Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 106 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
106
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ NGUYỄN LAM ĐIỀN
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
Tháng 8/2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ NGUYỄN LAM ĐIỀN
MSSV: 4114219
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS.NGUYỄN TUẤN KIỆT
Tháng 8/2014
LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ và hơn 3 tháng thực
tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ
Xuyên, em đã tích lũy nhiều kiến thƣc lý thuyết và thực tế. Hiện tại, em đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp và em xin gửi lời cảm ơn đến:
Thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, đã tận tình truyền đạt
kiến thức cho em suốt thời gian qua. Đặc biệt, thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã tận
tình chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lành đạo, các Anh/Chị
trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ
Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ những kiến thức, số liệu liên quan đến bài luận
văn cũng nhƣ tạo điều kiện tiếp xúc với công việc trong Ngân hàng trong suốt
thời gian thực tập.
Cuối lời, em xin chúc toàn thể quý thầy cô và các anh chị trong ngân
hàng nhiều sức khỏe, công tác tốt và thành công.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Nguyễn Lam Điền
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Nguyễn Lam Điền
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Sóc Trăng, ngày… tháng… năm…
Thủ truởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................3
1.4.1 Không gian .............................................................................................3
1.4.2 Thời gian ................................................................................................3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................4
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 1
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................1
2.1.1Các khái niệm về tiền gửi ........................................................................1
2.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm .....................................................................1
2.1.3 Hành vi mua hàng và mô hình sử dụng dịch vụ tài chính ........................1
2.1.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng ..............................................4
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................5
2.2.1 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn ngân
hàng để gửi tiền tiết kiệm ................................................................................5
2.2.2 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền .............7
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 11
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 11
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 12
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MỸ
XUYÊN ........................................................................................................ 16
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .......................................... 16
iv
3.1.1 Giới thiệu khái quát về Agribank huyện Mỹ Xuyên .............................. 16
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................... 16
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................. 16
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban ................................................. 17
3.3 MỘT SỐ SẢN PHẨM TIỀN GỬI TIẾT KIỆM DÀNH CHO KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN ...................................... 18
3.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 và 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ... 18
3.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-2013 và 6
tháng đầu năm 2014 ...................................................................................... 18
3.4.2 Phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm .............................. 23
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA AGRIBANK MỸ
XUYÊN………………………………………………………………………28
3.5.1 Thuận lợi .............................................................................................. 28
3.5.2 Khó khăn .............................................................................................. 29
3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK TRONG THỜI GIAN
TỚI ............................................................................................................... 29
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK HUYỆN MỸ XUYÊN ................ 31
4.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................... 31
4.1.1 Mô tả về đối tƣợng nghiên cứu ............................................................. 31
4.2 PHÂN TÍCH CÁC KHÁCH HÀNG KHÔNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TIỀN
GỬI TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN ............................................................ 36
4.2.1 Các NH khác mà khách hàng chọn gửi tiền tiết kiệm ............................ 36
4.2.2 Các lý do các khách hàng chọn NH ...................................................... 36
4.2.3 Nhu cầu khách hàng tìm đến Agribank trong tƣơng lai ......................... 38
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI
TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ XUYÊN ................ 39
4.3.1 Kiểm định sự khác biệt giữa thông tin khách hàng và quyết định gửi tiền
tiền tiết kiệm .................................................................................................39
4.3.2 Nhận thức nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại huyện
Mỹ Xuyên ..................................................................................................... 43
v
4.3.3 Tìm kiếm thông tin sản phẩm dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của các NH..... 44
4.3.4 Đánh giá các tiêu chí chọn NH để gửi tiền tiết kiệm ............................. 45
4.3.5. Lựa chọn và ra quyết định sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm NH ........ 54
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ XUYÊN…………58
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN .................. 58
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LƢỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
AGRIBANK MỸ XUYÊN ............................................................................ 59
5.2.1 Nâng cao tiện ích của dịch vụ tiền gửi tiết kiệm .................................... 59
5.2.2 Xây dựng hình ảnh Ngân hàng ấn tƣợng và chuyên nghiệp cho khách
hàng .............................................................................................................. 60
5.2.3 Đa đạng hóa các sản phẩm, dich vụ tiền gửi, các chƣơng trình khuyến
mãi ................................................................................................................ 60
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ ......................................................... 62
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 62
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 62
6.2.1 Đối với NHNN ..................................................................................... 62
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ..... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 64
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 66
BẢN PHỎNG VẤN ...................................................................................... 66
vi
MỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần thang đo quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm ..... 7
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kỳ vọng về dấu của các biến độc lập trong mô hình
nghiên các nhân tố ảnh hƣởng quyết định gửi tiền ..............................................11
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Mỹ Xuyên qua các
năm 2011, 2012, 2013 ........................................................................................21
Bảng 3.2: Vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn của Agribank Mỹ Xuyên qua các
năm 2011, 2012, 2013 ........................................................................................24
Bảng 3.3: Vốn huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế của Agribank Mỹ
Xuyên qua các năm 2011, 2012, 2013 ................................................................27
Bảng 4.1: Giới tính đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................31
Bảng 4.3: Độ tuổi đối tƣợng nghiên cứu .............................................................32
Bảng 4.4: Nghề nghiệp đối tƣợng nghiên cứu .....................................................33
Bảng 4.5: Tổng quan thu nhập khách hàng bình quân mỗi tháng ........................33
Bảng 4.6: Thu nhập đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................34
Bảng 4.7: Trình độ học vấn đối tƣợng nghiên cứu ..............................................34
Bảng 4.8: Tổng quan lãi suất tiết kiệm................................................................35
Bảng 4.9: Chƣơng trình khuyến mãi Agribank Mỹ Xuyên ..................................35
Bảng 4.10: Các NH khác, khách hàng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm .......................36
Bảng 4.11: Các lý do các khách hàng chọn NH khác ..........................................37
Bảng 4.12: Lý do quan trọng nhất các khách hàng chọn NH ...............................38
Bảng 4.13: Nhu cầu khách hàng tìm đến Agribank trong tƣơng lai .....................39
Bảng 4.14: Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính với quyết định gửi tiền ...........40
Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt giữa độ tuổi với quyết định gửi tiền .............40
Bảng 4.16: Kiểm định sự khác biệt giữa nghề nghiệp với quyết định gửi tiền .....41
Bảng 4.17: Kiểm định sự khác biệt giữa thu nhập với quyết định gửi tiền ..........42
Bảng 4.18: Kiểm định sự khác biệt giữa trình độ học vấn với quyết định gửi
tiền .....................................................................................................................43
vii
Bảng 4.19: Mục đích sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng ............44
Bảng 4.20: Nguồn thông tin khách hàng biết đến dịch vụ gửi tiền tại Agribank ..44
Bảng 4.21: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha ......................................................45
Bảng 4.22: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s
Alpha .................................................................................................................46
Bảng 4.23: Kiểm định KMO và Bartlet ..............................................................47
Bảng 4.24: Kết quả phân tích ma trận nhân tố ....................................................48
Bảng 4.25: Ma trận điểm nhân tố ........................................................................50
Bảng 4.26: Mức độ quan trọng các tiêu chí ảnh hƣởng đến quyết định chọn
NH để gửi tiền tiết kiệm .....................................................................................52
Bảng 4.27: Kiểm định t-test với 2 nhóm khách hàng với các biến nhân tố ..........53
Bảng 4.28: Kết quả phân tích hồi quy logistic ....................................................55
viii
MỤC LỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình hành vi của ngƣời tiêu dùng .................................................... 2
Hình 2.2 Mô hình hành vi sử dụng dịch vụ tài chính............................................ 3
Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của ngƣời tiêu dùng ... 5
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu xu hƣớng lựa chọn NH của khách hàng cá nhân ... 6
đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ......................................................................... 9
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Mỹ Xuyên .................................17
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ............................................................49
ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐVT
: Đơn vị tính
NH
: Ngân hàng
NHNN
: Ngân hàng nhà nƣớc
NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
PGD
: Phòng giao dịch
QĐ
: Quyết định
Tiếng Anh
Agribank
: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
MHB
: Mekong Housing Bank
Sacombank
: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
Vietinbank
Trade
: Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Industry and
EFA
: Exploratory Factor Analysis
KMO
: Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy
x
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tƣ
cho phát triển là yếu tố vật chất có tính quyết định đến tăng trƣởng kinh tế. Vì
vậy, việc huy động nguồn vốn đầu tƣ và sử dụng vốn hiệu quả là điều quan
tâm của mỗi quốc gia. Và đó cũng là vấn đề bức thiết đặt ra cho nền kinh tế
Việt Nam. Để thu hút vốn đầu tƣ có hiệu quả, cần tận dụng nguồn vốn có sẵn
trong nƣớc, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ.
Trong những năm qua, ngành Ngân hàng (NH) đƣợc xem nhƣ là một
trong những ngành có những biến động lớn nhất và đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, NH cũng đứng
trƣớc những khó khăn và hạn chế. Với yêu cầu nâng vốn pháp định 5000 tỷ
đồng và đề án tái cấu trúc NH trong năm 2013, trƣớc những khó khăn đó đòi
hỏi các NH thƣơng mại nỗ lực nâng cao hiệu quả chiến lƣợc cạnh tranh để
không bị loại bỏ hay bị thay thế bởi các NH có lợi thế cạnh tranh khác. Một
trong những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng nguồn vốn huy
động, đặc biệt là tiền gửi tiền tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn quan
trọng của NH, một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của
NH và có tính ổn định khi đó NH dễ dàng trong việc sử dụng vốn. Đầu năm
2014, NHNN điều chỉnh lãi suất tiền gửi 6% (17/3/2014) ở kỳ hạn 1 tháng đến
dƣới 6 tháng nên hầu hết các NH đã điều chỉnh mức lãi suất huy động phù hợp
quy định. Trƣớc tình hình trên, cuộc chạy đua về lãi suất diễn ra ở các NH
nhằm thu hút nguồn vốn huy động vì vậy việc các khách hàng rút tiền gửi vào
các NH có mức lãi suất hấp dẫn hơn là điều không thể tránh khỏi.
Tỉnh Sóc Trăng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hƣớng đa đạng hóa các hình thức sản xuất nông nghiệp kết hợp
với chăn nuôi gia súc, thủy sản giúp cho ngƣời dân có cuộc sống ổn định, hiệu
quả về mặt tài chính. Khi đó thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng, khả năng
tích luỹ tiền ngày càng cải thiện. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên-Sóc Trăng đang ra sức huy động
vốn bằng nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng nhƣng trƣớc sự cạnh tranh
của một số NH khác tại huyện Mỹ Xuyên (Vietinbank, MHB, Sacombank,
Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội) đã làm cho việc huy
động từ tiền gửi không hiệu quả.
1
Trên thực tế có nhiều yếu tố tác động ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền
tiết kiệm. Đã có một số bài viết cũng nhƣ các công trình nghiên cứu về quyết
định gửi tiền tiết kiệm vào NH của khách hàng cá nhân nhƣ Nghiên cứu hành
vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân (Lê Thị Thu Hằng,
2012), Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia
đình ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Quốc Nghi, 2011), Phân
tích nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng duy trì khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại
NHNN&PTNT chi nhánh Sóc Trăng (Vƣơng Quốc Duy, 2013). Thông qua
quá trình lƣợc khảo tài liệu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về quyết định
gửi tiền tiết kiệm chủ yếu sử dụng các công cụ thống kê mô tả, mô hình hồi
qui logistic, phân tích nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết
định gửi tiền và các nhân tố ảnh hƣởng quyết định chọn NH để gửi tiền tiết
kiệm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chƣa nghiên cứu sâu vào lý do khách hàng
chọn NH khác mà không chọn tại chính NH đang nghiên cứu và chƣa đƣa các
yếu tố quyết định gửi tiền và yếu tố quyết định chọn NH để gửi tiền trong
cùng một nghiên cứu vì khi kết hợp 2 yếu tố này sẽ đƣa ra những giải pháp
chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra, do có sự khác biệt về đặc
điểm kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu nên kết quả có sự khác biệt về số
lƣợng nhân tố và mức độ ảnh hƣởng các nhân tố đến quyết định gửi tiền.
Đồng thời theo Trịnh Quốc Trung (2008, trang 120), trong quá trình sử
dụng dịch vụ tài chính, sau khi có thông tin về dịch vụ, cá nhân đánh giá các
tiêu chí mà cá nhân quan tâm khi lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. Sau khi
đánh giá, ý định sử dụng dịch vụ sẽ hình thành và đi đến quyết định sử dụng
dịch vụ. Trƣớc những thực tế và lý thuyết, em quyết định chọn đề tài “Phân
tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc
Trăng”. Đề tài nghiên cứu bao gồm 2 phần: (1) các nhân tố ảnh hƣởng quyết
định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân để gửi tiền tiết kiệm, (2) các
nhân tố ảnh hƣởng quyết định gửi tiền vào Agribank Mỹ Xuyên. Nghiên cứu
này giúp cho NH có những chiến lƣợc huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm hiệu
quả hơn và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị nguồn vốn NH.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, từ đó
đƣa ra giải pháp thu hút lƣợng tiền gửi tiết kiệm gửi vào NH và nâng cao lợi
thế NH trong tình hình cạnh tranh hiện nay.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình huy
động tiền gửi tại Agribank huyện Mỹ Xuyên.
- Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NH
để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại huyện Mỹ Xuyên.
- Mục tiêu 3: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm tại Agribank huyện Mỹ Xuyên.
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ
tiền gửi tiết kiệm và nâng cao khả năng thu hút lƣợng tiền gửi tiêt kiệm vào
Agribank Mỹ Xuyên.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên
trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm nhƣ thế nào?
(2) Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định chọn NH để gửi tiền tiết
kiệm tại huyện Mỹ Xuyên?
(3) Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại
Agribank Mỹ Xuyên?
(4) Những giải pháp nào giúp nâng cao lƣợng tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Địa bàn nghiên cứu đƣợc chọn ở thị trấn Mỹ Xuyên thuộc huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng bao gồm 5 ấp Hòa Mỹ, Châu Thành, Vĩnh Xuyên,
Thạnh Lợi, Chợ Cũ. Thị trấn Mỹ Xuyên là trung tâm kinh tế huyện Mỹ
Xuyên, có các NH Vietinbank, MHB, Sacombank, Quỹ tín dụng nhân dân,
Ngân hàng chính sách xã hội nên việc chọn địa bàn nghiên cứu tại thị trấn Mỹ
Xuyên nhƣ vậy sẽ giải thích nguyên nhân tại sao một số cá nhân quyết định
gửi tiền tiết kiệm vào Agribank trong khi cá nhân khác không chọn Agribank.
Ngoài ra, thị trấn Mỹ Xuyên có tỷ lệ ngƣời dân gửi vào NH tƣơng đối cao
(Theo số liệu phòng kinh doanh tại Agribank Mỹ Xuyên).
1.4.2 Thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm
2014.
- Số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2014
3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khảo sát trên những cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại
huyện Mỹ Xuyên.
4
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1Các khái niệm về tiền gửi
Theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về quy chế tiền gửi tiết kiệm
và Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy
chế tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
- Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản
tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy
định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền
gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Tài khoản tiền gửi tiết kiệm là tài khoản đứng tên một cá nhân hoặc
một số cá nhân và đƣợc sử dụng để thực hiện một số giao dịch thanh toán.
- Ngƣời gửi tiền là ngƣời thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết
kiệm. Ngƣời gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở
hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật
của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm.
- Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày ngƣời gửi tiền bắt đầu
gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm.
2.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm
Hình thức tiền gửi tiết kiệm theo phân loại kì hạn gồm tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền
có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất kỳ ngày làm việc
nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền chỉ
có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm.
2.1.3 Hành vi mua hàng và mô hình sử dụng dịch vụ tài chính
2.1.3.1 Hành vi mua hàng
1
Hành vi mua hàng đƣợc hiểu là cách cƣ xử, thái độ của khách hàng khi
quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác hay hành vi còn đƣợc thể
hiện bằng phản ứng đáp lại của khách hàng đối với các kích thích của môi
trƣờng kinh doanh từ phía các doanh nghiệp (Lƣu Thanh Đức Hải, 2007, trang
26).
Theo Lê Thị Thu Hằng (2012, trang 7), hành vi gửi tiền tiết kiệm của
khách hàng cá nhân là sự lựa chọn của khách hàng về ngân hàng giao dịch,
loại tiền gửi, kì hạn gửi, loại hình gửi. Hành vi này xuất phát từ động cơ, nhận
thức và thái độ của khách hàng.
Kích
thích
Marketing
Kích
thích
khác
Đặc điểm
ngƣời
mua
Quá trình ra quyết
định
Quyết định của
ngƣời mua
Sản phẩm
Kinh tế
Văn hóa
Nhận thức vấn đề
Chọn sản phẩm
Giá cả
Chính trị
Xã hội
Tìm kiếm thông tin
Chọn nhãn hiệu
Phân phối
Xã hội
Cá tính
Đánh giá
Chọn đại lý
Chiêu thị
Văn hóa
Tâm lý
Quyết định
Định thời gian
Hậu mãi
Định số lƣợng
mua
(Nguồn: Philip Kotler, 2001, tr198)
Hình 2.1 Mô hình hành vi của ngƣời tiêu dùng
Trong mô hình hành vi của ngƣời tiêu dùng, các yếu tố marketing: sản
phẩm, giá cả, địa điểm, chiêu thị và các tác nhân khác nhƣ kinh tế, công nghệ,
chính trị, văn hóa tác động vào ý thức của ngƣời tiêu dùng, tức là tác động vào
đặc điểm của ngƣời mua. Cùng với các đặc điểm nhƣ: văn hóa, xã hội, cá tính,
tâm lý và quá trình thông qua quyết định của ngƣời tiêu dùng nhƣ: xác định
nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phƣơng án dẫn đến những quyết
định mua sắm nhất định.
2.1.3.2 Mô hình hành vi sử dụng dịch vụ tài chính
Khi khách hàng quyết định mua một dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu nào đó
thì họ sẽ trải qua quá trình mua sắm phức tạp. Quá trình này bao gồm: giai
đoạn trƣớc khi mua, giai đoạn thực hiện dịch vụ và giai đoạn sau khi mua.
2
Giai đoạn trƣớc khi mua
Quyết định mua và sử dụng dịch vụ đƣợc thực hiện trong giai đoạn trƣớc
khi mua. Tại thời điểm này, ngƣời mua cảm thấy sự khác biệt giữa trạng thái
thực tế và trạng thái mong muốn, khi đó hình thành nên nhu cầu của ngƣời
mua.
Một ngƣời tiêu dùng đã có nhu cầu, thì họ sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin.
Nếu việc mua sắm có tính thƣờng xuyên và ít rủi ro thì ngƣời mua sẽ nhanh
chóng lựa chọn và sử dụng dịch vụ của tổ chức. Trong trƣờng hợp đây là lần
đầu tiên khách hàng đang xem xét việc sử dụng dịch vụ thì khách hàng sẽ tìm
kiếm thông tin chuyên sâu. Sau đó, khách hàng sẽ đánh giá các tổ chức tiềm
năng và quyết định sử dụng dịch vụ. (Trịnh Quốc Trung, 2008, trang 120)
Giai đoạn
trƣớc khi
mua
Nhận thức nhu cầu
Tìm kiếm thông tin
Giai đoạn
thực hiện
dịch vụ
Đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ
Yêu cầu dịch vụ từ nhà cung cấp đã chọn
Chuyển giao dịch vụ
Đánh giá kết quả dịch vụ
Giai đoạn
sau khi mua
Dự định trong tƣơng lai
(Nguồn: Trịnh Quốc Trung, 2008, tr120)
Hình 2.2 Mô hình hành vi sử dụng dịch vụ tài chính
3
Giai đoạn thực hiện dịch vụ
Sau khi đánh giá nhà cung cấp dịch vụ, ý định sử dụng dịch vụ sẽ đƣợc
hình thành đối với tổ chức nhận đƣợc điểm đánh giá cao nhất và đi đến quyết
định sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, có hai yếu tố có thể xen vào trƣớc khi ngƣời
tiêu dùng đƣa ra quyết định sử dụng dịch vụ. Yếu thứ nhất là thái độ của ngƣời
thân, bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ hay phản đối. Dựa vào cƣờng độ và chiều
hƣớng của thái độ ủng hộ hay phản đối của những ngƣời này, ngƣời tiêu dùng
sử dụng dịch vụ hay từ bỏ ý định. Yếu tố thứ hai là những yếu tố tình huống
bất ngờ. Ngƣời tiêu dùng hình thành ý định mua hàng dựa trên thu nhập, giá
cả, lợi ích kỳ vọng,…Vì thế, khi xảy ra các tính huống làm thay đổi đến ý định
mua thì chúng có thể làm thay đổi ý định mua sắm.
Giai đoạn sau khi mua
Trong giai đoạn sau khi mua, khách hàng bắt đầu đánh giá kết quả dịch
vụ với sự trải nghiệm dịch vụ của họ. Kết quả của quá trình này sẽ ảnh hƣởng
đến dự định trong tƣơng lai. Nếu nhƣ sự trải nghiệm của khách hàng tƣơng
xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng. Ngƣợc lại sự trải nghiệm
đƣợc không thỏa mãn kì vọng của ngƣời mua, khi đó ngƣời mua sẽ không hài
lòng và chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ khác trong tƣơng lai.
Tóm lại, hành vi sử dụng dịch vụ tài chính là quá trình diễn ra từ khi hình
thành ý thức về nhu cầu đến khi đƣa ra quyết định sử dụng dịch vụ. Quá trình
ra quyết định sử dụng dịch vụ là kết quả đánh giá lựa chọn, cân đối giữa nhu
cầu và khả năng, giữa lợi ích và chi phí bỏ ra để sử dụng đƣợc dịch vụ đó,
dƣới sự ảnh hƣởng của những ngƣời khác (ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp)
và tình huống bất ngờ phát sinh khách hàng nhận đƣợc khi ra quyết định sử
dụng dịch vụ.
2.1.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng
Theo Philip Kotler (2003, trang198) việc mua sắm của ngƣời tiêu dùng
chịu ảnh hƣởng bởi các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và nhân tố cá
nhân), nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội). Các nhân tố này
đều tác động đến hành vi của mua hàng của khách hàng
4
Văn hóa
Xã hội
Cá nhân
Văn hóa
Các nhóm
Văn hóa đặc thù Gia đình
Tầng lớp xã hội
Tuổi
Tâm lý
Nghề nghiệp
Động cơ
Hoàn
cảnh
Vai trò và kinh tế
địa vị
Cá tính và sự
tự nhận thức
Nhận thức
Khách
hàng
Kiến thức
Niềm tin
quan điểm
và
Nguồn: Philip Kotler, 2003
Hình 2.3 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của ngƣời tiêu dùng
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình sử dụng dịch vụ tài chính, sau khi có thông tin về dịch
vụ, cá nhân đánh giá các tiêu chí mà cá nhân quan tâm khi lựa chọn ngân hàng
để gửi tiền tiết kiệm. Sau khi đánh giá, ý định sử dụng dịch vụ sẽ hình thành
và đi đến quyết định sử dụng dịch vụ. Đề tài bao gồm hai mô hình: (1) mô
hình các nhân tố ảnh hƣởng quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết
kiệm của ngƣời dân tại huyện Mỹ Xuyên, (2) mô hình các nhân tố ảnh hƣởng
quyết định gửi tiền vào Agribank Mỹ Xuyên
2.2.1 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa
chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm
2.2.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
Theo Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010), tác giả phân tích yếu
tố ảnh hƣởng xu hƣớng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Các tác
giả khảo sát 350 khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Lạt. Kết quả cho thấy,
yếu tố nhận biết thƣơng hiệu có tác động mạnh nhất đến xu hƣớng chọn lựa
ngân hàng, kế đến là thuận tiện về vị trí, xử lý sự cố, ảnh hƣởng của ngƣời
thân, vẻ bên ngoài và cuối cùng là thái độ với chiêu thị. Nghiên cứu này sử
dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp ngƣời tiêu dùng đã hoặc có ý định sử
dụng các dịch vụ NH. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng kiểm định thang đo thông
qua hệ số Crobach’s Alpha để loại bỏ các biến rác, phân tích nhân tố khám
phá và phân tích hồi quy để nhận diện các nhân tố xu hƣớng chọn NH của
ngƣời tiêu dùng tại thành phố Đà Lạt.
5
Nguồn: Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010)
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu xu hƣớng lựa chọn NH của khách hàng cá nhân
Theo Nguyễn Quốc Nghi (2010), có 3 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm, đó là sự tin cậy (danh tiếng ngân hàng,
mức độ an toàn của ngân hàng, phí phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ),
phƣơng tiện hữu hình (trang phục nhân viên thanh lịch, trụ sở cơ quan thiết bị
hiện đại) và khả năng đáp ứng (thực hiện giao dịch nhanh).
Trần Thị Ngọc Thảo (2013) cho rằng có 5 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến
quyết định lựa chọn NH để vay vốn của khách hàng cá nhân tại TP Cần Thơ
bao gồm các quy định liên quan đến khoản vay, cơ sở vật chất và thƣơng hiệu
của NH, chính sách chăm sóc khách hàng, lãi suất/phí dịch vụ, nhân viên tác
nghiệp. Trong đó nhân tố lãi suất/phí dịch vụ có ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự
lựa chọn NH để vay vốn của khách hàng cá nhân. Nghiên cứu trên đều sử
dụng phân tích nhân tố khám phá và kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha để xác
định yếu tố ảnh hƣởng xu hƣớng lựa chọn NH của khách hàng cá nhân.
Theo Trịnh Quốc Trung (2008), khách hàng sẽ chọn NH mang lại giá trị
nhiều nhất cho mình. Giá trị mà khách hàng nhận đƣợc bao gồm giá trị sản
phẩm dịch vụ, giá trị phục vụ, giá trị về con ngƣời và giá trị về hình ảnh.
2.2.1.2 Mô hình nghiên cứu và giải thích chi tiết kì vọng về biến
Dựa trên cơ sở xây dựng mô hình và các nghiên cứu có liên quan, mô
hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn NH để gửi tiền tiết
kiệm của khách hàng cá nhân đƣợc thiết lập nhƣ sau:
6
Bảng 2.1: Thành phần thang đo quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm
Thành phần
Kí hiệu
Danh tiếng, uy tín của NH
V1
Trụ sở cơ quan, trang thiết bị hiện đại
V2
NH nhiều chi nhánh, phòng giao dịch
V3
Khoảng cách từ nhà đến NH
V4
Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng
V5
Mức độ an toàn của NH
V6
Mức độ bảo mật thông tin khách hàng
V7
Phí phát sinh trong qua trình sử dụng dịch vụ
V8
Lãi suất hợp lý
V9
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
V10
Giải quyết tốt các vấn đề khách hàng
V11
Các loại hình dịch vụ phong phú
V12
Nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn
V13
Tặng quà khách hàng mỗi dịp lễ
V14
Nhân viên NH quan tâm mong muốn của khách hàng
V15
Thái độ nhân viên NH vui vẻ, ân cần
V16
Có ngƣời thân, bạn bè giới thiệu
V17
Vị trí giao dịch gần nhà ở/cơ quan
V18
Nguồn: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
2.2.2 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền
2.2.2.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
Việc quyết định gửi tiền vào ngân hàng có thể chịu nhiều tác động bởi
nhiều yếu tố khác nhau nhƣ giới tính của ngƣời gửi tiền, tuổi ngƣời gửi tiền,
trình độ học vấn, thu nhập, chi tiêu, tổng số lao động trong gia đình,… Mỗi
yếu tố sẽ có tác động khác nhau đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Tùy
7
theo đặc trƣng của từng vùng, đặc điểm của ngƣời gửi tiền thì mỗi yếu tố ảnh
hƣởng ít hay nhiều, thuận hay nghịch chiều đến quyết định gửi tiền.
Theo nghiên cứu của Vƣơng Quốc Duy (2013), Phƣơng Hồng Ngân
(2011) thì lãi suất huy động có ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và khả năng
duy trì khách hàng gửi tiền. Biến này có mối tƣơng quan tỷ lệ thuận đến quyết
định gửi tiền và khả năng duy trì khách hàng gửi tiền vì khi lãi suất tiết kiệm
tăng cũng đồng thời với việc đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng đầu tƣ vào
kênh tiết kiệm tiền gửi của ngân hàng.
Theo Nguyễn Quốc Nghi (2010), Phạm Kế Anh (2011), nghề nghiệp tạo
ra thu nhập cố định, thu nhập có ảnh hƣởng thuận chiều với quyết định gửi
tiền vì những ngƣời tạo ra thu nhập ổn định, họ dự đoán trƣớc cho việc thu chi
để có thể tích lũy số tiền gửi ngân hàng và có cơ hội thuận lợi nhiều hơn
những ngƣời khác trong lĩnh vực tích lũy và đầu tƣ, trong đó nghề nghiệp tạo
ra thu nhập chính ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định gửi tiền. Và cũng theo
kết quả nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi (2010), biến trình độ học vấn ảnh
hƣởng đến quyết định gửi tiền.
Theo nghiên cứu Trƣơng Đông Lộc (2012), Phƣơng Hồng Ngân (2011),
Nguyễn Quốc Nghi (2010), tuổi của ngƣời gửi tiền có tƣơng quan tỷ lệ thuận
lƣợng tiền gửi và quyết định gửi tiền. Ở độ tuổi càng cao ngƣời dân càng có
nhu cầu gửi tiền càng nhiều, ở độ tuổi này ngƣời dân tích góp đƣợc nhiều tiền
hơn và đầu tƣ vào kênh tiền gửi ngân hàng để có đƣợc lợi nhuận và an toàn.
Cũng theo Phạm Kế Anh (2011), Nguyễn Quốc Nghi (2010) cho rằng giới tính
của ngƣời gửi tiền tác động đến quyết định gửi tiền.
Bên cạnh đó, có những nhân tố tác động nghịch chiều đến việc gửi tiền
nhƣ thời gian giao dịch, địa điểm ngân hàng (Phƣơng Hồng Ngân (2011)), số
hoạt động tạo ra thu nhập, số tiền chi tiêu (Nguyễn Quốc Nghi (2010)).
Các nghiên cứu trên đều sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để đánh
giá thực trạng gửi tiền tiết kiệm của ngƣời gửi tiền, hồi qui tƣơng quan probit
hoặc logistic nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền
vào NH.
2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu và giải thích chi tiết kì vọng về biến
Kế thừa kết quả nghiên cứu trên, tác giả tiến hành xây dựng mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên.
8
Log e[
] = β0 + β1GIOITINH + β2HOCVAN +
β3THUNHAP + β4TUOI + β5LAISUAT + β6NGHE + β7KHUYENMAI
Nguồn: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Giải thích chi tiết kỳ vọng về biến
QUYETDINH là biến phụ thuộc trong mô hình, đây là biến giả, biến
nhận giá trị 1 nếu khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào Agribank Mỹ Xuyên và
nhận giá trị 0 nếu khách hàng không gửi tiền tiết kiệm vào Agribank Mỹ
Xuyên.
GIOITINH là giới tính của khách hàng, đây là biến giả, biến nhận giá trị
1 nếu khách hàng là nam và nhận giá trị 0 là nữ. Theo quan điểm văn hóa Việt
Nam, phụ nữ là ngƣời quản lý tiền trong gia đình, họ có thói quen tiết kiệm
nên phụ nữ là đối tƣợng để các ngân hàng cung cấp các dịch vụ tiền gửi nhằm
khai thác tối đa tiền nhàn rỗi của họ.
9
HOCVAN là trình độ học vấn của khách hàng cá nhân, đƣợc tính bằng
số năm đi học của cá nhân. Đây là biến có kỳ vọng tƣơng quan thuận với
quyết định gửi tiền. Những ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì khả năng
đầu tƣ số tiền nhàn rỗi một cách hiệu quả, khả năng tiếp cận và sử dụng các
sản phẩm dịch vụ hiện đại và họ có khả năng sử dụng các sản phẩm huy động
vốn của NH thƣờng xuyên hơn.
THUNHAP là thu nhập bình quân của ngƣời gửi tiền (triệu đồng/tháng).
Biến này đƣợc kỳ vọng tƣơng quan thuận với quyết định gửi tiền. Thu nhập
của ngƣời gửi tiền càng cao, họ có ý định đầu tƣ vào kênh đầu tƣ an toàn, có
lợi nhuận thì khả năng gửi tiền nhàn rỗi vào NH càng cao.
TUOI là biến đƣợc đo lƣờng bằng tuổi của khách hàng gửi tiền. Những
ngƣời có tuổi đời cao sẽ có tâm lý ngại đầu tƣ mạo hiểm vào số tiền tích lũy.
Khách hàng có tuổi cao thƣờng có khuynh hƣớng gửi tiền nhàn rỗi vào NH. Vì
vậy, biến này đƣợc kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều với quyết định gửi
tiền.
NGHE là biến dùng để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng yếu tố nghề nghiệp
đến quyết định gửi tiền, nghiên cứu này sử dụng các biến giả bằng 1 nếu ngƣời
gửi tiền là công nhân viên chức hoặc công nhân/nhân viên, bằng 0 nếu ngƣời
gửi tiền làm các nghề khác. Những ngƣời có thu nhập ổn định sẽ có xu hƣớng
gửi tiền nhiều hơn, khi họ có thu nhập ổn định họ sẽ biết đƣợc các khoản chi,
khoản thu, từ đó họ dễ dàng có đƣợc tiền nhàn rỗi.
LAISUAT là lãi suất huy động của NH tại địa bàn đƣợc niêm yết, đƣợc
đo lƣờng bằng %/năm. Lãi suất huy động là yếu tố quan trọng đến quyết định
gửi tiền. NH có lãi suất huy động tiền gửi cao sẽ thu hút lƣợng tiền gửi và
ngƣời gửi tiền vào NH.
KHUYENMAI là biến giả, biến nhận giá trị 1 khi khách hàng nhận đƣợc
các chƣơng trình khuyến mãi về huy động tiền gửi và biến nhận giá trị 0 trong
trƣờng hợp ngƣợc lại. Nếu NH có nhiều chƣơng trình khuyến mãi cho các
khách hàng thì sẽ thu hút nhiều ngƣời gửi tiền hơn.
10
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kỳ vọng về dấu của các biến độc lập trong mô hình
nghiên các nhân tố ảnh hƣởng quyết định gửi tiền
Biến số
Diễn giải biến
GIOITINH
Giới tính của khách hàng, biến nhận giá
trị 1 nếu khách hàng là nam và nhận giá
trị 0 là nữ
HOCVAN
Trình độ học vấn của khách hàng, đƣợc
tính bằng số năm đi học của cá nhân
(lớp)
THUNHAP
Thu nhập bình quân của khách hàng
Thang
đo
Kỳ
vọng
Biến giả -
Tỷ lệ
+
Tỷ lệ
+
Tỷ lệ
+
(triệu đồng/tháng)
TUOI
Tuổi của khách hàng (năm tuổi)
NGHE
Nghề nghiệp của khách hàng, biến nhận Biến giả +
giá trị 1 nếu ngƣời gửi tiền là công nhân
viên chức hoặc công nhân/nhân viên,
bằng 0 nếu ngƣời gửi tiền làm các nghề
khác
LAISUAT
Lãi suất huy động của ngân hàng
(%/năm)
Tỷ lệ
+
KHUYENMAI Biến nhận giá trị 1 khi ngân hàng có các Biến giả +
chƣơng trình khuyến mãi và biến nhận
giá trị 0 trong trƣờng hợp ngƣợc lại
Nguồn: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
a) Số liệu thứ cấp:
11
Số liệu trong đề tài đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Mỹ Xuyên
bao gồm: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo tình hình
tiền gửi tiết kiệm trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu
năm 2014.
b) Số liệu sơ cấp
- Cỡ mẫu: để xác định cỡ mẫu trong mô hình Logistic, Tabachnick và
Fidell (1996) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu trong mô hình hồi quy đƣợc tính theo
công thức 8m + 50, với m là số biến. Từ những tài liệu lƣợc khảo và dựa vào
mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền đã xây dựng
thì cỡ mẫu tối thiểu 8*7 + 50 = 106 đối tƣợng bao gồm cá nhân gửi tiền tại
Agribank Mỹ Xuyên và cá nhân không gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Mỹ
Xuyên.
- Phương pháp thu thập số liệu: Để có đƣợc số liệu chính xác cho việc
phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm, đề tài sử dụng
bản phỏng vấn, điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp 106 cá nhân gửi tiền tiết
kiệm tại thị trấn Mỹ Xuyên bao gồm 5 ấp Hòa Mỹ, Châu Thành, Vĩnh Xuyên,
Thạnh Lợi, Chợ Cũ. Với nội dung bản phỏng vấn là thông tin của đối tƣợng
nghiên cứu và nội dung chính là mức độ các yếu tố ảnh hƣởng quyết định gửi
tiền.
Đối với cá nhân gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên 66 cá nhân đƣợc rút ra
từ tổng thể danh sách khách hàng gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên. Còn đối
với cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại NH khác, tác giả thu thập 40 cá nhân thông
qua hộ gia đình cƣ trú tại thị trấn Mỹ Xuyên. Để tiếp cận với đối tƣợng nghiên
cứu một cách dễ dàng, tất cả các quan sát, tác giả tiếp cận bằng cách phỏng
vấn trực tiếp tại nhà của đối tƣợng nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu: Nhằm đảm bảo tính chính xác địa bàn
nghiên cứu liên quan đến quyết định gửi tiền tiết kiệm do đó cá nhân gửi tiền
tiết kiệm đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ hộ gia đình tại
thị trấn Mỹ Xuyên và danh sách khách hàng gửi tiền tại NH
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
a) Đối với mục tiêu 1
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh số
tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình
huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm
12
- Phƣơng pháp thống kê tả: trình bày các số liệu thứ cấp lên các bảng
và biểu đồ nhằm nhận thấy sự biến động các chỉ tiêu qua các năm, làm cơ sở
so sánh và nhận xét.
- So sánh số tuyệt đối: để thấy đƣợc chênh lệch tuyệt đối của một số chỉ
tiêu. Phƣơng pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu.
∆y = y1 – y0
Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trƣớc
y1: chỉ tiêu năm sau
- So sánh số tƣơng đối: Phƣơng pháp này là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu
∆y =
*100% - 100%
b) Đối với mục tiêu 2: Việc định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết
định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân đƣợc tiến hành
qua 2 bƣớc
- Bƣớc 1: Sử dụng thang đo Liker từ 1 đến 5 để xét 18 tiêu chí ảnh
hƣởng quyết định chọn NH để gửi tiền tiết kiệm để đáp viên đánh giá theo
mức độ tăng dần: Hoàn toàn quan trọng – Rất quan trọng và sử dụng hệ số tin
cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà mục hỏi trong thang đo
tƣơng quan với nhau.
Hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng để loại biến rác, các hệ số tƣơng
quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) và thang đo đƣợc chọn khi hệ số
Cronbach Alpha lớn hơn 0.7 (Nunnally & Bernstein, 1994).
- Bƣớc 2: Sử dụng mô hình phân tích các nhân tố khám phá (EFA) để
kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng và nhận diện các yếu tố phù hợp.
Phân tích các nhân tố khám phá là phƣơng pháp phân tích thống kê dùng
để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành tập
biến ít hơn để chúng có ý nghĩa nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông
tin biến ban đầu. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, có 18 tiêu chí phụ thuộc
lẫn nhau có ảnh hƣởng quyết chọn NH để gửi tiền tiết kiệm, việc sử dụng phân
tích nhân tố khám phá rút gọn 18 tiêu chí này thành các biến ít hơn để dễ dàng
trong giải thích các nhân tố ảnh hƣởng quyết định chọn NH.
Mô hình nhân tố đƣợc thể hiện bằng phƣơng trình:
13
Xi= Ai1F1+ Ai2F2+ Ai3F3+…+ AimFm+ ViUi
Trong đó: Xi: biến thứ i chuẩn hóa
Aij: hệ số hồi qui bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i
F: các nhân tố chung
Vi: hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trƣng I đối với
biến i
Ui: nhân tố đặc trƣng của biến i
m : số nhân tố chung
Dùng kiểm định KMO và kiểm định Barlett để kiểm định sự tƣơng quan
giữa các biến trong tổng thể. Chỉ số KMO từ 0.5 đến 1 thì mô hình phân tích
nhân tố phù hợp. Kiểm định Barlett về tƣơng quan giữa các biến trong tổng
thể, kiểm định có ý nghĩa thống kê thì biến quan sát có tƣơng quan trong tổng
thể.
- Bƣớc 3: sau khi rút trích đƣợc nhân tố và lƣu lại thành các biến mới,
ta sẽ sử dụng các biến mới này thay cho tập hợp biến gốc để đƣa vào kiểm
định t-test. Trong kiểm định t-test xem xét các biến nhân tố mới có sự khác
biệt giữa hai nhóm khách hàng, khách hàng gửi tiền tại Agribank và khách
hàng gửi tiền tại các NH khác.
- Ngoài ra, đề tài sử dụng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5 = 0.8
Bảng 2.3: Ý nghĩa giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị trung bình
Ý nghĩa
1.00 - 1.80
Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan
trọng
1.81 - 2.60
Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng
2.61 - 3.40
Không ý kiến/trung bình
3.41 - 4.20
Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng
4.21 - 5.00
Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng
Nguồn: Phạm Lê Hồng Nhung, 2013
c) Đối với mục tiêu 3
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nhƣ tần
số, tỷ lệ, phân tích bảng chéo để mô tả thực trạng việc gửi tiền tiết kiệm tại địa
bàn huyện Mỹ Xuyên.
14
Lập bảng tần số và tính tỷ lệ:
Bảng tần số xuất hiện những câu trả lời giống nhau theo từng câu hỏi
cung cấp những thông tin cơ bản cho ngƣời nghiên cứu. Trong đề tài nghiên
cứu sử dụng bảng tần số cho các chỉ tiêu: tỷ lệ khách hàng cá nhân có và
không gửi tiết kiệm theo độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, mục
đích gửi tiền, nguồn thông tin khi biết đến NH, lý do chọn NH để gửi tiền.
Phân tích bảng chéo:
Dùng để xem xét và kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với
nhau. Đề tài kiểm định sự khác biệt giữa quyết định gửi tiền và thông tin
khách hàng để xem các thông tin của khách hàng có ảnh hƣởng đến quyết định
gửi tiền hay không.
- Ngoài ra, đề tài sử dụng mô hình Binary Logistic để tìm ra các yếu tố
ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Agribank.
Hồi qui Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc thuộc dạng nhị phân để
ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập.
Biến Y trong mô hình nghiên cứu ở dạng nhị phân, biến nhận giá trị 1 nếu
khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào NH và nhận giá trị 0 nếu khách hàng không
gửi tiền tiết kiệm vào NH. Sử dụng hồi qui Logistic phù hợp với mô hình
nghiên cứu.
Mô hình Logistic có dạng nhƣ sau:
Log e[
] = β0+ β0X1 +…+ βnXn
Đo lƣờng độ phù hợp tổng quát của mô hình Logistic đƣợc dựa trên chỉ
tiêu -2LL. Nếu giá trị -2LL càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao.
d) Đối với mục tiêu 4: Kết hợp kết quả nghiên cứu ở 3 mục tiêu trên đề
xuất giải pháp nâng cao hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm và
nâng cao khả năng thu hút lƣợng tiền gửi tiêt kiệm vào Agribank Mỹ Xuyên.
15
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu khái quát về Agribank huyện Mỹ Xuyên
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Xuyên là một chi
nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng, chính
thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1992. Trụ sở giao dịch của NH đặt tại
đƣờng Lê Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Cũng
giống nhƣ các NH khác thì hoạt động Agribank Mỹ Xuyên là huy động vốn
nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế để cho các chủ thể cần vốn để sản
xuất, kinh doanh. Điểm đặc biệt ở đây là, NH tập trung mở rộng cho vay lĩnh
vực nông nghiệp nhƣ cho vay trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, nuôi gia súc, gia
cầm,…Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác nhƣ cho vay thƣơng mại, cho vay
tiêu dùng,…nhƣng chiếm tỷ trọng nhỏ.
Agribank Mỹ Xuyên luôn bám sát mục tiêu phát triển của ngành, mục
tiêu kinh tế của địa phƣơng, xác định “Nông thôn là thị trƣờng cho vay, nông
dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ” và đã vận dụng các định
hƣớng vào trong hoạt động một cách linh hoạt và có hiệu quả. Trong những
năm qua, Agribank Mỹ Xuyên đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng đa đạng hóa các hình thức sản xuất nông
nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, thủy sản. Agribank Mỹ Xuyên tận dụng
mọi khả năng mở rộng mạng lƣới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và
cho vay để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của NH. Hiện nay trên địa bàn
huyện, Agribank Mỹ Xuyên có uy tín hoạt động mạnh so với các tổ chức tín
dụng khác trên địa bàn. Bên cạnh đó Agribank Mỹ Xuyên còn phối hợp các
ban ngành và các cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện các thủ tục cho vay,
thẩm định tài sản đảm bảo, để có thể phát huy vai trò của mình và đóng góp
vào sự nghệp của huyện và của ngành.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
16
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kế Toán
Phòng Tín Dụng
PGD xã Ngọc Tố
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Mỹ Xuyên
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Mỹ Xuyên
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban
- Giám Đốc: là ngƣời đứng đầu NH, ngƣời tổ chức và điều hành chung
mọi hoạt động của NH. Giám đốc đƣa ra các mục tiêu, định hƣớng phát triển,
chiến lƣợc hoạt động mà NH cần phải thực hiện trong từng thời kỳ. Bên cạnh
đó, Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát nhân viên, đồng thời có quyền
ra quyết định khen thƣởng hoặc kỷ luật nhân viên khi họ làm việc không tốt
hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ đƣợc giao.
- Phó Giám đốc: thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc thuộc
phạm vi trách nhiệm và một số công việc khác khi Giám đốc vắng mặt. Ngoài
ra, Phó Giám đốc thảo luận và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực
hiện các nghiệp vụ của NH. Đồng thời, cũng giám sát tình hình hoạt động của
các bộ phận trực thuộc, đôn đốc các công việc thực hiện đúng nhƣ tiến độ.
- Phòng Tín dụng: gồm có Trƣởng phòng, phó phòng và các cán bộ tín
dụng. Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một số địa bàn khác nhau. Phòng tín
dụng thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp hƣớng dẫn, tƣ vấn khách
hàng làm hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, trực tiếp giám sát quá trình sử
dụng vốn của đơn vị, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Phòng Kế toán: gồm có Trƣởng phòng, phó phòng và các nhân viên.
Thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu nhƣ nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
và dân cƣ, hƣớng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của NH,…
- PGD xã Ngọc Tố: đƣợc thành lập từ ngày 9/9/2008, chịu sự quản lý
trực tiếp của Giám đốc và Phó Giám đốc. Thực hiện một số nghiệp cụ giống
nhƣ trụ sở Agribank Mỹ Xuyên nhƣng có hạn chế.
17
3.3 MỘT SỐ SẢN PHẨM TIỀN GỬI TIẾT KIỆM DÀNH CHO KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN
Agribank Mỹ Xuyên cung cấp nhiều hình thức tiết kiệm đa dạng cho mọi
tầng lớp dân cƣ trong địa bàn huyện. Một số sản phẩm tiền gửi tại Agribank
Mỹ Xuyên:
- Tiết kiệm không có kỳ hạn là sản phẩm tiết kiệm mà khách hàng
không đăng ký kì hạn ban đầu, dùng để thanh toán, giao dịch, đƣợc hƣởng lãi
suất không kì hạn.
- Tiết kiệm có kỳ hạn là sản phẩm mà khách hàng đăng kí kỳ hạn và
thời hạn trả lãi ngay từ thời điểm ban đầu. Loại hình tiết kiệm này có thể sử
dụng sổ tiết kiệm để cầm cố, vay vốn, bảo lãnh cho ngƣời thứ ba vay vốn.
- Tiết kiệm linh hoạt là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà trong thời gian
gửi, khách hàng đƣợc rút gốc linh hoạt một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc
trong tài khoản, số dƣ còn lại trên tài khoản khách hàng vẫn nhận lãi theo quy
định khi mở tài khoản.
- Tiết kiệm an sinh là hình thức tiết kiệm trả góp, theo đó khách hàng có
thể chủ động gửi tiền nhiều lần vào tài khoản không theo định kỳ với số tiền
gửi mỗi lần không cố định.
- Tiết kiệm học đƣờng là hình thức tiết kiệm gửi góp hƣớng tới mục
tiêu tích lũy dài hạn cho nhu cầu học tập của khách hàng hoặc ngƣời thân
trong tƣơng lai. Theo đó khách hàng sẽ gửi một số tiền cố định vào tài khoản
theo định kỳ để có một số tiền lớn hơn khi đáo hạn.
- Tiết kiệm gửi góp hàng tháng là hình thức tiết kiệm mà hàng tháng
khách hàng gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm gửi góp và đƣợc rút tiền một lần
khi đến hạn.
3.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013 và 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 20112013 và 6 tháng đầu năm 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả một quá trình hoạt động thu,
chi, mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của NH. Lợi nhuận là chỉ tiêu
quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH và cũng là yếu tố
quyết định cho các nhà đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ. Trong những năm vừa
qua, ngành NH chịu ảnh hƣởng nhiều bởi sự biến động nền kinh tế và Agribank Mỹ Xuyên cũng không phải ngoại lệ. Trƣớc tình hình trên, Agribank Mỹ
Xuyên không ngừng nỗ lực cải thiện công tác hoạt động kinh doanh của NH
nhằm ngăn chặn những biến động tiêu cực của nền kinh tế. Để thể hiện hoạt
18
động kinh doanh của Agribank Mỹ Xuyên chuyển biến tích cực hay tiêu cực ta
đi tìm hiểu thông qua các chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Thu nhập
Thu nhập trong quá trình trình hoạt động của chi nhánh chủ yếu bao gồm
thu nhập từ lãi (tiền lãi từ cho vay nông nghiệp, tiền gửi từ các tổ chức tín
dụng khác) và thu nhập ngoài lãi từ các dịch vụ nhƣ bảo lãnh tín dụng, thẻ,
chuyển tiền kiều hối,… Trong tổng thu nhập thu từ trong quá trình hoạt động
kinh doanh, nguồn thu chủ yếu của NH là thu nhập từ lãi chiếm trên 85% tổng
thu nhập. Trong những năm qua, hoạt động Agribank Mỹ Xuyên luôn gắn liền
mục tiêu hoạt động “Tam nông” qua các hoạt động cung cấp tín dụng cho các
nông hộ trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản nên hiệu quả sản xuất
nông nghiệp ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Cụ thể
tổng thu nhập trong năm 2012 tăng 4.944 triệu đồng, tăng 11,31% so với năm
2011. Trong đó, năm 2012 thu nhập từ lãi đạt 45.844 triệu đồng, tăng 19,48%
so với năm 2011. Mặc dù, tình hình kinh tế trong nƣớc chƣa thực sự ổn định,
trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp gặp khó khăn do lãi suất cho vay tăng và
chi phí đầu vào tăng nhƣng với sự nỗ lực của các cấp, ngành tình hình kinh tế
xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Nông nghiệp phát triển
ổn định, dịch bệnh trong chăn nuôi đƣợc khống chế nhanh chóng, khai thác
thủy hải sản thu đƣợc kết quả tốt. Kết quả là ngƣời đi vay thu lợi từ vụ lúa,
tôm đƣợc mùa, ngƣời dân có khả năng trả các khoản nợ cho NH đúng hạn và
đầy đủ. Từ đó, thu nhập từ lãi của NH tăng trƣởng tốt so với năm trƣớc. Đối
với thu nhập ngoài lãi, trong năm 2012 đạt 2.832 triệu đồng, giảm 47,18% so
với năm 2011. Bƣớc sang năm 2012, chính sách NH mở rộng các loại hình
dịch vụ nhƣ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt,… Nhƣng chính sách mở rộng này chƣa thật sự hiệu quả vì ở
địa bàn huyện ngƣời dân chủ yếu làm nghề nông vẫn còn thói quen sử dụng
tiền mặt cho chi tiêu nên việc phát hành thẻ gặp nhiều khó khăn. Khách hàng
chủ yếu dịch vụ thẻ là sinh viên, cán bộ công nhân viên trả lƣơng qua thẻ nên
số lƣợng thẻ phát hành vẫn không gia tăng thêm. Ngoài ra, tại đây số lƣợng
doanh nghiệp không nhiều chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp
vừa và nhỏ nên nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển.
Mặc dù thu nhập ngoài lãi giảm gần 50% so với năm 2011 nhƣng tổng thu
nhập không giảm do tốc độ tăng của thu nhập từ lãi bù đắp sự suy giảm của
thu nhập từ ngoài lãi. Sang năm 2013, tổng thu nhập giảm đáng kể, giảm
7.877 triệu đồng (giảm 16,18%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do, thu
nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi giảm, trong đó, thu nhập ngoài lãi giảm
mạnh. Thu nhập từ lãi trong năm 2013 giảm 7.166 triệu đồng (giảm 15,63%)
19
so với năm 2011. Do chịu ảnh hƣởng bởi thiệt hại vụ nuôi tôm nƣớc lợ do dịch
bệnh, ô nhiễm môi trƣờng ao nuôi, hệ thống thủy lợi chƣa đồng bộ dẫn đến
diện tích nuôi tôm thiệt hại khoảng 20% diện tích thả nuôi. Các hộ chăn nuôi
gia cầm, gia súc cũng bị thiệt hại bởi dịch bệnh cúm làm cho hiệu quả sản xuất
kinh tế của các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn và đầy
đủ cho NH. Ngoài ra, lãi suất cho vay năm này giảm mạnh so với năm trƣớc
đối với các hộ nông dân bị thiệt hại, thất mùa. Tiếp tục đến 6 tháng đầu năm
2014, tổng thu nhập tăng trƣởng khả quan hơn so với 6 tháng năm 2013, cụ
thể tăng 1.512 triệu đồng (tăng 9,01%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong
nửa đầu năm 2014, kinh tế ở địa bàn huyện đạt đƣợc nhiều khả quan, ở các
lĩnh vực nông nghiệp-thủy sản, sản xuất công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ đều
giữ mức tăng trƣởng khá nên ngƣời dân có nguồn thu nhập ổn định, có khả
năng chi trả các khoản nợ cho NH. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay xu hƣớng
giảm ở các lĩnh vực nông nghiệp, phi sản xuất.
20
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Mỹ Xuyên qua các năm 2011, 2012, 2013
và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng
6 tháng
Khoản mục
2011
2012
2012/2011
2013/2012
2013
2013
2014
Số tiền
%
Số tiền
%
6/2013 so với
6/2014
Số tiền
%
1. Tổng thu
nhập
43.732
48.676 40.799
16.780
18.292
4.944
11,31
(7.877) (16,18)
1.512
9,01
Thu nhập từ lãi
38.370
45.844 38.678
15.857
17.349
7.474
19,48
(7.166) (15,63)
1.492
9,41
Thu nhập ngoài
lãi
5.362
2.121
923
943
(2.530) (47,18)
(711) (25,11)
20
2,17
2. Tổng chi phí
38.192
40.857 33.744
17.044
15.202
2.665
6,98
(7.113) (17,41)
(1.842)
(10,81)
Chi phí trả lãi
30.303
32.218 27.613
14.033
12.716
1.915
6,32
(4.605) (14,29)
(1.317)
(9,39)
(2.508) (29,03)
(525)
(17,44)
2.832
Chi phí ngoài lãi
7.889
8.639
6.131
3.011
2.486
750
9,51
3. Lợi nhuận
5.540
7.819
7.055
(264)
3.090
2.279
41,14
Nguồn: Phòng Kế Toán Agribank Mỹ Xuyên
21
(764)
(9,77)
3.354 (1270,45)
Chi phí
Ngoài yếu tố thu nhập để biết đƣợc doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
không thì yếu tố chi phí cũng đƣợc quan tâm. Đối với Agribank Mỹ Xuyên
cũng vậy. Trong năm 2012, tổng thu nhập tăng kéo theo tổng chi phí tăng, cụ
thể tổng chi phí tăng 2.655 triệu đồng (tăng 6,98%), nhƣng tốc độ tăng tổng
thu nhập tăng cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Nhìn chung, tổng chi phí qua
các năm tăng, giảm không đều. Trong đó, chi phí từ lãi chiếm tỷ trọng cao
trong tổng chi phí (khoảng 79%). Năm 2012, chi phí từ lãi đạt 32.218 triệu
đồng, tăng 1.915 triệu đồng (tăng 6,32%). Do năm 2012, NH huy động lƣợng
vốn lớn hơn năm 2011 và đây cũng là năm lãi suất huy động cao nên chi phí
lãi tăng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến cho
phí ngoài lãi tăng. Qua năm 2013, chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi lần lƣợt
giảm 14,29% và 29,03% so với năm 2012. Chi phí trả lãi có sự sụt giảm so với
năm trƣớc, nhƣng không có nghĩa là NH huy động vốn không tốt mà trong
năm 2013 NHNN điều chỉnh mức lãi suất huy động còn 7%/năm vào tháng
cuối tháng 6 đối với kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng. Tiếp tục đến 6 tháng đầu
năm, cũng do lãi suất huy động giảm mạnh, tổng chi phí giảm 1.842 triệu
đồng, giảm 10,81% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Lợi nhuận
Tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng trong giai đoạn năm 2011-2012,
nhƣng tốc độ tăng của thu nhập tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng chi
phí nên lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng trong giai đoạn trên. Năm 2012, lợi
nhuận đạt 7.819 triệu đồng, tăng 2.279 triệu đồng (tăng 41,14%). Đến năm
2013, lợi nhuận của NH có sự sụt giảm, cụ thể lợi nhuận giảm 764 triệu đồng
(giảm 9,77 %). Trong năm nay, tổng thu nhập và tổng chi phí đều giảm nhƣng
tốc độ giảm của chi phí giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tổng thu nhập nên lợi
nhuận sút giảm trong năm 2013. Sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình hoạt
động kinh doanh của NH có hiệu quả. Trong đó, tổng thu nhập gia tăng do thu
nhập từ lãi, trong khi đó tổng chi phí giảm so với năm 6 tháng đầu năm 2013.
Dẫn đến lợi nhuận trong nửa đầu năm 2014 tăng đáng kể, nếu 6 tháng năm
2013, lợi nhuận của chi nhánh bị lỗ đến 264 triệu đồng thì nửa năm đầu 2014,
lợi nhuận đạt 3.090 triệu đồng, giảm lỗ đến 1270,45% so với 6 tháng năm
2013.
Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 6/2014 cho thấy
Agribank Mỹ Xuyên hoạt động tƣơng đối tốt trong thời gian vừa qua nhƣng
trong năm 2013 lợi nhuận của NH giảm rõ rệt, trong đó 6 tháng đầu lợi nhuận
của NH là con số âm. Đến 6 tháng năm 2014, tình hình kinh doanh của NH có
khả quan hơn và có thể tin rằng kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm sẽ đạt
22
lợi nhuận cao.
3.4.2 Phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
3.4.2.1 Vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn
Tại Agribank Mỹ Xuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiền gửi với kỳ
hạn đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhìn chung, trong cơ cấu vốn huy
động tiền gửi theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn
nhất (trên 65%) qua 3 năm 2011-2013. Còn lại, tiền gửi không kỳ hạn và tiền
gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu. Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12
tháng là loại tiền có kỳ hạn ngắn, linh hoạt hơn 2 loại kỳ hạn còn lại. Với mức
lãi suất tƣơng đối khách hàng và thời gian đáo hạn ngắn khách hàng dễ dàng,
thuận tiện rút tiền và gửi thêm tiền vào NH nên loại kỳ hạn này đƣợc nhiều
khách hàng lựa chọn.
Nhìn chung, tổng vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn tăng qua 3 năm
2011, 2012, 2013 nhƣng tăng với tốc độ tăng không đều nhau. Trong năm
2012, tổng vốn huy động từ tiền gửi tăng 14,21% so với năm 2011. Trong đó,
tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 19.439 triệu đồng còn 17.565 triệu đồng, giảm
9,17% so với năm 2011. Tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng cũng đều giảm trong
năm 2012, cụ thể giảm 4,15% so với năm 2011. Nguyên nhân là do, nền kinh
tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn, bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp
phá sản hàng loạt. Sự suy giảm nền kinh tế không những ảnh hƣởng đến ngành
NH mà còn ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp, đời sống ngƣời dân. Trong thời
điểm này, doanh nghiệp và ngƣời dân rút tiền để trả nợ và tiêu dùng. Vì vậy,
khách hàng có xu hƣớng rút tiền gửi có kỳ hạn ngắn làm cho lƣợng tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 12 tháng giảm.
23
Bảng 3.2: Vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn của Agribank Mỹ Xuyên qua các năm 2011, 2012, 2013
và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng
6 tháng
Khoản mục
Tiền gửi không
kỳ hạn
2011
19.439
2012
17.656
Tiền gửi có kỳ
hạn dƣới 12 tháng 223.467 214.204
Tiền gửi có kỳ
hạn 12 tháng trở
lên
Tổng vốn huy
động tiền gửi
18.533
66.735
261.439 298.595
2012/2011
2013
2013/2012
6/2014 so với
6/2013
Số
tiền
Số tiền
2013
2014
Số tiền
%
26.876
32.676
(1.783)
(9,17)
9.655 54,68
5.800
21,58
272.284 152.599 256.350
(9.263)
(4,15)
58.080 27,11
103.751
67,99
94.557
48.202 260,09
27.822 41,69
(6.736)
(6,37)
37.156
95.557 32,00
102.815
36,06
27.311
105.678
98.942
394.152 285.153 387.968
14,21
Nguồn: Phòng Kế Toán Agribank Mỹ Xuyên
24
%
%
Tuy nhiên, sự suy giảm lƣợng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ
hạn dƣới 12 tháng không làm vốn huy động giảm so với năm 2011, là do trong
năm 2012, lƣợng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng mạnh, tăng từ 18.533
triệu đồng lên 66.735 triệu đồng, tăng 260,09% so với năm 2011 và làm tăng
tỷ trọng trong vốn huy động từ 7.09% lên 22%. Nguyên nhân chính, trong
năm 2012, mặt bằng lãi suất tăng đáng kể, đối với cá nhân gửi tiết kiệm kỳ hạn
12 tháng và 18 tháng đƣợc hƣởng mức lãi suất là 12%. Ngoài ra, kênh đầu tƣ
khác nhƣ bất động, vàng, ngoại tệ đều có rủi ro trong thời gian này và tiền gửi
tiết kiệm là nguồn vốn không nhạy cảm với lãi suất đồng thời mang tính ổn
định cao nên ngƣời dân có xu hƣớng gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài.
Đến năm 2013, vốn huy động tiền gửi có những chuyển biến tích cực so
với năm 2012. Vốn huy động năm 2013 tăng 95.557 triệu đồng, tăng 32% so
với năm 2012. Trong năm này, nền kinh tế vi mô ổn định, lạm phát ở mức
6,04%. Đạt những điều này là do Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQCP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Ngoài ra, các NH có những chính sách thu
hút khách hàng gửi tiền bằng nhiều hình thức khuyến mãi nên lƣợng huy động
vốn tiền gửi có chuyển biến tích cực so với năm 2012. Cụ thể, tiền gửi không
kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng so với năm 2012. Tiền gửi không
kỳ hạn tăng 9.655 triệu đồng, tăng 54,68%. Với tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12
tháng tăng 58.080 triệu đồng, tăng 27,11% so với năm 2012. Tiền gửi có kỳ
hạn trên 12 tháng đạt 94.557 triệu đồng, tăng 41,69% so với năm trƣớc. Mặc
dù các khoản mục trong vốn huy động tiền gửi đều tăng nhƣng tỷ trọng các
loại tiền gửi trong tổng huy động vốn tiền gửi không thay đổi nhiều so với
năm 2012, điều này chứng tỏ, sự gia tăng số tiền gửi đều tăng đồng nhất,
không gia tăng đột biến trong tổng vốn huy động tiền gửi.
Huy động vốn tiền gửi trong 6 tháng năm 2014 có những chuyển biến
tích cực, vốn huy động trong 6 tháng năm 2013 đạt 285.153 triệu đồng, sang
năm 2014 đạt 387.968 triệu đồng tăng 36,06% so với 6 tháng năm 2013.
Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng gia tăng đột biến, đạt 256.350 triệu
đồng tăng 67,99% so với 6 tháng năm trƣớc, dẫn đến tỷ trọng của loại tiền này
trong tổng vốn huy động tiền gửi tăng từ 53,51% (6 tháng 2013) lên đến
66,08% (6 tháng 2014). Trong khi đó, tiền gửi trên 12 tháng ở 6 tháng năm
2014 giảm 6.736 triệu đồng, giảm 6,37% so với 6 tháng năm 2013. Điều này
chứng tỏ, ngƣời dân trên địa bàn có xu hƣớng chọn loại tiền gửi có kỳ hạn
ngắn để dễ dàng rút tiền, thuận tiện cho việc tiêu dùng. Nguyên nhân chính sự
thay đổi này, đầu năm 2014, NHNN điều chỉnh lãi suất tiền gửi 6%
(17/3/2014) ở kỳ hạn 1 tháng đến dƣới 6 tháng, 7,5% đối với kỳ hạn 12 tháng,
25
18 tháng, 24 tháng. Mặt bằng lãi suất huy động giảm trong 6 tháng đầu năm
2014 giảm đáng kể so với 6 tháng 2013 và lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12
tháng và dƣới 12 tháng không chêch lệch nhiều nên ngƣời dân tại huyện Mỹ
Xuyên có xu hƣớng chọn loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn.
3.4.2.2 Vốn huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế
Hoạt động vốn huy động tiền gửi ở Agribank Mỹ Xuyên chủ yếu huy
động từ tầng lớp dân cƣ và các tổ chức kinh tế. Trong đó, nghiệp vụ huy động
tiền gửi từ tầng lớp dân cƣ là chủ yếu. Khách hàng tiền gửi chủ yếu tại Agribank Mỹ Xuyên đều là các công nhân viên chức, các tiểu thƣơng, ngƣời nông
dân. Còn khách hàng tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện tƣơng đối ít nên NH
huy động tiền nhàn rỗi chủ yếu từ dân cƣ.
Trong bảng 3.3, tiền gửi từ khách hàng dân cƣ đều chiếm trên 95% trong
tổng nguồn vốn huy động tiền gửi qua 3 năm 2011-2013. Trong năm 2012,
lƣợng tiền gửi từ dân cƣ đạt 286.143 triệu đồng, tăng 16,11% so với năm
2011. Đến năm 2013, tiền gửi từ dân cƣ tăng 88.603 triệu đồng, tăng 30,78%
so với năm 2012. Mặc dù trong năm 2013, NHNN hạ mức trần lãi suất huy
động chỉ còn 6%/năm nhƣng lƣợng tiền gửi từ dân cƣ vẫn tăng so với năm
2012. Hiện nay, đầu tƣ tiền vào NH là một kênh đầu tƣ an toàn so với những
kênh đầu tƣ khác nhất là khi trình độ học vấn tại địa bàn huyện còn chƣa cao
nên đầu tƣ vào kênh khác gặp nhiều khó khăn và ngƣời dân ở đây có xu hƣớng
khi có tiền nhàn rỗi thì gửi vào NH. Ngoài ra, Agribank Mỹ Xuyên có những
sản phẩm hấp dẫn để thu hút ngƣời gửi tiền nhƣ phát hành các kỳ phiếu, chứng
chỉ tiền gửi dự thƣởng và nhân viên chi nhánh huyện, phòng giao dịch trực
tiếp đến nhà ngƣời dân để huy động vốn. Đối với tiền gửi từ tổ chức kinh tế có
chiếm tỷ trọng thấp khoảng 5% trong tổng vốn huy động tiền gửi. Mặc dù chịu
sự ảnh hƣởng trực tiếp của nền kinh tế khó khăn, có nhiều doanh nghiệp bị
phá sản, thu lỗ nhƣng tiền gửi từ tổ chức kinh tế trong năm 2012 vẫn tăng so
với năm 2011. Cụ thể trong năm 2012, tiền gửi từ tổ chức kinh tế tăng 406
triệu đồng, tăng 3,32% so với năm 2011. Trong thời gian này, nhờ vào sự hỗ
trợ của chính phủ giúp các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn nên tình hình
vốn huy động từ tổ chức tiền gửi khả quan hơn. Sang năm 2013, lƣợng tiền
gửi từ tổ chức kinh tế tiếp tục tăng mạnh so với năm trƣớc, tăng 49,26% so với
năm trƣớc (tăng gấp 1,5 lần).
26
Bảng 3.3: Vốn huy động tiền gửi theo thành phần kinh tế của Agribank Mỹ Xuyên qua các năm 2011, 2012, 2013
và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng
6 tháng
Khoản mục
2011
2012
2013
2013
Tiền gửi của dân
cƣ
Tiền gửi của tổ
chức kinh tế
Tổng vốn huy
động tiền gửi
246.443 286.143
12.237
12.643
258.680 298.786
2012/2011
2014
374.206 263.624 360.951
Số
tiền
2013/2012
Số tiền
%
%
6/2014 so với
6/2013
Số tiền
%
39.700
16,11
88.063 30,78
18.562
406
3,32
6.228 49,26
3.242 21,16
393.077 278.944 379.513
40.106
15,50
94.291 31,56
100.569 36,05
18.871
15.320
Nguồn: Phòng Kế Toán Agribank Mỹ Xuyên
27
97.327 36,92
Nửa đầu năm 2014, tình hình huy động vốn tiền gửi của chi nhánh có
chiều hƣớng tăng trƣởng tốt. Lƣợng tiền gửi từ dân cƣ trong 6 tháng năm 2013
đạt 263.624 triệu đồng. Đến 6 tháng năm 2014, tiền gửi từ dân cƣ tăng lên, đạt
360.951 triệu đồng, chênh lệch so với 6 tháng năm 2013 là 97.327 triệu đồng
tƣơng đƣơng 36,92 %. Tiếp đến, tiền gửi từ tổ chức kinh tế, trong 6 tháng đầu
năm 2013, chi nhánh huy động đƣợc 15.320 triệu đồng. Sang 6 tháng năm
2014, lƣợng tiền này tiếp tục tăng trƣởng, tăng đến 18.562 triệu đồng (tăng
21,16%) so với 6 tháng năm 2013. Tổng quát, lƣợng tiền gửi năm 2013 đạt
393.077 triệu đồng, trong đó 6 tháng đầu năm 2014 đạt 379.513, tức lƣợng
tiền gửi 6 tháng đầu năm 2014 bằng 96,55% lƣợng tiền gửi năm 2013. Điều
này cho thấy, chi nhánh huy động vốn tốt ở đầu năm. Thông thƣờng sau Tết,
các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh có thu nhập từ buôn bán hàng hóa trƣớc
Tết, ngoài ra các cán bộ, nhân viên đƣợc lãnh tiền thƣởng vào cuối năm nên
họ đem số tiền nhàn rỗi gửi tiền vào NH. Nhƣng khi đến vào cuối năm, các
doanh nghiệp chuẩn bị nhập hàng hóa phục vụ dịp Tết nên các doanh nghiệp
cần tiền luân chuyển vốn và rút tiền tại NH nên nguồn vốn huy động từ tiền
gửi vào cuối năm tăng trƣởng không mạnh nhƣ vào đầu năm.
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA AGRIBANK MỸ
XUYÊN
3.5.1 Thuận lợi
- NH có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay trung tâm huyện Mỹ Xuyên
nên ngƣời dân dễ dàng tìm đến NH thực hiện các giao dịch mà không cần tốn
nhiều thời gian và chi phí.
- Sau hơn hai mƣơi năm hoạt động, uy tín của NH đƣợc mở rộng và
nâng cao nhờ vào sự tín nhiệm và tin tƣởng của khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp trên địa bàn nên các hoạt động kinh doanh của NH ngày càng tăng
trƣởng.
- Khách hàng cá nhân chủ yếu của NH chủ yếu là hộ trồng lúa, nuôi
trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm,… NH hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp. Vì vậy có sự đồng bộ trong lĩnh vực hoạt động của NH và ngành
nghề của khách hàng góp phần vào sự nghiệp phát triển của NH và nâng cao
lợi thế cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng khác.
- Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có khả năng chuyên
môn nghiệp vụ tốt, có thái độ ân cần, lịch sự và niềm nở với khách hàng, thực
hiện đúng phƣơng châm của NH “hết việc chứ không hết giờ” .
28
- Agribank Mỹ Xuyên đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phƣơng, các ban ngành,… nên luôn đi đúng theo định hƣớng
phát triển của ngành và của địa phƣơng .
3.5.2 Khó khăn
- Với sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện
nhƣ Sacombank, Vietinbank, MHB, Quỹ tín dụng nhân dân, NH chính sách xã
hội,… Trƣớc sự cạnh tranh trên đòi hỏi Agribank Mỹ Xuyên có các chiến lƣợc
cạnh tranh hiệu quả.
- Ngƣời dân ở huyện Mỹ Xuyên đa số có trình độ dân trí thấp nên việc
tiếp cận với các thủ tục cho vay còn nhiều khó khăn. Trƣớc thực trạng trên,
đội ngũ nhân viên Agribank Mỹ Xuyên phải có kỹ năng giao tiếp tốt với khách
hàng để ngƣời dân đi vay tiếp cận một cách nhanh chóng với nguồn vốn vay.
- Vào vụ mùa tháng 3 và tháng 9, ngƣời dân thu hoạch lúa trên toàn địa
bàn huyện nên trong thời điểm này các cán bộ tín dụng phải làm hồ sơ vay vốn
cho khách hàng, các nhân viên giao dịch phải làm các thủ tục hoàn tất món các
món vay của ngƣời dân. Vì vậy, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đủ nên các
nhân viên phải làm thêm buổi tối để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.
- Trong các hoạt động cho vay, Agribank Mỹ Xuyên chủ yếu cho vay
nông nghiệp. Việc trồng lúa, nuôi tôm, chăn nuôi gia súc, gia cầm phụ thuộc
rất nhiều vào sự biến động của thời tiết, dịch bệnh nên khi ngƣời dân bị thất
mùa và không có nguồn tiền để trả nợ đúng hạn cho NH. Tình trạng thất mùa
ảnh hƣởng đến công tác cho vay của NH, làm gia tăng các nợ nhóm 3, nhóm
4, nhóm 5.
3.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK TRONG THỜI
GIAN TỚI
Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc năm 2013 để đƣa ra mục tiêu phấn đấu năm
2014. Trong năm tới, hoạt động kinh doanh Agribank Mỹ Xuyên sẽ gặp thuận
lợi, cũng gặp không ít khó khăn và thách thức nên đòi hỏi NH phải phát huy
những thành tựu đạt đƣợc và giải quyết những khó khăn còn tồn tại. Trong
những năm tới, Agribank Mỹ Xuyên đề ra các chỉ tiêu:
- Agribank xác định mục tiêu giữ vững và phát huy là một NH thƣơng
mại nhà nƣớc hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo trong đầu tƣ vốn nền kinh tế, chủ
lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ nông thôn.
- Duy trì tăng trƣởng tín dụng mức hợp lý. Tiếp tục đầu tƣ cho hoạt
động “Tam nông”, bao gồm các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng tỷ lệ dƣ nợ này trên 70% tổng dƣ nợ.
29
- Năm 2014, Agribank phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng cụ
thể, đó là: so với năm 2013, nguồn vốn huy động tăng từ 11%-13% (trong đó
tiền gửi dân cƣ phải chiếm hơn 80% vốn huy động, dƣ nợ tăng 10%- 12%, tỷ
lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên 70% tổng dƣ nợ, nợ xấu dƣới 5%, tỷ lệ
thu ngoài tín dụng tăng 10%).
- Tiếp tục triển khai các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất
lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn
thu ngoài tín dụng, tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng
theo hƣớng hiện đại hóa.
30
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK HUYỆN MỸ XUYÊN
4.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1 Mô tả về đối tƣợng nghiên cứu
Trƣớc khi đi vào phân tích nhân tố ảnh hƣởng quyết định gửi tiền, việc
nhận xét tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu giúp cho đề tài nghiên cứu đƣợc
chi tiết về các đặc điểm của khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NH trên địa bàn
huyện. Qua số liệu khảo sát khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại thị trấn Mỹ
Xuyên, trong 106 mẫu điều tra khách hàng có sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết
kiệm trên địa bàn huyện thì có 66 mẫu có sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại
Agribank Mỹ Xuyên còn lại 40 mẫu gửi tiền NH khác. Tổng quan đặc điểm
đối tƣợng nghiên cứu bao gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình
độ học vấn, lãi suất, chƣơng trình khuyến mãi thông qua bảng số liệu sau:
4.1.1.1 Về giới tính
Theo kết quả khảo sát, trong 106 quan sát có 72 khách hàng là nữ chiếm
tỷ lệ 67,9%, có 34 khách hàng là nam chiếm tỷ lệ 32,1%. Tỷ lệ khách hàng
nam gửi tiền tại các NH thấp hơn so với khách hàng nữ gửi tiền nguyên nhân
là do phần lớn khách hàng nữ là ngƣời quản lý chi tiêu, tiết kiệm trong gia
đình nên họ có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn khách hàng nam.
Bảng 4.1: Giới tính đối tƣợng nghiên cứu
Giới tính
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Tổng
Số KH
Tỷ lệ (%)
Nữ
46
26
72
67,9
Nam
20
14
34
32,1
Tổng
66
40
106
100
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.1.1.2 Về độ tuổi
Từ kết quả bảng 4.2, độ tuổi trung bình của đáp viên là 43 tuổi, dao động
trong mức từ 21 tuổi đến 70 tuổi.
31
Bảng 4.2: Tổng quan độ tuổi đối tƣợng nghiên cứu
Số
KH
Tuổi
Giá trị trung
bình
106
Độ lệch
chuẩn
43
Giá trị nhỏ
nhất
11,09
Giá trị lớn
nhất
21
70
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Trong số 106 đáp viên có 32% từ 18 tuổi đến 35 tuổi, đối tƣợng này
trong quá trình học, chuẩn bị ra trƣờng làm việc hoặc đã có việc làm nhƣng
với kinh nghiệm và thâm niên còn thấp nên thu nhập không cao từ đó đối
tƣợng này có tỷ lệ gửi tiền vào NH còn thấp.
Ở độ tuổi 36 đến 55 tuổi, tỷ lệ ngƣời gửi tiền tiết kiệm chiếm 53,8%. Đây
là những đối tƣợng đang làm việc, có thu nhập ổn định, giàu kinh nghiệm và
có địa vị trong xã hội nên đối tƣợng này là nhóm khách hàng tiềm năng của
NH. Chính vì thế, họ có khoản tiền nhàn rỗi và có nhu cầu gửi tiền nên tỷ lệ
gửi tiền vào NH ở độ tuổi này cao nhất trong tổng số mẫu khảo sát.
Còn đối với đối tƣợng trên 55 tuổi, tỷ lệ ngƣời gửi tiền tiết kiệm chiếm
16,0%. Ở độ tuổi này, đa số ngƣời dân tạo ra thu nhập ít, chủ yếu họ sống
bằng lƣơng hƣu hoặc số tiền tích lũy trƣớc đó, hay là do con cháu cấp dƣỡng.
Và với tâm lý ngại rủi ro, muốn có khoản tiền lời để lo cuộc sống khi không
còn lao động đƣợc nữa nên ở độ tuổi này họ có xu hƣớng gửi tiền tiết kiệm.
Bảng 4.3: Độ tuổi đối tƣợng nghiên cứu
Độ tuổi
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Tổng
Số KH
Tỷ lệ (%)
Từ 18 tuổi đến 35
26
6
32
30,2
Từ 36 tuổi đến 55
29
28
57
53,8
Trên 55 tuổi
11
6
17
16,0
Tổng
66
40
106
100
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.1.1.3 Về nghề nghiệp
Theo kết quả khảo sát, đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đa dạng, phần lớn đáp
viên là công viên chức chiếm 46,2%, hiện đang làm việc tại các trƣờng học, cơ
quan ban ngành trên địa bàn huyện. Đây là những đối tƣợng có thu nhập ổn
định từ lƣơng hàng tháng và với tâm lý ngại rủi ro nên họ có xu hƣớng lựa
chọn NH uy tín nhƣ Agribank để gửi tiền. Kế đến là các chủ cửa hàng nhỏ
32
theo hình thức kinh doanh hộ gia đình chiếm 27,4%. Ngoài ra, nhóm đối
tƣợng công nhân/nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp chiếm 11,1%.
Trong số những khách hàng đƣợc phỏng vấn, các khách hàng làm nông chiếm
tỷ trọng nhỏ trong số mẫu khảo sát, chiếm 6,0%, là do vị trí NH không gần
nhà ở và họ có thói quen cất giữ tiền mặt trong nhà để chi tiêu gia đình và chi
phí làm nông nên họ ít đến NH để gửi tiền tiết kiệm.
Bảng 4.4: Nghề nghiệp đối tƣợng nghiên cứu
Nghề nghiệp
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Tổng
Số KH
Tỷ lệ (%)
Công chức viên chức
37
17
54
46,2
Buôn bán
15
17
32
27,4
Công nhân/nhân viên
10
3
13
11,1
4
3
7
6,0
66
40
106
100
Nghề nông
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.1.1.4 Về thu nhập
Qua kết quả bảng 4.5 thu nhập bình quân trung bình của mẫu là 6,42
triệu đồng/tháng, khoảng 1 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Trong 106 khách
hàng có một khách hàng từ chối cho biết thu nhập.
Bảng 4.5: Tổng quan thu nhập khách hàng bình quân mỗi tháng
ĐVT: triệu đồng
Số KH
Thu nhập
105
Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
6,41
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị
lớn nhất
1
30
4,08
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Theo kết quả bảng 4.6, đáp viên có thu nhập có thu nhập từ 5 triệu đồng
đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 58,1 %. Đối tƣợng ở thu nhập này chủ
yếu là công viên chức có kinh nghiệm làm việc ở các trƣờng học, ban ngành
và các hộ buôn bán theo hình thức hộ kinh doanh nên có thu nhập ổn định.
Thu nhập ở mức dƣới 5 triệu đồng, chiếm 35,2%. Đây là mức thu nhập trung
bình ở của các công nhân/nhân viên mới tìm đƣợc việc làm nên thu nhập ở
mức trung bình dƣới 5 triệu. Đối với thu nhập ở mức lớn hơn 10 triệu đồng,
chỉ chiếm 6,7% trong tổng số mẫu khảo sát, kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn
33
nhiều khó khăn, thu nhập chƣa cao nên tỷ lệ ngƣời có thu nhập từ 10 triệu
đồng có tỷ lệ thấp.
Bảng 4.6: Thu nhập đối tƣợng nghiên cứu
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Số KH
Tỷ lệ (%)
10 triệu
Tổng
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.1.1.5 Về trình độ học vấn
Về trình độ học vấn, đối tƣợng chiếm tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu mẫu là
khách hàng có trình độ đại học/cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất 63,2%, kế đến là
trình độ trung học phổ thông chiếm 25,5%, ngƣời dân ở trình độ này thì họ
phần lớn làm nghề buôn bán thông qua hình thức kinh doanh hộ gia đình nên
thu nhập từ việc buôn bán ổn định nên họ có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm. Bên
cạnh đó, có 8 khách hàng đạt trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 7,5%.
Điều này cho thấy, khách hàng gửi tiền tại các NH có trình độ học vấn
cao thì thƣờng có thu nhập cao, họ dễ dàng tiếp cận đƣợc thông tin về hoạt
động tiền gửi, khi đó họ có nhu cầu tiết kiệm. Vì vậy, lƣợng khách hàng gửi
tiết kiệm tại các NH đều có trình độ học vấn cao.
Bảng 4.7: Trình độ học vấn đối tƣợng nghiên cứu
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
Trình độ học vấn
Tổng
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Đại học/Cao đẳng
48
19
Số KH
67
Trung học phổ thông
12
15
27
25,5
6
2
8
7,5
0
4
4
3,8
66
40
106
100
Trung
cấp
trở xuống
Sau Đại học
Tổng
Số KH
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.1.1.6 Về lãi suất
34
Tỷ lệ (%)
63,2
Bảng 4.8: Tổng quan lãi suất tiết kiệm
ĐVT: %/năm
Số KH
Lãi suất
106
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
6,39
Giá trị
nhỏ nhất
1,91
1
Giá trị lớn
nhất
12
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Mức lãi suất khách hàng chọn gửi tiền qua các năm nhìn chung rất đa
dạng, dao động ở mức 1%-12%, giá trị trung bình 6,39%. Nhìn chung, mức lãi
suất ở các kỳ hạn khác nhau không chênh lệch nhiều. Đối với khách hàng chọn
kỳ hạn gửi tiền khác nhau trong năm 2014 ở mức trung bình 6,39%. Đối với
những khách hàng chọn kỳ hạn tiền gửi có mức lãi suất 12%, đây là mức lãi
suất ở kỳ hạn trên 12 tháng trong năm 2013, nên mức mức lãi suất vẫn còn
12%.
4.1.1.7 Về chương trình khuyến mãi
Bảng 4.9: Chƣơng trình khuyến mãi Agribank Mỹ Xuyên
Khuyến mãi
Số KH
Tần số (%)
Khách hàng nhận đƣợc hƣởng khuyến mãi
36
34
Khách hàng không đƣợc hƣởng khuyến mãi
70
66
106
100
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Qua khảo sát cho thấy, có 34% khách hàng đƣợc hƣởng khuyến mãi, còn
lại 66% khách hàng không đƣợc hƣỡng khuyến mãi. Với các hình thức chƣơng
trình khuyến mãi của Agribank Mỹ Xuyên, số lƣợng khách hàng đƣợc hƣởng
khuyến mãi khá ít, dƣới 50% tổng số mẫu. Điều này cho thấy, hình thức
khuyến mãi tại Agribank, vẫn chƣa đƣợc phổ biến tất cả khách hàng, số lƣợng
phần thƣởng còn ít nên khách hàng không đƣợc hƣởng khuyến mãi có tỷ trọng
cao.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các NH,
tác giả rút ra các nhận xét:
- Đa số các khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các NH có giới tính là nữ
- Phần lớn khách hàng có trình độ học vấn cao, chủ yếu là từ trung học
phổ thông trở lên và nằm trong độ tuổi lao động, có mức thu nhập ổn định
hàng tháng.
- Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số mẫu là các đáp viên thuộc ngành nghề
cán bộ công chức và buôn bán.
35
4.2 PHÂN TÍCH CÁC KHÁCH HÀNG KHÔNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ
TIỀN GỬI TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN
4.2.1 Các NH khác mà khách hàng chọn gửi tiền tiết kiệm
Hiện nay, tại địa bàn huyện có 5 NH bao gồm Agribank, Vietinbank, Sacombank, Quỹ tín dụng nhân dân, NH chính sách xã hội. Kết quả khảo sát số
mẫu không sử dụng dịch vụ tiền gửi tại Agribank.
Bảng 4.10: Các NH khác, khách hàng lựa chọn gửi tiền tiết kiệm
Số KH
Ngân hàng
Tỷ lệ (%)
Sacombank
14
35,0
Vietinbank
13
32,5
Quỹ tín dụng nhân dân
7
17,5
MHB
5
12,5
NH Chính sách xã hội
1
2,5
40
100
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Bảng 4.10 cho thấy, Vietinbank và Sacombank là 2 NH đƣợc nhiều
khách hàng chọn sử dụng dịch vụ tiền gửi nhiều nhất, chiếm 70% tổng số NH.
Đây là hai tổ chức tín dụng uy tín, danh tiếng trên địa bàn huyện nên khi lựa
chọn NH để gửi tiền vào, ngƣời dân chủ yếu gửi hai NH này. Kế đến là Qũy
tín dụng nhân dân, chiếm tỷ lệ 17,5%. Ngoài ra, có 5 khách hàng gửi tại MHB,
chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số NH (12,5%). Trong năm 2012, MHB Sóc
Trăng mở phòng giao dịch tại huyện Mỹ Xuyên, trong khi đó các NH nhƣ Sacombank, Vietinbank, Agribank đƣợc thành lập từ trƣớc đó nên các NH này
có thị phần lớn trong dịch vụ tiền gửi nên số khách hàng gửi MHB chiếm tỷ lệ
nhỏ nhất trong tổng số mẫu. Trong kết quả khảo sát, khi quyết định lựa chọn
việc gửi tiền, khách hàng ít gửi NH Chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân
dân vì họ biết đến NH Chính sách xã hội và Quỹ tín dụng nhân dân nhƣ là một
tổ chức tín dụng của nhà nƣớc tổ chức để hỗ trợ, giúp đỡ hộ gia đình khó
khăn, các sinh viên, học sinh đang học tập gặp khó khăn trong tài chính nên ít
ngƣời dân gửi vào hai tổ chức tín dụng này. Tỷ lệ ngƣời dân gửi vào NH
Chính sách xã hội chiếm 2,5% và Quỹ tín dụng nhân dân 17,5%.
4.2.2 Các lý do các khách hàng chọn NH
Trong quá trình tìm hiểu đặc điểm khách hàng không gửi tiền Agribank,
câu hỏi lý do Anh/Chị không sử dụng dich vụ tiền gửi tại Agibank đƣợc sử
36
dụng. Câu hỏi này, giúp NH hiểu rõ hơn về hành vi gửi tiền của khách hàng để
có những chiến lƣợc cạnh tranh với các NH khác
Bảng 4.11: Các lý do các khách hàng chọn NH khác
Số KH
Lý do
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
trên tổng số
mẫu
Thực hiện giao dịch nhanh
24
20,2
60,0
Lãi suất cao hơn
20
16,8
50,0
Có ngƣời quen/ họ hàng
bạn
giới thiệu
Chấtbèlƣợng
phục vụ tốt hơn
13
10,9
32,5
12
10,1
30,0
Vị trí giao dịch gần nhà/cơ quan
10
8,4
25,0
Đã từng giao dịch tại đây
9
7,6
22,5
Uy tín NH trên thị trƣờng
9
7,6
22,5
Có ngƣời quen/ họ hàng
bạn
làmkhuyến
việc tạimãi
NHnhiều hơn
Hìnhbèthức
8
6,7
20,0
7
5,9
17,5
Có nhiều kỳ hạn tiền gửi để lựa
chọn
Cùng hệ thống NH với ngƣời
6
5,0
15,0
1
8,0
2,5
119
100
297,5
thân
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Bảng 4.11 cho thấy, khi đƣợc hỏi về lý do khách hàng chọn sử dụng dịch
vụ tiền gửi tiết kiệm tại NH khác, lý do thời gian giao dịch nhanh chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tổng số lý do, chiếm 60%. Bên cạnh đó, khách hàng gửi tiền
vào các NH khác là do lãi suất này lớn hơn ở Agribank, lý do này chiếm tỷ lệ
50%. Ngoài ra, lý do chất lƣợng phục vụ tốt hơn, có ngƣời quen/họ hàng bạn
bè giới thiệu, vị trí giao dịch gần nhà/cơ quan cũng đều khách hàng quan tâm,
chiếm tỷ lệ trên 25,0%. Kế đến, uy tín và danh tiếng, các hình thức khuyến
mãi nhiều của NH đều tiêu chí khách hàng lựa chọn NH để gửi tiền, các lý do
này dều chiếm tỷ lệ trên 17,0%.
Trong các lý do khách hàng chọn NH khác mà không chọn Agribank Mỹ
Xuyên, lý do quan trọng nhất khách hàng chọn NH này đƣợc thể hiện bảng
4.12.
37
Bảng 4.12: Lý do quan trọng nhất các khách hàng chọn NH
Số KH
Lý do
Lãi suất cao hơn
Tỷ lệ (%)
13
39,4
Thực hiện giao dịch nhanh
8
24,2
Chất lƣợng phục vụ tốt hơn
4
12,1
Uy tín NH trên thị trƣờng
3
9,1
Vị trí giao dịch gần nhà/cơ quan
2
6,1
Có ngƣời quen/ họ hàng
bạn
bè giớiquen/
thiệuhọ hàng
Có ngƣời
1
3,0
1
3,0
1
3,0
40
100
bạn
việcNH
tại NH
Cùngbèhệlàm
thống
với ngƣời
thân
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Trong tổng số lý do khách hàng chọn NH khác ngoài Agribank, lý do lãi
suất cao hơn đƣợc khách hàng xem là lý do quan trọng nhất khi lựa chọn NH
để gửi tiền tiết kiệm, lý do này chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 39,4%. Tiếp đến,
thời gian giao dịch nhanh, chất lƣợng phục vụ tốt cũng là lý do quan trọng
nhất mà khách hàng lựa chọn. Điều này cho thấy, khi khách hàng giao dịch
với NH, yếu tố về thời gian và chất lƣợng dịch vụ đƣợc khách hàng quan tâm
nhiều. Tiêu chí thời gian giao dịch nhanh chiếm tỷ lệ 24,2%, chất lƣợng phục
tốt chiếm tỷ lệ 12,1%. Đây là những lý do mà khách hàng chọn NH khác để
gửi tiền tiết kiệm, từ những lý do này, Agribank cần có những chính sách làm
hài lòng khách hàng để duy trì đƣợc lƣợng khách hàng trung thành và tìm
kiếm những khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai.
Tóm lại, qua khảo sát thực tế khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết
kiệm tại NH khác, phần lớn khách hàng chọn Sacombank và Vietinbank. Với
lý do lãi suất cao hơn và thời gian giao dịch nhanh hơn (chiếm tỷ trọng cao)
nên nhóm khách hàng chọn NH khác để gửi tiền tiết kiệm.
4.2.3 Nhu cầu khách hàng tìm đến Agribank trong tƣơng lai
Sau khi phân tích các lý do nhóm khách hàng không sử dụng dịch vụ tiền
gửi tại Agribank, ta xem xét khi khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi NH khác
có dự định gì trong tƣơng lai về việc sử dụng dịch vụ tiền gửi, có hay không
gửi tiền vào Agribank trong tƣơng lai.
38
Bảng 4.13: Nhu cầu khách hàng tìm đến Agribank trong tƣơng lai
KH SDDV
tiền gửi tại NH khác
Nhu cầu
Số KH
Có
Tỷ lệ (%)
4
10,0
Không
36
90,0
Tổng
40
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Trong tổng số khách hàng gửi tiền ở NH khác, chỉ có 10% khách hàng có
dự định gửi tiền vào Agribank trong tƣơng lai. Còn lại là 36 khách hàng không
có nhu cầu gửi tiền vào Agribank trong tƣơng lai vì họ hài lòng với chất lƣợng
dịch vụ tại NH họ đang gửi tiền vào, việc tìm hiểu và chuyển đổi NH khác tốn
thời gian nên nhu cầu gửi tiền vào Agribank trong tƣơng lai đối với nhóm
khách hàng này không cao. Ngoài ra, lãi suất và sự thuận tiện trong quá trình
giao dịch cũng là yếu tố góp phần cho khách hàng gửi NH khác không có ý
định tìm đến Agribank trong tƣơng lai, vì phần lớn khách hàng gửi tại NH
khác (Sacombak chiếm tỷ lệ cao nhất 35%) có mức lãi suất cao hơn tại Agribank. Sự thuận tiện trong quá trình giao dịch là thời gian giao dịch, phần lớn
khách hàng giao dịch NH khác, thời gian giao dịch nhanh hơn tại Agribank.
Từ những yếu tố trên góp phần số lƣợng khách hàng gửi tiền NH khác tìm đến
Agribank trong tƣơng lai chiếm tỷ lệ thấp.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ XUYÊN
4.3.1 Kiểm định sự khác biệt giữa thông tin khách hàng và quyết
định gửi tiền tiền tiết kiệm
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích bảng chéo Crosstab phân tích sự
khác biệt giữa việc có gửi tiền và các tiêu chí khác nhƣ: độ tuổi, nghề nghiệp,
thu nhập, trình độ học vấn.
4.3.1.1 Về giới tính
Theo kết quả cho thấy, khách hàng có giới tính nữ có tỷ lệ gửi tiền vào
NH nhiều hơn khách hàng nam. Theo thực tế cho thấy, phụ nữ trong gia đình
thƣờng là ngƣời quản lý tài chính trong gia đình nên biết đƣợc thu nhập và chi
tiêu trong gia đình, họ sẽ có nhu cầu tiết kiệm. Từ đó, nữ gửi tiền tiết kiệm
nhiều hơn nam. Tuy nhiên, khi phân tích bảng chéo, p=0,616 >α=0,05, nhƣ
vậy không có mối quan hệ giữa tuổi và quyết định gửi tiền tiết kiệm
39
Bảng 4.14: Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính với quyết định gửi tiền
Giới tính
KH SDDV
tiền gửi tại Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Tổng
Số KH
Nữ
46
26
72
Nam
20
14
34
Tổng
66
40
Pearson Chi square
Asymp.Sig(2-sided)=0,616
0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count
is 12.83.
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.3.1.2 Về độ tuổi
Qua phân tích về độ tuổi của đối tƣợng gửi tiết kiệm ở trên thì ở độ tuổi
36 đến 55, có tỷ lệ ngƣời gửi tiết kiệm cao nhất, kế đến là trên 55 tuổi và cuối
cùng là từ 18 tuổi đến 35 tuổi. Ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có thu nhập, kinh
nghiệm làm việc, địa vị khác nhau nên sẽ có nhu cầu cầu gửi tiền tiết kiệm
khác nhau.Theo kết quả phân tích bảng chéo, p=0,017 < α=0,05, có mối quan
hệ giữa độ tuổi và quyết định gửi tiền
Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt giữa độ tuổi với quyết định gửi tiền
Độ tuổi
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Tổng
Số KH
Số KH
Số KH
Từ 18 tuổi đến 35
26
6
18
Từ 36 tuổi đến 55
29
28
60
Trên 55 tuổi
11
6
18
Tổng
66
40
Pearson Chi square
Asymp.Sig(2-sided)=0,017
0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count
is 6.42.
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.3.1.3 Về nghề nghiệp
40
Bảng 4.16: Kiểm định sự khác biệt giữa nghề nghiệp với quyết định gửi tiền
Nghề nghiệp
KH SDDV
tiền gửi tại Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Tổng
Số KH
Số KH
Số KH
Công viên chức/nhân viên
19
19
38
Khác
47
21
68
Tổng
66
40
Pearson Chi square
Asymp.Sig(2-sided)=0,051
0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is
14.34.
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Trong đề tài nghiên cứu, biến nghề nghiệp này dùng để đo lƣờng mức độ
ảnh hƣởng yếu tố nghề nghiệp đến quyết định gửi tiền, nghiên cứu này sử
dụng các biến giả bằng 1 nếu ngƣời gửi tiền là công nhân viên chức hoặc công
nhân/nhân viên, bằng 0 nếu ngƣời gửi tiền làm các nghề khác. Cũng nhƣ phân
tích về nghề nghiệp của đáp viên, tùy theo từng nghề nghiệp của đáp viên sẽ
có mức thu nhập khác nhau, từ đó quyết định gửi tiền tiết kiệm của đáp viên
cũng sẽ khác nhau. Đối với những ngƣời làm nghề công chức viên chức sẽ có
thu nhập ổn định, họ có số tiền nhàn rỗi và có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm cao.
Qua phân tích bảng chéo, p=0,051 < α=0,1, có mối liên hệ giữa nghề
nghiệp đáp viên và quyết định gửi tiền tiết kiệm mức ý nghĩa 10%
4.3.1.4 Về thu nhập
Khi phân tích thu nhập của ngƣời gửi tiền cho thấy, thu nhập là yếu tố
tác động đến quyết định số tiền gửi tiết kiệm và quyết định gửi tiền tiết kiệm,
khi thu nhập càng cao thì số tiền họ gửi tiết kiệm càng nhiều. Theo kết quả
phân tích bảng chéo cho thấy, p = 0,068 < α=0,1, nhƣng có quá 20% số ô
trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 nên giá trị chi-bình phƣơng
không còn đáng tin cậy. Vì vậy, không có mối liên hệ giữa thu nhập và quyết
định gửi tiền tiết kiệm với mức ý nghĩa 10%.
41
Bảng 4.17: Kiểm định sự khác biệt giữa thu nhập với quyết định gửi tiền
Thu nhập
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Tổng
Số KH
Số KH
Số KH
10 triệu
Tổng
Pearson Chi square
Asymp.Sig(2-sided)=0,068
a. 2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 2.67.
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.3.1.5 Về trình độ học vấn
Khi phân tích trình độ học vấn ngƣời gửi tiền tiết kiệm, những ngƣời có
trình độ học vấn càng cao thì họ dễ có đƣợc những thông tin về sản phẩm tiền
gửi và dễ dàng tiếp cận đƣợc các sản phẩm tiền gửi. Điều này đƣợc chứng
minh qua phân tích bảng chéo, p = 0,004 < α=0,05, nhƣng quá 20% số ô trong
bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 nên giá trị chi-bình phƣơng không còn
đáng tin cậy nhƣ vậy không có mối liên hệ giữa trình độ học vấn của ngƣời
gửi tiết kiệm và quyết định gửi tiền tiết kiệm.
Nhƣ vậy, qua phân tích bảng chéo, các biến tuổi, nghề nghiệp đều có mối
liên hệ với quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng.
42
Bảng 4.18: Kiểm định sự khác biệt giữa trình độ học vấn với quyết định gửi
tiền
Trình độ học vấn
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Sau Đại học
Đại học/Cao đẳng
Trung cấp
Trung học phổ thông
trở xuống
Tổng
Pearson Chi square
Tổng
Số KH
0
4
4
48
19
67
6
2
8
12
15
27
66
40
Asymp.Sig(2-sided)=0,004
4 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected
count is 1.51.
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.3.2 Nhận thức nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân
tại huyện Mỹ Xuyên
Bảng 4.19 cho thấy mục đích chủ yếu sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
là hƣỡng lãi chiếm tỷ lệ 48,7% trong tổng số mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, thời
điểm hiện tại kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn kênh đầu tƣ ít rủi ro so với các kênh
đầu tƣ khác (nhƣ vàng, ngoại tệ), có 24 khách hàng quyết định gửi tiền vào
NH để tích lũy chờ cơ hội đầu tƣ khác với tỷ lệ 20,9%. Ngoài ra, do tâm lý lo
sợ khoản tiền mặt ở trong nhà không an toàn nên ngƣời dân chọn gửi tiền vào
NH để đƣợc cất giữ an toàn, với tỷ lệ 30,4%. NH là nơi cất giữ tài sản an toàn
cho khách hàng, nên khi có những thông tin xấu về NH khách hàng nhanh
chóng rút tiền ra khỏi NH, vì vậy NH cần có hoạt động tạo nên uy tín và danh
tiếng của NH khi đó khách hàng sẽ cảm thấy an tâm về nguồn tài sản của
mình.
43
Bảng 4.19: Mục đích sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng
Mục đích
Tần số
Tỷ lệ (%)
Hƣởng lãi định kỳ
56
48,7
An toàn cho nguồn tiền
35
30,4
Tích lũy chờ cơ hội đầu tƣ khác
24
20,9
Tổng
115
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
4.3.3 Tìm kiếm thông tin sản phẩm dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của các
NH
Việc tìm hiểu về nguồn thông tin khách hàng biết đến NH là điều quan
trọng. Khi phân tích nguồn thông tin mà khách hàng biết đến NH, nhƣ vậy NH
nắm đƣợc phƣơng tiện thông tin nào mà khách hàng sử dụng, từ đó NH có
những chiến lƣợc marketing hiệu quả hơn. Hiện nay, phƣơng tiện thông tin
NH biết đến NH rất đa dạng. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện.
Bảng 4.20: Nguồn thông tin khách hàng biết đến dịch vụ gửi tiền tại Agribank
Thông tin
KH SDDV
tiền gửi tại
Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại
NH khác
Số KH
Số KH
Tổng
Số KH
Tỷ lệ (%)
Vị trí giao dịch gần
nhà/ cơ quan
35
12
47
44,3
Bạn bè, đồng nghiệp,
ngƣời thân giới thiệu
23
23
46
43,4
Trang web NH
4
2
6
5,7
Nhân viên NH
2
2
4
3,8
Tự tìm hiểu
2
1
3
2,8
66
40
Tổng
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Do các khách hàng đến giao dịch các NH có vị trí gần nhà ở và cơ quan
nên nguồn thông tin từ hình ảnh trụ sở giao dịch ảnh hƣởng nhiều đến quyết
định chọn NH để gửi tiền. Nhƣ vậy, hình ảnh của NH cũng là một tiêu chí
quan trọng trong quyết định lựa chọn NH để gửi tiền, trụ sở giao dịch khang
trang, trang thiết bị hiện đại tạo cho khách hàng cảm giác an toàn và tin cậy
khi giao dịch tại NH. Trong 66 khách hàng giao dịch tại Agribank, có 35
ngƣời trả lời là vị trí giao dịch gần cơ quan/nhà ở. Qua đó cho thấy, Agribank
44
tạo đƣợc ấn tƣợng khách hàng về hình ảnh trụ sở giao dịch, NH tiếp tục xây
dựng hình ảnh NH một cách hiện đại và chuyên nghiệp. Kế đến là nguồn
thông tin từ bạn bè, ngƣời thân giới thiệu chiếm 43,4%. Khi khách hàng cảm
thấy hài lòng về dịch vụ, họ sẽ chia sẻ cảm nhận tốt đẹp về sản phẩm dịch vụ
đó, vì vậy Agribank cần có những chính sách làm hài lòng khách hàng để họ
trở thành khách hàng trung thành với NH. Việc tiếp thị về thông tin sản phẩm
tiền gửi qua nhân viên NH và qua trang web NH chiếm tỷ lệ thấp, qua nhân
viên NH chiếm tỷ lệ 3,8%, qua trang web, báo đài chiếm 5,7%. Qua đó cho
thấy, việc tiếp thị tƣ vấn nhân viên NH và trang web, báo đài chƣa thực sự
hiệu quả nên lƣợng khách hàng biết đến dịch vụ tiền gửi tại Agribank chiếm tỷ
lệ nhỏ trong tổng số mẫu.
4.3.4 Đánh giá các tiêu chí chọn NH để gửi tiền tiết kiệm
4.3.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn NH để
gửi tiền tiết kiệm tại huyện Mỹ Xuyên
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Theo số liệu khảo sát về tiêu chí ra quyết định lựa chọn NH để gửi tiền
tiết kiệm thể hiện qua bộ thang đo với 1 là rất không quan trọng, 2 là không
quan trọng, 3 là trung bình, 4 là quan trọng, 5 là rất quan trọng, trong đó có 18
biến đƣa ra để xem xét cac tiêu chí ảnh hƣởng quyết định gửi tiền. Trƣớc khi
phân tích nhân tố, tiến hành đánh giá bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
Bảng 4.21: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha
Tổng số biến quan sát
0,737
18
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Theo kết quả thu đƣợc, hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,737 nằm trong
khoảng 0,7 đến 8 chứng tỏ thang đo này sử dụng đƣợc. Tuy nhiên xét hệ số
tƣơng quan biến-tổng thì có 7 biến loại khỏi mô hình vì có giá trị nhỏ hơn 0,3.
Các biến đó là Mức độ an toàn của NH, Phí phát sinh trong quá trình sử dụng
dịch vụ, Lãi suất hợp lý, Giải quyết tốt các vấn đề của khách hàng, Nhiều
chƣơng trình khuyến mãi, tặng quà dịp lễ, vị trí giao dịch gần nhà ở/cơ quan.
Vì vậy, 11 biến còn lại đƣợc sử dụng để phân tích nhân tố, bao gồm các biến
Danh tiếng NH, Trụ sở cơ quan và trang thiết bị hiện đại, NH nhiều chi nhánh,
Khoảng cách từ nhà đến NH, Trang phục nhân viên thanh lịch và gọn gàng,
Mức độ bảo mật thông tin khách hàng, Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, Các loại
hình dịch vụ phong phú, Nhân viên NH quan tâm mong muốn của khách hàng,
Thái độ nhân viên NH vui vẻ và ân cần, Có ngƣời thân, bạn bè giới thiệu.
45
Bảng 4.22: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s
Alpha
Nhân tố
Trung
bình
Kí
thang đo
hiệu
nếu
nhân tố
bị loại
Phƣơng
sai
thang đo
nếu
nhân tố
bị loại
Hệ số
tƣơng
quan
biếntổng
Cronbach's
Alpha
nếu
loại
biến
Danh tiếng của NH
V1
66,230
37,320
0,424
0,717
Trụ sở cơ quan, trang thiết bị
hiện đại
V2
66,380
36,223
0,377
0,720
NH nhiều chi nhánh
V3
67,370
35,949
0,416
0,716
Khoảng cách từ nhà đến NH
V4
67,150
36,548
0,301
0,729
Trang phục nhân viên thanh lịch,
gọn gàng
V5
67,310
36,693
0,318
0,726
Mức độ an toàn của NH
V6
65,890
39,835
0,292
0,730
Mức độ bảo mật thông tin khách
hàng
V7
65,910
39,420
0,340
0,727
Phí phát sinh trong qua trình sử
dụng dịch vụ
V8
67,140
37,094
0,254
0,734
Lãi suất hợp lý
V9
66,180
39,406
0,237
0,732
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
V10
66,270
38,505
0,439
0,721
Giải quyết tốt các vấn đề khách
hàng
V11
66,190
39,983
0,221
0,733
Các loại hình dịch vụ phong phú
V12
66,980
37,276
0,318
0,726
Nhiều chƣơng trình khuyến mãi
hấp
Tặngdẫn
quà khách hàng mỗi dịp lễ
V13
66,950
37,931
0,279
0,729
V14
66,890
38,120
0,231
0,734
Nhân viên NH quan tâm mong
muốn của khách hàng
V15
66,400
36,394
0,497
0,711
Thái độ nhân viên NH vui vẻ, ân
cần
V16
66,140
38,332
0,460
0,720
Có ngƣời thân, bạn bè giới thiệu
V17
67,580
36,513
0,321
0,726
Vị trí giao dịch gần nhà ở/cơ
V18
66,980
38,114
quan
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
0,228
0,735
46
Phân tích nhân tố
Sau khi các biến quan sát của thang đo tiêu chí quyết định chọn NH để
gửi tiền tiết kiệm đƣợc đánh giá sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha, trong đó
có 11 biến đạt yêu cầu cho phân tích nhân tố EFA. Để tiến hành phân tích
nhân tố, phƣơng pháp rút trích các nhân tố đƣợc sử dụng là Principal compoments với phƣơng pháp xoay Varimax.
Để có thể áp dụng đƣợc phân tích nhân tố thì các biến có liên hệ với
nhau. Khi đó các biến này có tƣơng quan chặt chẽ với nhau và nhƣ vậy sẽ
tƣơng quan chặt với cùng một hay nhiều nhân tố. Nhƣ vậy, kiểm định Bartlett
đƣợc sử dụng để kiểm định giả thuyết H0: Các biến không có tƣơng quan với
nhau, H1: Có tƣơng quan giữa các biến. Kết quả phân tích cho thấy, Kiểm định
Bartlett về tƣơng quan của các biến quan sát có giá trị Sig =0,000 < 0,05.
Hệ số KMO là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Hệ số
KMO từ 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Kết quả hệ
số KMO = 0,658 nằm trong khoảng 0,5 đến 1 chứng tỏ mô hình thích hợp. Từ
hai kiểm định này, điều kiện phân tích nhân tố đƣợc thỏa mãn.
Bảng 4.23: Kiểm định KMO và Bartlet
Hệ số KMO
Kiểm định
0,658
Approx. ChiSquare
df
237,059
55
Sig
0,000
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Tổng giá trị phƣơng sai trích 62,3 % thể hiện rằng 4 nhân tố rút ra giải
thích 62,3% biến thiên của dữ liệu. Ngoài ra, chỉ có nhân tố nào có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích. Trong kết quả
phân tích, hệ số Eigenvalue các nhân tố đều lớn hơn 1 nên các nhân tố đƣợc
trích ra đều đạt đƣợc độ tin cậy.
47
Bảng 4.24: Kết quả phân tích ma trận nhân tố
Nhân tố
Kí hiệu
Ma trận xoay nhân tố
1
2
3
4
Mức độ bảo mật thông tin
khách hàng
V7
0,652
Các loại hình dịch vụ phong
phú
V12
0,757
Thái độ nhân viên NH vui vẻ,
ân cần
V16
0,750
Trụ sở cơ quan, trang thiết bị
hiện đại
V2
0,730
Trang phục nhân viên thanh
lịch, gọn gàng
V5
0,846
NH nhiều chi nhánh
V3
0,585
Khoảng cách từ nhà đến NH
V4
0,805
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
V10
0,593
Danh tiếng của NH
V1
0,650
Nhân viên NH quan tâm mong
muốn của khách hàng
V15
0,522
Có ngƣời thân, bạn bè giới
thiệu
V17
0,728
Eigenvalue
3,067
Tổng phƣơng sai rút trích
1,635
1,105
1,046
62,3
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Qua kết quả phân tích nhân tố cho thấy, các biến quan sát đƣợc phân bổ
thành nhân tố. Biến có hệ số loading factor lớn hơn 0,5 thì biến quan sát đó
đƣợc xem thuộc nhân tố đó. Các nhân tố cần đƣợc đặt tên lại cho phù hợp với
nội dung của các biến quan sát trong một nhân tố.
Nhân tố F1 bao gồm 3 biến: mức độ bảo mật thông tin khách hàng, các
loại hình dịch vụ phong phú, thái độ nhân viên vui vẻ và ân cần. Nên ta đặt
nhóm F1 là “mức độ đáp ứng”.
48
Nhân tố F2 bao gồm 2 biến: trụ sở cơ quan, trang thiết bị hiện đại và
trang phục nhân viên, gọm gàng và thanh lịch. Nên ta đặt nhóm F1 là
“phƣơng tiện hữu hình”.
Nhân tố F3 bao gồm 3 biến: NH nhiều chi nhánh, khoảng cách từ nhà
đến NH, thủ tục nhanh gọn và đơn giản. Nên ta đặt nhóm F1 là “sự thuận
tiện” (đặt là X3 trong phƣơng trình logistic).
Nhân tố F4 bao gồm 3 biến: danh tiếng ngân hàng, nhân viên luôn quan
tâm mong muốn khách hàng, có ngƣời thân và bạn bè giới thiệu. Nên ta đặt
nhóm F1 là “sự tin cậy”.
Qua kết quả xử lý số liệu, có 4 nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết
định lựa chọn NH để quyết định gửi tiền, đó là“mức độ đáp ứng”, “phƣơng
tiện hữu hình”, “sự thuận tiện”, “sự tin cậy”.
Nhƣ vậy, mô hình nghiên cứu chính thức đƣợc hiệu chỉnh nhƣ sau:
Mức độ đáp ứng
Phƣơng tiện hữu
hình
Quyết định lựa chọn
NH để gửi tiền tiết
kiệm
Sự thuận tiện
Sự tin cậy
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Dựa vào bảng 4.26 ma trận nhân tố điểm, ta có thể viết đƣợc phƣơng
trình nhân tố:
F1 = 0,325V7 + 0,368V12 + 0,357V16
F2 = 0,455V2 + 0,611V5
F3 = 0,340V3 + 0,586V4 + 0,436V10
F4 = 0,418V1 + 0,345V15 + 0,557V17
49
Từ phƣơng trình ƣớc lƣợng điểm nhân tố, các hệ số trong phƣơng trình
có ảnh hƣởng khác nhau đến từng nhân tố. Trong từng nhân tố, biến có hệ số
lớn nhất sẽ tác động các nhân tố. Cụ thể :
Nhân tố F1 có biến V12 (Các loại hình dịch vụ phong phú) có hệ số điểm
nhân tố cao nhất là 0,368.
Biến V5 (Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng) có hệ số điểm nhân
tố là 0,611 nên ảnh hƣởng nhiều nhất đến nhân tố F2.
Trong nhân tố F3, hệ số điểm nhân tố của biến V4 (Khoảng cách từ nhà
đến NH) lớn nhất 0,586 nên sẽ tác động nhiều nhất đối với nhân tố F3.
Trong nhân tố F4, biến V1 có hệ số điểm nhân tố lớn nhất 0,557 nên sẽ
ảnh hƣởng nhiều nhất đến với nhân tố F4.
Bảng 4.25: Ma trận điểm nhân tố
Kí hiệu
Ma trận điểm nhân tố
F1
F2
F3
Mức độ bảo mật thông tin
khách hàng
V7
Các loại hình dịch vụ phong
phú
V12
Thái độ nhân viên NH vui vẻ,
ân cần
V16
Trụ sở cơ quan, trang thiết bị
hiện đại
V2
Trang phục nhân viên thanh
lịch, gọn gàng
V5
NH nhiều chi nhánh
Khoảng cách từ nhà đến NH
V3
V4
0,340
0,586
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
V10
0,436
Danh tiếng của NH
V1
Nhân viên NH quan tâm
mong muốn của khách hàng
V15
Có ngƣời thân, bạn bè giới
thiệu
V17
0,325
0,368
0,357
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
50
F4
0,445
0,611
0,418
0,345
0,557
Tóm lại, từ kết quả phân tích nhân tố các tiêu chí ảnh hƣởng đến quyết
định chọn NH để gửi tiền tiết kiệm cho thấy các tiêu chí ảnh hƣởng đến quyết
định gửi tiền của ngƣời dân tại huyện Mỹ Xuyên bao gồm năng mức độ đáp
ứng, phƣơng tiện hữu hình, sự thuận tiện, sƣ tin cậy. Do đó, đề tài sẽ tiến
hành đánh giá sự quan trọng của khách hàng dựa trên 11 biến quan sát thuộc 4
nhân tố này.
Đánh giá mức ý nghĩa trung bình của khách hàng đối với từng
nhân tố
Theo kết quả bảng 4.26, xét từng yếu tố trong tiêu chí “Mức độ đáp ứng”
ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền đều đạt mức ý nghĩa quan trọng nhƣng ta
thấy yếu tố đạt số điểm trung bình cao nhất là “Mức độ bảo mật thông tin
khách hàng” (4,71). Trong quá trình sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, đây là
yếu tố quan trọng. Với tâm lý ngại ngƣời khác biết số tiền tiết kiệm đang hiện
có nên khách hàng luôn xem đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình chọn
NH để gửi tiền tiết kiệm. Ngoài ra, yếu tố “Thái độ nhân viên NH vui vẻ, ân
cần”, Các loại hình dịch vụ phong phú cũng đạt mức ý nghĩa quan trọng.
Đối với tiêu chí “Phƣơng tiện hữu hình”, yếu tố nhận đƣợc sự đánh giá
quan trọng nhất là yếu tố “Trụ sở cơ quan, trang thiết bị hiện đại”. Có trên
83% khách hàng đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng. Điều này chứng
tỏ sự tiện nghi và thoải mái của khách hàng khi đến giao dịch cũng là điều rất
quan trọng. Trong khi đó, yếu tố “Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng”
đạt mức ý nghĩa trung bình, chỉ trên 40% khách hàng đánh giá ở mức quan
trọng và rất quan trọng. Đối với các khách hàng gửi tiền tiết kiệm, thì yếu tố
này đƣợc đánh giá mức trung bình, vì khách hàng đến gửi tiền chủ yếu quan
tâm đến lãi suất và chất lƣợng phục vụ của NH nên tỷ lệ khách hàng đánh giá
yếu tố này không cao.
Trong thành phần của tiêu chí “Sự thuận tiện”, yếu tố “Thủ tục đơn giản,
nhanh gọn” đƣợc đánh giá rất cao, trên 90% khách hàng đánh giá rất quan
trọng và quan trọng. Điều này chứng tỏ, khách hàng luôn quan tâm đến sự
thuận tiện trong giao dịch, thủ tục càng đơn giản và nhanh gọn thì khách hàng
cảm thấy dễ dàng tiếp cận với thông tin về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh
đó, yếu tố “Khoảng cách từ nhà đến NH” cũng đƣợc đánh giá mức ý nghĩa
quan trọng. Khi khách hàng đến gửi tiền tại NH, họ có xu hƣớng gửi tiền tại
các NH gần nhà ở hoặc cơ quan vì khi đó tạo đƣợc sự thuận tiện trong quá
trình giao dịch.
51
Bảng 4.26: Mức độ quan trọng các tiêu chí ảnh hƣởng đến quyết định chọn
NH để gửi tiền tiết kiệm
Kí
hiệu
Đánh giá của khách hàng
(%)
Trung
bình
1
2
3
4
5
Mức độ
quan
trọng
Mức độ bảo mật
thông tin khách hàng
V7
0
0
0.9
27,4
71,7
4,71
Rất quan
trọng
Các loại hình dịch
vụ phong phú
V12
2.8
6,6
30,2
45,3
15,1
3,63
Quan
trọng
Thái độ nhân viên
NH vui vẻ, ân cần
V16
0
0
1,9
49,1
49,1
4,47
Rất quan
trọng
Trụ sở cơ quan,
trang thiết bị hiện
đại
V2
4,7
7,5
14,2
56,6
17,0
3.74
Quan
trọng
Trang phục nhân
viên thanh lịch, gọn
gàng
V5
5,7
14,2
34,9
34,9
10,4
3.30
Trung
bình
NH nhiều chi nhánh
V3
4,7
15,1
38,7
34,0
7,5
3,25
Trung
bình
Khoảng cách từ nhà
đến NH
V4
6,6
12,3
23,6
43,4
14,2
3,46
Quan
trọng
Thủ tục đơn giản,
nhanh gọn
V10
0
0
2,8
60,4
36,8
4,34
Rất quan
trọng
Danh tiếng của NH
V1
0,9
1,9
3,8
44,3
49,1
4,39
Rất quan
trọng
Nhân viên NH quan
tâm mong muốn của
khách hàng
V15
0,9
3,8
4,7
53,8
36,8
4,22
Rất quan
trọng
Có ngƣời thân, bạn
bè giới thiệu
V17
10,4 16,0
38,7
29,2
5,7
3,04
Trung
bình
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
Kế đến là tiêu chí “sự tin cậy”, hai yếu tố “Danh tiếng của NH”, “Nhân
viên NH quan tâm mong muốn của khách hàng” đều đạt mức ý nghĩa quan
52
trọng. Khi NH tạo đƣợc sự tin cậy cho khách hàng thì họ sẽ sử dụng dịch vụ,
sản phẩm do NH cung cấp. Đặc biệt là đối với khách hàng gửi tiền, sự tin
tƣởng là yếu tố quan trọng, họ thận trọng trong quyết định chọn NH để gửi
tiền tiết kiệm vì NH là nơi cất giữ tài sản của họ. Nếu NH tạo đƣợc niềm tin
vào khách hàng thì NH sẽ duy trì lƣợng khách hàng trung thành cũng nhƣ thu
hút lƣợng khách hàng mới.
Phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm khách hàng với các biến nhân
tố
Sau khi rút trích đƣợc nhân tố, tiến hành lƣu lại 4 nhân tố thành 4 biến
mới và sử dụng các biến mới này thay cho tập hợp biến gốc để đƣa vào kiểm
định xem các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết
kiệm có khác biệt giữa hai nhóm khách hàng hay không (bao gồm khách hàng
gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên và khách hàng gửi tại các NH khác trên địa
bàn huyện) bằng kiểm định t-test đối với mẫu độc lập Y.
Kết quả thu đƣợc từ bảng 4.27 cho thấy sự khác biệt giữa các biến nhân
tố với hai nhóm khách hàng. Theo kết quả, nhân tố “Sự thuận tiện” tạo sự khác
biệt giữa hai nhóm khách hàng, giá trị Sig = 0,006 < α=10%. Điều này chứng
tỏ, khách hàng gửi tại Agribank Mỹ Xuyên quan tâm đến yếu tố “Sự thuận
tiện” hơn khách hàng gửi tiền tại các NH khác. Các nhân tố khác “Mức độ đáp
ứng”, “Phƣơng tiện hữu hình”, “Sự tin cậy” không có sự khác biệt giữa hai
nhóm khách hàng. Từ kết quả này, Agribank Mỹ Xuyên nên tạo sự thuận tiện
trong quá trình giao dịch với khách hàng bao gồm các yếu tố về vị trí giao dịch
và thời gian giao dịch trong khi khách hàng đến NH giao dịch.
Bảng 4.27: Kiểm định t-test với 2 nhóm khách hàng với các biến nhân tố
KH SDDV
tiền gửi tại Agribank
KH SDDV
tiền gửi tại NH
khác
Giá trị trung bình
Giá trị trung bình
0,068
-0.112
0.370
-0.003
0.004
0.972
Sự thuận tiện
0.205
-0.339
0.006
Sự tin cậy
0.044
-0.074
0.556
Nhân tố
Mức độ đáp ứng
Phƣơng tiện hữu hình
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
53
Giá trị Sig
4.3.5 Lựa chọn và ra quyết định sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
NH
4.3.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên
Đề tài sử dụng mô hình logistic, thể hiện nội dung có quyết định gửi tiền
tiết kiệm tại Agribank hay không. Trƣớc khi chạy mô hình logistic bằng phần
mềm Sata, tác giả sử dụng công cụ kiểm định để kiểm định các giá trị các biến
số, mô hình có hiện tƣợng đa cộng tuyến và mô hình có phù hợp hay không
Từ những biến đƣợc đƣa vào mô hình Logistic bao gồm lãi suất, giới
tính, tuổi, học vấn, thu nhập, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ chuyên môn,
khuyến mãi, ngoài những biến này đề tài đƣa bốn biến đƣợc rút ra từ các yếu
tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm bao gồm “Mức
độ đáp ứng” , “Phƣơng tiện hữu hình”, “Sự tin cậy”, “Sự thuận tiện”.
Mô hình logistic là mô hình xác suất phi tuyến tính nên chỉ xem xét chỉ
tiêu kiểm định mô hình Prob > Chi2, dấu của hệ số biến độc lập và mức ý
nghĩa (giá trị p-value), mức độ giải thích của mô hình (correctly classified).
Ngoài ra, để biết đƣợc mức ảnh hƣởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc cần
xét đến hệ số tác động biên, đƣợc tính theo công thức 0,25*hệ số hồi quy. Bên
cạnh đó, hồi quy Logistic đòi hỏi đánh giá độ phù hợp của mô hình, đo lƣờng
độ phù hợp tổng quát của mô hình Logistic đƣợc dựa trên chỉ tiêu -2LL, giá trị
-2LL càng nhỏ càng thể hiện mức độ phù hợp cao.
Theo kết quả chạy mô hình, chỉ tiêu kiểm định Prob > Chi2 = 0,0013 cho
thấy mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng có ý nghĩa 5% trong việc phân tích yếu
tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên. Bên
cạnh đó, kiểm định corr cho thấy các cặp biến đều có giá trị nhỏ hơn 0,8 (Mai
Văn Nam, 2008) ngoại trừ biến tuổi, khuyến mãi và lãi suất, ba biến này đều
có hiện tƣợng đa cộng tuyến nên khi chạy mô hình logistic loại trừ ba biến
này. Ngoài ra, giá trị -2LL của mô hình là 120 thể hiện mức độ phù hợp cuuar
mô hình.
Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 71,43% nên có thể thấy rằng
mô hình khả năng dự báo đúng của mô hình là 71,43%
Kết quả phân tích cho thấy, quyết định gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên
chịu tác động bởi 3 yếu tố ở các mức ý nghĩa khác nhau. Đó là thu nhập, nghề
nghiệp, sự thuận tiện.
54
Theo khảo sát, số lƣợng khách hàng gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên là
66 ngƣời chiếm 62,3% và còn lại 40 khách hàng gửi tại NH khác (chiếm
37,7%). Sau đây là phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tại
Agribank Mỹ Xuyên.
Thu nhập: biến thu nhập của khách hàng gửi tiền tại các NH có ý nghĩa
về mặt thống kê ở mức 5%. Hệ số hồi quy mang dấu âm, trái với kỳ vọng ban
đầu. Hệ số tác động biên của biến này là 0,038, nghĩa là với độ tin cậy 95%,
khi các yếu tố khác không đổi thì thu nhập tăng lên 1 triệu đồng/tháng làm
giảm đi 3,8% xác suất khách hàng quyết định gửi tiền vào Agribank, tức là khi
thu nhập của ngƣời dân tăng thì quyết định gửi tiền tiết kiệm thấp hơn những
ngƣời có thu nhập thấp. Điều này có thể giải thích là do khi ngƣời dân có thu
nhập cao, họ thƣờng có khuynh hƣớng phân tán rủi ro bằng các đầu tƣ lƣợng
tiền thu nhập mỗi tháng vào các kênh đầu tƣ khác nhau nhƣ vàng, ngoại tệ, bất
động sản,…Còn những ngƣời có thu nhập thấp sẽ gửi toàn bộ số tiền nhàn rỗi
của họ vào kênh đầu tƣ tiết kiệm khi đầu tƣ những kênh khác họ phải có vốn
đầu tƣ lớn trong khi kênh tiền gửi ít tốn chi phí và ít rủi ro hơn những kênh
đầu tƣ khác.
Bảng 4.28: Kết quả phân tích hồi quy logistic
Biến độc lập
Hệ số hồi quy
Giá trị pvalue
Hệ số
tác động biên
(dy/dx)
Giới tính
Học vấn
-0,103
-0,006
0,834
0,958
-0,026
-0,002
Thu nhập
-0,151
0,039**
-0,038
Nghề nghiệp
1,025
0,074*
0,256
Mức độ đáp ứng
0,279
0,235
0,070
Phƣơng tiện hữu hình
0,054
0,813
0,014
Sự thuận tiện
0,699
0,004**
0,175
Sự tin cậy
0,123
0,602
0,031
Số quan sát
106
Pseudo R2
0,1392
Giá trị (Prob > chi2)
0,013
Mức độ dự báo của mô hình
71,43%
-2LL
120
Nguồn: Số liệu phỏng vấn khách hàng, 2014
55
Ghi chú: ** tương ứng mức ý nghĩa 5%
* tương ứng mức ý nghĩa 10%
Nghề nghiệp, biến này dùng để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng yếu tố nghề
nghiệp đến quyết định gửi tiền, nghiên cứu này sử dụng các biến giả bằng 1
nếu ngƣời gửi tiền là công nhân viên chức hoặc công nhân/nhân viên, bằng 0
nếu ngƣời gửi tiền làm các nghề khác. Kết quả phân tích cho thấy, hệ số hồi
quy của biến nghề nghiệp mang dấu dƣơng, phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Hệ
số tác động biên 0,256, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Khi các yếu tố khác
không đổi, khi ngƣời gửi tiền là công nhân viên chức hoặc công nhân/nhân
viên làm tăng lên 25,6% xác suất khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Điều này có
thể giải thích, do những ngƣời là công nhân viên chức hoặc công nhân/nhân
viên có thu nhập ổn định, có xu hƣớng gửi tiền nhiều hơn, vì họ có thể tính
toán việc thu nhập và chi tiêu. Từ đó, họ biết đƣợc số tiền tích lũy đƣợc và có
nhiều tiền nhàn rỗi hơn. Trong khi những ngƣời không có thu nhập ổn định, họ
khó biết trƣớc đƣợc thu nhập, chi tiêu, khi đó có xu hƣớng gửi tiền tiết kiệm ít
hơn. Ngoài ra, khi có công việc gấp cần dùng tiền để chi tiêu thì họ sẽ cần tiền
mặt ở nhà.
Sự thuận tiện là biến đƣợc rút ra từ các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định
lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. Nhân tố sự thuận tiện bao gồm ba yếu tố
khoảng cách từ nhà đến NH, NH nhiều chi nhánh giao dịch và thủ tục nhanh
gọn và đơn giản. Biến nhân tố này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và
có mối tƣơng quan thuận chiều với quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách
hàng vào Agribank. Hệ số tác động biên đạt 0,175, khi các yếu tố khác không
đổi, khách hàng đánh giá sự thuận tiện về vị trí giao dịch và thời gian giao
dịch với NH tăng thêm 1 điểm sẽ có xác suất quyết định gửi tiền vào Agribank
cao là 17,5%. Điều này cho thấy, khi khoảng cách từ nhà ở đến vị trí giao dịch
NH càng gần, thời gian giao dịch ngắn thì họ có xu hƣớng đến NH có vị trí
gần nhà ở để gửi tiền tiết kiệm.
Các biến còn lại nhƣ giới tính, học vấn, mức độ đáp ứng, phƣơng tiện
hữu hình, sự tin cậy đều không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích các
quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên. Do đó, khi khách hàng
đƣa quyết định gửi tiền, họ không quan tâm đến các yếu tố trên. Các biến nhƣ
giới tính và học vấn không có ý nghĩa thống kê đối với quyết định gửi tiền tiết
kiệm, điều này chứng tỏ giới tính và học vấn không có mối liên hệ với quyết
định gửi tiền. Ở độ tuổi trên 18 tuổi cũng nhƣ ở học vấn nào, khi ngƣời dân
tạo đƣợc thu nhập ổn định, họ đều cũng có thể có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm.
56
Đối với nhân tố nhƣ phƣơng tiện hữu hình, mức độ đáp ứng, sự tin cậy,
các biến bày cũng không có ý nghĩa đối với mô hình. Trong quá trình khảo sát,
cơ sở vật chất của các NH trên địa bàn huyện đều tạo mức hài lòng cho khách
hàng nên khách hàng không quan tâm đến yếu tố cơ sở vật chất của NH đến
quyết định gửi tiền tiết kiệm. Bên cạnh đó, để lôi kéo khách hàng về phía
mình, phần lớn các NH đều đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, tạo đƣợc tin
cậy cho khách hàng khi đến NH giao dịch. Về mặt kinh tế lƣợng, khi các biến
không có sự khác biệt thì các biến số đó không có ý nghĩa với biến độc lập.
Đây là cũng là lý do, các biến phƣơng tiện hữu hình, mức độ đáp ứng, sự tin
cậy không có ý nghĩa đối với quyết định gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên.
Tóm lại, các biến nhƣ thu nhập, nghề nghiệp, sự thuận tiện có ý nghĩa
đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Agribank Mỹ Xuyên. Bên
cạnh đó, các yếu tố phƣơng tiện hữu hình, mức độ đáp ứng, sự tin cậy, sự
thuận tiện là các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền
tiết kiệm. Mặc dù các biến nhƣ phƣơng tiện hữu hình, mức độ đáp ứng, sự tin
cậy đều không có ý nghĩa trong mô hình quyết định gửi tiền tại Agribank của
các khách hàng và các biến này không có sự khác biệt giữa các NH nhƣng các
biến này đều ảnh hƣởng đến quyết định chọn NH để gửi tiền. Vì vậy Agribank
vẫn tiếp tục phát triển các yếu tố này để đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của khách
hàng để duy trì khách hàng trung thành và tìm kiếm khách hàng mới trong
tƣơng lai.
57
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
MỸ XUYÊN
5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN
Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên trong thời gian qua
đạt những hiệu quả (trong 6 tháng đầu năm 2014 NH không sử dụng vốn điều
chuyển) nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác huy động tiền gửi. Mặc
dù lƣợng vốn huy động trong trạng thái cân bằng với lƣợng vốn vay của NH
nhƣng theo kết quả khảo sát khách hàng khả năng duy trì khách hàng đang gửi
tại Agribank ở mức 97%. Hiện nay, do sự biến động lãi suất thị trƣờng, lãi
suất tiền gửi giảm ảnh hƣởng việc huy động tiền gửi. Mặc dù lãi suất huy động
là không phải là yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng,
nhƣng theo ý kiến chung của khách hàng gửi tiền tại Agribank, lãi suất huy
động tại Agribank thấp, không đủ hấp dẫn để họ tiếp tục kênh đầu tƣ tiết kiệm
nên họ có thể chuyển qua kênh đầu tƣ khác. Vì vậy, khó khăn Agribank là
không thể điều chỉnh tăng lãi suất vƣợt mức trần quy định của NHNN.
Bên cạnh đó, khách hàng tại Agribank có xu hƣớng chọn tiền gửi có kỳ
hạn dƣới 12 tháng vì đây là tiền gửi có tính linh hoạt, dễ dàng trong sử dụng
nguồn tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, kỳ hạn loại tiền gửi này có kỳ hạn ngắn,
không có tính ổn định nhƣ tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và khách hàng có
thể rút tiền trƣớc thời hạn nên việc kiểm soát lƣu chuyển nguồn vốn gặp khó
khăn, từ đó dẫn đến việc sử dụng vốn cho vay cũng trở ngại.
Công tác huy động tiền gửi bằng các chƣơng trình khuyến mãi thông qua
hình thức tặng quà đều từ hội sở tỉnh phát động đến chi nhánh huyện nên các
phần thƣởng chƣa phù hợp với đối tƣợng gửi tiền tại địa bàn huyện, đặc biệt là
ngƣời làm nông. Ngoài ra, các phần thƣởng chủ yếu là hiện vật, ít các phần
thƣởng bằng tiền mặt trong khi đó cơ hội trúng thƣởng không cao, nên các
phần thƣởng đƣa vào chƣơng trình nên có nhiều phần thƣởng bằng tiền mặt.
Ngƣời trúng thƣởng có thể tùy theo mục đích sử dụng của họ sử dụng giải
thƣởng đó thiết thực hơn.
Theo kết quả khảo sát, khi khách hàng đƣợc hỏi điều gì khách hàng
không hài lòng trong dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, phần lớn khách hàng không
hài lòng trong quá trình giao dịch với NH cụ thể thời gian giao dịch lâu. Trong
khi đó, tiêu chí thủ tục đơn giản, nhanh gọn là một trong những tiêu chí quan
58
trọng để khách hàng quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm. Nguyên
nhân, trong tháng 3, 9, khách hàng đi vay bắt đầu vào mùa vụ gặt lúa, trả vốn
gốc, lãi cho NH và làm hồ sơ vay vốn nên lƣợng khách hàng giao dịch với NH
trong tình trạng quá tải. Vì vậy, khách hàng gửi tiền giao dịch với NH trong
thời gian lâu.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LƢỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
TẠI AGRIBANK MỸ XUYÊN
5.2.1 Nâng cao tiện ích của dịch vụ tiền gửi tiết kiệm
Sự thuận tiện về vị trí các địa điểm giao dịch và thời gian giao dịch là
yếu tố có ý nghĩa trong mô hình mà khách hàng xem xét quyết định chọn NH
để gửi tiền tiết kiệm cũng nhƣ quyết định gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên. Vì
vậy, Agribank nên rà soát mạng lƣới giao dịch trên địa bàn huyện, bố trí các
địa điểm giao dịch mới để tạo sự thuận tiện khi khách hàng đến giao dịch với
NH.
Hiện nay, tiện ích “Gửi nhiều nơi rút nhiều nơi” đƣợc Agribank triển
khai rộng rãi trên khắp toàn quốc với tiện ích khách hàng thực hiện giao dịch
gửi và rút tiền trên tài khoản tại chi nhánh gốc hoặc bất kỳ chi nhánh Agribank
nào trong hệ thống. Nhƣng NH chƣa mở rộng tiện ích này trên tất cả các sản
phẩm tiền gửi, chỉ đƣợc sử dụng tiện ích này trên các phẩm: tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi tiết kiệm bậc
thang. Bên cạnh đó, tiện ích của dịch vụ thanh toán này vẫn chƣa phổ biến
rộng rãi đối với khách hàng gửi tiền tại chi nhánh gốc, họ thƣờng đến chi
nhánh gốc để giao dịch. Nhƣ vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng, chủ yếu khách hàng ở các vùng nông thôn, Agribank nên xem xét
việc mở rộng tiện ích “Gửi nhiều nơi rút nhiều nơi” trên tất cả các loại hình
dịch vụ tiền gửi và phổ biến đến khách hàng để họ có thể đến chi nhánh hoặc
PGD gần nhất để giao dịch.
Để nâng cao đƣợc tiện ích dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, NH có thể kết hợp
dịch vụ tiền gửi tiết kiệm với các tính năng của các ứng dụng công nghệ hiện
đại nhƣ Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Qua đó, khách hàng
có thể biết đƣợc thông tin liên quan đến dịch vụ tiền gửi nhƣ lãi suất hiện
hành, số dƣ tài khoản, các chƣơng trình khuyến mãi của NH thông qua tin
nhắn hay gọi điện thoại ở mỗi kỳ lãnh lãi. Ngoài ra, khách hàng có thể gửi tiền
tiết kiệm từ tài khoản của mình thông qua việc liên kết thẻ ATM mà không
cần đến quầy để giao dịch tạo nên sự thuận tiện về địa điểm giao dịch và thủ
tục giao dịch.
59
5.2.2 Xây dựng hình ảnh Ngân hàng ấn tƣợng và chuyên nghiệp cho
khách hàng
Trong quá trình khảo sát, khi hỏi các khách hàng nguồn thông tin biết
đến NH để sử dụng dịch vụ NH, phần lớn các khách hàng đều trả lời hình ảnh
của NH đã để lại ấn tƣợng của họ đối với NH đó. Hình ảnh của NH ảnh hƣởng
rất lớn với ấn tƣợng ban đầu của họ. Để tạo đƣợc hình ảnh ấn tƣợng với các
khách hàng, NH nên xây dựng thƣơng hiệu để khách hàng có thể nhận biết
đƣợc đặc điểm của NH thông qua kiểu dáng trụ sở, cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ hoạt động kinh doanh của NH, các bảng quảng cáo chƣơng trình
khuyến mãi, cũng nhƣ tác phong giao dịch, đồng phục của nhân viên. Việc này
tạo cho khách hàng ấn tƣợng về một NH mang tính chuyên nghiệp và đồng bộ,
khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ và yên tâm hơn khi gửi tiền tại NH
Bên cạnh đó, hình ảnh của NH còn đƣợc thể hiện qua đội ngũ cán bộ
nhân viên. Xây dựng đội ngũ nhân viên nắm vững chuyên môn, tác phong làm
việc chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng, thái độ với
khách hàng vui vẻ, ân cần. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, hƣỡng dẫn nhiệt
tình các thủ tục, các tiện ích của sản phẩm để khách hàng có thể biết đƣợc các
sản phẩm tiền gửi nào phù hợp với nhu cầu của mình. Sự hài lòng, vui vẻ của
khách hàng sẽ trở thành mục tiêu trong quá trình nâng cao chất lƣợng dịch vụ
của NH cũng nhƣ một hình ảnh chuyên nghiệp của NH. Từ dó, các khách hàng
sẽ giới thiệu cho ngƣời thân, bạn bè của họ về NH.
5.2.3 Đa đạng hóa các sản phẩm, dich vụ tiền gửi, các chƣơng trình
khuyến mãi
Để thực hiện tốt công tác huy động vốn, NH cần đƣa ra các hình thức
huy động tiền gửi đa dạng. Khi các hình thức huy động đa dạng, khách hàng
sẽ tìm đƣợc sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Trƣớc khi đƣa ra các sản
phẩm mới về tiền gửi, NH nên tìm hiểu về đặc tính khách hàng, sở thích, thị
hiếu khách hàng, đặc điểm nghề nghiệp, khu vực nơi ở. Theo kết quả nghiên
cứu, NH phân khúc khách hàng qua tiêu chí thu nhập và nghề nghiệp. Mở
rộng hơn nữa là nhóm khách hàng nông thôn và nhóm khách hàng giàu có.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, nhóm khách hàng ở nông thôn có tỷ lệ gửi tiền
thấp do họ chƣa có thói quen tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của NH và vẫn còn
thói quen cất giữ tiền mặt tại nhà. Nhóm khách hàng giàu có, đem lại nguồn
vốn ổn định cho NH, nhóm khách hàng có thể sử dụng thêm các dịch vụ khác
của NH. Sau khi đã nghiên cứu đƣợc nhóm khách hàng tiềm năng, NH sẽ đƣa
ra các loại hình dịch vụ tiền gửi, từ đó sẽ tạo cơ hội cho ngƣời gửi tiền lựa
chọn và đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
60
Trong tháng 7 năm 2014 lãi suất huy động tƣơng đối ổn định hơn so với
tháng 6 đầu năm 2014 nên các NH đều có những chƣơng trình khuyến mãi về
các sản phẩm tiền gửi để thu hút hơn lƣợng tiền gửi. Để đảm bảo nguồn vốn
ổn định, trong thời gian tới, các chƣơng trình khuyến mãi tiền gửi sẽ đƣợc các
NH khác đẩy mạnh hơn. Vì vậy, Agribank nên có những chƣơng trình khuyến
mãi lớn để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cƣ, NH có thể áp dụng hình thức
khuyến mãi lãi suất ở các kỳ hạn tiền gửi từ 18 tháng trở lên hoặc có những
chính sách ƣu tiên khách hàng đối với những khách hàng trung thành với NH
và có số dƣ tiền gửi lớn.
Để các loại hình dịch vụ tiền gửi đƣợc mọi ngƣời đều biết đến, NH cần
đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing thông qua công tác quảng cáo sản
phẩm mới, chƣơng trình khuyến mãi. Ngoài ra, NH cần làm tốt các chƣơng
trình tri ân khách hàng nhƣ tặng các phần quà vào các dịp lễ để thể hiện sự
quan tâm của NH đối với khách hàng. Ngoài ra, NH cần tận dụng nhóm khách
hàng trung thành này để áp dụng hình thức marketing truyền miệng, giới thiệu
các loại hình sản phẩm của NH. Từ đó NH tìm đƣợc lƣợng khách hàng tiềm
năng trong tƣơng lai.
61
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Với mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết
kiệm tại Agribank chi nhánh Mỹ Xuyên, đề tài phân tích các yếu tố định tính
và định lƣợng trên cơ sở lý thuyết và sử dụng mô hình hồi quy Logisic xem
xét sự ảnh hƣởng các yếu tố: lãi suất, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn,
tuổi, kỹ năng và giao tiếp của nhân viên NH, giới tính và các biến mới rút ra từ
nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn NH gửi tiền. Qua những phân tích và
đánh giá về tình hình tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn và theo thành phần kinh tế.
Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng, tiền gửi từ dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng vốn huy động tiền gửi và có tốc độ tăng nhanh nhất trong 6 tháng
đầu năm 2014. Kết quả hồi quy chạy bằng Stata cho biết: thu nhập, nghề
nghiệp, sự thuận tiện là những biến có ý nghĩa đối với quyết định gửi tiền tiết
kiệm của ngƣời dân tại Agribank Mỹ Xuyên.
Mặc dù đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn và phạm vi nhỏ nhƣng
cũng phản ánh đƣợc một phần thực trạng tiền gửi tiết kiệm tại Agribank chi
nhánh Mỹ Xuyên và các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân. Đề tài đƣa ra một số giải pháp cụ thể để NH có thể nâng cao
chất lƣợng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm và thu hút khách hàng đến gửi tiền tiết
kiệm tại NH.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với NHNN
- Lãi suất là yếu tố vi mô, tuy không có ý nghĩa thống kê trong mô hình
nghiên cứu, nhƣng lãi suất là yếu tố mà khách hàng muốn NH có những điều
chỉnh phù hợp hơn. Ngoài ra, lãi suất tiền gửi phụ thuộc vào NH nhƣng vẫn
chịu sự phụ thuộc gián tiếp bởi các thông tƣ, quy định vể trần lãi suất của
NHNN. Theo một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng, quy định trần
lãi suất của NHNN nên đƣợc gỡ bỏ. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài, việc
gỡ bỏ quy định trần lãi suất của NHNN nên đƣợc thực hiện khi đất nƣớc ổn
định, lạm phát kiềm chế, thanh khoản của NH đồi dào hơn, lãi suất có xu
hƣớng giảm khi đó việc thực hiện dỡ bỏ trần lãi suất.
62
6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
- Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tiện tích dịch vụ, Agribank nên hỗ
trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị vào ngân hàng điện tử nhƣ ngân hàng qua
điện thoại (mobile banking), ngân hàng qua internet (internet banking), triển
khai rộng rãi các dịch vụ tiền gửi nhƣ thông báo lãi suất, số tiền lãi, số tiền
gốc, kỳ hạn tiền gửi. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng ngân hàng điện tử
để có thể gửi tiền từ tài khoản của mình bất cứ nơi nào, vào thời điểm nào mà
không cần đến NH giao dịch.
- Để duy trì mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với nhà cung cấp dịch
vụ, NH cần hoàn thiện chính sách phân khúc khách hàng tiền gửi. Các khách
hàng gửi tiền tiết kiệm có nhiều quyền lựa chọn chuyển sang NH khác nếu
không hài lòng về dịch vụ. Vì vậy, khách hàng càng mong muốn đƣợc coi
trọng hơn, sử dụng dịch vụ dễ dàng hơn, có đƣợc nhiều chƣơng trình ƣu đãi,
các phần quà tặng trong mỗi dịp lễ. Do đó, NH nên có những chính sách phân
khúc khách hàng giữa khách hàng bình thƣờng trở thành khách hàng tiềm
năng.
- Agribank cần thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ các nhân
viên giao dịch trực tiếp với khách hàng đăc biệt là kỹ năng giao tiếp. Sự hài
lòng của khách hàng sẽ trở thành mục tiêu phấn đấu trong quá trình nâng cao
chất lƣợng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, NH cần tổ chức đào tạo
nhân viên mới tuyển vào để nhân viên hiểu về quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ
các thủ tục cần thiết trong nghiệp vụ tiền gửi cá nhân. Ngoài ra, để có thể đánh
giá đƣợc chất lƣợng của nguồn nhân lực, Agribank nên tổ chức thƣờng xuyên
các kỳ thi để đánh giá trình độ nhân viên, từ đó phát hiện đƣợc những mặt tiến
bộ và yếu kém của từng nhân viên sau đó đƣa ra những chính sách nhân sự
một cách hợp lý và hiệu quả.
- Đầu tƣ vào các hoạt động truyền thông marketing thông qua triển
khai các chƣơng trình ƣu đãi, khuyến mãi, các chƣơng trình quảng cáo, hội
nghị chăm sóc khách hàng tiền gửi. Ngoài ra, để hoạt động marketing đạt hiệu
quả, cần có bộ phận marketing chuyên nghiệp để tiến hành nghiên cứu thị
trƣờng, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Từ đó sẽ đƣa ra những chƣơng trình
marketing hiệu quả thu hút các khách hàng gửi tiền vào NH.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Cẩm Thủy và Trƣơng Đình Chiến, 2014. Hành vi của khách hàng
gửi tiền tiết kiệm tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí kinh tế và
phát triển số 201(II), tháng 3, năm 2014, trang 70
2. Lƣu Thanh Đức Hải, 2007, Marketing ứng dụng trong sản xuất kinh
doanh dịch vụ-thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
3. Lê Thế Giới và Nguyễn Xuân Lân, 2008, Quản trị Marketing. Hà Nội:
Nhà xuất bản giáo dục.
4. Lê Thị Thu Hằng, 2012. Nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân
hàng của khách hàng cá nhân. Luận văn tiến sĩ. Học viện khoa học xã hội
5. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đại học
khoa học và xã hội nhân văn, số 01, tháng 6, trang 62-66
6. Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Tạp chí thị
trƣờng tài chính, số 18, tháng 9, trang 28-29
7. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng
8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu
nghiên cứu SPSS. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Philip Kotler, 2001, Quản trị Marketing. Nhà xuất bản thống kê. Nhà
Xuất bản Hồng Đức
10. Phạm Lê Hồng Nhung, 2013. Hướng dẫn thực thành SPSS. Đại học
Cần Thơ
11. Phƣơng Hồng Ngân, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài Gòn công
thương thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
12. Phạm Kế Anh, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi
tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
13. Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy, 2010. Yếu tố ảnh hưởng xu
hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Tạp chí khoa học và đào
tạo ngân hàng. Số 103, tháng 8.
14. Trịnh Quốc Trung, 2008, Marketing ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất
bản thống kê.
15. Trần Thị Ngọc Thảo 2013. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân tại TP Cần Thơ. Luận
văn thạc sĩ. Đaih học Cần Thơ.
64
16. Trƣơng Đông Lộc, Phạm Kế Anh 2011. Nghiên cứu hành vi gửi
tiền tiết kiệm của người dân ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí ngân hàng, số 9, tháng
5, trang 48-53
17. Vƣơng Quốc Duy, 2013. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng duy trì khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NHNN&PTNT chi nhánh Sóc
Trăng. Đại học Cần Thơ
18. Trang web:
- Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Sóc Trăng: sokhdt.soctrang.gov.vn
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng: soctrang.gov.vn
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: agribank.com.n
65
PHỤ LỤC 1
BẢN PHỎNG VẤN
Xin chào Anh/Chị. Tôi tên là Lê Nguyễn Lam Điền. Hiện đang là sinh
viên khoa Kinh tế- QTKD, hiện đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân
tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên”. Ý kiến
của Anh/Chị sẽ giúp Ngân hàng rất nhiều trong việc nâng cao chất lƣợng dịch
vụ tiền gửi tiết kiệm phục vụ cho quý khách hàng. Tất cả các thông tin của
Anh/Chị sẽ đƣợc bảo mật hoàn toàn.
I- THÔNG TIN KIỂM TRA
Ngày phỏng vấn:
Địa bàn phỏng vấn:
Ấp:
II- THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Câu 1:
Họ tên đáp viên:
Điện thoại:
Giới tính:
Nam
Huyện Mỹ Xuyên
Tuổi:
Nữ
Câu 2: Anh (Chị) vui lòng cho biết trình độ học vấn của Anh/Chị?
Không biết chữ
Trung học
Cấp 1
Đại học, Cao đẳng
Cấp 2
Trên đại học
Cấp 3
Câu 3: Anh (Chị) vui lòng cho biết, thu nhập hàng tháng của Anh (Chị) là
bao nhiêu……………………..đồng.
Câu 4: Anh (Chị) vui lòng cho biết, hiện tại Anh (Chị) làm nghề gì?
Buôn bán
Công nhân/nhân viên
Công chức/viên chức
Nghề nông
III- NỘI ĐUNG CHÍNH
Câu 5: Anh/Chị vui lòng cho biết, hiện tại Anh/Chị có gửi tiền tiết kiệm tại
Agribank Mỹ Xuyên không?
Có (Sang câu 8)
Không (Từ câu 6 đến câu 7)
66
Câu 6: Anh/Chị đang gửi tiền tiết kiệm vào tổ chức tín dụng nào?
NH Chính sách xã hội
Quỹ tín dụng nhân dân
MHB
Vietinbank
Sacombank
Câu 7: Vì sao Anh/Chị chọn NH khác mà không chọn Agribank? (Nhiều lựa
chọn)
Lãi suất cao hơn
Chất lƣợng phục vụ tốt hơn
Có ngƣời quen/ họ hàng/ bạn bè giới thiệu
Vị trí giao dịch gần nhà ở/cơ quan
Đã từng giao dịch tại đây nên gửi tiền vào đây tiện việc giao dịch
Có ngƣời quen/ họ hàng/ bạn bè làm việc tại trong NH
Có nhiều kỳ hạn tiền gửi để lựa chọn
Thực hiện giao dịch nhanh
Hình thức khuyến mãi nhiều hơn
Uy tín NH trên thị trƣờng
Khác …………
Theo Anh/chị lý do nào quan trọng nhất:
Tiếp tục câu 8
Câu 8: Anh/Chị gửi tiền vào NH với mục đích gì?
Hƣởng lãi định kì
Tích lũy chờ cơ hội đầu tƣ khác
An toàn cho nguồn tiền
Khác …………………………..
Câu 9: Anh/ Chị biết dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của NH thông qua thông tin
nào?
Trang web của NH
Bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân giới thiệu
Vị trí giao dịch gần nhà ở/cơ quan
Nhân viên NH
Khác ……………..
Câu 10: Lãi suất món tiền gửi gần đây nhất mà Anh/Chị đƣợc nhận là bao
nhiêu?
………….... %/năm
Câu 11: Trong lần giao dịch gần đây nhất, Anh/Chị nhận đƣợc quà tặng của
NH thông qua hình thức khuyến mãi
Có
Không
67
Câu 12: Anh/Chị đánh giá kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên NH
nhƣ thế nào?
Tốt
Không tốt
Câu 13: Anh/Chị vui lòng cho biết, các tiêu chí nào ảnh hƣởng đến quyết định
gửi tiền tiết kiệm của Anh/ Chị vào NH theo mức độ quan trọng của từng tiêu
chí?
(1) Hoàn toàn không quan trọng
(2) Không quan trọng
(3) Trung bình
(4) Quan trọng
(5) Rất quan trọng
(1)
1. Danh tiếng của NH
2. Trụ sở cơ quan, trang thiết bị hiện đại
3. NH nhiều chi nhánh
4. Khoảng cách từ nhà đến NH
5. Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn
gàng
6. Mức độ an toàn của NH
7. Mức độ bảo mật thông tin khách hang
8. Phí phát sinh trong qua trình sử dụng
dịch vụ
9. Lãi suất hợp lý
10. Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
11. Giải quyết tốt các vấn đề khách hàng
12. Các loại hình dịch vụ phong phú
13. Nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp
dẫn
14. Tặng quà khách hàng mỗi dịp lễ
15. Nhân viên NH quan tâm mong muốn
68
(2)
(3)
(4)
(5)
của khách hàng
16. Thái độ nhân viên NH vui vẻ, ân cần
17.
Có ngƣời thân, bạn bè giới thiệu
18. Vị trí giao dịch gần nhà ở/cơ quan
Câu 15: Anh/Chị vui lòng cho biết điều gì làm Anh/Chị không hài lòng trong
dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank để từ đó NH khắc phục, từ đó NH trở
thành nơi cung cấp dịch vụ tiền gửi đáng tin cậy
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………..
Đề xuất của Anh/Chị đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Agrribank
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………
Câu 14: Trong tƣơng lai, Anh/Chị có dự định gì về việc sử dụng dịch vụ tiền
gửi?
Tiếp tục gửi Agribank
Gửi tiền vào NH khác
Khác
Xin chân thành cảm ơn Anh/ Chị đã dành thời gian cho cuộc
phỏng vấn!
69
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA VÀ
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.737
18
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Cronbach's AlScale Variance if Corrected Item- pha if Item DeItem Deleted Total Correlation
leted
Q13.1
66.23
37.320
.424
.717
Q13.2
66.88
36.223
.377
.720
Q13.3
67.37
35.949
.416
.716
Q13.4
67.15
36.548
.301
.729
Q13.5
67.31
36.693
.318
.726
Q13.6
65.89
39.835
.292
.730
Q13.7
65.91
39.420
.340
.727
Q13.8
67.14
37.094
.254
.734
Q13.9
66.18
39.406
.237
.732
Q13.10
66.27
38.505
.439
.721
Q13.11
66.19
39.983
.221
.733
Q13.12
66.98
37.276
.318
.726
Q13.13
66.95
37.931
.279
.729
Q13.14
66.89
38.120
.231
.734
Q13.15
66.40
36.394
.497
.711
Q13.16
66.14
38.332
.460
.720
Q13.17
67.58
36.513
.321
.726
Q13.18
66.98
38.114
.228
.735
2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
70
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Bartlett's Test of Sphericity
.658
Approx. Chi-Square
237.059
df
55
Sig.
.000
Rotated Component Matrix
a
Component
1
2
3
4
Q13.1
-.060
.297
.263
.650
Q13.2
-.019
.730
.152
.373
Q13.3
.143
.393
.585
.185
Q13.4
-.112
.145
.805
.103
Q13.5
.238
.846
.095
-.053
Q13.7
.652
.229
-.228
.085
Q13.10
.501
-.139
.593
-.005
Q13.12
.757
.183
.173
-.198
Q13.15
.502
.037
.120
.522
Q13.16
.750
-.037
.089
.256
Q13.17
.084
.017
-.016
.728
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
71
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Component
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Rotation Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
3.067
27.882
27.882
3.067
27.882
27.882
2.163
19.661
19.661
2
1.635
14.865
42.747
1.635
14.865
42.747
1.620
14.727
34.388
3
1.105
10.049
52.795
1.105
10.049
52.795
1.547
14.063
48.451
4
1.046
9.505
62.300
1.046
9.505
62.300
1.523
13.849
62.300
5
.901
8.188
70.488
6
.826
7.509
77.997
7
.680
6.185
84.182
8
.556
5.050
89.232
9
.463
4.214
93.446
10
.430
3.906
97.352
11
.291
2.648
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
72
Component Score Coefficient Matrix
Component
1
2
3
4
Q13.1
-.124
.062
.065
.418
Q13.2
-.109
.455
-.062
.135
Q13.3
-.022
.146
.340
-.018
Q13.4
-.144
-.044
.586
-.048
Q13.5
.047
.611
-.091
-.227
Q13.7
.325
.144
-.281
.007
Q13.10
.215
-.249
.436
-.095
Q13.12
.368
.082
.063
-.266
Q13.15
.203
-.130
-.028
.345
Q13.16
.357
-.152
-.023
.138
Q13.17
-.011
-.125
-.121
.557
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
3. Kết quả kiểm định t-test
Group Statistics
Y
REGR factor score 1 for
N
Mean
Std. Deviation
Std. Error Mean
1
66
.0680908
.97702102
.12026297
0
40
-1.1234990E-1
1.03950242
.16435976
REGR factor score 2 for
1
66
-2.6798806E-3
1.01773626
.12527467
analysis 1
0
40
.0044218
.98283450
.15539978
REGR factor score 3 for
1
66
.2054201
.88583921
.10903927
analysis 1
0
40
-3.3894311E-1
1.09325967
.17285953
REGR factor score 4 for
1
66
.0448242
1.07302530
.13208028
analysis 1
0
40
-7.3959889E-2
.87425685
.13823214
analysis 1
73
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality
of Variances
t-test for Equality of Means
95% Confidence Interval of
the Difference
Sig. (2F
REGR factor score 1 for analy- Equal variances
sis 1
assumed
Sig.
1.307
.256
Equal variances
not assumed
REGR factor score 2 for analy- Equal variances
sis 1
assumed
.316
.575
Equal variances
not assumed
REGR factor score 3 for analy- Equal variances
sis 1
assumed
1.932
.168
Equal variances
not assumed
REGR factor score 4 for analy- Equal variances
sis 1
assumed
Equal variances
not assumed
1.854
.176
t
df
tailed) Mean Difference Std. Error Difference
Lower
Upper
.900
104
.370
.18044074
.20056052
-.21727829
.57815978
.886
78.448
.378
.18044074
.20365980
-.22497832
.58585981
-.035
104
.972
-.00710168
.20133828
-.40636305
.39215968
-.036
84.698
.972
-.00710168
.19960670
-.40399369
.38979033
2.804
104
.006
.54436317
.19413461
.15938695
.92933940
2.664
69.600
.010
.54436317
.20437705
.13670476
.95202158
.591
104
.556
.11878406
.20100228
-.27981101
.51737913
.621
95.139
.536
.11878406
.19118924
-.26076742
.49833555
74
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH LOGISTIC
1. Kết quả chạy mô hình Logistic
logit y gt hv tn nghe var48 var49 var50 var51
Iteration 0: log likelihood = -69.775486
Iteration 1: log likelihood = -60.238675
Iteration 2: log likelihood = -60.064631
Iteration 3: log likelihood = -60.064199
Iteration 4: log likelihood = -60.064199
Logistic regression
Number of obs =
Log likelihood = -60.064199
105
LR chi2(8)
=
19.42
Prob > chi2
=
0.0128
=
0.1392
Pseudo R2
-----------------------------------------------------------------------------y|
Coef. Std. Err.
z
P>|z|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------gt | -.1025725 .488478
-0.21 0.834 -1.059972 .8548268
hv | -.0058083 .1096073
-0.05 0.958
-.2206346
tn | -.1506222 .0728947
-2.07 0.039
-.2934931 -.0077513
nghe | 1.025462 .5738719
1.79 0.074
.209018
-.0993066
2.15023
X1 | .2794064 .2352201
1.19 0.235
-.1816166 .7404293
X2 | .0535726 .2261902
0.24 0.813
-.3897521 .4968973
X3 | .6990852 .2415786
2.89 0.004
.2255998
X4 | .118505 .2275014
0.52 0.602
_cons | .978965 1.469675
0.67 0.505
1.172571
-.3273895 .5643994
-1.901545 3.859475
------------------------------------------------------------------------------
2. Mức độ dự báo chính xác mô hình
75
lstat
Logistic model for y
-------- True -------Classified |
D
~D | Total
-----------+--------------------------+----------+ |
56
21 |
77
- |
9
19 |
28
-----------+--------------------------+----------Total |
65
40 |
105
Classified + if predicted Pr(D) >= .5
True D defined as y != 0
-------------------------------------------------Sensitivity
Pr( +| D) 86.15%
Specificity
Pr( -|~D) 47.50%
Positive predictive value
Pr( D| +) 72.73%
Negative predictive value
Pr(~D| -) 67.86%
-------------------------------------------------False + rate for true ~D
Pr( +|~D) 52.50%
False - rate for true D
Pr( -| D) 13.85%
False + rate for classified + Pr(~D| +) 27.27%
False - rate for classified - Pr( D| -) 32.14%
-------------------------------------------------Correctly classified
71.43%
-------------------------------------------------.
76
3. Kiểm định đa cộng tuyến
. corr gt tuoi hv tn nghe laisuat khmai var48 var49 var50 var51
(obs=105)
|
gt
tuoi
hv
tn
nghe
laisuat
khmai X1
X2 X3 X4
-------------+--------------------------------------------------------------------------------------------------gt | 1.0000
tuoi | 0.1109 1.0000
hv | 0.0662 -0.2980 1.0000
tn | 0.0477 0.2866 0.0556 1.0000
nghe | -0.0008 -0.1351 0.6031 -0.0834 1.0000
laisuat | 0.1280 0.0807 -0.0606 -0.0497 -0.0277 1.0000
khmai | 0.1862 0.1125 -0.1420 0.0158 -0.0972 0.3535 1.0000
X1 | -0.0803 -0.1224 0.1183 0.1023 0.0298 -0.0885 -0.1164 1.0000
X2 | -0.0980 -0.0044 -0.0136 0.0680 -0.0193 -0.0271 -0.1161 -0.0015 1.0000
X3 | 0.0036 0.0494 0.0366 0.0276 -0.0628 -0.0572 0.0005 -0.0037 -0.0092 1.0000
X4 | 0.1321 -0.0770 -0.0698 -0.1044 -0.0548 -0.0530 0.3073 -0.0019 -0.0046 -0.0117 1.0000
77
PHỤ LỤC 3
THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ KIỂM ĐỊNH CROSSTAB
1. Giới tính
Table 1
Y
GT
0
1
Count
Count
0
26
46
1
14
20
GT
Frequency
Valid
Valid Percent
Cumulative Percent
0
72
61.5
67.9
67.9
1
34
29.1
32.1
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
2. Tuổi
Descriptive Statistics
N
Minimum
Tuoi
106
Valid N (listwise)
106
Maximum
21
70
78
Mean
43.00
Std. Deviation
11.087
tuoi dc mh
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
32
27.4
30.2
30.2
2
57
48.7
53.8
84.0
3
17
14.5
16.0
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
Table 1
Y
tuoi dc mh
0
1
Count
Count
1
6
26
2
28
29
3
6
11
3. Nghề nghiệp
NGHE
Frequency
Valid
Valid Percent
38
32.5
35.8
35.8
1
68
58.1
64.2
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
System
Total
Table 1
Y
NGHE
0
Cumulative Percent
0
Total
Missing
Percent
0
1
Count
Count
19
19
79
Table 1
Y
NGHE
0
1
Count
Count
0
19
19
1
21
47
4. Thu nhập
Descriptive Statistics
N
Minimum
TN
105
Valid N (listwise)
105
Maximum
1.0
30.0
Mean
Std. Deviation
6.411
4.0768
thu nhap duoc ma hoa
Frequency
Valid
Valid Percent
< 5 trieu
37
31.6
35.2
35.2
tu 5 den 10 trieu
61
52.1
58.1
93.3
7
6.0
6.7
100.0
105
89.7
100.0
12
10.3
117
100.0
> 10 trieu
Total
Missing
Percent
Cumulative Percent
System
Total
5. Trình độ học vấn
hoc van duoc ma hoa
80
Frequency
Valid
sau dai hoc
3.8
3.8
67
57.3
63.2
67.0
8
6.8
7.5
74.5
27
23.1
25.5
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
trunghoc pho thong
System
Total
Cumulative Percent
3.4
trung cap
Missing
Valid Percent
4
daihoc/caodang
Total
Percent
Table 1
Y
hoc van duoc ma hoa
0
1
Count
Count
sau dai hoc
daihoc/caodang
4
0
19
48
2
6
15
12
trung cap
trunghoc pho thong
6. Lãi suất và khuyến mãi
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
LaiSuat
106
1.0
12.0
6.394
1.9133
KHMai
106
0
1
.34
.476
Valid N (listwise)
106
7. Các ngân hàng đƣợc chọn
81
Ngan hang
Frequency
Valid
Valid Percent
Cumulative Percent
Agribank
66
56.4
62.3
62.3
Quy TD
7
6.0
6.6
68.9
MHB
5
4.3
4.7
73.6
Vietinbank
14
12.0
13.2
86.8
Sacombank
14
12.0
13.2
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
8. Lí do khách hàng chọn NH khác
$LD Frequencies
Responses
N
Lidoa
Total
Percent
Percent of Cases
lai suat
20
16.8%
50.0%
chat luong pv
13
10.9%
32.5%
nguoi quen
12
10.1%
30.0%
gan nha
10
8.4%
25.0%
da tung gd
9
7.6%
22.5%
nguoi quen lam NH
8
6.7%
20.0%
nhieu ky han
6
5.0%
15.0%
gd nhanh
24
20.2%
60.0%
kM nhiieu
7
5.9%
17.5%
uy tin
9
7.6%
22.5%
cung he thong
1
.8%
2.5%
119
100.0%
297.5%
82
$LD Frequencies
Responses
N
Lidoa
Percent
Percent of Cases
lai suat
20
16.8%
50.0%
chat luong pv
13
10.9%
32.5%
nguoi quen
12
10.1%
30.0%
gan nha
10
8.4%
25.0%
da tung gd
9
7.6%
22.5%
nguoi quen lam NH
8
6.7%
20.0%
nhieu ky han
6
5.0%
15.0%
gd nhanh
24
20.2%
60.0%
kM nhiieu
7
5.9%
17.5%
uy tin
9
7.6%
22.5%
cung he thong
1
.8%
2.5%
119
100.0%
297.5%
Total
9. Lí do quan trọng nhất
Quan trong nhat
Frequency
Valid
lai suat
Percent
Cumulative Percent
Valid Percent
13
11.1
39.4
39.4
chat luong pv
4
3.4
12.1
51.5
nguoi quen
1
.9
3.0
54.5
gan nha
2
1.7
6.1
60.6
nguoi quen lam NH
1
.9
3.0
63.6
gd nhanh
8
6.8
24.2
87.9
uy tin
3
2.6
9.1
97.0
cung he thong
1
.9
3.0
100.0
33
28.2
100.0
Total
83
Missing
System
Total
84
71.8
117
100.0
10. Nhu cầu khách hàng trong tƣơng lai
Dudinh
Frequency
Valid
Valid Percent
Cumulative Percent
1
68
58.1
64.2
64.2
2
38
32.5
35.8
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
11. Kiểm định Crosstab
Giới tính
Chi-Square Tests
Asymp. Sig. (2Value
df
sided)
8.098a
2
.017
Likelihood Ratio
8.544
2
.014
Linear-by-Linear Association
2.882
1
.090
Pearson Chi-Square
N of Valid Cases
106
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.42.
84
Nghề nghiệp
Chi-Square Tests
Value
Asymp. Sig. (2sided)
df
a
1
.051
Continuity Correctionb
3.022
1
.082
Likelihood Ratio
3.756
1
.053
Pearson Chi-Square
3.792
Exact Sig. (2sided)
Fisher's Exact Test
.062
Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
b
3.756
1
.053
106
Thu nhập
Chi-Square Tests
Value
Asymp. Sig. (2sided)
df
5.436a
2
.066
Likelihood Ratio
5.425
2
.066
Linear-by-Linear Association
4.899
1
.027
Pearson Chi-Square
N of Valid Cases
105
a. 2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.67.
Trình độ học vấn
Chi-Square Tests
Value
Pearson Chi-Square
Likelihood Ratio
Linear-by-Linear Association
N of Valid Cases
Asymp. Sig. (2sided)
df
a
3
.004
14.506
3
.002
1.785
1
.182
13.309
106
a. 4 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.51.
85
Exact Sig. (1sided)
.042
Tuổi
Chi-Square Tests
Value
Asymp. Sig. (2sided)
df
a
2
.380
1.961
2
.375
Linear-by-Linear Association
.005
1
.945
N of Valid Cases
106
Pearson Chi-Square
1.933
Likelihood Ratio
a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.79.
Mức độ quan trọng các tiêu chí ảnh hƣởng đến quyết định chọn NH
để gửi tiền tiết kiệm
V1
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
1
.9
.9
.9
2
2
1.7
1.9
2.8
3
4
3.4
3.8
6.6
4
47
40.2
44.3
50.9
5
52
44.4
49.1
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V7
Cumulative PerFrequency
Valid
Total
Valid Percent
cent
3
1
.9
.9
.9
4
29
24.8
27.4
28.3
5
76
65.0
71.7
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
86
V2
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
5
4.3
4.7
4.7
2
8
6.8
7.5
12.3
3
15
12.8
14.2
26.4
4
60
51.3
56.6
83.0
5
18
15.4
17.0
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V3
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
5
4.3
4.7
4.7
2
16
13.7
15.1
19.8
3
41
35.0
38.7
58.5
4
36
30.8
34.0
92.5
5
8
6.8
7.5
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V16
Cumulative PerFrequency
Valid
Total
Valid Percent
cent
3
2
1.7
1.9
1.9
4
52
44.4
49.1
50.9
5
52
44.4
49.1
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
87
V4
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
7
6.0
6.6
6.6
2
13
11.1
12.3
18.9
3
25
21.4
23.6
42.5
4
46
39.3
43.4
85.8
5
15
12.8
14.2
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V5
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
6
5.1
5.7
5.7
2
15
12.8
14.2
19.8
3
37
31.6
34.9
54.7
4
37
31.6
34.9
89.6
5
11
9.4
10.4
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V10
Cumulative PerFrequency
Valid
Total
Valid Percent
cent
3
3
2.6
2.8
2.8
4
64
54.7
60.4
63.2
5
39
33.3
36.8
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
88
V12
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
3
2.6
2.8
2.8
2
7
6.0
6.6
9.4
3
32
27.4
30.2
39.6
4
48
41.0
45.3
84.9
5
16
13.7
15.1
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V15
Cumulative PerFrequency
Valid
Valid Percent
cent
1
1
.9
.9
.9
2
4
3.4
3.8
4.7
3
5
4.3
4.7
9.4
4
57
48.7
53.8
63.2
5
39
33.3
36.8
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
Total
V17
Cumulative PerFrequency
Valid
Total
Valid Percent
cent
1
11
9.4
10.4
10.4
2
17
14.5
16.0
26.4
3
41
35.0
38.7
65.1
4
31
26.5
29.2
94.3
5
6
5.1
5.7
100.0
106
90.6
100.0
11
9.4
117
100.0
Total
Missing
Percent
System
89
90
[...]... tiền gửi tiết kiệm và nâng cao khả năng thu hút lƣợng tiền gửi tiêt kiệm vào Agribank Mỹ Xuyên 15 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Giới thiệu khái quát về Agribank huyện Mỹ Xuyên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Xuyên là một chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và. .. đi đến quyết định sử dụng dịch vụ Trƣớc những thực tế và lý thuyết, em quyết định chọn đề tài Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng” Đề tài nghiên cứu bao gồm 2 phần: (1) các nhân tố ảnh hƣởng quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân để gửi tiền tiết kiệm, (2) các nhân tố ảnh. .. tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm 2.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm Hình thức tiền gửi tiết kiệm theo phân loại kì hạn gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất... hình các nhân tố ảnh hƣởng quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của ngƣời dân tại huyện Mỹ Xuyên, (2) mô hình các nhân tố ảnh hƣởng quyết định gửi tiền vào Agribank Mỹ Xuyên 2.2.1 Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm 2.2.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình Theo Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010), tác giả phân tích yếu tố ảnh hƣởng... nhân tố ảnh hƣởng quyết định gửi tiền vào Agribank Mỹ Xuyên Nghiên cứu này giúp cho NH có những chi n lƣợc huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị nguồn vốn NH 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, từ đó đƣa... lƣợng tiền gửi tiết kiệm gửi vào NH và nâng cao lợi thế NH trong tình hình cạnh tranh hiện nay 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình huy động tiền gửi tại Agribank huyện Mỹ Xuyên - Mục tiêu 2: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NH để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại huyện Mỹ Xuyên - Mục tiêu 3: Phân tích nhân tố ảnh hƣởng... về tiền gửi Theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về quy chế tiền gửi tiết kiệm và Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều quy chế tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết. .. tài liệu lƣợc khảo và dựa vào mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền đã xây dựng thì cỡ mẫu tối thiểu 8*7 + 50 = 106 đối tƣợng bao gồm cá nhân gửi tiền tại Agribank Mỹ Xuyên và cá nhân không gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên - Phương pháp thu thập số liệu: Để có đƣợc số liệu chính xác cho việc phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm, đề tài sử dụng... tố nào ảnh hƣởng đến quyết định chọn NH để gửi tiền tiết kiệm tại huyện Mỹ Xuyên? (3) Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên? (4) Những giải pháp nào giúp nâng cao lƣợng tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Mỹ Xuyên? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Địa bàn nghiên cứu đƣợc chọn ở thị trấn Mỹ Xuyên thuộc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng bao gồm 5 ấp Hòa Mỹ, Châu... quyết định gửi tiền tiết kiệm Đã có một số bài viết cũng nhƣ các công trình nghiên cứu về quyết định gửi tiền tiết kiệm vào NH của khách hàng cá nhân nhƣ Nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng của khách hàng cá nhân (Lê Thị Thu Hằng, 2012), Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Quốc Nghi, 2011), Phân tích nhân tố ảnh