Hair &
ctg 2010)
(4) Giá trị Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi
nhân tố): có giá trị > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin nhất (Anderson &
Gerbing 1988)
3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình SEM
Từ kết quả EFA, các biến quan sát được gom lại thành từng nhóm, tạo thành mô
hình trong nghiên cứu. Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích nhân tố khẳng định CFA, SEM
38
thông qua phần mềm AMOS (Analysis of Moment Structures) để kiểm định các thang
đo (đo lường mức độ phù hợp của mô hình) từ kết quả EFA.
Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị Chi-Square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df):
khi CMIN/df ≤ 2, mô hình được coi là được chấp nhận. Trong một số trường hợp, chỉ
số này lớn hơn 2 và nhỏ hơn 3 cũng được chấp nhận với điều kiện các chỉ số khác
cũng đạt yêu cầu, ngưỡng kỳ vọng của CMIN/df là từ 1 đến 3 (Kline, 1998; Bollen,
1990; Fredenberger, 1994; Hair & ctg, 1995). Các chỉ số thống kê: CFI (comparative
fit index); GFI (goodness of fit index) ; TLI (Tucker-Lewis coefficient). Nếu một mô
hình nhận được các giá trị: GFI, TLI, CFI từ 0.9 đến 1; CMIN/df ≤ 2; RMSEA (Root
Mean Square Error of Approximation) 0.7 (Stevens, 2002; Bryman & Cramer,
2005; Field, 2009)
+ Độ tin cậy tổng hợp (CR-Composite reliability) >0.50 (Nunnanlly, 1978;
Hair & ctg, 1995)
+ Tổng phương sai giải thích > 50% (Field, 2009)
+ Phương sai trích trung bình (Average Variance Extracted – AVE) > 0.50
(Field, 2009)
39
- Giá trị hội tụ (convergent validity) và giá trị phân biệt (discriminant validity)
của các trọng số hồi quy chuẩn hoá (Standardized Regression Weight - SRW): Các
trọng số hồi quy chuẩn hoá đạt giá trị hội tụ khi >0.50 và đạt giá trị phân biệt khi 0.50 (Nunnanlly,
1978; Hairs và ctg, 1995)
- Chỉ số then chốt CR (Critical ratios) : CR >1.96 (Bagozzi & Yi, 1988)
- Mô hình ước lượng bootstrap: Độ chệch (Bias) giữa mô hình ước lượng chuẩn
hoá ML (Maximum Likelihood Estimates) và mô hình ước lượng bootstrap có xuất
hiện đồng thời có giá trị nhỏ hơn sai số chuẩn (Standardized error- S.E) và trị tuyệt đối
của bias/SE-bias < 1.96 thì kết luận: Với phương pháp kiểm định mô hình bootstrap thì
ước lượng trong mô hình hiệu chỉnh đạt yêu cầu về độ tin cậy (Rich & Dekhtyar,
2004; Scott & Gray, 1998)
- Kiểm định các giả thuyết: Khi trọng số hồi quy của tác động đạt giá trị hội tụ và
giá trị phân biệt đồng thời CR (Chỉ số then chốt-Critical ratios) > 1.96, ta chấp nhận
giả thuyết (Bagozzi & Yi, 1988)
3.3. Mẫu dữ liệu nghiên cứu
Mẫu trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức được chọn theo phương
pháp chọn mẫu thuận tiện.
Kích thước mẫu là N=N1 + N2 = 426, trong đó, nghiên cứu sơ bộ: N1=120 và
nghiên cứu chính thức N2= 306
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về số lượng mẫu cụ thể cho phân tích
nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc
tuyến tính (SEM). Có nhiểu chỉ dẫn về sự phù hợp của số mẫu dùng trong nghiên cứu.
Tác giả Tabachnick & Fidell (2006) cho rằng 50 mẫu thì quá nghèo nàn, 100 thì hơi ít,
200 thì vừa phải, 300 thì tốt, 500 thì rất tốt và 1000 là xuất sắc. Tác giả Kline (1979);
Gorsuch (1983); Field, A. P. (2005) cho rằng số mẫu tối thiểu cần có là 100. Tác giả
Guilford (1954) và Thompson (2004) cho rằng để đảm bảo số mẫu cần thiết dùng
trong phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm
định mô hình SEM thì ít nhất số mẫu phải có là 200.
40
Số mẫu bao nhiêu là thích hợp phụ thuộc vào số biến được dùng trong phân
tích, được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây (Lawrence S. Meyers & ctg, 2006).
Bảng 3.2. Số biến và số mẫu trong nghiên cứu
Số biến
10
25
90
150
Số mẫu
200
250
400
1000
(Nguồn: Lawrence S. Meyers & ctg, 2006)
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp: Phân tích nhân tố khám phá (EFA),
phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Do
đó, cỡ mẫu được xác định dựa trên cỡ mẫu lớn nhất của các phương pháp sau:
Đối với phương pháp EFA: Hair và ctg (2010) cho rằng để sử dụng phương pháp
này, cỡ mẫu tối thiểu phải là 50 và tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là
5:1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường thì cần tối thiểu là 5 quan sát. Nghiên cứu này sử
dụng tổng cộng 48 biến quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là N ≥ 240.
Đối với phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM): Barr & ctg
(1999) cho rằng các kiểm định thống kê và độ lệch chuẩn sử dụng cho SEM cũng dựa
trên lý thuyết tiệm cận do đó không thể tin cậy với cỡ mẫu nhỏ. Không có một hướng
dẫn chắc chắn nào về độ lớn cần thiết của mẫu để có thể đạt được độ chính xác hợp lý.
Một số nghiên cứu dựa trên mô hình này cho thấy có một số vấn đề phát sinh khi cỡ
mẫu nhỏ hơn 100 (Loehlin,1987; Bollen, 1989). Suy luận từ kinh nghiệm với mô hình
hồi quy đa biến cho thấy cỡ mẫu ít nhất nên gấp từ năm đến hai mươi lần số lượng
biến cần được ước lượng để có được kết quả đáng tin cậy và có thể giải thích được
(Barr và ctg, 1999). Do đó, một cách tương tự như phương pháp EFA được trình bày
phía trên, ở đây tác giả xác định cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập là N ≥ 240.
Dựa trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu, tác giả lựa chọn cỡ mẫu tối thiểu
cần thu thập là N ≥ 240, nhằm đạt được hai khả năng: thứ nhất, đạt được số mẫu tối
thiểu theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) và kiểm định mô hình SEM; Thứ hai, đảm bảo tính khả thi trong thu thập
mẫu nghiên cứu.
41
Nghiên cứu này lấy kích thước mẫu N=426 cho 48 biến quan sát (trong đó,
nghiên cứu sơ bộ: N1=120 và nghiên cứu chính thức N2= 306)
3.4. Biến và thang đo
3.4.1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất được tổng hợp chi tiết tại bảng 3.3
dưới đây.
Bảng 3.3. Bảng thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất
I
II
Các kích thích marketing
Các nhu cầu nội tại
MR
NT
Số biến
quan sát
7
3
III
Các yếu tố môi trường xã hội
XH
5
IV
V
Các yếu tố môi trường tự nhiên
Nhận biết nhu cầu
TN
NB
2
3
Các yếu tố tìm kiếm thông tin
Đánh giá các phương án
Các yếu tố hoàn cảnh
TT
PA
HC
QD
4
4
2
4
HV
2
CN
12
STT
VI
VII
VIII
IX
X
XI
Các nhân tố
Ký hiệu
Quyết định chọn nơi kiểm tra sức
khỏe tổng quát
Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe
tổng quát
Đặc điểm cá nhân
Tổng cộng:
48
3.4.2. Kết quả hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính sơ bộ
Kết quả hiệu chỉnh Thang đo các Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn
Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo Yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức
khỏe tổng quát của bệnh nhân Việt Nam trong nghiên cứu định tính sơ bộ như sau:
Các yếu tố kích thích marketing (MR)
Mr1: Theo tôi dịch vụ kiểm tra SKTQ tại Khoa là rất tốt có tác động và có tác
động đến nhu cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Mr2: Chi phí kiểm tra SKTQ tại Khoa phù hợp với thu nhập của tôi, có tác động
đến nhu cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
42
Mr3: Địa điểm của bệnh viện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh và có tác động
đến nhu cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Mr4: Tôi cảm thấy hài lòng về dịch vụ hỗ trợ khám bệnh tại Khoa, có tác động đến
nhu cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Mr5: Tôi nhận thấy Bệnh viện có đội ngũ Bác sỹ, điều dưỡng và kỹ thuật viên với
chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm và nhân viên của bệnh viện có thái độ
đối xử hòa nhã, thân thiện và hướng dẫn nhiệt tình. Điều này có tác động
đến nhu cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Mr6: Tôi nhận thấy quy trình khám bệnh, quy trình thanh toán và quy trình lĩnh
thuốc tại Khoa nhanh chóng và thuận tiện với tôi, có tác động đến nhu cầu
kiểm tra SKTQ của tôi.
Mr7: Tôi nhận thấy Bệnh viện có cơ sở vật chất tốt, tiện lợi cho việc kiểm tra
SKTQ; có tác động đến nhu cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Các yếu tố về nhu cầu nội tại (NT)
Nt1: Tôi cho rằng bản năng giúp tôi nhận ra nhu cầu kiểm tra SKTQ của mình.
Nt2: Tôi cho rằng nhận thức cũng giúp tôi nhận ra nhu cầu kiểm tra SKTQ của
mình.
Nt3: Tôi cho rằng linh cảm góp phần giúp tôi nhận ra nhu cầu kiểm tra SKTQ của
mình.
Các yếu tố về môi trường xã hội (XH)
Xh1: Tôi cảm nhận sự phát triển của nền kinh tế có tác động đến nhu cầu kiểm tra
SKTQ của tôi.
Xh2: Tôi cảm nhận sự phát triển của khoa học – công nghệ có tác động đến nhu
cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Xh3: Tôi cảm nhận yếu tố chính trị (chính sách pháp luật) có tác động đến nhu cầu
kiểm tra SKTQ của tôi.
Xh4: Tôi nhận thấy các giá trị về chuẩn mực trong cuộc sống có tác động đến nhu
cầu kiểm tra SKTQ của tôi.
Xh5: Sự cạnh tranh của nhiều cơ sở khám chữa bệnh có tác động đến nhu cầu
kiểm tra SKTQ của tôi.
Các yếu tố về môi trường tự nhiên (TN)
43
Tn1: Tôi nhận thấy vị trí địa lý thuận lợi của bệnh viện có ảnh hưởng đến nhu cầu
kiểm tra sức khỏe của tôi.
Tn2: Nhu cầu kiểm tra sức khỏe của tôi cũng chịu tác động bởi yếu tố khí hậu, thời
tiết.
Nhận biết nhu cầu (NB)
NB1: Kiểm tra SKTQ giúp tôi phát hiện sớm các bệnh mà mình đang mắc phải
NB2: Kiểm tra SKTQ giúp tôi biết được tình trạng sức khỏe của mình.
NB3: Kiểm tra SKTQ giúp tôi tiết kiệm thời gian và kinh phí trong điều trị bệnh
Các yếu tố tìm kiếm thông tin (TT)
Tt1: Tôi biết được thông tin về nơi kiểm tra SKTQ theo hình thức khám dịch vụ
thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tìm kiếm trên internet.
Tt2: Tôi biết được thông tin về nơi kiểm tra SKTQ theo hình thức khám dịch vụ từ
thông tin quảng cáo của bệnh viện.
Tt3: Tôi biết được thông tin về nơi kiểm tra SKTQ theo hình thức khám dịch vụ từ
bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
Tt4: Tôi biết được thông tin về nơi kiểm tra SKTQ theo hình thức khám dịch vụ vì
tôi và người thân của tôi đã từng khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Các yếu tố hoàn cảnh (HC)
Hc1: Thái độ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến đánh
giá các phương án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ của tôi.
Hc2: Các tình huống bất ngờ có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương án và
quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ của tôi.
Các yếu tố đặc điểm cá nhân (CN)
Cn1: Theo tôi tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương
án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn2: Theo tôi tuổi tác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương án và
quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn3: Theo tôi nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương án và
quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn4: Theo tôi hoàn cảnh kinh tế của mỗi cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến đánh
giá các phương án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
44
Cn5: Theo tôi giới tính cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương án và
quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn6: Theo tôi tính cách cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương án và
quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn7: Theo tôi phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các
phương án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn8: Theo tôi tôn giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương án và
quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn9: Tôi cho rằng động cơ khám bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá các phương
án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn10: Tôi cho rằng, thái độ đối với khám chữa bệnh của mình ảnh hưởng đến việc
đánh giá các phương án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn11: Tôi cho rằng, niềm tin trong khám bệnh ảnh hưởng đến việc đánh giá các
phương án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Cn12: Tôi cho rằng, địa vị xã hội trong khám khám bệnh ảnh hưởng đến việc đánh
giá các phương án và quyết định lựa chọn nơi kiểm tra SKTQ.
Yếu tố Đánh giá các phương án (PA)
Pa1: Khi có nhu cầu và đã tìm kiếm đầy đủ thông tin tôi sẽ tiến hành đánh giá các
phương án để lựa chọn nơi khám bệnh.
Pa2: Sau khi đánh giá các phương án kiểm tra SKTQ tôi sẽ lựa chọn phương án tối
ưu nhất.
Pa3: Phương án kiểm tra SKTQ tối ưu được tôi lựa chọn là phương án đáp ứng
được các tiêu chí mà tôi đưa ra và phù hợp với nhu cầu của tôi.
Pa4: Các tiêu chí mà tôi đưa ra được tôi sắp xếp thứ tự ưu tiên khác nhau tùy theo
mức độ quan trọng của các tiêu chí đó đối với tôi.
Các yếu tố Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát (QD)
Qd1: Sau khi lựa chọn được phương án tối ưu tôi sẽ đi đến quyết định chọn nơi
kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Qd2: Sau khi có quyết định về nơi mình sẽ đi kiểm tra SKTQ tôi sẽ quyết định
ngày đi khám.
Qd3: Sau khi có quyết định về ngày khám, tôi sẽ quyết định buổi đi khám.
45
Qd4: Sau khi có quyết định về nơi khám, buổi khám, ngày khám tôi sẽ đi khám,.
Kết hợp với việc tư vấn của nhân viên tại khoa tôi sẽ đưa ra quyết định
chọn gói khám kiểm tra SKTQ của mình.
Các yếu tố Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát (HV)
Hv1: Sau khi kiểm tra SKTQ tại khoa tôi sẽ chia xẻ cho người thân, bạn bè, đồng
nghiệp của mình về đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên với chuyên môn giỏi,
nhiều kinh nghiệm và nhân viên của bệnh viện có thái độ đối xử hòa nhã,
thân thiện và hướng dẫn nhiệt tình; đồng thời tôi sẽ tiếp tục chọn khám
chữa bệnh tại khoa khi tôi có nhu cầu
Hv2: Sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát tại khoa tôi sẽ chia sẻ những cảm tưởng
xấu về Bệnh viện với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và khi có nhu cầu
khám chữa bệnh tôi sẽ chọn bệnh viện khác có dịch vụ tốt hơn.
3.5. Tóm tắt chương 3
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua: Nghiên cứu định tính: tiến hành
phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia theo dàn bài được chuẩn bị trước (thang đo nháp I)
khám phá, bổ sung các biến quan sát xây dựng thang đo nháp II, kết hợp nghiên
cứu định lượng sơ bộ: sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ để khảo sát, chọn mẫu bằng
phương pháp thuận tiện, N1 = 120 đánh giá sơ bộ thang đo theo hệ số tin cậy
Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA điều chỉnh để xây dựng
thang đo trong nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức: thực hiện bằng phương pháp định lượng, dùng kỹ thuật
thu thập thông tin trực tiếp bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi, chọn mẫu bằng
phương pháp thuận tiện, N2 = 306. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
khẳng định CFA để kiểm định thang đo và phương pháp phân tích mô hình cấu trúc
tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết.
Chương tiếp theo sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu và kiểm định mô hình
nghiên cứu của đề tài.
46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả thu thập dữ liệu thực tế
4.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện Chợ Rẫy và Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu
Giới thiệu về Bệnh viện Chợ Rẫy
Năm 1900, bệnh viện Chợ Rẫy được xây
dựng và thành lập với tên là Hospital Municipal
de Cho Lon tại Sài Gòn. Đây là một trong
những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt
Nam sớm nhất.
Năm 1971 đến tháng 6/1974, Bệnh viện
Hình 4.1: Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1919
Chợ Rẫy được tái xây dựng trên diện tích
53.000 m2, với tòa nhà 11 tầng, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông
Nam Á lúc bấy giờ.
Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là
Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng
đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng các tỉnh
thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế.
Bệnh viện được Đảng và nhà nước
giao thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
như sau:
Hình4. 2: Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi tái xây dựng
năm 1974
- Phòng bệnh và khám, chữa bệnh
cho nhân dân các tỉnh thành phía Nam, cả
nước và người nước ngoài; khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung cao
cấp, diện chính sách chủ yếu cho các tỉnh thành phía Nam; là trung tâm y tế chuyên
sâu tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Là cơ sở đào tạo, thực hành chính cho sinh viên trường Đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh, học sinh trung học và sau đại học ngành y tế phía Nam.
- Nghiên cứu khoa học về y học và tổ chức thực hiện nghiên cứu các đề tài cấp
nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
47
ban đầu và phòng chống dịch.
- Hợp tác quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, trang bị cơ
sở vật chất và trang thiết bị, đưa bệnh viện từng bước chính qui hiện đại.
- Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật và quản lý ngành, kết hợp với
tuyến trước trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệnh.
- Giám định y khoa, giám định pháp y, khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe
cho nhân dân.
- Quản lý kinh tế y tế, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy,
thực hiện nhiệm vụ, biên chế, và tự đảm bảo chi thường xuyên về tài chính từng giai
đoạn theo phân cấp của Bộ Y tế.
Quy mô ban đầu của Bệnh viện Chợ Rẫy khi xây dựng vào năm 1974 là 500
giường, số lượng giường bệnh thực kê không ngừng được tăng lên phục vụ nhu cầu
khám, chữa bệnh cho nhân dân, đến năm 1999 là 1242 giường, đến nay là 1800
giường. Hiện có hơn 3.322 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại
bệnh viện. Số người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú
khám bệnh trung bình 3.500 người/ngày.
Phương hướng hoạt động của Bệnh viện Chợ Rẫy trong những năm tới
1. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Triển khai áp dụng quy chế quản lý chất lượng:
+ Hoàn thiện hệ thống các quy trình chuyên môn và quản lý
+ Duy trì chế độ bình toa thuốc, bình bệnh án
+ Giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình Quản lý sử dụng
kháng sinh an toàn, hợp lý
Thực hiện giảm tải Bệnh viện bằng nhiều biện pháp
Phát triển các chuyên khoa sâu, trọng tâm, kỹ thuật hiện đại (Phẫu thuật ghép
gan, ghép tế bào gốc, ghép tim, phẫu thuật robot,…).
Cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin
Nâng cao phong cách giao tiếp ứng xử văn minh-lịch sự-thân thiện, làm
người bệnh hài lòng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời khen thưởng việc làm tốt và xử
lý nghiêm các sai phạm.
48
Tăng cường hoạt động của Hội đồng Khoa học kỹ thuật, Hội đồng quản lý
chất lượng bệnh viện.
2. Tổ chức bộ máy - Quản lý nhân sự
Tổ chức bộ máy tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, xây dựng, phát
triển bệnh viện. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp nhất là
người đứng đầu.
Hoàn chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động Bệnh viện Chợ Rẫy
Xúc tiến thành lập Trung tâm khám bệnh và điều trị trong ngày và một số
Trung tâm khác theo yêu cầu phát triển.
Làm tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, đào
tạo liên tục đối với cán bộ y tế.
3. Đào tạo – Nghiên cứu khoa học – Hợp tác quốc tế
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển giao kỹ
thuật.
Đảm bảo chỉ tiêu và hiệu quả đào tạo thực hành cho sinh viên Đại học Y
dược, cán bộ y tế tuyến trước.
Xây dựng chương trình tham quan thực tập ngắn hạn cho bác sĩ, sinh viên
nước ngoài.
Đẩy mạnh hoạt động Nghiên cứu khoa học thực chất và hiệu quả
Phát triển hợp tác khoa học kỹ thuật hiệu quả với các bệnh viện, trường đại
học và tổ chức quốc tế.
4. Chỉ đạo tuyến – Đề án 1816
Thực hiện tốt Đề án 1816 tại các bệnh viện theo kế hoạch đã được Bộ Y tế
phê duyệt.
Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ mang tính hiệu quả thiết thực.
Mở lớp thực hành và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới đúng theo quy
trình của Bộ Y tế.
5. Tài chính y tế
Tăng cường quản lý, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát
có hiệu quả.
49
Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của bệnh viện. Thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật về tài chính, đấu thầu.
Vận dụng đúng chủ trương Xã hội hóa, huy động nguồn lực để nâng cấp
trang thiết bị, đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyên môn và phát triển kỹ thuật
mới.
6. Chăm lo đời sống cán bộ viên chức
Có giải pháp tăng nguồn thu, tính đúng, tính đủ các chi phí, triệt để thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tăng quỹ lương, thưởng, phúc lợi.
Nâng cao hiệu quả lao động, tăng thu nhập chính đáng cho Cán bộ viên chức
bệnh viện.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của viên chức, người lao động. Bảo
đảm tính công bằng, hợp lý về thu nhập.
Giải quyết chế độ, chính sách kịp thời đúng quy định, có lý có tình.
7. Phấn đấu xây dựng Bệnh viện
Chất lượng – Văn minh – Hiện đại
Giới thiệu về Khoa Chăm Sóc sức khỏe theo yêu cầu
Tiền thân của Khoa là Trung tâm Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu được thành lập
từ tháng 12/2003 với các bộ phận: Đơn vị Tư vấn và CSSK TYC, Đơn vị Tư vấn và
Phẫu thuật Thẩm mỹ, Đơn vị tư vấn bệnh nhân có nguyện vọng điều trị nước ngoài,
Đơn vị khám bệnh người nước ngoài.
Do quá trình phát triển của các đơn vị, Đơn vị tư vấn Phẫu thuật thẩm mỹ tách
riêng thành Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, các đơn vị còn lại được phát triển thành Khoa
Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu từ 17/01/2006 đến nay nhằm Cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe toàn diện với kỹ thuật hiện đại và chuyên môn cao, đáp ứng nhu
cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.
Khoa hoạt động với các chức năng sau:
- Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ;
- Khám bệnh theo yêu cầu (các bệnh lý nội khoa tổng quát);
- Khám và điều trị cho bệnh nhân nước ngoài;
50
- Khám và chứng nhận sức khỏe lao động cho người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam, người Việt Nam đi lao động nước ngoài, chứng nhận sức khỏe đi
du học…
- Tư vấn cho người có nguyện vọng khám và điều trị bệnh ở nước ngoài.
Nhân sự của Khoa: tổng số 28 nhân viên bao gồm:
+ 10 bác sĩ (06 BS Nội khoa Tổng quát, 01 BS phụ khoa, 03 BS chuyên
ngành siêu âm trong đó bao gồm (01 tiến sỹ y khoa, 01 BS chuyên
khoa II, 02 thạc sĩ, 06 BS chuyên khoa I ));
+ 01 điều dưỡng trưởng (thạc sĩ điều dưỡng);
+ 14 điều dưỡng (02 cử nhân điều dưỡng, 10 điều dưỡng trung cấp và
02 điều dưỡng sơ cấp);
+ 02 nhân viên vi tính;
+ 01 nhân viên hướng dẫn.
Sơ đồ tổ chức Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu
Trưởng Khoa
Phó Khoa
Phòng khám
Phụ Khoa
Phòng khám
Ngoại kiều
Phòng khám
Định kỳ
Phòng Siêu âm, đo điện tim,
Lấy máu xét nghiệm
Điều dưỡng trưởng khoa
Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức Khoa CSSK TYC - BVCR
(Nguồn: Khoa CSSK TYC- BVCR, 2015)
51
Quy trình kiểm tra SKTQ định kỳ hàng năm tại Khoa CSSK TYC
QUẦY TIẾP NHẬN
Hướng dẫn và tiếp nhận làm hồ sơ kiểm tra sức khỏe
theo lứa tuổi
ĐIỀU DƯỠNG
Nhận bệnh, lấy sinh hiệu,
cân đo
BÁC SỸ
Hỏi bệnh, tìm hiểu tiền sử cá nhân và gia đình, khám bệnh, hoàn tất bệnh án
BỘ KIỂM TRA SỨC KHỎE CƠ BẢN THEO ĐỘ TUỔI
DƯỚI 30 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
γGT
- BUN-Creatinin,
- TPTNT.
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG
- XQ phổi
- SA bụng
*Nữ (đã có quan hệ
tình dục):
+ khám phụ khoa,
soi cổ tử cung
+ Pap’s mear
TỪ 30 -40 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
γGT
- BUN-Creatinin,
- TPTNT
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG
- XQ phổi
- SA bụng
*Nữ :
+ khám phụ khoa,
soi cổ tử cung
+ Pap’s mear
+ SA tuyến vú
TỪ 40- 50 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
γGT,
- BUN-Creatinin,
- TPTNT
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG ; XQ phổi
- SA bụng
- Siêu âm tim
* Nữ :
+ khám phụ khoa,
soi cổ tử cung
+ Pap’s mear
+ SA tuyến vú
+ Chụp nhũ ảnh
* Nam: PSA (tầm
soát K TLT)
TRÊN 50 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
γGT
- BUN-Creatinin
- TPTNT
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG ; XQ phổi
- SA bụng
- Siêu âm tim
* Nữ :
+ khám phụ khoa,
soi cổ tử cung
+ Pap’s mear
+ SA tuyến vú
+ Chụp nhũ ảnh
+Đo mật độ xương
* Nam: PSA (tầm
soát K TLT)
Xét
nghiệm
chuyên
biệt theo
yêu cầu
của Bác sĩ
BÁC SỸ TƯ VẤN SAU KHI CÓ KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG
* TƯ VẤN
- Kết quả cận lâm sàn
- Những vấn đề cần theo dõi
hoặc chẩn đoán bệnh
- Phòng bệnh
- Hẹn tái khám định kỳ
* HỘI CHẨN
CHUYÊN KHOA
Nếu có bệnh lý
chuyên khoa như:
thần kinh, tim mạch,
h
* THỰC HIỆN THÊM CÁC
CẬN LÂM SÀN KHÁC
CỦA CHUYÊN KHOA
nếu tình trạng bệnh lý còn
nghi ngờ ví dụ như : lao phổi,
ung thư …
BỘ KIỂM TRA SỨC KHỎE NÂNG CAO
- Gói kiểm tra sức khỏe cơ bản
- Bộ xét nghiệm tầm soát Ung thư + HbA1C + TSH
- Siêu âm tuyến giáp
- MRI toàn thân + MRA mạch máu não
Hình 4.4. Quy trình kiểm tra SKTQ tại Khoa CSSK TYC - BVCR
(Nguồn: Khoa CSSK TYC -BVCR, 2015)
52
Bộ xét nghiệm đối với trường hợp đã nhiễm Siêu vi viêm gan B
U
1. Xét nghiệm: 5HBV (HBsAg, HBsAb, HBeAg, HBeAb, Anti HBc), HBV- DNA
định lượng, AST, ALT, Gamma GT, BUN, Creatinin, Bilirubin, đường máu,
đông máu toàn bộ, Auti HCV, AFP (hoặc bộ ba xét nghiệm AFP)
2. Siêu âm màu Doppler gan
3. CT Scan bụng có cản quang (khi có chỉ định của Bác sĩ)
Bộ xét nghiệm đối với trường hợp đã nhiễm Siêu vi Viêm gan C:
U
1. HCV- RNA định lượng, AST, ALT, Gamma GT, BUN, Creatinin, Bilirubin,
đường máu, đông máu toàn bộ, Auti HCV, AFP (hoặc bộ ba xét nghiệm AFP)
2. Siêu âm màu Doppler bụng
3. CT Scan bụng có cản quang (khi có chỉ định của Bác sĩ)
Bộ xét nghiệm đối với bệnh đái tháo đường:
U
1. Khám tổng quát, khám mắt, chụp đáy mắt
2. Xét nghiệm máu: HbA1C, đường huyết lúc đói, test dung nạp Glucose, ion đồ,
BUN, Creatinin, bộ Lipid, men gan;
3. Nước tiểu: TPTNT, Microalbumin niệu, A/C niệu
4. Điện tim , X Quang tim phổi thẳng, siêu âm tim, siêu âm bụng
Bộ xét nghiệm Tầm soát Ung thư :
U
1. CA15.3: Ung thư Vú
2. CA 12.5 Ung thư Tử cung, Buồng trứng
3. Cyfra 21.1: Ung thư Phổi
4. NSE: Ung thư Phổi
5. CEA: Ung thư đường Tiêu hóa, tuyến giáp
6. CA 19.9: Ung thư tụy, Dạ dày, Mật, Đại tràng
7. AFP: Ung thư Gan
8. PSA: Ung thư Tiền liệt tuyến
9. βHCG: Ung thư buồng trứng.
Bộ xét nghiệm Tầm soát bệnh lý Tuyến giáp:
U
1. Xét nghiệm máu:FT4, FT3, TSH
2. Siêu âm tuyến giáp
3. Xạ hình tuyến giáp.
53
4.1.2. Giới thiệu về điều kiện, hoàn cảnh thu thập thông tin thực tế và cách thức
tiến hành thu thập thông tin thực tế
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện ngẫu nhiên
đơn giản vì hai lý do, đó là: Thứ nhất là tập trung, Phỏng vấn viên tiến hành khảo sát
trong thời gian buổi sáng và buổi chiều các ngày trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu,
nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian, công sức, đảm bảo hiệu quả điều tra, đảm bảo tính
khách quan của mẫu và không ảnh hưởng đến công việc chung. Thứ hai, chọn đúng
đối tượng nhằm đảm bảo đối tượng có các kiến thức, kinh nghiệm tương đối đồng đều
trong nhận thức về chọn nơi khám sức khoẻ tổng quát cũng như về các vấn đề có liên
quan được nêu ra trong bảng câu hỏi.
- Đối tượng khảo sát: Người dân đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và đã từng
đến kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh
viện Chợ Rẫy.
- Cách thức khảo sát:
+ Phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn đối tượng thông qua Bảng câu hỏi được
chuẩn bị sẵn. Phiếu khảo sát được phát cho hết cho từng nhóm người đang ngồi chờ
khám hoặc chờ kết quả, sau đó phỏng vấn viên sẽ giải thích những chỗ mà đối tượng
khảo sát chưa hiểu rõ (nếu đối tượng có yêu cầu).
+ Phỏng vấn viên sẽ ghi nhận những cảm nhận, những chia sẻ, những ý kiến
đóng góp của đối tượng, khi họ đến kiểm tra sức khỏe tổng quát tại khoa và sẽ làm báo
cáo tổng hợp trình Trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu khi kết thúc đợt
khảo sát.
+ Trong lúc trả lời Bảng câu hỏi, mà bệnh nhân được nhân viên y tế kêu đi
khám/ làm các xét nghiệm/gặp bác sĩ,… bệnh nhân sẽ tạm thời ngưng trả lời để tiếp
tục làm các thủ tục khám theo yêu cầu của nhân viên y tế. Việc phỏng vấn sẽ không
ảnh hưởng gì đến hoạt động của Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu cũng như việc
khám chữa bệnh của người dân tại Khoa.
+ Bệnh nhân sẽ giữ lại bảng câu hỏi, để tiếp tục trả lời vào những lúc khác mà
bệnh nhân rảnh, sau đó sẽ nộp lại phiếu cho Phỏng vấn viên/ hoặc điều dưỡng trưởng
của Khoa.
54
4.2. Làm sạch dữ liệu và mã hóa dữ liệu
Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện ngẫu nhiên đơn giản dưới hình
thức bảng câu hỏi.
Số phiếu điều tra được gửi đến 426 khách hàng trong tháng 01, tháng 02 và tháng
5 năm 2015. Số phiếu thu về là 411 phiếu (chiếm 96%), số phiếu có giá trị dùng cho
nghiên cứu là 399 phiếu (chiếm 94%).
Trong 2 tuần cuối của tháng 1 và 2 tuần đầu của tháng 2, 120 phiếu điều tra được
gửi đến khách hàng, tổng số phiếu thu về là 118 phiếu, sau khi loại 4 phiếu không đạt
yêu cầu, số phiếu có giá trị là 114 phiếu được dùng để kiểm định trong nghiên cứu sơ
bộ. Dữ liệu được nhập vào Excel và được mã hóa.
Sau khi kiểm định sơ bộ, tiếp tục khảo sát 306 khách hàng trong tháng 5, số
phiếu thu về là 293 phiếu, sau khi loại 8 phiếu không đạt yêu cầu, số phiếu có giá trị
285 phiếu, tiếp tục được nhập vào Exel, để tiếp tục tiến hành CFA, mô hình SEM .
Xem thông tin chi tiết theo bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1. Mẫu điều tra khách hàng đến kiểm tra SKTQ tại Khoa CSSK TYC – BVCR
Chu kỳ
Tháng
Số phiếu
phát ra
* Nghiên cứu sơ bộ
01/2015
02/2015
120
Số phiếu
sử dụng được
118
114
Tuần 3
28
27
26
Tuần 4
32
31
29
Tuần 1
30
30
29
Tuần 2
30
30
30
* Nghiên cứu chính thức
05/2015
Số phiếu
thu về
306
293
285
Tuần 3
52
50
48
Tuần 4
125
119
116
Tuần 5
129
124
121
Tổng mẫu
Tỷ lệ %
426
411
399
100%
96%
94%
55
4.3. Mô tả dữ liệu thu thập được
Về giới tính
Trong số 399 bảng câu hỏi thu về, có 196 nữ (chiếm 49%) và 203 nam (chiếm
51%). Tỷ lệ nam và nữ chênh lệch không nhiều, điều đó có nghĩa là người dân đi kiểm
tra sức khỏe tổng quát không có sự phân biệt về giới tính.
Hình 4.5. Kết quả Mẫu theo giới tính
Về thu nhập
Nhìn vào kết quả về thu nhập ta thấy, khách hàng của Khoa CSSK TYC –
BVCR thường là những người có thu nhập khá cao.
Hình 4.6. Kết quả Mẫu theo thu nhập
Về nơi ở:
Nhìn vào kết quả về nơi ở ta thấy: Đa số khách hàng tới kiểm tra SKTQ tại Khoa
CSCKTYC – Bệnh viện Chợ Rẫy là người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
56
lân cận gần Thành phố Hồ Chí Minh, điều này cũng dễ hiểu vì Bệnh viện Chợ Rẫy là
bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, tuyến kỹ thuật sau cùng của Khu vực phía Nam. Ngoài
ra, người dân ở các Khu vực khác, bao gồm một số người dân ở Miền Trung như:
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đà Nẵng…cũng chiếm tỷ lệ khá cao, họ chấp
nhận đi cả đoạn đường dài từ Miền Trung vào Khoa CSSK TYC – Bệnh viện Chợ Rẫy
kiểm tra sức khỏe vì được người thân giới thiệu về sự tận tình của đội ngũ y bác sỹ tại
Khoa và rất tin tưởng vào kết quả được kiểm tra tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Hình 4.7. Kết quả Mẫu theo Nơi ở
Về độ tuổi
Nhìn vào kết quả về độ tuổi ta thấy: Số người ở độ tuổi từ 40 - < 50 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất với 39,85%, ngoài ra độ tuổi từ 30-40 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao
24,06%. Đây là những nhóm vẫn còn trong độ tuổi lao động: họ có tài chính và có một
số đối tượng đến khám theo gói khám của Công ty hoặc cơ quan tại Khoa.
Hình 4.8. Kết quả Mẫu theo Độ tuổi
57
Về Học vấn
Nhìn vào kết quả về học vấn ta thấy: Số người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá
cao 52,38% . Càng có trình độ người ta càng có ý thức hơn về việc kiểm tra sức khỏe
của mình.
Hình 4.9. Kết quả Mẫu theo Học vấn
Về tình trạng hôn nhân
Nhìn vào kết quả về tình trạng hôn nhân ta thấy: Số người lập gia đình đã có con
chiếm tỷ lệ rất cao 71,68%. Khi con người ta trưởng thành, lập gia đình và đã có con
thì quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe so với lúc còn trẻ, chưa có gia đình
Hình 4.10. Kết quả Mẫu theo Tình trạng hôn nhân
58
Về nghề nghiệp
Nhìn vào kết quả về nghề nghiệp ta thấy: Số lượng công viên chức nhà nước
khám bệnh tại khoa chiếm tỷ lệ cao nhất (40,10%), bên cạnh đó số lượng khách đến
khám là Doanh nhân cũng khá cao ( chiếm 22,37%).
Hình 4.11. Kết quả Mẫu theo Nghề nghiệp
Về Tôn giáo
Nhìn vào kết quả về tôn giáo ta thấy: Đa số người dân tới Khám bệnh tại Khoa
CSSK TYC là theo đạo Phật, chiếm 49%, điều này là phù hợp với Tôn giáo của nước
ta.
Hình 4.12. Kết quả Mẫu theo Tôn giáo
59
4.4. Kiểm định và đánh giá thang đo
4.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)
Kiểm định độ tin cậy của thang đo theo từng nhóm nhân tố là bước đầu tiên
trong quy trình nghiên cứu sơ bộ. Với số mẫu ban đầu là 120, dựa trên các kết quả
kiểm định (xem phụ lục 04 (từ 4.1 đến 4.11), tổng hợp lại chúng ta có kết quả của các
giá trị: Cronbach’s alpha; Trung bình thang đo nếu loại biến (Scale Mean if Item
Deleted); Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted); Tương
quan biến-tổng (Corrected Item-Total Correlation); và Cronbach’s Alpha nếu biến này
bị loại (Cronbach's Alpha if Item Deleted). Bảng tổng hợp 4.2 sẽ trình bày rõ các kết
quả kiểm định này.
Nhân tố Các kích thích marketing có 7 biến quan sát. Kết quả phân tích cho
thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.760 >0.70, đạt độ tin cậy. Tuy
nhiên biến quan sát Mr4 có hệ số tương quan giữa biến và tổng là 0.197 nhỏ hơn yêu
cầu là 0.30. Xem hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến này cho thấy sẽ tăng lên là
0.807 (xem phụ lục 4.1). Do vậy, Mr4 cần được loại bỏ ra khỏi thang đo. Như vậy,
thang đo nhân tố kích thích marketing sau khi kiểm định cronbach’s alpha còn lại 6
biến quan sát (xem bảng 4.2)
Nhân tố các nhu cầu nội tại có 3 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ
số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.6830.70, đạt độ tin cậy. Tương quan giữa
biến và tổng của 3 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy,
thang đo nhân tố Nhận biết nhu cầu sau khi kiểm định Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 3
biến quan sát (xem phụ lục 4.3 và bảng 4.2)
60
Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha
Biến
Trung bình thang đo Phương sai thang đo
quan sát
nếu loại biến
nếu loại biến
Các kích thích marketing (MR): Alpha = 0.807
Tương quan
biến-tổng
Cronbach’s alpha Alpha
nếu loại biến này
19.88
10.490
.559
Mr1
20.09
12.027
.424
Mr2
19.42
11.585
.559
Mr3
19.40
11.476
.603
Mr5
19.66
10.799
.685
Mr6
19.66
10.802
.595
Mr7
Các nhu cầu nội tại (NT) Alpha = 0.705
3.70
1.430
.545
Nt1
3.66
1.547
.545
Nt2
Nhận biết nhu cầu (NB) Alpha = 0.768
12.16
5.973
.643
NB1
12.21
6.209
.478
NB2
9.48
7.756
.439
NB3
Tìm kiếm thông tin (TT) Alpha = 0.702
8.49
7.313
.349
Tt1
10.16
4.973
.557
Tt2
10.21
5.209
.566
Tt3
8.48
6.756
.407
Tt4
Đặc điểm cá nhân (CN) Alpha = 0.885
39.08
52.968
.645
Cn1
37.95
57.962
.562
Cn2
37.93
57.434
.516
Cn3
37.65
59.036
.531
Cn4
38.50
52.393
.790
Cn6
38.71
51.049
.752
Cn7
39.55
53.653
.543
Cn8
38.12
55.459
.755
Cn9
37.96
56.130
.691
Cn10
37.72
59.360
.514
Cn11
38.40
57.067
.427
Cn12
Đánh giá các phương án (PA) Alpha = 0.735
12.70
5.586
.600
Pa1
12.84
4.463
.570
Pa2
13.34
4.645
.455
Pa3
12.81
5.338
.555
Pa4
Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát (QD) Alpha = 0.857
13.49
5.869
.658
Qd1
13.64
4.772
.823
Qd2
13.83
3.779
.773
Qd3
13.69
4.755
.656
Qd4
Các yếu tố hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát (HV) Alpha = 0.762
3.51
1.556
.620
Hv1
3.79
1.244
.620
Hv2
61
.782
.808
.779
.771
.751
.771
.
.
.751
.766
.767
.682
.551
.543
.651
.872
.877
.879
.879
.862
.863
.881
.867
.870
.880
.887
.656
.650
.734
.664
.849
.774
.801
.839
.
.
Nhân tố Môi trường Xã hội có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số
Cronbach’s alpha của thang đo này chỉ đạt giá trị là 0.4000.70, đạt độ tin cậy. Tương quan giữa
biến và tổng của 4 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy,
thang đo nhân tố Đánh giá các Phương án sau khi kiểm định Cronbach’s alpha vẫn
giữ lại 4 biến quan sát (xem phụ lục 4.9 và bảng 4.2)
Nhân tố Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích
cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.857 >0.70, đạt độ tin cậy.
62
Tương quan giữa biến và tổng của 4 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu
đề ra. Như vậy, thang đo nhân tố Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ sau khi kiểm
định Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 4 biến quan sát (xem phụ lục 4.10 và bảng 4.2)
Nhân tố Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ có 2 biến quan sát. Kết quả phân tích cho
thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.762 >0.70, đạt độ tin cậy. Tương
quan giữa biến và tổng của 2 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra.
Như vậy, thang đo nhân tố Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ sau khi kiểm định
Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 2 biến quan sát (xem phụ lục 4.11 và bảng 4.2)
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Như đã trình bày ở trên, để thực hiện phân tích EFA, nghiên cứu sơ bộ lấy mẫu
là 120, tương ứng với hệ số tải nhân tố > 0.50 nhằm đảm bảo tính ý nghĩa thực tiễn
(Anderson & Gerbing, 1988; Hair & ctg, 2010).
Sau kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach’s alpha, từ 11 yếu tố với 48 biến
quan sát, 3 yếu tố và 12 biến rác đã bị loại ra khỏi thang đo (xem kết quả bảng 4.2 và
các phụ lục từ 4.1 đến 4.11). 8 yếu tố với 36 biến còn lại tiếp tục được đưa vào phân
tích EFA nhằm đảm bảo tổng phương sai trích, hệ số tải nhân tố và tính tương thích
của tập hợp mẫu.
Trước tiên, ta tiến hành EFA cho từng yếu tố riêng lẻ, sau EFA riêng lẻ cho
từng yếu tố, kết quả cho thấy 36 biến quan sát đều đạt yêu cầu (xem chi tiết tại các phụ
lục 4.1, 4.2, 4.3, 4.6, 4.8, 4.9, 4.10 và 4.11), 36 biến quan sát được giữ lại để tiếp tục
EFA tổng 36 biến quan sát.
Kết quả phân tích EFA lần 1 của tổng 8 yếu tố với 36 biến quan sát cho thấy:
+ Hệ số KMO là 0.882 >0.50 cho biết phân tích nhân tố khám phá là thích
hợp, với kiểm định Bartlett's cho giá trị sig=0.000 1: nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
+ Tổng phương sai giải thích: Total Variance Explained (Cumulative %)
đạt giá trị 74.17% lớn hơn mức chấp nhận là 50%, đạt yêu cầu. Điều này
chứng tỏ 74.17 % biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhân tố
mới
63
+ Kết quả phân tích yếu tố bằng phương pháp Pricipal Components
Analysis đi cùng với phép xoay Varimax, cho thấy hầu như các trọng số
(hệ số tải nhân tố) của ma trận đều đạt giá trị lớn hơn 0.50, trừ biến quan
sát Cn12 (Địa vị xã hội) nhỏ hơn 0.50 nên tiếp tục bị loại ra khỏi thang
đo (xem phụ lục 5.1).
Sau khi loại biến Cn12 ra khỏi thang đo, Kết quả phân tích EFA lần 2 với 35
biến quan sát cho thấy: các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu đề ra:
+ KMO từ 0.882 tăng lên là 0.891, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig =
0.000 1;
+ Các trọng số (Hệ số tải nhân tố) của ma trận đều đạt giá trị lớn hơn 0.50,
đạt yêu cầu.
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 72.22 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy, sau khi phân tích EFA lần 2: 35 biến quan sát gom thành 8 nhân tố
được giữ lại trong nghiên cứu chính thức (xem phụ lục 5.2 và bảng 4.3)
Bảng 4.3: Ma trận các yếu tố trong kết quả phân tích EFA lần 2
Biến quan sát
Mr1
Mr2
Mr3
Mr5
Mr6
Mr7
Nt1
Nt2
NB1
NB2
NB3
Tt1
Tt2
Tt3
Tt4
Cn1
Cn2
Cn3
1
.542
.589
.522
.572
.551
.513
2
3
Yếu tố
4
5
.658
.734
.652
.678
.578
.697
.591
.606
.637
.734
.630
.571
64
6
7
8
Cn4
Cn6
Cn7
Cn8
Cn9
Cn10
Cn11
Pa1
Pa2
Pa3
Pa4
Qd1
Qd2
Qd3
Qd4
Hv1
Hv2
Eigenvalue
Phương sai trích
(%)
Cronbach’s alpha
Sig.
KMO
.651
.787
.805
.620
.784
.681
.579
.579
.511
.765
.581
.632
.727
.759
.618
.762
.700
1.155
72.22%
0.936
0.000
0.891
Như vậy, sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng kiểm định Cronbach’s alpha
và EFA đối với từng yếu tố riêng lẻ và tổng thể các yếu tố cho thấy từ 11 yếu tố ban
đầu với 48 biến quan sát, 3 yếu tố (môi trường xã hội; môi trường tự nhiên và Hoàn
cảnh) với 13 biến quan sát đã bị loại. 8 yếu tố với 35 biến quan sát được giữ lại trong
nghiên cứu chính thức và được thể hiện trong bảng 4.4 dưới đây.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
nơi kiểm tra SKTQ
Các yếu tố (biến tiềm ẩn)
Các kích thích marketing
(MR)
Mã hoá
thang đo
Biến quan sát/câu hỏi
Mr1
Sản phẩm
Mr2
Giá cả
Mr3
Địa điểm
Mr5
Con người
Mr6
Quy trình
Mr7
Cơ sở vật chất
65
Các yếu tố (biến tiềm ẩn)
Các nhu cầu nội tại (NT)
Nhận biết nhu cầu (NB)
Các yếu tố Tìm kiếm thông tin
(TT)
Đặc điểm cá nhân (CN)
Đánh giá các phương án (PA)
Quyết định chọn nơi kiểm tra
sức khỏe tổng quát (QD)
Hành vi sau khi kiểm tra sức
khỏe tổng quát (HV)
Mã hoá
thang đo
Biến quan sát/câu hỏi
Nt1
Bản năng
Nt2
NB1
Nhận thức
Hiệu quả chăm sóc sức khỏe
NB2
Tình trạng sức khỏe
NB3
Tiết kiệm thời gian và kinh phí
Tt1
Nguồn thông tin công cộng
Tt2
Nguồn thông tin thương mại
Tt3
Nguồn Thông tin cá nhân
Tt4
Kinh nghiệm bản thân
Cn1
Tình trạng hôn nhân
Cn2
Tuổi tác
Cn3
Nghề nghiệp
Cn4
Hoàn cảnh kinh tế
Cn6
Tính cách
Cn7
Phong tục tập quán
Cn8
Tôn giáo
Cn9
Động cơ
Cn10
Thái độ
Cn11
Niềm tin
Pa1
Đánh giá các phương án
Pa2
Lựa chọn Phương án tối ưu
Pa3
Các tiêu chí cho phương án tối ưu
Pa4
Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các tiêu chí
Qd1
Quyết định nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát
Qd2
Quyết định ngày đi khám
Qd3
Qd4
Quyết định buổi đi khám
Quyết định chọn gói kiểm tra sức khỏe tổng
quát
Hv1
Hài lòng
Hv2
Không hài lòng
66
4.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis), mô
hình SEM
Sau khi có kết quả kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, 8 yếu tố với 35 biến quan
sát có giá trị được giữ lại trong nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi điều tra được điều
chỉnh, cắt bỏ 3 nhân tố với 13 biến (biến rác) không phù hợp, chú thích thêm những
nội dung mà khách hàng thấy chưa rõ nghĩa trong Khảo sát sơ bộ và tiếp tục điều tra
bổ sung cho đủ số mẫu theo yêu cầu. Trong tháng 05 năm 2015, tiếp tục khảo sát 306
khách hàng, 293 phiếu thu thập được, sau khi loại 8 phiếu không đạt yêu cầu, số phiếu
có giá trị là 285 phiếu cộng với 114 phiếu có giá trị, sử dụng nghiên cứu sơ bộ, tổng số
mẫu có giá trị là 399. Sau khi nhập và làm sạch trong phần mềm thống kê SPSS, dữ
liệu được coi là dữ liệu nguồn (resource data) để sử dụng trong kiểm định CFA và mô
hình SEM.
4.4.3.1. Phân tích mô hình không chuẩn hoá (Unstandardized model)
Kết quả phân tích CFA thông qua phương pháp hợp lý cực đại (Maximum
Likelihood methods-ML) cho thấy mô hình không chuẩn hoá có ý nghĩa thống kê và
phù hợp với dữ liệu thu thập được từ thị trường (xem hình 4.13.Mô hình không chuẩn
hóa), cụ thể: mô hình này có 353 bậc tự do, giá trị χ2 (chi-square/CMIN)= 1062.53 với
P
P
giá trị p= 0.000 0.90; TLI = 0.918 >0.90; CFI = 0.924 >0.90; hệ số Cronbach’s alpha = 0.936
>0.70; Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 77.22% lớn hơn mức
chấp nhận là 50% (xem hình 4.13; phụ lục 6.1). Do đó có thể kết luận là mô hình
không chuẩn hoá là phù hợp với các dữ liệu từ thị trường.
67
Hình 4.13. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ
(mô hình không chuẩn hóa)
68
4.4.3.2. Phân tích mô hình chuẩn hoá (Standardized model)
Hình 4.14. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ
(mô hình chuẩn hóa)
Kết quả chạy CFA thông qua phương pháp Maximum Likelihood cho thấy mô
69
hình chuẩn hoá (Standardized model) đạt được các chỉ số như: Mô hình có 353 bậc tự
do, giá trị χ2 (chi-square /CMIN) = 914,27 với giá trị p= 0.000 0.90; TLI = 0.927>0.90; CFI = 0.932
>0.90; hệ số Cronbach’s alpha = 0.936 >0.70; Tổng phương sai giải thích = 77.22%
lớn hơn mức chấp nhận là 50% (xem hình 4.14; phụ lục 6.2). Do đó, chúng ta có thể
kết luận là mô hình chuẩn hoá phù hợp với dữ liệu thu thập được từ thị trường
So sánh mô hình không chuẩn hóa và mô hình chuẩn hóa
So sánh sự khác biệt giữa mô hình không chuẩn hoá và mô hình chuẩn hoá ở các
chỉ tiêu thống kê cơ bản cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình này là rất nhỏ. Cả hai
mô hình này đều đạt các giá trị thống kê cơ bản và phù hợp với dữ liệu thu thập được
từ thị trường. So với mô hình không chuẩn hoá, các chỉ số cơ bản của mô hình chuẩn
hoá có độ phù hợp cao hơn như: chỉ số CMIN/df; GFI; TLI; CFI và RMSEA (xem
bảng 4.5). Do đó mô hình chuẩn hoá được chọn là mô hình chính thức để phân tích
trong các bước tiếp theo.
Bảng 4.5. Các chỉ số của mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi
kiểm tra SKTQ của khách hàng (mô hình không chuẩn hoá và chuẩn hoá)
Mô hình
Không chuẩn hóa
Mô hình
Chuẩn hóa
1062.53
914.27
df
353
353
Chi-square/df
3.01
2.59
P-value (Sig.)
0.000
0000
GFI
0.904
0.911
TLI
0.918
0.927
CFI
0.924
0.932
RMSEA
0.033
0.029
Cronbach alpha
0.936
0.936
Tổng phương sai
giải thích (%)
77.22
77.22
Các chỉ số đánh giá
Chi-square (CMIN)
70
4.4.3.3. Phân tích mô hình chuẩn hóa và mô hình ước lượng bootstrap
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bootstrap với số lượng lấy mẫu lặp lại N =
1000 với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và AMOS.
Giả thuyết đặt ra là Ho: Bias=0 (độ chệch=0); H1: Bias # 0 (độ chệch # 0). Để
chứng minh độ chệch giữa mô hình tính toán với mô hình ước lượng Bootstrap= 0, ta
cần công nhận giả thuyết Ho và bác bỏ giả thuyết H1.
Sử dụng giá trị then chốt C.R để so sánh (C.R= BIAS/SE-BIAS) với giá trị
1.96 (do 1.96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức .9750, nghĩa là 2.5% một phía, 2
phía sẽ là 5%). Cột P 1.96 thì suy ra p-value < 5%, chấp nhập H1, kết luận độ
chệch # 0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.
Nếu C.R < 1.96, suy ra p-value > 5%, bác bỏ H1, chấp nhận H0, kết luận độ
chệch # 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%, và như thế ta kết luận được
mô hình ước lượng có thể tin cậy được. Thông thường đây là kết quả mong đợi khi
phân tích SEM.
Kết quả ước lượng bằng bootstrap (Xem bảng 4.6; phụ lục 6.3) cho thấy:
+ Có sự xuất hiện độ chệch (bias) giữa mô hình ước lượng chuẩn hoá ML
(Maximum Likelihood Estimates) –kí hiệu (a) với số mẫu là 399 và mô
hình ước lượng bằng bootstrap – kí hiệu (b) với số mẫu là 1000 có xuất
hiện và độ lớn của độ chệch trong từng ước lượng là rất nhỏ, không có ý
nghĩa thống kê;
+ Độ chệch (Bias) nhỏ hơn sai số chuẩn (Standardized error- S.E);
+ Trị tuyệt đối của bias/SE-bias đều < 1.96.
Vì vậy, chúng ta có thể kết luận là với phương pháp kiểm định mô hình ước
lượng bootstrap này thì ước lượng trong mô hình hiệu chỉnh với số mẫu 399 đạt yêu
cầu về độ tin cậy.
71
Bảng 4.6: So sánh mô hình chuẩn hoá (ML) và mô hình ước lượng bootstrap
Các mối quan hệ
NT
NB
TT
NB
TT
TT
PA
PA
QD
QD
HV
0.30, đạt yêu cầu đề ra.
Như vậy thang đo nhân tố Nhu cầu nội tại sau kiểm định cronbach’s alpha còn lại
2 biến quan sát Nt1,Nt2.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.500
Approx. Chi-Square
40.022
Df
1
Sig.
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Component
Total
Cumulative %
1
1.545
77.256
77.256
2
.455
22.744
100.000
Total
1.545
% of Variance
77.256
Cumulative %
77.256
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
P
Component
1
Nt1
.756
Nt2
.814
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Sau khi loại Nt3, kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Nhu cầu nội tại
cho thấy các thông số đều đạt yêu cầu
+Chỉ số KMO = 0.50 vừa đạt mức yêu cầu là 0.50 cho biết phân tích nhân tố
khám phá EFA là thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig =
0.000 0.50, đạt yêu cầu
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 77.26 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Nhu cầu nội tại còn
lại 2 biến quan sát Nt1, Nt2.
xxii
4.3. Nhận biết nhu cầu (NB) - Phụ lục 4.3
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.768
3
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
NB1
12.16
5.973
.643
.751
NB2
12.21
6.209
.478
.766
NB3
9.48
7.756
.439
.767
Nhân tố Nhận biết nhu cầu có 3 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.768 > 0.7, đạt độ tin cậy. Cả 3 biến quan
sát đều có hệ số tương quan giữa biến và tổng > 0.30, đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo nhân tố Nhận biết nhu cầu sau kiểm định cronbach’s alpha vẫn
giữ lại 3 biến quan sát NB1, NB2, NB3.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.756
Approx. Chi-Square
136.023
df
5
Sig.
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Component
Total
Cumulative %
1
1.327
77.562
77.562
2
.809
20.214
98.457
3
.336
8.410
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrix a
Component
1
NB1
.704
NB2
.716
NB3
.723
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
xxiii
Total
2.327
% of Variance
77.562
Cumulative %
77.562
Kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Nhận biết nhu cầu cho thấy các
thông số đều đạt yêu cầu:
+Chỉ số KMO là 0.756 >0.50, cho biết phân tích nhân tố khám phá EFA là
thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig = 0.000 0.50, đạt yêu cầu
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 77.56 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Nhận biết nhu cầu
vẫn giữ lại 3 biến quan sát NB1, NB2, NB3.
4.4. Biến XH – Môi trường xã hội -1.4 (Phụ lục 4.4)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.400
5
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Xh1
15.40
5.772
.345
.266
Xh2
15.53
5.156
.460
.170
Xh3
15.82
5.576
.201
.350
Xh4
14.94
6.249
.273
.320
Xh5
16.56
5.744
-.027
.620
Nhân tố Môi trường xã hội có 5 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.40 0.30, đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo nhân tố Tìm kiếm thông tin sau kiểm định cronbach’s alpha vẫn
giữ lại 4 biến quan sát Tt1, TT2, TT3, TT4.
MO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.536
Approx. Chi-Square
156.072
df
6
Sig.
.000
xxv
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
1.782
51.222
51.222
2
.978
33.146
84.368
3
.386
9.657
94.025
4
.239
5.975
100.000
Total
2.049
% of Variance
51.222
Cumulative %
51.222
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
P
Component
1
Tt1
.604
TT2
.787
TT3
.786
TT4
.669
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Tìm kiếm thông tin cho thấy các
thông số đều đạt yêu cầu:
+Chỉ số KMO là 0.536 >0.50, cho biết phân tích nhân tố khám phá EFA là
thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig = 0.000 0.50, đạt yêu cầu
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 51.22 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Tìm kiếm thông tin
vẫn giữ lại 4 biến quan sát Tt1, TT2, TT3, TT4.
4.7. Biến HC –Hoàn cảnh – Phụ lục 4.7
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
.665
N of Items
2
xxvi
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Hc1
3.61
1.457
.514
.
Hc2
4.16
.880
.514
.
Nhân tố Hoàn cảnh có 2 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.665 0.7, đạt độ tin cậy. Tuy nhiên biến
quan sát Cn5 có hệ số tương quan giữa biến và tổng (Corrected Item-Total
Correlation) là 0.115 nhỏ hơn yêu cầu là 0.30. Xem hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến này cho thấy sẽ tăng lên là 0.885. Như vậy, biến Cn5 bị loại.
xxvii
Chạy lại lần 2, không có Cn5
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.885
11
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Cn1
39.08
52.968
.645
.872
Cn2
37.95
57.962
.562
.877
Cn3
37.93
57.434
.516
.879
Cn4
37.65
59.036
.531
.879
Cn6
38.50
52.393
.790
.862
Cn7
38.71
51.049
.752
.863
Cn8
39.55
53.653
.543
.881
Cn9
38.12
55.459
.755
.867
Cn10
37.96
56.130
.691
.870
Cn11
37.72
59.360
.514
.880
Cn12
38.40
57.067
.427
.887
Sau khi loại biến Cn5 thì hệ số cronbach’s alpha của thang đo Đặc điểm cá nhân là
0.885 > 0.7, đạt độ tin cậy. Cả 11 biến quan sát đều có hệ số tương quan giữa biến
và tổng > 0.30, đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo Đặc điểm cá nhân sau kiểm định cronbach’s alpha còn lại 11
biến quan sát Cn1,Cn2, Cn3, Cn4, Cn6, Cn7, Cn8, Cn9, Cn10, Cn11, Cn12.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.869
Approx. Chi-Square
605.773
df
55
Sig.
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
1.769
58.672
58.672
2
.967
11.057
59.729
3
.842
7.654
67.383
xxviii
Total
5.354
% of Variance
58.672
Cumulative %
58.672
4
.779
7.082
74.464
5
.679
6.169
80.633
6
.569
5.171
85.804
7
.431
3.920
89.724
8
.409
3.715
93.439
9
.277
2.521
95.960
10
.238
2.160
98.120
11
.207
1.880
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
P
Component
1
Cn1
.713
Cn2
.655
Cn3
.612
Cn4
.633
Cn6
.844
Cn7
.814
Cn8
.617
Cn9
.823
Cn10
.769
Cn11
.603
Cn12
.503
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Sau khi loại biến Cn5, kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Đặc điểm cá
nhân cho thấy các thông số đều đạt yêu cầu
+Chỉ số KMO là 0.869 > 0.50 cho biết phân tích nhân tố khám phá EFA là
thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig = 0.000 0.50, đạt yêu cầu
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 58.67 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Đặc điểm cá nhân còn
lại 11 biến quan sát Cn1,Cn2, Cn3, Cn4, Cn6, Cn7, Cn8, Cn9, Cn10, Cn11, Cn12.
xxix
4.9. Biến PA – Đánh giá các phương án (factor 5) – Phụ lục 4.9
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.735
4
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Pa1
12.70
5.586
.600
.656
Pa2
12.84
4.463
.570
.650
Pa3
13.34
4.645
.455
.734
Pa4
12.81
5.338
.555
.664
Nhân tố Đánh giá các phương án có 4 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ
số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.735 > 0.7, đạt độ tin cậy. Cả 4 biến
quan sát đều có hệ số tương quan giữa biến và tổng > 0.30, đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo nhân tố Đánh giá các phương án sau kiểm định cronbach’s
alpha vẫn giữ lại 4 biến quan sát Pa1, Pa 2, Pa 3, Pa 4.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.697
Approx. Chi-Square
123.662
df
6
Sig.
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
1.356
58.175
58.175
2
.809
20.214
78.389
3
.528
13.201
91.590
4
.336
8.410
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
xxx
Total
2.327
% of Variance
58.175
Cumulative %
58.175
Component Matrixa
P
Component
1
Pa1
.822
Pa2
.762
Pa3
.652
Pa4
.804
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Tìm kiếm thông tin cho thấy các
thông số đều đạt yêu cầu:
+Chỉ số KMO là 0.536 >0.50, cho biết phân tích nhân tố khám phá EFA là
thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig = 0.000 0.50, đạt yêu cầu
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 51.22 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Tìm kiếm thông tin vẫn
giữ lại 4 biến quan sát Tt1, TT2, TT3, TT4
Tất cả các thông số đều đạt, tất cả các biến đều được giữ lại.
4.10. Biến QĐ – Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ (Factor 6) - Phụ lục 4.10
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.857
4
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Qd1
13.49
5.869
.658
.849
Qd2
13.64
4.772
.823
.774
Qd3
13.83
3.779
.773
.801
Qd4
13.69
4.755
.656
.839
xxxi
Nhân tố Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ có 4 biến quan sát, kết quả phân tích
cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.857 > 0.7, đạt độ tin cậy.
Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan giữa biến và tổng > 0.30, đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo nhân tố Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ sau kiểm định
cronbach’s alpha vẫn giữ lại 4 biến quan sát Qd1, Qd 2, Qd 3, Qd 4.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.748
Approx. Chi-Square
255.985
df
6
Sig.
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
1.761
72.436
72.436
2
.541
13.518
85.954
3
.394
9.861
95.815
4
.167
4.185
100.000
Total
2.897
% of Variance
72.436
Cumulative %
72.436
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
P
Component
1
Qd1
.813
Qd2
.917
Qd3
.878
Qd4
.791
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Quyết định chọn nơi kiểm tra
SKTQ cho thấy các thông số đều đạt yêu cầu:
+Chỉ số KMO là 0.748 >0.50, cho biết phân tích nhân tố khám phá EFA là
thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig = 0.000 0.50, đạt yêu cầu
xxxii
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 72.44 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Quyết định chọn nơi kiểm
tra SKTQ vẫn giữ lại 4 biến quan sát Qd1, Qd 2, Qd 3, Qd 4.
4.11. Biến HV – Hành vi sau khi khám (Factor 7) – Phụ lục 4.11
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.762
2
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Hv1
3.51
1.556
.620
.
Hv2
3.79
1.244
.620
.
Nhân tố Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ có 2 biến quan sát, kết quả phân tích cho
thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.762 > 0.7, đạt độ tin cậy. Cả 2
biến quan sát đều có hệ số tương quan giữa biến và tổng > 0.30, đạt yêu cầu.
Như vậy thang đo nhân tố Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ sau kiểm định
cronbach’s alpha vẫn giữ lại 2 biến quan sát Hv1, Hv2.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
.500
55.070
df
1
Sig.
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Component
Total
Cumulative %
1
1.620
81.001
81.001
2
.380
18.999
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
xxxiii
Total
1.620
% of Variance
81.001
Cumulative %
81.001
Component Matrixa
P
Component
1
Hv1
.900
Hv2
.900
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Kết quả phân tích EFA riêng rẽ cho thang đo Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ cho
thấy các thông số đều đạt yêu cầu:
+Chỉ số KMO là 0.50 vừa đạt mức yêu cầu là 0.50, cho biết phân tích nhân
tố khám phá EFA là thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig =
0.000 0.50, đạt yêu cầu
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 81.00 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau cronbach’s alpha và EFA riêng rẽ thang đo Hành vi sau khi kiểm tra
SKTQ vẫn giữ lại 2 biến quan sát Hv1, Hv2.
xxxiv
Phụ lục 05 : Kết quả kiểm định thang đo tổng 8 nhân tố với 36 biến quan sát:
Cronbach’s alpha và EFA (gồm phụ lục 5.1 và 5.2)
5.1. Cronbach’s alpha và EFA lần 1 của tổng 36 biến quan sát - Phụ lục 5.1
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.935
36
Item-Total Statistics
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
Mr1
124.59
349.612
.537
.933
Mr2
124.80
364.793
.494
.933
Mr3
124.12
355.353
.505
.933
Mr5
124.10
356.305
.491
.933
Mr6
124.37
356.061
.467
.933
Mr7
124.37
351.988
.533
.933
Nt1
124.66
344.209
.572
.932
Nt2
124.62
339.940
.699
.931
NB1
124.45
365.353
.512
.931
NB2
125.81
344.746
.721
.922
NB3
124.93
345.745
.657
.931
Tt1
124.37
356.061
.467
.933
TT2
126.05
366.681
.482
.931
TT3
126.10
368.105
.460
.934
TT4
124.37
351.988
.533
.933
Cn1
125.24
336.870
.720
.930
Cn2
124.11
351.294
.589
.932
Cn3
124.10
350.631
.531
.933
Cn4
123.82
353.765
.562
.933
Cn6
124.66
340.016
.743
.930
Cn7
124.88
334.792
.757
.930
Cn8
125.71
338.522
.623
.932
Cn9
124.29
346.627
.726
.931
Cn10
124.12
349.582
.628
.932
Cn11
124.03
355.718
.409
.934
Cn12
124.57
352.230
.298
.936
Pa1
123.78
358.137
.493
.933
Pa2
123.73
359.199
.475
.933
Pa3
124.44
340.038
.735
.930
Pa4
123.89
354.978
.532
.933
Qd1
123.59
359.630
.543
.933
Qd2
123.74
353.370
.631
.932
xxxv
Qd3
123.92
344.722
.667
.931
Qd4
123.79
353.675
.525
.933
Hv1
124.53
341.339
.717
.931
Hv2
124.83
339.110
.689
.931
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha tổng của 36 biến quan sát là 0.935
> 0.7, đạt độ tin cậy. Tuy có biến quan sát Cn12 có hệ số tương quan giữa biến và
tổng là 0.298 < 0.30 nên bị loại.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.882
Approx. Chi-Square
2105.674
df
351
Sig.
.000
Total Variance Explained
Rotation
Sums of
Squared
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
Loadingsa
Cumulative
Component
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
%
Total
1
13.039
36.481
36.481
13.039
36.481
36.481
10.174
2
3.922
11.886
48.367
3.922
11.886
48.367
6.678
3
2.115
6.410
54.777
2.115
6.410
54.777
7.372
4
1.717
5.203
59.980
1.717
5.203
59.980
8.550
5
1.265
3.834
63.814
1.265
3.934
63.814
3.669
6
1.209
3.664
67.478
1.209
3.864
67.478
5.060
7
1.171
3.548
71.027
1.198
3.751
69.134
4.359
8
1.038
3.147
74.173
1.071
3.648
74.173
2.951
9
.863
2.616
76.789
10
.838
2.541
79.330
11
.688
2.085
81.415
12
.653
1.978
83.393
13
.604
1.832
85.225
14
.547
1.658
86.883
15
.478
1.448
88.330
16
.444
1.346
89.677
17
.418
1.265
90.942
18
.381
1.156
92.098
19
.346
1.048
93.146
20
.311
.943
94.090
21
.275
.835
94.924
22
.264
.800
95.724
23
.238
.721
96.445
xxxvi
24
.229
.693
97.138
25
.210
.636
97.774
26
.189
.506
98.280
27
.165
.430
98.710
28
.157
.377
99.088
29
.142
.363
99.441
30
.127
.351
99.409
31
.112
.328
99.321
32
.095
.298
99.203
33
.087
.271
99.904
34
.071
.251
100.000
35
-8.667E-18
-2.626E-17
100.000
36
-4.312E-17
-1.307E-16
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. When components are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
Component Matrixa
Component
3
4
5
P
1
2
Mr1
.539
Mr2
.562
Mr3
.518
Mr5
.573
Mr6
.698
Mr7
.510
Nt1
.656
Nt2
.736
NB1
.641
NB2
.503
NB3
.589
Tt1
.507
TT2
.563
TT3
.602
TT4
.599
Cn1
.733
Cn2
.627
Cn3
.573
Cn4
.646
Cn6
.791
Cn7
.805
Cn8
.624
Cn9
.787
Cn10
.685
Cn11
.567
6
Cn12
Pa1
.577
xxxvii
7
8
Pa2
.540
Pa3
.765
Pa4
.582
Qd1
.627
Qd2
.726
Qd3
.759
Qd4
.615
Hv1
.765
Hv2
.703
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 8 components extracted.
Kết quả phân tích EFA tổng 36 biến quan sát cho thấy:
+Chỉ số KMO là 0.882 > 0.50 cho biết phân tích nhân tố khám phá EFA là
thích hợp, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig = 0.000 1, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất
+ Tổng phương sai giải thích: Total Variance Explained (Cumulative %) =
74.17 % lớn hơn mức chấp nhận là 50 %, đạt yêu cầu
+ Kết quả phân tích yếu tố bằng phương pháp Principal Component Analysis
đi cùng với phép xoay Varimax cho thấy: hầu như các trọng số (Hệ số tải
nhân tố) của ma trận đều đạt giá trị lớn hơn 0.50, trừ biến quan sát Cn12
(Địa vị xã hội ) < 0.50. Như vậy biến Cn12 bị loại
Như vậy sau kiểm định EFA lần 1: tổng 36 biến quan gom lại thành 8 nhân tố,
loại biến Cn12, còn lại 35 biến quan sát, tiếp tục EFA lần 2.
5.2. Cronbach’s alpha và EFA lần 2 của tổng 35 biến quan sát – Phụ lục 5.2
Biến Cn12 bị loại và chạy lại phân tích EFA lần 2 với 35 biến quan sát
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of Items
.936
35
Item-Total Statistics
Mr1
Corrected Item-
Cronbach's
Scale Mean if
Scale Variance
Total
Alpha if Item
Item Deleted
if Item Deleted
Correlation
Deleted
120.83
329.999
.542
xxxviii
.932
Mr2
121.04
344.814
.497
.936
Mr3
120.37
335.532
.513
.933
Mr5
120.35
336.738
.489
.933
Mr6
120.62
336.221
.474
.933
Mr7
120.61
332.258
.540
.933
Nt1
120.90
324.877
.573
.932
Nt2
120.86
320.963
.694
.931
NB1
121.32
341.672
.591
.933
NB2
119.99
352.745
.636
.930
Nb3
122.34
335.978
.526
.930
Tt1
120.62
336.221
.474
.933
TT2
122.30
346.964
.478
.939
TT3
122.34
348.577
.450
.939
TT4
120.61
332.258
.540
.933
Cn1
121.49
317.708
.722
.930
Cn2
120.36
331.670
.593
.932
Cn3
120.34
331.279
.528
.933
Cn4
120.06
334.005
.569
.932
Cn6
120.90
321.175
.735
.930
Cn7
121.12
315.810
.757
.930
Cn8
121.96
319.603
.619
.932
Cn9
120.53
327.497
.720
.931
Cn10
120.37
330.427
.620
.932
Cn11
120.28
335.782
.418
.934
Pa1
120.03
338.447
.494
.933
Pa2
119.97
339.499
.475
.933
Pa3
120.69
320.866
.736
.930
Pa4
120.13
335.483
.529
.933
Qd1
119.83
339.753
.551
.933
Qd2
119.98
333.842
.631
.932
Qd3
120.17
325.508
.665
.931
Qd4
120.03
333.999
.529
.933
Hv1
120.77
322.369
.711
.930
Hv2
121.07
320.118
.686
.931
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
.891
2105.674
df
350
Sig.
.000
xxxix
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of Variance
Cumulative
%
Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation
Sums of
Squared
Loadingsa
% of
Variance
Total
Total
Cumulative
%
1
11.877
37.117
37.117
11.877
37.117
37.117
10.106
2
3.922
12.257
49.374
3.922
12.257
49.374
6.323
3
2.018
6.308
55.681
2.018
6.308
55.681
7.699
4
1.917
5.365
61.046
1.917
5.365
61.046
7.972
5
1.721
3.816
64.862
1.721
3.816
64.862
3.512
6
1.501
3.752
68.613
1.501
3.752
68.613
5.388
7
1.389
3.609
72.222
1389
3.609
70.563
4.358
8
1.155
3.037
75.259
1.155
3.235
72.222
3.279
9
.840
2.626
77.884
10
.823
2.573
80.457
11
.673
2.102
82.559
12
.615
1.923
84.482
13
.582
1.818
86.300
14
.478
1.493
87.793
15
.444
1.389
89.182
16
.429
1.341
90.522
17
.382
1.192
91.715
18
.346
1.081
92.796
19
.317
.991
93.787
20
.277
.867
94.654
21
.273
.853
95.507
22
.261
.783
96.290
23
.251
.723
97.013
24
.241
.660
97.673
25
.211
.526
98.199
26
.198
.445
98.644
27
.178
.400
99.044
28
.163
.364
99.408
29
.152
.319
99.728
30
.132
.363
99.441
31
.127
.351
99.409
32
.102
.328
99.321
33
.095
.298
99.203
34
2.491E-17
7.783E-17
100.000
35
2.158E-18
6.743E-18
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. When components are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
xl
Component Matrixa
Component
P
1
Mr1
Mr2
Mr3
Mr5
Mr6
Mr7
Nt1
Nt2
2
3
4
5
6
7
8
.542
.589
.522
.572
.551
.513
.658
.734
NB1
NB2
NB3
Tt1
TT2
TT3
TT4
.652
.678
.578
.697
.591
.606
.637
Cn1
.734
Cn2
.630
Cn3
.571
Cn4
.651
Cn6
.787
Cn7
.805
Cn8
.620
Cn9
.784
Cn10
.681
Cn11
.579
Pa1
.579
Pa2
.511
Pa3
.765
Pa4
.581
Qd1
.632
Qd2
.727
Qd3
.759
Qd4
.618
Hv1
.762
Hv2
.700
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 8 components extracted.
xli
Sau khi loại biến Cn12 ra khỏi thang đo, kết quả phân tích EFA lần 2 với 35 biến quan
sát cho thấy: các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu đề ra:
+ KMO từ 0.882 tăng lên là 0.891, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig =
0.000 1;
+ Các trọng số (Hệ số tải nhân tố) của ma trận đều đạt giá trị lớn hơn 0.50,
đạt yêu cầu.
+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 72.22 % lớn hơn
mức chấp nhận là 50 %
Như vậy sau khi phân tích EFA lần 2: 35 biến quan sát gom thành 8 nhân tố,
được giữ lại trong nghiên cứu chính thức
xlii
Phụ lục 06: Kết quả kiểm định CFA, mô hình SEM
6.1. Kết quả CFA mô hình không chuẩn hóa - Phụ lục 6.1
Result (Default model)
Minimum was achieved
Chi-square = 1062.53
Degrees of freedom = 353
Probability level = .000
Model Fit Summary
CMIN
Model
NPAR
CMIN
Default model
46 1062.53
Saturated model
58
.000
Independence model
15 1966.08
DF
353
0
384
P
.000
CMIN/DF
3.01
.000
5.120
RMR, GFI
Model
RMR
GFI AGFI PGFI
Default model
2.329 .904 .907 .129
Saturated model
.000 1.000
Independence model 5.4362 .867 .756 .387
Baseline Comparisons
NFI
Delta1
Default model
.941
Saturated model
1.000
Independence model .000
Model
RFI IFI
rho1 Delta2
.926 .933
1.000
.000 .000
TLI
CFI
rho2
.918 .924
1.000
.000 .000
RMSEA
Model
RMSEA LO 90 HI 90 PCLOSE
Default model
.033
.004 .074 .631
Independence model .076
.220 .351 .000
HOELTER
HOELTER HOELTER
.05
.01
Default model
46
23
Independence model
15
28
Model
Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
NT
NB
TT
NB
TT
TT
PA
PA
QD
QD
[...]... khỏe theo yêu cầu nói riêng và Bệnh viện Chợ Rẫy nói chung 1.4 Các câu hỏi nghiên cứu (1) Mô hình nào phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát? (2) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng. .. kiểm tra sức khỏe tổng quát? (3) Mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát là như thế nào? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát Đối tượng khảo sát:... động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát (2) Đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát Từ 6 kết quả phân tích, đưa ra hàm ý quản trị cho nhà quản trị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân tại Khoa Chăm sóc sức khỏe. .. bác sĩ tư vấn, giải thích bệnh tình Để hiểu rõ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu cầu của người dân đã và đang là một nhiệm vụ cấp bách của các bệnh viện Vì những lý do nêu trên tác giả quyết định chọn đề tài: Các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát để nghiên cứu 2 1.2 Tổng. .. tiếp theo 1.9 Tóm tắt chương 1 Trước tiên tác giả trình bày về lý do chọn đề tài Các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát Để có cái nhìn tổng quan về đề tài, sau khi chọn đề tài, tác giả tiếp tục tìm hiểu về các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng như các yếu tố. .. không theo quá trình nên không biết các yếu tố tác động ở đâu, khi nào, bao giờ 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung Xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung, chúng tôi phải thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Xác định các yếu tố tác động. .. các ý nghĩa thực tiễn như sau: (1) Giúp cho nhà quản trị Bệnh viện Chợ Rẫy hiểu rõ hơn về hành vi quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu cầu của người dân để có những tác động đúng đắn vào hoạt động chuyên môn của Bệnh viện nói chung và Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu nói riêng (2) Mặc dù kết quả nghiên cứu này chỉ phù hợp riêng với Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện. .. nhân khám sức khỏe tổng quát tại Khoa CSSK TYC – BVCR từ 2010-2014 Năm Số lượt (Người) 2010 2011 2012 2013 2014 11.108 13.730 14.573 14.580 14.600 (Nguồn: Khoa CSSK TYC – BVCR, 2015) Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh Khoa Chăm sóc Sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy với dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát theo yêu cầu, bệnh nhân được khám nhanh chóng Kiểm tra sức khỏe tổng quát từ... tra sức khỏe tổng quát Đối tượng khảo sát: Người dân Việt Nam đến kiểm tra sức khỏe tổng quát và đã từng kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu- Bệnh viện Chợ Rẫy Phạm vi không gian: Tại Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 06/2015 1.6 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm... đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Hội đồng đạo đức Bệnh viện Chợ Rẫy, Ban lãnh đạo Phòng Quản trị Vật tư, BS.CK II Lê Ngọc Ánh – Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, TS.Huỳnh Kim Phượng – Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, Ths.ĐD.Lê Thị Mỹ Hương – Điều dưỡng trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, anh chị em: Phòng Quản trị Vật tư, Phòng Nghiên cứu Khoa học, Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, người ... Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát (2) Đánh giá mức độ tác động yếu tố đến định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ. .. khỏe tổng quát? (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến định chọn Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu – Bệnh viện Chợ Rẫy làm nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát? (3) Mức độ tác động yếu tố đến định chọn Khoa Chăm. .. TRỊNH THỊ KIM TUYẾT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO YÊU CẦU – BỆNH VIỆN CHỢ RẪY LÀM NƠI KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ