phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào ngân hàng tmcp xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ

79 490 0
phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân vào ngân hàng tmcp xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------- PHẠM THỊ NGỌC HUYỀN TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀ LƢỢNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính - ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ tháng 12 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------- PHẠM THỊ NGỌC HUYỀN MSSV: 4108616 TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM VÀ LƢỢNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN VĂN DUYỆT Cần Thơ tháng 12 - 2013 1 LỜI CẢM TẠ ---oOo--Đƣợc sự phân công của Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại học Cần Thơ, sau gần ba tháng thực tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”. Để hoàn thiện đƣợc luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự hƣớng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô và Quý Cô Bác Anh Chị trong ngân hàng. Đạt đƣợc kết quả này, em vô cùng biết ơn Quý Thầy Cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại học Cần Thơ, đã nhiệt tình dạy bảo em trong những năm học vừa qua. Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, Thầy Cô còn tạo điều kiện để em tiếp cận những kiến thức thực tế ngoài xã hội, mà em tin chắc rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở nên vững vàng và tự tin hơn khi bƣớc vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Duyệt đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, tận tình giúp đỡ và giải đáp kịp thời các thắc mắc của em trong quá trình thực hiện nghiên cứu để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị trong NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu cho em thật chi tiết, giúp em hoàn thiện đề tài này. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em xin kính mong nhận đƣợc sự góp ý chỉ bảo thêm của Quý Thầy Cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa, bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi đến Quý Thầy Cô, Quý Cô Bác Anh Chị trong NHTCMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Trân trọng! Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ... Ngƣời thực hiện Phạm Thị Ngọc Huyền i TRANG CAM KẾT ---oOo--Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …. Ngƣời thực hiện Phạm Thị Ngọc Huyền ii TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ---oOo--………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …. Thủ trƣởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ---oOo--Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Văn Duyệt Học vị: Thạc sĩ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Cần Thơ Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ngọc Huyền Mã số sinh viên: 4108616 Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Tên đề tài: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………………… 2. Về hình thức: ………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc: ………………………………………………………………………………… 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2013 Giáo viên hƣớng dẫn Nguyễn Văn Duyệt iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ---oOo--………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………….. v MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.1 Không gian .............................................................................................. 3 1.4.2 Thời gian ................................................................................................. 3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.5 Lƣợc khảo tài liệu ...................................................................................... 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP LÝ LUẬN ........... 5 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 2.1.1 Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm .......................................................... 5 2.1.2 Tiến trình ra quyết định của khách hàng ................................................ 7 2.1.3 Khái niệm phƣơng pháp thống kê mô tả............................................... 11 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................ 12 2.2.2 Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu điều tra .............................................. 12 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 13 2.2.4 Các biến đƣợc chọn và lý do chọn biến ................................................ 15 2.2.5 Các biến giải thích đƣợc sử dụng trong mô hình .................................. 18 Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HẢNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................... 20 3.1 Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ............................................................................................... 20 vi 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ............................................ 20 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 21 3.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ......................................................................................................... 23 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VNCB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................ 24 3.2.1 Tình hình nhân sự NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ........................................ 24 3.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............... 25 3.2.3 Tình hình về tiền gửi tiết kiệm của NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .............................. 28 3.2.4 Các gói sản phẩm về dịch vụ gửi tiết kiệm tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ................................................................................ 31 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀ LƢỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG VÀO NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................................... 37 4.1 Mô tả nghiên cứu ..................................................................................... 37 4.1.1 Đặc điểm về giới tính............................................................................ 37 4.1.2 Đặc điểm về độ tuổi .............................................................................. 37 4.1.3 Trình độ học vấn ................................................................................... 38 4.1.4 Đặc điểm về nghề nghiệp ..................................................................... 39 4.1.5 Đặc điểm về thu nhập ........................................................................... 39 4.1.6 Tình hình nhân khẩu ............................................................................. 40 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ của khách hàng cá nhân .................................................................................................. 41 4.2.1 Nhận thức nhu cầu ................................................................................ 41 4.2.2 Tìm kiếm thông tin ............................................................................... 42 4.2.3 Đánh giá và kết quả .............................................................................. 44 4.2.4 Xu hƣớng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm trong tƣơng lai .............. 51 vii 4.3 Nhận xét chung ........................................................................................ 52 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG GỬI TIỀN VÀ TĂNG LƢỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀO NHTMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................................................... 54 5.1 Căn cứ đƣa ra giải pháp ........................................................................... 54 5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ........................................................................................................................ 55 5.2.1 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tính chuyên nghiệp ............................ 55 5.2.2 Đẩy mạnh các hình thức chiêu thị ........................................................ 56 5.2.3 Mở rộng mạng lƣới hoạt động .............................................................. 57 5.2.4 Giải pháp về nâng cao thƣơng hiệu, uy tín của ngân hàng ................... 58 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 59 6.1 Kết luận .................................................................................................... 59 6.2 Kiến nghị.................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61 Phụ lục 1 ........................................................................................................ 62 Phụ lục 2 ........................................................................................................ 65 viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1 Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình hồi quy Binary Logistic ............................................................................................. 18 Bảng 2.2 Tổ ng hơ ̣p các biế n với dấ u kỳ vọng đƣợc xem xét mô hình hồi quy tƣơng quan ..................................................................................................... 19 Bảng 3.1 Tình hình nhân sự VNCB chi nhánh Cần Thơ (2010 - 6 tháng đầu năm 2013) ...................................................................................................... 25 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại VNCB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................... 27 Bảng 3.3 Tình hình huy động vốn tại VNCB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................. 29 Bảng 4.1 Trình độ học vấn của khách hàng đƣợc phỏng vấn ........................ 38 Bảng 4.2 Tình hình nhân khẩu của gia đình khách hàng đƣợc phỏng vấn .... 40 Bảng 4.3 Lý do gửi tiết kiệm ......................................................................... 41 Bảng 4.4 Tìm kiếm thông tin ......................................................................... 42 Bảng 4.5 Tầm quan trọng của các nguồn thông tin ....................................... 43 Bảng 4.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB Cần Thơ ......................................................................................................... 44 Bảng 4.7 Mục đích thử nghiệm của hệ số mô hình ....................................... 45 Bảng 4.8 Mô hình tóm tắt .............................................................................. 45 Bảng 4.9 Bảng phân loại ................................................................................ 46 Bảng 4.10 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic .................. 47 Bảng 4.11 Mô hình tóm tắt ............................................................................ 49 Bảng 4.12 Bảng phân tích ANOVA .............................................................. 49 Bảng 4.13 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy tuyến tính ........................... 50 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình hành vi sử dụng gói sản phẩm về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân ................................................................................... 8 Hình 2.2 Sơ đồ mô tả quy trình ra quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng .......................................................................................................................... 9 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam Cần Thơ ......................................................................................................... 22 Hình 3.2 Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo kỳ hạn ................................ 30 Hình 4.1 Đặc điểm về giới tính của khách hàng đƣợc phỏng vấn ................. 37 Hình 4.2 Đặc điểm về độ tuổi của khách hàng đƣợc phỏng vấn ................... 38 Hình 4.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của khách hàng đƣợc phỏng vấn........... 39 Hình 4.4 Đặc điểm về thu nhập của khách hàng đƣợc phỏng vấn ................ 40 Hình 4.5 Xu hƣớng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong tƣơng lai ......................................................................................................... 51 Hình 4.6 Dự định lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong tƣơng lai ......................................................................................................... 53 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---oOo--Tiếng Việt NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc VND : Việt Nam đồng NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng THPT : Trung học phổ thông PGD : Phòng giao dịch SL : Số lƣợng 6T : 6 tháng đầu năm TG : Tiền gửi GTCG : Giấy tờ có giá TCKT : Tổ chức kinh tế CNV : Công nhân viên HS/SV : Học sinh/Sinh viên Tiếng Anh CPI : Consumer Price Index : Chỉ số giá tiêu dùng SPSS : Statistical Package for the Social Sciences : Các sản phẩm Thống kê cho các dịch vụ xã hội, còn là phần mềm chuyên dụng xử lý thông tin sơ cấp SMS : Short Message Services xi : Dịch vụ tin nhắn ngắn CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với khía cạnh vĩ mô thì việc giảm CPI rất mạnh, tỷ giá ổn định cũng đã tạo nền tảng về sự ổn định kinh tế vĩ mô, mở cơ hội mới trong năm 2013. Vì vậy, mức sinh lời của các kênh đầu tƣ năm 2012 sẽ ảnh hƣởng lớn đến tâm lý nhà đầu tƣ trong năm 2013. Kênh đầu tƣ đƣợc kỳ vọng dòng tiền sẽ chảy sang nhiều nhất đó là vàng. Với đặc thù ƣa thích tích trữ vàng nhƣ một loại tài sản giá trị của ngƣời dân Việt Nam, việc giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm qua đang tạo nên sức hấp dẫn riêng cho loại hàng hóa này. Tuy nhiên, với xu hƣớng diễn biến không mấy khả quan của giá vàng thế giới trong thời gian gần đây, cùng những biện pháp hành chính mà Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đang sử dụng, việc đầu tƣ vào vàng cũng phải chịu những rủi ro, thậm chí cao hơn khả năng sinh lợi trong năm 2013 mà loại hàng hóa này có thể mang lại. Một kênh đầu tƣ khác là bất động sản cũng đƣợc kỳ vọng bởi giá bất động sản vẫn trên đà lao dốc. "Tuy nhiên, cho đến khi kinh tế chƣa tăng trƣởng trở về mức bình thƣờng, khả năng mang lại lợi nhuận cao khi đầu tƣ vào loại hàng hóa này cũng khá thấp", nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định. So với kênh đầu tƣ vàng và bất động sản, chứng khoán đang có sức hấp dẫn riêng bởi thành tích tăng ấn tƣợng trong 5 tháng đầu năm 2013 và bởi tính thanh khoản cao, chi phí vốn thấp hơn. Song, với những biến động khó lƣờng từ thế giới và triển vọng vĩ mô trong nƣớc, xác suất tiếp tục tăng trƣởng mạnh trong ngắn hạn của thị trƣờng chứng khoán là rất thấp. Thêm vào đó, gửi tiết kiệm trong 5 tháng đầu năm 2013 có tốc độ tăng lãi suất cao thứ hai sau chứng khoán. Kênh đầu tƣ này có 4 ƣu thế so với một số kênh đầu tƣ khác. Đây là kênh đầu tƣ truyền thống, thích hợp với nhiều đối tƣợng, với lƣợng tiền nhiều hay ít. Gửi tiết kiệm cũng phù hợp với tâm lý “tích cốc phòng cơ” của nhiều ngƣời. Đây là kênh đầu tƣ an toàn, ít rủi ro và cũng là kênh có tính thanh khoản tƣơng đối cao. Từ năm ngoái đến nay và khả năng cả năm nay lãi suất đạt thực dƣơng. Đối với các nhà đầu tƣ có vốn lớn, nhƣng do tạm thời nhàn rỗi hoặc chờ cơ hội đầu tƣ, nên đã lựa chọn kênh tiền gửi tiết kiệm. Điều này lý giải tại sao vài năm nay tốc độ tăng huy động cao gấp đôi, gấp ba tốc độ tăng cho vay. Song, quyết định giảm lãi suất huy động Việt Nam 1 đồng (VND) xuống còn 7%/năm vào cuối tháng 6 vừa qua đã đẩy lãi suất tiền gửi tiết kiệm đi vào xu hƣớng giảm. Lãi suất các ngân hàng thƣơng mại đang áp dụng huy động kỳ hạn dƣới 12 tháng từ 5 - 7,5%/năm và kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8 - 10%/năm. Đây là mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, năm 2008 và 2010, cuộc đua huy động giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất lên đến 18 - 19%/năm, cao gấp đôi so với mức lãi suất hiện tại. Tóm lại, với tình hình khó khăn hiện nay, gửi tiết kiệm vẫn thu hút đƣợc phần lớn dân cƣ vì sẽ đƣợc bảo toàn vốn và có thực dƣơng, nên vừa an toàn, vừa hấp dẫn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm lại phụ thuộc vào quyết định chủ quan từ phía khách hàng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về tình hình lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vào ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) Xây dựng Việt Nam (VNCB) chi nhánh Cần Thơ và những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định của họ, em chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của em là “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Qua đó, đề xuất một số biện pháp giúp thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu chung đã đề ra, trƣớc hết, đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu ở từng mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh và lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Mục tiêu 2: Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ. - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. - Mục tiêu 4: Đề xuất một số ý kiến nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và tăng lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Câu hỏi 1: Tình hình tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ thế nào? - Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ của khách hàng cá nhân quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ? - Câu hỏi 3: Giải pháp nào nhằm thu hút gửi tiền tiết kiệm và tăng lƣợng tiền gửi vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian - Địa bàn nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện tại địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. - Cơ quan nghiên cứu: ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian - Luận văn đƣợc thực hiện trong thời gian từ 12/8/2013 đến 13/11/2013. - Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2013. - Sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu đối tƣợng gửi tiền là cá nhân. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Để nội dung đề tài đƣợc hoàn thành, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số liệu thực tế tại VNCB chi nhánh Cần Thơ thì không thể không kể đến việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo chủ yếu sau đây: - Võ Thị Huế (2012): Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh TT Huế". Bài viết phân tích cơ cấu nguồn vốn, tình hình nhân sự, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tiền gửi tiết kiệm 3 năm 2009 - 2011 tại BIDV Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế bao gồm: yếu tố lãi suất, yếu 3 tố ngƣời thân quen, yếu tố uy tín, thƣơng hiệu, yếu tố chất lƣợng phục vụ và yếu tố hình thức chiêu thị. Qua đó, đánh giá mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng sau khi gửi tiền tiết kiệm tại BIDV Thừa Thiên Huế và đƣa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tại BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Nguyễn Thị Lẹ (2009): Luận văn tốt nghiệp “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiền gửi vào ngân hàng: trƣờng hợp NHTMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ. Bài viết phân tích tình hình lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào NHTMCP Sài Gòn (SCB) Cần Thơ năm 2008 và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền vào SCB Cần Thơ bao gồm: lãi suất, thu nhập, ngƣời quen trong ngân hàng, chất lƣợng phục vụ của nhân viên và khoảng cách từ nhà đến SCB Cần Thơ; trong đó, yếu tố lãi suất ảnh hƣởng nhất tới quyết định của khách hàng. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi vào SCB Cần Thơ là: thu nhập, chi tiêu, số nhân khẩu và số ngƣời phụ thuộc. Qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. - Ths. Nguyễn Quốc Nghi (2010): “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”. Bài viết thu thập số liệu từ 458 hộ gia đình và ứng dụng phƣơng pháp hồi quy để đƣa ra kết luận về quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tƣơng quan thuận với các nhân tố là: tuổi của lao động chính, trình độ học vấn của lao động chính, nghề nghiệp tạo ra thu nhập chính, tổng thu nhập hàng tháng của hộ, tổng số lao động trong hộ gia đình; đồng thời tƣơng quan nghịch với các nhân tố: giới tính của chủ hộ, tham gia hội đoàn thể, số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ, tổng số tiền chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình. Trong đó, nhân tố nghề nghiệp tạo ra thu nhập chính của hộ tác động mạnh nhất đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của hộ gia đình ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có bài viết hay tác giả nào nghiên cứu cụ thể về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Và với tình hình kinh tế phức tạp hiện nay, đặc biệt là vấn đề lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm thì liệu nó còn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng hay không. Vì vậy, dựa trên cơ sở lƣợc khảo tài liệu có liên quan và các số liệu thực tế tại VNCB chi nhánh Cần Thơ kết hợp với phỏng vấn điều tra khảo sát khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, em tiến hành thực hiện đề tài này. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Cơ sở lý luận về tiền gửi tiết kiệm 2.1.1.1 Các khái niệm - Tiền gửi: bao gồm tất cả các khoản tiền của tổ chức hoặc cá nhân gửi tại tổ chức nhận tiền gửi (không phân biệt mục đích, kỳ hạn, đối tƣợng). Tiền gửi có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách: + Theo mục đích: tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm; + Theo kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; + Theo đối tƣợng: tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân; + Theo loại tiền tệ: đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng. - Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầu tƣ ngày hôm nay để có đƣợc một khoản tiền lớn hơn trong tƣơng lai (bao gồm phần gốc là số tiền gửi ban đầu và khoản tiền lãi). - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thƣờng có các kỳ hạn khác nhau để ngƣời gửi tiền lựa chọn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thƣờng thấp hơn nhiều so với loại có kỳ hạn. - Kỳ hạn gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày ngƣời gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm. 5 2.1.1.2 Đối tượng gửi tiền tiết kiệm - Đối tƣợng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng VND là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nƣớc ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Đối tƣợng gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân ngƣời cƣ trú. 2.1.1.3 Thủ tục gửi tiền tiết kiệm - Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu: a). Ngƣời gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và xuất trình các giấy tờ sau: + Đối với ngƣời gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Chứng minh nhân dân. + Đối với ngƣời gửi tiền là cá nhân nƣớc ngoài phải xuất trình hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trƣờng hợp nhập, xuất cảnh đƣợc miễn thị thực); xuất trình hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền (đối với trƣờng hợp nhập, xuất cảnh có thị thực). + Đối với ngƣời gửi tiền là ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tƣ cách của ngƣời giám hộ hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời hạn chế năng lực hành vi dân sự. b). Ngƣời gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lƣu tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Trƣờng hợp ngƣời gửi tiền không thể viết đƣợc dƣới bất kỳ hình thức nào thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hƣớng dẫn cho ngƣời gửi tiền đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. c). Ngƣời gửi tiền thực hiện các thủ tục khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định. d). Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho ngƣời gửi tiền lần đầu sau khi ngƣời gửi tiền đã thực hiện các thủ tục trên. - Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo: + Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh, mô hình quản lý của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo việc nhận tiền gửi tiện lợi, chính xác và an toàn tài sản. 6 + Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, ngƣời gửi tiền có thể thực hiện trực tiếp hoặc gửi thông qua ngƣời khác theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 2.1.1.4 Cách thức trả lãi và gốc tiền gửi tiết kiệm - Cách thức trả lãi tiền gửi tiết kiệm: + Tiền lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm đƣợc tính nhƣ sau: • Tính theo tháng: Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc*[lãi suất (theo năm)/12]*số tháng gửi • Tính theo ngày: Tổng số tiền lãi = Số tiền gốc*[lãi suất (theo năm)/360]*số ngày gửi + Tiền lãi thông thƣờng đƣợc trả cuối kỳ (khi đáo hạn sổ tiết kiệm). + Tuy nhiên, nhiều ngân hàng có loại hình tiết kiệm trả lãi tháng, trả theo quý hoặc trả theo năm. Tức là cứ hết mỗi tháng/quý/năm bạn có thể đến nhận tiền lãi cho tháng/quý/năm đó và tiền gốc vẫn gửi lại ngân hàng cho đến khi đáo hạn. - Cách thức trả gốc tiền gửi tiết kiệm: + Thông thƣờng số tiền gốc gửi tiết kiệm sẽ đƣợc trả khi đến ngày đáo hạn sổ. Đến ngày đáo hạn mà bạn không đến rút gốc thì số tiền này sẽ tự động cộng lãi và quay vòng sang kỳ hạn mới với mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn tại thời điểm hiện tại; + Khi quá cần thiết bạn vẫn có thể rút trƣớc hạn (trong trƣờng hợp này nhiều ngân hàng sẽ chỉ tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian mà bạn thực gửi); + Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt tạo điều kiện cho khách hàng có thể rút số tiền gốc thành nhiều lần phù hợp với nhu cầu đột biến của mình. 2.1.2 Tiến trình ra quyết định của khách hàng 2.1.2.1 Hành vi khách hàng cá nhân a). Khái niệm: Khách hàng cá nhân là một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời đã, đang hoặc sẽ mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho mục đích cá nhân của họ. b). Đặc điểm của khách hàng cá nhân - Có quy mô lớn và thƣờng xuyên gia tăng; 7 - Rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa, sở thích tạo nên sự phong phú và đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm tiền gửi; - Lựa chọn ngân hàng để sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm phục vụ cho mục đích cá nhân có thể thay đổi nhanh chóng. c). Mô hình hành vi sử dụng gói sản phẩm về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân Các tác nhân kích thích Hộp đen ý thức của khách hàng Phản ứng của khách hàng Hình 2.1 Mô hình hành vi sử dụng gói sản phẩm về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân - Tác nhân kích thích: là tất cả các tác nhân, lực lƣợng bên ngoài khách hàng có thể gây ảnh hƣởng tới hành vi của khách hàng, bao gồm: + Các yếu tố kích thích của marketing: • Đây là những hoạt động marketing của ngân hàng tác động vào khách hàng một cách có chủ đích thông qua các chƣơng trình, chiến dịch marketing 4P; • Ngân hàng có khả năng kiểm soát các kích thích này. + Các tác nhân kích thích khác: • Là những tác nhân thuộc môi trƣờng bên ngoài, ngân hàng không điều khiển, kiểm soát đƣợc; • Bao gồm các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô; • Các nhân tố này có thể gây ra rủi ro hay thuận lợi cho ngân hàng, việc ngân hàng cần làm đó là dự báo và đƣa ra các kế hoạch để giảm thiểu rủi ro và khai thác tối đa thuận lợi. - Hộp đen ý thức: “Hộp đen” là thuật ngữ chỉ hệ thần kinh và cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin và phản ứng đáp lại các kích thích của con ngƣời. Hộp đen ý thức bao gồm 2 thành phần: đặc tính của khách hàng và quá trình quyết định gửi tiền. Phân tích “hộp đen” là một quá trình diễn ra bên trong khách hàng, đòi hỏi giao dịch viên, những ngƣời xây dựng các chƣơng trình marketing cần 8 phải rất tinh tế, có những kỹ năng về phân tích tâm lý khách hàng để có thể suy đoán, nhận biết đƣợc sự băn khoăn của khách hàng, từ đó xác định đƣợc nên đƣa ra thêm những thông tin hay hành động để hóa giải đƣợc những khúc mắc của khách hàng và kích thích/tác động vào những suy nghĩ tích cực của khách hàng đối với sản phẩm tiền gửi ở ngân hàng mình, giúp họ tiến gần hơn tới quyết định gửi tiền vào ngân hàng. - Phản ứng đáp lại của khách hàng: là những phản ứng khách hàng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà có thể quan sát đƣợc. Nói cách khác, là tập hợp các cảm xúc, thái độ và hành động của khách hàng khi tiếp cận với các kích thích. => Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình hành vi khách hàng: giúp ngƣời làm marketing hiểu biết sâu sắc về khách hàng, gia tăng khả năng dự báo và khai thác những đặc điểm về hành vi khách hàng khi xây dựng chiến lƣợc và các chƣơng trình marketing mix khác. 2.1.2.2 Quy trình ra quyết định của khách hàng Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm Thông tin Đánh giá chọn lựa Quyết định gửi Cân nhắc sau khi gửi Những ảnh hƣởng của các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý Hình 2.2 Sơ đồ mô tả quy trình ra quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng - Nhận biết nhu cầu diễn ra khi khách hàng cảm thấy có sự khác biệt giữa hiện trạng và mong muốn mà sự khác biệt này thì đủ để gợi nên và kích hoạt quá trình quyết định gửi tiền của khách hàng. - Tìm kiếm thông tin: Có 3 loại quyết định của khách hàng: + Ra quyết định theo thói quen bao gồm quyết định trung thành với ngân hàng và quyết định gửi tiền lặp lại; + Ra quyết định giới hạn; + Ra quyết định mở rộng. 9 Bản chất của việc tìm kiếm thông tin: + Tìm kiếm thông tin bên trong; + Tìm kiếm thông tin bên ngoài; + Sử dụng thông tin lƣu trữ: theo thói quen; + Ra quyết định mở rộng với thông tin bên trong và bên ngoài; + Tìm kiếm khám phá/tìm kiếm liên tục. Các nguồn thông tin đƣợc tìm kiếm: + Trí nhớ của khách hàng, những kinh nghiệm cá nhân và những hiểu biết có liên quan thấp; + Các nguồn thông tin cá nhân: bạn bè, gia đình, họ hàng; + Các nguồn thông tin độc lập: nhóm khách hàng và cơ quan Chính phủ; + Nguồn thông tin marketing: giao dịch viên, quảng cáo; - Đánh giá các phƣơng án lựa chọn: Khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, khách hàng muốn thỏa mãn ở mức độ cao nhất nhu cầu của mình bằng chính sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng đó. Họ tìm kiếm trong đặc điểm của sản phẩm những lợi ích nhất định. Khách hàng xem mỗi sản phẩm nhƣ một tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những lợi ích mà họ mong muốn có đƣợc và thỏa mãn nhu cầu của họ ở những mức độ khác nhau. Ngay cả khi đánh giá về một sản phẩm, sự nhìn nhận của họ về những thuộc tính mà họ cho là quan trọng nhất hay nổi bật nhất cũng không hoàn toàn giống nhau. Một số thuộc tính nổi bật lên vì khách hàng bị ảnh hƣởng của quảng cáo có nhấn mạnh về thuộc tính ấy. Ngƣơc lại, một thuộc tính nào đó không thật sự nổi bật có thể do khách hàng đã lãng quên nó, nhƣng khi đƣợc nhắc đến thì đƣợc thừa nhận là quan trọng. - Quyết định gửi: Tùy tình huống, sẽ có 3 loại quyết định: (1) Quyết định gửi lại tiếp, không có bất kỳ sự điều chỉnh nào; (2) Quyết định gửi lại có điều chỉnh; (3) Quyết định gửi ở ngân hàng khác. - Cân nhắc sau khi gửi: Sau khi đã quyết định gửi tiền, trong quá trình gửi khách hàng sẽ cảm nhận đƣợc mức độ hài lòng hay không hài lòng sản phẩm tiền gửi tại ngân hàng đó. + Sự hài lòng sau khi gửi: Nếu những lợi ích nhận đƣợc từ quyết định gửi không tƣơng xứng với những kỳ vọng của khách hàng thì khách hàng đó 10 sẽ không hài lòng. Nếu ngƣợc lại thì họ cảm thấy hài lòng, và nếu nó đáp ứng đƣợc nhiều hơn thế nữa, khách hàng sẽ rất hài lòng. Những cảm giác này của khách hàng sẽ dẫn đến hai hệ quả đối lập, hoặc là khách hàng sẽ tiếp tục lựa chọn sản phẩm tiền gửi đó và nói tốt về nó, hoặc là thôi không chọn lựa sản phẩm đó nữa hoặc không gửi ở ngân hàng đó nữa và nói những điều không tốt về nó với những ngƣời khác. + Những việc làm sau khi gửi: Sự hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm tiền gửi sẽ ảnh hƣởng đến hành vi gửi tiền sau này. Khách hàng không đƣợc hài lòng sẽ lựa chọn một trong hai tình huống hành động. Họ có thể từ bỏ hoặc lựa chọn sản phẩm tiền gửi khác, hoặc họ có thể cố gắng giảm sự khó chịu bằng cách tìm kiếm thông tin nào có thể xác nhận giá trị cao của nó hoặc tránh những thông tin có thể xác nhận giá trị kém của sản phẩm. 2.1.3 Khái niệm phƣơng pháp thống kê mô tả - Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn. - Các công cụ thống kê đƣợc sử dụng để phân tích số liệu: + Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu. + Xếp hạng theo tiêu thức: dùng để xác định các yếu tố chính ảnh hƣởng trực tiếp đến đối tƣợng nghiên cứu. + Bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu đƣợc sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tƣợng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu. + So sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu của năm này và năm kia. ∆y = y1 – y0 (2.1) Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trƣớc. y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 11 + Phƣơng pháp số tƣơng đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. ∆y = (y1/y0)*100% - 100% (2.2) Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trƣớc. y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y : là biểu hiện tốc độ tăng tƣởng của các chỉ tiêu. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: thu thập từ tài liệu do ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cung cấp và trên website, tạp chí có liên quan bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh chung, tình hình về tiền gửi tiết kiệm và các gói sản phẩm về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm. - Số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng cá nhân thông qua các nhân tố nhƣ: các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm, các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi tiết kiệm và cảm nhận của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại VNCB chi nhánh Cần Thơ. Việc điều tra phỏng vấn đƣợc tiến hành trong tháng 9 và 10 năm 2013. 2.2.2 Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu điều tra Thống kê mô tả chung về đối tƣợng điều tra: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, số nhân khẩu, số ngƣời phụ thuộc. 2.2.2.1 Cỡ mẫu Dƣ̣a vào lý thuyế t thố ng kê cơ bản ta có ba yế u tố chí nh ảnh hƣởng đế n quyế t đinh ̣ cỡ mẫu cầ n cho ̣n là : (1) Độ biến động của dữ liệu , (2) Độ tin câ ̣y trong nghiên cƣ́u, (3) Khoảng sai số cho phép. Cỡ mẫu đƣơ ̣c xác đinh ̣ theo công thƣ́c: n= p(1-p) (Z  /2/ MOE)2 (2.3) Với n: cỡ mẫu; p: tỷ lê ̣ xuấ t hiê ̣n của các phầ n tƣ̉ trong đơn vi ̣lấ y mẫu đúng nhƣ mục tiêu chọn mẫu (0  p  1); 12 Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin câ ̣y; MOE: Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ . - Độ biến động của dữ liệu V = p (1-p) (2.4) Trƣờng hơ ̣p bấ t lơ ̣i nhấ t là đô ̣ biế n đô ̣ng của dƣ̃ liê ̣u ở mƣ́c tố i đa thì V = p (1-p)  max  V’ = 1-2p = 0  p = 0,5 (2.5) - Độ tin cậy trong nghiên cứu . Do thời gian và chi phí có ha ̣n nên đề tài chọn độ tin cậy ở mức 90% nghĩa là sai số tố i đa  = 10%. Ta có giá tri ̣tra bảng của phân phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Z  /2 = 1,564 (2.6) - Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (*). Kế t hơ ̣p (2.5), (2.6) và (*) ta có cỡ mẫu n = 68 quan sát Với cách chọn mẫu trên, ta sẽ điều tra nghiên cứu 80 mẫu để đảm bảo độ tin cậy và để tránh sai sót trong quá trình điều tra thì tiến hành phát ra 100 bảng hỏi. 2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu Phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiền đƣợc thu thập theo tiêu chí: khách hàng cá nhân đến gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng và những khách hàng cá nhân chƣa gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng tại trung tâm quận, sau đó sẽ tiế n hành phỏng vấn trên hai nhóm đối tƣợng này theo tỷ lệ nhất định để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Tìm hiểu tình hình lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình lƣợng tiền gửi tiết kiệm tại VNCB Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Các công cụ đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp: + Bảng thống kê; + So sánh số tuyệt đối; + Phƣơng pháp số tƣơng đối. - Mục tiêu 2: Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ. - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 13 Sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính: dùng để giải thích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiền gửi tiết kiệm mà viê ̣c giải thić h không sƣ̉ du ̣ng các số liê ̣u thố ng kê và kế t quả hồ i quy . Sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu nhƣ: phần mềm Excel để nhập liệu, phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả, chạy hồi quy Binary Logistic và hồi quy tuyến tính. Cụ thể hơn, mô hình hồi quy Binary Logistic dùng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và mô hiǹ h h ồi quy tuyến tính dùng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vào ngân hàng, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Phƣơng pháp sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic và mô hin ̀ h h ồi quy tuyến tính đƣợc mô tả nhƣ sau: + Bƣớc đầu tiên, để đánh giá yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và lƣợng tiền gửi của khách hàng, biến phụ thuộc quyết định gửi tiền đƣợc sử dụng dƣới dạng biến giả. Biến giả đố i với mô hin ̀ h hồ i quy Binary Logistic nhằ m xác đinh ̣ các yế u tố ảnh hƣởng đế n quy ết định gửi tiền là biến giả dƣới dạng lƣỡng phân có nghĩa nhận một trong hai giá trị là (1) hoặc (0). Với (0) mang ý nghĩa là không gửi tiền vào VNCB chi nhánh Cần Thơ, (1) là có gửi tiền tại ngân hàng VNCB Cần Thơ. Ngoài ra, mô hin ̀ h hồ i quy tuyến tính xác đinh ̣ các yế u tố tác đô ̣ng đế n lƣơ ̣ng ti ền gửi vào ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì chọn biến phụ thuộc là biến định lƣợng cho thấy lƣơ ̣ng tiền gửi bằ ng số cu ̣ thể chiụ ảnh hƣởng bởi các biế n đƣa vào mô hình . Do đó , cầ n phải chọn biến đƣa vào mô hình sao cho phù hợp vì rất dễ có sự tƣơng quan giƣ̃a các biế n hay đa cô ̣ng tuyế n xảy ra sẽ làm cho mô hình không có ý nghĩa trong thực tế. + Bƣớc thứ hai, quyết định gửi tiền và lƣơ ̣ng tiề n g ửi sẽ đƣợc đo lƣờng thông qua viê ̣c lầ n lƣơ ̣t cha ̣y mô hình hồ i quy Binary Logistic cho quyết định gửi tiền và hồ i quy tuyến tính lƣợng tiền gửi của khách hàng vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Thông qua nhâ ̣n xét tình hình thƣ̣c tế tiế n hành p hân tić h các yế u tố tác đô ̣ng lên mô hin ̀ h sau đó sƣ̉ du ̣ng các kiể m đinh ̣ cơ bản trong thố ng kê để kiể m tra đánh giá các tiêu chí trên . Trong đề tài này mô hình hồi quy Binary Logistic và hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để nghiên cứu tìm ra nguyên nhân lý giải tại sao một số khách hàng quyết định đến gửi tiền tiết kiệm tại VNCB Cần Thơ trong khi những khách hàng khác lại không chọn VNCB chi nhánh Cần Thơ; và hiểu đƣợc lý do vì sao họ gửi tiền vào ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ với lƣợng lớn hay nhỏ. 14 - Mục tiêu 4: Đề xuất một số ý kiến nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và tăng lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ. Từ việc mô tả và phân tích trên, sử dụng phƣơng pháp suy luận để đề xuất các giải pháp thu hút khách hàng gửi tiền và tăng lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 2.2.4 Các biến đƣợc chọn và lý do chọn biến Việc quyết định gửi tiết kiệm và lƣợng tiền gửi vào ngân hàng có thể chịu tác động bởi các yếu tố nhƣ lãi suất tiền gửi, chất lƣợng phục vụ của nhân viên, đƣợc ngƣời quen giới thiệu, hình thức chiêu thị, thời gian giao dịch khi gửi tiết kiệm, khoảng cách từ nhà tới ngân hàng, giới tính của ngƣời gửi tiền, trình độ học vấn, tuổi, thu nhập và chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ, số thành viên có thu nhập trong hộ, số ngƣời ngoài tuổi lao động trong hộ, tình trạng hôn nhân. Mỗi yếu tố có thể tác động khác nhau đến việc đầu tƣ số tiền nhàn rỗi của khách hàng. Lý do chọn các biến trên để nghiên cứu đƣợc giải thích nhƣ sau: - Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà ngân hàng đƣa ra để huy động tiền gửi từ dân cƣ. Nếu ngân hàng quy định một mức lãi suất tiền gửi quá thấp sẽ khó có thể huy động đƣợc vốn nhàn rỗi từ dân cƣ. Vì thế, trƣớc đây, lãi suất đƣợc đánh giá là yếu tố quan trọng nhất để ngƣời dân chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm. Do đó, hầu hết các ngân hàng vẫn sử dụng lãi suất để thu hút và giữ chân khách hàng của mình, trong đó lãi suất của các NHTMCP hấp dẫn hơn các ngân hàng quốc doanh vì vậy các NHTMCP thƣờng thu hút nguồn vốn huy động từ dân cƣ cao, nhất là khách hàng cá nhân có số tiền lớn, mức tăng hay giảm của lãi suất ảnh hƣởng nhiều đến khoản lãi tiết kiệm của họ. Tuy nhiên, ngày 27/6/2013, NHNN đã ban hành thông tƣ 15/2013 quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài quy định: + Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dƣới 1 tháng: giảm từ 2% xuống 1,2%/năm; + Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 06 tháng giảm từ 7,5% xuống 7%/năm; + Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 06 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô: giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm. Vậy hiện nay lãi suất có còn đƣợc xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiề n gửi của khách hàng nữa không, bài nghiên cứu này sẽ có câu trả lời về điều đó. 15 - Chất lƣợng phục vụ của nhân viên ngân hàng: Khi mà lãi suất tiền gửi tiết kiệm đƣợc NHNN ấn định mức lãi suất trần thì chất lƣợng phục vụ của nhân viên ngân hàng sẽ là yếu tố chiếm một phần quan trọng không nhỏ trong việc ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Chất lƣợng phục vụ của nhân viên có thể đƣợc biểu hiện qua phong cách phục vụ của các nhân viên làm công tác tiếp xúc khách hàng. Nếu nhân viên ngân hàng có thái độ niềm nở, hòa nhã tạo không khí thoải mái khi tiếp xúc với ngƣời gửi tiền, nơi gởi tiền đƣợc tổ chức khoa học và thoáng mát thuận tiện thì càng dễ tạo thiện cảm với ngƣời gửi tiền và ngân hàng càng có khả năng huy động đƣợc tiền gửi nhiều hơn. - Đƣợc ngƣời quen giới thiệu hay có ngƣời quen làm nhân viên tại ngân hàng: Đây chính là yếu tố thể hiện niềm tin, sự an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng, một yếu tố quan trọng đối với khách hàng khi quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng. - Hình thức chiêu thị: bao gồm các chƣơng trình quảng cáo, các chính sách khuyến mãi ƣu đãi hay đến nhà tƣ vấn cho khách hàng. Yếu tố này cũng đóng vai trò thu hút khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. - Thời gian giao dịch: bao gồm thời gian giao dịch và các thủ tục cần thiết cho giao dịch khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Nếu thời gian giao dịch càng ngắn và các thủ tục giao dịch càng đơn giản sẽ giúp tiết kiệm đƣợc thời gian cho khách hàng, làm hài lòng khách hàng thì khả năng huy động tiền gửi càng nhiều. - Khoảng cách từ nhà tới ngân hàng: Yếu tố này cũng quyết định đến việc gửi tiền vào ngân hàng. Thông thƣờng, ngƣời dân thích đơn giản, tiện lợi, nên khách hàng cũng thƣờng lựa chọn ngân hàng gần nhà để dễ dàng, thuận tiện giao dịch và tiết kiệm đƣợc chi phí đi lại. - Giới tính: Biến này là biến giả với giá trị 0 có nghĩa là nam giới và giá trị 1 có nghĩa là nữ giới. Thƣờng thì phụ nữ là ngƣời quản lý tiền trong gia đình, nên họ có thể kiểm soát đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi có đƣợc bao nhiêu hàng tháng và quyết định kênh đầu tƣ nào để sinh lãi. - Tuổi tác: Tuổi của khách hàng càng cao thì cho thấy họ có xu hƣớng tiết kiệm nhiều hơn có thể là vì mục đích sinh lãi, dự phòng lúc tuổi già hoặc để ổn định cuộc sống. Thêm vào đó, khách hàng càng lớn tuổi càng ngại đầu tƣ vào các kênh có rủi ro cao, nhiều biến động nên sẽ chọn gửi tiền tiết kiệm. Ngƣợc lại, những ngƣời trẻ tuổi thƣờng có khuynh hƣớng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, thích rủi ro, mạo hiểm do đó họ thƣờng ít gửi tiết kiệm hoặc sử dụng số tiền nhàn rỗi để đầu tƣ vào các kênh khác. 16 - Trình độ học vấn: đƣợc phân loại theo các cấp bậc: từ tiểu học tới trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), trung cấp, cao đẳng/đại học, sau đại học. Đây là biến giả nhận các giá trị tƣơng ứng theo cấp bậc trên là 0, 1, 2, 3, 4. Những khách hàng có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán đầu tƣ hiệu quả càng lớn và khả năng đem lại thu nhập cũng cao hơn, nên có thể quyết định gửi tiết kiệm cũng tăng lên. Tuy nhiên, chính vì trình độ cao nên có thể sẽ lựa chọn kênh đầu tƣ khác để sinh lời nhiều hơn kênh tiền gửi tiết kiệm. - Nghề nghiệp: đƣợc phân loại nhƣ sau: khác, cán bộ/công nhân viên chức, công nhân, nội trợ, học sinh/sinh viên, kinh doanh. Đây là biến giả nhận các giá trị tƣơng ứng nhƣ trên là 0, 1, 2, 3, 4, 5. - Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ: Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những hộ có thu nhập cao thì họ thƣờng có quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng (nếu có tiền nhàn rỗi) hơn là những hộ có thu nhập thấp. - Chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ: Ngƣợc lại với thu nhập trung bình hàng tháng của hộ, những hộ có chi tiêu trong tháng càng nhiều thì thƣờng không có quyết định gửi tiền tiết kiệm và ngƣợc lại. - Số ngƣời phụ thuộc trong hộ: là những thành viên chƣa đến độ tuổi lao động hoặc quá độ tuổi lao động trong các hộ gia đình, bao gồm những ngƣời dƣới 15 tuổi và trên 60 tuổi. Số ngƣời phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì quyết định gửi tiết kiệm cũng nhƣ lƣợng tiền gửi vào các ngân hàng sẽ càng thấp. - Số ngƣời có thu nhập trong hộ: Số ngƣời tạo ra thu nhập trong hộ càng đông thì thu nhập sẽ càng cao và lƣợng tiền gửi cũng tăng lên. Và ngƣợc lại. 2.2.5 Các biến giải thích đƣợc sử dụng trong mô hình - Mô hình hồ i quy Binary Logistic biể u diễn mố i quan hê ̣ của cá c nhân tố ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền của khách hàng Loge[ P(Y  1) ]=  0+  1X1+  2X2+  3X3+  4X4+  5X5+  6X6+  7X7 P(Y  0) +  8X8 +  9X9 +  10X10+  11X11+Ui Trong đó: Y là quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào VNCB Cần Thơ đƣợc đo lƣờng bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là quyết định có và 0 là quyết định không gửi vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ). Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11 là các biến độc lập. 17 Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình hồi quy Binary Logistic về quyết định gửi tiết kiệm vào VNCB Cần Thơ đƣợc tổng hợp nhƣ bảng sau: Bảng 2.1 Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình hồi quy Binary Logistic Biến Giải thích biến Dấu kỳ vọng Thu nhập hàng tháng của hộ (X1) Biến đo lƣờng thu nhập tính bằng đồng - Lãi suất tiền gửi (X2) Chất lƣợng phục vụ của nhân viên (X3) Có quen với nhân viên NH (X4) Hình thức chiêu thị (X5) Thời gian giao dịch (X6) Giới tính của khách hàng (X7) Trình độ (X8) Khoảng cách từ nhà đến VNCB (X9) Số nhân khẩu (X10) Số ngƣời phụ thuộc (X11) Biến giả với 3 giá trị: Không hấp dẫn = 0, Bình thƣờng = 1, Hấp dẫn = 2 Biến giả với 3 giá trị: Không tốt = 0, Bình thƣờng = 1, Tốt = 2 Biến giả với 2 giá trị: Có quen = 1, Không quen = 0 Biến giả với 3 giá trị: Không tốt = 0, Bình thƣờng = 1, Tốt = 2 + Biến đo lƣờng thời gian bằng phút - Biến giả: Nam = 0, Nữ = 1 - Biến đƣợc thể hiện là 0, 1, 2, 3, 4, tƣơng ứng với các trình độ: tiểu học tới THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng/đại học, sau đại học + Biến đo lƣờng bằng mét - Số ngƣời trong gia đình - Số ngƣời ngoài tuổi lao động + - Mô hình hồ i quy tuyến tính biể u diễn mố i quan hê ̣ của các nhân tố ảnh hưởng tới lượng tiền gửi của khách hàng Yi=  0+  1X1+  2X2+  3X3+  4X4+  5X5+Ui Với: Yi : lƣơ ̣ng tiền gửi của khách hàng X1: Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ X2: Chi tiêu dùng hàng tháng X4: Hình thức chiêu thị 18 X5: Nghề nghiệp của khách hàng Bảng 2.2 Tổ ng hơ ̣p các biế n với dấ u k ỳ vọng đƣợc xem xét mô hình hồi quy tƣơng quan Dấu kỳ Biến Giải thích biến vọng Thu nhập hàng tháng Biến đo lƣợng thu nhập tính bằng đồng + của hộ (X1 Chi tiêu hàng tháng Biến đo lƣợng chi tiêu tính bằng đồng + của hộ (X2) Tuổi (X3) Tuổi của ngƣời gửi tiền + Hình thức chiêu thị Biến giả với 3 giá trị: Không tốt = 0, (X4) Bình thƣờng = 1, Tốt = 2 Biến giả với các giá trị: Khác = 0, Nghề nghiệp của Cán bộ/công nhân viên = 1, Công nhân = 2, khách hàng (X5) Nội trợ = 3, Học sinh/sinh viên = 4 Kinh doanh =5 19 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam - VNCB chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là NHTMCP nông thôn Rạch Kiến - ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và đƣợc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, thị tứ Long Hòa, huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An. Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, NHTMCP nông thôn Rạch Kiến đƣợc Thống đốc NHNN chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành NHTMCP đô thị và đổi tên thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Tín (TRUSTBank), theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Việc chấp thuận cho ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của TRUSTBank với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn thành mục tiêu đƣa TRUSTBank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lƣợng phục vụ tốt nhất tại Việt Nam. Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng mạng lƣới hoạt động, theo quyết định số 1855/QĐ-NHNN của NHNN, ngày 21/08/2008, NHTMCP Đại Tín chuyển địa điểm trụ sở chính đến số 145-147149 Hùng Vƣơng, phƣờng 2, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Ngày 24/05/2013, theo Quyết định số 1161/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN đổi tên ngân hàng Đại Tín thành ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Theo lộ trình triển khai định hƣớng phát triển mới, ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - tiền thân là NHTMCP Đại Tín, đƣợc chuyển đổi tên nhằm nâng tầm thƣơng hiệu phù hợp với chiến lƣợc phát triển là đáp ứng nhu 20 cầu thiết thực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Xây dựng hiện nay nói riêng. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam là ngân hàng đa năng, tập trung hoạt động theo hƣớng cung cấp các dịch vụ ngân hàng đặc thù đến các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng nhà ở xã hội, nhà trả chậm. Tính đến tháng 12/2011, mạng lƣới hoạt động của VNCB có 112 điểm trên toàn quốc, đạt chỉ tiêu về phát triển mạng lƣới do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Trong đó, VNCB chi nhánh Cần Thơ chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động ngày 11/01/2009 tại 109 - 111 Trần Hƣng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Sau một thời gian hoạt động, VNCB Cần Thơ đã đạt đƣợc kết quả kinh doanh với những con số khá khả quan. Với việc mở rộng mạng lƣới, VNCB mong muốn đáp ứng đƣợc đông đảo nhu cầu khách hàng trong nƣớc nói chung và khu vực nói riêng để có thể mang đến cho khách hàng những tiện ích đa dạng và phong phú. Với phƣơng châm “Nơi niềm tin và thành đạt”, VNCB luôn hy vọng mang đến cho khách hàng sự hài lòng và hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, NHTMCP Xây dựng Việt Nam không ngừng cải thiện và phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức 3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của chi nhánh - Cơ cấu bộ máy tổ chức hiện nay của VNCB Cần Thơ nhƣ sau: 21 BAN GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PGD HAI BÀ TRƢNG PGD NINH KIỀU PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC PGD TÂY ĐÔ BỘ PHẬN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG PGD Ô MÔN PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ PGD THỐT NỐT Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức của VNCB Cần Thơ Ghi chú: PGD - Phòng giao dịch Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Xây dựng Việt Nam - Cần Thơ - Nhiệm vụ của các phòng ban: + Ban Giám đốc: định hƣớng và điều hành các hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo việc kinh doanh an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định pháp luật và các chính sách nội bộ, cung cấp cho khách hàng dịch vụ ngân hàng chất lƣợng cao nhất, quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên. + Phòng Hành chính - Tổ chức: theo dõi, quản lý danh sách nhân viên, thực hiện các nghiệp vụ hành chính, quản lý con dấu, công văn đến, công văn đi, thực hiện các thủ tục liên quan đến chế độ đối với ngƣời lao động, quản lý tài sản. 22 + Phòng Kế toán - Ngân quỹ: • Bộ phận Kế toán: đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về kế toán của Nhà nƣớc và của ngân hàng, thực hiện công tác kế toán tổng hợp, kế toán quản trị, kế toán tài sản, thuế, chi tiêu nội bộ góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. • Bộ phận Ngân quỹ: trực tiếp thu và giải ngân khi có phát sinh trong ngày, kiểm tra lƣợng tiền mặt và ngân phiếu, khóa sổ ngân quỹ, kết hợp kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh. + Phòng kinh doanh: đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về tín dụng của Nhà nƣớc và của ngân hàng, quản lý các khoản vay, thẩm định, cho vay, tìm kiếm khách hàng góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. + Các phòng giao dịch: thực hiện các giao dịch với khách hàng để cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt nhất. 3.1.2.2 Mạng lưới của ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Mạng lƣới hoạt động của NHTMCP Xây dựng Việt Nam bao gồm 5 phòng giao dịch đƣợc phân bố nhƣ Hình 3.1. Cụ thể hơn, sáng ngày 24/06/2009, NHTMCP Xây dựng Việt Nam đã tổ chức khai trƣơng thêm 2 đơn vị mới tại thành phố Cần Thơ. Phòng giao dịch Hai Bà Trƣng: 116 Hai Bà Trƣng, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Phòng giao dịch Ninh Kiều: 118/9/43A-118/9/43K Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tháng 04/2010, VNCB khai trƣơng phòng giao dịch Ô Môn: đƣờng 26/3, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ và phòng giao dịch Tây Đô: 139 Đƣờng 30 tháng 4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Đến tháng 07/2010 thì phòng giao dịch Thốt Nốt: 330B, Quốc lộ 91, P. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ cũng chính thức hoạt động. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ - các phòng giao dịch đƣợc kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống VNCB. 3.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Nhiệm vụ: chấp hành nghiêm chỉnh luật NHNN, Luật của các TCTD, cụ thể: 23 + Chấp hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc, định mức tồn quỹ nội tệ, ngoại tệ; + Công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất về tiền gửi, cho vay, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền phạt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo quyết định của NHNN Việt Nam; + Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm vật chất với khách hàng bằng toàn bộ vốn và tài sản hợp pháp khác của ngân hàng. Giữ bí mật về hoạt động của khách hàng ngoại trừ trƣờng hợp có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật theo quy định. - Chức năng: + Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ; + Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; + Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Thế giới; + Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu giá, bảo lãnh dự thầu; + Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; + Thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác. 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNCB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.2.1 Tình hình nhân sự NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khách hàng thƣờng xuyên tiếp xúc giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên có ảnh hƣởng đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, cán bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại cũng nhƣ khách hàng trong tƣơng lai, các ngân hàng nói chung và VNCB nói riêng luôn không ngừng đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ nhân viên của mình. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng số nhân viên của chi nhánh tăng từ 44 ngƣời trong năm 2010 lên đến 55 ngƣời tính đến cuối tháng 6 năm 2013 và cơ cấu lao động cũng có một số biến động nhƣ Bảng 3.1. 24 Bảng 3.1 Tình hình nhân sự VNCB chi nhánh Cần Thơ (năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013) Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu TỔNG SỐ SL % 44 100,00 Đại học Khác 33 11 75,00 25,00 Nam Nữ 11 33 25,00 75,00 SL % 49 100,00 Trình độ học vấn 37 75,51 12 24,49 Giới tính 13 26,53 36 73,47 SL % 54 100,00 6 tháng đầu năm 2013 SL % 55 100,00 40 14 74,07 25,93 44 11 80,00 20,00 18 36 33,33 66,67 17 38 30,91 69,09 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức của VNCB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: SL - Số lượng Xét về cơ cấu nhân sự phân theo giới tính, nhân viên nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhân viên nam. Năm 2010, nhân viên nữ là 33 ngƣời chiếm 75,00%, năm 2011 là 36 (73,47%), năm 2012 là 36 (66,67%) và tính đến cuối tháng 6 năm 2013 là 38 (69,09%). Để lý giải cho điều trên là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành ngân hàng nói chung và đội ngũ giao dịch viên nói riêng cần nguồn nhân sự nữ là chủ yếu. Trƣớc sự ra đời ngày càng nhiều của các ngân hàng, tính cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, cách tốt nhất là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất, mà nhất là nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên. Nắm bắt đƣợc điều đó nên xét về cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn, trình độ đại học của đội ngũ nhân viên VNCB chi nhánh Cần Thơ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 ngân hàng có 44 nhân viên trong đó trình độ đại học là 33 ngƣời (chiếm đến 75,00%) và tính đến cuối tháng 6 năm 2013 số lƣợng này tăng thêm 11 ngƣời, chiếm 80,00% trong tổng số nhân viên của ngân hàng. 3.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Trong việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và lƣợng tiền gửi của khách hàng không thể không tìm hiểu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cũng chứng tỏ đƣợc khả năng quản lý tốt, chứng tỏ đƣợc uy tín của ngân hàng, khách hàng sẽ yên tâm lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, tiếp tục gửi tiền 25 hoặc gửi với lƣợng tiền nhiều hơn. Và ngƣợc lại, nếu ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém sẽ làm mất niềm tin đối với khách hàng. Với số liệu nhƣ Bảng 3.2, trong giai đoạn 2010 - 2012, thu nhập, chi phí và lợi nhuận trƣớc thuế của VNCB chi nhánh Cần Thơ đều tăng. Tốc độ tăng trƣởng của thu nhập năm 2011 là 6,61% lớn hơn tốc độ tăng trƣởng của chi phí cùng năm là 6,18%. Sang năm 2012, tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận là 16,22% tăng gần 2,5 lần so với năm 2011 nhƣng lại thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của chi phí là 16,27%. Điều này dẫn đến tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận trƣớc thuế lại giảm từ 16,97% năm 2011 xuống còn 15,23% năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do từ năm 2011 khi lạm phát cao, chính sách tài khóa và tiền tệ bị thắt chặt, thị trƣờng bất động sản đóng băng, mà ngân hàng đã dành lƣợng vốn quá lớn để cho vay và đầu tƣ vào doanh nghiệp bất động sản, nên thanh khoản suy kiệt và nợ xấu tăng cao. Từ đó bộc lộ sự yếu kém của hệ thống quản lý rủi ro, dẫn tới mất cân đối lớn trong bảng cân đối tài chính. Trƣớc thực trạng trên, ngân hàng buộc phải tái cơ cấu toàn diện nhằm khắc phục, chấn chỉnh và củng cố giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại. Do đó, cuối năm 2012, sau quá trình rà soát, NHNN công khai chính thức danh sách 9 ngân hàng bắt buộc phải tái cấu trúc. Là 1 trong 9 ngân hàng nằm trong danh sách, để tồn tại và phát triển, VNCB đã có phƣơng án chủ động tự tái cơ cấu trình NHNN và Chính phủ xem xét, phê duyệt từ rất sớm. Trên cơ sở đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, ngày 6/9/2012, Thống đốc NHNN cũng đã có văn bản số 652/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận nguyên tắc phƣơng án tái cơ cấu VNCB. Đầu năm 2013, nhóm cổ đông cá nhân và Tập đoàn Thiên Thanh đã mua lại hơn 80% cổ phần của các cổ đông cũ giúp cho kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có những bƣớc khởi sắc rõ rệt. 26 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại VNCB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2010 I.Thu nhập 1. Thu hoạt động TD 2. Thu hoạt động DV 3. Thu KD ngoại tệ 4. Thu khác II.Chi phí 5. Chi hoạt động TD 6. Chi hoạt động DV 7. Chi KD ngoại tệ 8. Chi phí hoạt động 9. Chi khác III LNTT 161.471 159.273 1.598 305 295 155.026 136.912 601 23 17.475 15 6.445 2011 172.140 169.534 1.896 395 315 164.601 146.398 924 31 17.234 14 7.539 2012 6T 2012 6T 2013 200.065 108.702 196.699 106.367 2.538 1.832 415 224 413 279 191.378 98.344 170.939 87.046 995 518 35 20 19.390 10.750 19 10 8.687 10.358 79.718 77.707 1.540 205 266 66.775 54.856 533 24 11.355 7 12.943 2011/2010 +/10.669 10.261 298 90 20 9.575 9.486 323 8 -241 -1 1.094 % 6,61 6,44 18,65 29,51 6,78 6,18 6,93 53,74 34,78 -1,38 -6,67 16,97 2012/2011 +/27.925 27.165 642 20 98 26.777 24.541 71 4 2.156 5 1.148 % 16,22 16,02 33,86 5,06 31,11 16,27 16,76 7,68 12,90 12,51 35,71 15,23 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức của VNCB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: 6T - 6 tháng đầu năm, TD - Tín dụng, DV - Dịch vụ, KD - Kinh doanh, LNTT - Lợi nhuận trước thuế 27 6T 2013/ 6T 2012 +/% -28.984 -26,67 -28.660 -26,94 -292 -15,94 -19 -8,48 -13 -4,66 -31.569 -32,10 -32.190 -36,98 15 2,90 4 20,00 605 5,63 -3 -30,00 2.585 24,96 Mặc dù, thu nhập và chi phí 6 tháng đầu năm 2013 lần lƣợt là 79.717 triệu đồng và 66.775 triệu đồng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Song, lợi nhuận trƣớc thuế lại tăng mạnh hơn giai đoạn trƣớc. Lý giải cho vấn đề trên là vì khoảng chênh lệch giảm của thu nhập ít hơn khoảng chênh lệch giảm của chi phí. Cụ thể hơn, thu nhập giảm 28.984 triệu đồng tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng -26,67% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhƣng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 lại giảm mạnh 31.569 triệu đồng tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng là -32,10%. Điều này làm cho lợi nhuận trƣớc thuế tăng 2.585 triệu đồng tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc 24,96%. Hiện nay, ở địa bàn quận Ninh Kiều nói riêng, TP. Cần Thơ nói chung, NHTM ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng, cộng với sự biến động giá cả thị trƣờng, mà nhu cầu vay vốn cũng tăng. Vì mục tiêu lợi nhuận và củng cố uy tín vị thế của mình trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động. Nhƣng việc tăng lãi suất này bao giờ cũng là lựa chọn khó khăn của các NHTM, bởi lẽ lãi suất cho vay không dễ gì tăng lên tƣơng ứng. Điều này làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, qua việc phân tích trên ta thấy đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của VNCB chi nhánh Cần Thơ. Để làm đƣợc điều này, không thể không kể đến vai trò quản lý điều hành của Hội sở chính nói chung và ban giám đốc NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Khả năng quản lý của họ đã giúp ngân hàng có những chính sách và hƣớng đi phù hợp trong điều kiện kinh doanh khó khăn. Ngoài ra, sự quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng nâng cao đƣợc uy tín của mình trên thị trƣờng. Nó giúp cho VNCB chi nhánh Cần Thơ tạo đƣợc niềm tin ở khách hàng cũng nhƣ các doanh nghiệp nhờ vào những chiến lƣợc kinh doanh thu hút. Do đó, hiện nay, VNCB chi nhánh Cần Thơ có mối quan hệ về tiền gửi với khách hàng khá tốt, thể hiện rõ hơn ở mục nghiên cứu kế tiếp. 3.2.3 Tình hình về tiền gửi tiết kiệm của NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Qua Bảng 3.3, ta thấy tình hình vốn huy động thông qua kênh tiền gửi (TG) và phát hành giấy tờ có giá (GTCG) tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, đặc biệt tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013, với con số lên đến 1.029.630 triệu đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng là 26,74% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn huy động tăng sẽ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao, đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. . 28 Bảng 3.3 Tình hình huy động vốn tại VNCB chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tổng vốn huy động 894.850 I. Phân loại theo đối tƣợng 1. TG dân cƣ 629.380 2. TG của các TCKT 255.470 3. Phát hành GTCG 10.000 II. Phân loại theo kỳ hạn 1.TG không kỳ hạn 55.050 2. TG/GTCG dƣới 12T 719.350 3. TG từ 12T trở lên 120.450 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền So sánh 2011/2010 % 5,55 6T 2013/ 6T 2012 +/% +/% 151.260 16,01 217.250 26,74 2012/2011 944.505 1.095.765 812.380 1.029.630 +/49.655 670.360 261.145 13.000 779.343 301.422 15.000 573.680 228.700 10.000 742.680 274.950 12.000 40.980 5.675 3.000 6,51 2,22 30,00 108.983 16,26 169.000 40.277 15,42 46.250 2.000 15,38 2.000 29,46 20,22 20,00 56.250 603.120 285.135 57.130 728.135 310.500 40.820 565.410 206.150 42.930 637.560 349.140 1.200 -116.230 164.685 2,18 -16,16 136,72 880 1,56 2.110 125.015 20,73 72.150 25.365 8,90 142.990 5,17 12,76 69,36 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức của VNCB chi nhánh Cần Thơ Ghi chú: TG - Tiền gửi, TCKT - Tổ chức kinh tế, GTCG - Giấy tờ có giá, 12T - 12 tháng, 6T - 6 tháng đầu năm 29 Nếu phân loại theo đối tƣợng, vốn huy động gồm có TG của dân cƣ, tổ chức kinh tế (TCKT) và phát hành GTCG. Trong đó, nguồn vốn chủ yếu đƣợc huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 70% trong cơ cấu qua các năm. Đây đƣợc xem là một cơ cấu nguồn vốn khá lí tƣởng và phù hợp với chiến lƣợc phát triển của VNCB; vì các khoản tiền gửi của các TCKT hầu hết là không kì hạn để phục vụ cho mục đích thanh toán qua ngân hàng nhƣ ủy nhiệm chi, séc, chuyển khoản nên không đƣợc xem là nguồn vốn có tính ổn định. Thêm vào đó, nhƣ Bảng 3.3, các khoản mục TG của dân cƣ, các TCKT và phát hành GTCG đều tăng qua các năm, đặc biệt hơn cả là 6 tháng đầu năm 2013, TG của dân cƣ tăng 169.000 triệu đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng là 29,46% so với cùng thời điểm đó năm 2012. Có đƣợc kết quả này là do ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã thực hiện các chính sách phù hợp không chỉ thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng mới mà còn giữ chân các khách hàng cũ. 100% 80% 60% TG từ 12T trở lên 40% TG/GTCG dƣới 12T 20% TG không kỳ hạn 0% 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức của VNCB chi nhánh Cần Thơ Hình 3.2 Tỷ trọng vốn huy động phân loại theo kỳ hạn Nếu phân loại theo kỳ hạn, vốn huy động bao gồm TG không kỳ hạn, TG/GTCG dƣới tháng 12 và TG từ 12 tháng trở lên. Nhƣ Bảng 3.3, qua các năm, VNCB chi nhánh Cần Thơ đều huy động đƣợc TG/GTCG dƣới 12 tháng là chủ yếu. Khoản mục này có sự giảm nhẹ trong năm 2011 làm cho sự chênh lệch và tốc độ tăng trƣởng giữa năm 2011 với năm 2010 mang dấu âm, nhƣng sau đó đã tăng lên đến 728.135 triệu đồng năm 2012, tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng từ -16,81% năm 2011 tăng mạnh thành 20,73% năm 2012. Song, tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động có xu hƣớng giảm từ 80,39% năm 2010 30 chỉ còn 61,92% tính đến cuối tháng 6 năm 2013. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng vì loại vốn huy động này có tính ổn định khá thấp. Bên cạnh đó, TG từ 12 tháng trở lên thì có xu hƣớng tăng lên, với tỷ trọng 13,46% năm 2010 đã tăng lên thành 33,91% tính đến cuối tháng 6 năm 2013. Mà đây là loại tiền gửi có tính ổn định cao nên góp phần giúp cho ngân hàng quản lý đƣợc khả năng thanh toán của mình. Ngoài ra, với lƣợng tiền tăng nhanh qua các năm, làm cho khoản mục này tăng trƣởng 69,36% 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặt khác, ngoài lƣợng vốn khá lớn đƣợc huy động từ cá nhân, ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ còn có đƣợc nguồn vốn huy động không nhỏ từ các khách hàng là TCKT. Nếu đối với khách hàng cá nhân, loại tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp do mục đích gửi tiền của đa số ngƣời dân là để tiết kiệm, thì cũng nhƣ đã nói ở phần trƣớc, đối với khách hàng là các TCKT, gửi tiền chủ yếu là nhằm phục vụ thanh toán. Vì mức sinh lời thấp nên khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất là TG không kỳ hạn và có xu hƣớng giảm qua các năm. Tuy nhiên, việc huy động lƣợng vốn lớn từ đối tƣợng này vẫn có thể mang lại hiệu quả sử dụng cho ngân hàng. Do đó, lƣợng tiền và tốc độ tăng trƣởng vẫn tăng qua các năm. Ngoài ra, khi thu hút đƣợc các TCKT gửi tiền thì VNCB chi nhánh Cần Thơ còn có thể cung cấp đƣợc nhiều dịch vụ khác nhƣ ủy thác thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ thẻ. Bởi vì, thông thƣờng khách hàng có tâm lý sử dụng dịch vụ của các ngân hàng đã có quan hệ giao dịch trƣớc đây. Nhìn chung, đặc điểm tiền gửi của 2 đối tƣợng là khác nhau và có tác động trái ngƣợc nhau đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Nhƣng sự đa dạng về các loại tiền gửi cũng là một cách để đảm bảo khả năng thanh toán của VNCB Cần Thơ. Với một chính sách thanh khoản hợp lý thì sẽ giúp ngân hàng tận dụng tối đa nguồn vốn có đƣợc để đầu tƣ hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện tối thiểu hóa rủi ro thanh khoản. 3.2.4 Các gói sản phẩm về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 3.2.4.1 Tiền gửi tiết kiệm tích lũy Nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy số tiền nhỏ hàng tháng từ nguồn tiền nhàn rỗi để đạt số tiền lớn trong tƣơng lai, giúp khách hàng thực hiện các kế hoạch tài chính trong cuộc đời, NHTMCP Xây dựng Việt Nam đã triển khai sản phẩm “Tiết kiệm tích lũy” giúp khách hàng tích góp số tiền nhỏ để thức hiện ƣớc mơ lớn. 31 - Tiện ích • Thủ tục đơn giản, thời gian giao dịch nhanh chóng; • Mở tài khoản một nơi có thể giao dịch nhiều nơi; • Khách hàng đƣợc mở tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn miễn phí tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam. - Đặc tính sản phẩm • Kỳ hạn gửi: 1 năm đến 10 năm; • Loại tiền gửi: VND; • Định kỳ gửi: hàng tháng, hàng quý; • Số tiền đăng ký gửi định kỳ: tối thiểu là 100.000 VND; Khách hàng có thể gửi số tiền ≥ số tiền đã đăng ký gửi. • Lãi suất: 10,5%/năm (áp dụng kể từ 27/3/2012); • Lãi suất ƣu đãi khi gửi lại: bằng lãi suất tại thời điểm điều chỉnh và không thấp hơn lãi suất áp dụng của năm đầu tiên; • Lãi suất tất toán trƣớc hạn: bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất áp dụng tại thời điểm tất toán; • Thời gian trả lãi: Tiền lãi đƣợc trả một lần vào thời điểm tất toán; • Cách tính lãi: Lãi khách hàng đƣợc hƣởng = Số dƣ tiền gửi*Số ngày thực gửi*[Lãi suất từng thời điểm (%/năm)/360]. 3.2.4.2 Tiền gửi “Tiết kiệm 12 - Nhân 2 ưu đãi” - Tiện ích Nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng có nhu cầu gửi tiền dài hạn, NHTMCP Xây dựng Việt Nam triển khai sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm 12 - Nhân 2 ƣu đãi” với lãi suất ƣu đãi nhất. - Đặc tính sản phẩm • Đối tƣợng: Khách hàng cá nhân. • Kỳ hạn gửi: 12 tháng. • Loại tiền gửi: VND. • Số tiền gửi tối thiểu: 10.000.000 đồng. • Kỳ nhận lãi: cuối kỳ, hàng tháng. 32 • Lãi suất (áp dụng kể từ 27/9/2012): ◦ Lãi suất hàng tháng: 10%/năm; ◦ Lãi suất hàng quý: 10,2%/năm; ◦ Lãi suất cuối kỳ: 10,5%/năm. 3.2.4.3 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng ngoại tệ - Tiện ích • Đảm bảo vay vốn, mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho ngƣời thứ ba vay vốn tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam; • Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập ở nƣớc ngoài; • Với hệ thống giao dịch trực tuyến, khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống VNCB; • Là cơ sở để đƣợc xét cấp hạn mức thấu chi; • Dịch vụ hỗ trợ: Kiểm tra số dƣ tài khoản với SMS Banking. - Đặc tính sản phẩm • Đối tƣợng: ◦ Cá nhân ngƣời Việt Nam; ◦ Cá nhân ngƣời nƣớc ngoài (cƣ trú, không cƣ trú). • Kỳ hạn gửi: 1 tháng - 36 tháng (kỳ hạn gửi tiền thay đổi theo quy định của VNCB từng thời kỳ). • Loại tiền gửi: USD. • Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 20 USD (số tiền gửi tối thiểu ban đầu thay đổi theo quy định của NHTMCP Xây dựng Việt Nam từng thời kỳ). 3.2.4.4 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ bằng VND - Tiện ích: tƣơng tự tiện ích trong mục 3.2.4.3. - Đặc tính sản phẩm • Đối tƣợng: ◦ Cá nhân ngƣời Việt Nam; ◦ Cá nhân ngƣời nƣớc ngoài (cƣ trú, không cƣ trú). • Kỳ hạn gửi: Kỳ hạn gửi tiền thay đổi theo quy định của VNCB từng thời kỳ. 33 ◦ Đối với trả lãi hàng tháng: 2 tháng - 36 tháng; ◦ Đối với trả lãi hàng quý: 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. • Loại tiền gửi: VND. • Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 200.000 đồng (số tiền gửi tối thiểu ban đầu thay đổi theo quy định của NHTMCP Xây dựng Việt Nam từng thời kỳ). 3.2.4.5 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi trả trước bằng VND - Tiện ích: tƣơng tự tiện ích trong mục 3.2.4.3. - Đặc tính sản phẩm • Đối tƣợng: ◦ Cá nhân ngƣời Việt Nam; ◦ Cá nhân ngƣời nƣớc ngoài (cƣ trú, không cƣ trú). • Kỳ hạn gửi: 1 tháng - 36 tháng (kỳ hạn gửi tiền thay đổi theo quy định của NHTMCP Xây dựng Việt Nam từng thời kỳ). • Loại tiền gửi: VND. • Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 200.000 đồng (số tiền gửi tối thiểu ban đầu thay đổi theo quy định của NHTMCP Xây dựng Việt Nam từng thời kỳ). 3.2.4.6 Tiền gửi có kỳ hạn lãi suất linh hoạt - Tiện ích • Lãi suất linh hoạt theo thị trƣờng; • Linh hoạt lựa chọn kỳ nhận lãi; • Là cơ sở để đƣợc xét cấp hạn mức thấu chi; • Đảm bảo vay vốn, mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho ngƣời thứ ba vay vốn tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam. - Đặc tính sản phẩm • Đối tƣợng: Khách hàng cá nhân. • Kỳ hạn gửi: 12 tháng, 18 tháng. • Kỳ nhận lãi: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng. • Loại tiền gửi: VND. • Số tiền gửi tối thiểu: 5.000.000 đồng. 34 • Hình thức nhận lãi: ◦ Nhận bằng tiền mặt vào cuối mỗi kỳ nhận lãi; ◦ Chuyển tiền lãi hàng kỳ vào tài khoản; ◦ Tự động nhập lãi vào vốn gốc cuối mỗi kỳ nhận lãi để tính kỳ tiếp theo. 3.2.4.7 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng VND - Tiện ích: tƣơng tự tiện ích trong mục 3.2.4.3. - Đặc tính sản phẩm: tƣơng tự đặc tính sản phẩm trong mục 3.2.4.5. 3.2.6.8 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND - Tiện ích • Cầm cố sổ tiết kiệm để: vay vốn, đảm bảo mở thẻ tín dụng hay bảo lãnh cho ngƣời thứ ba vay vốn tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam; • Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập ở nƣớc ngoài; • Cá nhân ngƣời cƣ trú đƣợc sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm để thanh toán tiền vay hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác của chính chủ tài khoản tại NHTMCP Xây dựng Việt Nam; • Với hệ thống giao dịch trực tuyến, quý khách có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của NHTMCP Xây dựng Việt Nam; • Là cơ sở để đƣợc xét cấp hạn mức thấu chi; • Dịch vụ hỗ trợ: Kiểm tra số dƣ tài khoản với SMS Banking. - Đặc tính sản phẩm • Đối tƣợng: ◦ Cá nhân ngƣời Việt Nam; ◦ Cá nhân ngƣời nƣớc ngoài (cƣ trú, không cƣ trú). • Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn. • Loại tiền gửi: VND. • Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 200.000 đồng (số tiền gửi tối thiểu ban đầu thay đổi theo quy định của VNCB từng thời kỳ). 3.2.4.9 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ - Tiện ích: tƣơng tự đặc tính sản phẩm trong mục 3.2.4.8. - Đặc tính sản phẩm 35 • Đối tƣợng: ◦ Cá nhân ngƣời Việt Nam; ◦ Cá nhân ngƣời nƣớc ngoài (cƣ trú, không cƣ trú). • Kỳ hạn gửi: Không kỳ hạn. • Loại tiền gửi: USD. • Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 20 USD (số tiền gửi tối thiểu ban đầu thay đổi theo quy định của NHTMCP Xây dựng Việt Nam từng thời kỳ). 36 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀ LƢỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG VÀO NHTMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ NGHIÊN CỨU Trƣớc khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và lƣợng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, ta cần tìm hiểu sơ lƣợc về đặc điểm của khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Cần Thơ thông qua 80 ngƣời đƣợc chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn. 4.1.1 Đặc điểm về giới tính Giới tính Nam Nữ 25% 75% Nguồn: Số liệu điều tra_Phụ lục 2 Hình 4.1 Đặc điểm về giới tính của khách hàng đƣợc phỏng vấn Theo mô tả trên, ta thấy tỷ lệ nam nữ có sự khác nhau rõ ràng. Số lƣợng khách hàng nữ gửi tiền tiết kiệm chiếm đến 75,00%, trong khi đó tỷ lệ nam giới gửi tiền chỉ là 25,00%. Điều này phù hợp với truyền thống của ngƣời Việt Nam từ xƣa đến nay, hầu hết ngƣời quản lý tiền trong gia đình là ngƣời phụ nữ, do đó họ sẽ là ngƣời quyết định có gửi tiền tiết kiệm hay không. 4.1.2 Đặc điểm về độ tuổi Với Hình 4.2, số lƣợng khách hàng trong độ tuổi từ 45 - 60 chiếm tỷ trọng chủ yếu, với 40,00% trong tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn. Vì đây là độ 37 tuổi có cuộc sống và thu nhập ổn định, có khả năng tài chính, đã có thời gian dài tích lũy tài sản nên số lƣợng khách hàng trong độ tuổi này gửi tiền nhiều cũng là một điều dễ hiểu. Kế đó, nhóm khách hàng có độ tuổi từ 30 - 45 cũng chiếm tỷ lệ 35,00%, 18,75% là tỷ lệ của nhóm khách hàng trên 60 tuổi và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm khách hàng có độ tuổi dƣới 30, chỉ chiếm 6,25%. Những khách hàng thuộc nhóm này chủ yếu là chƣa có gia đình, mới đi làm hoặc là học sinh, sinh viên thì việc gửi tiền tiết kiệm đối với họ là chƣa nhiều. Độ tuổi 6,25% 18,75% 40% Dƣới 30 tuổi 30 - 45 tuổi 45 - 60 tuổi 35% Trên 60 tuổi Nguồn: Số liệu điều tra_Phụ lục 2 Hình 4.2 Đặc điểm về độ tuổi của khách hàng đƣợc phỏng vấn 4.1.3 Trình độ học vấn Bảng 4.1 Trình độ học vấn của khách hàng đƣợc phỏng vấn Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Từ tiểu học tới THCS 10 12,50 Trung học phổ thông 23 28,80 Trung cấp 4 5,00 Cao đẳng, đại học 42 52,50 Trên Đại học 1 1,20 Tổng cộng 80 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra_Phụ lục 2 Nhƣ Bảng 4.1, đa số khách hàng đều có trình độ học vấn cao từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, trong đó trình độ cao đẳng, đại học chiếm 38 đa số (52,50%). Bởi vì, thông thƣờng những ngƣời có trình độ cao thì thƣờng có thu nhập cao nên sẽ có nhiều tiền tiết kiệm để gửi ngân hàng hơn. 4.1.4 Đặc điểm về nghề nghiệp Nghề nghiệp 40 34 30 23 20 10 0 12 Cán bộ/ Công CNV nhân 5 4 2 Nội trợ HS/SV Kinh doanh Khác Nguồn: Số liệu điều tra_Phụ lục 2 Ghi chú: CNV - Công nhân viên, HS/SV - Học sinh/Sinh viên Hình 4.3 Đặc điểm về nghề nghiệp của khách hàng đƣợc phỏng vấn Nhìn chung, các khách hàng gửi tiền tiết kiệm là cán bộ, công nhân viên làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp là chủ yếu chiếm 42,50%. Tiếp đó, đối tƣợng khách hàng kinh doanh, buôn bán riêng lẻ cũng chiếm số lƣợng đáng kể. Đây chính là 2 đối tƣợng khách hàng tiềm năng lớn mà ngân hàng cần phải có chính sách phù hợp để tập trung khai thác. Ngày nay, xã hội phát triển, nam nữ bình quyền nên những ngƣời phụ nữ ngoài công việc nội trợ trong gia đình, đa số họ còn có thêm công việc tạo ra thu nhập hàng tháng cho gia đình. Do đó, đối tƣợng khách hàng có nghề nghiệp nội trợ chỉ chiếm 15,00% trong tổng số. Phần còn lại là những học sinh, sinh viên, công nhân và một nhóm nhỏ các nghề nghiệp khác. Vì những khách hàng này chƣa làm ra tiền hoặc có thu nhập thấp, nên tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là những khoản tiền đƣợc thừa kế hay của gia đình để dành. 4.1.5 Đặc điểm về thu nhập Theo Hình 4.4, tỷ lệ không chênh lệch nhau nhiều giữa các nhóm thu nhập hàng tháng của gia đình. Cụ thể hơn, nhóm khách hàng có thu nhập bình quân trong gia đình dƣới 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 28,80%. 39 Ngoài ra, nhóm khách hàng có thu nhập bình quân trong gia đình từ 10 - 15 triệu đồng/tháng và trên 20 triệu đồng/tháng đều chiếm tỷ lệ 26,20%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm khách hàng thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình từ 15 - 20 triệu đồng. Song, nhìn chung ta thấy, khách hàng gửi tiền tiết kiệm có thu nhập khá cao. Trong quá trình điều tra, thu nhập thấp nhất là 6 triệu đồng/tháng và nhiều nhất là 25 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình 26,20% 28,80% Dƣới 10 triệu Từ 10 - 15 triệu Từ 15 - 20 triệu 18,80% Trên 20 triệu 26,20% Nguồn: Số liệu điều tra_Phụ lục 2 Hình 4.4 Đặc điểm về thu nhập của khách hàng đƣợc phỏng vấn 4.1.6 Tình hình nhân khẩu Bảng 4.2 Tình hình nhân khẩu của gia đình khách hàng đƣợc phỏng vấn Số nhân khẩu 0 1 0 2 3 4 Hơn 4 Tổng 6 8 5 0 19 Số ngƣời phụ thuộc 1 2 0 0 3 12 11 5 31 0 0 14 4 18 Tổng Hơn 2 0 0 0 0 0 12 12 9 20 30 21 80 Nguồn: Số liệu điều tra_Phụ lục 2 Nghiên cứu thực hiện ở khu vực quận Ninh Kiều - trung tâm thành phố Cần Thơ nên đa số khách hàng sống theo kiểu gia đình hạt nhân. Điều này, dẫn đến số nhân khẩu trong gia đình từ 3 - 5 ngƣời, chỉ gồm cha mẹ và con 40 cái. Thêm vào đó, nhƣ đã phân tích ở trên, trình độ học vấn của khách hàng cao, họ nhận thức đƣợc việc kế hoạch hóa gia đình là cần thiết, nên việc số lƣợng thành viên còn sống phụ thuộc vào gia đình là rất thấp, đảm bảo cho cuộc sống của gia đình. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN VÀ LƢỢNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀO NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiết kiệm vào ngân hàng đƣợc tiến hành dựa theo quá trình ra quyết định gửi tiết kiệm. 4.2.1 Nhận thức nhu cầu Trƣớc hết từ việc nhận thức gửi tiền tiết kiệm, đƣợc thể hiện qua việc tìm hiểu lý do gửi tiết kiệm. Bảng 4.3 Lý do gửi tiết kiệm Lý do Tần số Tỷ lệ (%) Sinh lãi 50 62,50 Tránh rủi ro khi để ở nhà 39 48,75 Duy trì cuộc sống ổn định 32 40,00 An toàn hơn khi đầu tƣ các kênh khác 26 32,50 Nguồn: Số liệu điều tra Quan sát Bảng 4.3, ta thấy phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm vì mục đích sinh lãi, có 50 ngƣời lựa chọn chiếm tỷ lệ 62,50%. Thứ 2 đó là do khách hàng muốn cất giữ một lƣợng lớn tiền nhàn rỗi an toàn hơn là để ở nhà. Hai lý do này thƣờng đi cùng với nhau. Bởi vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng vừa an toàn mà còn sinh lãi. Một lý do khác để khách hàng quyết định gửi tiền vào ngân hàng, đó là có 32 ngƣời trong 80 ngƣời (chiếm 40,00%) vì mục đích duy trì cuộc sống ổn định. Điều này là do họ nghĩ rằng họ sẽ đảm bảo đƣợc cuộc sống sau này khi không còn khả năng tạo ra thu nhập đƣợc nữa. Mặt khác, mục đích an toàn hơn khi đầu tƣ các kênh khác chiếm tỷ lệ ít nhất (32,50%). Bởi vì các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, thị trƣờng vàng, 41 chứng khoán chƣa thật sự phổ biến với ngƣời Việt Nam nói chung và ngƣời Cần Thơ nói riêng. 4.2.2 Tìm kiếm thông tin Trong quá trình tìm kiếm thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình, mỗi khách hàng sẽ có mỗi cách tìm kiếm thông tin riêng và đƣợc xem là đáng tin cậy đối với bản thân. Với Bảng 4.4, ta thấy trong 80 khách hàng đƣợc phỏng vấn, chỉ có 8 ngƣời chủ động tìm kiếm thông tin về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cũng nhƣ ngân hàng phát hành, chiếm tỷ lệ 10,00%. Ngƣời Việt Nam nói chung, ngƣời Cần Thơ nói riêng khá thụ động trong việc tiếp cận thông tin, ít chủ động tìm kiếm thông tin mà hầu hết chỉ đợi những thông tin có sẵn. Do đó, ngân hàng cần thông tin đến với khách hàng một cách hợp lý, thông qua những am hiểu về thói quen của khách hàng. Chúng ta cần đƣa thông tin về dịch vụ tiết kiệm, các chƣơng trình khuyến mãi theo thói quen tiếp cận thông tin, cũng nhƣ các nguồn thông tin tin cậy của khách hàng. Bảng 4.4 Tìm kiếm thông tin Lƣợng khách hàng Chủ động Không chủ động Tổng cộng 8 72 80 Tỷ lệ (%) 10,00 90,00 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra Sau đây, Bảng 4.5 là bảng thống kê các nguồn thông tin cần thiết mà khách hàng thƣờng tìm đến và đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn thông tin đó. Nhìn vào bảng thống kê dƣới đây ta thấy, tất cả các nguồn thông tin đƣa ra đều đƣợc khách hàng đánh giá quan trọng nhƣng mức độ của mỗi nguồn thông tin lại khác nhau. Nguồn thông tin mà khách hàng xem là quan trọng nhất là thông tin từ những ngƣời thân quen giới thiệu và giá trị trung bình của nó lên đến 3,65. Số khách hàng lựa chọn mức độ rất không quan trọng và không quan trọng là rất thấp. Điều này cho thấy ngƣời thân quen của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định lựa chọn. Chính những ngƣời thân quen của khách hàng là những ngƣời cung cấp thông tin, đánh giá sự lựa chọn và đem lại sự tƣ vấn đáng tin cậy. 42 Bảng 4.5 Tầm quan trọng của các nguồn thông tin Rất Không Nguồn thông tin ảnh không Bình quan hƣởng quan thƣờng trọng trọng Tần số 13 41 24 Truyền hình % 16,25 51,25 30,00 GTTB 2,20 Tần số 3 31 35 Báo chí % 3,75 38,75 43,75 GTTB 2,69 Tần số 5 16 29 Tờ rơi, áp % 6,25 20,00 36,25 phích GTTB 3,26 Tần số 20 24 13 Internet % 25,00 30,00 16,25 GTTB 2,60 Ngƣời thân Tần số 1 9 21 quen giới % 1,25 11,25 26,25 thiệu GTTB 3,65 Nhân viên Tần số 13 39 16 NH tiếp thị % 16,25 48,75 20,00 trực tiếp GTTB 2,35 Quan trọng Rất quan trọng 1 1,25 1 1,25 10 12,5 1 1,25 13 16,25 17 21,25 14 17,50 9 11,25 35 43,75 14 17,50 11 13,75 1 1,25 Nguồn: Số liệu điều tra Ghi chú: GTTB - Giá trị trung bình Nguồn thông tin tờ rơi, áp phích có giá trị trung bình là 3,26 thể hiện sự tác động của nó đến quyết định lựa chọn của khách hàng là rất cao. Bởi vì đây là công cụ dễ dàng giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng thông qua việc treo áp phích, phát tờ rơi ở những nơi đông dân cƣ. Bên cạnh đó, những nguồn thông tin đƣợc đánh giá quan trọng tiếp theo là thông tin từ báo chí, truyền hình. Riêng internet là công cụ thông tin hữu hiệu và ít tốn kém, nhƣng do chƣa quen tiếp cận internet nhiều nên chỉ có 36 ngƣời có tham khảo thông tin về tiền gửi tiết kiệm thông qua internet. Mặt khác, nguồn thông tin đến từ nhân viên ngân hàng đến nhà tiếp thị trực tiếp không tác động nhiều đến khách hàng là vì tốn nhiều chi phí nên có quá ít ngân hàng áp dụng chính sách này đối với khách hàng. Song, đây lại là một kênh quảng bá sản phẩm, dịch vụ có tác động trực tiếp nhất và chính xác nhất đến khách hàng. Mỗi khi khách hàng tìm kiếm thông tin để thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình thì họ không chỉ tham khảo một nguồn thông tin nhất định nào đó mà sẽ kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để tạo đƣợc sự tin cậy, chắc chắn. 43 Do đó, lợi dụng những điều phân tích trên, ngân hàng muốn phát tán thông tin một cách hiệu quả nhất đến với khách hàng có thể kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, duy trì những phƣơng tiện cũ và phát triển thêm những phƣơng tiện mới. Quan trọng nhất ngân hàng luôn có chính sách chăm sóc khách hàng hiện tại tốt nhất vì điều này sẽ làm cho họ giới thiệu ngƣời thân của họ đến với ngân hàng. 4.2.3 Đánh giá và kết quả 4.2.3.1 Đánh giá Theo kết quả phỏng vấn, ta có đƣợc bảng sau: Bảng 4.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ Yếu tố Lãi suất Chƣơng trình khuyến mãi Thái độ của nhân viên Thông tin sản phẩm Thời gian giao dịch Có ngƣời quen trong ngân hàng Lƣợng khách hàng quan tâm Mức độ quan trọng Số lƣợng Tỷ lệ 78 97,50 4,31 74 92,50 3,76 69 86,25 3,61 64 80,00 3,39 50 62,50 2,74 46 57,50 2,38 Nguồn: Số liệu điều tra Yếu tố hàng đầu khi lựa chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng là lãi suất với 78 ngƣời lựa chọn chiếm 97,50% và có số điểm quan trọng nhất ảnh hƣởng tới quyết định của họ. Yếu tố thứ 2 đƣợc nhiều ngƣời quan tâm là chƣơng trình khuyến mãi, yếu tố này giúp thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, là 1 trong những công cụ tốt nhất để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, mức độ ảnh hƣởng của yếu tố này đến quyết định của họ trung bình là 3,76 điểm, khá cao. Yếu tố về thái độ của giao dịch viên và thông tin về sản phẩm cũng đƣợc khá nhiều ngƣời quan tâm với tỷ lệ 86,25% và 80,00%, với mức độ quan trọng lần lƣợt là 3,61 và 3,39. Các yếu tố khác liên quan đến quyết định của khách hàng là thời gian giao dịch và có ngƣời quen trong ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, với mức điểm trung bình 2,74 và 2,38. 44 Ngoài các yếu tố trên, trong quá trình nghiên cứu, có 8 khách hàng quyết định giao dịch với VNCB Cần Thơ là vì vấn đề khoảng cách gần nhà. Nhƣ vậy, căn cứ vào các yếu tố mà khách hàng có quan tâm khi quyết định gửi tiết kiệm, ngân hàng nên tập trung đầu tƣ, hoặc cung cấp thông tin đó đến khách hàng một cách hữu hiệu nhất. Tóm lại, khi phân tích mô tả trên cho thấy những yếu tố chính mà khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm, quan trọng nhất là lãi suất và chƣơng trình khuyến mãi của ngân hàng. 4.2.3.2 Kết quả a). Kế t quả mô hình hồ i quy Binary Logistic về c ác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ Sử dụng phƣơng pháp Enter để đƣa các biến vào mô hình. Bảng 4.7 Mục đích thử nghiệm của hệ số mô hình Chi-bình phƣơng Bƣớc 1 Step Block Model Độ tự do 35,173 35,173 35,173 11 11 11 Mức ý nghĩa Sig. 0,000 0,000 0,000 Kết quả ở Bảng 4.7 cho thấy độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng không. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc. Bảng 4.8 Mô hình tóm tắt Bƣớc 1 -2 Log likelihood Cox & Snell R2 71,646a 0,356 Nagelkerke R2 0,483 Bảng 4.8 thể hiện kết quả độ phù hợp của mô hình. Khác với hồi quy tuyến tính thông thƣờng hệ số R2 càng lớn thì mô hình càng phù hợp, hồi quy Binary Logistic sử dụng chỉ tiêu -2 Log likelihood (-2 LL) để đánh giá độ phù hợp của mô hình. -2LL càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao. 45 Kết quả bảng trên cho ta thấy giá trị -2 LL = 71,646 không cao lắm, thể hiện mức độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể. Bảng 4.9 Bảng phân loại Dự báo Tần số quan sát Quyết định của khách hàng Quyết định Quyết định có Tỷ lệ % đúng không gửi tiền gửi tiền vào vào VNCB VNCB Quyết Quyết định không định của gửi tiền vào VNCB Bƣớc khách Quyết định có gửi 1 hàng tiền vào VNCB Tỷ lệ phần trăm tổng thể 22 9 71,00 6 43 87,80 81,20 Mức độ chính xác cũng đƣợc thể hiện ở Bảng 4.9. Bảng này cho thấy trong 31 trƣờng hợp quyết định không gửi vào VNCB Cần Thơ, mô hình đã dự đoán đúng 22 trƣờng hợp, tƣơng đƣơng tỷ lệ đúng là 71,00%. Còn với 49 trƣờng hợp quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, mô hình dự đoán sai 6 trƣờng hợp, tƣơng đƣơng tỷ lệ đúng là 87,80%. Từ đó, ta tính đƣợc tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 81,20%. Bảng 4.10 dƣới đây thể hiện kết quả của kiểm định Wald (kiểm định giả thuyết hồi quy khác không). Đối với hồi quy tuyến tính sử dụng kiểm định t để kiểm định giả thuyết H0: Xk=0. Còn đối với hồi quy Binary Logistic, đại lƣợng Wald Chi-bình phƣờng đƣợc sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Kết quả Bảng 4.10, cho thấy ảnh hƣởng của nhân tố hình thức chiêu thị, trình độ học vấn và số ngƣời phụ thuộc đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ có giá trị Sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa  = 0,05  bác bỏ H0. 46 Bảng 4.10 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Binary Logistic Hệ số Sai số Wald chuẩn ( ) 0,000 0,000 2,235 0,778 0,702 1,231 -0,277 0,702 0,155 -0,590 0,702 0,708 1,698 0,677 6,296 -0,010 0,057 0,033 -0,203 0,687 0,087 -0,946 0,329 8,295 0,000 0,000 0,000 -0,400 0,363 1,209 0,984 0,491 4,021 1,914 2,027 0,892 X1: Thu nhập X2: Lãi suất X3: Thái độ phục vụ X4: Có ngƣời quen trong ngân hàng X5: Hình thức chiêu thị X6: Thời gian giao dịch X7: Giới tính X8: Trình độ học vấn X9: Khoảng cách từ nhà đến VNCB X10: Số nhân khẩu X11: Số ngƣời phụ thuộc Hằng số Sig. 0,135 0,267 0,693 0,400 0,012 0,855 0,768 0,004 0,994 0,272 0,045 0,345 Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra, 2013 Từ các hệ số hồi quy này ta viết đƣợc phƣơng trình: Loge[ P(Y  1) ] = 1,914 + 1,698*Hình thức chiêu thị - 0,946*Trình độ học vấn P(Y  0) + 0,984*Số ngƣời phụ thuộc. - Thông qua việc nghiên cứu đã trình bày ở trên khi sử dụng mô hình hồ i quy Binary Logistic để xác định các yếu tố tác động đ ến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng vào VNCB Cần Thơ, ta thấy đƣợc quyết định gửi tiền vào ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố sau: + Nhìn vào phƣơng trình hồi quy trên ta thấy rằng hệ số  0 = 1,914 có nghĩa là khi tất cả các hệ số khác bằng 0 hay quyết định gửi tiền của khách hàng không chịu tác động của 3 yếu tố nêu trên thì bản thân các khách hàng cũng đã chịu một ảnh hƣởng nhất định nào đó khác khi đƣa ra quyết định gửi tiền. Với các hệ số trên, phƣơng trình đều khác 0 thì nó cho ta biết những tác động nhất định của mỗi yếu tố tham gia vào phƣơng trình. + Hình thức chiêu thị: Hệ số ƣớc lƣợng của biến này là 1,698 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cố định tất cả các yếu tố khác trong mô hình, quyết định gửi tiền tiết kiệm sẽ tăng lên 5,46 lần nếu hình thức chiêu thị tăng thêm 1 đơn vị. 47 Ngày nay, NHNN ấn định trần lãi suất huy động tiền gửi, nên hình thức chiêu thị nhƣ quảng cáo, tờ rơi, nhân viên đến tƣ vấn tận nhà khi có chƣơng trình khuyến mãi, tặng quà cho những khách hàng đến gửi tiền với số tiền lớn thì số lƣợng khách hàng đến với ngân hàng tăng lên đáng kể. + Trình độ học vấn: Ở mức ý nghĩa thống kê ở mức 5%, nếu các yếu tố khác không đổi, khi trình độ học vấn tăng 1 đơn vị thì quyết định gửi tiền của khách hàng giảm đi 2,58 lần. + Số ngƣời phụ thuộc: Số ngƣời ngoài độ tuổi lao động. Biến này cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Khi số ngƣời phụ thuộc tăng lên 1 đơn vị thì quyết định gửi tiền sẽ tăng thêm 2,68 lần với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Với những biến đƣa ra trên đây thì mỗi biến đều tạo ra những ảnh hƣởng nhất định đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Do đó, VNCB chi nhánh Cần Thơ muốn không ngừng tăng lƣợng khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm về số lƣợng cũng nhƣ là chất lƣợng, cần lƣu tâm các vấn đề đó, xem xét sự tác động của mỗi yếu tố để tận dụng tối đa các mặt mạnh của mình, khắc phục điểm yếu và đƣa ra các chính sách hợp lý. - Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic cho mục đích dự báo Giả sử chi nhánh muốn đánh giá quyết định gửi tiền của khách hàng thông qua các thông tin về hình thức chiêu thị, trình độ học vấn, số ngƣời phụ thuộc thì thế các giá trị này vào hàm hồi quy Binary Logistic để xem xét xác suất quyết định của khách hàng cá nhân có gửi tiền hay không vào ngân hàng. Ví dụ chi nhánh có hình thức chiêu thị đƣợc đánh giá là 3 “hài lòng”, trình độ học vấn là 3 “cao đẳng/đại học” và số ngƣời phụ thuộc là 2. P (Y=1) = (e1,914 + 1,698 *3 0,984*2 ) = 99,78% 0,946*3 + 0,984*2 )/(1+e1,914 + 1,698 *3 - 0,946*3 + Tóm lại: Mô hình Binary Logistic cho biết quyết định gửi tiền của khách hàng là 99,78%. Nhƣng đây chỉ là sự dự đoán, và dự đoán này có khả năng đúng là 81,2%. b). Kế t quả mô hình hồ i quy tương quan về các nhân t ố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Trên cơ sở khách hàng đã quyết định gửi, sử dụng phƣơng pháp Stepwise để đƣa các biến độc lập vào mô hình. 48 - Đánh giá độ phù hợp của mô hình Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh đƣợc dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đƣa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Bảng 4.11 Mô hình tóm tắt Mô hình 1 2 3 R 0,712a 0,810b 0,838c R2 R2 hiệu chỉnh 0,507 0,656 0,703 0,496 0,641 0,683 Sai số chuẩn 3632862,568 3069286,331 2882103,658 DurbinWatson 1,779 R2 hiệu chỉnh của mô hình số 3 là 0,683  68,3% sự biến thiên của sự ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi đƣợc giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập  Mức độ phù hợp của mô hình tƣơng đối cao. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Ðể kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình. - Kiểm định độ phù hợp của mô hình Giả thuyết H0: Xi = 0. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA sau: Bảng 4.12 Bảng phân tích ANOVA 3 Mô hình Tổng bình phƣơng Độ tự do F Mức ý nghĩa Sig. Regression 8,842E14 3 35,482 0,000c Residual 3,738E14 45 Total 1,258E15 48 Giá trị Sig. của mô hình số 3 rất nhỏ (< mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H0  mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Hệ số F > 3,59 (F giới hạn)  các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình có thể giải thích đƣợc mối quan hệ giữa chúng với biến phụ thuộc. 49 - Kiểm định tự tƣơng quan Ta thấy hệ số Durbin-Watson trong Bảng 4.11 là 1,779 >1,776 (dU) và = 60 tuoi 7 % within age_group Total 30 - 44 tuoi Total 1 20 20.0% 25.0% 4 60 80.0% 75.0% 5 80 100.0% 100.0% level Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 10 12.5 12.5 12.5 1 23 28.8 28.8 41.2 2 4 5.0 5.0 46.2 3 42 52.5 52.5 98.8 4 1 1.2 1.2 100.0 80 100.0 100.0 Total member * dependence Crosstabulation Count dependence 0 member Total 1 2 3 4 Total 2 6 3 0 0 0 9 3 8 12 0 0 0 20 4 5 11 14 0 0 30 5 0 5 3 5 0 13 6 0 0 0 1 1 2 7 0 0 1 3 0 4 9 0 0 0 1 0 1 10 0 0 0 0 1 1 19 31 18 10 2 80 65 income_group Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent < 10 trieu 23 28.8 28.8 28.8 10 - 14 trieu 21 26.2 26.2 55.0 15 - 19 trieu 15 18.8 18.8 73.8 > 20 trieu 21 26.2 26.2 100.0 Total 80 100.0 100.0 career Frequency Valid other Percent Valid Percent Cumulative Percent 5 6.2 6.2 6.2 34 42.5 42.5 48.8 2 2.5 2.5 51.2 12 15.0 15.0 66.2 student 4 5.0 5.0 71.2 business 23 28.8 28.8 100.0 Total 80 100.0 100.0 employee worker housewife 66 [...]... nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định của họ, em chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của em là Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiền gửi tiết kiệm. .. hút khách hàng gửi tiền và tăng lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Câu hỏi 1: Tình hình tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ thế nào? - Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền và lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt. .. tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Mục tiêu 4: Đề xuất một... nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và tăng lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ Từ việc mô tả và phân tích trên, sử dụng phƣơng pháp suy luận để đề xuất các giải pháp thu hút khách hàng gửi tiền và tăng lƣợng tiền gửi tiết kiệm vào NHTMCP Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 2.2.4 Các biến đƣợc chọn và lý do chọn biến Việc quyết định gửi tiết kiệm và lƣợng tiền gửi vào ngân hàng có thể chịu... tiết kiệm vào NHTMCP Sài Gòn (SCB) Cần Thơ năm 2008 và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền vào SCB Cần Thơ bao gồm: lãi suất, thu nhập, ngƣời quen trong ngân hàng, chất lƣợng phục vụ của nhân viên và khoảng cách từ nhà đến SCB Cần Thơ; trong đó, yếu tố lãi suất ảnh hƣởng nhất tới quyết định của khách hàng Ngoài ra, các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi vào SCB Cần Thơ là: thu nhập, chi. .. gửi tiền là khoảng thời gian kể từ ngày ngƣời gửi tiền bắt đầu gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đến ngày tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cam kết trả hết tiền gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm 5 2.1.1.2 Đối tượng gửi tiền tiết kiệm - Đối tƣợng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng VND là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nƣớc ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam - Đối tƣợng gửi tiền tiết. .. của khách hàng sau khi gửi tiền tiết kiệm tại BIDV Thừa Thiên Huế và đƣa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tại BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế - Nguyễn Thị Lẹ (2009): Luận văn tốt nghiệp “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm và lƣợng tiền gửi vào ngân hàng: trƣờng hợp NHTMCP Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ , Đại học Cần Thơ Bài viết phân tích tình hình lƣợng tiền gửi tiết. .. lƣợng tiền gửi tiết kiệm tại VNCB Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Các công cụ đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp: + Bảng thống kê; + So sánh số tuyệt đối; + Phƣơng pháp số tƣơng đối - Mục tiêu 2: Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào VNCB chi nhánh Cần Thơ - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng TMCP. .. do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định d) Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm thực hiện các thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm và cấp thẻ tiết kiệm cho ngƣời gửi tiền lần đầu sau khi ngƣời gửi tiền đã thực hiện các thủ tục trên - Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo: + Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với... gửi của cá nhân; + Theo loại tiền tệ: đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng - Tiền gửi tiết kiệm (Theo định nghĩa tại Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN): là khoản tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

Ngày đăng: 11/10/2015, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan