Ban Kiểm soát là định chế quản lý bắt buộc trong công ty cổ phần có trên 11 cổ đông. Ban Kiểm soát có từ ba đến năm thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Một cổ đông đ−ợc bầu làm Tr−ởng Ban Kiểm soát.
Ban Kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Doanh nghiệp. - Th−ờng xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động; tham khảo ý
kiến của HĐQT tr−ớc khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ;
- Báo cáo ĐHĐCĐ về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, l−u giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty41.
Luật Doanh nghiệp quy định HĐQT, thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc), các cán bộ quản lý khác của công ty phải cung cấp đầy đủ và kịp thời thông
41
tin, tài liệu về hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban Kiểm soát, trừ tr−ờng hợp ĐHĐCĐ có quyết định khác42.
Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát, chế độ làm việc và thù lao cho thành viên Ban Kiểm soát do Điều lệ công ty quy định hoặc do ĐHĐCĐ quyết định. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm tr−ớc ĐHĐCĐ về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ43.
Thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc); ng−ời có liên quan của thành viên HĐQT, của giám đốc (tổng giám đốc), kế toán tr−ởng của công ty, ng−ời đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án t−ớc quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật không đ−ợc làm thành viên Ban Kiểm soát44.
Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay nhìn chung giống với mô hình quản lý hai cấp (two-tier) của Đức. Cụ thể, trong công ty cổ phần gồm có HĐQT và Ban Kiểm soát. Tuy nhiên, giữa mô hình theo Luật Doanh nghiệp 1999 và mô hình của Đức có sự khác biệt, chẳng hạn nh−, mô hình theo Luật Doanh nghiệp 1999 của Việt Nam không có mối quan hệ thứ bậc giữa HĐQT và Ban Kiểm soát bởi vì ĐHĐCĐ bầu nên và bãi nhiệm cả hai cơ quan này bằng phiếu bầu của các cổ đông. Ng−ợc lại, hội đồng giám sát (supervisory board) theo mô hình kiểu Đức có chức năng giám sát HĐQT và thành viên của HĐQT do hội đồng giám sát này bầu lên hoặc bãi nhiệm. Mô hình quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 1999 nhìn chung cũng t−ơng đối giống với mô hình của Trung Quốc theo Luật Công ty 199345.
42
Điều 89 Luật Doanh nghiệp 1999 43
Điều 91 Luật Doanh nghiệp 1999 44
Điều 90 Luật Doanh nghiệp 1999 45
Mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần của Trung Quốc có thể tìm hiểu thêm tại: Cindy A. Schipani and Junhai Liu,Corporate Governance in China: Then and Now, Columbia Business Law Review Vol. 2002, No.1; On Kit Tam, Model of Corporate Governance for Chinese Companies, Blackwell Publishers Ltd 2000; Donald C.Clarke,Corporate Governance in China: An Overview, Working Paper, July 2003.