1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật

111 537 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Một số công trình nghiên cứu có giá trị về quản lý, điều hành công ty cổ phần đã được công bố như "Luật Doanh nghiệp – vốn và quản lý trong công ty cổ phần" của tác giả Nguyễn Ngọc Bích;

Trang 1

§¹i häc quèc gia hµ néi

khoa luËt

§Ëu Anh TuÊn

Qu¶n lý, ®iÒu hµnh trong c«ng ty cæ phÇn ë ViÖt nam

Chuyªn ngµnh: Ph¸p luËt Kinh doanh

Trang 2

Mục lục

Mở đầu

Trang

6

Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về quản lý, điều hành

1.1 Tổng quan về những đặc thù của công ty cổ phần: 12

1.2 Khái niệm và vai trò của quản lý và điều hành trong công ty cổ phần: 14

1.2.1 Khái niệm: 14

1.2.2 Sự cần thiết của một hệ thống quản lý, điều hành trong công ty cổ phần: 15

1.3 Vai trò của hệ thống quản lý, điều hành công ty cổ phần: 16

1.3.1 Vai trò đối với công ty và nhà đầu tư: 16

1.3.2 Vai trò đối với quốc gia và nền kinh tế: 19

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu, hoạt động quản lý, điều hành công ty cổ phần: 19

1.4.1 Các yếu tố bên trong công ty: 19

1.4.2 Các yếu tố bên ngoài: 21

1.5 Các mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần phổ biến trên thế giới: 23

1.5.1 Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đặc điểm kinh tế – xã hội và văn hoá: 24

1.5.2 Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đối tượng, chủ thể mà mô hình hướng tới: 29

1.6 Xu hướng quản lý, điều hành công ty cổ phần trên thế giới hiện nay: 33

1.6.1 Xu hướng hội tụ (hay là chiều hướng thay đổi theo mô hình Anh – Mỹ: 33

1.6.2 Xu hướng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Nhật Bản: 34 1.6.3 Xu hướng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Mỹ: 34

Chương 2 - Quản lý, điều hành công ty cổ phần ở việt Nam hiện nay 38 2.1 Cơ chế phân bổ quyền lực trong công ty cổ phần – Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần: 38

2.1.1 Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông: 38

2.1.2 Hội đồng quản trị: 42

Trang 3

2.1.3 Giám đốc và bộ máy điều hành: 44

2.2 Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần giai đoạn trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999: 45

2.2.1 Giai đoạn trước khi Luật Công ty 1990 ra đời: 45

2.2.2 Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Công ty 1990: 46

2.3 Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999: 51 2.3.1 Cổ đông và ĐHĐCĐ theo Luật Doanh nghiệp 1999: 51

2.3.2 HĐQT theo Luật Doanh nghiệp 1999: 56

2.3.3 Giám đốc – Tổng giám đốc: 58

2.3.4 Ban Kiểm soát: 59

2.4 Một số vấn đề từ thực tiễn quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay: 61

2.4.1 Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999 và điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá của Việt Nam: 61

2.4.2 Sự phân bổ thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT theo Luật Doanh nghiệp 1999: 62

2.4.3 Tính minh bạch, công khai trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay: 66

2.4.4 Quản lý, điều hành công ty cổ phần và các thể chế hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay: 71

2.4.5 Thực trạng bảo vệ các cổ đông thiểu số theo Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: 72

2.4.6 Mô hình quản lý, điều hành theo Luật Doanh nghiệp 1999 không phù hợp với các công ty cổ phần phát hành chứng khoán: 73

2.5 Quản lý, điều hành tại các công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước: 74

2.5.1 Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động quản lý, điều hành của công ty cổ phần: 75

2.5.2 Bộ máy quản lý, điều hành sau khi cổ phần hoá vẫn không khác so với trước: 78

2.5.3 Vai trò của cổ đông là người lao động trong các công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước: 80

Trang 4

Chương 3 - Một số khuyến nghị và giải pháp để hoàn

thiện pháp luật về quản lý, điều hành trong công ty

3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở

Việt Nam hiện nay: 84

3.1.1 Định hướng của Đảng và Chính phủ về việc hoàn thiện pháp luật

về quản lý, điều hành công ty cổ phần: 84

3.1.2 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý, điều hành công ty cổ

phần từ thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam: 85

3.2 Các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về quản lý, điều hành trong công

ty cổ phần: 87

3.2.1 Các khuyến nghị về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần của

OECD: 87

3.2.2 Những thông lệ tốt nhất trong quản lý, điều hành đối với các công

ty cổ phần của Việt Nam – Các khuyến nghị từ ADB: 90

3.3 Một số đề nghị cụ thể của tác giả về việc hoàn thiện mô hình quản lý, điều

hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay: 99

3.3.1 Đối với các vấn đề chung ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều

hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay: 99

3.3.2 Đối với Luật Doanh nghiệp 1999: 100

3.3.3 Đối với hoạt động quản lý, điều hành trong các công ty cổ phần

được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp nhà nước: 101

Trang 5

Danh môc tõ viÕt t¾t

CIPE: Trung t©m c«ng ty t− nh©n quèc tÕ

Trang 6

Mở đầu:

Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay, quản lý điều hành trong công ty cổ phần là một vấn đề nổi bật,

được sự quan tâm không chỉ tại các quốc gia đang chuyển đổi như Nga, Trung Quốc hay Việt Nam mà ngay cả các nước đã phát triển như Mỹ, Đức, Nhật… Sự phá sản của các đại công ty ở Mỹ những năm gần đây như Worldcom, Tyco, Enron… đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần, thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà quản lý trên toàn thế giới Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và sự thống nhất các thị trường vốn, lao

động… đang diễn ra mạnh mẽ, vấn đề quản lý, điều hành công ty dường như đang trở thành một vấn đề có tính toàn cầu

Do mới làm quen với nền kinh tế thị trường, khái niệm về cổ phần, cổ phiếu, công ty cổ phần, quản lý, điều hành công ty cổ phần… ở Việt Nam còn khá mới mẻ Cung cách quản lý, điều hành doanh nghiệp theo kiểu á Đông, bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ gia đình và xã hội, cùng với chế độ sở hữu chưa rõ ràng, những thiết chế bổ trợ còn yếu kém hoặc thiếu vắng ở Việt Nam là những nguyên nhân quan trọng cản trở việc hình thành một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt, một nền văn hoá quản trị công ty ở nước ta

Vấn đề này càng trở nên cần thiết hơn khi các công ty cổ phần ra đời ngày càng nhiều, thị trường chứng khoán đang phát triển, nhiều các nhà đầu tư đang có xu hướng bỏ vốn mua cổ phần của các công ty Thiếu vắng một cơ chế quản lý, điều hành công ty tốt, quyền lợi của các nhà đầu tư không được bảo vệ, những người có tiền sẽ ngại ngần khi đầu tư vào các công ty Hệ quả tiếp theo là giảm khả năng huy

động vốn trên thị trường vốn dài hạn và trung hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển vững bền của nền kinh tế

Nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành công ty cổ phần, thực trạng quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay và góp

Trang 7

phần đưa ra các khuyến nghị cần thiết để hoàn thiện pháp luật về quản lý, điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam" làm Luận văn tốt nghiệp cao học Luật

Tình hình nghiên cứu:

Hiện nay, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến đề tài về quản

lý, điều hành công ty cổ phần (corporate governance) và có nhiều tác giả và nghiên cứu rất nổi tiếng, đặc biệt ở Mỹ Đầu tiên phải kể đến bài viết "The Modern Corporation and Private Property" (Công ty theo kiểu hiện đại và tài sản tư nhân)

xuất bản năm 1932 của Adolf A Berle và Gardiner C Means, một tác phẩm được

đánh giá là tạo ra bước thay đổi quan trọng đối với mô hình công ty cổ phần Các

bài viết khác có thể kể đến như "The Nuture of the Firm" (Nguồn gốc của công ty)

của R.H.Coase năm 1963…

Về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở các quốc gia đang chuyển đổi,

có nhiều tác giả và công trình nổi tiếng như Reiner H Kraakman, Henry Hansmann,

Bernard Black hay Anna Tarassova… với các công trình như: "The End of History for Corporate Law" (Sự chấm dứt của lịch sử Luật Công ty) của Henry Hansmann

và Reinier H Kraakman, "Russian Privatization and Corporate Governance: What Went Wrong?" (Tư nhân hoá các công ty ở Nga: Sai lầm ở đâu?) của Bernal Black, Reinier Kraakman và Anna Tarassova, "A Self-Enforcing Model of Corporate Law"

(Mô hình tự điều chỉnh của Luật Công ty) của Bernard Black và Reinier Kraakman…

Ngoài ra còn nhiều các nghiên cứu cũng rất nổi tiếng khác về quản lý, điều

hành công ty và Luật Công ty như "Separation of Ownership and Control" (Sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý) của Eugene F Fama và Michael C Jensen; "Toward an Economic Model of Japanese Firm" (Hướng về mô hình kinh tế của công ty Nhật Bản) của Masahiko Aoki; "A Rent-Protection Theory of Corporate Ownership and Control" (Thuyết chống chia tách giữa sở hữu và quản lý công ty) của Lucian Aye Bebchuk; "The Future as History: The Prospects for Global Convergence in

Trang 8

Corporate Governance and its Implications" (Tương lai cũng như lịch sử: Triển

vọng hợp nhất toàn cầu về quản trị công ty và khả năng áp dụng) của John C

Coffee; "Investor Protection and Corporate Goverance" (Bảo vệ nhà đầu tư và quản trị công ty) của Rafael La-Porta hay "Corporate Law's Limits" (Các giới hạn của

Luật Công ty) của Mark J Roe…

Đối với giới nghiên cứu của Việt Nam, quản lý, điều hành trong công ty cổ phần là vấn đề mới Trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999, vấn đề quản

lý, điều hành trong công ty cổ phần cũng đã được nghiên cứu nhưng đều được đặt

trong tổng thể nhiều vấn đề của công ty (chẳng hạn tại Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam á: Thái Lan, Singapore, Malayxia và Philippin của CIEM, Đánh giá tổng kết Luật Công ty và kiến nghị những định hướng sửa đổi chủ yếu cũng của CIEM )

Một số công trình nghiên cứu có giá trị về quản lý, điều hành công ty cổ phần

đã được công bố như "Luật Doanh nghiệp – vốn và quản lý trong công ty cổ phần" của tác giả Nguyễn Ngọc Bích; Phần về "Quản trị công ty: Giám sát người quản trị các doanh nghiệp" được in trong cuốn "Chuyên khảo Luật Kinh tế" của tác giả Phạm Duy Nghĩa; bài viết "Transplanted Company Law: An Ideological and Cultural Analysis of Market-Entry in Vietnam" (Luật Công ty cấy ghép: Phân tích

về hệ tư tưởng và văn hoá giai đoạn bước vào nền kinh tế thị trường của Việt Nam) của tác giả John Gillespie…

Ngoài ra còn có một số bài báo, bài viết khác liên quan đến quản lý, điều hành công ty cổ phần được đăng trên Thời báo Kinh tế Sài gòn, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Chứng khoán và các tạp chí khác Một số luận văn cao học cũng

đã đề cập phần nào đến quản trị nội bộ trong công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Quản lý, điều hành công ty cổ phần là một khái niệm rộng, bên cạnh việc chỉ mối quan hệ giữa các cổ đông, giữa các cơ quan bên trong công ty, quản lý, điều

Trang 9

hành công ty còn liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều quan hệ khác như người lao

động và tổ chức công đoàn, các tổ chức tài chính như ngân hàng, các quỹ đầu tư, cơ quan nhà nước… Trong phạm vi và điều kiện cho phép, Luận văn chỉ đề cập đến quản lý, điều hành công ty cổ phần theo nghĩa hẹp, tức là mối quan hệ giữa Đại hội

đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Giám đốc và các chức danh điều hành khác trong công ty cổ phần

Luận văn sẽ tiếp cận vấn đề quản lý, điều hành công ty cổ phần giới hạn chủ yếu trong các vấn đề sau:

i) Các vấn đề tổng quan và cơ bản nhất về quản lý, điều hành trong công ty

cổ phần (khái niệm, vai trò, phân chia các mô hình, xu hướng phát triển…)

ii) Quy định pháp luật và thực trạng quản lý, điều hành trong công ty cổ phần

ở Việt Nam hiện nay (các cơ quan, thiết chế trong công ty cổ phần và mối liên hệ giữa chúng; quy định của Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp

1999 về quản lý và điều hành công ty cổ phần; một số vấn đề quan sát

được từ thực tiễn quản lý, điều hành công ty cổ phần và tại các công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, có so sánh với các nước như Trung Quốc, Nga…)

iii) Trên cơ sở thực tiễn, tác giả đưa ra các khuyến nghị và giải pháp của các tổ

chức quốc tế cũng như của tác giả

Từ quản lý, điều hành trong công ty cổ phần trong tiếng Anh là corporate governance, tương đương trong tiếng Việt được dùng bằng nhiều từ như quản trị

công ty, quản lý công ty hay quản lý và điều hành công ty Trong Luật Doanh nghiệp 1999, ĐHĐCĐ là "cơ quan quyết định cao nhất của công ty" (Điều 70), HĐQT là "cơ quan quản lý công ty" (Điều 80) và Giám đốc (Tổng giám đốc) là người "điều hành hoạt động hàng ngày của công ty" Trong luận văn này, từ quản

lý, điều hành công ty thường được dùng tương đương với từ corporate governance

trong tiếng Anh Lý do chọn từ "quản lý, điều hành" xuất phát từ bản chất mối quan

Trang 10

hệ giữa các cơ quan trên trong công ty cổ phần, nhấn mạnh đến cơ cấu phân bổ quyền lực, cơ chế uỷ quyền trong công ty cổ phần

Theo hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ, thành viên của HĐQT gọi là director, HĐQT gọi là board of directors, người điều hành công ty (giám đốc, các chức danh cao cấp khác điều hành công ty) hay còn gọi là ban giám đốc gọi là officer; giám

đốc hay tổng giám đốc gọi là Chief Executive Officer (CEO); nói chung cả hai người này là management Trong Luật Doanh nghiệp không dùng từ ban giám đốc, do vậy,

trong luận văn, ban giám đốc và giám đốc có thể được dùng thay thế cho nhau, trừ khi giám đốc chỉ chức danh cá nhân trong công ty (CEO)

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp chính sau:

- Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả sử dụng phương pháp này trong tìm kiếm thu thập thông tin, số liệu liên quan đến quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam Thông tin được thu thập từ thực tiễn, từ các báo cáo khảo sát, từ các bài viết, công trình nghiên cứu công bố trên các báo, tạp chí, sách

- Phương pháp Luật học so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các mô hình quản lý, điều hành của các quốc gia, giữa các hệ thống pháp luật (chủ yếu là giữa hai hệ thống Anglo-American và Châu Âu lục địa), so sánh giữa quy

định pháp luật của Việt Nam với các nước, liên hệ giữa thực tiễn của Việt Nam và một số nước, chủ yếu là các nước đang chuyển đổi như Trung Quốc, Nga…

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để làm làm rõ hơn các quy định cụ thể của pháp luật, tổng hợp các hiện tượng điển hình trên thực tiễn để đưa ra một số nhận định ban đầu của tác giả

Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý, điều hành trong công ty cổ phần Chương 2: Quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay; và

Trang 11

Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản

lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay

Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa; cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp trong quá trình thu thập tài liệu, dịch thuật tài liệu, cũng như động viên tinh thần, góp ý kiến cho nội dung và hình thức của bản luận văn Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó Kính mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm để tác giả tiếp tục sửa chữa, bổ sung những nội dung còn khiếm khuyết và hoàn thiện hơn nữa nội dung của luận văn

Trang 12

Chương 1 Những vấn đề cơ bản về quản lý, điều hành trong

Công ty cổ phần ra đời do đòi hỏi của việc mở rộng quy mô kinh doanh cần

có nguồn vốn lớn hơn, các nhà đầu tư không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty, không phải trực tiếp tham gia điều hành công ty đồng thời

dễ dàng chuyển nhượng được phần vốn góp của mình trên thị trường

Theo Robert C Clark, công ty cổ phần đều có bốn đặc điểm cơ bản sau [23,

tr 2]:

‰ tính trách nhiệm hữu hạn đối với các nhà đầu tư góp vốn (cổ đông);

‰ phần vốn góp vào công ty có thể chuyển nhượng dễ dàng;

‰ công ty có tư cách pháp nhân độc lập (tách ra khỏi những người đã thành lập nó, liên tục tồn tại, có mục đích riêng…); và

‰ công ty được quản lý tập trung

Số lượng cổ đông của công ty cổ phần có thể rất đông, do vậy, khó có thể duy trì hình thức quản lý theo kiểu thành viên góp vốn đứng ra trực tiếp điều hành, quản

lý hoạt động của công ty như doanh nghiệp tư nhân; hay mọi thành viên trong công

ty đều có quyền tham gia trong hoạt động quản lý, điều hành và có thể nhân danh

Trang 13

công ty trong mọi giao dịch như các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh Khó có thể tưởng tượng một công ty cổ phần với 3 triệu cổ đông, mỗi người đều có thể hành động nhân danh công ty và mỗi người phải chịu trách nhiệm về hành động của 2.999.999 thành viên công ty khác

Do vậy, ở loại hình công ty cổ phần, thường có sự phân tách giữa quyền sở hữu công ty và quyền quản lý, điều hành công ty1 Theo Clark, lợi ích kinh tế của sự phân tách này là góp phần chuyên môn hoá hoạt động công ty Bởi vì, nhà đầu tư không phải và không nhất thiết phải là người có khả năng trực tiếp điều hành công

ty tốt Sự chuyên môn hoá làm giảm chi phí quản lý, điều hành công ty Nếu 3 triệu

cổ đông cùng tiếp nhận đầy đủ thông tin, cùng đánh giá, phân tích và thảo luận để

đưa ra được một quyết định kinh doanh tốt nhất là một quy trình cực kỳ phức tạp và phi kinh tế

Với mục đích giảm chi phí, các cổ đông sẽ uỷ quyền cho các nhà quản lý chuyên nghiệp điều hành công ty của mình Và để bảo đảm rằng các nhà quản lý không đi ngược lại lợi ích của mình, các cổ đông thành lập ra bộ máy, cơ chế để quản lý, kiểm soát hoạt động của bộ máy điều hành Đó là HĐQT, Ban Kiểm soát, các định chế và thủ tục khác Cổ đông chỉ duy trì một số quyền quyết định quan trọng liên quan đến định hướng quan trọng đối với công ty như giải thể, tách, nhập, sửa đổi điều lệ… thông qua quyền bỏ phiếu của mình tại ĐHĐCĐ

Có nhiều cách để các cổ đông thể hiện sự không nhất trí với cách thức điều hành, quản lý của công ty Đối với các cổ đông nắm đa số cổ phần hay có thể tập hợp, liên kết lại thành nhóm nắm đa số vốn cổ phần, các cổ đông có thể bãi miễn bộ máy lãnh đạo công ty cũ, bầu ra bộ máy lãnh đạo mới Đối với các cổ đông thiểu số, cách đơn giản là bán cổ phiếu của mình đi Khi nhiều cổ đông cùng bán ra thì giá cổ phiếu của công ty trên thị trường sẽ giảm, bộ máy quản lý công ty sẽ chịu sức ép phải cải tổ, thay đổi Hoặc các cổ đông có thể liên kết lại với nhau, để bỏ phiếu thay

Trang 14

đổi bộ máy điều hành (các cổ đông lập nên một HĐQT mới và HĐQT này sẽ chỉ

định ra người điều hành mới) Hoặc những nhà đầu tư, công ty bên ngoài mua gom

số cổ phiếu đủ để nắm quyền kiểm soát công ty, thay đổi bộ máy và cách thức điều hành

1.2 Khái niệm và vai trò của quản lý và điều hành trong công ty cổ phần

1.2.1 Khái niệm

Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần được hiểu là một tập hợp các cơ chế nhằm điều khiển và kiểm soát hoạt động của công ty Hệ thống quản lý, điều hành phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong công ty như các cổ đông, HĐQT, ban giám đốc và các bên khác có quyền và lợi ích liên quan

Có cách hiểu khác về quản lý, điều hành công ty cổ phần như: "Quản lý, điều hành công ty cổ phần liên quan đến tổ chức bộ máy nội bộ và cơ cấu quyền lực của

công ty; chức năng, nhiệm vụ của HĐQT theo mô hình một cấp (one-tier) hay hai cấp (two-tier); cấu trúc sở hữu của công ty; và mối liên hệ nội bộ giữa HĐQT, các

cổ đông và các chủ thể liên quan khác, đặc biệt là người lao động và các chủ nợ của

công ty" [53, tr 106]

Joanna Shelton cho rằng quản lý, điều hành công ty cổ phần theo một nghĩa hẹp của cách dùng truyền thống và pháp lý chính là "các mối quan hệ giữa ban giám

đốc, HĐQT, các cổ đông và những chủ thể khác có liên quan của công ty Mối quan

hệ này hình thành nên cấu trúc (qua nhiều quy tắc và động cơ) để đạt được các mục tiêu mà công ty đặt ra, cách thức để đạt được những mục tiêu đó và xác định cơ chế

giám sát việc thực hiện." [70]

Giáo sư Kenneth Scott của Trường Luật Stanford cho rằng: "Xét ở góc độ toàn diện, quá trình quản lý, điều hành công ty cổ phần bao gồm tất cả những ảnh hưởng liên quan đến quá trình ra quyết định của công ty Đó không chỉ bao gồm quyền kiểm soát của các cổ đông, mà còn là những hợp đồng giao kèo và quyền đệ

đơn phá sản của các chủ nợ, những cam kết với người lao động, các khách hàng và

Trang 15

nhà cung cấp, các quy định của cơ quan nhà nước ban hành, những đạo luật do cơ quan lập pháp thông qua Ngoài ra, các quyết định của công ty còn chịu ảnh hưởng

lớn từ sự cạnh tranh ngoài thị trường nơi nó hoạt động…" [70]

Khái niệm quản lý, điều hành được dùng trong Luận văn này trong nhiều

trường hợp được xem là trùng với khái niệm quản trị công ty (corporate governance) Khái niệm quản lý, điều hành công ty nhấn mạnh đến cơ cấu phân bổ

quyền lực, cơ chế ủy quyền trong công ty cổ phần Ban Giám đốc có thẩm quyền

điều hành hoạt động hàng ngày của công ty cổ phần Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, các cổ đông công ty thông qua ĐHĐCĐ vẫn trực tiếp quyết định hay thông qua một số vấn đề quan trọng của công ty Các cổ đông (thông qua ĐHĐCĐ) bầu ra HĐQT, Ban Kiểm soát để quản lý, giám sát hoạt động của công ty

1.2.2 Sự cần thiết của hệ thống quản lý, điều hành công ty cổ phần

Trong công ty cổ phần, quản lý, điều hành đóng vai trò quan trọng xuất phát

từ các lý do chính như sau2:

thù của loại hình công ty cổ phần Các cổ đông thông thường không trực tiếp

điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, do vậy, có nguy cơ là những người điều hành (Ban Giám đốc, HĐQT) có thể điều hành công

ty không vì những lợi ích của các chủ sở hữu mà vì các lợi ích riêng của họ như đuổi theo các mục đích tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, tiến hành các giao dịch bất lợi cho công ty như bán rẻ các tài sản của công ty cho các công ty khác mà mình góp vốn…

người trực tiếp điều hành công ty: Ban Giám đốc hay HĐQT của công ty chịu

2

Có thể tham khảo thêm tại tài liệu: Centre for International Private Enterprise, Instituting Corporate

Governance in Developing, Emerging and Transitional Economies – A Handbook, March 2002; Frank Lyn,

What is corporate governance?, PriceWaterhouseCoopers’ Book “Structuring for Success” Đối với Việt

Nam, có thể tham khảo tại các tài liệu: Mekong Capital, Đề nghị về cách thực hiện việc Quản trị Doanh

nghiệp tại Việt Nam, 10/01/2003; Ngân hàng Phát triển Châu á, Dự án TA 3353 – VIE Corporatisation

and Corporate Governance, Hướng dẫn về những thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty cho Việt Nam,

bản trình lên Chính phủ Việt Nam tháng 10 năm 2001

Trang 16

trách nhiệm quản lý điều hành công ty hàng ngày nên rõ ràng có các thông tin đầy đủ hơn và chính xác hơn nhiều so với các cổ đông Sự mất cân đối giữa chất lượng và số lượng thông tin về công ty mà Ban Giám đốc có được

so với các cổ đông có được dễ dẫn đến những thiệt hại cho các cổ đông Ngay cả những người trực tiếp điều hành công ty muốn điều hành công ty vì lợi ích của cổ đông thì dù không cố tình họ cũng có thể thường xuyên đưa ra các quyết định sai lầm nếu như không được giám sát đầy đủ và chịu sự điều chỉnh của cơ chế kiểm tra

chuyên môn hoá của môi trường hoạt động kinh doanh hiện nay: Việc điều

hành, quản lý công ty ngày càng đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn, đặc biệt trong những ngành công nghiệp, dịch vụ mới như công nghiệp hoá chất, công nghệ thông tin, viễn thông…

tranh của công ty đòi hỏi phải thu hút vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài: Cùng

với đó là yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch của hệ thống quản lý, điều hành trong công ty để những nhà đầu tư bên ngoài có thể tin cậy

1.3 Vai trò của hệ thống quản lý và điều hành công ty cổ phần

1.3.1 Vai trò đối với công ty và nhà đầu tư

Một hệ thống quản lý và điều hành công ty cổ phần tốt sẽ đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông và tất cả các bên có quyền và lợi ích liên quan, tạo ra môi trường minh bạch và thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh Những lợi ích chính của hệ

thống quản lý, điều hành công ty cổ phần tốt có thể kể đến như sau [58]:

Một cuộc khảo sát năm 2001 của Công ty Credit Lyonnais Security Asia (CLSA)3 cho thấy tại 100 thị trường chứng khoán lớn nhất của các nước đang phát

3

Đây là cuộc khảo sát toàn diện của CLSA dựa trên 495 công ty tại 25 thị trường đang phát triển ở Châu á,

Đông Âu, Châu Phi và Mỹ Latinh [37]

Trang 17

triển có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ suất doanh lợi trung bình trên vốn đầu tư4 vào khoảng 23,5% trong năm 2000 Tuy nhiên, các công ty nằm trong số 1/4 các công ty dẫn đầu về hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt có tỷ suất doanh lợi trên vốn đầu tư khoảng 33,8%, trong khi đó các công ty thuộc nhóm 1/2 các công ty có hệ thống quản lý, điều hành công ty kém có giá trị doanh lợi trên vốn đầu tư chỉ khoảng 16%

Điều này chứng minh rằng, các công ty có hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt

có khả năng nhiều hơn để có những quyết định và thực hiện các biện pháp kiểm soát nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông

Cuộc khảo sát của CLSA đề cập trên cũng tìm thấy rằng trong khoảng thời gian 3 năm gần đây, 1/4 các công ty có hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp tốt nhất tạo ra mức lợi nhuận cổ đông trung bình là 267%, trong khi đó một công ty trung bình chỉ tạo ra mức lợi nhuận cổ đông là 127% và tỷ lệ tương ứng 1/4 các công ty có hệ thống quản lý, điều hành doanh nghiệp kém nhất chỉ là 49% trong cùng khoảng thời gian Cần lưu ý rằng nghiên cứu này được bắt đầu vào năm 1998, thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, do vậy, có thể con số thông thường sẽ cao hơn

Hệ thống quản lý, điều hành công ty chặt chẽ và hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho các cổ đông, HĐQT có khả năng đề phòng và kiểm soát các rủi ro trong kinh doanh một cách tốt hơn5 Chẳng hạn như mức độ minh bạch cao sẽ hạn chế những

4

Doanh lợi trên vốn đầu tư là chỉ số đo lường lợi nhuận mà các công ty có được từ vốn đầu tư, được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước khi trả lãi suất và thuế, chia cho con số khác biệt giữa tổng tài sản và các khoản nợ ngắn hạn

5

Trong trường hợp công ty cổ phần có những cổ đông nhỏ, vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của

công ty ít thì các rủi ro sau đây có thể xảy ra đối với các cổ đông nhỏ: công ty cho các cổ đông hoặc các nhân

viên quản lý cấp cao vay mượn một số tiền lớn với lãi suất thấp hơn so với thị trường hoặc với mức ưu đãi đặc biệt; cổ đông cho công ty vay mượn với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường; công ty đứng ra bảo lãnh vì quyền lợi của một cổ đông nào đấy; bán tài sản cho cổ đông với giá thấp hơn giá thị trường hay mua tài sản từ các

cổ đông với giá cao hơn giá trị hợp lý của trị trường; mua nguyên liệu hoặc thuê dịch vụ từ các bên có liên quan hoặc bán thành phẩm với giá có lợi cho các Bên có liên quan; mua lại cổ phần từ một số cổ đông với giá cao hơn mức giá hợp lý trên thị trường; các cán bộ quản lý cao cấp chuyển nhượng tiền mặt hoặc tài sản của công ty ra ngoài công ty một cách không chính đáng, nhận những khoản tiền hoa hồng một cách không minh bạch từ các hợp đồng mua bán cổ phần của công ty; các nhà đầu tư không có thông tin đầy đủ về tình

Trang 18

rủi ro liên quan đến gian lận, trục lợi, bởi vì trách nhiệm được quy định rõ ràng cũng như sẽ dễ dàng trong việc phát hiện các hành vi làm tổn hạn đến công ty này Các quyết định quan trọng được bảo đảm dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin và khách quan, bởi vì thủ tục và trách nhiệm đưa ra các quyết định trên được quy định cụ thể

Các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức (như các tổ chức tài chính, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, trợ cấp…) đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý, điều hành công ty cổ phần là một yếu tố quan trọng khi quyết định đầu tư Chẳng hạn như, trong một nghiên cứu do Công ty McKinsey tiến

hành [57] thu được kết quả sau:

o Khi quyết định đầu tư, đa số các nhà đầu tư có tổ chức xem hệ thống quản lý,

điều hành công ty là yếu tố quan trọng ngang bằng với hoặc thậm chí quan trọng hơn kết quả tài chính của công ty Điều này đã được khẳng định ở các thị trường của các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh (còn được gọi là thị trường mới nổi), bằng chứng là 82% các nhà đầu tư tại Châu á đánh giá cao yếu

tố quản lý, điều hành công ty

o Ngược lại, 60% các nhà đầu tư có tổ chức sẽ tránh đầu tư vào các công ty mà hệ thống quản lý, điều hành công ty yếu kém

o Một tỷ lệ lớn các nhà đầu tư có tổ chức sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của các công ty có hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt ở Châu á, 78% các nhà đầu tư được hỏi trả lời họ sẵn sàng trả giá cao cho cổ phiếu của những công ty này Trong một cuộc khảo sát khác cũng được thực hiện bởi công ty McKinsey, kết quả cho thấy các công ty thực hiện quản lý, điều hành công ty tốt sẽ làm tăng giá trị công ty lên 10-12% so với các công ty chỉ thực hiện ở mức độ trung bình

hình tài chính của công ty; thủ tục tiến hành ra các quyết định quan trọng trong công ty không được quy định

rõ ràng… [58]

Trang 19

1.3.2 Vai trò đối với quốc gia, nền kinh tế

‰ Yêu cầu về tính minh bạch trong trong các giao dịch của công ty, trong chế độ

kế toán và kiểm toán, trong mua bán và cung cấp hàng hoá, dịch vụ và trong rất nhiều các giao dịch khác liên quan đến công ty làm hạn chế những giao dịch không lành mạnh Đối với nền kinh tế, điều này góp phần làm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, lành mạnh thị trường vốn, tài chính, khuyến khích các hoạt động đầu tư

‰ Hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt góp phần giúp những nhà quản lý, điều hành công ty xây dựng được chiến lược của công ty minh bạch và rõ ràng; đảm bảo rằng những vụ sáp nhập, hợp nhất được thực hiện bởi những động cơ trong sáng; hệ thống lương thưởng cho đội ngũ quản lý phản ánh đúng hoạt động của công ty Điều này không chỉ giúp các công ty thu hút đầu tư và nâng cao được hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tốt đến thị trường vốn của nền kinh tế

‰ Một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt, áp dụng những tiêu chuẩn minh bạch trong quan hệ giữa công ty với các nhà đầu tư và các chủ nợ, góp phần giúp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng Đây là kinh nghiệm được rút ra từ khủng hoảng các nước Châu á những năm 1997 – 1998

‰ Các nghiên cứu cũng như bài học từ thực tiễn đã chứng tỏ rằng, các quốc gia có

hệ thống quản lý, điều hành công ty bảo vệ tốt cổ đông thiểu số thì sẽ có cơ hội huy động được các nguồn vốn lớn và ổn định

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu, hoạt động quản lý, điều hành công ty

Trang 20

Trường hợp một nhóm nhỏ cổ đông sở hữu công ty cổ phần, tính tích cực là nhóm cổ đông này sẽ kiểm soát, giám sát được chặt chẽ mọi hoạt động của công ty, bảo vệ được lợi ích của mình Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu này dễ dẫn đến sự lạm quyền của nhóm cổ đông lớn, có thể gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số và các cổ

đông nhỏ bên ngoài công ty

Còn trường hợp cổ phiếu của công ty được phát hành rộng rãi, do nhiều cổ

đông khác nhau nắm giữ Hoạt động quản lý, điều hành công ty do vậy phụ thuộc lớn vào kỷ luật của thị trường chứng khoán, nơi mà giá cổ phiếu lên hay xuống thể hiện chất lượng hoạt động của bộ máy điều hành công ty Các nhà đầu tư có tổ chức, những người có nguồn lực và kỹ năng kiểm soát hoạt động của công ty đóng vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành công ty

Cơ cấu, cơ chế đại diện của HĐQT, tính độc lập và trình độ của các thành viên HĐQT ảnh hưởng rất lớn đến mô hình, tính chất quản lý, điều hành trong các công ty cổ phần Vai trò của HĐQT là giám sát và quản lý các hoạt động hàng ngày của bộ máy điều hành công ty Một số quan điểm hiện nay cho rằng vai trò của HĐQT chỉ phát huy hiệu quả khi các thành viên HĐQT không tham gia điều hành công việc hàng ngày của công ty vì như vậy mới có khả năng đưa ra được các đánh giá khách quan và độc lập hơn đối với các quyết định của ban giám đốc Do vậy, các khuyến nghị hiện nay để nâng cao chất lượng quản lý, điều hành trong công ty cổ phần cả ở các nước phát triển (như Mỹ) hay các nước đang phát triển là nên quy

định bắt buộc một tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập bên ngoài công ty6

Đó là hệ thống thiết lập cơ chế đăng ký cổ phiếu độc lập, bổ nhiệm các thư

ký công ty, quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính nội bộ và xây dựng hệ thống báo

6

Có thể tìm rất nhiều các khuyến nghị dạng này tại: OECD, OECD Principles of Corporate Governance,

1999 , trang web của OECD: http://www.oecd.org; The Business Rountable, Principles of Corporate

Governance, May 2002; Gainan Avilov, Bernard Black, Dominique Carreau, Osana Kozyr, Stilpon

Nestor, Sarah Reynolds, General Principles of Company Law for Transition Economies, Perpared under the

auspices of the OECD (published in 24 Journal of Corporation Law 1999 (p 190-293)

Trang 21

cáo… nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục đồng thời tránh gian lận

và các hoạt động phi pháp Các hệ thống kiểm tra và cân đối nội bộ này là các công

cụ rất quan trọng đối với HĐQT trong việc quản lý và tiến hành giám sát hoạt động quản lý, điều hành công ty và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Điều lệ công ty được xem là hiến pháp của công ty, quy định quyền và trách nhiệm của các cổ đông, các bộ phận cấu thành của công ty, vai trò lãnh đạo của các

bộ phận này cũng như các thủ tục và quy trình hoạt động quản lý, điều hành công ty

Tính hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành công ty phần lớn phụ thuộc vào mức độ rõ ràng và cụ thể của các quy định trong điều lệ công ty về các vấn đề này Một bản điều lệ công ty rõ ràng và minh bạch cải thiện được trình độ chuyên môn và hiệu quả của hoạt động điều hành công ty, đồng thời không những bảo vệ

được các cổ đông mà còn bảo vệ được các thành viên HĐQT và giám đốc của công

ty thông qua một cơ chế uỷ thác quyền và trách nhiệm rõ ràng Bản điều lệ rõ ràng, chi tiết làm giảm rủi ro tranh chấp

1.4.2 Các yếu tố bên ngoài

Một số các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống, tính chất quản lý,

điều hành công ty:

quyền hợp đồng khác được thực thi Các chế định pháp luật có liên quan chặt chẽ tới quản lý, điều hành công ty như luật công ty, luật ngân hàng, luật phá sản, chính sách cạnh tranh và các quy định về lao động…

và thời hạn của thông tin được công bố cho các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng và thị trường Tính minh bạch của tài chính công ty và mọi hoạt động của công ty rất quan trọng để giảm rủi ro do các quyết định kinh doanh thiếu thận trọng, hoạt động gian lận và phi pháp của công ty gây ra

Trang 22

‰ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường: áp đặt kỷ luật thương mại

lên hoạt động quản lý, điều hành, khuyến khích các công ty tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư

tài chính và các biện pháp khuyến khích cho các công ty Nếu một công ty nhận nguồn tài chính bên ngoài thông qua thị trường tín dụng thì việc cạnh tranh huy

động vốn và các quy định khắt khe mà theo đó người cho vay thẩm định khoản vay cũng như theo dõi tình hình tài chính của công ty buộc công ty phải đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của mình Nếu công ty thông qua thị trường vốn để huy động vốn thì các cổ đông thực hiện quyền biểu quyết của mình đối với HĐQT không chỉ trực tiếp thông qua việc tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ mà còn thông qua việc đầu tư thêm hay rút vốn đầu tư vào công ty bằng cách mua hay bán cổ phiếu tuỳ thuộc vào việc họ thấy công ty hoạt động có tốt hay không Xu hướng giá cổ phiếu do đó thể hiện sự tán thành hay không tán thành đối với hoạt

động quản lý, điều hành công ty và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công

ty Do vậy, thị trường chứng khoán có thể hoạt động như một thị trường đối với hoạt động quản lý, điều hành công ty: hoạt động công ty yếu kém làm giảm giá

cổ phiếu, một hay một nhóm nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc tăng số cổ phiếu sở hữu của mình lên, chiếm quyền kiểm soát công ty Nguy cơ có thể xảy

ra buộc các cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty và ban giám đốc công ty hiện thời phải tối đa hoá hoạt động của công ty cũng như tối đa hoá giá trị cổ phiếu của công ty để tránh bị thâu tóm

những người quản lý công ty phải nỗ lực phấn đấu hết sức mình vì những ai làm việc kém hiệu quả có thể sẽ bị thay thế Khi có một thị trường lao động cạnh tranh cao, các nhà quản lý chuyên nghiệp phải hết sức phấn đấu để tạo dựng tiếng tăm của mình nhằm cạnh tranh để giành được vị trí đề bạt cao hơn và những công việc có thu nhập hấp dẫn hơn

Trang 23

‰ Truyền thống văn hoá và lịch sử: là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hình

thức sở hữu, phương thức huy động vốn của công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh, hoạt động công bố thông tin và hành vi tích cực của cổ đông Hệ thống quản lý, điều hành công ty ở nhiều nước được hình thành nên bởi các yếu tố văn hoá và lịch sử ở những nền kinh tế có hệ thống hay truyền thống lập pháp yếu kém thì các công ty có xu hướng tập trung quyền sở hữu cao và được quản lý bởi những người bên trong công ty như một biện pháp phòng vệ chống lại tình trạng quyền lợi của các cổ đông không được luật pháp bảo vệ đầy đủ Hay xu hướng

ưa thích sở hữu công ty một cách chắc chắn cũng dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường vay nợ, chứ không phải từ thị trường vốn, không chỉ nhằm mục đích tránh "pha loãng" quyền kiểm soát công ty mà còn nhằm trách công bố thông tin về công ty Còn ở nhiều nước Châu á, truyền thống văn hoá tránh xung đột và đối đầu công khai gây ra tình trạng các công ty

và các cổ đông thích giải quyết tranh chấp một cách không chính thức và riêng tư hơn là đem sự việc ra giải quyết bằng pháp luật tại toà án

1.5 Các mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần phổ biến trên thế

giới

Có nhiều cách để phân chia các mô hình quản lý, điều hành của công ty cổ phần Cách thứ nhất khá phổ biến là phân chia theo các mô hình: mô hình kiểu Anglo-Saxon hay mô hình "kiểu Mỹ" (hoặc còn gọi với các tên khác là mô hình Anglo-American, mô hình Anh - Mỹ), mô hình kiểu Nhật, mô hình kiểu Đức, mô hình kiểu Pháp với những riêng biệt về đặc điểm lịch sử kinh tế, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, đặc thù của nền văn hoá và các điều kiện khác

Cách thứ hai là phân chia các mô hình công ty cổ phần dựa theo các chủ thể,

đối tượng mà mô hình hướng tới Với cách phân chia này, mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần gồm có mô hình công ty hướng về vai trò kiểm soát của các

nhà quản lý (the manager-oriented model), mô hình hướng về vai trò kiểm soát của người lao động, nghiệp đoàn (the labor-oriented model), mô hình hướng về vai trò kiểm soát của nhà nước (the state-oriented model), mô hình tổng hợp (có vai trò của

Trang 24

nhiều đối tượng liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần (stakeholder model)

như chủ nợ, bạn hàng, ngân hàng và công đoàn…) và mô hình thiên về vai trò kiểm

soát của các cổ đông (the shareholder-oriented model)

Các phác hoạ dưới đây chỉ là những "điểm nhấn" rất khái quát của từng loại mô hình, không mong muốn chỉ ra được đầy đủ các đặc điểm, tính chất của từng mô hình trong một tương quan so sánh đầy đủ

1.5.1 Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đặc điểm kinh

ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành mô hình này là tác phẩm "Công

ty theo kiểu hiện đại và tài sản tư nhân" (The Modern Corporation and Private Property) năm 1932 của Adolf A Berle và Gardiner C Means Các tác giả khẳng

định rằng phần lớn những ông chủ sở hữu công ty trở thành những cổ đông thiếu kỹ năng, thiếu thông tin và thiếu động cơ để giám sát những hoạt động của các nhà quản lý công ty chuyên nghiệp Họ đã đề ra mô hình hệ thống quản lý, điều hành công ty theo hướng tìm kiếm một bộ máy làm cầu nối giữa việc tách biệt sở hữu của chủ sở hữu và điều hành của nhà quản lý, trong đó xác định rõ trách nhiệm của nhà quản lý

Mỹ và Nhật – Mỗi nơi mỗi kiểu, Thời báo Kinh tế Sài gòn số 36 ngày 05/09/1996; Vũ Thị Thuý Ngà, Các

mô hình quản trị doanh nghiệp: Đôi nét về lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại một số nước, Tạp chí Chứng

khoán Việt Nam số tháng 09 năm 2003…

Trang 25

Cơ chế quản lý, điều hành trong công ty cổ phần "kiểu Mỹ" thực chất là hệ

thống các hợp đồng (còn gọi là sự phức hợp các hợp đồng – nexus of contracts) với

nền tảng dựa trên cơ chế thị trường, bảo vệ ở mức độ cao của pháp luật cho các cổ

đông, trong đó toà án đóng vai trò rất quan trọng Ưu việt của hệ thống này là với chi phí ít nhất mà vẫn có thể cân đối động lực của nhà quản lý với cổ đông và kiểm soát được những giao dịch có tính chất tư lợi không thể tránh khỏi của các nhà quản

Cơ sở của mô hình quản lý, điều hành công ty "kiểu Mỹ" chính là thị trường

vốn phát triển rất năng động, sở hữu công ty phân tán (disperse) cho nhiều cổ đông

khác nhau Cơ cấu sở hữu phân tán nên HĐQT và ban giám đốc công ty chịu sự chi phối lớn từ các cổ đông bên ngoài công ty Khi các cổ đông không đồng ý với cách

kinh doanh của người đại diện cho mình, họ sẽ "bỏ phiếu bằng chân" (voting by feet), nghĩa là bán rẻ cổ phiếu của mình đi, làm cho giá cổ phiếu công ty giảm sút,

đẩy công ty tới bờ vực phá sản hoặc tạo ra cơ hội để một nhóm cổ đông có quyền lực thâu tóm công ty thay thế, bầu ra bộ máy quản lý, điều hành mới và chiến lược kinh doanh mới hiệu quả hơn

Mô hình quản lý, điều hành công ty "kiểu Mỹ" là điển hình của mô hình một

cấp (one-tier), có HĐQT (board of directors) nhưng không có cơ quan gọi là Ban

Kiểm soát như trong mô hình của Đức Song trong HĐQT thường có các thành viên

HĐQT bên ngoài (outsider directors) và độc lập

ƒ Mô hình kiểu Nhật:8

8

Có thể tham khảo thêm về mô hình quản lý điều hành kiểu Nhật từ: Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp

– Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ 1999; Yishay Yafeh, Corporate Governance in Japan: Past Perpormance and Future Prospects, Oxford Review of Economic Policy, Vol 16, No.2; Paul

Sheard, Japanese Corporate Governance in Comparative Perspective, tại Website:

htttp://wb-cu.car.chula.ac.th/papers/corpgov/cg075.htm; Phạm Duy Nghĩa, Buôn có bạn, bán có phường: Vai trò của

truyền thống văn hoá Phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 02

năm 2003; Nobuyuki Yasuda và Trần Thị Lệ Thuỷ, Điều hành và giám sát công ty ở Mỹ và Nhật Bản, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số năm 2000; TĐ, Công ty Cổ phần ở Mỹ và Nhật – Mỗi nơi mỗi kiểu, Thời báo Kinh tế Sài gòn số 36 ngày 05/09/1996; Danh Văn, Các công ty Nhật: Sự hoà điệu mới với mọi cổ đông,

Thời báo Kinh tế Sài gòn số 49 ngày 02/12/1999

Trang 26

Một trong những đặc điểm khá nổi bật của mô hình quản lý, điều hành công

ty "kiểu Nhật" là vai trò của các cổ đông pháp nhân (ngân hàng, các quỹ, các công ty…) rất lớn, có thể xem là đóng vai trò trung tâm Giữa các công ty của Nhật và

Mỹ thường có sự khác biệt rất lớn về mức độ tập trung sở hữu Đã có những so sánh khá thú vị về mức độ tập trung sở hữu của công ty này, chẳng hạn như, ở Mỹ các hộ gia đình nắm giữ gần 60% các cổ phần hiện có của các công ty cổ phần, trong khi ở Nhật là chỉ khoảng 25% Các ngân hàng ở Nhật nắm hơn 20% số cổ phần hiện có

của các công ty so với vài phần trăm tại Mỹ [76]

Trên thực tế, ở Nhật, các ngân hàng lớn thường được uỷ quyền thay mặt cổ

đông giám sát, quản lý các công ty, xem xét các kế hoạch của công ty, trong trường hợp công ty làm ăn kém thì những ngân hàng này thường can thiệp và sẽ buộc công

ty phải thay bộ máy điều hành quản lý công ty hoặc buộc phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới

Để chống lại việc bị thôn tính thù địch hay sáp nhập, các công ty ở Nhật liên kết với nhau bằng việc sở hữu cổ phần của nhau, hình thành cơ cấu sở hữu chéo gọi

là keiretsu Kết cấu vốn chằng chịt giữa các công ty anh em với nhau trong đó có cả

nhà cung cấp và khách hàng Thường thường có một cổ đông thống soái, như một ngân hàng chính Tập tục trong các công ty Nhật là dành một số cổ phần cho các nơi cho vay tiền, cho các đối tác buôn bán như là một cử chỉ thiện chí, thành thực và gắn

bó Các cổ phiếu do các công ty đối tác, ngân hàng cho vay, đại gia đầu tư… ít bị bán, vì vậy, nó tạo nên một khối cổ đông thân hữu và bền vững

Cổ tức được trả theo mệnh giá chứ không theo giá của thị trường chứng khoán nên các cổ đông bền vững không quan tâm đến lợi nhuận, không hề bị thúc

đẩy phải bán cổ phần đi và không tham gia vào điều hành công ty Được cổ đông bền vững hỗ trợ, số cổ đông nhỏ còn lại không có được tiếng nói gì và nói chung không can thiệp hay quan tâm và công việc quản lý, điều hành hàng ngày của công

ty Các phiên họp của cổ đông hàng năm chỉ diễn ra chiếu lệ Quyền lực chính thức nằm trong tay tổng giám đốc thực hiện qua các uỷ ban quản trị Các phiên họp của HĐQT thường mang tính chất phê chuẩn…

Trang 27

ƒ Mô hình kiểu Đức:9

Mô hình quản lý, điều hành kiểu "Đức" có hai đặc điểm nổi bật Thứ nhất là

có sự tách biệt giữa Hội đồng quản lý (management board hay Vorstand) và Hội

đồng giám sát (supervisory board hay Aufsichtsrat) Vì thế mà người ta gọi mô hình kiểu Đức là mô hình hai cấp (two-tier) Mô hình này có nguồn gốc từ những năm

1870 và bắt buộc không chỉ đối với loại hình công ty cổ phần mà còn đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn quy mô lớn Hội đồng quản lý của các công ty chỉ bao gồm các thành viên bên trong còn hội đồng giám sát còn bao gồm các đại diện khác, các thành viên ngoài công ty

Đặc điểm thứ hai là vai trò khá nổi bật của đại diện người lao động trong hoạt

động quản lý, điều hành công ty cổ phần, tạm gọi là chế độ cùng tham gia điều hành

của người lao động (co-determination regime) Có 3 mô hình về sự tham gia của đại

diện người lao động trong hội đồng giám sát công ty Mô hình thứ nhất là mô hình người lao động tham gia 1/3 ghế trong hội đồng giám sát10 (one-third participation model) được áp dụng cho các công ty cổ phần có hơn 500 lao động Mô hình tham gia bình đẳng của người lao động (full-parity model), tức là đại diện người lao động

chiếm 1/2 số ghế trong hội đồng giám sát công ty, được áp dụng cho ngành công nghiệp than và thép Mô hình tham gia gần như bình đẳng11 (quasi-parity model)

được áp dụng cho những công ty có nhiều hơn 2.000 công nhân [83]

Hội đồng giám sát có hai vai trò chính: 1) Chỉ định và bãi miễn các thành

viên của hội đồng quản lý; và 2) giám sát quản lý (supervises management) Vai trò

giám sát ở đây không có nghĩa là giám sát các quyết định kinh doanh hàng ngày, mà theo điều lệ công ty hoặc theo quyết định của hội đồng giám sát, một số loại giao dịch của công ty phải được hội đồng giám sát thông qua mới có hiệu lực

9

Thông tin trong phần này có thể tham khảo: Theodor Baums, Corporate Governance in Germany – System

and Current Development, Websites: www.jura.uni-frankfurt.de

10

Một phần ba (1/3) thành viên hội đồng giám sát của công ty có nhiều hơn 500 lao động do tập thể người lao

động bầu lên và phần còn lại (2/3) sẽ do các cổ đông bầu ra

11

Theo Đạo luật về tham gia quản lý của người lao động (Co-determination Statute) năm 1976, trong các

công ty không thuộc ngành than, thép mà có nhiều hơn 2.000 lao động, một nửa thành viên của hội đồng giám sát công ty do cổ đông bầu ra, nửa còn lại do người lao động và tổ chức nghiệp đoàn bầu ra ở đây, có sự phân biệt giữa thành viên do người lao động công ty bầu ra và thành viên do tổ chức nghiệp đoàn bầu ra

Trang 28

ƒ Mô hình kiểu Pháp:12

Mô hình này có một điểm khá giống với mô hình của Nhật, thể hiện ở vai trò quan trọng của Nhà nước trong quản lý và điều hành công ty Chính phủ Pháp thực hiện chính sách hướng dẫn doanh nghiệp, do đó đã ảnh hưởng mạnh đến sự điều hành của các doanh nghiệp Các công chức Nhà nước có thể vào làm cho các công

ty, ít lâu sau có thể trở lại làm công chức Khi cần tham khảo chiến lược dài hạn của công ty , lãnh đạo công ty có thể sẽ tham vấn chính quyền

Ban giám đốc trong công ty của Pháp có rất nhiều quyền Vị chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty rất có thế lực, có thể quyết định chiến lược của công ty, thực hiện kiểm tra mà không bị một ai trong HĐQT cản trở Thậm chí, người này có thể kiểm soát được HĐQT như chọn thành viên, ấn định các vấn đề bàn bạc trong phiên

họp hội đồng [17, tr 161]

Từ năm 1960, công ty có thể chọn một trong hai cách thiết lập cơ cấu: cấu

trúc đơn một HĐQT duy nhất (one-tier) hay cấu trúc hai tầng hay kép (two-tier)

Trong cấu trúc đơn, chỉ có một hội đồng gọi là HĐQT Hội đồng này có ít nhất 3 người, không quá 12 người Trong số thành viên của hội đồng có hai người

được cử vào, một đại diện cho ban giám đốc và một đại diện cho người lao động, nhưng họ không phải là những thành viên chính thức Đa số các công ty có cấu trúc

đơn

Trong cấu trúc kép, công ty có một uỷ ban chấp hành (directoire) và một hội

đồng giám sát (conseil de surveillance) cùng giám sát, quản lý hoạt động của ban

giám đốc Hội đồng giám sát có cổ đông công ty cùng những chuyên gia tư vấn, đại diện các ngân hàng và các công ty đối tác kinh doanh Một số lớn thành viên được

bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo bản điều lệ Hội đồng giám sát bổ nhiệm người làm giám đốc hay thành viên cho ban giám đốc

12

Thông tin trong phần này được tham khảo từ: Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp – Vốn và quản lý

trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ 1999

Trang 29

Sau ngân hàng, các công ty lớn và chính quyền, các cổ đông không có vai trò

đáng kể gì trong cơ cấu quản lý của công ty

1.5.2 Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đối tượng,

nhà quản lý công ty, chẳng hạn như các quy định về chế độ uỷ nhiệm (proxy rules) của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SEC), đạo luật Williams (Williams Act)…

Tuy nhiên, đến những năm 1970 và 1980, quan điểm về mô hình này có những thay đổi cơ bản Người ta nhận ra rằng, khi trao cho những nhà quản lý những quyền tự quyết lớn trong các chính sách đầu tư của công ty, các nhà quản lý sẽ có xu hướng theo đuổi những mục đích của mình, cho dù đó có thể là những thiện ý tốt

Và những chi phí, tổn thất phải bỏ ra cho những mục đích, lý do phi lợi nhuận hoàn toàn không nhỏ

ˆ Mô hình hướng vào người lao động:

Trong mô hình này, để giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa người lao động

và công ty, người lao động được quyền trực tiếp tham gia quản lý, điều hành công ty (mặc dù không hề có phần vốn sở hữu nào) bằng cách cử các đại diện của mình tham gia vào HĐQT Mô hình hướng vào người lao động phát triển cùng với vai trò gia tăng của các tổ chức nghiệp đoàn lao động

13

Cách phân chia này được sử dụng từ: Henry Hansmann và Reinier Kraakman, The End of History for

Corporate Law (Sự chấm dứt của lịch sử Luật Công ty), Georgetown Law Journal, January 200l

Trang 30

Mô hình này được phát triển ở nước Đức từ năm 1951 trong ngành công nghiệp than và thép và sau đó mở rộng ra trong toàn ngành công nghiệp Đức từ năm

1952 cho tới 1976 Trong tất cả các công ty cỡ lớn của Đức, đại diện cho người lao

động thậm chí chiếm đến một nửa số thành viên trong HĐQT Cuối những năm

1970, mô hình của Đức còn được khuyến nghị áp dụng cho các nước khác thuộc cộng đồng Châu Âu thông qua việc soạn thảo Dự thảo Bản hướng dẫn thứ năm về

Luật Công ty (Fifth Directive on Company Law) của cộng đồng Châu Âu

Các nước khác thuộc Châu Âu cũng áp dụng mô hình này, tuy nhiên không

đi xa như Đức Các nước này thông thường chỉ quy định bắt buộc phải có một tỷ lệ nhất định (thường là nhỏ) đại diện của người lao động trong HĐQT những công ty lớn

Tuy nhiên, hiện nay nhiều quan điểm đã thống nhất được với nhau rằng, sự tham dự trực tiếp của người lao động đối với quản lý, điều hành công ty không còn phù hợp, mang đến những hệ quả như các quyết định kinh doanh đưa ra chậm, cản trở và hạn chế vai trò của HĐQT, do vậy, tạo ra HĐQT yếu kém; những phiền toái

và tính phi hiệu quả được đánh giá lớn hơn so với những lợi ích mà nó có thể đem lại, thậm chí làm tê liệt công ty Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, sở dĩ hiện tại mô hình này tiếp tục tồn tại ở Đức là do những yếu tố chính trị – xã hội riêng biệt của nước này

ˆ Mô hình hướng vào Nhà nước:

Mô hình này đặc biệt đề cao vai trò can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong quản lý và điều hành công ty cổ phần Sự can dự của các cơ quan hành chính Nhà nước được xem là phương cách tránh được những khiếm khuyết của thị trường đối với công ty

Mô hình này thịnh hành ở Pháp và Nhật Bản những năm sau chiến tranh và cũng chứng tỏ được một số thành công cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh

tế Nhật Bản cũng như một số nước Châu á khác trong những năm thuộc thập kỷ

1980

Trang 31

Mô hình hướng vào nhà nước có nhiều công cụ kiểm soát nằm bên ngoài luật công ty, nhưng luật công ty lại làm suy yếu vai trò của các cổ đông Các công cụ kiểm soát chính, chẳng hạn như quyền quyết định của các cơ quan hành chính trong việc cho vay, cấp giấy phép, ngoại hối hay các lợi ích pháp lý khác đã bị đánh giá là quá tốn kém, không hiệu quả và dễ gây tham nhũng Cứ liệu lịch sử dưới thời Thatcher, Mitterand, sự sụp đổ của Liên Xô và tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài suốt cả một thập kỷ của Nhật, tất cả đã làm giảm đi tính hấp dẫn của mô hình này

ˆ Mô hình đề cao vai trò của nhiều đối tượng liên quan đến công ty cổ phần (mô hình tổng hợp):

Những đối tượng liên quan đến công ty cổ phần bao gồm các chủ nợ của công ty như các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, các đối tác, bạn hàng của công ty và cả người lao động Mô hình này được biểu hiện ở hai loại:

Loại thứ nhất là mô hình uỷ thác (fiduciary model), mô hình mà HĐQT có

vai trò như cơ quan điều phối trung tâm, đại diện cho quyền lợi của tất cả các đối tượng có liên quan Mặc dù các đối tượng có liên quan không có đại diện trực tiếp trong HĐQT, nhưng quyền lợi của họ được đảm bảo bằng cách là làm suy yếu vai trò đại diện cho cổ đông của HĐQT và HĐQT luôn phải cân nhắc về quyền lợi của các chủ thể có liên quan khi ra các quyết định Mô hình uỷ thác đã được thừa nhận

và được ủng hộ trong pháp luật của Mỹ, chẳng hạn như cho phép HĐQT cân nhắc về lợi ích của các đối tượng khác hơn là lợi ích của các cổ đông công ty trong bối cảnh

nhằm chống lại các cuộc thôn tính thù địch (takeover) đang ngày càng gia tăng Mô

hình này được xem là một biến thể của mô hình thiên về vai trò của các nhà quản lý

và có những hạn chế tương tự

Loại thứ hai là mô hình có các đại diện trực tiếp của những đối tượng có liên quan trong HĐQT Trong mô hình này, hai hay nhiều hơn các nhóm quyền lợi liên quan đến công ty cử ra các đại diện của mình trong HĐQT, các đại diện này sẽ xem xét các quyết định của HĐQT, "mặc cả", tranh đấu giữa các nhóm quyền lợi để bảo

đảm lợi ích tối đa Mô hình này có những điểm yếu hệt như mô hình thiên về vai trò

Trang 32

của người lao động với đặc điểm của quá trình ra các quyết định kinh doanh chậm chạp và phức tạp

ˆ Mô hình hướng vào cổ đông:

Một trong những đặc điểm chính của mô hình này là tập trung, chú trọng bảo

vệ quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Vì

vị thế yếu kém trong công ty, các cổ đông thiểu số được chú trọng bảo vệ, tránh sự lạm quyền của các cổ đông kiểm soát

Có hai lý do cơ bản về việc cần thiết phải chú trọng bảo vệ các cổ động thiểu

số trong công ty cổ phần Thứ nhất, nếu thiếu vắng một cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho các cổ đông thiểu số, cổ đông không kiểm soát, các công ty cổ phần sẽ khó huy

động vốn từ thị trường vốn, trong đó, ở hầu hết các nước, thường chỉ bao gồm các nhà đầu tư nhỏ Thứ hai, các cổ đông kiểm soát có xu hướng hành động không vì lợi ích chung cho mọi cổ đông, mà tập trung làm tăng phần hưởng lợi bất bình đẳng

bằng các lựa chọn đầu tư không hiệu quả và các chính sách quản lý khác [46, tr 11]

Mô hình hướng vào cổ đông được dự đoán là mô hình ưu việt nhất hiện nay ,

được Kraakman và Hansmann chứng minh cả từ lý luận lẫn thực tiễn [46, tr 9]:

ƒ Về lý luận: Thứ nhất, lợi ích của các cổ đông trong công ty cổ phần khó có thể

được bảo vệ thích đáng chỉ bởi các thoả thuận hợp đồng, do vậy, pháp luật phải

quy định cho các đối tượng này các quyền để kiểm soát công ty Thứ hai, khi các

cổ đông có quyền kiểm soát đủ mạnh, các cổ đông sẽ có động lực nhằm tối đa

hoá giá trị của công ty Thứ ba, quyền và lợi ích của các chủ thể khác liên quan

đến công ty, ngoài cổ đông, có thể bảo đảm bằng các giao kết hợp đồng và các quy định pháp luật ngoài luật công ty (như pháp luật lao động bảo vệ người lao

động, pháp luật về hợp đồng bảo vệ các chủ nợ, pháp luật về thuế đảm bảo quyền của Nhà nước…)

ƒ Về thực tiễn: Sự thành công của các công ty Mỹ theo mô hình hướng vào cổ

đông trong những thập kỷ gần đây so với các công ty khác của Đức, Nhật rõ ràng

là những bằng chứng thuyết phục cho sự ưu việt của mô hình quản lý, điều hành

Trang 33

hướng vào cổ đông Trong số những công ty lớn nhất thế giới hiện nay, khoảng 70% được vận hành theo mô hình Anh – Mỹ và nhiều công ty cổ phần ở Nhật Bản, Châu Âu đang chuyển sang hướng này Ngoài ra, yếu tố cạnh tranh toàn cầu mang tính sống còn giữa các công ty hiện nay cũng làm cho các công ty phải cân nhắc các yếu tố cạnh tranh như: chi phí huy động vốn rẻ, tính nhanh nhạy với thị trường sản phẩm mới, động lực tái cơ cấu công ty một cách thường xuyên

để thích nghi với điều kiện thị trường mới, khả năng phát hiện và ngăn chặn những quyết định đầu tư không hiệu quả… Đây chính là những thế mạnh của mô hình quản lý, điều hành công ty hướng vào cổ đông so với các mô hình khác

1.6 Xu hướng quản lý, điều hành công ty cổ phần trên thế giới hiện nay

1.6.1 Xu hướng hội tụ (hay là chiều hướng thay đổi theo mô hình Anh - Mỹ)

Thành công của các công ty Mỹ những thập kỷ gần đây14 là tác động quan trọng đối với xu hướng quản lý, lý điều hành của công ty trên thế giới Tổ chức OECD cũng như các tổ chức quốc tế đa phương khác thường khuyến nghị các nước

áp dụng các quy tắc về quản lý, điều hành công ty với những nguyên tắc cơ bản của mô hình kiểu Mỹ15

Một số chuyên gia đã giải thích cho nguyên nhân chính của xu hướng này như: 1) Quá trình toàn cầu hóa của thị trường; 2) Tính lệ thuộc và ảnh hưởng của chính trị đối với quản lý; 3) Xu hướng thống nhất của hệ thống pháp luật toàn cầu Ngoài ra, sự không thành công của các mô hình Đông á (Nhật Bản, Hàn Quốc…), tính không hiệu quả của mô hình Châu Âu cổ điển (như kiểu Đức) cũng góp phần

đẩy nhanh xu hướng này [78]

14

Trong 50 công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới thì có đến 36 công ty của Mỹ, trong đó top 10 công ty

được ngưỡng mộ nhất có đến 9 công ty của Mỹ, trong 30 ngành nghề sản xuất – kinh doanh được chấm điểm, các công ty Mỹ đã giành vị trí số một ở 26 lĩnh vực Đây là kết quả bình chọn của tạp chí kinh tế uy tín

Fortune (Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 12-2004 ra ngày 18/03/2004, tr 54)

15

Có thể tham khảo tại: OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development), OECD

Principles of Corporate Governance, truy cập tại website: http://www.oecd.org

Trang 34

1.6.2 Xu hướng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Nhật Bản 16

Hệ thống ngân hàng nặng nề và đang lâm vào khủng hoảng ở Nhật Bản, nền kinh tế lâm vào tình trạng chậm phát triển và suy thoái gần một thập kỷ qua là những tiền đề của những xu hướng thay đổi trong quản lý, điều hành công ty cổ phần kiểu Nhật Bản Hệ thống quản lý, điều hành công ty theo kiểu Mỹ đã dần ảnh

hưởng đến Nhật Bản Cơ chế tạo động lực và quyền chọn mua cổ phiếu (options)

cho nhà quản lý đã xuất hiện sau khi quy định cấm sử dụng chúng được bãi bỏ vào

năm 1997 Một số cuộc đặt giá nhằm thôn tính thù địch (hostile takeover) đã được

tổ chức, trong đó một số trường hợp bên mua là nhà đầu tư nước ngoài Có những

dấu hiệu cho thấy, cơ chế tuyển dụng suốt đời (life-time employment) đã bắt đầu

thay đổi [93, tr 78]

Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, sự chuyển đổi của mô hình quản lý, điều hành công ty theo kiểu Nhật Bản sang mô hình của Mỹ không thể là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng khi sở hữu chéo về cổ phần trong công ty còn phổ biến, khi vai trò của hệ thống ngân hàng vẫn thống trị đối với các công ty, đặc biệt là các công ty quy mô không lớn

Mặc dù vậy, một cơ chế quản lý, điều hành dựa nhiều vào ngân hàng, vào những cơ cấu cổ đông ổn định và lâu bền cũng đang bị thách thức Một số công ty hàng đầu của Nhật Bản hiện nay đã tìm kiếm sự tài trợ về tài chính bên ngoài ngân hàng, ở những định chế tài chính khác Cơ cấu điều hành, quản trị công ty đang thay

đổi, dù chừng mực để thích nghi được với môi trường kinh doanh năng động và thay

đổi nhanh chóng; những đòi hỏi về một thị trường mở và minh bạch

1.6.3 Xu hướng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Mỹ 17

Nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần đã phát hành chứng khoán ra

công chúng (public listed corporations) như Worldcom, Tyco, Enron… trong năm

16

Có thể tham khảo thêm tại: Yishay Yafeh, Corporate Governane in Japan: Past Performance and Future

Prospects, Oxford Review of Economic Policy, Vol 16, No.2

17

Tham khảo thêm tại: TAN Cheng Han, Quản trị công ty sau sự kiện Eron, Chương trình Học bổng

Fullbright

Trang 35

2002 - 2003 đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản về thực chất của cơ chế quản lý, điều hành công ty ở Hoa Kỳ và cả nhiều nơi trên thế giới Hàng loạt các công ty cổ phần lớn của Mỹ bị nghi vấn là đã khai gian số liệu kế toán như Tyco International, Adelphia Communications, Computer Associates, Qwest Communications, Global

Crossing và thậm chí General Electric và Xerox [28, tr 46]…

Một số nhà phân tích cho rằng cơ cấu quản lý, điều hành công ty của Mỹ có vấn đề Bộ máy điều hành như tổng giám đốc điều hành, giám đốc tài chính có quyền hành quá lớn và thường xảy ra tình trạng HĐQT thông đồng gian lận với tổng giám đốc Tổng giám đốc, giám đốc điều hành có thể lãnh những khoản tiền thưởng kếch sù, không tương xứng với tình hình kinh doanh của công ty vì những khoản tiền thưởng như vậy chỉ cần HĐQT đồng ý Bên cạnh đó, ngay cả các tổ chức kiểm toán bên ngoài cũng cố tình che giấu sự thật tình hình hoạt động của công ty Các cổ

đông, các chủ nợ chỉ có thể biết được tình hình kinh doanh tồi tệ của công ty vào thời điểm công ty đã thực sự rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và thường sau đó nhanh chóng đi đến phá sản

Trước cuộc khủng hoảng của những công ty cổ phần lớn ở Mỹ, quản lý, điều hành các công ty ở Mỹ đã có những thay đổi quan trọng Yêu cầu thiết lập một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt, minh bạch được đặt lên hàng đầu Uỷ ban về

Tiêu chuẩn của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE) ngày 06/06/2002 đã khuyến nghị lên HĐQT của NYSE sửa đổi

các tiêu chuẩn để được niêm yết nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình cũng như sự chính trực và minh bạch của các công ty niêm yết trên NYSE Khuyến nghị này đã

được chấp nhận ngày 01/08/2002, có những nội dung chính sau:

1) Yêu cầu các công ty trong danh sách phải có đa số thành viên HĐQT (board

of directors) độc lập

2) Cần định nghĩa rõ về thành viên HĐQT "độc lập" Chẳng hạn, một thành viên

độc lập không được có quan hệ vật chất với công ty và không thể là nhân viên

cũ cho đến năm năm sau khi thôi việc

Trang 36

3) Trao thêm quyền cho các thành viên HĐQT không có chân trong ban giám

đốc để họ thực hiện nhiệm vụ kiềm chế ban giám đốc một cách hiệu quả hơn; yêu cầu họ có những phiên họp thường kỳ ở cấp điều hành không có ban giám đốc hiện diện; đồng thời, yêu cầu các thành viên HĐQT độc lập chỉ

định và tiết lộ công khai danh tính của thành viên HĐQT sẽ chủ toạ các phiên họp này, nhằm tạo điều kiện cho một thành viên HĐQT lãnh đạo số còn lại

và làm đối trọng với quan chức điều hành cao nhất (CEO) trong công ty

4) Yêu cầu các công ty niêm yết phải có một uỷ ban tiến cử nằm trong HĐQT của công ty, uỷ ban này phải bao gồm toàn các thành viên HĐQT độc lập để xem xét việc bổ nhiệm những người mới vào HĐQT và định hình cơ chế quản lý, điều hành công ty Tương tự, uỷ ban phụ trách về thù lao cho các giám đốc cũng phải gồm thành viên HĐQT độc lập

5) Gia tăng quyền lực và trách nhiệm của uỷ ban kiểm toán, kể cả giao cho họ quyền quyết định thuê mướn hay sa thải các kiểm toán viên độc lập, và phê duyệt bất kỳ quan hệ phi kiểm toán đáng kể nào với các kiểm toán viên độc lập

6) Các công ty trong danh sách phải cáo bạch những nguyên tắc quản lý, điều hành công ty của mình, bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực, trách nhiệm, mức thù lao của thành viên HĐQT…

7) Yêu cầu các công ty trong danh sách chấp nhận thực hiện cũng như cáo bạch

bộ các quy tắc về hành vi cũng như đạo đức kinh doanh áp dụng cho các thành viên HĐQT, các quan chức của công ty và nhanh chóng cáo bạch mọi trường hợp khước từ bộ quy tắc này đối với các thành viên HĐQT hay các quan chức điều hành

Đây là những thay đổi nhằm kiềm chế đáng kể quyền lực, ảnh hưởng quá lớn của ban giám đốc, tăng cường tính độc lập của HĐQT trong quản lý và điều hành công ty Đồng thời, để ngăn ngừa lòng tham của ban giám đốc, các kế hoạch trả thù lao cho ban giám đốc sẽ gắn với các khoản thưởng chặt chẽ hơn với thành tích hoạt

Trang 37

động lâu dài của công ty; ví dụ, các kế hoạch về quyền chọn mua cổ phiếu (share options) thay cho tiền thưởng

Trang 38

Chương 2 Quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay

2.1 Cơ chế phân bổ quyền lực trong công ty cổ phần – Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần

Quản lý, điều hành ở đây được hiểu là mối liên hệ giữa cổ đông, giữa các cơ quan khác nhau trong công ty cổ phần trong việc quyết định đường hướng phát triển

và hoạt động kinh doanh của công ty Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần

được thực hiện bởi ba cơ quan chính: 1) Đại hội đồng cổ đông, 2) Hội đồng quản trị

và 3) bộ phận điều hành hoạt động công ty hàng ngày, thường được gọi là giám

đốc/tổng giám đốc hay ban giám đốc Ngoài ra tùy theo mỗi loại mô hình, trong

công ty cổ phần còn có Ban Kiểm soát, thư ký công ty (secretary)…

Những trình bày trong phần dưới đây của Luận văn điểm qua những đặc điểm cơ bản của ba cơ quan này trong công ty cổ phần theo học thuyết công ty kiểu Anh -

Mỹ18 Việc này là cần thiết vì những nguyên tắc cơ bản trong mô hình quản lý, điều hành trong Luật Doanh nghiệp 1999 được xem là một sự du nhập, chịu ảnh hưởng

lớn từ chế định Luật Công ty từ hệ thống pháp luật Anh – Mỹ [50, tr 649] Những

quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp và các vấn đề khác sẽ được đề cập phần sau của Chương này

2.1.1 Cổ đông và Đại hội đồng cổ đông

2.1.1.1 Cổ đông và các quyền của cổ đông

Cổ đông là những người góp vốn thành lập công ty (dưới hình thức cổ phiếu)

Cổ đông có thể là cá nhân, cũng có thể là tổ chức Cổ đông không trực tiếp sở hữu tài sản của công ty, công ty là pháp nhân trực tiếp sở hữu tài sản của mình

Trang 39

Trên thực tế, cổ đông có hai loại quyền cơ bản: quyền được chia sẻ lợi nhuận trong công ty (thông qua cổ tức) và quyền tham gia quản lý, điều hành công ty

Để tham gia quản lý, điều hành công ty, cổ đông trong công ty cổ phần được

trao 3 quyền năng quan trọng hàng đầu là quyền bỏ phiếu (voting rights), quyền

được kiện (rights to sue) và quyền được tiếp cận thông tin (right to information)

ˆ Quyền bỏ phiếu của cổ đông:

Cổ đông bỏ phiếu để lựa chọn hoặc bãi miễn các thành viên HĐQT, thông qua các quyết định quan trọng nhất của công ty như hợp nhất, bán tất cả tài sản, giải thể, sửa đổi điều lệ… của công ty

Mặc dù các cổ đông trong các công ty cổ phần lớn (widely publiced corporations) không có nhiều động lực để xem xét, đánh giá từng vấn đề trong hoạt

động hàng ngày của công ty, tuy nhiên, khi không đồng ý với cách điều hành của ban giám đốc công ty, họ có thể bán cổ phiếu (cùng quyền bỏ phiếu) ra bên ngoài, một nhóm cổ đông có khả năng tập hợp thành một nhóm cổ đông đủ mạnh để bầu ra HĐQT mới, để chỉ định ra một ban giám đốc mới Quá trình này xảy ra khá thường

xuyên trên thị trường với các hình thức như mua đứt công ty (corporate takeover) hay đấu thầu mua cổ phiếu công ty (tender offers) Người ngoài công ty có thể đàm

phán trực tiếp với các cổ đông để đề nghị mua cổ phiếu và các cổ đông được quyền

tự do chuyển nhượng không cần HĐQT thông qua

ˆ Quyền khởi kiện của cổ đông

Cổ đông bên cạnh quyền được kiện công ty, thành viên HĐQT, ban giám đốc

về những hành vi làm thiệt hại đến lợi ích của chính mình còn có thể nhân danh

công ty kiện thành viên HĐQT, giám đốc Những vụ kiện này gọi là derivative suits,

xảy ra khi các những người trong bộ máy quản lý, điều hành không cẩn trọng trong thi hành nhiệm vụ, mua bán mưu cầu lợi ích riêng, được bồi dưỡng quá đáng, tranh cướp cơ hội của công ty… Lưu ý rằng trong những vụ kiện kiểu này, công ty bị thiệt hại trực tiếp còn cổ đông bị thiệt hại một cách gián tiếp Đó là nguồn gốc của từ phái

sinh (derivative)

Trang 40

Quyền kiện của cổ đông được xem là một quyền cơ bản nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông Để tạo động lực cho các cổ đông thực hiện điều này, thông thường những chi phí mà cổ đông bỏ ra theo kiện, trong đó có chi phí luật sư sẽ

được bồi hoàn từ khoản tài sản bị thất thoát mà công ty lấy lại được [23, tr 96]

ˆ Quyền được tiếp cận thông tin của cổ đông

Các cổ đông sẽ không thực hiện được các quyền cơ bản của mình như bán cổ phiếu, bỏ phiếu hay tiến hành kiện phái sinh trừ khi cổ đông có thông tin đầy đủ và chính xác về công ty Do vậy, thông thường pháp luật của các nước đều ràng buộc trách nhiệm của HĐQT, giám đốc công ty phải công bố công khai các thông tin về công ty và quy định quyền được tiếp cận các thông tin về công ty của cổ đông Thậm chí, nếu có bằng chứng về mục tiêu trong sáng và phù hợp, cổ đông có thể đệ

đơn ra toà án để có được quyết định về việc kiểm tra sổ sách kế toán và các biên bản

các cuộc họp của công ty [23, tr 97]

2.1.1.2 Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ là nơi các cổ đông hành xử quyền hành của mình [17, tr 169]

ĐHĐCĐ có thể hiểu là một định chế quan trọng trong công ty, là cơ quan quyền lực cao nhất, là một cơ cấu quyền lực mặc định gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu

quyết [11, tr 48]

ĐHĐCĐ mỗi năm được triệu tập họp ít nhất là một lần (cuộc họp thường niên)19, ngoài ra còn có thể tiến hành họp bất thường Do ĐHĐCĐ là cơ chế quan trọng thông qua đó các cổ đông thực hiện quyền của mình trong hoạt động quản lý,

điều hành công ty, do vậy, cuộc họp của ĐHĐCĐ là cơ hội quan trọng nhất cho cuộc đối thoại, chất vấn giữa các cổ đông với các thành viên HĐQT và giám đốc công ty Cuộc họp của ĐHĐCĐ cũng là dịp để các thành viên HĐQT, giám đốc công ty thể hiện trách nhiệm đối với các cổ đông thông qua việc công bố thông tin, thông báo về tình hình hoạt động của công ty, đưa ra các khuyến nghị đối với cổ

19

Cần lưu ý rằng thuật ngữ "đại hội đồng cổ đông" cần được hiểu là một cơ quan/thiết chế quyền lực (general

assembly of shareholders) trong công ty cổ phần, không đơn thuần chỉ là một cuộc họp/hội nghị (một sự

kiện) của các cổ đông (shareholders' meeting) như một số người hiện nay thường dùng

Ngày đăng: 20/10/2015, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. ADB (Ngân hàng phát triển Châu á), Bộ h−ớng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam, Bản Trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2001, Dự án TA 3353-VIE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ h−ớng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam
8. CIPE (Center for International Private Enterprise), Instituting Corporate Governance in Developing, Emerging and Transitional Economies: A Handbook, March 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nstituting Corporate Governance in Developing, Emerging and Transitional Economies: A Handbook
9. Hoàng Thế Liên (chủ biên), Luật Doanh nghiệp: Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp: Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2001
11. Huy Nam, Thành lập công ty: Sự đam mê và tiến trình chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Trẻ 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập công ty: Sự đam mê và tiến trình chuyên nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ 2002
12. IFC, Worldbank, MPDF, Informality and the Playing Field in Vietnam's Business Sector, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Informality and the Playing Field in Vietnam's Business Sector
13. Lê Minh Toàn, Công ty Cổ phần: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần, Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty Cổ phần: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
14. Lê Minh Toàn, Những điều cần biết về Luật Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về Luật Doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2003
15. Lê Thị Châu, Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nhà xuất bản Lao Động 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền sở hữu tài sản của công ty
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động 1997
16. Mekong Capital, Vietnam Private Sector Obstacle Status Report, 22 October 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam Private Sector Obstacle Status Report
17. Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp: Vốn và Quản lý trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp: Vốn và Quản lý trong công ty cổ phần
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ 1999
18. Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1998
20. OECD, Quản trị Công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị tr−ờng toàn cầu, Sách do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị tr−ờng toàn cầu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải 2003
21. Phạm Duy Nghĩa, Vietnamemse Business Law in Transition, Thế Giới Publishers 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnamemse Business Law in Transition
22. Phan Đức Hiếu, Lựa chọn loại hình công ty, Nhà xuất bản Thống kê 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn loại hình công ty
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê 2002
23. Robert Charles Clark, Corporate Law, Little, Brown and Company; 1986 24. Stoyan Tenev and Chunlin Zhang with Loup Brefort, CorporateGovernance and Enterprise Reform in China – Building the Institutions of Modern Markets, WB and IFC 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Law," Little, Brown and Company; 1986 24. Stoyan Tenev and Chunlin Zhang with Loup Brefort, "Corporate "Governance and Enterprise Reform in China – Building the Institutions of Modern Markets
25. UNDP (VIE/97/016) và CIEM, Báo cáo Nghiên cứu so sánh Luật Công ty ở bốn quốc gia Đông Nam á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine, Hà Nội tháng 01/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Nghiên cứu so sánh Luật Công ty ở bốn quốc gia Đông Nam á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine
26. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Chuyên đề về: Một số điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp, Thông tin Khoa học pháp lý, tháng 07 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề về: Một số điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp
27. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung −ơng, Đánh giá tổng kết Luật Công ty và kiến nghị những định hướng sửa đổi chủ yếu, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội tháng 04 năm 1998;Danh mục các báo cáo, bài báo và tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng kết Luật Công ty và kiến nghị những định hướng sửa đổi chủ yếu
28. Đinh Thị Hiền Minh, Đằng sau sự sụp đổ hàng loạt công ty Mỹ, Thời báo Kinh tế Sài gòn số 28 ngày 04/07/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đằng sau sự sụp đổ hàng loạt công ty Mỹ
30. Bộ Kế hoạch và Đầu t− (MPI), Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp. Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ Sơ kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, tháng 11 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w