1.Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán v.v……. Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng dù ít hay nhiều cũng không thể tránh khỏi rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó đem lại khoảng 70 - 80% tổng lợi nhuận kinh doanh của NHTM. CLTD là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi chất lượng của hoạt động tín dụng được nâng cao thì sẽ tạo ra động lực cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ngược lại, khi đồng vốn tín dụng không được sử dụng tốt, có hiệu quả sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ổn định và suy yếu. Trong giai đoạn hiện nay, khi toàn bộ nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước đều gặp khó khăn thì việc làm thế nào để tăng trưởng tín dụng những vẫn đảm bảo CLTD luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các TCTD, các cơ quan quản lý Nhà Nước và NHNN. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ là Chi nhánh được thành lập từ năm 2008. Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có dấu hiệu tăng cao vượt quá tỷ lệ nợ xấu theo định hướng của BIDV. Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để nâng cao CLTD của Chi nhánh. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ” làm đề tài nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu - Khái quát những vấn đề chung về CLTD của NHTM; -Phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ để từ đó đưa ra những mặt đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ và đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ban ngành có liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn -Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại. -Phạm vi nghiên cứu: +Về mặt lý luận: CLTD và các nguyên nhân ảnh hưởng tới CLTD của Ngân hàng Thương mại. +Về mặt thực tiễn: Thực trạng CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLTD tại Chi nhánh. 4. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề - Cơ sở lý thuyết: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính và định lượng để làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ, qua đó đưa ra nhận định, đề xuất giải pháp để nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ - Các dữ liệu sẽ cần thu thập: + Các lý luận cơ bản về CLTD của Ngân hàng Thương mại; + Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại; + Thông tin về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ; + Thông tin về các hoạt động cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ v.v…… -Các nguồn dữ liệu: + Các bộ luật, điều luật, nghị định, thông tư… của chính phủ về hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại; + Sách, giáo trình, tài liệu, báo chí viết về hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại; + Tài liệu giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng…; + Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ. 5. Kết cấu của đề luận văn - Tên đề tài: “ Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ ” - Kết cấu đề tài: Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: + Chương 1: Lý luận về tín dụng ngân hàng và CLTD ngân hàng thương mại. + Chương 2: Thực trạng CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ + Chương 3: Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
Trang 1Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng tôi Kết quả nêu trongluận văn là trung thực, số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Luận văn không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã từng công bố.
BÙI THỊ MAI PHƯƠNG
Trang 2Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn: “ Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ”,
em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý quý báu của Quý thầy cô Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ tình cảm chân thành và gửi lời cảm ơn tới toànthể thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đặc biệt là các thầy côgiáo Viện Ngân hàng Tài chính đã tận tình dạy bảo, truyền đạt lại cho em nhữngkiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại nhà trường
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cao Thị Ý Nhi, người đã dành rất nhiềuthời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, bổ sung ý tưởng và giúp đỡ em hoànthành tốt bài luận văn này
Nhân đây, em cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và anh chị em đồngnghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Tây Hồ đã hỗ trợ, tạo điều kiện và động viên em trong quá trình thực hiệnluận văn này
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2015
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Thương mại 4
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại 8
1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.2.1 Quan niệm về CLTD 10 1.2.2 Sự cần thiết nâng cao CLTD đối với NHTM 12
1.2.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá CLTD của NHTM 15
1.3 NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 21 1.3.1 Các nhân tố chủ quan 21
1.3.2 Nhân tố khách quan 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29 CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ 30 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ 30 2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ 30
2.1.2 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh 32 2.1.3 Hoạt động kinh doanh cơ bản của Chi nhánh Tây Hồ 34
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ GIAI ĐOẠN TỪ 2008 - 2014 39
2.2.1 Chỉ tiêu dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng 39
2.2.2 Cơ cấu tín dụng 42 2.2.3 Nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn 51
Trang 42.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TÂY HỒ 602.3.1 Kết quả đạt được 60
2.3.2 Hạn chế trong hoạt động tín dụng tại BIDV Tây Hồ 61
2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía Chi nhánh: 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ TRONG THỜI GIAN TỚI 69
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TÂY HỒ 69 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TÂY HỒ 71
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện nay71
3.2.2 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng 773.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 80
3.2.4 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro80
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng vay vốn 823.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 85
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 85
3.3.2 Kiến nghị với Chính Phủ, bộ ngành liên quan 89
3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91 KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 51 BIDV Tây Hồ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
11 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 6Bảng 2.1 Số dư huy động vốn 34
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại BIDV Tây Hồ 36
Bảng 2.3: Cơ cấu thu dịch vụ ròng Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2014 37 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2014 38 Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng tại BIDV Tây Hồ 39
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế 42
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian tại BIDV Tây Hồ 44
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh tại Chi nhánh 46
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo 49
Bảng 2.10: Giá trị TSBĐ tại Chi nhánh 50
Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ tại Chi nhánh 52
Bảng 2.12: Chỉ tiêu nợ xấu - nợ có khả năng mất vốn 55
Bảng 2.13: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV Tây Hồ 57
Bảng 2.14: Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng 60
BIỂU Biểu đồ 2.1: Số dư huy động vốn tại Chi nhánh 35 Biểu đồ 2.2 Dư nợ tín dụng theo theo thời gian 40
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế 43
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn cho vay 44
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh tại Chi nhánh 47
Biểu đồ 2.6: Tình hình trích lập DPRR tín dụng tại BIDV Tây Hồ 59
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Tây Hồ 32
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận độngnhịp nhàng của nền kinh tế Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm
vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ănviệc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thịtrường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán v.v……
Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng dù ít hay nhiều cũngkhông thể tránh khỏi rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng làmột trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, nó đem lại khoảng 70 - 80% tổng lợinhuận kinh doanh của NHTM CLTD là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng Khi chất lượng của hoạt động tín dụng được nâng cao thì sẽ tạo rađộng lực cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và hoạt động sản xuấtcủa toàn bộ nền kinh tế nói chung Ngược lại, khi đồng vốn tín dụng không được sửdụng tốt, có hiệu quả sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ổn định
và suy yếu Trong giai đoạn hiện nay, khi toàn bộ nền kinh tế thế giới và nền kinh tếtrong nước đều gặp khó khăn thì việc làm thế nào để tăng trưởng tín dụng những vẫnđảm bảo CLTD luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các TCTD, các cơ quanquản lý Nhà Nước và NHNN
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ là Chinhánh được thành lập từ năm 2008 Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu của Chinhánh có dấu hiệu tăng cao vượt quá tỷ lệ nợ xấu theo định hướng của BIDV Vậy đâu
là nguyên nhân và làm thế nào để nâng cao CLTD của Chi nhánh
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ” làm đề tài
nghiên cứu
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề chung về CLTD của NHTM;
- Phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ để từ đó đưa ranhững mặt đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế cần giải quyết;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ và
đề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ban ngành có liên quan
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
4 Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề
- Cơ sở lý thuyết: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu định tính
và định lượng để làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ, qua đó đưa ra nhận định, đề xuấtgiải pháp để nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Tây Hồ
- Các dữ liệu sẽ cần thu thập:
+ Các lý luận cơ bản về CLTD của Ngân hàng Thương mại;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng đốivới Ngân hàng Thương mại;
+ Thông tin về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ;
Trang 10+ Thông tin về các hoạt động cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ v.v……
+ Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
5 Kết cấu của đề luận văn
- Tên đề tài: “ Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ ”
- Kết cấu đề tài: Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:+ Chương 1: Lý luận về tín dụng ngân hàng và CLTD ngân hàng thương mại + Chương 2: Thực trạng CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
+ Chương 3: Giải pháp nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
Trang 11CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng Thương mại
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủthể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụngtrong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theothời hạn đã thỏa thuận
Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phínhất định Tại Luật các TCTD ban hành năm 2010 đã đưa ra khái niệm về tín dụng
ngân hàng như sau: “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng” và “Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Cũng giống như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng cũng bao gồm 3đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
sử dụng: Người đi vay phải sử dụng số tiền vay theo đúng như mục đích đã thỏathuận trong hợp đồng tín dụng;
- Tín dụng ngân hàng là có tính thời hạn: Các khách hàng vay vốn phải hoàntrả vô điều kiện số tiền đã vay của của các ngân hàng trong một khoảng thời giannhất định theo sự thỏa thuận giữa hai bên Theo Điều 10 Quyết định số 1627/2001/
QĐ - NHNN ngày 31/12/2001, thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinhdoanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng vànguồn vốn cho vay của TCTD để thỏa thuận về thời hạn cho vay Đối với các pháp
Trang 12nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động cònlại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cánhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống,hoạt động tại Việt Nam;
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí: Bên vay vốn phải trả cho ngânhàng một số tiền nhất định để được quyền sở dụng vốn và điều này được thể hiệnthông qua công cụ lãi suất vay vốn
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng có thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo nhữngtiêu thức phân loại khác nhau
a.Căn cứ vào thời gian vay:
- Tín dụng ngắn hạn: Hoạt động tín dụng có thời hạn dưới một năm Đối với
khoản tín dụng này thường được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời nhu cầu vốnlưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Hiện nay,trong tổng dư nợ tín dụng tại các NHTM tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọngcao nhất do đây là loại tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng
- Tín dụng trung hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm và
chủ yếu được sử dụng để đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, xâydựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đầu tưtài sản cố định, tín dụng trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thườngxuyên của các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng cá nhân như: mua sắm các tài sản
có giá trị lớn hay đầu tư bất động sản……
- Tín dụng dài hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn trên 5 năm Tín dụng dài
hạn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mua sắm các máy móc thiết bị có giátrị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và thường là đầu tư cho các chương trình dự ánmang tính chiến lược của doanh nghiệp và có thời gian thu hồi vốn lâu
b Căn cứ theo đảm bảo:
- Tín dụng có bảo đảm: là hình thức cấp tín dụng có TSBĐ hoặc có sự bảo
lãnh của bên thứ ba Trên nguyên tắc không phải bất cứ một nghiệp vụ tín dụng nào
Trang 13cũng phải có bảo đảm Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, điều đó rất có thể dẫn đến rủi
ro của các ngân hàng cho vay Do vậy, trên thực tế, biện pháp bảo đảm thường đượccoi là điều kiện tất yếu của nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm phải luôn đi liền với nghiệp
vụ tín dụng đồng thời nó cũng là nguồn thanh toán thứ cấp nếu khách hàng vaykhông thanh toán được nợ vay
- Tín dụng không có bảo đảm (tín chấp): là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa trên uy tíncủa khách hàng Ngân hàng chỉ thực hiện cấp loại hình tín dụng này cho nhữngkhách hàng có uy tín, có tài chính lành mạnh và sản xuất kinh doanh có hiệu quả
c Căn cứ theo hình thức tài trợ tín dụng:
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Chovay là một nghiệp vụ chính của ngân hàng và mang lại nhiều lợi nhuận nhất so vớicác nghiệp vụ khác, đồng thời đây cũng là hình thứ phổ biến và truyền thống tronghoạt động của NHTM
+ Cho vay từng lần: áp dụng với các trường hợp khách hàng vay vốn bổ sungvốn lưu động không thường xuyên hoặc có chu kỳ kinh doanh dài
+ Cho vay trả góp: là hình thức cấp tín dụng mà khách hàng trả dần số tiền vaybao gồm cả gốc và lãi theo phân kỳ
+ Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn với sốtiền lớn mà một ngân hàng không đáp ứng được do thiếu nguồn vốn hoặc do quyđịnh của chính ngân hàng đó và NHNN thì các TCTD cùng thực hiện góp vốn đểcho vay đồng thời cử một ngân hàng làm đầu mối và phân chia lợi nhuận cũng nhưrủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mình
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng trong các trường hợp khách hàng
có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động thường xuyên, có mục đích sử dụngvốn vay rõ ràng và có uy tín với ngân hàng Khi hợp đồng tín dụng hạn mức có hiệu
Trang 14lực, nếu khách hàng cần rút vốn vay sẽ không cần phải thực hiện ký thêm hợp đồngtín dụng chỉ cần lập giấy nhận nợ và cung cấp cho ngân hàng hồ sơ tài liệu chứngminh mục đích sử dụng vốn vay
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cam kết đảmbảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định vớimột thời hạn nhất định Khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng trên cơ sởhạn mức tín dụng được sử dụng Đây là hình thức cấp tín dụng thể hiện sự linh hoạtcủa NHTM đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những vướng mắctài chính tạm thời Phương thức này ngân hàng chỉ áp dụng đối với những kháchhàng có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín
+ Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay đối với khách hàng cónhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ tín dụng: là hình thứccấp tín dụng theo đó ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốnvay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ vàrút tiền mặt tại máy rút tiền tự động
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cho vay mà ngân hàng thỏathuận cho phép khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp
- Chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của NHTM, trong
đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những thương phiếu chưa đến hạnthanh toán cho NHTM để nhận lại một số tiền tương ứng với giá trị của thươngphiếu trừ đi lợi tức và hoa hồng phí
- Bảo lãnh: là hình thức cấp tín dụng theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn
bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảolãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trảcho bên bảo lãnh theo thỏa thuận Bảo lãnh bao gồm các loại: Bảo lãnh thanh toán;
Trang 15Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo hành (bảo lãnh chất lượng sản phẩm);Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán
- Cho thuê tài chính: là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua
việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên
cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Khi kết thúc thời hạn thuê,bên thuê được ưu tiên mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đãđược thỏa thuận trong hợp đồng
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế Hoạt động tín dụng có chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra
sự ổn định trong lưu thông tiền tệ Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đượcbiểu hiện qua các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế, thường xuyên có một số doanh nghiệp trong quá trình sảnxuất kinh doanh có một bộ phận tiền tệ nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sảnxuất như: tiền mua nguyên vật liệu nhưng chưa mua, tiền khấu hao tài sản cố địnhchưa sử dụng v.v… Các khoản tiền này luôn được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư
để sinh lời Ngoài ra, còn có các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư khi chưa có nhu cầu
sử dụng họ cũng muốn đầu tư kiếm lời Tất cả đã tạo thành nguồn vốn tiềm tàng tồntại trong nền kinh tế Bên cạnh đó lại có một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn đểphục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình Như vậy, cóthể thấy trong xã hội luôn có người thừa vốn và thiếu vốn Song những người nàykhó có thể gặp nhau để cho nhau vay hoặc có thể gặp nhau thì chi phí thường rấtcao và không kịp thời Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ra đời đã làcầu nối giữa những người thừa vốn và những người thiếu vốn Hay nói cách kháccác ngân hàng thương mại là trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh
tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế
Trang 16Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền
tệ trong lưu thông và kiểm soát lạm phát
Ngân hàng là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tạo tiền thông quahoạt động tín dụng và thanh toán Khi ngân hàng mở rộng hoặc thắt chặt tín dụng sẽtác động đến khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế Do vậy, khi Nhà Nướcmuốn tăng lượng tiền cung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của cácNHTM đối với nền kinh tế và ngược lại Như vậy, thông qua hoạt động tín dụngNHNN có thể kiểm soát được khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế
Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy, củng cố chế độ hạch toán kế toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Một đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng là sự vận động trên cơ sở cóhoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi củamọi thành kinh tế và cho vay khi họ tạm thời thiếu vốn Các doanh nghiệp trong khi
sử dụng vốn vay có quan hệ ràng buộc với ngân hàng bởi trách nhiệm phải hoàn trảđầy đủ, đúng hạn nợ gốc và nợ lãi trong một thời gian nhất định Điều này đòi hỏicác doanh nghiệp phải giảm thiểu chi phí, tăng vòng quay của vốn đảm bảo kinhdoanh có lãi, đồng thời tăng hiệu quả của họa động tín dụng ngân hàng Muốn vậycác doanh nghiệp phải xem xét lại chế độ hạch toán kế toán nhằm giám sát mọi hoạtđộng tài chính tiền tệ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Như vậy,
có thể nói hoạt động cho vay của các ngân hàng đã góp phần làm cho các doanhnghiệp có ý thức hơn trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý đồng vốn của mình, từ
đó tăng cường củng cố chế độ hạch toán kế toán thêm vững chắc
Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế
Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì việc phát triển kinh tế của một nướcluôn phải gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Trong nền kinh tế mở,các doanh nghiệp không những chỉ có quan hệ mua bán trong nước mà còn có hoạtđộng xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài Vốn là nhân tố quyết định đầu tiêncho việc thực hiện quá trình này Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp
Trang 17nào cũng có đủ vốn để hoạt động nên tín dụng ngân hàng đã trở thành cầu nối nốiliền kinh tế các nước với nhau Thông qua các hình thứ tín dụng như: ủy thác đầu
tư, tín dụng chứng từ, bảo lãnh quốc tế v.v……tín dụng ngân hàng đã trực tiếp thamgia trong quan hệ thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mởrộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế
Thứ năm, tín dụng ngân hàng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Yếu tố quan trọng nhất để có thể thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước là vốn Có vốn thì mới có thể cải tiến kỹ thuật, phát triển cơ sở hạtầng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ v.v……Nguồn vốn dùng để tài trợ cóthể là nguồn vốn trong nước hoặc vốn vay nước ngoài Song phát triển kinh tế dựavào nội lực vẫn là mục tiêu cơ bản và các NHTM chính là trung gian huy động cácnguồn vốn trong nền kinh tế để cho vay
Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củanền kinh tế Tuy nhiên, để phát huy được hết vai trò của tín dụng ngân hàng thì cácnhà quản lý ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng phải tạo ra một hành langpháp lý chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay và người cho vay
1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Quan niệm về CLTD
Các chuyên gia kinh tế nói đến chất lượng theo nhiều cách: Chất lượng là “ Sựphù hợp với mục đích và sự sử dụng”, là “Một trình độ dự kiến trước về độ đồngđều, độ tin cậy với chi phí thấp và sự phù hợp với thị trường” hay “ Chất lượng lànăng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sửdụng” Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong dự thảo DIS 9000 - 2000thì “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hayquá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” Với cách
đề cập như trên về chất lượng, có thể suy rộng ra CLTD chính là số tiền mà ngânhàng cấp cho khách hàng được khách hàng sử dụng vào mục đích sản xuất kinhdoanh nhằm tạo ra một số tiền lớn hơn để hoàn trả cả gốc, lãi cho ngân hàng đúng
Trang 18hạn Tóm lại, CLTD của ngân hàng chính là sự đáp ứng một cách tốt nhất, nhanh nhất nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển của xã hội
và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
Qua phân tích trên, ta thấy CLTD được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau,
cụ thể:
- Đối với bên đi vay: CLTD chính là chất lượng của sản phẩm tín dụng do ngânhàng cung cấp CLTD cao đồng nghĩa với việc ngân hàng cung cấp kịp thời và đầy đủnhu cầu vay vốn của khách hàng, đáp ứng nhu cầu về: kỳ hạn vay, lãi suất, thủ tục gọnnhẹ, thái độ phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng v.v….Từ đó, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp phát triển hoạt dộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả
- Đối với ngân hàng: Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
là vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn Vì vậy, CLTD là khoản tín dụnghoàn trả đúng hạn bao gồm cả gốc và lãi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quátrình hoạt động, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng
- Đối với nền kinh tế: CLTD thể hiện ở việc tạo ra hiệu quả kinh tế và cảithiện đời sống xã hội Thông qua các khoản vay tín dụng mà Ngân hàng cung ứng,các chủ thể kinh tế sẽ có vốn để mở rộng sản xuất, góp phần nâng cao năng suất laođộng, tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất Đồng thời, thông qua đó
sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế vĩ mô của Nhà Nước như: giải quyếtcông ăn việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho dân cư, tăng nguồn thu cho Ngânsách Nhà Nước, và đặc biệt là góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
CLTD là một khái niệm rất bao quát (đó là đáp ứng tốt nhất nhu cầu củakhách hàng, luôn gia tăng tiện ích cho khách hàng….) nhưng cũng rất cụ thể,như: tỷ lệ tăng trưởng về dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, lợi nhuận trên đồng vốn v.v CLTD là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh sức mạnh của một NHTM trongcạnh tranh để tồn tại và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó TrongLuận văn này do hạn chế về thời gian nên tác giả chỉ đi sâu phân tích một khíacạnh nhỏ đó là CLTD nhìn từ góc độ NHTM
Trang 191.2.2 Sự cần thiết nâng cao CLTD đối với NHTM
1.2.2.1 Đối với nền kinh tế
- Nâng cao CLTD của NHTM là cơ sở để NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán: Khi CLTD được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng,
với một số lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiệntiết kiệm tiền trong lưu thông và củng cố sức mua của đồng tiền
- Nâng cao CLTD của NHTM là cơ sở để NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư,
góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế Thông qua điều hòa vốn giúp cho xã hộibớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, giải quyếttốt quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế
- Nâng cao CLTD góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và tăng uy tín quốc gia: Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại
vốn trong nền kinh tế, NHTM đã thu hút những nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhànrỗi để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho các cá nhân
và doanh nghiệp từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt khác, xuất phát
từ chức năng tạo tiền của các NHTM, thông qua cho vay chuyển khoản thực hiệnthanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại có khả năng mở rộngtiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có Như vậy, nghiệp vụ tín dụng củaNHTM có mối quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông và lànguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát Nâng cao CLTD sẽ tạo khả năng giảm bớt lượngtiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng uy tínquốc gia
- Tín dụng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Thông qua tín dụng, Chính Phủ có thể quản lý và thực hiện các chương trình
kinh tế lớn một cách có hiệu quả Thực tế cho thấy, các chương trình kích thích xuấtkhẩu, kích thích tiêu dùng trong nước đều được cấp vốn thông qua các NHTM, hiệuquả được đánh giá kỹ hơn và Chỉnh Phủ cũng quản lý dễ dàng hơn các chương trìnhđầu tư này Ngoài ra, Chính Phủ còn có thể hướng tín dụng vào các ngành kinh tế
Trang 20chủ lực, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để các ngành này đi đầu,tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
1.2.2.2 Đối với NHTM
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, nguồn thu từ tín dụng luôn lànguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất của các ngân hàng Vì vậy, nâng cao CLTD đãtrở thành vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng Điềunày được thể hiện ở một số điểm sau:
- Nâng cao CLTD là yêu cầu để NHTM đảm bảo an toàn về sử dụng vốn: Bên
cạnh sự phát triển chưa bền vững của NHTM trong nước, sự đóng băng của thịtrường bất động sản và nhiều yếu tố biến động khác trên thị trường cũng có tácđộng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp và CLTD các NHTM Sẽ cónhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép cạnh tranh phải giải thể, phá sảnkhiến khách hàng không trả nợ đúng hạn, ngân hàng cho vay không thu hồi đượcvốn Khi rủi ro này xảy ra sẽ làm giảm khả năng sinh lời, đe dọa đến khả năngthanh toán thậm chí có thể gây ra nguy hiểm cho ngân hàng Do đó, việc nângcao CLTD sẽ góp phầm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinhdoanh của các NHTM
- Nâng cao CLTD làm tăng khả năng sinh lời từ sản phẩm - dịch vụ của NHTM: Khi ngân hàng và khách hàng có mối quan hệ tốt, thường xuyên, đáng tin
cậy trong hoạt động tín dụng sẽ thu hút khách hàng đến với ngân hàng, ngân hàng
sẽ giảm được thời gian, chi phí quản lý từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng
- Nâng cao CLTD tạo dựng uy tín cho bản thân NHTM: Hoạt động tín dụng
phải hiệu quả thì việc phát triển tín dụng mới bền vững, sản phẩm tín dung ngàycàng đa dạng phong phú sẽ làm tăng quy mô, khả năng tài chính của NHTM, tăngkhả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện đại Từ đó,giúp các NHTM khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
- Nâng cao CLTD là yêu cầu để NHTM thích ứng với môi trường cạnh tranh:
Môi trường kinh doanh ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng đang có rất nhiềuthuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức Các
Trang 21ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm quốc tế đã đượcquyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực với các ngân hàng trong nước, do vậy, sự cạnhtranh của các NHTM Việt Nam đã không còn chỉ giới hạn trong một nước mà đã
mở rộng hơn Đối thủ của các NHTM Việt Nam lại có ưu thế hơn về qui mô,chất lượng hoạt động, công nghệ kinh doanh, cách thức quản lý Các NHTMViệt Nam phải tìm ra cách thức hoạt động phù hợp để thích ứng trong môi trườngcạnh tranh mới
- Nâng cao CLTD là yêu cầu để NHTM đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Việc tổ chức hạch toán, phân loại nợ chưa đảm bảo tính
chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc nâng cao CLTD cũng như việc tổ chức hệthống thông tin phục vụ hoạt động tín dụng còn thiếu và yếu, mức độ tin cậy khôngcao Do đó, các NHTM phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tín dụng thìmới có thể phát triển và đứng vững trên thị trường
- Đối với khách hàng vay vốn: Thông qua việc quản lý CLTD của NHTM đãgiúp khách hàng rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt các khoản vay; từ đó tạođiều kiện cho khách hàng kịp thời tiếp cận các cơ hội kinh doanh Đồng thời, trên
cơ sở đánh giá CLTD của từng khoản vay ở mỗi khách hàng sẽ giúp cho kháchhàng có thể thỏa thuận với ngân hàng về các điều kiện cấp tín dụng phù hợp như: lãisuất; kỳ hạn vay và trả nợ; biện pháp bảo đảm tiền vay……Mặt khác, để đảm bảoCLTD, ngân hàng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay củakhách hàng để có thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất, tình hình tài chính cũngnhư mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua đó cùng với khách hànguốn nắn và chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động tài chính của họ
Trang 221.2.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá CLTD của NHTM
1.2.3.1 Các chỉ tiêu định tính:
Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định vàthường được thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời đảmbảo sự phát triển của ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.Nghĩa là CLTD cần được xem xét gắn liền với ba chủ thể là khách hàng, NHTM vànền kinh tế - xã hội
Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là biểu hiện của CLTD CLTD đượcđánh giá là tốt khi ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Mỗi mộtkhách hàng đều có nhu cầu tín dụng khác nhau về số tiền vay, thời hạn vay, mụcđích vay…Vì vậy, các NHTM phải có một đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ
để tư vấn cho khách hàng vay vốn một cách hợp lý nhất Mặt khác, để thu hút kháchhàng các NHTM cũng phải cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm và dịch vụhấp dẫn bằng nhiều hình thức như lãi suất thấp, thời gian giải quyết món vay nhanh,tăng tỷ lệ cho vay trên TSBĐ… Nếu thực hiện tốt những vấn đề trên thì hoạt độngcho vay của NHTM sẽ được đánh giá cao và từ đó thu hút được nhiều khách hàngtốt, góp phần nâng cao CLTD cho các NHTM
CLTD của ngân hàng còn được thể hiện qua kết quả kinh doanh và uy tín củangân hàng, nghĩa là một ngân hàng được đánh giá có CLTD tốt sẽ đồng nghĩa vớihoạt động tín dụng phải giúp ngân hàng bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập.Hoạt động tín dụng là hoạt động đặc trưng của tất cả các ngân hàng, nó đem lạinguồn thu lớn cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Ngoàinhững yếu tố khách quan ra, rủi ro này có thể xuất phát từ phía ngân hàng như saisót trong quá trình thẩm định phương án vay vốn/dự án của khách hàng, chất lượngcán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế v.v……hoặc từ chính phía khách hàng Do vậy,
để có được CLTD tốt, ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụngcho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Vềphía khách hàng, với mỗi khoản cho vay, tính hiệu quả chỉ đạt được khi khách hàng
sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và nợ lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngânhàng nghĩa là tuân thủ theo nguyên tắc tín dụng Như vậy, có thể thấy các nguyên
Trang 23tắc tín dụng được tuân thr là cơ sở của CLTD tốt, đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng
Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước cũng là một chỉ tiêu đểđánh giá CLTD của ngân hàng Ngân hàng cung cấp tín dụng giúp khách hàng kinhdoanh thu được lợi nhuận thì ngược lại ngân hàng cũng đạt được hiệu quả tronghoạt động của chính mình Hiệu quả trong mối quan hệ hai chiều này tất yếu đemlại lợi ích cho tổng thể nền kinh tế đất nước : tăng năng suất lao động, tạo thêmcông ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thị trường tài chính ổn định, hệthống ngân hàng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước 1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
a/Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản cho vay đã quá hạn thanh toán theo thỏa thuận ghitrên hợp đồng tín dụng ký giữa khách hàng và ngân hàng Trên thực tế, các khoảnvay bị chuyển sang trạng thái quá hạn là các khoản vay có vấn đề, khách hàngkhông có khả năng trả nợ ngân hàng, khả năng mất vốn của ngân hàng tăng, điều đó
có nghĩa là tính an toàn của khoản vay thấp Khi phát sinh nợ quá hạn sẽ liên quantrực tiếp đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản, khiến ngân hàng gia tăng chi phí
do phải tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng Nợ quá hạnphản ánh CLTD thấp song không một NHTM nào tránh được nợ quá hạn Đôikhi nợ quá hạn xảy ra không phải xuất phát từ phía khách hàng mà là từ chínhbản thân nội tại ngân hàng Như cán bộ tín dụng không đánh giá đúng chu kỳkinh doanh của khách hàng dẫn đến định kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu
kỳ kinh doanh từ đó tất yếu phát sinh nợ quá hạn Hay nợ quá hạn nhưng có khảnăng thu hồi do khách hàng có kế hoạch kinh doanh và trả nợ tốt, tài sản đảmbảo giá trị lớn thì không thể vì thế đánh giá ngay CLTD là thấp Vì vậy, khiđánh giá CLTD phải đánh giá thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá vềCLTD của ngân hàng vì nó biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồigốc và lãi vay mà ngân hàng đang phải đối mặt
Tổng dư nợ
Trang 24Chỉ tiêu này biểu hiện tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ tín dụng được cấp ra màkhông thu hồi được đúng hạn chia cho tổng dư nợ tín dụng tại một thời điểm Đây
là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến khi đánh giá CLTD cả ngân hàng vì nó phản ánhnhững rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay mà ngân hàng đang phảiđối mặt Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ CLTD thấp, khả năng thu hồi nợ đúnghạn kém, có khả năng làm giảm lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng.Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ CLTD càng cao, hoạt động tín dụng
có hiệu quả
Ngoài ra, khi đánh giá nợ quá hạn có thể xem xét chi tiết hơn thông qua việcphân loại nợ Để chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn CLTD, nợ quá hạn có thểđược phân loại nhỏ hơn theo thời gian quá hạn thành nợ quá hạn thông thường, nợquá hạn khó đòi, nợ có khả năng mất vốn…Thông thường, các ngân hàng cũngquan tâm đến chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ có khả năng Nợ có khả năng mất vốn
mất vốn = - x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ này càng tăng lên thì nguy cơ tổn thất tín dụng càng tăng lên, CLTD càng giảm
đi Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng trên thế giới là ở mức dưới 0.4%
b/Chỉ tiêu nợ xấu
Nợ xấu là các khoản vay bị đánh giá là khó có khả năng thu hồi do bên đivay đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng như không thực hiệnđúng lịch trả nợ, vi phạm các thỏa thuận đã ký hoặc xảy ra các trường hợp rủi rokhông lường trước mà ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanhnghiệp Để có thể phát hiện nợ xấu ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giámsát hoạt động sau cho vay Việc phát hiện sớm các khoản nợ xấu sẽ giúp ngânhàng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời Theo thông tư 02/2013/TT - NHNNngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nướcngoài của Thống đốc NHNN quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5
Trang 25Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở mộtthời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêu này đượctính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD củangân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt Một ngânhàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì khả năng không thu hồi được nợ vay là rất lớn qua đó ảnhhưởng tới khả năng thanh toán và kết quả kinh doanh và CLTD của ngân hàng Nợ xấu
là điều không mong muốn của mỗi ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế nợ xấu là mộtvấn đề khó tránh khỏi trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng do bất cứ doanh nghiệpnào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể gặp rủi ro từ đó dẫn đếntình trạng chậm trả nợ gốc, nợ lãi cho ngân hàng Do đó, điều quan trọng là các NHTMcần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được Theo ngân hàng thếgiới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức từ 1 - 3%
c/Chỉ tiêu mức trích lập dự phòng rủi ro
Mức trích lập dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu chi phí trong hoạt động tín dụngcủa các NHTM, do đó nó đóng vai trò quyết định trực tiếp việc lợi nhuận có tănglên cùng với sự mở rộng cho vay hay không Mỗi nước có quy đinh về trích lập dựphòng rủi ro đối với hoạt động của NHTM Nhìn chung, mức trích lập dự phòng rủi
ro thường được tính như sau:
R = Max{0,(A-C)} x r
Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị của tài sản đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tỷ lệ này được quy định tương ứng với từngnhóm nợ của khách hàng, nhóm nợ có mức độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ trích lập dựphòng càng lớn
Trong điều kiện dự nợ hiện có, các NHTM muốn giảm bớt mức dự phòng
Trang 26rủi ro thì cần tăng tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tức là giảm
nợ xấu của ngân hàng Để nâng cao CLTD thì ngân hàng phải giảm tới mức tối
đa chỉ tiêu này
d/Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Như đã trình bày, CLTD tốt không chỉ giúp khách hàng kinh doanh có lãi màcòn cần đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nghĩa là hoạt động củangân hàng cũng phải thu được lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường mục đíchcuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và ngân hàng cũng vậy.Đánh giá CLTD không thể bỏ qua việc tính toán và phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuđược từ hoạt động tín dụng, mức sinh lời vốn tín dụng và tỷ trọng thu nhập từ hoạtđộng tín dụng
Mức sinh lời vốn tín dụng được xác định theo công thức
Mức sinh lời vốn tín dụng = x 100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng dư nợ tín dụng bình quân mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận Khi chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời từ tín dụngcàng lớn Mục tiêu cuối cùng của bất cứ môt doanh nghiệp nào cũng là tăng lợinhuận, tăng giá trị tài sản chủ sở hữu, ngân hàng cũng vậy, ngân hàng luôn tìm cáchtăng mức sinh lời vốn tín dụng nhằm tăng hiệu quả cũng như thu nhập của mình
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng được xác định theo công thức
Tỷ trọng thu nhập từ
hoạt động tín dụng =
Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng
x 100% Tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phầntrăm trong tổng lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời nó cũng phản ánh mức độ đónggóp của hoạt động tín dụng vào kết quả kinh doanh của ngân hàng Tỷ trọng thunhập từ hoạt động tín dụng càng cao thì càng chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tíndụng càng tốt Đánh giá CLTD trên cơ sở căn cứ vào lợi nhuận tín dụng thu đượccũng chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách tín dụng,sản phẩm dịch vụ tín dụng, chính sách lãi suất v.v……Thông thường, nếu CLTDtốt, tỷ lệ nợ xấu thấp thì lợi nhuận tín dụng sẽ cao hơn khi cùng một mức dư nợ vàcùng một mức lãi suất cho vay với các ngân hàng khác
Trang 27e/Chỉ tiêu về dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tạimột thời điểm xác định Hiện nay, phân loại dư nợ tín dụng tại mỗi thời điểm xácđịnh được thể hiện ở nhiều tiêu thức khác nhau như: theo thời gian, theo ngành sảnxuất, thành phần kinh tế, theo đảm bảo tiền vay Tổng dư nợ tín dụng càng cao phảnánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấpchứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được nền khách hàng, hoạt độngtín dụng yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa tốt Tuy nhiên, chỉ tiêu nàycao cũng chưa nói lên CLTD tốt vì đôi khi nó biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng,vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng
f/Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng
Tỷ lệ tăng trưởng
Dư nợ tín dụng năm sau - Dư nợ tín dụng năm trước
x100
Dư nợ tín dụng năm trước
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phải phù hợp với tốc độ huy động nguồn vốncủa ngân hàng và các quy định của pháp luật hiện hành Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ tăngtrưởng tín dụng của NHTM Tốc độ tăng trưởng lớn hơn không, có thể kết luận rằng dư
nợ năm sau đã có sự tăng trưởng so với năm trước Điều này phản ánh sản phẩm cho vay
mà ngân hàng đang cung cấp thu hút được khách hàng Như vậy, có thể thấy nhu cầu củakhách hàng được đáp ứng và đó cũng chính là CLTD đã được nâng cao
Tóm lại, để đánh giá CLTD của NHTM là tốt hay xấu phải căn cứ đồng
thời vào nhiều chỉ tiêu, so sánh các chỉ tiêu này qua nhiều thời kỳ với nhau hoặc
so sánh với chỉ tiêu thực hiện kế hoạch Bên cạnh đó, cần phải có các tiêu chuẩn
để so sánh mới đánh giá được chất lượng đến đâu, ở mức nào Việc tính toán cácchỉ tiêu đánh giá trên không chỉ có lợi cho ngân hàng trong việc đánh giá CLTD
mà còn là căn cứ để các tổ chức quản lý đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạtđộng của ngân hàng
1.3 NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự
Trang 28phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tíndụng Chúng bao gồm:
Thứ nhất, quy mô và cơ cấu nguồn vốn của NHTM: Nguồn vốn của NHTM
bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ Không như các doanh nghiệp thông thường,vốn nợ là tài nguyên chính của ngân hàng Quy mô và chất lượng của nó ảnh hưởngmạnh tới hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu của mỗi ngân hàng Ngân hàngkhông chỉ cố gắng huy động một lượng vốn ngày càng lớn để đáp ứng yêu cầu mởrộng quy mô cho vay và đầu tư tới khách hàng, mà còn không ngừng đa dạng hoánguồn vốn để tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp và ổn định Bởi ngân hàngthực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán nên thường xuyênphải duy trì khả năng thanh toán tức là duy trì thanh khoản của mình Có thể nóiquy mô và cơ cấu nguồn vốn là một trong trong các nhân tố quyết định đến quy mô,thời hạn tài trợ của ngân hàng đối với khách hàng
Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng
Nhân tố này không chỉ tác động đến CLTD mà còn tác động đến mọi mặt hoạt
động của ngân hàng Ngân hàng có cơ cấu tổ chức bộ máy được sắp xếp hợp lý khoa
học, hợp lý sẽ đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cán bộ, cácphòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũngnhư với các cơ quan có liên quan khác tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng kịp thờicác yêu cầu của khách hàng đồng thời cũng giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản chovay từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng
Thứ ba, chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng bao gồm các chủ trương, định hướng liên quan đến hoạtđộng tín dụng của ngân hàng như: chính sách về khách hàng, quy mô, giới hạn tíndụng; lãi suất, phí tín dụng, thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo vàchính sách với các tài sản có vấn đề Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thấtbại của ngân hàng Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ thu hút được khách hàng,đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân
Trang 29thủ, chấp hành tốt quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng NhàNước Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không hợp lý, chồng chéo sẽ gây khókhăn cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, điều đó có nghĩa là CLTDphụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn haykhông Như vậy, bất cứ một ngân hàng nào muốn có được hiệu quả tín dụng caođều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng và căn cứ vàođòi hỏi của thị trường
Thứ tư, quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy
định của ngân hàng trong việc cho vay, đồng thời cũng phân định rõ chức năng,nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dụng, đề ra cụ thể từngcông việc cần phải thực hiện từ khâu xét duyệt cho vay đến thu hồi nợ vay Quytrình tín dụng bao gồm 3 giai đoạn chính cụ thể như sau:
- Thẩm định khách hàng/phương án vay vốn và thực hiện cho vay: Trong giaiđoạn này, CLTD phụ thuộc nhiều vào khả năng đánh giá khách hàng, thẩm địnhphương án vay vốn và việc chấp hành các quy định cấp tín dụng của ngân hàng
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay: Việc áp dụng có hiệu quảcác hình thức, biện pháp kiểm tra sẽ cho phép ngân hàng kiểm soát được mụcđích sử dụng vốn vay của khách hàng từ đó hạn chế được các khoản vay tiềm ẩnnhiều rủi ro
- Thu nợ và thanh lý hợp đồng: Sự linh hoạt, mềm dẻo của ngân hàng trongbước thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, hạn chế các khoản vay quáhạn từ đó nâng cao CLTD
Như vậy, có thể thấy CLTD phụ thuộc nhiều vào quy trình tín dụng Nếu mộtngân hàng thực hiện đúng các bước của quy trình tín dụng thì CLTD của ngân hàng
sẽ được nâng cao và ngược lại
Thứ năm, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM: Kiểm soát chính
sách tín dụng và các thủ tục cần thiết có liên quan đến khoản vay Đây là công tác
mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường xuyên vì thông qua kếtquả kiểm tra Ban lãnh đạo ngân hàng nhanh chóng xác định được những công việc
Trang 30cần điều chỉnh, những quy định không còn phù hợp trong chính sách tín dụng,những bất hợp lý trong việc thực hiện quy trình tín dụng, những bất cập trong độingũ nhân sự v.v….để từ đó giúp Ban lãnh đạo đưa ra những đường lối, chủ trươngđúng đắn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tốthuận lợi, nâng cao CLTD và hiệu quả kinh doanh Để thực hiện tốt công tác kiểmtra, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trungthực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh
Thứ sáu, hệ thống thông tin tín dụng của NHTM
Thông tin tín dụng là một yếu tố quan trọng trong quản lý tín dụng của mộtngân hàng Để cho hoạt động tín dụng hiệu quả, an toàn cần có hệ thông thông tinhữu hiệu phục vụ cho công tác này Thông tin tín dụng cần có về khách hàng đểngân hàng xem xét, quyết định cho vay và giám sát khoản vay bao gồm: thông tin
về hồ sơ pháp lý của khách hàng, thông tin về tình hình tài chính, tình hình quan hệtín dụng của khách hàng; về xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng từ các cơquan xếp hạng bên ngoài và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng; thôngtin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động củakhách hàng Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ cácnguồn sẵn có ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn; thông tin giữa các TCTD…….); từ kháchhàng (theo báo cáo tài chính; sự phản ảnh trực tiếp của khách hàng……); từ các cơquan chuyên môn như trung tâm thông tin tín dụng CIC; từ các nguồn tin khác nhaunhư: báo chí; các tổ chức nghề nghiệp v.v……Thông tin tín dụng có chất lượng sẽgiúp người quản lý, cán bộ tín dụng có thể đưa ra những quyết định cấp tín dụngnhanh hơn, chính xác hơn, việc quản lý quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng
vì thế cũng tốt hơn từ đó nâng CLTD của ngân hàng Ngược lại, khi thông tin tíndụng không được thu thập một cách đầy đủ, kịp thời có thể dẫn đến những quyếtđịnh cho vay sai lệch, việc đầu vốn của ngân hàng không có hiệu quả
Thứ bảy, chất lượng nhân sự của ngân hàng:
Chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinhdoanh nói chung và đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng nói riêng Trong hoạtđộng tín dụng ngân hàng, cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu
Trang 31của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, do đó trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có vai trò quyết định, ảnh hưởng trựctiếp đến CLTD của ngân hàng
- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng giỏi chuyên mônnghiệp vụ sẽ đánh giá chính xác được tính khả thi của dự án, tính chân thực của báocáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng: lập hồ sơ thếchấp giả, sửa chữa báo cáo tài chính, dùng một tài sản thế chấp để đi vay ở nhiềunơi……từ đó phân tích được khả năng quản lý doanh nghiệp, năng lực thực sự củakhách hàng để đưa ra quyết định đầu tư vốn an toàn và có hiệu quả
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng: Bên cạnh trình độ chuyên mônCBTD cần phải có đạo đức tốt CBTD mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việcthiếu trách nhiệm, cố ý làm trái quy định của pháp luật… sẽ ảnh hưởng xấu đến uytín cũng như CLTD của các khoản cấp tín dụng
Thứ tám, trang thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng ngân hàng
Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng cũng góp phần khôngnhỏ trong việc nâng cao CLTD của ngân hàng Hệ thống công nghệ thông tin hiệđại sẽ giúp cho ngân hàng thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chínhxác, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định cấp tín dụng đúng đắn, giúp cho quá trìnhquản lý tiền vay và thanh toán được nhanh chóng, thuận tiện
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1 Các nhân tố xuất phát từ phía khách hàng:
Xuất phát từ quan hệ tín dụng thì khách hàng là người nhận tiền vay và làngười trực tiếp sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặcnhu cầu đời sống của mình do vậy mà CLTD ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn bởinhân tố khách hàng đó là:
Thứ nhất, năng lực quản lý và đạo đức của khách hàng:
Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng, có ý nghĩa trong suốt quá trình hoạt độngcủa khách hàng Những người lãnh đạo giỏi sẽ biết nắm bắt và tận dụng thời cơtrong kinh doanh, để hoạt động của doanh nghiệp thích ứng được với những thay
Trang 32đổi của thị trường và hoạt động có hiệu quả Khi việc kinh doanh diễn ra thuận lợi
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng cũng nhưhiệu quả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp Hiện nay, các NHTMthường đánh giá năng lực quản lý và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo doanh nghiệptheo những tiêu chí như sau: Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp;năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp; tính năng động và độnhạy bén của ban lãnh đạo doanh nghiệp với những thay đổi của thị trường; trình độhọc vấn cũng như kinh nghiệm quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp; sự phântách nhiệm vụ, quyền lực trong ban lãnh đạo Trong hoạt động tín dụng ngân hàng,ngoài năng lực quản lý thì tư cách đạo đức của khách hàng cũng là nhân tố tác độngrất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như thiện chí trả nợ của người vay vốnthông qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả các khoản cấp tín dụng của ngân hàng
Thứ hai, năng lực tài chính của người vay
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm được thể hiệnthông qua các báo cáo tài chính Trên cơ sở báo cáo tài chính phản ánh được tìnhhình tài sản, nguồn vốn, hiệu quả tài sản (các khoản phải thu, hàng tồn kho……),chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời……ngânhàng sẽ thẩm định và quyết định việc cấp tín dụng cho khách hàng Thẩm địnhchính xác khả năng tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.Những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt là doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả, thực hiện vay trả đúng hạn, hiệu quả các khoản cấp tín dụng cho khách hàngnày thường là tốt
Thứ ba, chiến lược kinh doanh của khách hàng
Trên cơ sở nhận định, đánh giá chính xác khả năng phát triển của doanhnghiệp; khả năng cạnh tranh và thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm củadoanh nghiệp cùng với những yếu tố khó khăn thuận lợi, doanh nghiệp sẽ quyếtđịnh kế hoạch chiến lược mở rộng, thu hẹp hay giữ quy mô kinh doanh ổn định để
từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể về sản xuất, tiêu thụ Việc xây dựng chiến lược kinhdoanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp
Trang 33qua đó tác động đến khả năng huy động vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệpđối với các nguồn vốn vay
1.3.2.2 Các nhân tố xuất phát từ môi trường vĩ mô
Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và ngân hàng
từ đó ảnh hưởng đến CLTD
Thứ nhất, môi trường kinh tế
Đây là nhân tố đầu tiên, quan trọng trong nhóm nhân tố khách quan vì bất kỳhoạt động kinh doanh nào cũng diễn ra trong một môi trường kinh tế nhất định vàchịu tác động mạnh mẽ của môi trường đó Hoạt động tín dụng ngân hàng có quan
hệ mật thiết với nền kinh tế trong từng giai đoạn Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển Nền kinh tế ổn định, lạm phátthấp, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệphiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàngnên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, CLTD được nâng cao Ngược lại,trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùnggiảm sút, lạm phát tăng cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã tài trợ cũng khó
có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng Hoạt động tíndụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng Ngoài ra, sự phù hợp giữa lãisuất cho vay với mức lợi nhuận của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến CLTD do lợinhuận ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụngvốn vay của ngân hàng Nếu lãi suất vay vốn cao, sẽ làm tăng chi phí của doanhnghiệp, trong trường hợp mức lợi nhuận của doanh nghiệp thấp, các doanh nghiệp
sẽ không trả được nợ vay ngân hàng hoặc không có nhu cầu vay vốn để mở rộngsản xuất kinh doanh, từ đó hoạt động tín dụng ngân hàng không còn là đòn bẩy đểthúc đẩy sản xuất phát triển và CLTD cũng giảm sút
Thứ hai, môi trường chính trị - xã hội:
Một quốc gia ổn định về chính trị sẽ là yếu tố thuận lợi để thu hút vốn đầu tưnước ngoài bởi bên cạnh lợi nhuận các nhà đầu tư còn quan tâm đến môi trườngkinh doanh để đảm bảo an toàn vốn Mặt khác, sự ổn định chính trị xã hội cũng sẽ
Trang 34làm tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của cácchủ thể trong nền kinh tế từ đó gián tiếp tác động đến số lượng, quy mô các khoảncấp tín dụng của ngân hàng Ngược lại, khi tình hình chính trị bất ổn dẫn đến nhucầu đầu tư giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiềurủi ro nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng
Hiện nay, không chỉ có tình hình chính trị xã hội trong nước mà cả tình hìnhchính trị xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới CLTD của ngân hàng bởi vì dongày nay các quan hệ kinh tế xã hội ngày càng được mở rộng nên các loại hìnhdoanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động
Vì vậy, mọi biến động về chính trị xã hội ở nước ngoài cũng đều ảnh hưởng tới tìnhhình chính trị xã hội trong nước từ đó ảnh hưởng tới CLTD của ngân hàng
Thứ ba, môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản quy phạm liênquan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, pháp luật đóng vai tròquan trọng, là hành lang pháp lý tạo lập môi trường cho mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyếtkhiếu nại khi có tranh chấp xảy ra Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngânhàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung
là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn Nếu hệthống pháp luật và các văn bản dưới luật còn chưa được đồng bộ, đầy đủ, hợp lý sẽtạo ra nhiều rào cản cho hoạt động của các doanh nghiệp và của các ngân hàng, lànguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và dẫn đến suy giảm chất lượng các khoản cho vay của NHTM Ngược lại,nếu hành lang pháp lý đầy đủ thì đây sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinhgiữa ngân hàng và doanh nghiệp trong các khoản vay và TSBĐ, từ đó các NHTMrút ngắn được thời gian xử lý các khoản nợ xấu, làm lành mạnh hoạt động tín dụngcủa ngân hàng Như vậy, pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt độngngân hàng nói chung và CLTD nói riêng
Thứ tư, môi trường tự nhiên
Trang 35Môi trường tự nhiên là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến CLTD của ngânhàng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán mộtcách chắc chắn khi nào sẽ xảy ra thiên tai và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạtđộng của khách hàng là như thế nào, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như: ngành nôngnghiệp; ngành khai thác thủy hải sản, khai khoáng v.v….Thời tiết ổn định, thuận lợi
sẽ giúp khách hàng thu được lợi nhuận như đã dự kiến, thực hiện đúng lịch trả nợ đãcam kết Ngược lại, những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tựnhiên như thiên tai (hạn hán, động đất, lũ lụt), hỏa hoạn không chỉ làm cho kháchhàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có thể dẫn tới tìnhtrạng mất trắng, phá sản từ đó ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả các khoản nợ vaykhiến cho chất lượng các khoản tín dụng bị suy giảm
Thứ năm, môi trường cạnh tranh
Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếukhách quan đối với các quốc gia trên thế giới Tháng 11 năm 2006 nước ta chínhthức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO Trong xuthế ấy, hệ thống ngân hàng không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân màcòn mang trong mình vận hội vươn rộng ra khu vực và thế giới Đó chính là yêu cầuđòi hỏi của mỗi ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, nâng cao sức mạnhcạnh tranh, đặc biệt là nâng cao CLTD để phát triển bền vững Ngay 1 tháng 4 năm
2006, theo quyết định của thống đốc NHNN các ngân hàng 100% vốn nước ngoài
sẽ thành lập ở Việt Nam Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về tài chính mạnh,đánh giá thị trường một cách nhạy bén và chính xác, chất lượng hoạt động tín dụngcao… đã cạnh tranh với các ngân hàng Việt Nam Chính vì vậy, các ngân hàngtrong nước phải khẳng định được vị thế của mình trên sân nhà thì mới có thể tồn tại
và phát triển được
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho cácNHTM Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất
Trang 36lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việcnâng cao CLTD ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; giải quyết đượcmối quan hệ giữa an toàn với hiệu quả; giữa rủi ro với lợi nhuận của Ngân hàng.Chương 1 của Luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản liên quan đến CLTD, nhómchỉ tiêu phản ánh CLTD cũng như đề cập đến các nhân tố tác động tới CLTD.Những lý luận cơ bản trên làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và tìm giải pháp
để nâng cao CLTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Tây Hồ ở các chương tiếp theo của Luận văn
Trang 37CHƯƠNG 2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
Chi nhánh được tách ra từ BIDV Hà Nội BIDV Hà Nội được thành lập ngày27/05/1957 với tên gọi ban đầu là Chi hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân củaBIDV Hà Nội ngày nay), nằm trong hệ thống ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.Năm 1982, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xâydựng Hà Nội, thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Đếnngày 26/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội đổi tên thành Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam
Năm 2008, trên cơ sở tách Chi nhánh từ BIDV Hà Nội, Chi nhánh chính thứcđược thành lập theo Quyết định số 717/QĐ - HĐQT ngày 19/09/2008 của Hội đồngQuản trị BIDV Chi nhánh là một Chi nhánh độc lập, trực thuộc BIDV Việt Nam vàhiện tại Chi nhánh có trụ sở hoạt động tại số 47 Phan Đình Phùng, phường QuánThánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Chi nhánh ra đời, tổ chức và hoạt động theo mô hình dự án TA2 của BIDVViệt Nam về phát triển hoạt động ngân hàng bản lẻ Chi nhánh là một NHTM bán lẻvới nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Phương châm hoạt động của Chi nhánh là: “Luôn luôn thỏa mãn nhu càu của khách hàng bằng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và tiện ích tốt nhất”, góp
phần xây dựng BIDV thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam
Trang 38Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, ngày 8/3/2012, Hội đồngQuản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã họp Đại họi đồng cổ đông vềviệc chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng Theo Nghị quyết số01/2012/NQ-ĐHĐCĐ ngày 8/3/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chínhthức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam Cùng với quyết định đó, Chi nhánh Tây Hồ cũng chuyển đổi tên sang tên gọi làNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
Trang 392.1.2 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Tây Hồ
: Quan hệ Chỉ đạo : Quan hệ tác nghiệp
Giám đốc
Khối quan hệ khách Khối trực thuộc
PhòngKHCN
Phòng
KH
DN 1,2
Phòng giao dịch số 1,2,19 QTK
Khối quản lý
Phòng quản lý rủi ro
Khối quản tác Khối quản lý nội bộ
Phòng quản trị tín dụng
Phòng giao dịch
KH (tổ thanh toán quốc tế trực thuộc)
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kế hoạch tổng hợp (tổ điện toán trực thuộc
Phòng tổ chức hành chính
Tổ quản lý
và dịch vụ kho quỹ
Trang 40Cũng như các Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Hồ cũng được tổ chức và hoạt động theo dự ánTA2, theo đó mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm có Ban Giám đốc và 15 phòngđược chia thành 5 khối:
- Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Chi nhánh gồm có Giám đốc và các Phó
Giám đốc Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là người điều hành chung và chịu tráchnhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam vềtoàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh Phó Giám đốc là người giúpviệc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giámđốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó
- Khối Quan hệ khách hàng: gồm có 03 phòng quan hệ khách hàng với chức
năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng
mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả cácsản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh mộtcách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Tây Hồ
- Khối Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả
rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối vớicác giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và đơn vị trực thuộc Ngoài
ra, phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO và chức năng kiểm tra nội bộ
- Khối tác nghiệp: Bao gồm có 04 phòng: Phòng Quản trị Tín dụng; phòng
Giao dịch khách hàng doanh nghiệp; phòng Giao dịch khách hàng cá nhân và Tổdịch vụ quản lý kho quỹ Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giaodịch do các phòng quan hệ khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là
bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng
- Khối quản lý nội bộ: Gồm các phòng Tài chính kế toán; Tổ chức hành
chính; Kế hoạch tổng hợp Các phòng thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiệncác chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kếhoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác