Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 35)

Trước khi đi vào phân tích mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng, ta cần tìm hiểu sơ lược về đặc điểm của khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Kiên Giang thông qua 80 người được chọn để phỏng vấn. Về tuổi tác, khách hàng có gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng có tuổi từ 23 đến 64, phần lớn là các khách hàng trung niên có tuổi từ 33 đến 43 tuổi (chiếm 63,33%), với độ tuổi trung bình là 39,4 tuổi, không phân biệt giới tính vì mức độ trung bình giữa 2 giới là bằng nhau. Đây là những đối tượng có khả năng về tài chính và thu nhập ổn định. Sự khác biệt về tuổi tác hay giới tính cũng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định gửi tiết kiệm do mỗi đối tượng khách hàng có mục đích gửi tiết kiệm khác nhau. Ngân hàng cần nắm rõ đối tượng khách hàng chủ yếu của mình là ai để có chính sách tác động cho phù hợp với mục đích của họ. Đa số khách hàng đều có trình độ học vấn cao từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, trong đó trình độ đại học chiếm đa số (57,78%). Tuy nhiên, đặc trưng của Vùng Kiên Giang là thành phố giáp biển, nên trong 80 mẫu được khảo sát, thì học vấn không quyết định lượng tiền gửi vào.

Bảng 4.1: Giới tính và độ tuổi của người gửi tiền tiết kiệm

Giới tính Độ tuổi Tổng

Tuổi từ 23-30 Tuổi từ 31-45 Tuổi từ 46 trở lên Nam Nữ 14 9 5 26 10 11 29 46 Tổng 23 31 21 80

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Bảng 4.2: Trình độ học vấn Trình độ Số lượng Tỷ lệ Dưới Cao đẳng Đại học, cao đẳng Trên Đại học 14 60 6 17,50% 75,00% 7,50% Tổng 80 100%

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Nhìn chung các khách hàng gửi tiền tiết kiệm là công nhân viên làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp và cơ quan hành chính địa phương chiếm 21,25%. Một

số khác là những người làm trong quân đội, công an, họ có hệ số lương đều đặn và cao hơn những người làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp, được nhà nước trợ cấp và hỗ trợ nên lượng tiền nhàn rỗi của họ là khá lớn, tuy tỷ trọng được điều tra ít nhưng họ có 1 lượng tiền đáng kể gửi tiết kiệm. Tiếp theo là đối tượng Kinh doanh mua bán nông thủy hải sản với tỷ trọng tiền gửi là lớn nhất. Đây chính là 2 đối tượng khách hàng tiềm năng lớn mà các ngân hàng cần khai thác. Phần còn lại là giáo viên, giảng viên đại học hoặc người cao tuổi đã về hưu,…. Qua điều tra phỏng vấn, hầu hết các đối tượng khách hàng kinh doanh nông, thủy hải sản hoặc buôn bán riêng lẻ đã được các ngân hàng tiếp cận. Các đối tượng này có giao dịch khá lớn, khả năng tạo ra nguồn vốn ngắn hạn khổng lồ cho ngân hàng. Nhìn chung, các NHTM đã triển khai các chính sách, chiến lược huy động vốn hợp lý. Tuy nhiên, về các chính sách sản phẩm, các Ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với đặc điểm vùng miền và đặc tính kinh tế ở các thành phố vùng biển nói chung và Kiên Giang Rạch giá nói riêng để thu hút lượng vốn nhiều hơn với chi phí rẻ hơn.

Bảng 4.3: Nghề nghiệp

Nghề Số lượng Tỷ lệ (%)

Làm ở cơ quan hành chính địa phương 17 21,25%

Làm ở Ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm 12 15,00%

Làm ở quân đội, công an nhân dân 3 3,75%

Làm giáo viên, giảng viên đại học 14 17,50%

Làm ở DNTN, các công ty TNHH, công ty Cổ phần…

17 21,25%

Kinh doanh mua bán nông sản, thủy sản, tạp hóa…

11 13,75%

Khác 6 7,50%

Tổng 80 100%

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Số thành viên trung bình của mỗi hộ 2,8 người. Điều này cũng phù hợp với tình hình dân số ở thành thị loại 2, vì người dân sống ở Rạch Giá họ dần dần nhận thức được việc kế hoạch hóa gia đình là cần thiết, nên việc số lượng thành viên còn sống phụ thuộc vào gia đình thấp, đảm bảo cho cuộc sống ổn định của gia đình.

Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu Số nhân khẩu Số người phụ thuộc Tổng 0 1 2 1 2 3 4 5 6 19 13 0 0 0 0 0 0 24 4 2 0 0 0 0 15 0 3 19 13 24 19 2 3 Tổng 32 30 18 80

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM: KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng được tiến hành rà soát dựa theo quá trình ra quyết định gửi tiết kiệm.

4.2.1 Nhận thức nhu cầu

Trước hết từ việc nhận thức gửi tiền tiết kiệm, được thể hiện qua việc tìm hiểu lý do gửi tiền tiết kiệm:

Quan sát bảng 9, ta thấy được, phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm vì mục đích sinh lãi, có 48 người lựa chọn chiếm 60,00%. Thứ 2 đó là do họ muốn là dự phòng tiền để đủ khả năng đối phó được các tình huống cần phải chi tiêu nhiều trong tương lại: như là ma chay, cưới hỏi, ốm đau bệnh tật... .

Một lý do khác mà ta có thể thấy được, đó là có 17 người trong tổng số 80 người ( chiếm 21,25%) là vì mục đích tích lũy cho con. Họ nghĩ rằng cần tiết kiệm ngay bây giờ để sau này có tiền cho con đi học đại học, đi du học hoặc cưới hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người dân Kiên Giang thích giao dịch hay sử dụng tiền mặt, cho nên có khá ít người chọn lý do gửi tiền là để cất tiền, cũng dễ hiểu bởi vì đặc điểm của Rạch Giá là thành phố loại 2, được công nhận từ thị Xã, nên xu hướng sử dụng tiền mặt trong giao dịch hằng ngày là chuyện phổ biến và bình thường.

Bảng 4.5: Lý do gửi tiền tiết kiệm

Lý do Tần số Tỷ lệ (%)

Sinh lãi 48 60,00

Cất tiền 13 16,25

Dự phòng 20 25,00

Tích lũy cho con 17 21,25

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

4.2.2 Tìm kiếm thông tin:

Bước tiếp theo, sau khi đã xác định được nhu cầu, đó là thu thập, tìm hiểu thông tin liên quan đến dịch vụ. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có cách tiếp cận thông tin khác nhau, từ nhiều nguồn và đối với mỗi nguồn cũng có những mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với quyết định của họ.

Bảng 4.6: Tìm kiếm thông tin

Lượng khách hàng Tỷ lệ (%)

Chủ động 38 42,22

Không chủ động 52 57,78

Tổng cộng 80 100

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Trong 80 người được phỏng vấn, chỉ có 38 người chủ động tìm kiếm thông tin về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, chiếm tỷ lệ 42,22%. Người Việt Nam nói chung, người Rạch Giá nói riêng khá thụ động trong việc tiếp cận thông tin ở chỗ rất ngại chủ động tìm kiếm thông tin mà chỉ đợi những thông tin có sẵn. Do đó, ngân hàng cần thông tin đến với khách hàng một cách hợp lý, thông qua những am hiểu về thói quen của khách hàng. Chúng ta cần đưa thông tin về dịch vụ tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi theo thói quen tiếp cận thông tin, cũng như các nguồn thông tin tin cậy của khách hàng.

Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng bởi các kênh thông tin tham khảo

Kênh thông tin Mức độ ảnh hưởng

1. Tivi 3,18

2. Báo chí 3,32

3. Mạng Internet 3,0

4. Băng quảng cáo, băng ron, prochure 2,71

5. Nhân viên Ngân hàng gọi điện 2,67

6. Nhân viên ngân hàng tiếp thị trực tiếp 2,98 7. Thông tin từ đồng nghiệp, người thân 3,45

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Hiện nay, phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng như tivi, báo chí, internet, bảng quảng cáo, banroll, prochure,…Theo các mẫu phỏng vấn cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng các kênh thông tin trên để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, đối với khách hàng địa bàn Rạch Giá, phần đông họ tiếp cận thông tin theo hình thức marketing truyền miệng, tức là thông qua bạn bè, người thân giới thiệu về ngân hàng, về dịch vụ đó. Thông tin từ người thân hay bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng của họ, với mức điểm trung bình là 3,45 điểm. Thông qua đây, ta có thể thấy khả năng thu hút khách hàng thông qua khách hàng cũ là rất lớn ở Rạch Giá. Vì vậy, vai trò dịch vụ chăm sóc khách hàng là vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa khai thác nguồn quan hệ của khách hàng cũ để có được khách hàng mới.

Nguồn thông tin được nhiều người tham khảo và đáng tin cậy thứ 2 là thông tin từ Báo chí với mức độ ảnh hưởng của thông tin này đến quyết định của khách hàng là 3,32. Ngoài ra, các nguồn thông tin từ báo chí thì tivi, Nhân viên ngân hàng tiếp thị trực tiếp…cũng được nhiều khách hàng tham khảo đến. Riêng internet là công cụ thông tin hữu hiệu và ít tốn kém, những do chưa quen tiếp cận internet nhiều và thông tin từ Internet hỗn tạp nên tác động rất ít đến hành vi tham khảo thông tin để gửi tiền tiết kiệm. Hầu hết các nguồn thông tin khi tiếp cận đều có ảnh hưởng mức trung bình đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng của khách hàng.

Riêng trường hợp Nhân viên ngân hàng gọi điện, người dân Rạch Giá họ ít tin tưởng đến và xem nguồn thông tin ở đây không mang tính xác thực bằng những thông tin từ báo đài hay thông tin từ bạn bè. Cùng với những tiêu cực từ các nhân viên ngân hàng làm sai nguyên tắc kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gần đây nên họ bị mất lòng tin vào các nhân viên ngân hàng.

4.2.3 Đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi có thông tin về dịch vụ gửi tiết kiệm mình cần, khách hàng bắt đầu đánh giá các tiêu chí mình cần khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. Theo kết quả phỏng vấn, ta có được bảng sau:

Bảng 4.8: Mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm

Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng

1. Uy tín của NHTM 4,31

2. Chính sách lãi suất cạnh tranh 4,34

3. Thái độ phục vụ 4,07

4. Tính chuyên nghiệp 3,88

5. Thời gian giao dịch 4,05

6. Chương trình khuyến mãi 3,45

7. Có người quen trong Ngân hàng 2,61

8 Bạn bè, người thân giới thiệu 3,84

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

 Yếu tố hàng đầu khi lực chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng là lãi suất với số điểm cao nhất là 4,34 điểm. Trong thời điểm NHNN đã quy định lãi suất trần huy động vốn là như nhau nên các Ngân hàng cạnh tranh lãi suất với nhau bằng cách tặng thêm, chương trình trúng thưởng 100% hay cộng điểm thưởng quy ra tiền mặt nhằm thu hút các nguồn tiền lớn.

 Yếu tố thứ 2 là Uy tín ngân hàng chọn gửi, mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đến quyết định của họ, gần bằng điểm lãi suất là 4,31 điểm. Đối với tình hình kinh tế nhạy cảm như hiện nay, việc các Ngân hàng thể hiện Uy tín của mình thông qua lượng vốn dự phòng, kết quả kinh doanh... có tác động rất lớn đối với quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm. Vì các cá nhân họ muốn một nơi vừa an toàn, vừa không bị mất tính thanh khoản khi biến động xảy ra.

 Yếu tố thứ 3 là thái độ phục vụ của Ngân hàng đó, chiếm số điểm 4,07. Khi quyết định vào gửi tiền tiết kiệm ở một Ngân hàng nào đó, họ chú trọng đến thái độ phục vụ của nhân viên, có niềm nở hay không, chăm sóc có chu đáo hay không để họ quyết định gắn bó dài lâu với ngân hàng đó nói chung và chi nhánh đó nói riêng.

 Yếu tố thứ 4 là thời gian giao dịch của Ngân hàng, chiếm 4,05. Ai cũng muốn giao dịch được nhanh, gọn , lẹ. Không ai muốn thủ tục rườm ra phiền phức và

mất nhiều thời gian. Đặc biệt là những đối tượng có trình độ học vấn thấp, họ rất ngại phải làm các thủ tục giấy tờ.

 Yếu tố về tính chuyên nghiệp và bạn bè người thân giới thiệu ngân hàng đang phục vụ có mức độ quan trọng là 3,88 , 3,45 và 3,84

 Các yếu tố khác liên quan đến quyết định của khách hàng là tính chuyên nghiệp, chương trình khuyến mãi chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Như vậy, căn cứ vào các yếu tố mà khách hàng có quan tâm khi quyết định gửi tiết kiệm, ngân hàng nên tập trung đầu tư, hoặc cung cấp thông tin đó đến khách hàng một cách hữu hiệu nhất.

Tóm lại, khi phân tích mô tả trên đã cho ta thấy được những yếu tố chính mà khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm. quan trọng nhất là niềm tin vào ngân hàng cùng với lãi suất và thái độ phục vụ.

4.2.4 Lựa chọn

Cuối cùng là quyết định có nên gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đó không? Sau đây là kết quả mô hình Probit và mô hình Tobit để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng và lượng tiền gửi của khách hàng.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TIỀN TIẾT KIỆM VÀO CÁC NHTM THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

4.3.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các biến thông tin cá nhân của người dân và các biến khác với quyết định gửi tiền tiết kiệm

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo (Crosstab) với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0 để kiểm định mối quan hệ giữa quyết định gửi tiền tiết kiệm với các biến thông tin cá nhân và các biến khác ngoài mô hình Probit bao gồm : Giới tính, trình độ học vấn, thói quen lập kế hoạch, nghề nghiệp, số nhân khẩu trong hộ và số người phụ thuộc trong hộ gia đình.

Bảng 4.9: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và giới tính

Quyết định gửi Giới tính Tổng Nữ Nam Không gửi 23 18 41 Có gửi 22 17 39 Tổng 45 35 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 0,0008 Pr = 0,978

Ta thấy giá trị Pearson Chi-Square = 0,0008 < mức ý nghĩa α = 5% => Bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy giới tính của cá nhân có ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm, hay biến gửi tiền tiết kiệm có mối quan hệ với biến giới tính. Nguyên nhân là do giới phụ nữ thường là người kiểm soát tiền, họ có thể quyết định gửi hoặc không gửi tiết kiệm.

Bảng 4.10: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và trình độ học vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định gửi

Trình độ học vấn

Tổng

Dưới cao đẳng Không dưới CĐ

Không gửi 4 37 41 Có gửi 10 29 39 Tổng 14 66 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 3,4933 Pr = 0,062

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 3,4933 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Trình độ học vấn không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm.

Bảng 4.11: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Lập kế hoạch tiết kiệm

Quyết định gửi Lập kế hoạch Tổng Không lập Có lập Không gửi 11 30 41 Có gửi 14 25 39 Tổng 25 55 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 0,7650 Pr = 0,382

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Do kiểm định Pearson chi bình phương = 0,7650 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 , nên biến Lập kế hoạch không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết kiệm.

Nếu cá nhân làm ở công ty CP, TNHH, DNTN. Làm ở quân đội, CAND. Giáo viên, Giảng viên đại học. Kinh doanh mua bán nông thủy hải sản, tạp hóa = 1 , nếu làm nơi khác = 0. Ta có bảng 12 như sau :

Bảng 4.12: Bảng Crosstab giữa quyết định gửi và Nghề nghiệp Quyết định gửi Nghề nghiệp Tổng 0 1 Không gửi 18 23 41 Có gửi 14 25 39 Tổng 32 48 80 Pearson chi - square Pearson chi2(1) = 0,5337 Pr = 0,465

(Nguồn: Kết quả bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng cá nhân)

Ta có thể thấy được Pearson chi2 = 0,5337 > mức ý nghĩa α = 5% nên ta chấp nhận giả thuyết H0 => biến Nghề nghiệp không có mối quan hệ với quyết định gửi tiết

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng thương mại ở thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 35)