Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999:

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 52)

1999

2.3.1. Cổ đông và ĐHĐCĐ theo Luật Doanh nghiệp 1999

2.3.1.1. Những điểm mới trong quy định về cổ đông và ĐHĐCĐ theo Luật Doanh nghiệp 1999.

Cổ đông trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 1999 có thể là tổ chức, cá nhân trong n−ớc và cũng có thể là n−ớc ngoài25. Số l−ợng cổ đông tối thiểu phải có để thành lập công ty cổ phần là ba còn số l−ợng tối đa không hạn chế26. Đây là sự thay đổi so với Luật Công ty 1990 khi yêu cầu số l−ợng cổ đông tối thiểu đối với công ty cổ phần là 7 (khoản 1 Điều 30 Luật Công ty 1990).

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999, các cổ đông phổ thông có các quyền27 sau:

- Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

- Đ−ợc nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ;

- Đ−ợc −u tiên mua cổ phần mới chào bán t−ơng ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

- Khi công ty giải thể, đ−ợc nhận một phần tài sản còn lại t−ơng ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác;

Và có các nghĩa vụ28 sau:

25

Theo Quyết định 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc ban hành quy chế, góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu t− n−ớc ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam thì các nhà đầu t− n−ớc ngoài đ−ợc mua cổ phần tối đa là 30% vốn điều lệ của công ty cổ phần.

26

Điểm d, khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 1999. 27

Khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 1999 28

- Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

- Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty; - Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT;

So với Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999 đã quy định một số quyền mới mà tr−ớc đây ch−a đ−ợc quy định, đó là:

- Quyền đ−ợc cung cấp thông tin cơ bản về tài chính, quản lý và hoạt động của công ty thông qua hình thức tham dự ĐHĐCĐ: Mỗi cổ đông đều có quyền đ−ợc cung cấp các thông tin liên quan đến mình đ−ợc ghi trong danh sách cổ đông, có quyền dự họp ĐHĐCĐ (khoản 3 Điều 72), có quyền xem danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ (khoản 4 Điều 72) và có quyền yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự ĐHĐCĐ (khoản 5 Điều 72).

- Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong tr−ờng hợp biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty (khoản 1 Điều 64).

- Quyền đ−ợc −u tiên mua cổ phần mới chào bán t−ơng ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty (điểm c, khoản 1 Điều 53).

Các cổ đông có quyền biểu quyết còn thông qua ĐHĐCĐ (cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần) để thực hiện các quyền29:

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đ−ợc quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

29

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát;

- Xem xét và xử lý vi phạm của HĐQT và Ban Kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty;

- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ tr−ờng hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số l−ợng cổ phần đ−ợc quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

- Thông qua định h−ớng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đ−ợc ghi trong sổ kế toán của công ty;

- Quyết định mua lại 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

Nh− vậy, so với Luật Công ty 1990, ĐHĐCĐ còn đ−ợc bổ sung thêm các quyền: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đ−ợc quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ tr−ờng hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số l−ợng cổ phần đ−ợc quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty; quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đ−ợc ghi trong sổ sách kế toán của công ty; quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

2.3.1.2. Việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong Luật Doanh nghiệp 1999

Một điểm khá nổi bật trong Luật Doanh nghiệp 1999 là các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số, hạn chế sự lạm quyền từ các cổ đông đa số khác. Đó là các quy định nh−:

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ có quyền30:

- Đề cử ng−ời vào HĐQT và Ban Kiểm soát (nếu có); - Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ;

- Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ;

Các cổ đông thiểu số cũng có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình nếu biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số l−ợng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải đ−ợc gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua quyết định về các vấn đề trên. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị tr−ờng hoặc giá đ−ợc định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đ−ợc yêu cầu. Tr−ờng hợp không thoả thuận đ−ợc về giá, thì các bên có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật31.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền xem danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ32, có quyền kiến nghị vấn đề đ−a vào ch−ơng trình họp ĐHĐCĐ33.

Ng−ời triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ phải gửi giấy mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày tr−ớc ngày khai mạc và kèm theo giấy mời phải có ch−ơng trình họp, các tài liệu thảo luận làm cơ sở để thông qua quyết định34.

30

Khoản 2 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 1999 31

Điều 64 Luật Doanh nghiệp 1999 32

Khoản 4 Điều 72 Luật Doanh nghiệp 1999 33

Khoản 2 Điều 73 Luật Doanh nghiệp 1999 34

Các cổ đông có quyền yêu cầu toà án xem xét và huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định đ−ợc thông qua nếu: 1) Trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty; 2) Nội dung quyết định vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty35.

Việc áp dụng có hiệu quả các quy định này đối với Việt Nam trong bối cảnh các công ty còn ch−a minh bạch về thông tin, khả năng tiếp cận của các cổ đông đối với các báo cáo tài chính trung thực của công ty còn rất hạn hữu, một hệ thống t−

pháp ch−a tin cậy, thị tr−ờng tài chính ch−a phát triển… d−ờng nh− vẫn là triển vọng trong t−ơng lai [21, tr 215].

2.3.2. Hội đồng quản trị theo Luật Doanh nghiệp 1999

HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ36.

2.3.2.1. Về thẩm quyền của HĐQT

Về cơ bản, HĐQT có hai nhóm thẩm quyền chính: quyết định và kiến nghị

[17, tr 211].

HĐQT có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau trong công ty cổ phần: Về kinh doanh:

- Quyết định chiến l−ợc phát triển công ty - Quyết định ph−ơng án đầu t−

- Quyết định giải pháp phát triển thị tr−ờng Về tài chính:

- Chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đ−ợc chào bán từng loại;

35

Điều 79 Luật Doanh nghiệp 1999 36

- Huy động thêm vốn theo các hình thức khác không phải là cổ phần;

- Quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

- Giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

- Định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

- Công ty mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại; - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên ĐHĐCĐ;

- Thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay, và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của công ty; hoặc một tỷ lệ nào đó nhỏ hơn theo quy định của Bản Điều lệ. Về tổ chức và quản lý công ty:

- Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định l−ơng bổng của những ng−ời này;

- Cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần ở các doanh nghiệp khác.

Nội bộ:

- Duyệt ch−ơng trình, nội dung tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ;

- Triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định.

HĐQT đ−ợc kiến nghị các vấn đề sau:

- Loại cổ phần và tổng số cổ phần đ−ợc chào bán mỗi loại; - Mức cổ tức đ−ợc trả;

2.3.2.2. Về tổ chức của HĐQT

HĐQT gồm không quá 11 thành viên, thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết.

HĐQT bầu chủ tịch HĐQT trong số thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc (tổng giám đốc) công ty trừ tr−ờng hợp Điều lệ công ty quy định khác37. Chủ tịch HĐQT có các quyền và nghĩa vụ: a) Lập ch−ơng trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; b) Chuẩn bị ch−ơng trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT; c) Tổ chức thông qua quyết định của HĐQT d−ới hình thức khác; d) Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; đ) Chủ toạ họp ĐHĐCĐ.

2.3.2.3. Về quyền đ−ợc cung cấp thông tin của thành viên HĐQT

Thành viên HĐQT có quyền yêu cầu giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc, cán bộ quản lý các đơn vị khác trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty. Các cán bộ quản lý đ−ợc yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT38.

2.3.2.4. Về cuộc họp HĐQT

Các cuộc họp của HĐQT do chủ tịch triệu tập và đ−ợc tổ chức ít nhất là một lần trong một quý, hay nhiều hơn khi có vấn đề do Ban Kiểm soát hoặc những ng−ời khác đ−ợc quy định tại điều lệ công ty. Thủ tục triệu tập và tổ chức cuộc họp sẽ do bản điều lệ quy định.

Túc số để cho phiên họp có giá trị là khi có 2/3 tổng số thành viên trở lên tham dự. Biểu quyết có giá trị khi đ−ợc đa số thành viên tham dự thông qua. Tr−ờng hợp có số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về bên nào có chủ tịch HĐQT hay ng−ời chủ toạ.

37

Khoản 1 Điều 81 Luật Doanh nghiệp 1999 38

HĐQT cũng có thể thông qua các quyết định bằng biểu quyết, hay lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức khác nh− ghi trong bản điều lệ.

Cuộc họp phải đ−ợc ghi vào biên bản và do chủ tịch cùng th− ký liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực39.

2.3.3. Giám đốc – Tổng Giám đốc

Giám đốc (Tổng Giám đốc) là ng−ời điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm tr−ớc HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đ−ợc giao. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc). Tr−ờng hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là ng−ời đại diện theo pháp luật thì Giám đốc (Tổng Giám đốc) là ng−ời đại diện theo pháp luật của công ty.

Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau40:

- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;

- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và ph−ơng án đầu t− của công ty; - Kiến nghị ph−ơng án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công

ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;

- Quyết định l−ơng và phụ cấp (nếu có) đối với ng−ời lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng Giám đốc);

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của HĐQT.

39

Điều 82 Luật Doanh nghiệp 1999 40

2.3.4. Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát là định chế quản lý bắt buộc trong công ty cổ phần có trên 11 cổ đông. Ban Kiểm soát có từ ba đến năm thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Một cổ đông đ−ợc bầu làm Tr−ởng Ban Kiểm soát.

Ban Kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Doanh nghiệp. - Th−ờng xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động; tham khảo ý

kiến của HĐQT tr−ớc khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ;

- Báo cáo ĐHĐCĐ về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, l−u giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý,

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)