các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang

75 518 0
các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ___________________________ BÙI XUÂN BÁCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ – 5/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI XUÂN BÁCH MSSV: 4114352 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VƯƠNG QUỐC DUY Cần Thơ – 5/2014 LỜI CẢM TẠ Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Vương Quốc Duy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Chúc thầy vui khỏe. Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Bùi Xuân Bách i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Bùi Xuân Bách ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày .... tháng .... năm 2014 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ........................................................................................................................ ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Ngày .... tháng .... năm 2014 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC iv Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.4.1 Giới hạn nội dụng ........................................................................................... 2 1.4.2 Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4.3 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 4 2.1 Phương pháp luận ............................................................................................. 4 2.1.1 Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm .................................................................. 4 2.1.2 Tiến trình ra quyết định của khách hàng ......................................................... 7 2.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan - Lược khảo tài liệu ............................ 9 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 10 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................................. 10 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 11 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 12 2.2.4 Giải thích các biến trong mô hình.................................................................. 13 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA ĐỊA BÀN .......... 19 3.1 Tổng quan về Thành phố Rạch Giá .................................................................. 19 3.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................... 20 3.1.2 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 20 3.1.3 Dân số và văn hóa ......................................................................................... 20 3.1.4 Thành tựu kinh tế .......................................................................................... 21 3.2 Đặc điểm tình hình đời sống của người dân thành phố Rạch Giá...................... 22 v 3.2.1 Đặc điểm kinh tế .......................................................................................... 22 3.2.2 Thu nhập của người dân thành phố Rạch Giá ................................................ 22 3.3 Thực trạng tình hình gửi tiền tiết kiệm trên địa bàn nghiên cứu ........................ 23 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GỬI TIỀN TIẾT KIỆM ........................................................................................................... 24 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 24 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào các NHTM ở Rạch Giá ................................................................................... 26 4.2.1 Nhận thức nhu cầu ....................................................................................... 26 4.2.2 Tìm kiếm thông tin ....................................................................................... 28 4.2.3 Đánh giá ....................................................................................................... 29 4.2.4 Lựa chọn ...................................................................................................... 30 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố Rạch Giá......................................................... 33 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố Rạch Giá ................................................................. 37 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG ............................................................................................. 39 5.1 Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................... 39 5.2 Giải pháp ........................................................................................................ 39 5.2.1 Nâng cao Uy tín Ngân hàng .......................................................................... 40 5.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp ..................................... 40 5.2.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ................................................................... 43 5.2.4 Mở rộng mạng lưới hoạt động ...................................................................... 43 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 44 6.1 Kết luận .......................................................................................................... 45 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 47 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ............................................................................. 48 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY ....................................................................... 54 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1.1: Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn ....................................................... 11 Bảng 1.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit ......... 16 Bảng 1.3: Tổng hợp biến với dấu kì vọng được xem xét trong mô hình hồi quy Tobit về lượng tiền gửi ......................................................................................... 18 Bảng 2.1: Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn....................................................... 11 Bảng 2.2: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô hình hồi quy Probit ..................................................................................................................... 16 Bảng 2.3: Tổng hợp biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô hình hồi quy Tobit ...................................................................................................................... 17 Bảng 3.1: Tỷ lệ người biết chữ ở Kiên Giang so với Đồng bằng sông Cửu Long .. 22 Bảng 3.2 : Tỷ trọng và tần suất về lượng tiền gửi của các mẫu đã phỏng vấn ........ 23 Bảng 4.1: Giới tính và độ tuổi của người gửi tiền tiết kiệm ................................... 25 Bảng 4.2: Trình độ học vấn ................................................................................... 25 Bảng 4.3: Nghề nghiệp ......................................................................................... 26 Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu ............................................................................. 27 Bảng 4.5: Lý do gửi tiền tiết kiệm ......................................................................... 28 Bảng 4.6: Tìm kiếm thông tin ............................................................................... 28 Bảng 4.7: Các kênh thông tin tham khảo ............................................................... 28 Bảng 4.8: Mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm .......... 30 Bảng 4.9: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và giới tính ..................................... 31 Bảng 4.10: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và trình độ học vấn ....................... 32 Bảng 4.11: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Lập kế hoạch tiết kiệm ............ 32 Bảng 4.12: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Nghề nghiệp ............................ 33 Bảng 4.13: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Số nhân khẩu trong hộ ............. 33 Bảng 4.14: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Số người phụ thuộc trong hộ .... 33 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình Probit cho quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thương mại ........................................................................................... 33 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình Tobit cho lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại ................................................................................................... 37 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ quá trình ra quyết định của người mua ........................................... 8 Hình 3.1: Thu nhập bình quân của người dân thành phố Rạch Giá ........................ 23 Hình 5.1 : Hình minh họa ...................................................................................... 43 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại DIV: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long NHNN: Ngân hàng Nhà nước TCTD: Tổ chức tín dụng VIB: Ngân hàng Quốc tế ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong thực tế tiến trình phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam những năm hiện nay, việc huy động lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trước áp lực gia tăng của nhiều kênh đầu tư thì gửi tiền tiết kiệm vẫn được nhiều người lựa chọn, nhất là trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang gặp khó khăn và rủi ro cao. Vấn đề đáng chú ý ở đây chính là lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hiện chưa hấp dẫn đối với tiền nhàn rỗi, nhất là đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh trên thị trường giữa các NHTM với nhau. Hiện nay, nhiều NHTM đang tiến hành sát nhập lại, gây nên những sự băn khoan khi người dân quyết định gửi tiền tiết kiệm. Mặc dù việc sáp nhập các ngân hàng thời gian qua chưa ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền, nhưng theo một nghiên cứu của DIV (Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam), hành vi người gửi tiền đã thay đổi khi có những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện này, biến động về tiền gửi phụ thuộc vào mức độ an toàn của ngân hàng (vốn, chất lượng tín dụng). Kết quả nghiên cứu thời gian gần đây của DIV cho thấy, lượng tiền gửi của dân cư phụ thuộc vào yếu tố rủi ro của ngân hàng. Khi tỷ lệ vốn/tổng tài sản tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tăng gần 4%. Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng 1%, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm giảm 0,03%. Điều này cho thấy, trong quá trình tái cấu trúc, khi xảy ra những biến động lớn trên thị trường, người gửi tiền sẽ quan tâm tới các yếu tố rủi ro của ngân hàng nhiều hơn khi quyết định gửi thêm tiền. Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là một tỉnh nông nghiệp, mức tích lũy của người dân còn thấp cộng thêm khó khăn trong việc cung cấp tín dụng. Điều này đòi hỏi họ phải tiết kiệm trong sự cân nhắc giữa “Thu nhập – Chi phí”. Bởi vì, tiết kiệm giúp tích tụ vốn, làm gia tăng thu nhập và tiêu dùng trong tương lai. Do đó, tiết kiệm (cùng với tích lũy các tài sản khác) đóng vai trò như một tấm đệm quan trọng trong công tác huy động vốn của các NHTM. Nhận thấy được điều này, việc đánh giá “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” là hết sức cần thiết. Các đánh giá và phân tích đều tập trung trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm và mức độ ảnh hưởng của nó lên hành vi gửi tiết kiệm của người dân ở thành phố Rạch Giá như thế nào? Nghiên cứu này rất quan trọng bởi vì nó khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng tiết kiệm của người dân địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó, cung cấp cho các chuyên viên khách hàng 1 cá nhân nói riêng cũng như các NHTM nói chung có các chiến lược cụ thể và những định hướng để phát triển các sản phẩm gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc gửi tiền tiết kiệm ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang để từ đó đưa ra đề xuất các cơ chế chính sách nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Dựa vào mục tiêu chung, đề tài có một số mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Thực trạng tình hình gửi tiết kiệm trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Mục tiêu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hang cá nhân. Mục tiêu 3: Đưa ra đề xuất các cơ chế chính sách nhằm nâng cao khả năng huy động nguồn tiền tiết kiệm cho NHTM ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 1) Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM? 2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiết kiệm vào các NHTM ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang? 3) Các biện pháp cần thiết nào để nâng cao hoạt động huy động vốn của các NHTM dựa trên các nhân tố đã đưa ra? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến quyết định gửi tiết kiệm của người dân ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng cá nhân ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. 1.4.2 Địa bàn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. 1.4.3 Thời gian nghiên cứu Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ năm 2012 và 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi của 100 hộ gia đình từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2014. 2 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng gửi tiền là cá nhân. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận: 2.1.1 Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm 2.1.1.1 Các khái niệm Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầu tư ngày hôm nay để có được một khoản tiền lớn hơn trong tương lai (bao gồm phần gốc là số tiền gửi ban đầu và khoản tiền lãi). Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm. Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc một số cá nhân và được sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán Sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm. 4 2.1.1.2 Thủ tục gửi tiền tiết kiệm  Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu (theo quyết định số 1160/2004/QĐNHNN) Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau: - Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. - Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực). - Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. - Trường hợp người gửi tiền không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hướng dẫn cho người gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. - Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp sổ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục. Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo: - Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản. Đối với giao dịch gửi tiền vào sổ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua người khác theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2.1.1.3 Quy định về sổ tiết kiệm Sổ tiết kiệm phải có các yếu tố chủ yếu sau: (theo quyết định số 1160/2004/QĐNHNN) - Tên tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); lãi suất; Phương thức trả lãi; thời điểm trả lãi; địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi. 5 - Họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (trừ trường hợp chủ sở hữu, đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm chưa đến tuổi được cấp Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu). - Họ tên, địa chỉ và số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật (chỉ áp dụng đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật). - Số sổ, con dấu, chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hoặc người được Tổng giám đốc (Giám đốc) uỷ quyền, chữ ký của giao dịch viên của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. - Quy định về chuyển quyền sở hữu, cầm cố sổ tiết kiệm tại chính tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm; xử lý đối với các trường hợp rủi ro. - Các nội dung ghi chú, chỉ dẫn khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2.1.1.4 Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm Đối với mỗi sổ tiết kiệm, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cấp sổ hoặc các địa điểm giao dịch khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Trường hợp thực hiện việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đối với mỗi sổ tiết kiệm tại nhiều địa điểm giao dịch, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và trình độ cán bộ để đảm bảo tiện lợi, chính xác, bí mật, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. (theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN) 2.1.1.5 Lãi suất và phương thức trả lãi Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với lãi suất thị trường và không quá lãi suất trần huy động của NHNN, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.  Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày).  Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. 2.1.1.6 Hình thức gửi tiền tiết kiệm Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. (theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN) 6 2.1.1.7 Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm Theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN thì người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: 1) Xuất trình sổ tiết kiệm. 2) Nộp giấy rút tiền có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 3) Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực). 4) Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, người gửi tiền ngoài việc thực hiện các thủ tục nêu theo quy định còn phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. 5) Người gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. 6) Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác và an toàn. 7) Đồng tiền chi trả gốc và lãi (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể chi trả gốc và lãi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 8) Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trường hợp ngày đến hạn thanh toán trùng với ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, việc chi trả gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. 2.1.2 Tiến trình ra quyết định của khách hàng 2.1.2.1 Hành vi người tiêu dùng Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa dịch vụ. Hay nói cách khác, hành vi mua hàng là: + Cách cư xử, thái độ khi quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác. + Phản ứng đáp lại của khách hàng đối với các kích thích của công ty. 7 + Hành vi phần lớn do cá tính quyết định. 2.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng: Solomon, Michael R. (1996) trong bài phân tích Consumer Behavior: Buying, Having, and Being ở Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall có nêu: - Những yếu tố bên ngoài: môi trường văn hóa, tầng lớp xã hội, nhóm ảnh hưởng, gia đình. - Những yếu tố cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách sống, cá tính. - Những yếu tế tâm lý bên ngoài con người: động cơ, nhu cầu, nhận thức, khả năng hiểu biết. Có thể nói hành vi người tiêu dùng là hành vi cá nhân có động cơ, có nhận thức và có sự hiểu biết. Quy trình mua sắm của mọi người hoàn toàn khác nhau. 2.1.2.3 Quy trình ra quyết định: Hình 2.1: SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI MUA Nhận thức nhu cầu Tim kiếm thông tin Đánh giá lựa chọn Quyết định mua Cân nhắc sau khi mua Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý Nhân thức Hiểu biết Niềm tin Thái độ Quá trình chuyển biến tâm lý của người mua (Nguồn : Schiffman and Kanuk, eds., 1997. Consumer Behaviour)  Nhận thức nhu cầu: Nhu cầu làm phát sinh ra động lực, sự thúc đẩy. Có một số nhu cầu thầm lặng, cần được kích thích đủ mạnh để có thể biến thành động lực.  Động lực thường được tạo ra từ 2 nhóm nhu cầu khác nhau: + Sinh học: đói, khát, lạnh, nóng, đau đớn, … 8 + Tâm lý: vui, buồn, ưa thích, ghét, giận, … Thang cấp bậc nhu cầu Maslow: nhu cầu tiêu dùng sẽ thay đổi từ thấp đến cao theo thứ bậc. Các loại quyết định mua : Tùy tình huống, sẽ có 3 loại quyết định: (1) Quyết định mua lại tiếp, không có bất kỳ sự điều chỉnh nào. (2) Quyết định mua lại có điều chỉnh. (3) Quyết định mua mới. (Nguồn : Hawkins, Best, and Coney,1983. Elaborate Post-purchase Evaluation) 2.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan – Lược khảo tài liệu Trong vài năm trở lại đây, có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào NHTM đặc biệt là ở các vùng Tây Nam Bộ nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Tiên phong trong các nghiên cứu về khía cạnh này phải kể đến là Phan Thị Bích Trâm & Nguyễn Quốc Nghi (2010), Lê Thị Hồng Hiếu (2012), Thái Thanh Huy (2012). Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này cũng có sự khác nhau về giả thuyết và phương pháp sử dụng. Một số kiểm định các nhân tố liên quan đến cá nhân người gửi tiền. Một số tập trung vào các nhân tố nội tại trong ngân hàng. Ngoài ra, việc kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố khác ngoài mô hình với quyết định gửi tiền như số người trong hộ, người phụ thuộc, nghề nghiệp… cũng được quan tâm. Trong nhóm này, một số thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền, số còn lại tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi. Sau đây tác giả sẽ trình bày sơ lược về các nghiên cứu có liên quan gần gũi đến đề tài này. Phan Thị Bích Trâm & Nguyễn Quốc Nghi, (2010), bằng việc sử dụng mô hình Logistic, họ đã tiến hành kiểm định xem sự khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, thành phần gia đình, lĩnh vực hoạt động sản xuất... có ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền tiết kiệm hay không vào thời điểm 09/2010 đến tháng 11/2010 với 458 mẫu phân đều trên các tỉnh ĐBSCL. Có ba kết quả quan trọng được tìm ra từ nghiên cứu này. Thứ nhất, có đến 60% các hộ gia đình gửi tiền tiết kiệm, những hộ còn lại là do tiếp cận ít với ngân hàng hoặc không có nhu cầu, do đầu tư vào hình thức khác để sinh lãi nhiều hơn gửi Ngân hàng và thói quen sử dụng tiền mặt. Thứ hai, Agribank và Vietcombank là 2 ngân hàng được nhận diện dễ nhất và cũng là 2 ngân hàng được chọn làm nơi gửi tiền nhiều nhất. Thứ ba, thay vì gửi tiền tiết kiệm, họ chọn cho mình phương án đầu tư bất động sản, vàng và chơi hụi, đây là những phương án phổ biến nhất trong tình hình kinh tế biến động trong thời gian đó. Nghiên cứu này đã giúp đề tài của tác giả hiểu hơn về tình hình gửi tiết kiệm của các tỉnh ĐBSCL và thói quen của người dân ở đây. - Lê thị Hồng Hiếu (2012) sử dụng phương án kiểm định bảng chéo và kiểm định Pearson Chi-square để làm rõ có mối quan hệ giữa địa bàn, giới tính, tuổi tác, nghề 9 nghiệp, trình độ học vấn, hôn nhân và thu nhập của cá nhân đến quyết định gửi tiền tiết kiệm. Đồng thời sử dụng hàm Logistic để phân tích các nhân tố đó. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm 2009 đến 2011. Kết quả chỉ ra rằng Ngân hàng Agribank chi nhánh Vĩnh Long nên chú trọng vào các đối tượng công nhân viên chức, và đa số các khách hàng gửi tiền đều chọn Ngân hàng có uy tín tốt. Qua đó, Ngân hàng cầng nâng cao công tác tuyên truyền, Marketing và có những chính sách, đối sách để giữ chân nguồn khách hàng trung thành với ngân hàng. Nghiên cứu này đã giúp cho tác giả hiểu rõ mức độ quan trọng của Uy tín ngân hàng trong công tác huy động vốn. - Thái Thanh Huy (2012) nghiên cứu các nhân tố ngân hàng tác động đến quyết định gửi, các nhóm khách hàng và lý do mà khách hàng chọn VIB để gửi tiền trong khoảng thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 04/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy lý do mà khách hàng chọn VIB để gửi là do người quen giới thiệu, từ đó có thể thấy được rằng thương hiệu của ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng của nó, Ngân hàng cần nâng cao khả năng Marketing để có thể thu hút được lượng vốn nhiều hơn. Ngoài ra, mô hình hồi quy tương quan mà tác giả đã sử dụng chỉ ra mức độ tin cậy của khách hàng vào ngân hàng có tác động rất lớn đến quyết định của họ. Từ nghiên cứu trên, tác giả hiểu được có 1 số ngân hàng chưa hoạt động tương xứng với tiềm năng của mình, cũng như công tác Marketing là rất quan trọng trong việc hút thêm nhiều vốn từ dân cư. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu được chọn là Thành Phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang , cơ sở chọn địa điểm trên: - Điều kiện về kinh tế - xã hội: Thành Phố Rạch Giá là trung tâm tỉnh Kiên Giang, thành phố có dân số đông, đa phần dân cư hoạt động chủ yếu là mua bán và kinh doanh dịch vụ với quy mô tương đối lớn. Thành phố được chọn là nơi có tỷ lệ người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng tương đối cao (Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang, 2009). 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Việc thu thập số liệu được tiến hành bằng cách tiếp cận khách hàng đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng và thực hiện phỏng vấn trực tiếp họ về các vấn đề liên quan đến quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi của họ thông qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước. Ngoài ra, đối với những khách hàng chưa giao dịch với ngân hàng thì hỏi thêm họ về các vấn đề như tại sao họ lại không gửi tiền vào ngân hàng ? Họ có nhu cầu gửi tiết kiệm hay không? Hay họ không có nhiều thông tin về ngân hàng để đến giao dịch với ngân hàng?… Mẫu và phương pháp chọn mẫu điều tra:  Cỡ mẫu 10 Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định cỡ mẫu cần chọn là: (1) Độ biến động của dữ liệu, (2) Độ tin cậy trong nghiên cứu, (3) khoảng sai số cho phép. Cỡ mẫu được xác định theo công thức: n= n= p(1-p) (Zα/2/ MOE)2 Với n: cỡ mẫu p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn mẫu. (0 ≤ p ≤ 1) Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy. MOE: Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ. + Độ biến động của dữ liệu V = p (1-p). Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì V= p (1-p) → max. → V’ =1-2p =0 → p =0,5 (1) + Độ tin cậy trong nghiên cứu. Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài chọn độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là α =10%. Ta có giá trị tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Zα/2= 1,564 (2) + Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (3). Kết hợp (1), (2) và (3) ta có cỡ mẫu n = 68 quan sát Đề tài này sử dụng bộ số liệu bao gồm 80 quan sát. Như vậy với những yêu cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát là 80 đã đủ lớn để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu Mẫu phỏng vấn được lấy theo phương pháp phi ngẫu nhiên – thuận tiện theo tiêu chí: khách hàng đến giao dịch trực tiếp với các ngân hàng trên địa bàn thành phố Rạch Giá, sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn hai nhóm đối tượng có gửi tiết kiệm và không gửi tiết kiệm vào ngân hàng, trên mỗi nhóm theo tỷ lệ nhất định để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.. Mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên theo tiêu chí được trình bày như sau: Bảng 2.1: Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn Tiêu chí Thành phố Rạch Giá Số lượng Tỷ trọng Cá nhân có gửi tiền tiết kiệm 56 70.00% Cá nhân không gửi tiền tiết kiệm 24 30.00% (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) 11 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phân tích định tính: Dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng mà việc giải thích không sử dụng các số liệu thống kê và kết quả hồi quy. - Phân tích định lượng:  Phân tích thống kê mô tả: dùng để mô tả và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế như mục đích gửi tiết kiệm, yếu tố nào quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm và lượng tiền gửi vào ngân hàng của khách hàng.  Các đại lượng thống kê mô tả để phân tích các dữ liệu đo lường bằng thang đo khoảng có dạng là thang điểm từ 1 đến 5, thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau là 1: không quan trọng đến 5: rất quan trọng hay 1: rất thấp đến 5: rất cao hoặc 1: không tốt đến 5: rất tốt hoặc 1: Không hài lòng đến 5: Rất hài lòng  Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động của các số liệu kinh tế xã hội. * So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biếu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. * So sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. T = (T1 - T2)/T1 * 100% Trong đó: - T1: số liệu năm trước - T2: số liệu năm sau - T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)  Sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu như: phần mềm Exel để xử lí số liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích thống kê mô tả; phần mềm Stata để chạy hồi quy tương quan, Probit. Bên cạnh đó, việc sử dụng hồi qui với mô hình kinh tế lượng, mà cụ thể là mô hình Probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và mô hình hồi quy tương quan dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.  Phương pháp sử dụng mô hình Probit và mô hình hồi quy tương quan được mô tả như sau: 12 Phương pháp chọn giá trị cho phép có xác suất tối đa với mô hình Probit và hồi quy tương quan sẽ được chạy để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và chắt lọc thông tin từ nguồn dữ liệu thu thập được để chọn làm biến đưa vào mô hình. Mỗi mô hình sẽ được chạy một lần. Biến phụ thuộc được nghiên cứu trong bài này là quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng và nhóm khách hàng chưa gửi tiền tại ngân hàng. Bước đầu tiên, để đánh giá yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi của khách hàng, biến phụ thuộc như quyết định gửi tiền thì thường được sử dụng dưới dạng biến giả. Biến giả đơn giản nhất đối với mô hình hồi quy Probit nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền là biến giả dưới dạng lưỡng phân có nghĩa là chỉ nhận một trong hai giá trị là (1) hoặc (0). Với (0) mang ý nghĩa là không gửi tiền vào NHTM, (1) là có gửi tiền tại NHTM. Đối với mô hình hồi quy tương quan xác định các yếu tố tác động đến lượng tiền gửi thì chọn biến phụ thuộc là biến định lượng cho thấy lượng tiền gửi bằng số cụ thể chịu ảnh hưởng bởi các biến đưa vào mô hình. Do đó, cần phải chọn biến đưa vào mô hình sao cho phù hợp vì rất dễ có sự tương quan giữa các biến, đa cộng tuyến hay bỏ sót biến xảy ra sẽ làm cho mô hình không có ý nghĩa trong thực tế. Bước thứ hai, quyết định gửi tiền và lượng tiền gửi sẽ được đo lường thông qua việc lần lượt chạy mô hình hồi quy Probit cho quyết định gửi tiền và hồi quy Tobit cho lượng tiền gửi. Thông qua nhận xét tình hình thực tế tiến hành phân tích các yếu tố tác động lên mô hình sau đó sử dụng các kiểm định cơ bản trong thống kê để kiểm tra đánh giá các tiêu chí trên. Trong bài này cả hai mô hình Probit và Tobit được dùng để nghiên cứu không chỉ để tìm ra nguyên nhân giải thích vì sao một số khách hàng quyết định đến gửi tiền tiết kiệm tại NHTM trong khi những khách hàng khác lại không chọn cách gửi Ngân hàng mà còn hiểu được lí do vì sao họ gửi tiền với lượng lớn hay nhỏ. Đồng thời thông qua việc giải thích kết quả mô hình hồi quy có thể tiến hành so sánh và nghiên cứu tình hình trên địa bàn để đưa ra một số giải pháp thích hợp giúp ngân hàng thu hút được khách hàng nhiều hơn. 2.2.4 Giải thích các biến trong mô hình Việc quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng có thể chịu tác động bới các yếu tố như lãi suất tiền gửi có hấp dẫn hay không, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng, có người quen làm trong ngân hàng không, thời gian giao dịch khi gửi tiết kiệm, khoảng cách từ nhà tới ngân hàng, giới tính của người gửi tiền, trình độ học vấn, tuổi, thu nhập và chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ, số thành viên có thu nhập trong hộ, số người ngoài tuổi lao động trong hộ, tình trạng hôn nhân. Mỗi yếu tố có thể tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Lý do chọn các biến trên để nghiên cứu được giải thích như sau: 13 - Uy tín của NHTM: khi xa rời vốn liếng một thời gian dài để gửi vào NHTM, người gửi thường lo sợ trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó họ thường có sự cân nhắc và lựa chọn. Ngân hàng nào được họ thừa nhận là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: Sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, trách nhiệm khi giải quyết khiếu nại... Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. Khi đã tin tưởng vào một NHTM nào đó, tất yếu họ sẽ tạm xa rời vốn liếng của mình để gửi vào Ngân hàng hưởng lãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có câu tục ngữ “ Chọn mặt gửi vàng”, và trong hoạt động ngân hàng chữ “Tín” và “Lòng tin” là rất quan trọng. Là nhân tố đầu tiên khi đưa ra quyết định gửi tiền. - Lãi suất tiền gửi: Đây là một công cụ quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi , đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Thông thường, quy mô của tiền gửi vào ngân hàng biến động tỷ lệ thuận đặc biệt thì quy luật này bị phá vỡ. Chẳng hạn khi lãi suất huy động giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản lợi tức sau khi đã trừ đi tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động của ngân hàng vẫn có thể tăng lên. Như vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mô tiền gửi vào NHTM, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,... Từ đó dân chúng sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào? - Tính chuyên nghiệp : Khách hàng cần sự nhanh chóng và chính xác, cẩn thận, đó là yêu cầu đầu tiên. Giao dịch viên hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân, giao dịch viên là tấm gương phản ánh chất lượng, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng. Giao dịch viên đại diện cho hình ảnh của Ngân hàng đó. Qua giao tiếp với khách hàng, hình ảnh nhân viên ngân hàng phản ánh hình ảnh của ngân hàng. Một sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và ngược lại hình ảnh đẹp về một ngân hàng sẽ được thừa nhận và truyền bá nếu nhân viên giao dịch làm hài lòng khách hàng. Trong nhiều tính huống xảy ra, Giao dịch viên sẽ có những cách thức xử lý mang tính chuyên nghiệp với từng trường hợp cụ thể, qua đó làm hài lòng với Khách hàng đến giao dịch cũng như tăng thêm niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng thương mại. Biến này được đo lường dựa trên thanh đánh giá mức độ quan trọng trong lựa chọn NHTM để gửi tiền tiết kiệm trong bảng câu hỏi phỏng vấn. Điểm 1,2,3 sẽ mặc định là không quan trọng, điểm 4,5 mặc định là quan trọng. - Chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng: Chất lượng của dịch vụ gửi tiền có thể biểu thị qua phong cách phục vụ của các nhân viên làm công tác tiếp xúc khách 14 hàng. Nếu nhân viên ngân hàng thực hiện nhanh chóng các giao dịch tiền gửi, niềm nở khi tiếp xúc với người gửi tiền, nơi gửi tiền được tổ chức khoa học và thoáng mát thuận tiện, số hồ sơ cần thiết cho giao dịch càng đơn giản và càng ít thì càng tạo ra nhiệt tình gửi tiền và ngân hàng thương mại có khẳ năng huy động được tiền gửi nhiều hơn. Biến này được đo lường dựa trên thanh đánh giá mức độ quan trọng trong lựa chọn NHTM để gửi tiền tiết kiệm trong bảng câu hỏi phỏng vấn. Điểm 1,2,3 sẽ mặc định là không quan trọng, điểm 4,5 mặc định là quan trọng. - Trình độ học vấn: Đây là yếu tố thể hiện sự nhận biết, tiếp thu và tìm kiếm thông tin, quan điểm khác nhau giữa các trình độ học vấn khác nhau từ đó có sự ảnh hưởng khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng. -Thời gian giao dịch: Bao gồm thời gian giao dịch, thời gian đi lại của người gửi tiền, các chứng từ qui định bắt buộc khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Nếu thời gian giao dịch càng thấp sẽ làm tiết kiệm được thời gian, đi lại cho khách hàng, làm hài lòng khách hàng thì khả năng huy động tiền gửi càng nhiều. - Chương trình khuyến mãi : Thường các ngân hàng muốn tăng trưởng tiền gửi đều dùng đến cách này. Khách hàng theo tâm lý thích được nhận quà tặng hơn là rút thăm trúng thưởng. Tuy nhiên cũng có nhóm khách hàng thích rút thăm hơn là nhận quà tặng cụ thể. Nhưng trong thời điểm hiện nay, việc các Ngân hàng tung ra quá nhiều chương trình khuyến mãi, người dân ít nắm bắt rõ thông tin dự thưởng của nhiều ngân hàng nên sinh ra tác dụng phụ là bão hòa tâm lý người gửi. Có thể biến này mang dấu kỳ vọng dương hoặc có thể mang dấu kỳ vọng âm. Biến này được đo lường dựa trên thanh đánh giá mức độ quan trọng trong lựa chọn NHTM để gửi tiền tiết kiệm trong bảng câu hỏi phỏng vấn. Điểm 1,2,3 sẽ mặc định là không quan trọng, điểm 4,5 mặc định là quan trọng. - Tuổi tác: Tuổi của khách hàng càng cao thì cho thấy họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn có thể là vì mục đích sinh lãi, dự phòng lúc tuổi già hoặc để ổn định cuộc sống. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường ít gửi tiết kiệm.  Các biến giải thích được sử dụng trong mô hình Probit Quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM có thể chịu tác động của nhiều biến giải thích như thu nhập, số thành viên trong gia đình, chi tiêu của bình quân của gia đình, giới tính của của người gửi tiền, tuổi của khách hàng, trình độ học vấn, thói quen lập kế hoạch tiết kiệm hay. Có thể có biến sẽ bị tác động bởi các biến độc lập khác. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là quyết định gửi tiền vào NHTM, quyết định này được giải thích như sau: Quyetdinhguikhong = 1 nếu khách hàng quyết định là có = 0 nếu khách hàng quyết định là không. Yi=α0+ α1X1+ α2X2+ α3X3+ α4X4+ α5X5+ α6X6+ α7X7+ α8X8+ Ui 15 Với:Yi : Lượng tiền gửi của khách hàng X1: Uy tín của NHTM X2: Lãi suất tiền gửi X3: Thái độ phục vụ X4: Tính chuyên nghiệp của Nhân viên Ngân hàng X5: Thời gian giao dịch X6: Khuyến mãi X7: Tuổi tác X8: Trình độ Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit về quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng được tổng hợp như bảng sau: Bảng 2.2: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit Tiêu chí Giải thích biến 1. Uy tín của Ngân hàng (X1) Dấu kỳ vọng Biến giả: Uy tín = 1 + Chưa uy tín = 0 2. Lãi suất tiền gửi (X2) Biến giả với 2 giá trị: Hấp dẫn=1 + Không hấp dẫn=0 3. Thái độ phục vụ (X3) Biến giả với 2 giá trị: + Tốt = 1 4. Tính chuyên nghiệp (X4) Chưa tốt = 0 Biến giả với 2 giá trị Chuyên nghiệp = 1 + Không chuyên nghiệp = 0 5. Thời gian giao dịch (X5) Biến giả với 2 giá trị Lâu = 0 - Nhanh chóng = 1 6. Chương trình khuyến mãi (X6) Biến giả với 2 giá trị: Hấp dẫn = 1 +/- Không hấp dẫn = 0 7. Tuổi (X7) Biến đo lường tuổi 16 + 8. Trình độ (X8) Biến giả với 2 giá trị: Đại học, cao đẳng, trên đại học = 1 +/- Dưới cao đẳng = 0 Mô hình hồi quy Tobit biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Yi=α0+ α1X1+ α2X2+ α3X3+ α4X4+ α5X5+ α6X6+ α7X7+ α8X8 + Ui Với:Yi : Lượng tiền gửi của khách hàng α0 : Là hệ số tự do X1: Mức tích luỹ tiết kiệm X2: Mức gửi tiền tiết kiệm X3: Tuổi tác X4: Lập kế hoạch X5: Trình độ X6: Số người trong gia đình X7: Số người phụ thuộc X8: Nghề nghiệp của KH Bảng 2.3: Tổng hợp biến với dấu kì vọng được xem xét trong mô hình hồi quy Tobit về lượng tiền gửi. Tiêu chí Giải thích biến 1. Mức tích luỹ tiết kiệm Dấu kỳ vọng Biến đo lường thặng dư thu nhập hằng năm (tính bằng đồng) + 2. Mức gửi tiền tiết kiệm (X2) Biến đo lường tiền gửi hằng năm (tính bằng đồng) + 3. Tuổi tác (X3) Tuổi của người gửi + 4. Lập kế hoạch tiết kiệm (X4) Biến giả: Có = 1 + Không = 0 5. Trình độ học vấn (X5) Biến giả : Cao đẳng, đại học, trên đại học = 1 Khác = 0 17 + 6. Số nhân khẩu (X6) Số người trong gia đình 7. Số người phụ thuộc (X7) Số người ngoài độ tuổi thu nhập 8. Nghề nghiệp của KH (X8) Biến giả: Làm ở công ty CP, TNHH, DNTN. Làm ở quân đội, CAND. Giáo viên, Giảng viên đại học. Kinh doanh mua bán nông thủy hải sản, tạp hóa = 1 Khác = 0 18 +/- + CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ – TỈNH KIÊN GIANG VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GỬI TIẾT KIỆM TRÊN ĐỊA BÀN 3.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 3.1.1 Vị trí địa lý Rạch Giá là thành phố biển của vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang. Phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên; phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Thành phố Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về hướng Tây Nam, cách Tp.Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á. Chính vì lợi thế so sánh về đặc điểm tự nhiên nên cũng có một số ý kiến cho rằng ở ĐBSCL, ngoài Tp. Cần Thơ thì Thành phố Rạch Giá được đề nghị là đô thị Trung ương nhằm tạo thế cân bằng phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng khu vực vùng ven biển và biển đảo Tây Nam. Thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm tại ĐBSCL (bao gồm Tp. Cần Thơ, Tp. Cà Mau và Tp. Long Xuyên). Rạch Giá từ lâu nổi tiếng là khu vực phát triển năng động "trên bến dưới thuyền". Hiện tại thành phố là nơi có dân cư đông đúc và kinh tế phát triển so với các thành phố ở ĐBSCL. Với hơn 23 vạn dân, qui mô dân số đô thị của toàn thành phố Rạch Giá đứng thứ 3 trong các thành phố tại Miền Tây (sau Tp. Cần Thơ và Tp. Long Xuyên) và với mật độ dân số nội thành hơn 10.000 người/km2, Rạch Giá liệt vào danh sách các đô thị bận rộn của cả nước. 93% dân số Rạch Giá (hơn 200.000 dân - năm 2009) là dân đô thị, một tỷ lệ khá cao so với các đô thị khác. Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Khu lấn biển hướng ra Vịnh Thái Lan mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, tăng thêm 2 phường mới cho Rạch Giá và mở rộng diện tích nội thành lên đến 420 ha. Nâng tổng diện tích toàn thành phố lên 104 km2. Ngoài ra các dự án bất động sản, công trình giao thông ngoạn mục, và công trình dự án đã và đang triển khai khu đô thị cao cấp thành phố mới Phú Cường, khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, con đường hành lang biển Tây Nam... sẽ tạo thế cân bằng phát triển đô thị theo chiều Đông - Tây của thành phố biển Tây Nam văn minh hiện đại. (nguồn: Danh Hiệp, 2011. Điều kiện tự nhiên của thành phố Rạch Giá. Trang thông tin điện tử Rạch Giá) 19 3.1.2 Dân số và văn hóa Dân số: Tính đến năm 2013, Thành phố Rạch Giá có tổng cộng 238.497 người. Tỷ lệ dân thành thị là 93,2% và dân ở nông thôn chiếm 6.8% với mật độ dân số ở thành thị cao, thành phố có 11 phường và 1 xã. Văn hóa: Thành phố có 3 dân tộc cùng sinh sống với nhau, đó là người Việt, người Hoa và người Khmer. Thành phố có 5 tôn giáo chính gồm: Phật giáo (Nam tông và Bắc tông); Cao Đài; Thiên Chúa giáo; Tin Lành; Hòa Hảo và một số tôn giáo khác. Toàn thành phố có 43 cơ sở thờ tự được nhà nước công nhận, trong đó có các đình, chùa được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc” như: Chùa Tam Bảo, Phật Lớn, Láng Cát, Quan Đế, đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đình Vĩnh Hòa… Đây còn được xem là điểm đến hấp dẫn của khách tham quan du lịch. Đặc biệt, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào các ngày 26, 27 và 28 tháng Tám Âm lịch hàng năm thu hút trên 800 ngàn lượt du khách hành hương khắp các nơi đến dâng hương, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng lễ hội; là dịp giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà và xúc tiến, đầu tư, phát triển kinh tế. (nguồn: Danh Hiệp, 2011. Điều kiện tự nhiên của thành phố Rạch Giá. Trang thông tin điện tử Rạch Giá) 3.1.3 Điều kiện tự nhiên Điều kiện thời tiết, thể hiện rõ 2 mùa khô và mùa mưa. Hằng năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, thông thường mưa từ 120 ngày đến 170 ngày/năm, mưa nhiều nhất vào thời kỳ gió Tây – Nam chiếm khoảng 90% đến 95% lượng mưa trong năm, những cơn mưa lớn nhất có thể đạt vũ lượng trên 350 mm vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Có 2 hướng gió chính là Đông – Nam và Tây – Nam vào mùa hạ, tốc độ gió trung bình 2,5 m/s.Nhiệt độ cao nhất là 38 0C, nhiệt độ thấp nhất là 14,8 0C, nhiệt độ trung bình là 27,4 0C. Ẩm độ: Cao nhất từ 93% đến 94%, thấp nhất từ 61% đến 62%, trung bình từ 80% đến 82%. Lượng nước bốc hơi trung bình từ 1.100 mm đến 1.200 mm. Do đặc điểm về điều kiện địa lý và tự nhiên, Vịnh Thái Lan - Rạch Giá là một miền biển trù phú, được biết đến xưa nay với kinh tế rất phong phú, đa dạng, đó là thương mại-dịch vụ và du lịch, khai thác và chế biến hải sản, cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. (nguồn: Danh Hiệp, 2011. Điều kiện tự nhiên của thành phố Rạch Giá. Trang thông tin điện tử Rạch Giá) 3.1.4 Thành tựu kinh tế Thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long và là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động. Thành phố biển miền Tây 20 Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Năm 2008 - 2013, Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Rạch Giá đạt 15.07%, tổng sản phẩm GDP năm 2013 ở mức 4.700 tỷ đồng (theo gia cố định 1994), tăng gần 16% so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người 44.6 triệu đồng/năm. Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 72,48%, công nghiệp-xây dựng chiếm 16,71%, nông-lâm-thủy sản 10,81%. Năm 2012 thành phố phối hợp với các nhà đầu tư đưa vào khai thác Siêu thị Metro, chợ Vĩnh Thanh 2, chợ Nguyễn Thoại Hầu. Đặc biệt năm qua thành phố phối hợp với các sở ngành tỉnh, nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải tỏa, bồi thường để triển khai các công trình trọng điểm như: Tuyến tránh Rạch Giá, các cầu trung tâm lấn biển, khu dân cư Phan Thị Ràng...với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 1,2%. Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ thành phố Rạch Giá nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định cơ cấu kinh tế của thành phố là: Thương mại, Dịch vụ và Du lịch; Công nghiệp xây dựng; Nông nghiệp – Thủy sản. Cơ cấu kinh tế đã chuyển biến theo hướng tích cực. Kết quả năm 2011: Tỷ trọng Thương mại, Dịch vụ và Du lịch chiếm 70,72%; Công nghiệp – Xây dựng chiếm 17,65%; Nông nghiệp và Thủy sản chiếm 12,64%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,19%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng, tương đương 1.857 USD. Tổng huy động nguồn vốn trên 2.587 tỷ đồng cho đầu tư phát triển thành phố.Trong đó, hàng nông sản 338 triệu USD và hàng hải sản đạt 97 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước 25 triệu USD. Tình hình đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh thực hiện, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển của thành phố. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn…ngày càng phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố. Hoạt động ngân hàng, nguồn vốn hoạt động tiếp tục tăng trưởng 14,28%, huy động vốn tại địa phương tăng 20,59% so với năm 2011, đảm bảo vốn tín dụng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Doanh số cho vay ước đạt 20.000 tỷ đồng tăng 8,8% so năm trước, dư nợ cho vay là 15.650 tỷ đồng tăng 6,39% so năm trước, tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng tăng 6,3% so với tháng 12 năm 2011, ước CPI tháng 12 năm 2012 so với tháng 12 năm 2011 tăng 6,5-7,5%, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (8%). Hiện nay có nhiều Ngân hàng đang hoạt động ở Thành phố Rạch Giá, điển hình là các Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước lớn như : BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MB... Và một số Ngân hàng thương mại lớn như: Sacombank, Techcombank, Đông Á, Bắc Á, MHB , HDBank, VIBank, VPBank, SeAbank…. (nguồn: Danh Hiệp, 2011. Tổng quan thành phố Rạch Giá. Trang thông tin điện tử Rạch Giá) 21 3.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 3.2.1 Giáo dục Bảng 3.1: Tỷ lệ người biết chữ ở Kiên Giang so với Đồng bằng sông Cửu Long Đvt: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Kiên Giang 89,9 91,3 92,5 92,6 92,3 Đồng bằng sông Cửu Long 91,8 92,0 92,2 92,3 93,1 (Nguồn: Website Tổng cục thống kê về tỷ lệ người biết chữ tháng 5/2013) Tỷ lệ người trên 15 tuổi ở khu vực thành phố Rạch Giá tăng qua các năm, nhưng chỉ tăng với tỷ lệ nhỏ và từ năm 2010 thì ngừng tăng. Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ ở khu vực thành phố Rạch Giá phản ảnh mức độ học thức bình quân, chỉ số này có liên hệ mật thiết với thu nhập bình quân của người dân thành phố. 3.2.2 Thu nhập bình quân của cá nhân trên 1 tháng Thu nhập bình quân của người dân thành phố Rạch Giá từ năm 2008 – 2013 tăng đều qua các năm. Năm 2008, thu nhập trung bình người dân Kiên Giang là 3,1 triệu đồng/tháng, Năm 2010 là 3,33 triệu đồng/tháng và Năm 2013 là 3,7 triệu đồng/tháng. (Nguồn: Cục thống kê thành phố Rạch Giá tháng 02/2014) Hình 3.2: Thu nhập bình quân của người dân thành phố Rạch Giá Đvt: triệu đồng (Hình do tác giả tự vẽ) Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, văn hóa, là đầu mối giao thông, giao lưu có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mức tăng trưởng kinh tế đạt 22 15,13%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 1,93 lần so với bình quân chung của cả nước, quy mô dân số đạt 356.000 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 85,40%, khu vực nội thành được đầu tư xây dựng đồng bộ, mạng lưới công trình hạ tầng tại các khu dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; Khiến cho Rạch Giá là một nơi đầu tư lý tưởng cho các tập đoàn, công ty, Ngân hàng trong lẫn ngoài nước đang tìm kiếm 1 thị trường tiềm năng phát triển 3.3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ – TỈNH KIÊN GIANG. Dựa vào kết quả của công cụ thống kê, tác giả có thể mô tả tình hình gửi tiết kiệm trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Bảng 3.2 : Tỷ trọng và tần suất về lượng tiền gửi của các mẫu đã phỏng vấn Lượng tiền gửi Tần suất Dưới 100 triệu đồng Tỷ trọng 3 7,14% Từ 100 đến dưới 500 triệu đồng 28 66,67% Từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng 10 23,8% 1 2,38% 42 100% Trên 1 tỷ đồng Tổng (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập của người dân cũng được nâng cao. Bằng chứng là mức thu nhập trung bình của người dân thành phố Rạch Giá tăng trưởng theo từng năm. Tuy nhiên, mỗi người đều có 1 lý do riêng, 1 quyết định riêng để quyết định gửi tiết kiệm và lượng tiền gửi tiết kiệm. Dựa vào Bảng 5, ta có thể dễ dàng thấy được, đa phần khách hàng cá nhân đều gửi tiền tiết kiệm trong khoảng từ 100 đến 500 triệu đồng. Đây cũng là nhóm khách hàng đông đảo nhất của các Ngân hàng ở Rạch giá hiện nay với tỷ trọng 66,67%. 23 Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM Ở TP RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU Trước khi đi vào phân tích mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng, ta cần tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Kiên Giang thông qua 80 người được chọn để phỏng vấn. Về tuổi tác, khách hàng có gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng có tuổi từ 23 đến 64, phần lớn là các khách hàng trung niên có tuổi từ 33 đến 43 tuổi (chiếm 63,33%), với độ tuổi trung bình là 39,4 tuổi, không phân biệt giới tính vì mức độ trung bình giữa 2 giới là bằng nhau. Đây là những đối tượng có khả năng về tài chính và thu nhập ổn định. Sự khác biệt về tuổi tác hay giới tính cũng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định gửi tiết kiệm do mỗi đối tượng khách hàng có mục đích gửi tiết kiệm khác nhau. Ngân hàng cần nắm rõ đối tượng khách hàng chủ yếu của mình là ai để có chính sách tác động cho phù hợp với mục đích của họ. Đa số khách hàng đều có trình độ học vấn cao từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, trong đó trình độ đại học chiếm đa số (57,78%). Tuy nhiên, đặc trưng của Vùng Kiên Giang là thành phố giáp biển, nên trong 80 mẫu được khảo sát, thì học vấn không quyết định lượng tiền gửi vào. Bảng 4.1: Giới tính và độ tuổi của người gửi tiền tiết kiệm Độ tuổi Giới tính Tổng Tuổi từ 23-30 Tuổi từ 31-45 Tuổi từ 46 trở lên Nam Nữ Tổng 14 5 10 29 9 26 11 46 23 31 21 80 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Bảng 4.2: Trình độ học vấn Trình độ Số lượng Tỷ lệ Dưới Cao đẳng 14 17,50% Đại học, cao đẳng 60 75,00% 6 7,50% 80 100% Trên Đại học Tổng (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Nhìn chung các khách hàng gửi tiền tiết kiệm là công nhân viên làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp và cơ quan hành chính địa phương chiếm 21,25%. Một 24 số khác là những người làm trong quân đội, công an, họ có hệ số lương đều đặn và cao hơn những người làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp, được nhà nước trợ cấp và hỗ trợ nên lượng tiền nhàn rỗi của họ là khá lớn, tuy tỷ trọng được điều tra ít nhưng họ có 1 lượng tiền đáng kể gửi tiết kiệm. Tiếp theo là đối tượng Kinh doanh mua bán nông thủy hải sản với tỷ trọng tiền gửi là lớn nhất. Đây chính là 2 đối tượng khách hàng tiềm năng lớn mà các ngân hàng cần khai thác. Phần còn lại là giáo viên, giảng viên đại học hoặc người cao tuổi đã về hưu,…. Qua điều tra phỏng vấn, hầu hết các đối tượng khách hàng kinh doanh nông, thủy hải sản hoặc buôn bán riêng lẻ đã được các ngân hàng tiếp cận. Các đối tượng này có giao dịch khá lớn, khả năng tạo ra nguồn vốn ngắn hạn khổng lồ cho ngân hàng. Nhìn chung, các NHTM đã triển khai các chính sách, chiến lược huy động vốn hợp lý. Tuy nhiên, về các chính sách sản phẩm, các Ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với đặc điểm vùng miền và đặc tính kinh tế ở các thành phố vùng biển nói chung và Kiên Giang Rạch giá nói riêng để thu hút lượng vốn nhiều hơn với chi phí rẻ hơn. Bảng 4.3: Nghề nghiệp Nghề Số lượng Tỷ lệ (%) Làm ở cơ quan hành chính địa phương 17 21,25% Làm ở Ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm 12 15,00% Làm ở quân đội, công an nhân dân 3 3,75% Làm giáo viên, giảng viên đại học 14 17,50% Làm ở DNTN, các công ty TNHH, công ty Cổ phần… 17 21,25% Kinh doanh mua bán nông sản, thủy sản, tạp hóa… 11 13,75% Khác 6 7,50% Tổng 80 100% (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Số thành viên trung bình của mỗi hộ 2,8 người. Điều này cũng phù hợp với tình hình dân số ở thành thị loại 2, vì người dân sống ở Rạch Giá họ dần dần nhận thức được việc kế hoạch hóa gia đình là cần thiết, nên việc số lượng thành viên còn sống phụ thuộc vào gia đình thấp, đảm bảo cho cuộc sống ổn định của gia đình. 25 Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu Số nhân khẩu Tổng Số người phụ thuộc Tổng 0 1 2 1 19 0 0 19 2 13 0 0 13 3 0 24 0 24 4 0 4 15 19 5 0 2 0 2 6 0 0 3 3 32 30 18 80 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) 4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng được tiến hành rà soát dựa theo quá trình ra quyết định gửi tiết kiệm. 4.2.1 Nhận thức nhu cầu Trước hết từ việc nhận thức gửi tiền tiết kiệm, được thể hiện qua việc tìm hiểu lý do gửi tiền tiết kiệm: Quan sát bảng 9, ta thấy được, phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm vì mục đích sinh lãi, có 48 người lựa chọn chiếm 60,00%. Thứ 2 đó là do họ muốn là dự phòng tiền để đủ khả năng đối phó được các tình huống cần phải chi tiêu nhiều trong tương lại: như là ma chay, cưới hỏi, ốm đau bệnh tật... . Một lý do khác mà ta có thể thấy được, đó là có 17 người trong tổng số 80 người ( chiếm 21,25%) là vì mục đích tích lũy cho con. Họ nghĩ rằng cần tiết kiệm ngay bây giờ để sau này có tiền cho con đi học đại học, đi du học hoặc cưới hỏi Người dân Kiên Giang thích giao dịch hay sử dụng tiền mặt, cho nên có khá ít người chọn lý do gửi tiền là để cất tiền, cũng dễ hiểu bởi vì đặc điểm của Rạch Giá là thành phố loại 2, được công nhận từ thị Xã, nên xu hướng sử dụng tiền mặt trong giao dịch hằng ngày là chuyện phổ biến và bình thường. 26 Bảng 4.5: Lý do gửi tiền tiết kiệm Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Sinh lãi 48 60,00 Cất tiền 13 16,25 Dự phòng 20 25,00 Tích lũy cho con 17 21,25 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) 4.2.2 Tìm kiếm thông tin: Bước tiếp theo, sau khi đã xác định được nhu cầu, đó là thu thập, tìm hiểu thông tin liên quan đến dịch vụ. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có cách tiếp cận thông tin khác nhau, từ nhiều nguồn và đối với mỗi nguồn cũng có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với quyết định của họ. Bảng 4.6: Tìm kiếm thông tin Lượng khách hàng Tỷ lệ (%) Chủ động 38 42,22 Không chủ động 52 57,78 Tổng cộng 80 100 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Trong 80 người được phỏng vấn, chỉ có 38 người chủ động tìm kiếm thông tin về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, chiếm tỷ lệ 42,22%. Người Việt Nam nói chung, người Rạch Giá nói riêng khá thụ động trong việc tiếp cận thông tin ở chỗ rất ngại chủ động tìm kiếm thông tin mà chỉ đợi những thông tin có sẵn. Do đó, ngân hàng cần thông tin đến với khách hàng một cách hợp lý, thông qua những am hiểu về thói quen của khách hàng. Chúng ta cần đưa thông tin về dịch vụ tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi theo thói quen tiếp cận thông tin, cũng như các nguồn thông tin tin cậy của khách hàng. 27 Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng bởi các kênh thông tin tham khảo Kênh thông tin Mức độ ảnh hưởng 1. Tivi 3,18 2. Báo chí 3,32 3. Mạng Internet 3,0 4. Băng quảng cáo, băng ron, prochure 2,71 5. Nhân viên Ngân hàng gọi điện 2,67 6. Nhân viên ngân hàng tiếp thị trực tiếp 2,98 7. Thông tin từ đồng nghiệp, người thân 3,45 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Hiện nay, phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng như tivi, báo chí, internet, bảng quảng cáo, banroll, prochure,…Theo các mẫu phỏng vấn cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng các kênh thông tin trên để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, đối với khách hàng địa bàn Rạch Giá, phần đông họ tiếp cận thông tin theo hình thức marketing truyền miệng, tức là thông qua bạn bè, người thân giới thiệu về ngân hàng, về dịch vụ đó. Thông tin từ người thân hay bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng của họ, với mức điểm trung bình là 3,45 điểm. Thông qua đây, ta có thể thấy khả năng thu hút khách hàng thông qua khách hàng cũ là rất lớn ở Rạch Giá. Vì vậy, vai trò dịch vụ chăm sóc khách hàng là vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa khai thác nguồn quan hệ của khách hàng cũ để có được khách hàng mới. Nguồn thông tin được nhiều người tham khảo và đáng tin cậy thứ 2 là thông tin từ Báo chí với mức độ ảnh hưởng của thông tin này đến quyết định của khách hàng là 3,32. Ngoài ra, các nguồn thông tin từ báo chí thì tivi, Nhân viên ngân hàng tiếp thị trực tiếp…cũng được nhiều khách hàng tham khảo đến. Riêng internet là công cụ thông tin hữu hiệu và ít tốn kém, những do chưa quen tiếp cận internet nhiều và thông tin từ Internet hỗn tạp nên tác động rất ít đến hành vi tham khảo thông tin để gửi tiền tiết kiệm. Hầu hết các nguồn thông tin khi tiếp cận đều có ảnh hưởng mức trung bình đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng của khách hàng. Riêng trường hợp Nhân viên ngân hàng gọi điện, người dân Rạch Giá họ ít tin tưởng đến và xem nguồn thông tin ở đây không mang tính xác thực bằng những thông tin từ báo đài hay thông tin từ bạn bè. Cùng với những tiêu cực từ các nhân viên ngân hàng làm sai nguyên tắc kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gần đây nên họ bị mất lòng tin vào các nhân viên ngân hàng. 28 4.2.3 Đánh giá Sau khi có thông tin về dịch vụ gửi tiết kiệm mình cần, khách hàng bắt đầu đánh giá các tiêu chí mình cần khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. Theo kết quả phỏng vấn, ta có được bảng sau: Bảng 4.8: Mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng 1. Uy tín của NHTM 4,31 2. Chính sách lãi suất cạnh tranh 4,34 3. Thái độ phục vụ 4,07 4. Tính chuyên nghiệp 3,88 5. Thời gian giao dịch 4,05 6. Chương trình khuyến mãi 3,45 7. Có người quen trong Ngân hàng 2,61 8 Bạn bè, người thân giới thiệu 3,84 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)  Yếu tố hàng đầu khi lực chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng là lãi suất với số điểm cao nhất là 4,34 điểm. Trong thời điểm NHNN đã quy định lãi suất trần huy động vốn là như nhau nên các Ngân hàng cạnh tranh lãi suất với nhau bằng cách tặng thêm, chương trình trúng thưởng 100% hay cộng điểm thưởng quy ra tiền mặt nhằm thu hút các nguồn tiền lớn.  Yếu tố thứ 2 là Uy tín ngân hàng chọn gửi, mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến quyết định của họ, gần bằng điểm lãi suất là 4,31 điểm. Đối với tình hình kinh tế nhạy cảm như hiện nay, việc các Ngân hàng thể hiện Uy tín của mình thông qua lượng vốn dự phòng, kết quả kinh doanh... có tác động rất lớn đối với quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm. Vì các cá nhân họ muốn một nơi vừa an toàn, vừa không bị mất tính thanh khoản khi biến động xảy ra.  Yếu tố thứ 3 là thái độ phục vụ của Ngân hàng đó, chiếm số điểm 4,07. Khi quyết định vào gửi tiền tiết kiệm ở một Ngân hàng nào đó, họ chú trọng đến thái độ phục vụ của nhân viên, có niềm nở hay không, chăm sóc có chu đáo hay không để họ quyết định gắn bó dài lâu với ngân hàng đó nói chung và chi nhánh đó nói riêng.  Yếu tố thứ 4 là thời gian giao dịch của Ngân hàng, chiếm 4,05. Ai cũng muốn giao dịch được nhanh, gọn , lẹ. Không ai muốn thủ tục rườm ra phiền phức và 29 mất nhiều thời gian. Đặc biệt là những đối tượng có trình độ học vấn thấp, họ rất ngại phải làm các thủ tục giấy tờ.  Yếu tố về tính chuyên nghiệp và bạn bè người thân giới thiệu ngân hàng đang phục vụ có mức độ quan trọng là 3,88 , 3,45 và 3,84  Các yếu tố khác liên quan đến quyết định của khách hàng là tính chuyên nghiệp, chương trình khuyến mãi chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Như vậy, căn cứ vào các yếu tố mà khách hàng có quan tâm khi quyết định gửi tiết kiệm, ngân hàng nên tập trung đầu tư, hoặc cung cấp thông tin đó đến khách hàng một cách hữu hiệu nhất. Tóm lại, khi phân tích mô tả trên đã cho ta thấy được những yếu tố chính mà khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. quan trọng nhất là niềm tin vào ngân hàng cùng với lãi suất và thái độ phục vụ. 4.2.4 Lựa chọn Cuối cùng là quyết định có nên gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đó không? Sau đây là kết quả mô hình Probit và mô hình Tobit để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng và lượng tiền gửi của khách hàng. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 4.3.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các biến thông tin cá nhân của người dân và các biến khác với quyết định gửi tiền tiết kiệm Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo (Crosstab) với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0 để kiểm định mối quan hệ giữa quyết định gửi tiền tiết kiệm với các biến thông tin cá nhân và các biến khác ngoài mô hình Probit bao gồm : Giới tính, trình độ học vấn, thói quen lập kế hoạch, nghề nghiệp, số nhân khẩu trong hộ và số người phụ thuộc trong hộ gia đình. Bảng 4.9: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và giới tính Giới tính Quyết định gửi Tổng Nữ Nam Không gửi 23 18 41 Có gửi 22 17 39 Tổng 45 35 80 Pearson chi square Pearson chi2(1) = 0,0008 Pr = 0,978 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) 30 Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square = 0,0008 < mức ý nghĩa α = 5% => Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy giới tính của cá nhân có ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm, hay biến gửi tiền tiết kiệm có mối quan hệ với biến giới tính. Nguyên nhân là do giới phụ nữ thường là người kiểm soát tiền, họ có thể quyết định gửi hoặc không gửi tiết kiệm. Bảng 4.10: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và trình độ học vấn Trình độ học vấn Quyết định gửi Dưới cao đẳng Không dưới CĐ Tổng Không gửi 4 37 41 Có gửi 10 29 39 Tổng 14 66 80 Pearson chi2(1) = 3,4933 Pr = 0,062 Pearson chi square (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 3,4933 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Trình độ học vấn không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm. Bảng 4.11: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Lập kế hoạch tiết kiệm Lập kế hoạch Quyết định gửi Không lập Tổng Có lập Không gửi 11 30 41 Có gửi 14 25 39 Tổng 25 55 80 Pearson chi square Pearson chi2(1) = 0,7650 Pr = 0,382 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Do kiểm định Pearson chi bình phương = 0,7650 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Lập kế hoạch không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm. Nếu cá nhân làm ở công ty CP, TNHH, DNTN. Làm ở quân đội, CAND. Giáo viên, Giảng viên đại học. Kinh doanh mua bán nông thủy hải sản, tạp hóa = 1 , nếu làm nơi khác = 0. Ta có bảng 12 như sau : 31 Bảng 4.12: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Nghề nghiệp Nghề nghiệp Quyết định gửi Tổng 0 1 Không gửi 18 23 41 Có gửi 14 25 39 Tổng 32 48 80 Pearson chi2(1) = 0,5337 Pr = 0,465 Pearson chi square (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 0,5337 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 => biến Nghề nghiệp không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm. Bảng 4.13: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Số nhân khẩu trong hộ Quyết định gửi Số nhân khẩu 1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người 8 người Tổng Không gửi 0 3 18 16 3 0 1 41 Có gửi 2 5 14 14 2 1 1 39 Tổng 2 8 32 30 5 1 2 80 Pearson chi square Pearson chi2(6) = 4,2860 Pr = 0,638 (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 4,2860 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Số nhân khẩu không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm. 32 Bảng 4.14: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Số người phụ thuộc trong hộ Quyết định gửi Số người phụ thuộc 0 người 1 người Tổng 2 người 3 người Không gửi 9 21 10 1 41 Có gửi 12 16 10 1 39 Tổng 21 37 20 2 80 Pearson chi2(3) = 1,0549 Pr = 0,788 Pearson chi square (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 1,0549 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Số người phụ thuộc không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm. 4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình Probit về quyết định gửi tiền tiết kiệm Bảng 4.15: Kết quả hồi quy Probit cho quyết định gửi tiền tiết kiệm Các biến Coef. Giá trị z Giá trị P Uy tín 1,421927 3,23 0,001 Lãi suất 1,295535 2,23 0,026 Thái độ phục vụ 0,2816621 0,75 0,451 Tính chuyên nghiệp 0,6918392 1,71 0,087 Thời gian giao dịch -0,8414447 -1,85 0,064 Khuyến mãi -0,5858774 -1,65 0,098 Tuổi 0,0625427 3,58 0,000 Trình độ -1,318567 -2,44 0,015 Constant -2,911894 -2,47 0,013 80 Tổng số quan sát Giá trị log của hàm gần đúng -34,449 Giá trị kiểm định chi bình phương 41,95 Hệ số xác định R bình phương (%) 0,3785 (Nguồn : Kết quả hồi quy Probit) 33  Các kiểm định cần thiết  Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mô hình Giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có mối quan hệ với nhau H1: Các biến đưa vào mô hình có quan hệ với nhau Dùng kiểm định Pearson Chi-Square về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có: Pearson chi2(8) = 41,95 Khả năng xác suất > chi2 = 0,0000 Giá trị tra bảng chi2 = 41,95> 1,0000 (giá trị tính được)  Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có quan hệ với nhau. Do đó các biến đưa vào mô hình là phù hợp.  Kiểm định mức phù hợp của mô hình Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 81,25% được trình bày trong phần phụ lục. Mô hình hồi quy Probit ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng Y sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 81,25%. Hệ số xác định R2 = 37,85% cho biết phần biến thiên của việc quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng(Y) được giải thích bởi 37,85% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình, 62,75% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.  Kiểm định từng tham số βi đưa vào mô hình Giả thiết: H0 : βi = 0 là Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. H1: βi ≠ 0 là Biến đưa vào mô hình ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu hiến mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc là ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Theo kết quả của mô hình hồi quy trong tổng số 8 biến đưa vào mô hình thì có 1 biến có hệ số ước lượng khác không, 7 biến có hệ số góc khác không. Các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình. 34 Dựa vào giá trị kiểm định t cho từng biến có ý nghĩa thống kê khác không ở mức ý nghĩa từ 10% đến 1% có 5 biến được chọn có ý nghĩa đối với mô hình là: UYTIN (Uy tín của Ngân hàng thương mại), LAISUAT (lãi suất hấp dẫn hay không), TINHCHUYENNGHIEP (Nhân viên Ngân hàng có làm hài lòng khách hàng về tính chuyên nghiệp của mình hay không), THOIGIAN ( Thời gian giao dịch) KHUYENMAI (Các đợt phát động khuyến mãi của NH), TUOI (Độ tuổi của khách hàng) TRINHDO (Trình độ học vấn của khách hàng) Riêng đối với biến THAIDOPV (Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng) thì không có ý nghĩa thống kê do giá trị P = 0,451 > α = 0,1 nên ta chấp nhận giả thuyết Ho. Như vậy hệ số hồi quy tìm được không có ý nghĩa và không giải thích được mô hình. Do các NHTM trong những năm gần đây đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, trong đó thái độ phục vụ được ưu tiên hàng đầu. Các ngân hàng đều làm tốt công tác này, dẫn đến biến THAIDOPV không tác động gì nhiều đối với quyết định chọn gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân.  Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit  Uy tín Ngân hàng: Uy tín của Ngân hàng thương mại có đủ tin cậy hay không. Đây là biến giả có hệ số góc là 1,421927, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vòng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, Hệ số góc của biến này có tác động lớn đến quyết định gửi tiền tiết kiệm. Khi quyết định gửi tiền, người gửi thường lựa chọn nơi nào an toàn nhất cho số tiền mình gửi, đề phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.  Lãi suất: Lãi suất hấp dẫn hay không. Đây là biến giả có hệ số góc là 1,295535, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số góc của biến này có tác động tương đối lớn đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Trong việc quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, lãi suất là yếu tố quan trọng để một khách hàng quyết định gửi tiền vào ngân hàng này hay ngân hàng khác sẽ sinh lãi nhiều hơn. Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Rạch Giá phần lớn là những ngân hàng lớn, có chi nhánh phát triển được hơn 3 năm, có chi nhánh đến 15 năm. Do đó một trong những yếu tố đầu tiên để khách hàng quyết định gửi tiền vào ngân hàng là phải xét xem lãi suất mà ngân hàng đưa ra có hấp dãn hay không, có chương trình quy ra điểm số để đổi sang lưọng tiền thưỏng, nhằm lách luật để tăng lãi khi lãi suất ở mức trần huy động. Tất cả dựa vào chính sách của ban quản trị Ngân hàng, họ muốn có một Chi phí vốn thấp để tăng Margin lợi nhuận hay muốn tăng lãi suất tiền gửi cao nhằm hút vốn để theo đuổi một chính sách khác. Kết quả của mô hình hồi quy thể hiện thực tế đã ủng hộ lý thuyết này. 35  Tính chuyên nghiệp của nhân viên Ngân hàng: Đây cũng là biến giả có hệ số góc là 3,036383, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Biến này có tác động rất lớn đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng có thực hiện nhanh chóng các giao dịch tiền gởi, cử chỉ tiếp khách hàng có thể hiện được tính chuyên nghiệp của 1 nhân viên ngân hàng đã qua đào tạo bài bản hay không, có niềm nở tiếp khách hàng hay không. Sự đồng bộ hóa trong hệ thống dịch vụ khách hàng, từ Greeter cho đến Giao dịch viên. Từ đó tạo nên sự thoải mái, hài lòng khi khách hàng đến gửi/rút tiền. Tạo nên lòng trung thành của khách hàng khi gắn bó với ngân hàng đó.  Thời gian giao dịch: Đây là biến giả, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng. Hệ số ước lượng của biến này là -0,8414447, dấu của biến trong kết quả hồi quy cùng với dấu kì vọng, Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Các giao dịch có thực hiện được nhanh chóng hay không, thủ tục có rườm rà phức tạp hay không, đều tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng.  Chương trình khuyến mãi: Đây là biến giả, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng. Hệ số ước lượng của biến này là -0,5858774, dấu của biến trong kết quả hồi quy không cùng với dấu kì vọng, Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Khi khách hàng đến gửi tiền, họ cũng mong muốn được ngân hàng tặng một món quà để thể hiện lòng trân trọng của ngân hàng với số tiền mà khách hàng đã gửi vào. Những điều đó tuy nhỏ nhưng cũng góp phần thu hút khách hàng vào gửi tiền trong ngân hàng của mình.  Độ tuổi: Đây là biến đo lường độ tuổi, có hệ số ước lượng là 0,0625427, dấu của biến trong kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng. Độ tuổi càng cao, quyết định càng khác. Thông thường tuổi trẻ họ chưa có ý thức tiết kiệm cho tương lai. Nhưng đối với đối tượng trung niên hay lớn tuổi, họ có dự định gửi tiền tiết kiệm, lo cho cuộc sống gia đình sau này hay tích lũy cho con họ, cho họ những kế hoạch tương lai mà họ mong muốn thực hiện.  Trình độ: Đây là biến giả, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng. Hệ số góc của biến này là -1,318567, dấu của biến trong kết quả hồi quy không cùng với dấu kì vọng, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Thông thường, những người có trình độ học vấn càng cao thì thu nhập của họ cũng cao, đồng nghĩa với việc nhận thức của họ khác với nhận thức cũng những người có trình độ thấp. Điều này có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của họ. Vậy phương trình về quyết định gửi tiền tiết kiệm như sau : Y = 1,421927 * X1 + 1,295535 * X3 + 0,6918392* X4 – 0,8414447* X5 – 0,5858774* X6 + 0,0625427* X7 -1,318567* X8 -2,911894 36 4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ Trong phần này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit trên phần mềm Stata 12.0 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình Tobit cho các nhân tố tác động đến lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng Các biến Coef. Giá trị t Giá trị P Mức tích lũy tiết kiệm -6,64e-08 -0,57 0,573 Mức gửi tiền tiết kiệm 4,91e-06 0,05 0,961 Số nhân khẩu 4,827678 -2,19 0,032 -5,473819 -1,73 0,087 -0,0935469 -0,41 0,686 Trình độ học vấn -9,838824 -1,46 0,148 Lập kế hoạch -3,978563 -0,78 0,439 Nghề nghiệp -4,684566 -1,07 0,289 12,1729 0,96 0,340 Số người phụ thuộc Tuổi Constant 80 Tổng số quan sát -154,978 Giá trị log của hàm gần đúng Prob > chi2 0.0000 Hệ số xác định R bình phương (%) 0,3305 (Nguồn : Kết quả hồi quy Tobit)  Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy Tobit về lượng tiền gửi Dựa vào kết quả hồi quy, ta thấy có tổng cộng 2 biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy Tobit về lượng tiền gửi do giá trị P < 0,1 :  Biến Số nhân khẩu (Số người trong hộ) cho hệ số dương 4,827678, nếu hộ gia đình tăng thêm 1 người thì lượng tiền gửi sẽ tăng 4,8 triệu đồng.  Biến Số người phụ thuộc có hệ số âm là 5,473819, nghĩa là nếu hộ gia đình tăng thêm 1 người phụ thuộc thì lượng tiền gửi sẽ giảm 5,47 triệu đồng. Dấu của biến này cũng trùng với dấu kỳ vọng ban đầu. Riếng các biến không có ý nghĩa thống kê như là : 37  Mức tích lũy tiết kiệm : Kết quả của phép toán Thu nhập – Chi phí đã cho ra mức tích lũy tiết kiệm, là lượng tiền nhàn rỗi còn lại của cá nhân/hộ gia đình. Họ có thể quyết định chấp nhận một phần rủi ro và đầu tư vào một lĩnh vực khác để sinh lợi hoặc có thể chọn cách an toàn hơn nhiều là gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, trong nền kinh tế biến động phức tạp và biến động như hiện nay, mức tích lũy nhiều hay ít không ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của họ.  Mức gửi tiền tiết kiệm : Sau khi quyết định gửi tiền tiết kiệm, họ sẽ trích ra một phần hoặc toàn bộ mức tích lũy tiết kiệm của họ để gửi ngân hàng, tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế và thói quen thích đầu tư kinh doanh mua bán của dân cư thành phố Rạch Giá  Tuổi: Đa phần các cá nhân có gửi tiết kiệm đều có độ tuổi trung bình gần 40 tuổi, cho nên lượng tiền tích lũy của họ trong thời gian làm việc rất nhiều, nên biến này không có ý nghĩa trong mô hình.  Trình độ học vấn: Trình độ cao hay trình độ thấp không ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng. Rạch giá là một vùng có dòng tiền kinh doanh nông, thủy hải sản lớn, vì thế nên những người nào kinh doanh mua bán thì sẽ có nguồn tiền lớn nhưng trình độ học vấn thấp. Và ngược lại, trình độ học vấn cao nhưng có nguồn tiền tích lũy lớn sau một thời gian dài làm việc.  Lập kế hoạch: Biến này không có ý nghĩa trong mô hình, việc họ lập kế hoạch gửi tiết kiệm hàng tháng nhưng họ có thể hoặc không thể thực hiện theo kế hoạch của mình.  Nghề nghiệp: ở Rạch Giá, các ngành nghề đa dạng và lượng tiền gửi cũng đa dạng, không phải ai kinh doanh mua bán cũng đều có nhiều tiền để gửi tiết kiệm, họ có thể dùng nó để xoay vòng vốn kinh doanh, cũng như những người làm cho các công ty, cơ quan hành chính lâu năm cũng chưa chắc có được lượng tiền gửi lớn, họ có thể dùng nó để xây, sửa nhà, đầu tư lĩnh vực khác… Cho nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Tobit trên. Vậy phương trình về lượng tiền gửi tiết kiệm như sau : Y = 4,827678*X3 - 5,473819*X4 + 12,1729 38 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN Nhìn chung, khách hàng gửi tiết kiệm vào ngân hàng đều có trình độ cao nên khả năng nhận thức và tiếp cận thông tin rất tốt. Tuy nhiên, do thói quen không chủ động trong việc tím kiếm thông tin, đồng thời do công tác thông tin từ phía ngân hàng vẫn chứa được thực sự tốt. Chính vì vậy mà thông tin về ngân hàng và dịch vụ của ngân hàng cũng chưa được khách hàng biết đến nhiều. Thông thường, khi người dân có nguồn tiền nhàn rỗi, họ thường nhắm tới những ngân hàng thương mại lớn, với uy tín cao. Điều này làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của những Ngân hàng nhỏ hơn trong công tác huy động vốn. Nhìn chung thực trạng về tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển mạnh, việc tăng lượng tiền gửi là không khó. Nhiệm vụ hiện nay chính là huy động đươc nguồn tiền với chi phí thấp và tăng lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Đồng thời phải triển khai các sản phẩm, dịch vụ, các chương trình khuyến mãi đê tăng sức cạnh tranh. 5.2 GIẢI PHÁP 5.2.1 Nâng cao Uy tín ngân hàng Để có thể huy động được một lượng vốn lớn với chi phí rẻ thì thay vì giữ nguyên mức lãi suất, các ngân hàng có thể giảm lãi suất để tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh vị thế, uy tín cũng nhưng chất lượng dịch vụ của ngân hàng đó. Tạo ra niềm tin vững chắc cho khách hàng đến giao dịch. Các tiêu chí để nâng cao uy tin ngân hàng đó là (theo NHNN) : Thứ nhất là vị thế của tổ chức tín dụng (TCTD), dựa trên mức độ hoạt động ổn định, chiến lược kinh doanh, hoạt động kinh doanh tập trung vào một vài lĩnh vực hay đa dạng hóa lĩnh vực. Kinh nghiệm điều hành, mức độ chấp nhận rủi ro và khả năng ban quản trị thực hiện được kế hoạch kinh doanh cũng là một điểm quan trọng tạo lập vị thế của TCTD. Thứ hai là vốn và lợi nhuận. Đánh giá khả năng của TCTD chịu được lỗ trong kinh doanh dựa trên việc có đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng với chất lượng vốn và lợi nhuận. Điều kiện tiên quyết là TCTD phải đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nếu chưa đáp ứng được, TCTD không nên được phép tăng trưởng tín dụng cao trong năm, vì điều này sẽ càng làm giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Chất lượng vốn và lợi nhuận cũng hết sức quan trọng. Nếu vốn cấp 1 chiếm tỷ lệ không cao, vốn của ngân hàng có khả năng giảm mạnh khi trái phiếu tăng vốn cấp 2 đến hạn và 39 phải mua lại hoặc trái phiếu chuyển đổi đến hạn mà không được chuyển đổi thành cổ phiếu. Thứ ba là mức độ rủi ro. Đánh giá cách ngân hàng tăng trưởng và thay đổi mức độ rủi ro trong kinh doanh, rủi ro của việc tập trung và đa dạng hóa kinh doanh, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Thứ tư là nguồn vốn và thanh khoản. Xem xét cách TCTD huy động vốn cho hoạt động kinh doanh và mức độ nhạy cảm của nguồn vốn (tăng hay giảm) gây ảnh hưởng lên khả năng duy trì hoạt động và đáp ứng nhu cầu thanh toán khi thị trường biến động xấu. NHNN có thể xem xét tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn trung hạn, sự phụ thuộc vào vốn ngắn hạn từ thị trường liên ngân hàng và cơ cấu nguồn vốn. Dựa trên các tiêu chí trên, các Ngân hàng nên có những chính sách, định hướng phù hợp để hoạt động lành mạnh hơn, nhằm khẳng định mình trong nhóm uy tín. 5.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp 5.2.2.1 Phát triển công nghệ thông tin Mục tiêu đặt ra cho các NHTM là có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước, tiền đến đạt chuẩn quốc tế. Các biện pháp có thể thực hiện mục tiêu trên: Dựa vào các mối quan hệ sẵn có thực hiện chuyển giao công nghệ. Đầu tư thêm các phần mềm hiện đại “Đi tắt đón đầu”, chẳng hạn như: Hệ thống database khách hàng của toàn Ngân hàng, hệ thống cổng thông tin kết nối khách hàng, hệ thống phát triển khách hàng tiềm năng, khai thác bán chéo các sản phẩm tiền gửi mà khách hàng chưa có. Tranh thủ sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế Giới và NHNN trong chương trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam để tiếp cận và áp dụng những công nghệ mới vào hoạt động của ngân hàng. 5.2.2.2 Về nhân sự Trong các yếu tố cạnh tranh thì yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Đối với ngân hàng, nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng, họ chính là những người trực tiếp tiếp xúc, truyền đạt thông tin và tiếp nhận những ý kiến phản hồi của khách hàng. Vì vậy, yêu cầu đối với nhân viên là phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ (đối với nhân viên huy động vốn cần hiểu rõ các hình thức huy động, lãi suất huy động, chính sách khách hàng của ngân hàng…); đồng thời, phải có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt thông tin đơn giản, dễ hiểu và gây thiện cảm với khách hàng. Để đáp ứng những yêu cầu đó cùng với mục tiêu nâng trình độ của nhân viên, cần triển khai thực hiện những công tác sau: 40 - Xây dựng hoàn chỉnh bộ nguyên tắc tiếp xúc với khách hàng của Giao dịch viên và Nhân viên huy động vốn - Mở các lớp tập huấn cập nhật và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Cán bộ nhân viên hàng tháng. - Mời các giảng viên giỏi về Marketing tại các trường Đại học về giảng tại các chi nhánh mỗi năm một lớp. - Đưa cán bộ có khả năng truyền đạt đi học để về giảng dạy lại cho các cán bộ và nhân viên khác. - Kiểm tra nghiệp vụ đình kì hằng năm trên toàn hệ thống - Áp dụng các cách tính chỉ tiêu hoàn thành công việc, chỉ tiêu thời gian hoàn thành công việc. Từ đó quy ra hệ số lương thưởng cho CBNV tại từng chi nhánh - Lập ra một Khối Khách hàng Ưu tiên (Priority) để tập trung khai thác nguồn tiền nhàn rỗi của những khách hàng lớn. Chăm sóc đặc biệt để họ có thể gắn kết dài lâu với Ngân hàng mình. Nội dung đào tạo cần đảm bảo: - Quy tắc ứng xử, tìm kiếm thông tin và khai thác khách hàng - Marketing. - Kiến thức, kỹ năng phụ trợ cho công tác tiền gửi tiết kiệm ( thuyết phục, nhạy cảm với nhu cầu khách hàng,…). - Đào tạo về các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mới. Đội ngũ nhân viên Ngân hàng phải nâng cao tính chuyên môn, xử lý các nghiệp vụ 1 cách lưu loát, cùng với 1 phong cách đón chào khách hàng một cách niềm nở, cho khách hàng thấy được chất lượng dịch vụ, sự tận tâm của những Ngân hàng này hơn hẳn những Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước lớn. Cần phải có một sự phối hợp giữa các bộ phân trong Ngân hàng với nhau, tạo tính thống nhất và đồng đều, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng vững mạnh, từ đó mới tạo lòng tin cho khách hàng để gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng mình. 5.2.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm và hình thức tiền gửi tiết kiệm Bên cạnh các sản phẩm và hình thức tiền gửi tiết kiệm sẵn có, ngân hàng cần phát triển thêm các sản phẩm và hình thức tiết kiệm mới để thúc đấy khách hàng lập kế hoạch tiết kiệm cho mình Về sản phẩm: Tiền gửi tích lũy tiết kiệm tương lai 41 Tài khoản tích lũy tiết kiệm: là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn dài. Khách hàng hàng tháng nộp một số tiền nhất định vào tài khoản để được hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm, dự định trong tương lai. Ngân hàng sẽ xây dựng 1 công cụ phân tích nhu cầu tài chính trong tương lai, khách hàng dựa vào đó để nhập dữ liệu sau đó phần mềm sẽ tính toán độ tuổi để đạt được mục tiêu trong tương lai. Hình 5.1: Hình minh họa về bảng tính tài chính cá nhân (Hình minh họa) Khi tham gia chương trình này, khách hàng bắt buộc phải đóng 1 khoản tiền vào hàng tháng hoặc hàng quý. Vì nếu không bắt buộc thì khách hàng sẽ không có thói quen gửi tích lũy dẫn dần. Chương trình này vừa lợi cho ngân hàng mà vừa lợi cho khách hàng. Giúp tăng khả năng huy động vốn 1 cách đều đặn và giúp khách hàng có thói quen gửi tiết kiệm. Về hình thức huy động: - Huy động tận nơi: Đối với những khoản tiền gửi có giá trị lớn khi khách hàng có yêu cầu, ngân hàng sẽ cử nhân viên huy động vốn đến tận doanh nghiệp và tận nhà, kết hợp dịch vụ thu phí hộ khách hàng. - Huy động qua Internet banking : Hình thức huy động này sẽ khắc phục nhược điểm về thời gian hoạt động trong ngày của ngân hàng, tiện lợi cho Khách hàng đỡ tốn thời gian giao dịch. Với ưu đãi là lãi suất cao hơn lãi suất giao dịch tại quầy. - Huy động các khoản phát sinh: các nhân viên thực hiện dịch vụ tiết kiệm phải nhạy cảm nắm bắt tình hình, kịp thời vận động khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình khi họ có những khoản thu nhập phát sinh …. Các chi nhánh Ngân hàng phải nắm bắt thông tin về những nơi sắp có giải tỏa đền bù, bồi thường, thu 42 nhập cuối mùa vụ, trúng thưởng giá trị lớn,khi đó huy động toàn bộ nhân viên, xe chở tiền để đến từng nhà được đền bù giải tỏa để huy động. 5.2.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing Vai trò của Marketing ngày càng được khẳng định trong hoạt động của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hoạt động Marketing bao hàm nhiều yếu tố, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ và sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và nhân viên ngân hàng theo tinh thần “ Mỗi nhân viên là một tiếp thị viên của ngân hàng” . Tất cả những nỗ lực đó nhằm hướng tới mục tiêu đưa thương hiệu của các NHTM trở nên quen thuộc và tin cậy đối với khách hàng. Tuyên truyền trên thông tin đại chúng: định kỳ đăng tải thông tin trên báo, truyền thanh, truyền hình, tạp chí chuyên ngành… để giới thiệu và nhắc nhở khách hàng. Hơn nữa phải đẩy mạnh công tác này khi đưa ra sản phẩm mới. Quan hệ công chúng: - Tổ chức hội nghị gặp gỡ những khách hàng lớn mỗi năm một lần để lấy những ý kiến đóng góp. - Thực hiện những chương trình hỗ trợ kịp thời cho các vùng đồng bào bị thiên tai: quyên góp tiền, kết hợp với các dự án khắc phục hậu quả thiên tai hỗ trợ vốn trợ vốn cho các dự án này. - Liên kết các phương tiện truyền thông của địa phương xây dựng một vài chương trình định kỳ, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau về những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chúng hiểu rõ, dần tiếp cận, cũng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng. 5.2.4 Mở rộng mạng lưới hoạt động: - Mở các chi nhánh, PGD xuống tận huyện, thị xã, một phần để củng cố tên tuổi đối với khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng ở xa. - Việc mở rộng mạng lưới phải phù hợp với năng lực quản lý và điều hành, mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động. Có đội ngũ lãnh đạo đủ tầm, nguồn nhân lực, nhân sự đủ mạnh thì các cơ sở mới đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững và hiệu quả. 43 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công tác về tiền gửi tiết kiệm của các NHTM ở thành phố Rạch Giá trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tăng trưởng 14,28% mỗi năm. Thành công này là do sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiện những chính sách linh hoạt tạo điều kiện cho việc huy động vốn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, các ngân hàng đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt và càng khốc liệt hơn khi các Ngân hàng ở nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam nói chung và Rạch Giá nói riêng, vì thế nên để nâng cao tốc độ tăng trưởng là nhiệm vụ khó khăn. Cho nên, Các NHTM ở thành phố Rạch Giá cần tận dụng lợi thế về địa bàn và thâm niên hoạt động, uy tín có sẵn, vốn điều lệ, mối quan hệ hợp tác, nguồn nhân lực để phát huy hết tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường vốn huy động. Và yêu cầu cấp thiết là phải có chiến lược cụ thể làm định hướng hoạt động cho công tác về tiền gửi tiết kiệm. Tình hình họat động hiện tại cho thấy các giải pháp mà NHTM ở Rạch Giá triển khai thực hiện là: nâng cao chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp, đẩy mạnh hoạt động Marketing, mở rộng mạng lưới hoạt động. Với giải pháp này, sức cạnh tranh của NHTM trên địa bàn được tăng cường, củng cố niềm tin đối với khách hàng hiện tại, gây dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng. Từ đó, nâng cao lượng tiền gửi từ khách hàng và nhờ vào nguồn vốn chi phí thấp này để đạt mong muốn cuối cùng mà các ngân hàng đều hướng tới – tăng lợi nhuận. Đề tài nghiên cứu tuy được thực hiện trong thời gian rất ngắn nhưng phạm vi tương đối lớn, tuy nhiên cũng phần nào khái quát được thực trạng về tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Trong mô hình nghiên cứu của đề tài, kết quả kiểm định cho thấy có 7 biến có ý nghĩa giải thích cho các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm là: Uy tín, lãi suất, tính chuyên nghiệp, thời gian giao dịch, chương trình khuyến mãi, trình độ học vấn và độ tuổi của khách hàng. Và 2 biến là: Số người có thu nhập trong hộ, Số người phụ thuộc trong hộ, các biến này có ý nghĩa tác động đến lượng tiền gửi của các cá nhân vào các NHTM ở thành phố Rạch Giá, cho thấy được các NHTM cần ưu tiên vấn đề nào trước để giải quyết tăng trưởng huy động vốn cho mình. Đồng thời đề tài cũng đưa ra được các giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn cho việc huy động tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy nhiên cũng có những giải pháp đưa ra chưa thể thực hiện trong điều kiện hiện tại và cần có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và các chủ thể khác. 6.2 KIẾN NGHỊ Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM ở Rạch Giá nói riêng rất cần sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương thông qua những việc làm cụ thể sau: 44 - Hiện đại hóa mạng lưới thông tin để dần bắt kịp với công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Các cơ quan hành chính về kế hoạch giải tỏa, đền bù, hay những nơi có dòng tiền lớn phối hợp thông tin cho các Ngân hàng để nâng cao hoạt động huy động vốn. - Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua các chính sách và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn vì sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. - Tăng cường chính sách quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận trực tiếp với khách hàng, nhằm tăng sự giới thiệu thông qua người thân của những khách hàng hiện hữu. - Phát triển mạng lưới hoạt động đến huyện, xã để tăng lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Khương Ninh, 2004, Tài chính vi mô: Lý thuyết và chính sách phát triển bền vững, NXB Đại học Cần Thơ. Thái Văn Đại & Nguyễn Thanh Nguyệt, 2009, Quản trị ngân hàng thưong mại, NXB Đại học Cần Thơ Phan Thị Bích Trâm, 2010. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Lẹ, 2009. Các nhân tố ảnh hưỏng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lưọng tiền gửi vào Ngân hàng: Trưòng hợp NHTMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ. Đại học kinh tế Quốc dân, 2009. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại [e-book] Available through website [Ngày truy cập 03/2014] Schiffman and Kanuk (1997), eds., Customer Behaviour. 3rd edn Prentice Hall Englewood Cliffs [e-book] Available through website [Ngày truy cập 03/2014]. Danh Hiệp, 2011. Điều kiện tự nhiên của thành phố Rạch Giá. Trang thông tin điện tử Rạch Giá. Available through website http://rachgia.kiengiang.gov.vn/Gi%E1%BB%9Bithi%E1%BB%87uTPR%E1%BA% A1chGi%C3%A1/T%E1%BB%95ngquanth%C3%A0nhph%E1%BB%91/tabid/76/lan guage/vi-VN/Default.aspx [Ngày truy cập 04/2014] 46 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG VỀ QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM Xin chào Anh (Chị), tôi tên Bùi Xuân Bách là sinh viên thuộc khoa kinh tế QTKD của Trường Đại học Cần thơ. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về đánh giá “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM ở thành phố Rạch Giá Tỉnh Kiên Giang”. Rất mong Anh (Chị) vui lòng dành khoảng 10 phút để giúp tôi hoàn thành Bảng câu hỏi phỏng vấn dưới đây. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị) và những thông tin mà Anh (Chị) cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. PHẦN QUẢN LÝ Tên khách hàng: ........................................................ Tuổi:…… Ngày phỏng vấn: Giới tính: Nam ....................................... Nữ Số thứ tự mẫu: Trình độ học vấn : .......................................... Trên đại học Đại học Cao đẳng Dưới cao đẳng Tên phỏng vấn viên: Bùi Xuân Số năm kinh nghiệm tiết kiệm:…….. Bách Địa chỉ: ...................................................................... 0949.567.961 - 0164.721.3741 .................................................................................... Số điện thoại (nếu có): .............................................. A. THÔNG TIN CHUNG 1. Tổng số thành viên trong gia đình: _______người - Số thành viên ngoài độ tuổi lao động (không có khả năng lao động) là: _____________người - Số thành viên trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động)là :_________________người Thông tin về thành viên có khả năng lao động Tên Nghề nghiệp 1. 2. 47 3. 4. Xin anh/chị cho biết nghề nghiệp chính của mình : ……. (1) Làm ở cơ quan hành chính địa phương (2) Làm ở ngân hàng , tổ chức tín dụng, bảo hiểm (3) Làm ở quân đội, công an nhân dân (4) Làm giáo viên, giảng viên đại học (5) Làm ở DNTN, các công ty TNHH, công ty Cổ phần (6) Kinh doanh mua bán nông, thủy hải sản, tạp hóa… (7) Khác (Ghi rõ) :………………….. B. THÔNG TIN VỀ VIỆC GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA CÁ NHÂN/GIA ĐÌNH 2. Xin vui lòng cho biết hiện tại anh/chị có đang gửi tiền tiết kiệm hay không? a. Có b. Không 3. Anh chị gửi tiền tiết kiệm vào NHTM với mục đích gì? a.Sinh lãi b.Dự phòng c.Cất tiền d.Tích lũy cho con e.Khác:………………... 4. Anh chị gửi tiết kiệm vào bao nhiêu Ngân hàng? a. 1 Ngân hàng b. 2 Ngân hàng c. 3 Ngân hàng d. Trên 3 Ngân hàng 5. Anh chị có người quen làm ở Ngân hàng hay không? a. Có b. Không 48 6. Anh chị cảm thấy chất lượng phục vụ của nhân viên Ngân hàng thế nào? a. Rất tốt b. Không tốt lắm 7. Lãi suất hiện nay của Ngân hàng công bố như thế nào? a. Hấp dẫn b. Không hấp dẫn 8. Khi anh chị đến Ngân hàng gửi tiết kiệm, có tốn nhiều thời gian hay không? a. Có tốn nhiều b. Nhanh chóng 9. Những vấn đề mà anh chị chưa hài lòng khi đến giao dịch? a. Thời gian giao dịch lâu b. Thái độ nhân viên không niềm nở c. Thủ tục rườm ra, phức tạp d. Khác: ……………………….. đvt:1000 10. Tình hình thu nhập của gia đình (không bắt buộc) đồng Diễn giải Giá trị 1. Thu nhập của cả gia đình (Thu) 2. Chi tiêu của cả gia đình (Chi) 3. Số tiền nhàn rỗi còn lại (Thu – Chi) 11. Anh chị có thói quen lập kế hoạch tiết kiệm cho mình hằng tháng/năm hay không? a. Có b. Không 12. Trong tổng thu nhập tích lũy, anh chị dành bao nhiêu % để gửi tiết kiệm vào Ngân hàng? a. Dưới 20% b. Từ 20% đến dưới 50% 49 c. Từ 50% đến dưới 70% d. Từ 70% đến 100% 13. Nếu lãi suất tiết kiệm của thị trường tiếp tục giảm thì anh/chị vẫn gửi tiết kiệm? a. Có => tiếp câu 14 b. Không => chuyển sang câu 15 14. Lý do vì sao anh/chị vẫn quyết tâm gửi tiết kiệm? a. Do các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của NH b. Do chất lượng dịch vụ của NH tốt c. Do nhu cầu muốn một kênh đầu tư an toàn d. Do muốn cất giữ tiền và dự phòng e. Khác(ghi rõ) :……………………………………………….. 15. Nếu NHTM có đợt sản phẩm mới cùng với các chương trình quay số trúng thưởng/chương trình khuyến mãi tặng quà thì anh/chị có muốn gửi tiền tiết kiệm vào NH đó hay không? a. Có b. Không C. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM 11. Các tiêu chí mà ông (bà) đánh giá 1 Ngân hàng để gửi tiền? Mức độ ảnh hưởng Tiêu chí Không ảnh hưởng -> Rất ảnh hưởng 1. Uy tín của NHTM      2. Chính sách lãi suất cạnh tranh      3. Thái độ phục vụ      4. Tính chuyên nghiệp      5. Thời gian giao dịch      6. Chương trình khuyến mãi      7. Có người quen trong Ngân hàng      8. Khác (ghi rõ)      50 12. Anh/chị vui lòng cho biết trước khi quyết định gửi tiết kiệm, anh/chị tìm kiếm thông tin về tiền gửi tiết kiệm từ nguồn nào sau đây? Và vui lòng đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nguồn trên với quyết định của anh/chị Mức độ ảnh hưởng Tiêu chí Không ảnh hưởng -> Rất ảnh hưởng 1. Tivi      2. Báo chí      3. Mạng Internet      4. Băng quảng cáo, băng ron, prochure      5. Nhân viên Ngân hàng gọi điện      6. Nhân viên ngân hàng tiếp thị trực tiếp      7. Có người quen trong Ngân hàng      8. Thông tin từ đồng nghiệp, người thân      13. Anh chị vui lòng cho biết mức tích lũy tiết kiệm của mình là bao nhiêu? 1. Dưới 50 triệu/năm 2. Từ 50 triệu - dưới 100 triệu/năm 3. Từ 100- 200 triệu mỗi năm 4. Trên 200 triệu mỗi năm 14. Với mức tích lũy tiết kiệm như trên, anh chị vui lòng cho biết mình gửi ngân hàng bao nhiêu tiền mỗi năm 1. Dưới 50 triệu/năm 2. Từ 50 - dưới 100 triệu/năm 3. Từ 100 - dưới 150 triệu/năm 4. Trên 150 triệu/năm 15. Anh chị vui lòng cho biết lượng tiền gửi hiện tại mà anh/chị đang gửi? 1. Dưới 100 triệu 2. Từ 100-500 triệu 3. Từ 500-1 tỷ 4. Trên 1 tỷ 51 16. Trong tương lai, anh chị có muốn gửi thêm tiền tiết kiệm cho NHTM đang phục vụ mình hay không? a. Có b. Không CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC NHIỆT TÌNH CỦA ANH CHỊ. 52 PHỤ LỤC 2 1. CÁC KẾT QUẢ THỐNG KÊ  MÔ TẢ KHÁCH HÀNG GỬI TIẾT KIỆM VỀ TUỔI, GIỚI TÍNH, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN . sum tuoi Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------tuoi | 80 39.05 10.82999 Percent Cum. . tab sonhankhau variable sonhankhau not found r(111); . tab songuoi songuoi | Freq. ------------+----------------------------------1 | 2 2.50 2.50 2 | 8 10.00 12.50 3 | 32 40.00 52.50 4 | 30 37.50 90.00 5 | 5 6.25 96.25 6 | 1 1.25 97.50 8 | 2 2.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab phuthuoc phuthuoc | Cum. ------------+----------------------------------0 | 21 26.25 26.25 1 | 37 46.25 72.50 2 | 20 25.00 97.50 3 | 2 2.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 53 23 64 . tab trinhdo trinhdo | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 14 17.50 17.50 1 | 66 82.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 . sum tiengui Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-----------------------------------------------tiengui | 80 2.31e+08 2.79e+08 0 . tab gioitinh gioitinh | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------0 | 45 56.25 56.25 1 | 35 43.75 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab kinhnghiem kinhnghiem | Cum. ------------+----------------------------------1 | 7 8.75 8.75 2 | 5 6.25 15.00 3 | 13 16.25 31.25 4 | 3 3.75 35.00 5 | 20 25.00 60.00 7 | 2 2.50 62.50 9 | 1 1.25 63.75 10 | 11 13.75 77.50 54 1.25e+09 12 | 5 6.25 83.75 13 | 3 3.75 87.50 15 | 2 2.50 90.00 20 | 5 6.25 96.25 26 | 1 1.25 97.50 28 | 2 2.50 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab lapkehoach lapkehoach | Cum. ------------+----------------------------------0 | 32 40.00 40.00 1 | 48 60.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab quennganhang quennganhan | g | Cum. ------------+----------------------------------0 | 36 45.00 45.00 1 | 44 55.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab uytin uytin | Cum. ------------+----------------------------------0 | 44 55.00 55.00 1 | 36 45.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | . tab 80 100.00 Freq. Percent laisuat laisuat | Cum. 55 ------------+----------------------------------0 | 11 13.75 13.75 1 | 69 86.25 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab thaidopv thaidopv | Cum. ------------+----------------------------------0 | 31 38.75 38.75 1 | 49 61.25 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab chuyennghiep chuyennghie | p | Cum. ------------+----------------------------------0 | 24 30.00 30.00 1 | 56 70.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab thoigian thoigian | Cum. ------------+----------------------------------0 | 23 28.75 28.75 1 | 57 71.25 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab khuyenmai khuyenmai | Cum. ------------+----------------------------------0 | 30 37.50 37.50 1 | 50 62.50 100.00 56 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 Freq. Percent . tab coguikhong coguikhong | Cum. ------------+----------------------------------0 | 41 51.25 51.25 1 | 39 48.75 100.00 ------------+----------------------------------Total | . tab 80 100.00 Freq. Percent nghenghiep nghenghiep | Cum. ------------+----------------------------------0 | 32 40.00 40.00 1 | 48 60.00 100.00 ------------+----------------------------------Total | . tab 80 100.00 coguikhong gioitinh , col chi2 +-------------------+ | Key | |-------------------| | frequency | | column percentage | +-------------------+ | coguikhong | gioitinh 0 1 | Total -----------+----------------------+---------0 | 23 18 | 41 | 51.11 51.43 | 51.25 -----------+----------------------+---------1 | 22 17 | 39 | 48.89 48.57 | 48.75 -----------+----------------------+---------Total | 45 35 | 80 | 100.00 100.00 | 100.00 57 Pearson chi2(1) = . tab coguikhong 0.0008 Pr = 0.978 trinhdo , col chi2 +-------------------+ | Key | |-------------------| | frequency | | column percentage | +-------------------+ | coguikhong | trinhdo 0 1 | Total -----------+----------------------+---------0 | 4 37 | 41 | 28.57 56.06 | 51.25 -----------+----------------------+---------1 | 10 29 | 39 | 71.43 43.94 | 48.75 -----------+----------------------+---------Total | 14 66 | 80 | 100.00 100.00 | 100.00 Pearson chi2(1) = 3.4933 Pr = 0.062 . tab coguikhong lapkehoach , col chi2 +-------------------+ | Key | |-------------------| | frequency | | column percentage | +-------------------+ | coguikhong | lapkehoach 0 1 | Total -----------+----------------------+---------0 | 11 30 | 41 | 44.00 54.55 | 51.25 58 -----------+----------------------+---------1 | 14 25 | 39 | 56.00 45.45 | 48.75 -----------+----------------------+---------Total | 25 55 | 80 | 100.00 100.00 | 100.00 Pearson chi2(1) = 0.7650 Pr = 0.382 . tab coguikhong nghenghiep | coguikhong | nghenghiep 0 1 | Total -----------+----------------------+---------0 | 18 23 | 41 1 | 14 25 | 39 -----------+----------------------+---------Total | 32 48 | 80 . tab coguikhong nghenghiep, col chi2 +-------------------+ | Key | |-------------------| | frequency | | column percentage | +-------------------+ | coguikhong | nghenghiep 0 1 | Total -----------+----------------------+---------0 | 18 23 | 41 | 56.25 47.92 | 51.25 -----------+----------------------+---------1 | 14 25 | 39 | 43.75 52.08 | 48.75 -----------+----------------------+---------Total | 32 48 | 80 | 100.00 100.00 | 100.00 59 Pearson chi2(1) = 0.5337 Pr = 0.465 . tab coguikhong sonhankhau , col chi2 variable sonhankhau not found r(111); . tab coguikhong songuoi , col chi2 +-------------------+ | Key | |-------------------| | frequency | | column percentage | +-------------------+ | coguikhong | songuoi 1 2 3 4 5 | Total -----------+-------------------------------------------------------+---------0 | 0 3 18 16 3 | 41 | 0.00 37.50 56.25 53.33 60.00 | 51.25 -----------+-------------------------------------------------------+---------1 | 2 5 14 14 2 | 39 | 100.00 62.50 43.75 46.67 40.00 | 48.75 -----------+-------------------------------------------------------+---------Total | 2 8 32 30 5 | 80 | 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 | 100.00 | coguikhong | songuoi 6 8 | Total -----------+----------------------+---------0 | 0 1 | 41 | 0.00 50.00 | 51.25 -----------+----------------------+---------1 | 1 1 | 39 | 100.00 50.00 | 48.75 -----------+----------------------+---------Total | 1 2 | 80 | 100.00 100.00 | 100.00 60 Pearson chi2(6) = 4.2860 Pr = 0.638 . tab coguikhong phuthuoc , col chi2 +-------------------+ | Key | |-------------------| | frequency | | column percentage | +-------------------+ | coguikhong | phuthuoc 0 1 2 3 | Total -----------+--------------------------------------------+---------0 | 9 21 10 1 | 41 | 42.86 56.76 50.00 50.00 | 51.25 -----------+--------------------------------------------+---------1 | 12 16 10 1 | 39 | 57.14 43.24 50.00 50.00 | 48.75 -----------+--------------------------------------------+---------Total | 21 37 20 2 | 80 | 100.00 100.00 100.00 100.00 | 100.00 Pearson chi2(3) = . . summarize Variable | 1.0549 Pr = 0.788 Mean Std. Dev. tiengui Obs Min Max -------------+-------------------------------------------------------tiengui | 80 2.32e+08 2.81e+08 Freq. Percent Cum. . tab tiengui tiengui | ------------+----------------------------------0 | 38 47.50 47.50 5.00e+07 | 3 3.75 51.25 2.50e+08 | 1 1.25 52.50 3.50e+08 | 27 33.75 86.25 61 0 1.30e+09 6.50e+08 | 1 1.25 87.50 7.50e+08 | 9 11.25 98.75 1.30e+09 | 1 1.25 100.00 ------------+----------------------------------Total | 80 100.00 .  MÔ HÌNH PROBIT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO NGÂN HÀNG . probit coguikhong uytin laisuat thaidopv chuyennghiep thoigian khuyenmai trinhdo Iteration 0: log likelihood = -55.426772 Iteration 1: log likelihood = -34.743899 Iteration 2: log likelihood = -34.451002 Iteration 3: log likelihood = -34.449518 Iteration 4: log likelihood = -34.449518 Probit regression Log likelihood = -34.449518 Number of obs = 80 LR chi2(8) = 41.95 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.3785 -----------------------------------------------------------------------------coguikhong | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------uytin | 1.421927 .4396137 3.23 0.001 .5602997 2.283554 laisuat | 1.295535 .5803621 2.23 0.026 .1580462 2.433024 thaidopv | .2816621 .3738393 0.75 0.451 -.4510494 1.014374 chuyennghiep | .6918392 .4047977 1.71 0.087 -.1015498 1.485228 thoigian | -.8414447 .4537189 -1.85 0.064 -1.730717 .0478279 khuyenmai | -.5858774 .3543508 -1.65 0.098 -1.280392 .1086374 tuoi | .0625427 .0174641 3.58 0.000 .0283136 .0967717 trinhdo | -1.318567 .5396831 -2.44 0.015 -2.376327 -.260808 _cons | -2.911894 1.176573 -2.47 0.013 -5.217935 -.6058525 ------------------------------------------------------------------------------ . lfit Probit model for coguikhong, goodness-of-fit test 62 tuoi number of observations = 80 number of covariate patterns = 77 Pearson chi2(68) = 69.94 Prob > chi2 = 0.4121 . lstat Probit model for coguikhong -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 33 9 | 42 - | 6 32 | 38 -----------+--------------------------+----------Total | 39 41 | 80 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as coguikhong != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 84.62% Specificity Pr( -|~D) 78.05% Positive predictive value Pr( D| +) 78.57% Negative predictive value Pr(~D| -) 84.21% -------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 21.95% False - rate for true D Pr( -| D) 15.38% False + rate for classified + Pr(~D| +) 21.43% False - rate for classified - Pr( D| -) 15.79% -------------------------------------------------Correctly classified 81.25% -------------------------------------------------- .  MÔ HÌNH TOBIT BIỄU DIỄN MỐI QUAN HỆ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN GỬI VÀO NGÂN HÀNG . tobit tiengui muctichluy mucguitien songuoi phuthuoc tuoi trinhdo lapkehoach n > ghenghiep, ul(50) Tobit regression 63 Number of obs = 80 LR chi2(8) = 152.98 Log likelihood = -154.978 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.3305 -----------------------------------------------------------------------------tiengui | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------muctichluy | -6.64e-08 1.17e-07 -0.57 0.573 -3.00e-07 1.67e-07 mucguitien | 4.91e-06 .0001006 0.05 0.961 -.0001957 .0002055 songuoi | 4.827678 2.208022 2.19 0.032 .4260677 9.229289 phuthuoc | -5.473819 3.155408 -1.73 0.087 -11.76401 .816371 tuoi | -.0935469 .2306761 -0.41 0.686 -.5533913 .3662975 trinhdo | -9.838824 6.720011 -1.46 0.148 -23.23492 3.557273 lapkehoach | -3.978563 5.107683 -0.78 0.439 -14.16054 6.203416 nghenghiep | -4.684566 4.382853 -1.07 0.289 -13.42162 4.052493 _cons | 12.17129 12.66659 0.96 0.340 -13.07909 37.42167 -------------+---------------------------------------------------------------/sigma | 12.54073 1.483848 9.582731 15.49872 -----------------------------------------------------------------------------Obs. summary: 0 left-censored observations 38 uncensored observations 42 right-censored observations at tiengui>=50 64 [...]... những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hang cá nhân Mục tiêu 3: Đưa ra đề xuất các cơ chế chính sách nhằm nâng cao khả năng huy động nguồn tiền tiết kiệm cho NHTM ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 1) Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM? 2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiết kiệm vào các. .. của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên sổ tiết kiệm Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm Giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm là giao dịch gửi, rút tiền gửi tiết kiệm và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi tiết kiệm Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản... định gửi tiết kiệm và lượng tiền gửi tiết kiệm Dựa vào Bảng 5, ta có thể dễ dàng thấy được, đa phần khách hàng cá nhân đều gửi tiền tiết kiệm trong khoảng từ 100 đến 500 triệu đồng Đây cũng là nhóm khách hàng đông đảo nhất của các Ngân hàng ở Rạch giá hiện nay với tỷ trọng 66,67% 23 Chương 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM Ở TP RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG. .. các tài sản khác) đóng vai trò như một tấm đệm quan trọng trong công tác huy động vốn của các NHTM Nhận thấy được điều này, việc đánh giá Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các NHTM ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang là hết sức cần thiết Các đánh giá và phân tích đều tập trung trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm và mức độ ảnh hưởng. .. thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp sổ tiết kiệm cho người gửi tiền lần đầu sau khi người gửi tiền đã thực hiện các thủ tục Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo: - Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với đặc... làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày người gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền. .. trọng Cá nhân có gửi tiền tiết kiệm 56 70.00% Cá nhân không gửi tiền tiết kiệm 24 30.00% (Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân) 11 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu - Phân tích định tính: Dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng mà việc giải thích không sử dụng các số liệu... NHTM ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang? 3) Các biện pháp cần thiết nào để nâng cao hoạt động huy động vốn của các NHTM dựa trên các nhân tố đã đưa ra? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Giới hạn nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến quyết định gửi tiết kiệm của người dân ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng cá nhân ở thành phố Rạch Giá. .. nghiên cứu các nhân tố và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc gửi tiền tiết kiệm ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang để từ đó đưa ra đề xuất các cơ chế chính sách nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Dựa vào mục tiêu chung, đề tài có một số mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Thực trạng tình hình gửi tiết kiệm trên địa bàn thành phố Rạch Giá Mục tiêu... gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm (360 ngày)  Phương thức trả lãi do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định 2.1.1.6 Hình thức gửi tiền tiết kiệm Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định Hình thức tiền gửi tiết kiệm ... tích nhân tố ảnh hưởng đến định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thương mại thành phố Rạch Giá 33 4.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng thương mại thành. .. cứu yếu tố ảnh hưởng đến định gửi tiết kiệm vào ngân hàng lượng tiền gửi khách hàng 4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 4.3.1... này, việc đánh giá Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào NHTM thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang cần thiết Các đánh giá phân tích tập trung trả lời câu hỏi: Có nhân tố ảnh hưởng

Ngày đăng: 13/10/2015, 22:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

      • BÙI XUÂN BÁCH

              • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

              • TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

              • Mã số ngành: 52340201

              • CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

              • VƯƠNG QUỐC DUY

              • Cần Thơ – 5/2014

              • _Toc387479184

              • CHƯƠNG 1

              • GIỚI THIỆU

              • CHƯƠNG 2

              • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • _Toc387479185

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan