Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào các

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 41)

TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

4.3.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các biến thông tin cá nhân của người dân và các biến khác với quyết định gửi tiền tiết kiệm

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo (Crosstab) với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0 để kiểm định mối quan hệ giữa quyết định gửi tiền tiết kiệm với các biến thông tin cá nhân và các biến khác ngoài mô hình Probit bao gồm : Giới tính, trình độ học vấn, thói quen lập kế hoạch, nghề nghiệp, số nhân khẩu trong hộ và số người phụ thuộc trong hộ gia đình.

Bảng 4.9: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và giới tính

Quyết định gửi Giới tính Tổng Nữ Nam Không gửi 23 18 41 Có gửi 22 17 39 Tổng 45 35 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 0,0008 Pr = 0,978

Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square = 0,0008 < mức ý nghĩa α = 5% => Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy giới tính của cá nhân có ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm, hay biến gửi tiền tiết kiệm có mối quan hệ với biến giới tính. Nguyên nhân là do giới phụ nữ thường là người kiểm soát tiền, họ có thể quyết định gửi hoặc không gửi tiết kiệm.

Bảng 4.10: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và trình độ học vấn

Quyết định gửi

Trình độ học vấn

Tổng

Dưới cao đẳng Không dưới CĐ

Không gửi 4 37 41 Có gửi 10 29 39 Tổng 14 66 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 3,4933 Pr = 0,062

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 3,4933 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Trình độ học vấn không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm.

Bảng 4.11: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Lập kế hoạch tiết kiệm

Quyết định gửi Lập kế hoạch Tổng Không lập Có lập Không gửi 11 30 41 Có gửi 14 25 39 Tổng 25 55 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 0,7650 Pr = 0,382

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Do kiểm định Pearson chi bình phương = 0,7650 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Lập kế hoạch không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm.

Nếu cá nhân làm ở công ty CP, TNHH, DNTN. Làm ở quân đội, CAND. Giáo viên, Giảng viên đại học. Kinh doanh mua bán nông thủy hải sản, tạp hóa = 1 , nếu làm nơi khác = 0. Ta có bảng 12 như sau :

Bảng 4.12: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Nghề nghiệp Quyết định gửi Nghề nghiệp Tổng 0 1 Không gửi 18 23 41 Có gửi 14 25 39 Tổng 32 48 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 0,5337 Pr = 0,465

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 0,5337 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 => biến Nghề nghiệp không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm.

Bảng 4.13: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Số nhân khẩu trong hộ Quyết định gửi Số nhân khẩu Tổng 1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người 8 người Không gửi 0 3 18 16 3 0 1 41 Có gửi 2 5 14 14 2 1 1 39 Tổng 2 8 32 30 5 1 2 80 Pearson chi - square Pearson chi2(6) = 4,2860 Pr = 0,638

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 4,2860 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Số nhân khẩu không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm.

Bảng 4.14: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Số người phụ thuộc trong hộ Quyết định

gửi

Số người phụ thuộc Tổng 0 người 1 người 2 người 3 người

Không gửi 9 21 10 1 41 Có gửi 12 16 10 1 39 Tổng 21 37 20 2 80 Pearson chi - square Pearson chi2(3) = 1,0549 Pr = 0,788

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 1,0549 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Số người phụ thuộc không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình Probit về quyết định gửi tiền tiết kiệm Bảng 4.15: Kết quả hồi quy Probit cho quyết định gửi tiền tiết kiệm

Các biến Coef. Giá trị z Giá trị P Uy tín

Lãi suất

Thái độ phục vụ Tính chuyên nghiệp Thời gian giao dịch Khuyến mãi

Tuổi Trình độ Constant

Tổng số quan sát

Giá trị log của hàm gần đúng

Giá trị kiểm định chi bình phương Hệ số xác định R bình phương (%) 1,421927 1,295535 0,2816621 0,6918392 -0,8414447 -0,5858774 0,0625427 -1,318567 -2,911894 3,23 2,23 0,75 1,71 -1,85 -1,65 3,58 -2,44 -2,47 80 -34,449 41,95 0,3785 0,001 0,026 0,451 0,087 0,064 0,098 0,000 0,015 0,013

Các kiểm định cần thiết

 Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mô hình Giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có mối quan hệ với nhau

H1: Các biến đưa vào mô hình có quan hệ với nhau

Dùng kiểm định Pearson Chi-Square về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có:

Pearson chi2(8) = 41,95

Khả năng xác suất > chi2 = 0,0000

Giá trị tra bảng chi2 = 41,95> 1,0000 (giá trị tính được)

 Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mô hình không có quan hệ với nhau. Do đó các biến đưa vào mô hình là phù hợp.

Kiểm định mức phù hợp của mô hình

Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 81,25% được trình bày trong phần phụ lục. Mô hình hồi quy Probit ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng phù hợp ở mức cao. Giá trị ước lượng Y sẽ sát với giá trị thực tế ứng với các mẫu cho trước trong mô hình là 81,25%.

Hệ số xác định R2 = 37,85% cho biết phần biến thiên của việc quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng(Y) được giải thích bởi 37,85% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mô hình, 62,75% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình.

Kiểm định từng tham số βi đưa vào mô hình Giả thiết:

H0 : βi = 0 là Biến đưa vào mô hình không ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

H1: βi ≠ 0 là Biến đưa vào mô hình ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu hiến mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc là ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.

Theo kết quả của mô hình hồi quy trong tổng số 8 biến đưa vào mô hình thì có 1 biến có hệ số ước lượng khác không, 7 biến có hệ số góc khác không. Các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình.

Dựa vào giá trị kiểm định t cho từng biến có ý nghĩa thống kê khác không ở mức ý nghĩa từ 10% đến 1% có 5 biến được chọn có ý nghĩa đối với mô hình là:

UYTIN (Uy tín của Ngân hàng thương mại), LAISUAT (lãi suất hấp dẫn hay không), TINHCHUYENNGHIEP (Nhân viên Ngân hàng có làm hài lòng khách hàng về tính chuyên nghiệp của mình hay không), THOIGIAN ( Thời gian giao dịch) KHUYENMAI (Các đợt phát động khuyến mãi của NH), TUOI (Độ tuổi của khách hàng) TRINHDO (Trình độ học vấn của khách hàng)

Riêng đối với biến THAIDOPV (Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng) thì không có ý nghĩa thống kê do giá trị P = 0,451 > α = 0,1 nên ta chấp nhận giả thuyết Ho. Như vậy hệ số hồi quy tìm được không có ý nghĩa và không giải thích được mô hình. Do các NHTM trong những năm gần đây đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, trong đó thái độ phục vụ được ưu tiên hàng đầu. Các ngân hàng đều làm tốt công tác này, dẫn đến biến THAIDOPV không tác động gì nhiều đối với quyết định chọn gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân.

Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit

Uy tín Ngân hàng: Uy tín của Ngân hàng thương mại có đủ tin cậy hay không.

Đây là biến giả có hệ số góc là 1,421927, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vòng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, Hệ số góc của biến này có tác động lớn đến quyết định gửi tiền tiết kiệm. Khi quyết định gửi tiền, người gửi thường lựa chọn nơi nào an toàn nhất cho số tiền mình gửi, đề phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất: Lãi suất hấp dẫn hay không. Đây là biến giả có hệ số góc là 1,295535,

dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số góc của biến này có tác động tương đối lớn đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Trong việc quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, lãi suất là yếu tố quan trọng để một khách hàng quyết định gửi tiền vào ngân hàng này hay ngân hàng khác sẽ sinh lãi nhiều hơn. Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Rạch Giá phần lớn là những ngân hàng lớn, có chi nhánh phát triển được hơn 3 năm, có chi nhánh đến 15 năm. Do đó một trong những yếu tố đầu tiên để khách hàng quyết định gửi tiền vào ngân hàng là phải xét xem lãi suất mà ngân hàng đưa ra có hấp dãn hay không, có chương trình quy ra điểm số để đổi sang lưọng tiền thưỏng, nhằm lách luật để tăng lãi khi lãi suất ở mức trần huy động. Tất cả dựa vào chính sách của ban quản trị Ngân hàng, họ muốn có một Chi phí vốn thấp để tăng Margin lợi nhuận hay muốn tăng lãi suất tiền gửi cao nhằm hút vốn để theo đuổi một chính sách khác. Kết quả của mô hình hồi quy thể hiện thực tế đã ủng hộ lý thuyết này.

Tính chuyên nghiệp của nhân viên Ngân hàng: Đây cũng là biến giả có hệ số góc là 3,036383, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kì vọng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Biến này có tác động rất lớn đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng có thực hiện nhanh chóng các giao dịch tiền gởi, cử chỉ tiếp khách hàng có thể hiện được tính chuyên nghiệp của 1 nhân viên ngân hàng đã qua đào tạo bài bản hay không, có niềm nở tiếp khách hàng hay không. Sự đồng bộ hóa trong hệ thống dịch vụ khách hàng, từ Greeter cho đến Giao dịch viên. Từ đó tạo nên sự thoải mái, hài lòng khi khách hàng đến gửi/rút tiền. Tạo nên lòng trung thành của khách hàng khi gắn bó với ngân hàng đó.

Thời gian giao dịch: Đây là biến giả, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ

vọng. Hệ số ước lượng của biến này là -0,8414447, dấu của biến trong kết quả hồi quy cùng với dấu kì vọng, Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Các giao dịch có thực hiện được nhanh chóng hay không, thủ tục có rườm rà phức tạp hay không, đều tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng.

Chương trình khuyến mãi: Đây là biến giả, dấu của kết quả hồi quy trùng với

dấu kỳ vọng. Hệ số ước lượng của biến này là -0,5858774, dấu của biến trong kết quả hồi quy không cùng với dấu kì vọng, Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Khi khách hàng đến gửi tiền, họ cũng mong muốn được ngân hàng tặng một món quà để thể hiện lòng trân trọng của ngân hàng với số tiền mà khách hàng đã gửi vào. Những điều đó tuy nhỏ nhưng cũng góp phần thu hút khách hàng vào gửi tiền trong ngân hàng của mình.

Độ tuổi: Đây là biến đo lường độ tuổi, có hệ số ước lượng là 0,0625427, dấu của

biến trong kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng. Độ tuổi càng cao, quyết định càng khác. Thông thường tuổi trẻ họ chưa có ý thức tiết kiệm cho tương lai. Nhưng đối với đối tượng trung niên hay lớn tuổi, họ có dự định gửi tiền tiết kiệm, lo cho cuộc sống gia đình sau này hay tích lũy cho con họ, cho họ những kế hoạch tương lai mà họ mong muốn thực hiện.

Trình độ: Đây là biến giả, dấu của kết quả hồi quy trùng với dấu kỳ vọng. Hệ số

góc của biến này là -1,318567, dấu của biến trong kết quả hồi quy không cùng với dấu kì vọng, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Thông thường, những người có trình độ học vấn càng cao thì thu nhập của họ cũng cao, đồng nghĩa với việc nhận thức của họ khác với nhận thức cũng những người có trình độ thấp. Điều này có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của họ.

Vậy phương trình về quyết định gửi tiền tiết kiệm như sau :

Y = 1,421927 * X1 + 1,295535 * X3 + 0,6918392* X4 – 0,8414447* X5 – 0,5858774* X6 + 0,0625427* X7 -1,318567* X8 -2,911894

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM Ở THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 41)