Xu h−ớng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Nhật Bản:

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 34)

Hệ thống ngân hàng nặng nề và đang lâm vào khủng hoảng ở Nhật Bản, nền kinh tế lâm vào tình trạng chậm phát triển và suy thoái gần một thập kỷ qua là những tiền đề của những xu h−ớng thay đổi trong quản lý, điều hành công ty cổ phần kiểu Nhật Bản. Hệ thống quản lý, điều hành công ty theo kiểu Mỹ đã dần ảnh h−ởng đến Nhật Bản. Cơ chế tạo động lực và quyền chọn mua cổ phiếu (options) cho nhà quản lý đã xuất hiện sau khi quy định cấm sử dụng chúng đ−ợc bãi bỏ vào năm 1997. Một số cuộc đặt giá nhằm thôn tính thù địch (hostile takeover) đã đ−ợc tổ chức, trong đó một số tr−ờng hợp bên mua là nhà đầu t− n−ớc ngoài. Có những dấu hiệu cho thấy, cơ chế tuyển dụng suốt đời (life-time employment) đã bắt đầu thay đổi [93, tr 78].

Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, sự chuyển đổi của mô hình quản lý, điều hành công ty theo kiểu Nhật Bản sang mô hình của Mỹ không thể là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng khi sở hữu chéo về cổ phần trong công ty còn phổ biến, khi vai trò của hệ thống ngân hàng vẫn thống trị đối với các công ty, đặc biệt là các công ty quy mô không lớn.

Mặc dù vậy, một cơ chế quản lý, điều hành dựa nhiều vào ngân hàng, vào những cơ cấu cổ đông ổn định và lâu bền cũng đang bị thách thức. Một số công ty hàng đầu của Nhật Bản hiện nay đã tìm kiếm sự tài trợ về tài chính bên ngoài ngân hàng, ở những định chế tài chính khác. Cơ cấu điều hành, quản trị công ty đang thay đổi, dù chừng mực để thích nghi đ−ợc với môi tr−ờng kinh doanh năng động và thay đổi nhanh chóng; những đòi hỏi về một thị tr−ờng mở và minh bạch.

1.6.3. Xu hớng thay đổi quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Mỹ17

Nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng (public listed corporations) nh− Worldcom, Tyco, Enron… trong năm

16

Có thể tham khảo thêm tại: Yishay Yafeh,Corporate Governane in Japan: Past Performance and Future Prospects, Oxford Review of Economic Policy, Vol 16, No.2

17

Tham khảo thêm tại: TAN Cheng Han,Quản trị công ty sau sự kiện Eron, Ch−ơng trình Học bổng Fullbright

2002 - 2003 đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản về thực chất của cơ chế quản lý, điều hành công ty ở Hoa Kỳ và cả nhiều nơi trên thế giới. Hàng loạt các công ty cổ phần lớn của Mỹ bị nghi vấn là đã khai gian số liệu kế toán nh− Tyco International, Adelphia Communications, Computer Associates, Qwest Communications, Global Crossing và thậm chí General Electric và Xerox [28, tr 46]

Một số nhà phân tích cho rằng cơ cấu quản lý, điều hành công ty của Mỹ có vấn đề. Bộ máy điều hành nh− tổng giám đốc điều hành, giám đốc tài chính có quyền hành quá lớn và th−ờng xảy ra tình trạng HĐQT thông đồng gian lận với tổng giám đốc. Tổng giám đốc, giám đốc điều hành có thể lãnh những khoản tiền th−ởng kếch sù, không t−ơng xứng với tình hình kinh doanh của công ty vì những khoản tiền th−ởng nh− vậy chỉ cần HĐQT đồng ý. Bên cạnh đó, ngay cả các tổ chức kiểm toán bên ngoài cũng cố tình che giấu sự thật tình hình hoạt động của công ty. Các cổ đông, các chủ nợ chỉ có thể biết đ−ợc tình hình kinh doanh tồi tệ của công ty vào thời điểm công ty đã thực sự rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và th−ờng sau đó nhanh chóng đi đến phá sản.

Tr−ớc cuộc khủng hoảng của những công ty cổ phần lớn ở Mỹ, quản lý, điều hành các công ty ở Mỹ đã có những thay đổi quan trọng. Yêu cầu thiết lập một hệ thống quản lý, điều hành công ty tốt, minh bạch đ−ợc đặt lên hàng đầu. Uỷ ban về Tiêu chuẩn của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE) ngày 06/06/2002 đã khuyến nghị lên HĐQT của NYSE sửa đổi các tiêu chuẩn để đ−ợc niêm yết nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình cũng nh− sự chính trực và minh bạch của các công ty niêm yết trên NYSE. Khuyến nghị này đã đ−ợc chấp nhận ngày 01/08/2002, có những nội dung chính sau:

1) Yêu cầu các công ty trong danh sách phải có đa số thành viên HĐQT (board of directors) độc lập.

2) Cần định nghĩa rõ về thành viên HĐQT "độc lập". Chẳng hạn, một thành viên độc lập không đ−ợc có quan hệ vật chất với công ty và không thể là nhân viên cũ cho đến năm năm sau khi thôi việc.

3) Trao thêm quyền cho các thành viên HĐQT không có chân trong ban giám đốc để họ thực hiện nhiệm vụ kiềm chế ban giám đốc một cách hiệu quả hơn; yêu cầu họ có những phiên họp th−ờng kỳ ở cấp điều hành không có ban giám đốc hiện diện; đồng thời, yêu cầu các thành viên HĐQT độc lập chỉ định và tiết lộ công khai danh tính của thành viên HĐQT sẽ chủ toạ các phiên họp này, nhằm tạo điều kiện cho một thành viên HĐQT lãnh đạo số còn lại và làm đối trọng với quan chức điều hành cao nhất (CEO) trong công ty. 4) Yêu cầu các công ty niêm yết phải có một uỷ ban tiến cử nằm trong HĐQT

của công ty, uỷ ban này phải bao gồm toàn các thành viên HĐQT độc lập để xem xét việc bổ nhiệm những ng−ời mới vào HĐQT và định hình cơ chế quản lý, điều hành công ty. T−ơng tự, uỷ ban phụ trách về thù lao cho các giám đốc cũng phải gồm thành viên HĐQT độc lập.

5) Gia tăng quyền lực và trách nhiệm của uỷ ban kiểm toán, kể cả giao cho họ quyền quyết định thuê m−ớn hay sa thải các kiểm toán viên độc lập, và phê duyệt bất kỳ quan hệ phi kiểm toán đáng kể nào với các kiểm toán viên độc lập.

6) Các công ty trong danh sách phải cáo bạch những nguyên tắc quản lý, điều hành công ty của mình, bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực, trách nhiệm, mức thù lao của thành viên HĐQT…

7) Yêu cầu các công ty trong danh sách chấp nhận thực hiện cũng nh− cáo bạch bộ các quy tắc về hành vi cũng nh− đạo đức kinh doanh áp dụng cho các thành viên HĐQT, các quan chức của công ty và nhanh chóng cáo bạch mọi tr−ờng hợp kh−ớc từ bộ quy tắc này đối với các thành viên HĐQT hay các quan chức điều hành.

Đây là những thay đổi nhằm kiềm chế đáng kể quyền lực, ảnh h−ởng quá lớn của ban giám đốc, tăng c−ờng tính độc lập của HĐQT trong quản lý và điều hành công ty. Đồng thời, để ngăn ngừa lòng tham của ban giám đốc, các kế hoạch trả thù lao cho ban giám đốc sẽ gắn với các khoản th−ởng chặt chẽ hơn với thành tích hoạt

động lâu dài của công ty; ví dụ, các kế hoạch về quyền chọn mua cổ phiếu (share options) thay cho tiền th−ởng.

Ch−ơng 2

Quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay

2.1. Cơ chế phân bổ quyền lực trong công ty cổ phần – Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần.

Quản lý, điều hành ở đây đ−ợc hiểu là mối liên hệ giữa cổ đông, giữa các cơ quan khác nhau trong công ty cổ phần trong việc quyết định đ−ờng h−ớng phát triển và hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần đ−ợc thực hiện bởi ba cơ quan chính: 1) Đại hội đồng cổ đông, 2) Hội đồng quản trị và 3) bộ phận điều hành hoạt động công ty hàng ngày, th−ờng đ−ợc gọi là giám đốc/tổng giám đốc hay ban giám đốc. Ngoài ra tùy theo mỗi loại mô hình, trong công ty cổ phần còn có Ban Kiểm soát, th− ký công ty (secretary)…

Những trình bày trong phần d−ới đây của Luận văn điểm qua những đặc điểm cơ bản của ba cơ quan này trong công ty cổ phần theo học thuyết công ty kiểu Anh - Mỹ18. Việc này là cần thiết vì những nguyên tắc cơ bản trong mô hình quản lý, điều hành trong Luật Doanh nghiệp 1999 đ−ợc xem là một sự du nhập, chịu ảnh h−ởng lớn từ chế định Luật Công ty từ hệ thống pháp luật Anh – Mỹ [50, tr 649]. Những quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp và các vấn đề khác sẽ đ−ợc đề cập phần sau của Ch−ơng này.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)