LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tinh Kiên Giang” là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN NGUYÊN HÃN
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN NGUYÊN HÃN
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tinh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này
Nha Trang, ngày 17 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Nguyên Hãn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Hồ Huy Tựu đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này
Xin trân trọng cảm ơn TS Hồ Huy Tựu, người hướng dẫn khoa học chính của luận văn này đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều về mọi mặt nhằm thực hiện thành công
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã góp ý cho
đề tài này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 17 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Nguyên Hãn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 5
1.1 Hiệu quả 5
1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại hiệu quả 5
1.1.2 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp 7
1.2 Tổng quan tài liệu 11
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước 11
1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài 13
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch 14
1.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1 Một số đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu 34
2.2 Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.1 Nghiên cứu định tính 41
2.2.2 Nghiên cứu định lượng 42
2.3 Nghiên cứu chính thức 43
2.3.1 Phương pháp chọn mẫu 43
2.3.2 Thiết kế thang đo cho Bảng câu hỏi 43
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1 Đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà hàng – khách sạn tại Rạch Giá - Kiên Giang 50
3.1.1 Khái quát về mẫu điều tra 50
3.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà hàng – khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang 50
Trang 63.2 Đo lường một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cảm nhận 53
3.2.1 Kết quả kiểm định thang đo 53
3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố 57
3.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 62
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH 69
4.1 Tóm lượt và bàn luận kết quả 69
4.2 Gợi ý chính sách 70
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 23
Bảng 2.1: Thống kê du lịch Kiên Giang giai đoạn 2011 -2014 36
Bảng 2.2: Chuẩn khách sạn tại Kiên Giang 39
Bảng 2.3: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 40
Bảng 2.4: Thang đo vị trí của khách sạn 43
Bảng 2.5: Thang đo quảng bá, quảng cáo 43
Bảng 2.6: Thang đo cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhân viên của khách sạn 44
Bảng 2.7: Thang đo đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên 44
Bảng 2.8: Thang đo Thay đổi, cơ cấu lại nhân lực hàng năm 44
Bảng 2.9: Thang đo Yếu tố con người và dịch vụ khách hàng 45
Bảng 2.10: Thang đo Yếu tố giá cả 45
Bảng 2.11: Thang đo Các hình thức hỗ trợ của địa phương trong thời gian qua 45
Bảng 2.12: Thang đo Tham gia các hiệp hội 46
Bảng 2.13: Thang đo Mối quan hệ của DN với các tổ chức tín dụng 46
Bảng 2.14: Thang đo Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 46
Bảng 2.15: Thang đo Năng lực cạnh tranh của DN ở cấp độ phối thức thị trường 47
Bảng 2.16: Thang đo Năng lực cạnh tranh của DN ở cấp độ nguồn lực 47
Bảng 3.1 : Thống kê kết quả của nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá, Kiên Giang 51
Bảng 3.2 : Thống kê hiệu quả của nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá, Kiên Giang 52
Bảng 3.3: Đóng góp cho ngân sách nhà nước của nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá, Kiên Giang 53
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình đề xuất 32
Hình 2.1: Qui trình nghiên cứu 40
Hình 3.1: Giả định liên hệ tuyến tính 65
Hình 3.2: Tần số của phần dư chuẩn hóa 66
Hình 3.3: Tần số Q-Q plot khảo sát phân phối của phần dư 67
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Kiểm định và xác định tầm quan trọng của một số nhân tố đến hiệu quả của nhà hàng khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tính toán nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế chung của hệ thống nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá; phương pháp phân tích hồi qui để xác định mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố này đối với biến số đang được nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp chính sách với mục tiêu phát triển một cách bền vững
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà hàng, khách sạn tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang: Khả năng sinh lời trung bình của nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá, Kiên Giang năm 2013 và 2014 âm
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số bình phương tương quan bội (R Square) là 0,584 và bình phương hệ số tương quan bội hiệu chỉnh (Hệ số R2 điều chỉnh) bằng 0,584; có nghĩa là 58,4% sự biến thiên của sự hiệu quả kinh doanh cảm nhận có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa các yếu tố trong mô hình Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu Thật là đáng ngạc nhiên về kết quả nghiên cứu các nhà hàng – khách sạn tại Rạch Giá, Kiên Giang, kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần chất lượng dịch vụ mà tác giả đề xuất ban đầu, có 03 thành phần là tác động dương đến hiệu quả kinh doanh cảm nhận là: là các biến Vị trí khách sạn, Tham gia hiệp hội và Năng lực cạnh tranh thị trường
Từ khóa: hiệu quả kinh doanh, khách sạn, Rạch Giá
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây, ngày càng được cải thiện về mọi mặt Hoạt động du lịch cũng được xem là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Việt Nam được xem là vùng đất an toàn, thân thiện và một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới Với bề dày lịch sử, văn hoá truyền thống cùng với những lợi thế do thiên nhiên ban tặng, những món ăn hấp dẫn, các làng nghề truyền thống, lễ hội văn hoá đặc sắc, những bãi biển đẹp…, Việt Nam đã thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới Bên cạnh môi trường chính trị - kinh tế ổn định, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, mặc dù vẫn gặp những khó khăn về kinh tế hiện nay
Tại khu vực Miền Tây, Rạch Giá – Kiên Giang là một địa điểm du lịch đặc sắc của khu vực, đã thu hút du khách đến tham quan du lịch từ nhiều nơi kể cả trong lẫn ngoài nước tham quan Đặc biệt, từ lễ giỗ lần thứ 141 năm 2014, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã được xem là sự kiện văn hóa tiêu biểu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với hơn 700 ngàn lượt người đến tham dự Sau đó, hàng năm số lượng du khách các nơi về chiêm bái và dự lễ hội ngày càng đông, không đơn thuần là lễ giỗ mà đã thành
lễ hội của tỉnh và khu vực, với lượng du khách gần 1 triệu lượt người (năm 2013) Ngoài ra, thành phố Rạch Giá, còn là "trung tâm" để du khách đến tham quan
Hà Tiên – Phú Quốc Để đáp ứng nhu cầu lưu lượng lớn của du khách vào các mùa tham quan du lịch, ngành du lịch Rạch Giá - Kiên Giang đã rất nổ lực trong khâu phục
vụ nhu cầu của du khách, trong đó đóng góp quan trọng là hệ thống nhà hàng, khách sạn
Hiện tại, vấn đề cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang là đầu tư, sử dụng vốn như thế nào để đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cao nhất, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Các doanh nghiệp cần muốn biết các nhân tố nào tại địa phương Rạch Giá và các nhân tố nào của chính các doanh nghiệp, cũng như các nhân tố nào từ phía khách du lịch ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để từ đó có những đối sách,
kế hoạch và chiến lược đúng đắn Đây cũng là vấn đề mà chính quyền địa phương quan tâm nhằm góp phần phát triển du lịch địa phương, hỗ trợ kịp thời cho các doanh
Trang 11nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn Vì vậy, việc chọn đề tài “Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà hàng khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” là cần thiết cho doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Từ đó đề xuất, gợi ý chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại địa phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở điều tra, thống kê
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang đến 2014, tập trung vào các biến số như đặc điểm của doanh nghiệp, các nhân tố tài chính, các yếu tố năng lực cạnh tranh… ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nhà hàng, khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu phản ánh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá: Sở KH-ĐT tỉnh Kiên Giang; Chi cục
Trang 12Thuế thành phố Rạch Giá; Phòng Kinh tế thành phố Rạch Giá; Phòng VH-TT-DL thành phố Rạch Giá; UBND thành phố Rạch Giá trong giai đoạn từ năm 2013 - 2014
- Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát để thu thập số liệu sơ cấp với toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng tại Rạch Giá – Kiên Giang trong khoảng thời gian từ tháng 5/2015 – 7/2015
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tính toán nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế chung của hệ thống nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang; phương pháp phân tích hồi qui để xác định mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố này đối với biến số đang được nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chính sách với mục tiêu phát triển một cách bền vững
5 Đóng góp của đề tài
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả kinh
tế, một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp; đưa các quan điểm lý luận vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Là cơ sở ban đầu giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp xác định lợi nhuận, các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang, cũng như xác định mức độ tác động của chúng để tìm ra giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận – Kiến nghị và tài liệu tham khảo, nghiên cứu được trình bày thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất Chương trình bày về các khái niệm hiệu quả, một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả: khái niệm, bản chất hiệu quả; hiệu quả hoạt động; tổng quan tài liệu, mô hình lý thuyết và đề xuất
Chương 2: Đặc điểm đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn, nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và
Trang 13bổ sung các biến Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính thức như sau: thống kê
mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy và giá trị các thang đo, phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm, kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mô hình Tiếp theo thực hiện phân tích T-test và ANOVA (Analysis Of Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau
Chương 3: Phân tích và kết quả nghiên cứu Trong chương, đã tiến đo lường hiệu quả các khách sạn tại Rạch Giá, phân tích Cronbach alpha và EFA để đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo cho các khái niệm nghiên cứu Kết quả phân tích Cronbach alpha và EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu Tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cảm nhận Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần hiệu quả kinh doanh cảm nhận đề xuất ban đầu, có 03 thành phần là tác động dương đến hiệu quả kinh doanh cảm nhận
Chương 4: Bàn luận kết quả và các gợi ý chính sách
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 1.1 Hiệu quả
1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại hiệu quả
1.1.1.1 Khái niệm
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định (Ngô Đình Giao, 1997)
Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1) + H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế nào đó;
+ K là kết quả thu được từ hiện tượng kinh tế đó;
+ C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó
* Như vậy, hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
1.1.1.2 Bản chất
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (Ngô Đình Giao, 1997)
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì
mà chúng ta đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được cũng là mục tiêu cần thiết của chúng ta Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
có thể là những đại lượng cân đo đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, như chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của
Trang 15doanh nghiệp Trong khi đó, khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong lý thuyết và thực tế cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và
“đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa ra các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ (Bùi Xuân Phong, 2007)
1.1.1.3 Phân loại hiệu quả
Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, kỹ thuật ở đây chỉ phân biệt giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội (Tomothy J.Coelli và cộng sự, 2005)
- Hiệu quả xã hội: Là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội, hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao tình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm) và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó Thông thường các mục tiêu kinh tế - xã hội phải được chú ý giải quyết trên giác độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô
- Hiệu quả kinh tế như đã được khái niệm ở phần trên: Là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và tiền vốn) để đạt được mục tiêu và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Với bản chất của nó, hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở cả hai giác độ vĩ mô và vi mô Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh Muốn
Trang 16đạt được hiệu quả kinh tế nói trên vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chỉ quan tâm nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh
1.1.2 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
1.1.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a Nhóm chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo David Begg, Stanley Fischer, Dornbusch Rudiger (1992), có các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do
tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng
Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi
là doanh thu biên Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức thay đổi trong sản lượng Công thức tính doanh thu biên, vì thế có thể viết như sau:
(1) trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng Do
(2) trong đó P là giá bán sản phẩm Từ (1) và (2) ta có:
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng Vì thế, dP/dQ bằng 0 Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm Mình lấy ví dụ trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường qui định, khi người nông dân bán thêm 01 đơn vị (01kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằng với giá của 01kg lúa gạo Doanh thu biên = giá sản phẩm
Trang 17- Lợi nhuận: Lợi nhuận trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận
thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0 Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0 Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất
- Tổng giá trị tăng thêm (Gross value added)
Bằng tổng doanh thu năm trừ đi chi phí vận hành phải trả cho nhà cung cấp bao gồm chi phí cố định (không tính chi phí khấu hao, lãi vay) và chi phí biến đổi (không tính chi phí lao động) Hay nói cách khác, nó là tổng của chi phí lao động, chi phí khấu hao, lãi vay và lợi nhuận ròng
- Tổng dòng tiền luân chuyển (Gross cash flow)
Bằng tổng giá trị tăng thêm trừ đi chi phí lao động, tức là bằng tổng doanh thu một năm trừ đi tất cả chi phí không tính chi phí khấu hao và lãi vay
Có 2 phương pháp tính lợi nhuận ròng được đưa ra như sau:
Phương pháp 1:
Trang 18Tổng doanh thu (Gross revenue or Total revenue - TR)
Trừ cho chi phí biến đổi(Variable cost)
= Thu nhập ( Income)
Trừ tiếp cho chi phí cố định (Fixed cost)
= Tổng giá trị tăng thêm (gross value added)
Trừ tiếp cho lương của người lao động (Labour cost)
= Tổng dòng tiền (gross cash flow)
Trừ tiếp cho:
Khấu hao (Depreciation) Lãi vay phải trả (Interest loan payment) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Calculated interest on owner’s capital)
= Lợi nhuận ròng (Net Profit)
(Võ Thành Hiệu và cộng sự, 1998)
Phương pháp 2:
(Võ Thành Hiệu và cộng sự, 1998)
Tổng doanh thu (Gross revenue or Total revenue - TR)
Trừ cho chi phí hoạt động gồm:
CP biến đổi và CP cố định (Variable cost and fixed cost)
= Tổng giá trị tăng thêm (gross value added)
Trừ tiếp cho lương nhân công (labor cost)
= Tổng dòng tiền (gross cash flow)
Trừ tiếp
Khấu hao (Depreciation) Lãi vay phải trả (Interest loan payment)
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Calculated interest on owner’s capital)
= Lợi nhuận (Profit)
Trang 19- Các chỉ tiêu đánh giá cảm nhận
Kết quả kinh doanh có thể được mô tả trong mối quan hệ với các đo lường khách quan như doanh thu, lợi nhuận, các biện pháp marketing hoặc bằng các đo lường chủ quan như sự hài lòng của khách hàng Kết quả kinh doanh là những nỗ lực của một doanh nghiệp để bán hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra thị trường Bên cạnh các chỉ tiêu đo lường khách quan, có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau được sử dụng
để đánh giá cảm nhận các kết quả kinh doanh phụ thuộc vào các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá (kinh tế, hành vi, tình huống, chiến lược hoặc đánh giá tổng thể), khung tham chiếu (đối thủ cạnh tranh tuyệt đối hay tương đối), thời gian định hướng (tĩnh hoặc động) (Carneiro, 2006) Bản chất của kết quả kinh doanh cũng thay đổi theo đơn vị phân tích và ra quyết định (doanh nghiệp, một đơn vị kinh doanh chiến lược, một hoặc tất cả các công việc kinh doanh xuất khẩu), các phương thức đánh giá, cấu trúc chỉ số (một hoặc nhiều tiêu chí) (Carneiro, 2007) Tuy nhiên, một định nghĩa khái niệm của kết quả kinh doanh nên bao gồm ý nghĩa của hai thành phần này: kết quả kinh doanh và hoạt động kinh doanh (Shoham, 1998) Nghiên cứu này xác định kết quả kinh doanh bao gồm đánh giá tổng thể khách quan và chủ quan của một doanh nghiệp về sự thành công kinh doanh trên thương trường (Carneiro, 2007)
b Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo tác giả Võ Thành Hiệu và cộng sự (1998), có các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất sinh lời: Tỷ suất sinh lời thể hiện khả năng tạo ra đồng lời nhuận hay
phần trăm lợi nhuận thu được của một doanh nghiệp
Người ta đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các tỷ suất sinh lời cơ bản như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Thứ nhất, tỷ suất sinh lời trên doanh thu hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận
Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
Lợi nhuận thuần
ROS = x 100%
Doanh thu thuần
Trang 20- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên
vốn đầu tư của các chủ sở hữu Công thức tính được thiết lập như
Lợi nhuận thuần
ROE = x 100%
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ
vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần
ROA = x 100%
Tổng tài sản
Nếu các tỷ số này lớn hơn 1, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu các tỷ số nhỏ hơn 1, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản, giá trị vốn, giá trị doanh thu của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, vốn để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
1.1.2.2 Hiệu quả xã hội
Theo tác giả Phạm Văn Dược (2008), có các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giải quyết việc làm
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp tạo được bao nhiêu việc làm gián tiếp (cán
bộ quản lý và nhân viên làm viên tại doanh nghiệp) và việc làm trực tiếp (cán bộ kỹ thuật tại tổ, đội sản xuất, dịch vụ, người làm công cho doanh nghiệp) và việc làm cho lao động thời vụ
- Chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách địa phương
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp thực nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định hiện hành từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Tổng quan tài liệu
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Tp Cần Thơ” Mục tiêu của nghiên cứu này
Trang 21nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhỏ và vừa (DNNVV) ở Tp Cần Thơ Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ, quy mô, các mối quan hệ
xã hội của các doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở TP Cần Thơ
Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011), “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang” Nghiên cứu
sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số) và Wilingness To Pay để đánh giá và thấy rằng dịch vụ của khách sạn đã làm hài lòng khách hàng Kết hợp với phương pháp tần số để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những hạn chế làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ của khách sạn như: nhân viên phục vụ chưa được đào tạo chuyên nghiệp, các dịch vụ chưa đa dạng, kiến trúc chưa hấp dẫn được khách, quảng bá còn yếu kém…
Phạm Thị Hường (2010), “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du
lịch biển Cửa Lò” Nghiên cứu hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về tính mùa vụ du
lịch, cung và cầu du lịch, xác định được các yếu tố hình thành nên tính mùa vụ du lịch
và mức độ ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch lên hoạt động du lịch đặc biệt là các tác động của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Đánh giá khách quan về tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò, đặc biệt nhấn mạnh các tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến tài nguyên và hiệu quả kinh doanh du lịch, tác động đến kinh tế xã hội địa phương, đến môi trường du lịch và đến khách du lịch Từ đây rút ra những lợi thế và khó khăn trong phát triển du lịch biển Cửa Lò Trên cơ sở
đó, công trình đã đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò
Trần Tuấn An (2008), “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Khách sạn
Khánh Hưng” Tác giả sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích
tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty Đồng thời sử dụng một số chỉ tiêu tài chính: khả năng thu hồi nợ, tỷ số khả năng sinh lợi để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
Trang 22công ty Sau khi phân tích, tác giả tổng hợp các kết quả trên đưa ra những thuận lợi, khó
khăn của công ty từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Amy K Smith và Ruth N Bolton, “The Effect of Customers’ Emotional
Responses to Service Failures on Their Recovery Effort Evaluations and Satisfaction Judgments” Nghiên cứu chỉ ra tầm ảnh hưởng của những phản ứng cảm tính của
khách hàng đến việc đánh giá những nỗ lực trong việc khắc phục lỗi dịch vụ và thẩm định sự hài lòng của khách hàng Nghiên cứu thấy rằng những phản ứng cảm tính của khách hàng về những lỗi dịch vụ có ảnh hưởng đến việc đánh giá nỗ lực phục hồi của các công ty kinh doanh khách sạn và việc phán đoán sự hài lòng trong một số trường hợp và các ảnh hưởng của cảm xúc khác nhau giữa các ngành công nghiệp thiết lập Nghiên cứu này xác định ra nhiều loại của các nỗ lực hiệu quả nhất trong việc giúp đỡ khách hàng "phục hồi" từ những cảm xúc tiêu cực gây ra bởi những lỗi dịch vụ
Afshan Naseem, Sadia Ejaz và Prof Khusro P Malik GPHR, “Improvement of
Hotel Service Quality: An Empirical Research in Pakistan” Nghiên cứu dùng phương
pháp định tính và định lượng Các dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi trong
đó có nhiều lựa chọn câu hỏi Kết quả của những mối tương quan khác nhau, qua kiểm định T (T- test) và các đồ thị đã thể hiện được nhiều dịch vụ hiện có và sự hài lòng của khách hàng Cái chính là sự lịch sự, nhã nhặn của nhân viên phục vụ, sự thoải mái trong phòng nghỉ, sự sạch sẽ và môi trường của khách sạn đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng sự thoải mái và sự hài lòng nối tiếp trong lòng khách hàng
Peter O’Connor, “A Review of Research on Information Technology in the Hospitality Industry” Các phân tích cho thấy khái quát ba lĩnh vực nghiên cứu chính: tác động của internet lên hệ thống phân phối, giá cả và sự tương tác với khách hàng Tương tự như hậu quả của sự bùng nổ dấu chấm com, ngành kinh doanh khách sạn cũng đã nhận ra rằng công nghệ thông tin cũng đã mang lại những hiệu ứng không mong muốn và cũng có những tiên đoán không chính xác
Wendy Lim, “The Effects of social media networks in the hospitality industry”, Đại học Nevada, Las Vegas Nghiên cứu chỉ ra rằng ngành công nghiệp khách sạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thu hút khách hàng và khuyến khích khách hàng nói lên những suy nghĩ của mình để họ có thể nhận ra được những
Trang 23nhu cầu thực sự của khách hàng Thông qua các trang web mạng, ngành công nghiệp khách sạn có sự tương tác với khách hàng trước, trong và sau khi khách hàng đã tận hưởng kỳ nghỉ Phương tiện truyền thông xã hội là tương đối mới và có nhiều thuận lợi như là giá cả phải chăng, nó như là virus và có tiềm năng phát triển để mở rộng nhận biết thương hiệu một cách nhanh chóng và cho đến nay và nó được cho là có thể phát triển, chủ động tìm kiếm, thu hút được nhiều chú ý của khách hàng và số lượng lưu lượng truy cập lớn
Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar, “Enterprise Grouth and survival in
Vietnam: Does Government support matter?” đã chỉ ra quy mô tác động đến kết quả
kinh doanh
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch
- Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp được hiểu một cách khái quát và đơn giãn chính là kích thước của doanh nghiệp đó Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa trên vốn, lao
động hay doanh thu của doanh nghiệp (http://www.vnr500.com.vn) Ví dụ như, doanh
nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ
10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa
Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Số năm hoạt động (kinh nghiệm của doanh nghiệp)
Trang 24Số năm hoạt động của doanh nghiệp hay còn gọi là tuổi của doanh nghiệp tính
từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động cho đến thời gian hiện tại đối với doanh nghiệp còn hoạt động hoặc tính đến lúc doanh nghiệp đóng cửa (đối với các doanh nghiệp đã phá sản hoặc giải thể) số năm hoạt động của doanh nghiệp phản ánh kinh nghiệm hoạt
động của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình (Bùi Xuân Phong, 2007)
Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
- Vốn nhân lực
Trước kia, các nhà kinh tế thường quan tâm đến ba yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất: đất đai, nhân công và vốn vào những năm 1960, người ta bắt đầu quan tâm hơn đến trình độ giáo dục của công nhân và thuật ngữ “vốn nhân lực” xuất hiện từ đó
Nó được định nghĩa như là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ
năng, kỹ xảo tích lũy được thông qua việc học (www.vnu.edu.vn/213/213_44to47.pdf)
Tuy nhiên, trong kinh doanh nó được hiểu hẹp hơn: chỉ bao gồm những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự thành công của đơn vị sản xuất Hiểu theo nghĩa hẹp này, có thể nói nguồn vốn con người bị đánh đồng với khả năng nhận thức (cognitive abilities) hình thành chủ yếu từ giáo dục chính quy (formal training); vì thế,
nó trở thành một định nghĩa không đầy đủ (Trần Lê Hưu Nghĩa, 2004) OECD (2001)
định nghĩa nguồn vốn nhân lực là “kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy”
Theo đó, định nghĩa này ngầm bao hàm sức khoẻ của con người vì nếu không
có nó thì các cá nhân không thể sống viên mãn để cống hiến với những phẩm chất mà
họ có Trên cơ sở định nghĩa của OECD (2001), tác giả xác định nhân tố vốn nhân lực theo hệ quy chiếu thời gian hiện tại của doanh nghiệp, tức là trình độ học vấn của đội ngũ lao động mà doanh nghiệp hiện có
- Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (nếu có)
Nghiên cứu và phát triển bao gồm: R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa
quốc gia tiên phong, lớn thế giới (vi.wikipedia.org/wiki/R%26D) "Để trở thành công
Trang 25ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với
giá cả phải chăng và chi phí tối ưu" (vi.wikipedia.org/wiki/R%26D) chi phí nghiên cứu
và phát triển của các doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn xa rộng của các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp Các chi phí đầu tư và phát triển không thể hiện kết quả và hiệu quả ngay tức thời mà phải trải qua một quá trình dài hạn Nhưng đổi lại, các chi phí đầu tư và phát triển sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển một cách bền vững (Nguyễn Hữu Lam, 2010)
Nói cách khác, Nghiên cứu và phát triển là một trong những chìa khóa thành công của nhiều khách sạn nói chung, nhà hàng khách sạn tại Rạch Giá, Kiên Giang nói riêng Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/ hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn Chính vì thế các chi phí đầu tư và phát triển về lâu dài sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhưng các chủ doanh nghiệp phải có chiến lược chính sách sử dụng nguồn vốn hiệu quả để có thể dưa
ra các quyết định hợp lý cho các khoản chi phi đầu tư và phát triển này
- Mức độ nâng cao năng lực đội ngũ
Mức độ nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thể hiện qua công tác đào tào huấn luyện nhân viên của các doanh nghiệp Các lớp đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên được tiến hành ra sao và có thường xuyên, có định kỳ hay không Mức độ này ảnh hưởng đến sự tiến bộ và phát triển tay nghề của đội ngũ nhân
lực từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Kim Loan,
SUNRISE AT, 2011)
Đối với các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn việc thường xuyên mở các lớp đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn là rất cần thiết Các chủ doanh nghiệp nên không nên xem việc đầu tư vào khâu đào tạo nhân lực là chi phí mà cần xem đây
là các khoản đầu tư quan trọng, cần thiết
Trang 26- Quy mô vốn
Quy mô vốn của doanh nghiệp thể hiện sức khoẻ về tài chính của doanh nghiệp Vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng có điêu kiện đầu tư toàn diện cả khâu như phát triển công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư nghiên cứu và phát triển, đào tạo
nguồn nhân lực (Hansen, Rand và Tar, 2002)
Các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn cần có một quy mô vốn đủ lớn để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, trang thiết bị tân tiến nhằm thu hút khách
du lịch một cách lâu bền và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Đặc biệt là phòng
ốc, tiện nghi phải đạt chuẩn mới có thể thu hút được khác hàng không chỉ ở một lần
mà còn giữ được niềm tin cũng như nguồn khách hàng trung thành Quy mô vốn còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp vào các công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi … Chính vì thế có thể sức ảnh hưởng của nhân tố này đến hiệu quả kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn tại Rạch Giá – Kiên Giang lớn
Tương tự số lượng lao động sử dụng, Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô vốn của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Mức độ quảng bá, quảng cáo
Quảng bá chỉ hiệu quả khi nào nó nắm bắt được sự chú ý của khách hàng Nhưng ngày nay chúng ta bị tràn ngập bởi quá nhiều ấn phẩm sách báo, trương trình phát thanh, truyền hình, và thông điệp điện tử Chúng ta đang đối mặt với 2 tỉ trang wed, 18 ngàn tạp chí và 60 ngàn đầu sách mới mỗi năm Để đối phó, chúng ta đã phát triển các cung cách để tự bảo vệ mình trước sự quá tải thông tin Chúng ta ném thẳng các tờ quảng cáo và các thư tiếp thị trực tiếp chưa mở vào thùng rác, xoá các thư điện
tử không muốn nhận và không muốn đọc, và từ chối nghe các cuộc điện thoại gạ gẫm
Thomas Davenport và John Beck đã chỉ ra trong cuốn Nền Kinh tế Chú ý (The
Attention Economy) rằng sự nhồi nhét thông tin đang dẫn đến chứng rối loạn thiếu hụt chú ý (attention deficit disorder – ADD) sự khó khăn để thu hút sự chú ý của người khác Sự thiếu hụt chú ý trầm trọng đến nỗi các công ty phải chi nhiều tiền tiếp thị hơn
so với tiền dành cho sản xuất Chắc chắn đây là trường hợp của các thương hiệu nước
hoa mới và các bộ phim mới Đơn cử như trường hợp nhà sản xuất phim Dự án phù
Trang 27thuỷ Blair (The Blair Witch Project) đã chi 350.000 đô-la để làm bộ phim này và 11
triệu đô-la để tiếp thị cho nó Kết quả là những người làm tiếp thị phải nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu của họ phân bố thời gian chú ý của họ ra sao Người làm tiếp thị muốn biết cách nào là tốt nhất để giành được phần lớn sự chú ý của người tiêu dùng
Họ áp dụng những cách tiếp cận tạo chú ý như dùng các diễn viên và vận động viên nổi tiếng; phương tiện trung gian có uy tín để tiếp cận đối tượng mục tiêu; những câu chuyện kinh dị, những phát biểu, hoặc câu hỏi; những lời chào hàng miễn phí; và vô số những cách khác Ngay cả như vậy, hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi Tạo ra sự nhận thức là một chuyện, duy trì sự quan tâm lâu dài là một chuyện, thúc đẩy hành động lại
là một chuyện khác nữa Lưu ý là việc làm cho một người phải mất thời gian để tập trung vào một điều gì đó Nhưng việc đó có dẫn đến hành động mua hàng hay không lại là một vấn đề khác
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy nhiên
ở Việt Nam do còn nhiều hạn chế nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫn còn ở trình
độ thấp Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năng cần phải được truyền tải qua các phương tiện truyền thông như: báo in, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử
Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loại hình bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạng Internet Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Thanh Niên, Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp Đây là hình thức quảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng cáo từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng Quảng cáo gián tiếp ở đây có
thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride (www.vnecon.vn/showthread.php?)
- Phong cách phục vụ
Phong cách phục vụ tốt là cơ sở làm khách hàng hài lòng và quay lại, cũng như chi tiêu nhiều hơn (Seiders et al., 2005) Việc làm khách hàng hài lòng đã trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khách hàng hài lòng khi nhu cầu của họ được thỏa mãn, và sẽ trở thành khách hàng trung thành khi mức độ hài lòng cao Thực tế kinh doanh cho thấy, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 5% khách hàng trung thành nhờ sự hài lòng của họ
Trang 28về sản phẩm, dịch vụ, thì lợi nhuận sẽ tăng lên được từ 25% đến 35% (Nguyễn Ngọc
Minh, 2010) Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng: Một khách hàng được thỏa mãn
sẽ nói với bốn người khác; và một khách hàng không thỏa mãn sẽ nói với mười người khác hoặc nhiều hơn Chính vì thế mà phong cách phục vụ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận, hay nói cách khác là hiệu quả và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn Một nhà hàng khách sạn có được nét đẹp riêng, một phong cách phục
vụ riêng tốt, làm hài lòng khách sẽ để lại ấn tượng trong lòng khách hàng và thu hút, quảng bá những nét đặc trưng đó ngày càng rộng rãi qua các khách hàng trung thành và đem lại sự tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu phong cách phục vụ không tốt, gây nhiều tiếng xấu đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống và dẫn đến phá sản nếu không điều chỉnh kịp thời (Amy
K Smith và Ruth N Bolton, 2004)
- Mức độ thay thế đội ngũ nhân viên mới hàng năm
Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm biểu hiện lượng nhân viên ngưng công tác tại doanh nghiệp vào cuối năm và thay thế bằng lượng nhân viên mới tương ứng so với lượng tổng nhân viên hiện có của doanh nghiệp Mức độ thay thế đội ngũ nhân viên mới hàng năm của doanh nghiệp càng thấp thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều khoảng chi phí đào tạo lại nhân viên, tiết kiệm được thời gian cho doanh
nghiệp và hoạt động kinh doanh sẽ ít bị gián đoạn hơn
(www.nhansu.com.vn/chien-luoc/khich-le-nhan-vien/327-giu-chan-va-khich-le-nhan-vien.html) Do đó, doanh
nghiệp có mức độ thay thế nhân viên càng thấp thì sẽ được kỳ vọng có kết quả kinh doanh tốt hơn
- Số lượng chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi sẽ đem lại sự thích thú cho khách hàng, kích thích khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn vì hoặc họ sẽ có được sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn với mức tiền rẻ hơn hoặc cũng với số tiền
Trang 29ấy họ sẽ có được nhiều hơn khi tham gia các chương trình khuyến mãi Thực tế cho thấy, trong thời gian khuyến mãi, số lượng khách hàng tăng lên gấp nhiều lần so với các
ngày thường (www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/7340/10-cach.aspx) Do vậy, doanh
nghiệp đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi được kỳ vọng có được kết quả kinh doanh
tốt hơn
(hospitalite.vn/2012/07/23/thuc-hien-cac-chuong-trinh-khuyen-mai-khach-san-nhung-chi-dan-de-thanh-cong)
- Mức độ huấn luyện, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn nhà hàng, khách sạn cho nhân viên
Doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao
và đội ngũ quản lý giỏi giàu kinh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp không có được lợi thế này Một hệ thống đội ngũ nhân viên và quả
lý giỏi sẽ giúp cho năng suất công việc được nâng cao và duy trì với tiến độ nhanh
chóng (www.cemd.ueh.edu.vn/index.php?q=node/172) Nhưng để có thể sở hữu được
một đội ngũ nhân viên như thế thì việc huấn luyện, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn nhà hàng, khách sạn cho nhân viên là hết sức cần thiết và quan trọng Doanh nghiệp càng chú trọng và tiến hành thường xuyên vào công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân viên thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tốt hơn
- Chi phí sửa chữa, bảo trì, thay thế cơ sơ vật chất hàng năm
Mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn qua mỗi năm đều phải xem xét sửa chữa, bảo trì, thay thế cơ sở vật chất để đảm bảo tạo điều kiện phục vụ nhu cầu khách hàng được tốt nhất, nhằm tạo ra hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp và sự hài lòng và trung thành của các khách hàng (Afshan Naseem, Sadia Ejaz
và Prof Khusro P Malik GPHR, 2008) Nhưng chính sách sửa chữa, thay thế và bảo trì
có tối ưu và tiết kiệm hay không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chí phí cho hoạt động này qua mỗi năm sẽ phản ánh được mức quan tâm của doanh nghiệp vào công tác này và cũng phản ánh tính tối ưu của nó Do đó, doanh nghiệp càng chú trọng vào công tác này, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được kỳ vọng là càng cao
- Mức độ hợp lý của giá dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh
Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh, một trong những chiến lược cạnh
tranh của các đối thủ cùng ngành (lvc.edu.vn/download.php?id=51) Do đó, chính sách
Trang 30giá cả dịch vụ của doanh nghiệp nhà hàng khách sạn đưa ra hợp lý, có tính cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhu cầu cũng như túi tiền của khách du lịch thì doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hơn và chiếm được thị phần
lớn trong thị trường (www.hospitalite.vn/2011/10/07/bai-h%e1%bb%8dc-kinh-doanh)
Xin nhấn mạnh ở đây là tính hợp lý, vì thực tế không phải cứ đưa ra chính sách giá rẽ thì hiệu quả kinh doanh càng cao vì có thể làm mất lòng tin của khách hàng, hoặc doanh nghiệp bị lỗ vốn
- Các yếu tố về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Vị thế cạnh tranh phản ánh vị trí của doanh nghiệp trong thị trường mà nó phục
vụ Vị thế cạnh tranh được xác định bởi các chỉ tiêu như thị phần, khả năng thay đổi thị phần, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và các bên liên đới, khả năng thu lợi,…Vị thế mạnh nghĩa là doanh nghiệp phải chiếm được thị phần đáng kể trong các thị trường phục vụ hoặc trong các phần thị trường thích hợp Việc xây dựng vị thế mạnh trong những thị trường hấp dẫn mà công ty phục vụ là nhiệm vụ
và mục tiêu quan trọng của chiến lược cấp doanh nghiệp
Vị thế canh tranh của khách sạn: liên quan đến khả năng dẫn đầu về thị trường, cũng như là uy tín hình ảnh của khách sạn trên thị trường
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ phối thức thị trường
Năng lực cạnh tranh trong phối thức thị trường có thể đạt được theo nhiều cách, như chất lượng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn, chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ và hiệu quả hơn, các lợi thế dài hạn về giá, khuyến mãi,
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ phối thức thị trường: Liên quan đến khả năng mà nhà hàng khách sạn tạo ra được sự khác biệt từ sản phẩm dịch vụ của mình
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ nguồn lực: Liên quan đến khả năng sở hữu và sử dụng các nguồn lực để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách
Nguồn lực không chỉ bao gồm các yếu tố hữu hình như nhà máy, dây chuyền công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin và các nguồn tài chính,… mà còn là những yếu tố
vô hình như văn hóa hình ảnh công ty, bản quyền,…cũng như là những năng lực phức tạp, chẳng hạn như năng lực đổi mới, năng lực hợp tác, khả năng thay đổi,…
Trang 311.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Thông qua lược khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của nói chung và nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang nói riêng Baard và Van den Berg (2004), Kokko và Sjöholm (2004), Hansen, Rand và Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo các nghiên cứu của Panco và Korn (1999), Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và cộng sự (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010), một lần nữa đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ Chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tác giả còn cho thấy mối quan hệ xã hội, tốc
độ tăng trưởng doanh thu cũng là một số nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Vì thế, trong nghiên cứu này, các nhân tố trên được tác giả đưa vào mô hình phân tích để xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang cũng tương tự như trong mô hình của các tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ Tuy nhiên, khi xét thấy ngành nhà hàng, khách sạn là một ngành dịch vụ mang đặc thù là đáp ứng nhu cầu cư trú và ẩm thực của du thực khách nên tác giả nhận thấy khi xét đến một số nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn tại thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang cần phải thiết lập mô hình thêm một số yếu tố đặc trưng khác gồm: Mức độ huấn luyện, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn nhà hàng, khách sạn cho nhân viên; Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm; Vị trí nhà hàng, khách sạn; Số lượng chương trình khuyến mãi; Mức độ hợp lý của giá dịch vụ; Phong cách phục vụ
Trang 32Bảng 1.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
Biến số Ký
hiệu Diễn giải
Kế thừa
Mới (Khám phá)
Tên tác giả công trình nghiên cứu
Kỳ vọng
HOCVAN H1
Trình độ học vấn của chủ DN Nhận giá trị 1 nếu chủ có trình độ học vấn trung học phổ thông trở xuống; giá trị 2 nếu trình độ là trung học chuyên nghiệp; giá trị 3 nếu có trình độ đại học, cao đẳng; giá trị 4 nếu
có trình độ trên đại học
X
Nguyễn Quốc Nghi
và Mai Văn Nam
(2011), Các
nhân tố ảnh hưởng đến
doanh của nhỏ và vừa
ở thành phố
ĐH Cần Thơ
4 nếu rất nhiều và gần như thường xuyên
Trang 33Henrik Hansen và ctv (2002)
Mức độ huấn luyện, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn nhà hàng, khách sạn cho nhân viên Nhận giá trị 1 nếu hoàn toàn không có đào tại nhân viên, giá trị 2 nếu chưa tổ chức đào tao nhân viên, giá trị 3 nếu có đào tạo nhân viên, giá trị 4 nếu thường xuyên đào tạo nhân viên, giá trị 5 là rất thường xuyên tổ chức đào tạo nhân viên
Quy mô của doanh nghiệp, nhận giá trị bằng 1 nếu là siêu nhỏ;
giá trị 2 nếu là vừa và nhỏ; giá trị 3 nếu là lớn
X
“Enterprise
Grouth and survival in Vietnam:
Does Government support matter?”
của các tác giả Henrik Hansen, John Rand
+
Trang 34và Finn Tar
CPBTTTCSVC H6
Chi phí bảo trì, sửa chữa phòng ốc, thay thế trang thiết bị mỗi năm của doanh nghiệp (Tr đồng)
(Khám
Mức độ thay thế đội ngũ nhân viên mới hàng năm (%)
Số hình thức hỗ trợ của Nhà nước mà doanh nghiệp đã từng tiếp nhận (Hình thức)
ở Tp Cần
Nguyễn Quốc Nghi
và Mai Văn Nam
VONXAHOI H10 Mối QHXH của DN
(biến giả), nhận giá trị 1 X
“Phân tích
Trang 35nếu DN có mối quan hệ tốt với hiệp hội hoặc tổ chức tín dụng, có giá trị
0 nếu không có
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
KHUYENMAI H11
Số chương trình khuyến mãi mà DN đưa ra nhằm thu hút khách hàng trong 1 năm (lần)
Mức độ hợp lý của gía SPDV mà DN đưa ra phù hợp với túi tiền khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho
DN Biến (giả) này nhận giá trị 0 nếu chính sách giá không phù hợp, Giá trị 1 nếu chính sách giá của DN hợp lý
X Khám phá +
VONNHANLUC H13
Vốn nhân lực biểu hiện trình độ tay nghề chuyên môn của đội ngũ nhân viên (biến giả), nhận gái trị 1 nếu DN có
Trang 36đội ngũ nhân viên giỏi
và nhận gía trị 0 nếu không có
kinh doanh tại Công ty Khách sạn Khánh Hưng”
PHONGCACHP
Tính chuyên nghiệp trong phong cách phục
vụ của nhân viên DN:
Nhận gía trị 1 nếu được đánh giá là rất không tốt, Giá trị 2 là không tốt, giá trị 3 là bình thường, giá trị 4 nếu được đánh giá tốt, giá trị
5 nếu được đánh giá là rất tốt
X
“The Effect
of Customers’
Emotional Responses
Failures on Their
Recovery Effort Evaluations and
Satisfaction Judgments”
của Amy K Smith và Ruth N Bolton
+
VTCT
H15
Vị thế cạnh tranh của DN: Nhận gía trị 1 nếu được đánh giá là rất không tốt, Giá trị 2 là không tốt, giá trị 3 là bình thường, giá trị 4 nếu được đánh giá tốt, giá trị 5 nếu được đánh
X
Michael Hitt, R Duane Ireland, Robert E Hoskisson, Glenn Rowe, Jerry
Trang 37giá là rất tốt Sheppard,
Strategic Management:
Competitiveness and Globalizatio
n (Concepts Third
Canadian Edition), Published
by Nelson Education Ltd, 2009
CDPTTT H16
Năng lực cạnh tranh của DN ở cấp độ phối thức thị trường: Nhận gía trị 1 nếu được đánh giá là rất không tốt, Giá trị 2 là không tốt, giá trị
3 là bình thường, giá trị
4 nếu được đánh giá tốt, giá trị 5 nếu được đánh giá là rất tốt
X Khám phá
CDNL H17
Năng lực cạnh tranh của DN ở cấp độ nguồn lực: Nhận gía trị 1 nếu được đánh giá là rất không tốt, Giá trị 2 là không tốt, giá trị 3 là
X
Trần Sữu, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
Trang 38bình thường, giá trị 4 nếu được đánh giá tốt, giá trị 5 nếu được đánh giá là rất tốt
nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, Nxb Lao động, Hà Nội, 2005; Nghiên cứu của Trần Bảo An & ctv (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế
Dựa vào khung lý thuyết và các kết quả nghiên cứu đã lượt khảo trên đây, các giả thuyết sau đây được đề nghị:
Giả thuyết H1: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp có mối quan hệ cùng
chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, trình độ học cấn của chủ doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011)
Trang 39Giả thuyết H2: Mức độ quảng cáo của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều
với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, mức độ quảng cáo của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Giả thuyết H3: Số năm hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều
với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, số năm hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Panco, R và Korn, H., 1999), Henrik Hansen và cộng sự, 2002)
Giả thuyết H4: Mức độ huấn luyện, đào tạo, bổ túc nghiệp vụ quản lý và nghiệp
vụ chuyên môn nhà hàng, khách sạn cho nhân viên có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Mức độ huấn luyện, đào tạo, bổ túc nghiệp
vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn nhà hàng, khách sạn cho nhân viên càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Giả thuyết H5: Quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Quy mô của doanh nghiệp càng được nhân viên đánh giá cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar)
Giả thuyết H6: Chi phí bảo trì, sửa chữa phòng ốc, thay thế trang thiết bị mỗi
năm của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Chi phí bảo trì, sửa chữa phòng ốc, thay thế trang thiết bị mỗi năm của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Giả thuyết H7: Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm có mối quan hệ
ngược chiều với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Mức độ thay thế đội ngủ nhân viên mới hàng năm càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại
Giả thuyết H8: Số hình thức hỗ trợ của Nhà nước mà DN đã từng tiếp nhận có
mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Số hình thức hỗ trợ của Nhà nước mà DN đã từng tiếp nhận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011)
Trang 40Giả thuyết H9: Vị trí toạ lạc của DN có mặt tiền có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Vị trí toạ lạc của DN có mặt tiền thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Giả thuyết H10: Mối QHXH của DN có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Mối QHXH của DN thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang, 2011)
Giả thuyết H11: Số chương trình khuyến mãi mà DN đưa ra nhằm thu hút khách
hàng trong 1 năm có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Số chương trình khuyến mãi mà DN đưa ra nhằm thu hút khách hàng trong 1 năm cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Giả thuyết H12: Mức độ hợp lý của giá SPDV mà DN đưa ra phù hợp với túi tiền
khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho DN có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Mức độ hợp lý của giá SPDV mà DN đưa ra phù hợp với túi tiền khách hàng thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Giả thuyết H13: Vốn nhân lực biểu hiện trình độ tay nghề chuyên môn của đội
ngũ nhân viên có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cụ thể, Vốn nhân lực biểu hiện trình độ tay nghề chuyên môn của đội ngũ nhân viên càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Trần Tuấn An, 2008)
Giả thuyết H14: Tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhân viên
DN có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhân viên DN càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Amy K Smith và Ruth N Bolton)
Giả thuyết H15: Vị thế cạnh tranh của DN có mối quan hệ cùng chiều với hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, Vị thế cạnh tranh của DN càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại (xem Michael Hitt, R Duane Ireland, Robert E Hoskisson, Glenn Rowe, Jerry Sheppard, 2009)