n−ớc tại công ty cổ phần; các doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn gặp khó khăn khi vay vốn kinh doanh, nhất là các khoản vay −u đãi của Nhà n−ớc.
Có thể quan sát đ−ợc một số đặc điểm trong quản lý, điều hành các công ty cổ phần đ−ợc cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà n−ớc:
2.5.1. Sự can thiệp của Nhà n−ớc vào hoạt động quản lý, điều hành của công ty cổ phần cổ phần
Hiện nay, nhiều giám đốc công ty cổ phần hóa th−ờng than phiền rằng dù công ty của họ không còn vốn của Nhà n−ớc nh−ng vẫn bị cơ quan chủ quản tr−ớc đây bắt phải xin ý kiến về việc bổ nhiệm cán bộ, về kế hoạch mở rộng công ty. Nhiều cơ quan chủ quản cũ của công ty cổ phần thậm chí còn giao kế hoạch cho doanh nghiệp dù họ không phải là đại diện phần vốn nhà n−ớc trong công ty cổ phần
[34, tr 14]. Tình trạng giới thiệu ứng viên làm thành viên HĐQT đi kèm với chỉ đạo "phải trúng cử"; "cấp trên" chỉ định Chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc… vẫn còn phổ biến. Nhiền nơi, việc sản xuất kinh doanh cụ thể, các quyết định về tài chính, đầu t−… vẫn còn bị chỉ đạo rất chặt.
Cùng với tâm lý của các cơ quan Nhà n−ớc xem công ty cổ phần hoá vẫn là doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, các cổ đông trong công ty còn sử dụng sự can thiệp của cơ quan Nhà n−ớc để "trấn áp" lẫn nhau (xem hộp 3).
bên ngoài còn thấp (bình quân chỉ có 10% vốn điều lệ) nên hạn chế khả năng tham gia góp vốn của nhà đầu t− tiềm năng, có trình độ quản lý, đồng thời không tạo thêm nguồn hàng mới cung cấp cho thị tr−ờng chứng khoán để thúc đẩy phát triển thị tr−ờng vốn tại Việt Nam (Báo cáo của Thứ tr−ởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm tại Hội nghị sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà n−ớc toàn quốc ngày 15-16/03/2004 tại Hà Nội).
Hộp 3: Công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết và sự can thiệp của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết là một công ty cổ phần nhỏ, định giá khi cổ phần hoá là 1,5 tỷ đồng, vốn Nhà n−ớc chiếm 30%. Từ ngày cổ phần hoá, công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết làm ăn khấm khá hẳn lên: gần một tỷ đồng đ−ợc đầu t− thêm để phát triển; 30 lao động mới đ−ợc tuyển dụng…
Chuyện "cơm lành, canh ngọt" kéo dài gần ba năm, cho tới ngày 09/04/2002, ĐHĐCĐ của công ty họp, bầu HĐQT nhiệm kỳ 2. Một phó chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Sáng đã không trúng cử. Bà Sáng tuy c− trú tại TP. Hồ Chí Minh, nh−ng làm ăn lâu năm ở Phan Thiết, quen biết rộng ở địa ph−ơng. Khi khách sạn Phan Thiết cổ phần hoá, bà mua đ−ợc 10% cổ phần. Sau khi bị thất cử, bà Sáng ra khỏi phòng họp và có nhiều tuyên bố gay gắt. M−ời ngày sau, khách sạn Phan Thiết bị thanh tra. HĐQT mới đ−ợc bầu, mà bà Sáng cho là bầu không hợp lệ, bắt đầu bị kiểm điểm. Hơn hai tháng sau đó, chi bộ công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết và cá nhân ông giám đốc công ty liên tục bị kiểm điểm và phải giải trình trong nội bộ.
Ngày 09/09/2002, công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất th−ờng bầu HĐQT. Tại cuộc họp này, bà Sáng vẫn không đ−ợc bầu. Bà lại bỏ ra khỏi phòng họp, ít phút sau, HĐQT nhận đ−ợc điện thoại của ông Lê Tú Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu: "Phải huỷ bỏ kết quả bầu cử ngay". Cùng ngày, các cổ đông đã ký đơn tập thể khiếu nại sự chỉ đạo này.
Tính từ tháng 04/2002, sau cuộc họp của ĐHĐCĐ nhiệm kỳ 2 của công ty cổ phần khách sạn Phan Thiết, UBND tỉnh liên tiếp có sáu văn bản chỉ đạo trực tiếp về bộ máy tổ chức quản lý của công ty do ĐHĐCĐ bầu.
Nguồn: Huy Đức, Chuyện không có gì mà chết ng−ời, Thời báo Kinh tế Sài gòn số 51 ngày 12/12/2002, trang 43; TBKTSG, Can thiệp không đúng thẩm quyền,
Do thói quen l−u cữu của bộ máy nhà n−ớc, dù không muốn, các công ty cổ phần đ−ợc cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà n−ớc vẫn bị đối xử nh− các doanh nghiệp nhà n−ớc. Trên thực tế, nhiều công ty khi cử cán bộ ra n−ớc ngoài công tác, tìm hiểu thị tr−ờng… cũng gặp khó khăn. Theo quy định, chỉ cần có quyết định của chủ tịch HĐQT là đủ, nh−ng phía công an, ngoại vụ vẫn đòi hỏi phải có quyết định cử đi công tác n−ớc ngoài của bộ, chính quyền tỉnh, thành phố hay cơ quan chủ quản