1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỀU THỊ THANH HOA

128 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

1.3.2 Các chỉ tiêu tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE 14 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

KIỀU THỊ THANH HOA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO

DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

KIỀU THỊ THANH HOA

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO

DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS VÕ THÀNH DANH

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013

Trang 3

1 Tính cấp thiết của ñề tài

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

3 Mục tiêu nghiên cứu ñề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp luận nghiên cứu

6 Nguồn số liệu thu thập

7 Ý nghĩa của luận văn

8 Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC

CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1

1.1 Những vấn ñề chung về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết 1

1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết 2 1.1.3 Tầm quan trọng của việc ñánh giá hiệu quả tài chính của công ty

niêm yết

2

1.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính các công ty

niêm yết của ngành thủy sản

Trang 4

1.3.2 Các chỉ tiêu tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY

NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

18

2.1 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 18

2.1.1 Vị trí và tiềm năng của ngành thủy sản ñối với nền kinh tế Việt Nam 18 2.1.2 Những ñặc ñiểm chủ yếu của ngành thủy sản Việt Nam 19 2.1.3 Giới thiệu một số công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK

2.3 Đánh giá hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU

QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

56

3.1 Phân tích qua mô hình Dupont (kết hợp các tỷ số) 55

Trang 5

Kết luận chương 3 71 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC

CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN

4.2.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho 79 4.2.2.6 Giải pháp tăng doanh thu 80 4.2.2.7 Giải pháp tăng lợi nhuận 84

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

Ký hiệu “,” : Phân biệt số thập phân

Ký hiệu “.” : Phân biệt số hàng nghìn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa ñầy ñủ

CTCP Công ty cổ phần

CP Cổ phiếu

DOC Bộ thương mại Hoa Kỳ

Đvt Đơn vị tính

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EBT Lợi nhuận trước thuế

EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP Thực hành nông nghiệp tốt

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát ñiểm tới hạn HQQLCP Hiệu quả quản lý chi phí

HSKĐV Hiệu số khuyếch ñại vốn

HSSDTS Hiệu suất sử dụng tài sản

HSTTLV Hệ số thanh toán lãi vay

NTKBQ Ngày tồn kho bình quân

POR Rà soát thuế chống bán phá giá

ROA Tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản

ROE Tỷ lệ lãi ròng trên vốn chủ sở hữu

ROS Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu

SGDCK Sở giao dịch chứng khoán

Trang 7

TBN Trung bình ngành

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ Tài sản cố ñịnh

TSTTHH Tỷ số thanh toán hiện hành

TSTTN Tỷ số thanh toán nhanh

TSNTVCSH Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

TSNTTS Tỷ số nợ trên tổng tài sản

UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu

VQTSCĐ Vòng quay tài sản cố ñịnh

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 2.1: Tỷ số thanh toán hiện hành giai ñoạn 2008 - 2012 26

Hình 2.2: Tỷ số thanh toán nhanh giai ñoạn 2008 - 2012 27

Hình 2.3: Kỳ thu tiền bình quân bình quân giai ñoạn 2008 - 2012 29

Hình 2.4: Kỳ trả tiền bình quân giai ñoạn 2008 - 2012 30

Hình 2.5: Ngày tồn kho bình quân giai ñoạn 2008 - 2012 31

Hình 2.6: Tỷ số vòng quay tài sản cố ñịnh giai ñoạn 2008 - 2012 33

Hình 2.7: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giai ñoạn 2008 - 2012 34

Hình 2.8: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giai ñoạn 2008 - 2012 36

Hình 2.9: Tỷ số nợ trên tổng tài sản giai ñoạn 2008 - 2012 37

Hình 2.10: Hệ số khuyếch ñại vốn giai ñoạn 2008 - 2012 38

Hình 2.11: Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu giai ñoạn 2008 - 2012 41

Hình 2.12: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giai ñoạn 2008 - 2012 43

Hình 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giai ñoạn 2008 – 2012 44

Hình 2.14: Thu nhập trên mỗi cổ phần bình quân giai ñoạn 2008 – 2012………… 46

Hình 3.1: Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí trên doanh thu với ROE 65

Hình 3.2: Mối quan hệ giữa doanh thu trên tổng tài sản với ROE 65

Hình 3.3: Mối quan hệ giữa hệ số khuyếch ñại vốn với ROE 66

Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản với ROE 66

Hình 3.5: Mối quan hệ giữa tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản với ROE 67

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Trang

Bảng 2.1: Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 19

Bảng 3.1: Phân Tích Dupont của công ty AAM 55

Bảng 3.2: Phân tích Dupont của công ty ABT 56

Bảng 3.3: Phân tích Dupont của công ty ACL 57

Bảng 3.4: Phân tích Dupont của công ty AGF 57

Bảng 3.5: Phân tích Dupont của công ty ANV 58

Bảng 3.6: Phân tích Dupont của công ty FMC 58

Bảng 3.7: Phân tích Dupont của công ty HVG 59

Bảng 3.8: Phân tích Dupont của công ty MPC 60

Bảng 3.9: Phân tích Dupont của công ty TS4 60

Bảng 3.10: Phân tích Dupont của công ty VHC 61

Bảng 3.11: Mô tả mẫu 64

Bảng 3.12: Hệ số xác ñịnh R-square, Radj và ANOVA 67

Biểu ñồ 2.1: Kim ngạch và tốc ñộ tăng giảm xuất khẩu 50

thủy sản của Việt Nam giai ñoạn năm 2006-2012 Sơ ñồ 1.1: Nhân tố quyết ñịnh ñến ROE của doanh nghiệp 14

Trang 10

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với ñường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng ñặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội ñịa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi dày ñặc Vị trí ñịa lý và ñiều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội ñể phát triển ngành công nghiệp thủy sản Từ lâu Việt Nam ñã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng ñầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, song tình hình xuất khẩu càng lúc gặp khó khăn do thị trường bất lợi, giá xuất giảm, những rào cản kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ… Đặc biệt

là tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu vốn Hiện tại, Nhà nước chưa có chính sách giúp nông dân xây dựng vùng nuôi nguyên liệu Trong khi ñó, các doanh nghiệp không thể vừa chế biến, sản xuất, xuất khẩu ñồng thời quy hoạch tốt vùng nuôi cho nông dân Dẫn ñến tình trạng chất lượng nuôi trồng thủy sản không ñạt, giá thành nguyên liệu cao và không ổn ñịnh Về nguồn vốn kinh doanh, ngành thủy sản lâu nay vẫn ñược ưu tiên tiếp cận vốn tốt, nên nhiều Doanh nghiệp thủy sản lợi dụng

ñiều này ñể tiếp cận vốn kinh doanh ngành khác Việc sử dụng vốn không hiệu quả

ñã khiến nhiều Doanh nghiệp lâm vào khó khăn Đối với một Doanh nghiệp chế biến

và xuất khẩu thủy sản, nếu yếu kém về năng lực tài chính, khả năng quản trị không tốt sẽ dẫn ñến tình trạng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của ngân hàng Đó cũng là

lý do nhiều Doanh nghiệp thủy sản khó tiếp cận vốn, ñình trệ sản xuất trong khi nhu cầu của thị trường không giảm

Vì thế, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam muốn khẳng ñịnh và tạo lập lợi thế cạnh tranh riêng có, vượt trội cần phải chuẩn bị nguồn lực tài chính ñủ mạnh

ñể ổn ñịnh và phát triển sản xuất kinh doanh và không ngừng tăng cường hiệu quả

hoạt ñộng của mình Hiệu quả tài chính là thước ño quan trọng nhất ñể ñánh giá kết quả hoạt ñộng kinh doanh của một doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả tài chính sẽ không chỉ phục vụ cho việc ra quyết ñịnh các nhà quản trị mà còn phục vụ cho việc

ra quyết ñịnh của các nhà ñầu tư hiện hữu, nhà ñầu tư tiềm năng

Trang 11

trên thị trường thế giới và tăng khả năng hội nhập với khu vực và thế giới Chính vì thế, việc nghiên cứu ñề tài “Đánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM giai ñoạn 2008 - 2012”

là cần thiết

2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một số công trình nghiên cứu liên quan ñến hiệu quả tài chính ñã ñược thực hiện:

- Tác giả Trần Thị Thanh (2011) trong ñề tài thạc sỹ: “Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước – Đà Nẵng”:

+ Mục tiêu nghiên cứu: luận văn ñánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của Công

ty từ ñó rút ra những ñiểm mạnh và ñiểm yếu trong chính sách tài trợ của Công

ty nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp

+ Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, dùng các phương pháp so sánh ñể phân tích từ chi tiết ñến tổng hợp

+ Tóm tắt kết quả nghiên cứu:Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp, thông qua việc ñánh giá các ñặc trưng cấu trúc tài chính của Công ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước ñể từ ñó ñưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của CTCP Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước góp phần nâng cao hiệu quản sử dụng vốn tại Công ty, giúp cho việc ña dạng hoá các nguồn tài trợ cho công ty

- Tác giả Nguyễn Ngọc Điệp (2008) trong ñề tài thạc sỹ: “Các nhân tố tác ñộng

ñến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp có vốn ñầu tư trực tiếp nước

ngoài tại các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM”:

+ Mục tiêu nghiên cứu:

(1) Xác ñịnh các chỉ tiêu ño lường hiệu quả sử dụng vốn và các nhân tố tác

ñộng ñến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI trong các khu chế xuất

và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh;

(2) Đánh giá tác ñộng của các nhân tố ñến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI trong các KCX – KCN thành phố Hồ Chí Minh;

Trang 12

quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI trong các khu CX-CN TP.HCM + Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thực hiện trên cơ sở thiết kế nghiên cứu mô tả

và thiết kế nhân quả Thiết kế mô tả nhằm mô tả các biến, mối quan hệ giữa biến hiệu quả và các nhân tố tác ñộng qua phân tích thống kế Thiết kế nhân quả nhằm

ñánh giá tác ñộng của các nhân tố lên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

+ Tóm tắt kết quả nghiên cứu:Luận vănñánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các

doanh nghiệp FDI tại các KCN - KCX TP.HCM hiện tại Qua ñó giúp các nhà quản lý, các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các chính sách tài chính hiện tại, thấy ñược những bất cập có tác ñộng tiêu cực ñến hiệu quả sử dụng ñồng vốn ñầu tư, từ ñó có các chính sách phù hợp

Điểm mới của ñề tài này so với các ñề tài trước ñây là: phân tích ñặc thù

ngành thủy sản, phân tích số liệu qua các năm, so sánh và ñánh giá hiệu quả tài chính của từng công ty trong ngành Từ ñó xác ñịnh các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính của các công ty trong ngành thủy sản thông qua mô hình kinh

tế lượng Đồng thời, ñề xuất các giải pháp ñể nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty trong ngành thủy sản

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Xác ñịnh các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM, trong ñó nhấn mạnh ñến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của

ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của ñề tài ñi sâu vào ñánh giá tình hình, thực trạng và hiệu

quả tài chính 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM trong giai ñoạn từ năm 2008 – 2012 với ñặc thù là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (cá tra, cá ba sa, tôm…)

Trang 13

ñoạn từ năm 2008 – 2012

Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, ñề tài hướng ñến xây dựng mô hình kinh tế lượng ñể tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong giai ñoạn 2013 – 2018 và những năm tiếp theo

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài kết hợp phương pháp nghiên cứu ñịnh tính và ñịnh lượng

- Phương pháp nghiên cứu ñịnh tính: dựa theo lý thuyết của Modigliani &

Miller và tham khảo các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính từ các luận văn nghiên cứu như ở mục 2, tác giả ñã ñem vào áp dụng cho 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM thì tác giả thấy rằng các nhân tố ñó ñã mang lại ý nghĩa cao trong kết quả nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng:

+ Phân tích mô tả, so sánh: nhằm xác ñịnh xu hướng biến ñộng và mối quan

hệ giữa một số chỉ tiêu tài chính của các công ty cổ phần ngành thủy sản

+ Phân tích hồi quy: nhằm ño lường mức ñộ ảnh hưởng của các yếu tố ñến

tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, giúp các nhà quản trị công ty, nhà ñầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố tác ñộng ñến ROE Trên cơ sở phân tích mô tả các yếu tố tác

ñộng, mô hình hồi quy ña biến ñược xây dựng

Dữ liệu thu thập sẽ ñược tiến hành xử lý theo yêu cầu của mô hình Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 ñể kiểm ñịnh các giả thuyết ñặt ra

6 NGUỒN SỐ LIỆU THU THẬP

- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thống kê qua báo cáo tài chính: báo

cáo tình hình hoạt ñộng kinh doanh, qui mô vốn, doanh thu, … của 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM từ năm 2008 ñến năm 2012

- Nguồn số liệu sơ cấp: Thiết kế, lập bảng những số liệu ñã ñược thu thập ñể tính

toán các tỷ số tài chính, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Để ñảm bảo ñộ tin cậy của số liệu, tác giả ñã lựa chọn 10 CTCP ngành thủy sản

có cổ phiếu ñược niêm yết trên SGDCK Tp HCM Số liệu của các công ty này ñã

ñược kiểm toán, tính minh bạch trong báo cáo tài chính tốt hơn các công ty

Trang 14

Từ ñịnh hướng trên tác giả ñã tiến hành thu thập số liệu, phân tích, ñánh giá hiệu quả tài chính của các CTCP ngành thủy sản Việt Nam theo danh sách như phụ lục 20

7 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

- Thông qua việc phân tích thực trạng và ñánh giá dựa trên các quan ñiểm tài chính, ñưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho các Công

ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM ñể khai thác tối ña ñiểm mạnh, tận dụng cơ hội thị trường (tập trung nguồn lực, hướng tới cơ hội tốt nhất của thị trường) với mục ñích ổn ñịnh, cân ñối nguồn tài chính lành mạnh nhằm duy trì hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững

- Ứng dụng lý thuyết hiệu quả tài chính vào thực tiễn công tác quản lý tài chính

của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM ñể phân tích thực trạng hiệu quả tài chính nhằm ñưa ra các nhận xét khách quan trên cơ sở phân tích số liệu thu thập ñược

- Với những kết luận thu ñược từ việc phân tích tình huống cụ thể của từng công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM (chú trọng phân tích tình hình tài chính, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn) trong nghiên cứu này, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tính toán hiệu quả quản lý vốn nói riêng và quản lý tài chính nói chung cho các doanh nghiệp khác

- Luận văn góp phần làm rõ lý thuyết nâng cao hiệu quả tài chính vào thực tế hoạt

ñộng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, là tình huống có tính tham khảo

cho các nghiên cứu khác

8 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở ñầu và kết luận, luận văn ñược chia làm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên thị trường chứng khoán

Mục ñích của chương này nhằm nêu rõ các lý thuyết về hiệu quả tài chính, các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính làm tiền ñề cho ứng dụng thực tiễn ở chương 2

Trang 15

Mục ñích của chương này nhằm phân tích tình hình tài chính của các

Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM qua việc phân tích

các chỉ số tài chính của 10 công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM

Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM

Chương này tác giả sử dụng mô hình Dupont và mô hình kinh tế lượng

ñể ño lường mức ñộ ảnh hưởng các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính của

các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM

Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM

Trên cơ sở xác ñịnh ñược các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM ở chương 3, mục

ñích của chương này nhằm ñề xuất các giải pháp ñể nâng cao hiệu quả tài chính

của các công ty

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn ñề chung về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết

1.1.1 Khái niệm về CTCP niêm yết

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong ñó: Vốn ñiều lệ ñược chia thành

nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ ñông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ

ñông tối thiểu là ba và không hạn chế số tối ña; cổ ñông chỉ chịu trách nhiệm về các

khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn ñã góp vào doanh nghiệp

Công ty niêm yết là công ty có chứng khoán ñược niêm yết trên thị trường

giao dịch tập trung sau khi ñáp ứng ñủ các tiêu chuẩn niêm yết

Ở Việt Nam, theo Điều 8, nghị ñịnh số 14/2007/NĐ-CP quy ñịnh chi tiết một

số ñiều của luật chứng khán và Nghị ñịnh số 84/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa ñổi, bổ sung một số ñiều của Nghị ñịnh số 14/2007/NĐ-CP, ñiều kiện niêm yết

cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như sau:

a) Là CTCP có vốn ñiều lệ ñã góp tại thời ñiểm ñăng ký niêm yết từ 80 tỷ

ñồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán Căn cứ vào tình hình phát

triển thị trường, mức vốn có thể ñược Bộ Tài chính ñiều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối ña 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ;

b) Hoạt ñộng kinh doanh hai năm liền trước năm ñăng ký niêm yết phải có lãi

và không có lỗ luỹ kế tính ñến năm ñăng ký niêm yết;

c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa ñược dự phòng theo quy ñịnh của pháp luật; công khai mọi khoản nợ ñối với công ty của thành viên Hội ñồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám ñốc hoặc Tổng Giám ñốc, Phó Giám ñốc hoặc Phó Tổng Giám

ñốc, Kế toán trưởng, cổ ñông lớn và những người có liên quan;

d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ

ñông nắm giữ;

ñ) Cổ ñông là thành viên Hội ñồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám ñốc hoặc

Tổng Giám ñốc, Phó Giám ñốc hoặc Phó Tổng Giám ñốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6

Trang 17

tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên ñại diện nắm giữ;

e) Có hồ sơ ñăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ

1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính của công ty niêm yết

Khi tiến hành hoạt ñộng sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp ñều phải quan tâm ñến vấn ñề tài chính Doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả thì quá trình hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra liên tục, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển

Hiệu quả tài chính hay còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận ñược và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ñể có ñược lợi ích kinh tế

Để ñánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, ROE vẫn là một trong các

chỉ số tốt nhất ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: return on equity, có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE ñược tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân ñối tài sản cuối kỳ Tỷ số này thể hiện ñược mức sinh lời trên 1 ñồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Đây cũng là một chỉ số

ñáng tin cậy về khả năng sinh lời trong tương lai của một công ty ROE thường ñược

các nhà ñầu tư phân tích ñể so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ

ñó tham khảo khi quyết ñịnh mua cổ phiếu của công ty nào Thông thường, ROE

càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả ñồng vốn của cổ ñông, có nghĩa là công ty ñã cân ñối một cách hài hòa giữa vốn cổ ñông với vốn ñi vay ñể khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy ñộng vốn, mở rộng quy mô Đây là một chỉ tiêu hiệu quả tài chính không chỉ quan trọng với chính những người quản trị công ty mà còn quan trọng ñối với nhà ñầu tư Vì vậy, tác giả sử dụng chỉ tiêu ROE

ñể ñánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản

1.1.3 Tầm quan trọng của việc ñánh giá hiệu quả tài chính của công ty niêm yết

Đánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết không chỉ quan trọng

ñối với người quản lý mà còn là mối quan tâm hàng ñầu của các nhà ñầu tư, ñể thấy ñược hiệu quả kinh doanh của công ty, những ñiểm mạnh, yếu của công ty Từ ñó,

Trang 18

các nhà quản lý sẽ có những ñiều chỉnh kịp thời, phù hợp ñể hoạt ñộng kinh doanh

ñược hiệu quả hơn Đối với nhà ñầu tư thì dựa vào việc ñánh giá hiệu quả tài chính

này ñể ra quyết ñịnh có nên ñầu tư vào công ty ñó hay không

Đánh giá hiệu quả tài chính ñể biết ñược sức khỏe của từng công ty niêm yết,

tạo cơ sở ñể các nhà quản lý vĩ mô, các cơ quan nhà nước sẽ có những chấn chỉnh kịp thời ñể hỗ trợ cho các công ty trong ñiều kiện công ty ñó hoạt ñộng không hiệu quả, nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn ñến phá sản, ảnh hưởng dây chuyền gây trì trệ ñối với nền kinh tế

1.2 Hệ thống các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản

Việc ñánh giá hiệu quả tài chính của một công ty niêm yết cũng tương tự như các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, do ñặc ñiểm là các công ty có chứng khoán ñược niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung và các chứng khoán này ñược mua bán

tự do trên thị trường nên các doanh nghiệp niêm yết luôn chịu sức ép rất lớn trong việc ñạt ñược chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch ñể giữ giá cổ phiếu, tránh sức ép của cổ

ñông và thu hút thêm nhiều cổ ñông ñể tăng nguồn vốn cho hoạt ñộng kinh doanh

Với các nhà ñầu tư, ñối với các công ty niêm yết thì ngoài việc ñánh giá các chỉ tiêu tài chính như ñối với các doanh nghiệp thông thường thì các chỉ tiêu về tỷ số giá thị trường (EPS, P/E, P/B) cũng ñược ñánh giá kỹ lưỡng ñể giúp nhà ñầu tư lựa chọn

ñược những cổ phiếu tốt, an toàn Trong phạm vi của luận văn, tác giả phân tích các

chỉ tiêu tài chính thông thường và chỉ tiêu EPS ñể ñánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết của ngành thủy sản vì trong các chỉ tiêu về tỷ số giá thị trường thì EPS thể hiện ñược khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp và khi kết hợp ñánh giá với các chỉ tiêu tài chính thông thường thì các nhà ñầu tư cũng như nhà quản lý

có thể ñánh giá tổng thể hiệu quả tài chính của một công ty niêm yết

Việc ñánh giá hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết ngành thủy sản cũng giống như với những doanh nghiệp niêm yết khác Điểm khác biệt là do ảnh hưởng của yếu tố ngành nghề nên từng chỉ tiêu ñánh giá sẽ có mức trung bình ngành yêu cầu khác biệt so với những ngành nghề khác Các công ty ngành thủy sản có một

số ñặc ñiểm cơ bản sau:

Trang 19

+ Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu ñầu vào (tôm, cá tra, basa, cá ngừ, cua, nghêu,…) rất quan trọng, những mặt hàng này ñược nuôi trồng trong tự nhiên nên lệ thuộc rất nhiều vào ñiều kiện tự nhiên

+ Thị trường tiêu thụ chính của công ty trong ngành là xuất khẩu sang các nước

EU, Mỹ, Nhật…nên giá cả phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu

+ Các sản phẩm thủy sản ñược xuất khẩu vào các thị trường rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (EU, Mỹ, Nhật…) nên ñòi hỏi công nghệ máy móc thiết

bị hiện ñại và ñảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu

+ Đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm nên các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản Kế tiếp là khoản mục hàng tồn kho do tính thời vụ của ngành, các doanh nghiệp thường phải dự trữ nguồn nguyên liệu ñầu vào ñể chủ ñộng cho việc chế biến

+ Chính vì vốn lưu ñộng chậm luân chuyển do khoản mục khoản phải thu và hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp này ña số huy ñộng vốn lưu ñộng từ các ngân hàng, chính vì thế và hệ số nợ của các công ty trong ngành khá cao

+ Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của các công ty ngành thủy sản (80% - 90%) Ngoài ra, do hầu hết các công ty ñều sử dụng nợ vay cao nên chi phí lãi vay khá lớn, thường chiếm khoảng 3% - 4% doanh thu thuần Lợi nhuận ròng của ngành ñạt khoảng 5% doanh thu

+ Ngoài ra, các công ty ngành thủy sản có ROE cao chủ yếu là do sử dụng nợ vay cao Đặc trưng của ngành ñòi hỏi vốn lưu ñộng lớn trong khi nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế nên hầu hết các doanh nghiệp ñều sử dụng vốn vay ngắn hạn ñể tài trợ cho hoạt ñộng kinh doanh

1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của doanh nghiệp ñược thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ

Theo từ ñiển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền Thông số khả năng thanh toán

ño lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển

Trang 20

hĩa thành tiền để đối phĩ các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Với ý nghĩa đĩ, ta so sánh các nghĩa vụ nợ ngắn hạn với các nguồn lực ngắn hạn đang sẵn sàng cho việc đáp

ứng các nghĩa vụ này Đồng thời, ta cũng xem xét mối tương quan giữa một bên là

tài sản cĩ tính sinh lợi thấp, cĩ thể chuyển hĩa nhanh thành tiền và một bên là các khoản nợ với phí tổn thấp nhưng người đi vay phải thường xuyên đối phĩ với việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn Với các thơng số này, ta cĩ thể đánh giá khả năng thanh tốn và khả năng duy trì hoạt động thanh tốn trong trường hợp bất trắc

Cĩ hai thơng số cơ bản để đánh giá khả năng thanh tốn là tỷ số thanh tốn hiện hành và tỷ số thanh tốn nhanh [4, tr.129]

Trong ngành thủy sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chính (trên 70% tổng tài sản) trong khi nợ ngắn hạn chỉ tài trợ khoảng 50% - 60% tổng tài sản nên hệ số thanh tốn hiện hành của các cơng ty trong ngành đều đảm bảo Tuy nhiên, do hàng tồn kho cao nên hầu hết các cơng ty khơng đảm bảo hệ số thanh tốn nhanh

Tỷ số thanh tốn hiện hành: Tỷ số này được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn

chia cho nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào

Tỷ số thanh khoản hiện hành =

hạnngắnNợ

hạnngắnsảnTài

Các tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn cĩ thời gian đáo hạn nhỏ hơn một năm) bao gồm tiền mặt, các chứng khốn thị trường, các khoản phải thu và hàng tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn cĩ thời gian đáo hạn nhỏ hơn một năm) bao gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, các giấy nợ ngắn hạn, các khoản nợ dài hạn

đến hạn phải trả, thuế phải trả và lương phải trả Nếu một cơng ty gặp khĩ khăn về

tài chính, khả năng thanh tốn của cơng ty sẽ bị chậm trễ, làm cho các khoản nợ ngắn hạn tăng lên Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản lưu động, tỷ số thanh khoản hiện hành sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu cho thấy cơng ty sẽ gặp khĩ khăn rắc rối về tài chính.[1, tr.200]

Thơng thường, khả năng thanh tốn hiện thời càng cao cho một cảm giác là khả năng trả nợ càng cao nhưng thơng số này chỉ được xem là một cơng cụ đo lường thơ vì nĩ khơng tính đến khả năng chuyển nhượng của từng tài sản trong nhĩm tài sản ngắn hạn

Trang 21

Cơ sở so sánh trước tiên mà nhà phân tích chọn là 1, kế đến là chọn tỷ số bình quân của ngành

Nếu tỷ số thanh khoản hiện hành nhỏ hơn 1 thì kết luận khả năng thanh tốn của doanh nghiệp rất thấp, doanh nghiệp khơng cĩ đủ tài sản để đảm bảo chi trả nợ vay

Nếu tỷ số thanh khoản hiện hành lớn hơn 1 thì cĩ thể kết luận khả năng thanh tốn của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp cĩ đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay

Tuy nhiên, do đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh cĩ ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ số thanh khoản hiện hành nên ngồi việc so sánh với 1, chúng ta cịn phải so sánh với tỷ số bình quân của ngành

Tỷ số thanh tốn nhanh:

Tỷ số này được tính bằng cách trừ hàng tồn kho khỏi các tài sản lưu động và chia cho các khoản nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động – Tồn kho

Tỷ số thanh tốn nhanh =

Nợ ngắn hạn Hàng tồn kho thơng thường cĩ tính thanh khoản kém nhất trong các tài sản lưu

động của cơng ty Vì thế chúng là các tài sản cĩ khả năng lớn nhất bị thiệt hại giá trị

trong thường hợp thanh lý Do vậy, thước đo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khơng cần đến việc bán hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng

1.2.2 Tỷ số hoạt động

Tỷ số hoạt động khoản phải thu

Số vịng quay các khoản phải thu =

thu phải khoảnCácDoanh thuthuần

Ngày thu tiền bình quân

Phải thu của khách hàng Phải thu của khách hàng

Doanh thu bình quân ngày Doanh thu hàng năm/365

Trang 22

Tỷ số này được tính bằng cách chia khoản phải thu của khách hàng cho doanh thu ngày; tỷ số này cho biết khoảng thời gian từ khi bán hàng cho đến khi cơng ty thu được tiền

Kỳ thu tiền bình quân cĩ thể đánh giá được bằng cách so sánh tỷ số này với

điều kiện và thời hạn thu tiền bán hàng của cơng ty

Số vịng quay càng cao (tức số ngày thu tiền càng ngắn) chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh nghiệp cĩ khách hang quen thuộc ổn định và uy tín, thanh tốn đúng hạn

Thị trường tiêu thụ thủy sản chính là các nước EU, Mỹ, Nhật cĩ phương thức thanh tốn khá chặt chẽ và uy tín thanh tốn tốt nên kỳ thu tiền bình quân khá thấp, bình quân khoảng 70 ngày

Tỷ số hoạt động khoản phải trả

Số vịng quay các khoản phải trả =

trả phải khoảnCác

bán hàngvốnGiá

Kỳ trả tiền bình quân =

365 bán/

hàngvốnGiá

trả phải khoảnCác

Kỳ trả nợ hay thời gian trả nợ là hệ số kiểm sốt nợ Nĩ đơn giản là thời gian thanh tốn đối với khoản nợ phải trả người bán

Tỷ số hoạt động hàng tồn kho

Số vịng quay hàng tồn kho =

khotồnHàng

bán hàngvốnGiá

Số vịng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá cơng ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào Tỷ số này cho thấy cĩ bao nhiêu lần hàng hĩa được quay vịng trong một năm

Số ngày tồn kho bình quân =

365 bán/

hàngvốnGiá

khotồnHàng

Số ngày tồn kho bình quân cho biết trung bình hàng tồn kho của cơng ty trong kho bao nhiêu ngày, hay nĩi cách khác thời gian từ lúc doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đến khi xuất kho sản phẩm tiêu thụ mất bao nhiêu ngày

Trong ngành thủy sản, do đặc thù dự trữ nguyên vật liệu để chế biến sản phẩm xuất khẩu nên số ngày tồn kho khá dài, trung bình khoảng 100 ngày

Trang 23

Tỷ số vịng quay tài sản cố định: đo lường hiệu quả cơng ty sử dụng nhà máy và

trang thiết bị của mình như thế nào Nĩ là tỷ lệ của doanh thu chia cho tài sản cố

định rịng (thuần)

Doanh thu

Tỷ số vịng quay tài sản cố định =

Tài sản cố định thuần Tài sản cố định thể hiện trong bảng cân đối kế tốn là giá trị sổ sách trừ cho khấu hao Lạm phát làm cho giá trị của nhiều tài sản đã mua trong quá khứ bị giảm giá mạnh Do vậy, nếu so sánh một cơng ty cũ đã mua sắm tài sản cố định nhiều năm trước với giá thấp so với một cơng ty mới với hoạt động tương tự và mới mua sắm tài sản với giá cao hơn, ta cĩ thể thấy cơng ty cũ sẽ cĩ vịng quay tài sản cố định cao hơn [1, tr.206]

Số vịng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ

Tỷ số vịng quay tổng tài sản đo lường doanh số trên tổng tài sản và được tính bằng

cách chia doanh thu cho tổng tài sản

1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính được sử dụng để đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Trong bảng cân đối kế tốn phản ánh hai nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động: đĩ là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Mối quan hệ của nguồn vốn và nợ phải trả phải được đánh giá bởi vì chúng ảnh hưởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp và được đánh giá thơng qua các tỷ số quản trị nợ

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =

hữusởchủVốn

nơTổng ï

Trang 24

Tỷ số này ñánh giá mức ñộ sử dụng nợ của công ty và qua ñó ño lường khả năng tự chủ tài chính của công ty

Tỷ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp

ổn ñịnh khối lượng hoạt ñộng và kinh doanh có lãi

Hệ số càng thấp, mức ñộ an toàn càng ñảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt ñộng bị giảm và kinh doanh thua lỗ

Đối với ngành thủy sản, do ñặc ñiểm ngành là khoản phải thu và hàng tồn kho

cao nên các công ty phải vay nợ ngắn hạn ñể ñáp ứng ñủ vốn lưu ñộng cho hoạt

ñộng kinh doanh Do ñó, hệ số khuyếch ñại vốn của các công ty trong ngành khá

cao

Tỷ số thanh toán lãi vay: ñược xác ñịnh bằng cách chia thu nhập trước lãi vay và

thuế (EBIT) cho chi phí lãi vay, ño lường khả năng thanh toán tiền lãi hàng năm của công ty

EBIT

Tỷ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay

Trang 25

Tỷ số thanh toán lãi vay ño lường chi tiết ñến giới hạn nào ñó thì thu nhập hoạt

ñộng có thể giảm xuống trước khi công ty không thể chi trả chi phí lãi vay hàng

năm Không có khả năng trả lãi vay có thể làm cho các chủ nợ kiện công ty và có thể công ty bị công bố phá sản

1.2.4 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Hầu hết các nhà ñầu tư ñều quan tâm ñến báo cáo thu nhập của công ty hơn là bảng cân ñối kế toán bởi vì nó chỉ ra doanh nghiệp có khả năng mở rộng, phát triển trong tương lai hay không Hơn thế nữa, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời nhận ñược

sự quan tâm ñặc biệt của các nhà ñầu tư

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): tỷ số này ño lường lãi ròng trên mỗi ñồng

doanh thu; ñược tính bằng cách chia lãi ròng cho doanh thu Phản ánh một ñồng doanh thu thuần tạo ra ñược bao nhiêu ñồng lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ño lường lãi ròng sau lãi vay và thuế trên tổng

Trang 26

Tỷ suất này cho biết mỗi ñồng giá trị tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu ñồng lợi nhuận

Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE) là tỷ lệ lãi ròng trên vốn cổ phần

thường; ño lường lợi nhuận trên ñầu tư của cổ ñông thường

Lãi ròng

Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường =

Vốn cổ phần thường Trong quá trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, chủ sở hữu sử dụng tất cả các yếu tố ñầu vào bao gồm vốn tự có của mình bỏ ra, vốn vay (nợ) và các nguyên liệu

ñầu vào ñể sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập, sau khi trừ ñi các chi phí, trả nợ, ñóng các khoản thuế cho nhà nước phần còn lại chính là thu nhập của chủ ñầu tư

Chỉ số này tính bằng % thể hiện mức sinh lời trên vốn ñầu tư cho chủ sở hữu,

do ñó nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt ñộng kinh doanh có hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn lực ñầu vào Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100

ñồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu ñồng lợi nhuận dành cho doanh nghiệp

Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị

âm là công ty làm ăn thua lỗ Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức ñộ rủi

ro của công ty Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một doanh nghiệp với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của doanh nghiệp tương ñương trong cùng ngành

Trong ngành thủy sản, các công ty có ROE cao chủ yếu là do sử dụng nợ vay cao

1.2.5 Tỷ số giá thị trường

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường ñang ñược lưu hành trên thị trường EPS ñược sử dụng như một chỉ số thể hiện khả

năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, EPS ñược tính bởi công thức:

(Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu ñãi)

Thu nhập trên mỗi cổ phần =

Lượng cổ phiếu bình quân ñang lưu thông

Trang 27

Hai doanh nghiệp có thể có cùng EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn, tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán ñể ñưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà ñầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp ñể ñảm bảo "chất lượng" của chỉ số này Nhà ñầu tư không nên dựa vào một thước ño tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác ñể ñánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp

1.3 Các chỉ tiêu tác ñộng ñến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản

1.3.1 Các chỉ tiêu tác ñộng ñến hiệu quả tài chính theo mô hình Dupont

Thông thường các nhà quản lý cũng như các nhà ñầu tư thường chú ý ñến 2 chỉ số quan trọng nhất ñó là ROE và ROA Hai chỉ số này có mối quan hệ trực tiếp như sau:

ROS Vòng quay tổng tài sản ROA

Thu nhập ròng Doanh thu Thu nhập ròng

Doanh thu Tổng tài sản Tổng tài sản

ROA Tác ñộng ñòn bẩy ROE

Thu nhập ròng Tổng tài sản Thu nhập ròng

Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể ñược sử dụng ñể phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Phương trình Dupont ñược viết như sau:

Trang 28

=

sở hữuchủ Vốn

sảntài

Tổngsản

tàiTổng

thu

Doanhthu

Doanh

ròngLãi

X X

và phân bổ tài sản một cách hợp lý để giảm thiểu sự lãng phí tài sản

+ Hệ số khuyếch đại vốn phản ánh các chính sách địn bẩy tài chính: các nguồn vốn

được lựa chọn để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp (nợ hay vốn chủ sở hữu)

Khi một trong các tỷ số trên giảm, nhà quản lý cần tập trung và đánh giá những lý do nằm sau sự thay đổi này để cĩ những quyết định đúng đắn để cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Sơ đồ Dupont thể hiện mối quan giữa các yếu tố [6, tr.200]

Hệ số khuyếch

đại vốn

Trang 29

Sơ ủồ 1.1: Cỏc chỉ tiờu quyết ủịnh tỷ lệ thu nhập trờn VCSH của doanh nghiệp (ROE)

1.3.2 Cỏc chỉ tiờu tỏc ủộng ủến tỷ suất sinh lời trờn vốn chủ sở hữu (ROE)

Theo lý thuyết của Modigliani & Miller chỉ ra nhõn tố cấu trỳc vốn cú ảnh hưởng ủến giỏ trị doanh nghiệp, tức chỉ ra cấu trỳc vốn cũng là một nhõn tố tỏc ủộng

ủến hiệu quả tài chớnh của một doanh nghiệp

Nghiờn cứu của Giao.X, Nguyen và P.E Swanson (2009) ủó chỉ ra hiệu quả chịu tỏc ủộng bởi cỏc chỉ tiờu:

+ Quy mụ cụng ty ủược ủo bằng Logarit của doanh thu hoặc tổng tài sản + Nợ dài hạn/ Tổng tài sản

+ Đầu tư tài sản cố ủịnh/ Doanh thu + Chi phớ bỏn hàng/ Doanh thu + Lợi nhuận trước thuế và lói vay/ Tổng tài sản + Giỏ trị ủầu tư vào nhà xưởng, mỏy múc thiết bị/ Tổng tài sản + Yếu tố ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng thu nhập ròng cho cổ

đông (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu )

ROA

ROE

Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu (Lãi ròng/

• Kiểm soát chi phí hoạt động

là 1 thước đo hiệu quả quản

lý (Doanh thu/Tổng tài sản )

Trang 30

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả hướng ñến xây dựng một mô hình các nhân tố thể hiện các mặt cơ bản nhất tác ñộng ñến hiệu quả tài chính Tác giả chỉ lựa chọn những nhân tố phải ñảm bảo mục tiêu nghiên cứu và mang lại kết quả ñáng tin cậy Các biến này phản ánh một cách tổng quát nhất và phù hợp với ñặc trưng của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM giai ñoạn 2008 - 2012:

+ Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CP/DT): Là một yếu tố ñánh giá việc kiểm

soát các chi phí của doanh nghiệp Kiểm soát chi phí tốt sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp từ ñó làm tăng ROE Theo sơ ñồ Dupont ñã trình bày ở trên, tác giả ñưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhân tố này

+ Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (DT/TTS):là một thước ño hiệu quả quản

lý và khai thác tài sản của doanh nghiệp Thông thường, khi ñầu tư thêm tài sản doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng doanh thu, tìm cách khai thác hiệu quả tài sản ñầu

tư ñể tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Tác giả ñưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhân tố này theo tham khảo từ sơ ñồ Dupont

+ Hệ số khuyếch ñại vốn (HSKDV): dựa theo lý thuyết Modigliani & Miller

và sơ ñồ Dupont, tác giả lựa chọn nhân tố này ñể ñánh giá hiệu quả tài chính của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK TP.HCM giai ñoạn 2008 – 2012

+ Từ mô hình Dupont ta thấy việc khai thác và phân bổ tài sản một cách hợp

lý sẽ giảm thiểu sự lãng phí tài sản, từ ñó sẽ làm tăng hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp Qua tìm hiểu ñặc trưng của ngành thủy sản, hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản, do ñó, tác giả ñưa vào mô hình

2 biến ñộc lập: Tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản (HTK/TTS) và Tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản (PT/TTS):

Tác giả ñề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm như sau:

ROE = β 0 + β 1 (CP/DT) + β 2 (DT/TTS) + β 3 HSKDV + β 4 (HTK/TTS)

+ β 5 (PT/TTS)

Từ mô hình kể trên tác giả kỳ vọng dấu tương quan hay các giả thuyết như sau:

Hệ số Tên biến Kỳ vọng dấu Giải thích

β1 CP/DT - Nếu chi phí tăng thì lợi nhuận công ty giảm và

ngược lại, còn doanh thu tăng thì lợi nhuận

Trang 31

Hệ số Tên biến Kỳ vọng dấu Giải thích

tăng và ngược lại

β2 DT/TTS + Doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại,

cịn tài sản tăng thêm tài sản thì sẽ tạo ra thêm doanh thu, đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại Tốc độ gia tăng lợi nhuận sẽ khác với tốc độ gia tăng thêm tài sản tùy thuộc vào trình độ của nhà quản trị Vì chỉ tiêu doanh thu ở tử số nên ta cĩ thể dự đốn rằng tỷ lệ doanh thu trên tài sản và ROE cĩ mối quan hệ với nhau và mối quan hệ này là

đồng biến

β3 HSKDV + Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng địn

bẩy tài chính, từ đĩ mỗi cơng ty niêm yết lựa chọn nguồn vốn phù hợp, tùy theo sự định hướng của nhà quản trị cơng ty niêm yết mà cĩ chính sách sử dụng nợ vay nhiều hơn nguồn vốn chủ sở hữu và ngược lại

β4 HTK/TTS - Chỉ tiêu này phản ánh cấu trúc tài sản của

doanh nghiệp, nhân tố này đưa vào là dựa theo

đặc trưng của ngành thủy sản Vì theo như

quan sát cho thấy thì ngành thủy sản thường cĩ lượng dự trữ hàng tồn kho khá lớn Nếu như cơng ty niêm yết dự trữ hàng tồn kho ở mức độ hợp lý thì sẽ làm tăng hiệu quả tài chính của cơng ty và ngược lại Việc dự trữ nguyên liệu càng lớn làm vốn luân chuyển chậm, cĩ khả năng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

β5 PT/TTS - Chỉ tiêu này cũng phản ánh cấu trúc tài sản của

cơng ty niêm yết, nhân tố này đưa vào dựa theo

đặc trưng của ngành thủy sản Do hoạt động

Trang 32

Hệ số Tên biến Kỳ vọng dấu Giải thích

kinh doanh của các công ty niêm yết ngành thủy sản là sản xuất, chế biến thủy sản ñể xuất khẩu nên luôn duy trì một khoản phải thu khá lớn Khoản phải thu càng lớn làm vốn luân chuyển chậm, có khả năng làm giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết ngành thủy sản

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 ñã nêu rõ cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên thị trường chứng khoán Vấn ñề tài chính là vấn ñề quan trọng mà các công ty niêm yết ñều phải quan tâm khi tiến hành hoạt ñộng sản xuất kinh doanh Nó quyết ñịnh sự tồn tại và phát triển liên tục của một doanh nghiệp Nếu một công ty niêm yết biết cách quản lý và sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả thì công ty ñó sẽ phát triển và có thể ñứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt

Nội dung chương 1 cũng ñã nêu rõ khái niệm về hiệu quả tài chính các công

ty niêm yết của ngành thủy sản trên thị trường chứng khoán Việc nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết có vai trò quan trọng Để ñánh giá và xem xét hiệu quả tài chính cần phải sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính Qua nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích tài chính, luận văn xác ñịnh các nhân tố tác ñộng ñến hiệu quả tài chính của của các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên thị trường chứng khoán thể hiện qua mô hình Dupont và mô hình kinh tế lượng Từ ñó, xác ñịnh ñược nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất ñến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản là cơ sở ñể ñề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết của ngành thủy sản trong thời gian tới

Trang 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CỦA NGÀNH THỦY SẢN TRÊN SỞ

GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM 2.1 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam

2.1.1 Vị trí và tiềm năng của ngành thủy sản ñối với nền kinh tế Việt Nam

Ngành Thuỷ sản Việt Nam ñóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ñất nước Quy mô của ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân

Từ cuối thập kỷ 80 ñến nay, tốc ñộ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt ñối và tương ñối, ñặc biệt so với ngành

có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp Giai ñoạn 5 năm 1995-2000, GDP của Ngành Thuỷ sản ñã tăng từ 6.664 tỷ ñồng lên 14.906 tỷ ñồng, tức là gấp 2 lần và năm 2003 ước tính ñạt 24.327 tỷ ñồng (theo giá thực tế) Tỷ trọng GDP của Ngành Thuỷ sản trong GDP của toàn bộ nền kinh tế năm 1990 chưa ñến 3%, năm 2000 tỷ lệ

ñó là 4% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục ñược giữ vững

Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật ñặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt ñộng mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ,

cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau Trong khi các ngành khai thác, ñóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt ñộng dịch

vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở ñặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều ñặc tính của ngành nông nghiệp

Trên thế giới, ước tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào Ngành Thuỷ sản Ngành thuỷ sản ñược coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong ñó có Việt Nam Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ñã trở thành hoạt ñộng có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hàng năm Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2012 vẫn ñạt hơn 6,13

Trang 34

tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2011 Trong ñó, Mỹ vẫn là thị trường quan trọng nhất khi chiếm ñến 19,4% tổng kim ngạch

Bảng 2.1: Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012

TT Thị trường Năm 2012 (triệu USD) So với năm 2011

2.1.2 Những ñặc ñiểm chủ yếu của ngành thủy sản Việt Nam

Về sản xuất thủy sản: Nước ta với hệ thống sông ngòi dày ñặc và có ñường

biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt ñộng khai thác và nuôi trồng thủy sản Theo thống kê của Trung tâm thông tin thủy sản (Cục thủy sản), sản lượng nuôi trồng ñang vượt lên sản lượng ñánh bắt với 3.200 nghìn tấn thủy sản nuôi trồng năm 2012 so với sản lượng khai thác là 2.676 nghìn tấn Trong cơ cấu nuôi trồng, tính ñến năm 2012, tôm vẫn chiếm ưu thế với 658.000 ha, cá tra là 5.600 ha và các loại thủy sản khác là 536.400 ha

Về nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản:

+ Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản: hiện chất lượng nguồn con

giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp Đối với cá tra, chất lượng cá bố mẹ thấp, chưa ñược chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống Hiện nguồn cá tra

giống chủ yếu ñược thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không ñảm bảo do trình

ñộ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.Đối với tôm, chất lượng nguồn

tôm giống ñang là vấn ñề ñáng báo ñộng Lượng tôm giống ñã qua kiểm dịch chưa

Trang 35

cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng không ñồng ñều Việc quản lý nhà nước về nguồn tôm giống khá mờ nhạt với những qui ñịnh về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm giống… còn lỏng lẻo Hiện nguồn tôm giống có chất lượng gần như ñang nằm trọn trong tay hai doanh nghiệp lớn là CP Việt Nam và Uni-President Việt Nam Doanh nghiệp tôm lớn nhất là CTCP Minh Phú cũng ñã xây dựng cho mình trại tôm giống (sản lượng 5 tỷ tôm post/năm) ở Ninh Thuận nhằm chủ ñộng phần nào nguồn tôm giống cho nhu cầu nuôi trồng lớn của mình trong tương lai

+ Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản: Thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm

trong tay các doanh nghiệp nước ngoài Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là ñộc quyền 100% của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như không chen chân vào ñược Trên thị trường thức ăn cá tra, các doanh nghiệp nước ngoài (như Cargill, Green Feed, Proconco, Anova, UniPresident…) cũng nắm tỉ trọng lớn trên 50%, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp lớn trong nước như Việt Thắng, Vĩnh Hoàn, Nam Việt… Đặc biệt, Việt Thắng (là công ty con do Hùng Vương sở hữu 55,3% vốn ñiều lệ) hiện là nhà cung cấp thức ăn cá tra lớn nhất cả nước với thị phần hơn 45% và ñã ñược cấp chứng nhận Global GAP trong sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm Các nhà máy thức ăn riêng của CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Hùng Vương hầu như chỉ ñáp ứng cho nhu cầu nội bộ nhằm khép kín chuỗi giá trị sản xuất

+ Hoạt ñộng nuôi trồng thủy sản: Đối với cá tra – basa: là loài cá nước

ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển Với ñặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre Theo thống

kê của VASEP, sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2012 ñạt 1.190 nghìn tấn, trong ñó

có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (ñều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước.Đối với tôm: là

loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển Với ñặc trưng này, Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…), Đồng

Trang 36

Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tôm nuôi nhiều nhất cả nước

Về các vùng hoạt ñộng thủy sản mạnh trong nước:

+ Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước

mặn lợ, ñặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số ñối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng

+ Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước

mặn lợ, với một số ñối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại

+ Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa

–Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại

+ Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông

Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt ñộng thủy sản sôi ñộng, hoạt ñộng nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, ñặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển

+ Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong ñất liền nhưng có

hệ thống sông rạch khá dày ñặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang,

Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá

tra - basa, cá rô phi, cá chép…

2.1.3 Giới thiệu một số công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK Tp.HCM

Sau giai ñoạn bùng nổ số lượng doanh nghiệp thủy sản các năm trước, trước tình hình khó khăn của ngành thời gian qua, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ñã giảm ñáng kể (hơn 33%), chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chủ ñộng

ñược vùng nguyên liệu, số lượng ñối tác hạn chế và uy tín thương hiệu thấp

Theo thống kê từ VASEP, ñến cuối năm 2012, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản so với con số 900 của năm 2011 Trong số 600 doanh nghiệp thủy sản thì hiện có 19 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng

Trang 37

khoán Theo tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các công ty, tổng doanh thu của 19 công ty thủy sản niêm yết năm 2012 ñạt 36.296.050 triệu ñồng, so với doanh thu xuất khẩu thủy sản theo thống kê của VASEP là 6,13 tỷ USD (tương ñương 127.810.500 triệu ñồng) thì doanh thu của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản chiếm 28,4% doanh thu toàn ngành Đây là một tỷ trọng ñáng kể cho thấy quy mô doanh thu của các Công ty niêm yết của ngành thủy sản là khá lớn

Tác giả lựa chọn 10 CTCP ngành thủy sản có cổ phiếu ñược niêm yết trên SGDCK Tp HCM như giới thiệu dưới ñây căn cứ vào quy mô doanh thu, mức ñộ tương ñồng về tốc ñộ tăng trưởng về doanh thu, tổng tài sản qua các năm từ 2008

ñến năm 2012 Tổng doanh thu của 10 công ty này năm 2012 ñạt 28.266.629 triệu ñồng, chiếm 78% doanh thu của 19 Công ty niêm yết của ngành thủy sản và chiếm

22% doanh thu toàn ngành

Số liệu của các công ty này ñã ñược kiểm toán, báo cáo tài chính minh bạch

và việc thu thập báo cáo tài chính của các công ty này từ năm 2008 -2012 khá dễ dàng

Dưới ñây là một số thông tin giới thiệu tổng quát của 10 CTCP ngành thủy sản có cổ phiếu ñược niêm yết trên SGDCK Tp.HCM nằm trong phạm vi nghiên cứu của tác giả Nguồn thông tin ñược tổng hợp từ website của các công ty và thông tin công ty niêm yết trên SGDCK Tp.HCM

- Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre (ABT): Được thành lập ngày 1/12/2003,

là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, cá tra hàng ñầu của Việt Nam Sản phẩm chính là nghêu, cá tra và tôm ñông lạnh Ngày 12/06/2006, Công

ty chính thức niêm yết trên SGDCK Tp.HCM Vốn ñiều lệ tại 31/12/2012 là 136.072 triệu ñồng

- Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC): Công ty ñược thành lập vào ngày

29/12/1997 tại tỉnh Đồng Tháp, dưới hình thức công ty tư nhân Công ty ñược chuyển sang hình thức công ty cổ phần vào ngày 17/04/2007, và chính thức niêm yết trên SGDCK Tp.HCM từ ngày 24/12/2007 Công ty Vĩnh Hoàn ñứng trong top 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng ñầu ở Việt Nam, về cả sản lượng và giá trị VHC có lợi thế cạnh tranh cao với hệ thống sản xuất khép kín,

từ khâu sản xuất, cung cấp thức ăn cho cá, ñến nuôi trồng và chế biến cá

Trang 38

- Công ty cổ phần NAVICO (ANV): ANV ñược thành lập từ năm 1993, với vốn

ñiều lệ ban ñầu là 27 tỷ ñồng Tháng 10/2006, công ty chuyển sang hình thức

công ty cổ phần Công ty chính thức niêm yết trên SGDCK Tp.HCM từ ngày 07/12/2007 Hiện tại vốn ñiều lệ của công ty là 660 tỷ ñồng Sản phẩm chính của

ANV là cá tra, cá basa

- Công ty cổ phần Minh Phú (MPC): MPC tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Xí

nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú, ñược thành lập vào ngày 14/12/1992, với số vốn ñiều lệ ban ñầu là 120 triệu ñồng Ngày 12/05/2006, công

ty chuyển ñổi sang hình thức công ty cổ phần, với vốn ñiều lệ ban ñầu là 600 tỷ

ñồng Cổ phiếu công ty chính thức niêm yết trên HNX từ ngày 27/12/2006 Hiện

công ty ñã ñược chuyển sang niêm yết trên SGDCK Tp.HCM với vốn ñiều lệ là

700 tỷ Sản phẩm xuất khẩu chính của MPC là tôm

- Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG): Năm 2003 : Công ty TNHH Hùng

Vương ñược thành lập và ñi vào hoạt ñộng sản xuất tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2003 Vốn ñiều lệ ban ñầu là 32 tỉ ñồng Ngày 01/02/2007, Công ty chính thức chuyển sang hoạt ñộng dưới hình thức Công ty

cổ phần, với số Vốn ñiều lệ là 120 tỉ Ngày 25/11/2009, cổ phiếu Công ty CP Hùng Vương, mã chứng khoán HVG, chính thức giao dịch tại SGDCK Tp.HCM với giá niêm yết là 50.000 ñồng/cổphiếu Vốn ñiều lệ hiện tại là 659.980 triệu

ñồng Ngành kinh doanh chính là chế biến cá tra, cá basa

- Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC):Là Công ty 100% vốn từ Ban Tài chánh Quản trị Tỉnh ủy Sóc Trăng với vốn cố ñịnh khoảng 19 tỷ và vốn lưu

ñộng khoảng 2.000 triệu ñồng, ñi vào hoạt ñộng từ ngày 03/02/1996, với hoạt ñộng kinh doanh chính là chế biến tôm ñông lạnh xuất khẩu Đầu năm 2003,

Công ty ñược cổ phần hóa với vốn ñiều lệ ban ñầu là 104.000 triệu ñồng, trong

ñó sở hữu nhà nước chiếm 77%, công nhân viên và cổ ñông bên ngoài chiếm

23% Tháng 11/2003, chủ sở hữu quyết ñịnh rút vốn ñiều lệ xuống còn 60.000 triệu ñồng và cơ cấu sở hữu thay ñổi: nhà nước còn 60%, công nhân viên và cổ

ñông bên ngoài tăng lên 40% Tháng 04/2005, chủ sở hữu quyết ñịnh giảm tỷ lệ

sở hữu từ 60% xuống 49% Số 11% tương ñương 6.600 triệu ñồng ñược bán ñấu giá vào ngày 09/08/2005 tại văn phòng Sở Tài chính Vật giá tỉnh Sóc Trăng

Trang 39

Công ty bắt ñầu niêm yết với mã cổ phiếu FMC ngày 7/12/2006 trên SGDCK Tp.HCM TP Hồ Chí Minh

- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF): CTCP XNK

Thuỷ sản An Giang, tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh An Giang ñược xây dựng năm 1985, chính thức ñi vào hoạt ñộng tháng 3 năm 1987 Tháng 5/2002: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ngành kinh doanh chính là chế biến cá tra Vốn ñiều lệ: 128.593 triệu ñồng

- Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong (AAM): Mekongfish là doanh nghiệp hoạt

ñộng trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến xuất khẩu nông sản, thủy sản ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – một khu vực có thế mạnh về nuôi trồng và kinh

doanh nông thủy sản của cả nước hiện nay Công ty ñược thành ngày 28 tháng 02 năm 2002 Ngành nghề sản xuất linh doanh chính là chế biến cá tra Vốn ñiều lệ: 113.400 triệu ñồng

- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL):

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang tiền thân là Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang (tên viết tắt CL FISH CORP) chuyên nuôi và chế biến cá Tra/Basa Ngày 02/05/2007 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang chính thức chuyển ñổi sang hoạt ñộng dưới hình thức CTCP Vốn ñiều lệ: 183.997 triệu ñồng

- Công ty Cổ phần Thủy sản Số 4 (TS4): Tiền thân của Công ty Cổ phần Thủy

sản số 4 hình thành từ 02 nhà máy thủy hải sản của tư nhân là nhà máy thủy hải sản Thái Bình và nhà máy thủy hải sản Tân Nam Hải Sau ngày thống nhất ñất nước( 30/04/1975), thực hiện chương trình quốc hữu hóa của Đảng và Nhà nước,

Ủy ban Nhân dân TP HCM ban hành quyết ñịnh quốc hữu hóa 02 nhà máy nói

trên thành 02 Xí nghiệp Quốc doanh Chế biến Hải sản số 08 và số 09 Ngày 8/12/1979, Bộ Hải sản ra quyết ñịnh số 1275/QĐ hợp nhất 02 Xí nghiệp Chế biến Hải sản số 08 và số 9 thành Xí nghiệp Hải sản Đông lạnh 4 Từ năm 1995,

Xí nghiệp thủy sản Đông lạnh 4 ñược ñổi tên thành Công ty XNK và chế biến Thủy sản Đông lạnh số 4 theo quyết ñịnh số 60 TS/QĐ của Bộ thủy sản Ngày 11/01/2001 Thủ tướng chính phủ ký quyết ñịnh số 09/2001/QĐ.Ttg về việc Chuyển Công ty XNK và chế biến Thủy sản Đông lạnh số 4 thành Công ty Cổ

Trang 40

phần Thủy sản số 4 với vốn ñiều lệ 15.000 triệu ñồng Công ty chính thức ñi vào hoạt ñộng theo hình thức Công ty Cổ phần vào ngày 01/06/2001 Công ty bắt ñầu niêm yết ngày 01/07/2002 với mã chứng khoán TS4 trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Ngành kinh doanh chính là chế biến cá tra, vốn

ñiều lệ hiện tại 161.606 triệu ñồng

2.2 Phân tích hiệu quả tài chính các công ty niêm yết của ngành thủy sản trên SGDCK TP.HCM

Ngành thuỷ sản bao gồm các công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Mô hình kinh doanh chung cho các công ty này là: nuôi trồng hoặc thu mua thuỷ sản từ các hộ gia ñình nuôi thuỷ sản về ñể sản xuất và chế biến, sau ñó phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Trong ngành này, nguồn nguyên liệu ñầu vào ( tôm, cá tra, basa, cá ngừ, cua, nghêu,…) rất quan trọng ñể tăng doanh thu và vị thế của công ty Nếu công ty nào

có khu nuôi trồng riêng của mình với quy mô lớn thì sẽ ñảm bảo ñủ khối lượng ñáp

ứng khi có nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản, không phụ thuộc vào nguồn cung từ các hộ gia ñình nuôi trồng thuỷ sản như thế sẽ hạn chế rủi ro về nguồn nguyên liệu ñầu vào

Những mặt hàng thuỷ sản này thường nuôi trồng trong khoảng 3 ñến 4 tháng, sau ñó chuyển ñến nhà máy ñể chế biến và sản xuất ñể phục vụ nhu cầu tiêu dùng

Có những doanh nghiệp nguồn cung ñầu vào từ thuỷ sản ñánh bắt xa bờ chứ không phải từ nuôi trồng (TS4) nên cũng có lợi thế riêng về thuỷ sản ñối với những nước thích nguồn thuỷ sản từ tự nhiên

Theo chu kỳ thời tiết, mùa mưa ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long thường diễn ra từ tháng 5 ñến tháng khoảng 10 dương lịch như thế sẽ tác ñộng ñến nguồn cung nuôi trồng và ñánh bắt thuỷ sản của các doanh nghiệp và hộ gia ñình, do

ñó vào thời gian này ngành thuỷ sản không phải là vụ mùa chính Thường thì cá tra,

basa nuôi khoảng 3-4 tháng thì sẽ ñạt trọng lượng là 1kg, do ñó quý IV và quý I năm sau sẽ là vụ mùa chính cho ngành thuỷ sản Hơn nữa, nhu cầu cuối năm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước tăng lên, vì vậy doanh thu và lợi nhuận ngành này tập trung chủ yếu vào quý này

Đặc thù của ngành thuỷ sản là bán hàng trả chậm làm cho các doanh nghiệp

không thu hồi vốn nhanh ñể phục vụ sản xuất tiếp, nên các doanh nghiệp này ña số

Ngày đăng: 08/08/2015, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w