Phân chia mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo đố

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 29)

chủ thể mà mô hình hớng tới13:

ˆ Mô hình h−ớng vào nhà quản lý:

Đây là mô hình thịnh hành ở Mỹ từ những năm 1930 cho đến những năm 1960. Mô hình này đề cao vai trò và quyền cho các nhà quản lý của công ty, xuất phát từ quan điểm cho rằng những nhà quản lý chuyên nghiệp có thể tự điều hành công ty thực hiện tốt nhất những mục đích và lợi ích chung. Quan điểm này dẫn đến những thay đổi trong hệ thống pháp luật của Mỹ từ những năm 1950 cho đến những năm 1960 trong đó chủ yếu là ban hành các đạo luật nhằm tăng thẩm quyền cho các nhà quản lý công ty, chẳng hạn nh− các quy định về chế độ uỷ nhiệm (proxy rules) của Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc (SEC), đạo luật Williams (Williams Act)…

Tuy nhiên, đến những năm 1970 và 1980, quan điểm về mô hình này có những thay đổi cơ bản. Ng−ời ta nhận ra rằng, khi trao cho những nhà quản lý những quyền tự quyết lớn trong các chính sách đầu t− của công ty, các nhà quản lý sẽ có xu h−ớng theo đuổi những mục đích của mình, cho dù đó có thể là những thiện ý tốt. Và những chi phí, tổn thất phải bỏ ra cho những mục đích, lý do phi lợi nhuận hoàn toàn không nhỏ.

ˆ Mô hình h−ớng vào ng−ời lao động:

Trong mô hình này, để giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa ng−ời lao động và công ty, ng−ời lao động đ−ợc quyền trực tiếp tham gia quản lý, điều hành công ty (mặc dù không hề có phần vốn sở hữu nào) bằng cách cử các đại diện của mình tham gia vào HĐQT. Mô hình h−ớng vào ng−ời lao động phát triển cùng với vai trò gia tăng của các tổ chức nghiệp đoàn lao động.

13

Cách phân chia này đ−ợc sử dụng từ: Henry Hansmann và Reinier Kraakman,The End of History for Corporate Law (Sự chấm dứt của lịch sử Luật Công ty), Georgetown Law Journal, January 200l.

Mô hình này đ−ợc phát triển ở n−ớc Đức từ năm 1951 trong ngành công nghiệp than và thép và sau đó mở rộng ra trong toàn ngành công nghiệp Đức từ năm 1952 cho tới 1976. Trong tất cả các công ty cỡ lớn của Đức, đại diện cho ng−ời lao động thậm chí chiếm đến một nửa số thành viên trong HĐQT. Cuối những năm 1970, mô hình của Đức còn đ−ợc khuyến nghị áp dụng cho các n−ớc khác thuộc cộng đồng Châu Âu thông qua việc soạn thảo Dự thảo Bản h−ớng dẫn thứ năm về Luật Công ty (Fifth Directive on Company Law) của cộng đồng Châu Âu.

Các n−ớc khác thuộc Châu Âu cũng áp dụng mô hình này, tuy nhiên không đi xa nh− Đức. Các n−ớc này thông th−ờng chỉ quy định bắt buộc phải có một tỷ lệ nhất định (th−ờng là nhỏ) đại diện của ng−ời lao động trong HĐQT những công ty lớn.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều quan điểm đã thống nhất đ−ợc với nhau rằng, sự tham dự trực tiếp của ng−ời lao động đối với quản lý, điều hành công ty không còn phù hợp, mang đến những hệ quả nh− các quyết định kinh doanh đ−a ra chậm, cản trở và hạn chế vai trò của HĐQT, do vậy, tạo ra HĐQT yếu kém; những phiền toái và tính phi hiệu quả đ−ợc đánh giá lớn hơn so với những lợi ích mà nó có thể đem lại, thậm chí làm tê liệt công ty. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, sở dĩ hiện tại mô hình này tiếp tục tồn tại ở Đức là do những yếu tố chính trị – xã hội riêng biệt của n−ớc này.

ˆ Mô hình h−ớng vào Nhà n−ớc:

Mô hình này đặc biệt đề cao vai trò can thiệp trực tiếp của Nhà n−ớc trong quản lý và điều hành công ty cổ phần. Sự can dự của các cơ quan hành chính Nhà n−ớc đ−ợc xem là ph−ơng cách tránh đ−ợc những khiếm khuyết của thị tr−ờng đối với công ty.

Mô hình này thịnh hành ở Pháp và Nhật Bản những năm sau chiến tranh và cũng chứng tỏ đ−ợc một số thành công cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cũng nh− một số n−ớc Châu á khác trong những năm thuộc thập kỷ 1980.

Mô hình h−ớng vào nhà n−ớc có nhiều công cụ kiểm soát nằm bên ngoài luật công ty, nh−ng luật công ty lại làm suy yếu vai trò của các cổ đông. Các công cụ kiểm soát chính, chẳng hạn nh− quyền quyết định của các cơ quan hành chính trong việc cho vay, cấp giấy phép, ngoại hối hay các lợi ích pháp lý khác đã bị đánh giá là quá tốn kém, không hiệu quả và dễ gây tham nhũng. Cứ liệu lịch sử d−ới thời Thatcher, Mitterand, sự sụp đổ của Liên Xô và tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài suốt cả một thập kỷ của Nhật, tất cả đã làm giảm đi tính hấp dẫn của mô hình này.

ˆ Mô hình đề cao vai trò của nhiều đối t−ợng liên quan đến công ty cổ phần (mô hình tổng hợp):

Những đối t−ợng liên quan đến công ty cổ phần bao gồm các chủ nợ của công ty nh− các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu t−, các đối tác, bạn hàng của công ty và cả ng−ời lao động. Mô hình này đ−ợc biểu hiện ở hai loại:

Loại thứ nhất là mô hình uỷ thác (fiduciary model), mô hình mà HĐQT có vai trò nh− cơ quan điều phối trung tâm, đại diện cho quyền lợi của tất cả các đối t−ợng có liên quan. Mặc dù các đối t−ợng có liên quan không có đại diện trực tiếp trong HĐQT, nh−ng quyền lợi của họ đ−ợc đảm bảo bằng cách là làm suy yếu vai trò đại diện cho cổ đông của HĐQT và HĐQT luôn phải cân nhắc về quyền lợi của các chủ thể có liên quan khi ra các quyết định. Mô hình uỷ thác đã đ−ợc thừa nhận và đ−ợc ủng hộ trong pháp luật của Mỹ, chẳng hạn nh− cho phép HĐQT cân nhắc về lợi ích của các đối t−ợng khác hơn là lợi ích của các cổ đông công ty trong bối cảnh nhằm chống lại các cuộc thôn tính thù địch (takeover) đang ngày càng gia tăng. Mô hình này đ−ợc xem là một biến thể của mô hình thiên về vai trò của các nhà quản lý và có những hạn chế t−ơng tự.

Loại thứ hai là mô hình có các đại diện trực tiếp của những đối t−ợng có liên quan trong HĐQT. Trong mô hình này, hai hay nhiều hơn các nhóm quyền lợi liên quan đến công ty cử ra các đại diện của mình trong HĐQT, các đại diện này sẽ xem xét các quyết định của HĐQT, "mặc cả", tranh đấu giữa các nhóm quyền lợi để bảo đảm lợi ích tối đa. Mô hình này có những điểm yếu hệt nh− mô hình thiên về vai trò

của ng−ời lao động với đặc điểm của quá trình ra các quyết định kinh doanh chậm chạp và phức tạp.

ˆ Mô hình h−ớng vào cổ đông:

Một trong những đặc điểm chính của mô hình này là tập trung, chú trọng bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần. Vì vị thế yếu kém trong công ty, các cổ đông thiểu số đ−ợc chú trọng bảo vệ, tránh sự lạm quyền của các cổ đông kiểm soát.

Có hai lý do cơ bản về việc cần thiết phải chú trọng bảo vệ các cổ động thiểu số trong công ty cổ phần. Thứ nhất, nếu thiếu vắng một cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho các cổ đông thiểu số, cổ đông không kiểm soát, các công ty cổ phần sẽ khó huy động vốn từ thị tr−ờng vốn, trong đó, ở hầu hết các n−ớc, th−ờng chỉ bao gồm các nhà đầu t− nhỏ. Thứ hai, các cổ đông kiểm soát có xu h−ớng hành động không vì lợi ích chung cho mọi cổ đông, mà tập trung làm tăng phần h−ởng lợi bất bình đẳng bằng các lựa chọn đầu t− không hiệu quả và các chính sách quản lý khác [46, tr 11].

Mô hình h−ớng vào cổ đông đ−ợc dự đoán là mô hình −u việt nhất hiện nay , đ−ợc Kraakman và Hansmann chứng minh cả từ lý luận lẫn thực tiễn [46, tr 9]:

ƒ Về lý luận: Thứ nhất, lợi ích của các cổ đông trong công ty cổ phần khó có thể đ−ợc bảo vệ thích đáng chỉ bởi các thoả thuận hợp đồng, do vậy, pháp luật phải quy định cho các đối t−ợng này các quyền để kiểm soát công ty. Thứ hai, khi các cổ đông có quyền kiểm soát đủ mạnh, các cổ đông sẽ có động lực nhằm tối đa hoá giá trị của công ty. Thứ ba, quyền và lợi ích của các chủ thể khác liên quan đến công ty, ngoài cổ đông, có thể bảo đảm bằng các giao kết hợp đồng và các quy định pháp luật ngoài luật công ty (nh− pháp luật lao động bảo vệ ng−ời lao động, pháp luật về hợp đồng bảo vệ các chủ nợ, pháp luật về thuế đảm bảo quyền của Nhà n−ớc…).

ƒ Về thực tiễn: Sự thành công của các công ty Mỹ theo mô hình h−ớng vào cổ đông trong những thập kỷ gần đây so với các công ty khác của Đức, Nhật rõ ràng là những bằng chứng thuyết phục cho sự −u việt của mô hình quản lý, điều hành

h−ớng vào cổ đông. Trong số những công ty lớn nhất thế giới hiện nay, khoảng 70% đ−ợc vận hành theo mô hình Anh – Mỹ và nhiều công ty cổ phần ở Nhật Bản, Châu Âu đang chuyển sang h−ớng này. Ngoài ra, yếu tố cạnh tranh toàn cầu mang tính sống còn giữa các công ty hiện nay cũng làm cho các công ty phải cân nhắc các yếu tố cạnh tranh nh−: chi phí huy động vốn rẻ, tính nhanh nhạy với thị tr−ờng sản phẩm mới, động lực tái cơ cấu công ty một cách th−ờng xuyên để thích nghi với điều kiện thị tr−ờng mới, khả năng phát hiện và ngăn chặn những quyết định đầu t− không hiệu quả… Đây chính là những thế mạnh của mô hình quản lý, điều hành công ty h−ớng vào cổ đông so với các mô hình khác.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 29)