Thực trạng bảo vệ các cổ đông thiểu số theo Luật Doanh nghiệp ở

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 72)

chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng với các điều kiện hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu. Số l−ợng công ty cổ phần ít; thị tr−ờng chứng khoán ở giai đoạn sơ khai; nhiều quy định pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan ch−a đ−ợc ban hành hoặc đã ban hành những không phù hợp nh− pháp luật về cạnh tranh, phá sản…; môi tr−ờng kinh doanh còn ch−a minh bạch; các tiêu chuẩn về kế toán ch−a phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; cơ chế giải quyết tranh chấp bằng toà án còn nhiều bất cập, đội ngũ thẩm phán ch−a có nhiều kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực quản lý, điều hành công ty… Bên cạnh đó, các định chế hỗ trợ khác ở Việt Nam nh− luật s−, kế toán, kiểm toán… cũng ch−a phát triển.

Trong bối cảnh đó, rõ ràng việc hình thành hay "du nhập" một mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần nào ở Việt Nam hiện nay cũng cần tính đến điều kiện thực tế. Chẳng hạn các quy định bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam hiện nay cần tính toán đến điều kiện thị tr−ờng chứng khoán, thị tr−ờng giao dịch cổ phiếu ch−a phát triển, khả năng các cổ đông đ−a tranh chấp ra toà án giải quyết còn nhiều hạn chế. Khả năng lạm quyền của các cổ đông lớn trong công ty rất cao.

2.4.5. Thực trạng bảo vệ các cổ đông thiểu số theo Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Nam hiện nay

Có ý kiến cho rằng Luật Doanh nghiệp quá thiên về việc bảo vệ quyền của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, khó phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp [17, tr 235]. Chẳng hạn nh−, cổ đông đ−ợc quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ khi thấy HĐQT vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của ng−ời quản lý, hay ra quyết định v−ợt quá thẩm quyền. Những quy định này mặc dù về lý là đúng nh−ng trong thực tế sẽ tạo ra nhiều rắc rối cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên lý thuyết, cổ đông đại diện cho 10% vốn có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ dễ

dàng, nh−ng chi phí tổ chức ra sao? Nguy cơ xảy ra là chỉ với cổ đông nắm 10% vốn thôi, họ có thể làm cho số cổ đông nắm tới 60% số vốn gặp khó khăn (ở nhiều n−ớc khác, cổ đông ít vốn đ−ợc pháp luật bảo vệ phải là số cổ đông nắm tới 25% vốn điều lệ của công ty).

Hộp 2: Bảo vệ cổ đông thiểu số và Điều 64 Luật Doanh nghiệp

Có thể đánh giá rằng Điều 64 Luật Doanh nghiệp là một trong những điều khoản tiêu biểu nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Theo Điều 64 Luật Doanh nghiệp: "Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hay thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình" (Khoản 1). "Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị tr−ờng hoặc giá đ−ợc định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đ−ợc yêu cầu. Tr−ờng hợp không thoả thuận đ−ợc về giá thì các bên có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật". (Khoản 2).

Nguyên tắc cơ bản trong công ty cổ phần là thiểu số (vốn) phải phục tùng đa số (vốn). Nếu không đồng ý với quyết định của đa số, các cổ đông thiểu số đơn giản bán cổ phần của mình ra thị tr−ờng. Loại hình công ty cổ phần rất thích hợp để họ thực hiện quyền hành này.

Với quy định của Điều 64, các cổ đông không những có quyền bán cổ phần của mình ra bên ngoài mà còn có thể yêu cầu công ty phải mua lại. Quy định này làm tăng rủi ro cho các cổ đông không phản đối việc tiến hành tổ chức lại hoặc thay đổi các quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong điều lệ công ty, cho dù nhóm cổ đông này có thể chiếm hơn 65%. Việc thực hiện quy định này có thể gây ra nguy cơ buộc các công ty phải dùng tất cả các khoản tiền mặt hiện có để mua cổ phần và do vậy có thể làm cho công ty bị phá sản.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths luật (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)