Có một lịch sử phát triển đ−ợc xem là "muộn mằn" hơn so với các n−ớc khác, đặc biệt là các n−ớc Ph−ơng Tây, loại hình công ty cổ phần khá xa lạ đối với xã hội Việt Nam. Trong những năm thuộc Pháp, ở Việt Nam đã xuất hiện một số công ty cổ phần của ng−ời Pháp, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực nh− khai khoáng, đ−ờng sắt, ngân hàng… Mô hình Luật Công ty của Pháp đ−ợc áp dụng trong thời gian đó [21, tr 174].
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ thời Pháp thuộc cho đến 1975, chúng ta không thấy công ty cổ phần của ng−ời Việt Nam nào có quy mô lớn. Trong văn hoá Việt Nam, gia đình đ−ợc xem là nền tảng của kinh tế và xã hội. Dựa vào gia đình và chỉ tin vào gia đình là đặc tính của các nền văn hoá sớm có nhà n−ớc trung −ơng tập quyền. Thiếu vắng các hiệp hội tự nguyện, tự quản đã không tạo nên tinh thần tin cậy ng−ời ngoài gia đình. Ngoài ra, t− t−ởng ít giao th−ơng, tự cấp, tự túc và bó chặt trong mô hình làng xã đã hạn chế sự hình thành sớm của công ty. Có thể cho rằng, khi không có động lực đặc biệt, tiến trình hình thành các công ty cổ phần và công ty lớn sẽ rất chậm [88, tr 39].
Nhiều ngành sản xuất cần vốn lớn, trong khi nền văn hóa sở tại không những không có thói quen làm việc chung để tạo nên các công ty cổ phần lớn mà còn đòi
hỏi chia nhỏ của cải cho con cái khi ng−ời sáng lập mất đi. Đây cũng là đặc điểm về thừa kế di sản khá chung của Việt Nam so với các n−ớc chịu ảnh h−ởng của Khổng giáo nh− Trung Quốc, Hàn Quốc và các n−ớc nói tiếng Hoa khác [89, tr 213]. Họ hàng ở nông thôn Việt Nam là đơn vị cộng cảm, không phải là đơn vị kinh tế. Họ – chi họ – ngày tr−ớc chỉ có chung cái nhà thờ họ (đại tộc, chi tộc) và ít sào, ít mẫu "ruộng họ" cùng chia nhau làm (chứ không bao giờ làm chung) để có gạo tiền sắm sanh lễ vật hàng năm giỗ Tổ, sửa sang nhà thờ họ [87, tr 72].
Có ảnh h−ởng lớn đối với các công ty cổ phần (đặc biệt là các công ty cổ phần đ−ợc cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà n−ớc) chính là các doanh nghiệp nhà n−ớc. Từ lịch sử phát triển các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng ta quan sát đ−ợc hiện t−ợng là mô hình doanh nghiệp nhà n−ớc/xí nghiệp quốc doanh có tr−ớc mô hình công ty (khác với ở các n−ớc khác các doanh nghiệp nhà n−ớc ra đời khi các loại hình công ty khác đã rất phát triển mà mục đích của nó là nhằm khắc phục các mặt tiêu cực của các công ty t− nhân). Do vậy, thay vì là cơ sở nền tảng cho mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhà n−ớc, các công ty t− nhân ở Việt Nam lại chịu ảnh h−ởng nặng nề từ mô hình quản lý, điều hành của các doanh nghiệp nhà n−ớc [65].