Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
1 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 ( 2011 - 2015)
Đề tài:
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI
LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ths. Tăng Thanh Phương
Dương Ngọc Thúy
Bộ môn: Luật Tư Pháp
MSSV: 5115759
Lớp: Luật Tư pháp 1- K37
Cần Thơ, tháng 11 / 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Cô Ths. Tăng
Thanh Phương – Giảng viên Bộ môn Luật tư pháp, Khoa Luật –
Trường Đại học Cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian qua, để tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn đến tất cả quý Thầy cô trong Hội
đồng phản biện và toàn thể Thầy cô trong Khoa Luật đã hết lòng
dìu dắt, dạy bảo, giúp em có được những kiến thức cơ bản nhất về
Luật học, cũng như những đóng góp quý báo cho em hoàn thành
bài viết này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài,
nhưng do thời gian ngắn và những điều kiện khách quan, nên chắc
chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý Thầy cô. Em xin
chân thành cám ơn.
Chúc quý Thầy Cô được mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong cuộc sống.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
DƯƠNG NGỌC THÚY
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Chữ ký giảng viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
..........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Chữ ký giáo viên phản biện
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1. Các khái niệm có liên quan về ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ................... 4
1.1.1. Khái niệm môi trường ................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường .................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất............................................................... 7
1.1.4. Khái niệm suy thoái môi trường đất ........................................................... 12
1.2. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất ........................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm .................................................................................................... 15
1.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ............................................................................................................. 17
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất..................................................... 22
1.5. Ý nghĩa quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.............................................................. 25
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất...................................................................................... 28
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra ..................................................................................... 29
2.1.2. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật....................................................... 32
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật ............. 34
2.1.4. Có lỗi của người gây thiệt hại.................................................................... 36
2.2. Xác định thiệt hại được bồi thường do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ............................................................................................................. 37
2.2.1. Các loại thiệt hại được bồi thường ............................................................ 37
2.2.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ........................................................ 37
2.2.1.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ..................................................... 39
2.2.1.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ................................................... 41
2.2.2. Giám định thiệt hại trong ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ..................... 44
2.3. Cách thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất.......................................................................................................................... 45
2.3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất............................................................................................ 45
2.3.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất............................................................................................ 45
2.3.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất ..................................................................................... 48
2.3.4. Phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất............................................................................................ 49
2.3.5. Hình thức thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ........................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
3.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi làm làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất ở Việt Nam hiện nay ...................................... 52
3.2. Một số vấn đề bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ......... 57
3.2.1. Xác định chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ............................ 57
3.2.2. Nghĩa vụ chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra với hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ........... 58
3.2.3. Về phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất bằng con đường trọng tài và tòa án.................................... 61
3.2.4. Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất..................................................................................................... 62
3.2.5. Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất trong
trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại .......................................................... 64
3.2.6. Mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ............................. 65
3.2.7. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất ..................................................................................... 66
3.3. Phương hướng hoàn thiện chung các quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ....
............................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm đất gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, môi
trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Hậu quả của sự ô
nhiễm này dẫn đến xung đột lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân và phát sinh tranh chấp
môi trường. Hiện nay, có nhiều biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn
chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật
dân sự, Luật bảo vệ môi trường.Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì trách
nhiệm này được quy định là một trong những trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động
trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước giữa các
chủ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
gây ra là một trong những dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường nói chung được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi
trường năm 1993, theo đó “ tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của
mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật ”. Nhưng phải đến khi Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách cụ
thể và rõ ràng hơn. Với việc dành riêng 5 điều cho các quy định về bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường (từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2), Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa”
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền - một nguyên tắc được xem là đặc trưng của
lĩnh vực môi trường. Các quy định của pháp luật, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan
trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường yêu cầu bồi thường thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói
chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng hiện vẫn còn dừng lại ở mức quy định chung,
mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại
do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất gây nên trên thực tế cho các tổ tức, các nhân.
Chính vì những lý do trên người viết đã lựa chọn đề tài “ Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất” để làm luận văn tốt nghiệp.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
1
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn những quy định của pháp luật về loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất. Tìm
hiểu quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, qua đó, đối chiếu, so
sánh, giữa quy định của pháp luật và thực tiễn về loại trách nhiệm này. Từ đó, đưa ra các
kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, góp phần đảm bảo việc nhận
thức và áp dụng quy định của pháp luật được thống nhất trên thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nói đến thiệt hạị trong lĩnh vực môi trường nói chung và thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là nói đến hai loại thiệt hại. Thứ nhất thiệt
hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Loại thiệt hại này thường gắn
liền với chủ thể bị thiệt hại là nhà nước, người đại diện cho tài sản thuộc sở hữu toàn
dân. Loại thiệt hại thứ hai lại thường gắn liền với chủ thể bị thiệt hại là tổ chức, cá
nhân cụ thể. Đó là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường gây ra. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2010/NĐCP thì “ Việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của
con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự”. Tuy
nhiên, đối với việc xác định thiệt hại do suy giảm, chức năng tinh hữu ích của môi
trường, lại chịu sự điều chỉnh theo quy định của pháp luật về môi trường, cụ thể Điều
131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Trong bài luận văn này người viết chỉ đi sâu nghiên cứu về “ Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất” được điều chỉnh
chung trong luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nghĩa là
chỉ tập chung nghiên cứu về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng
của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường đất gây ra. Người viết chủ yếu dựa vào những quy
định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nghị định 113/2010/NĐ-CP quy định về xác định
thiệt hại với môi trường, cùng một số văn bản luật liên quan.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
2
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phân tích luật, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp
chí nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn
gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất.
Chương 2: Cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất.
Chương 3: Thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
3
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1.1. Các khái niệm có liên quan về ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm đa dạng và có nội hàm vô cùng rộng, được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: môi trường xã hội, môi trường sư phạm, môi trường
lao động, môi trường giáo dục, môi trường sinh viên, môi trường thiên nhiên v.v. Do vậy,
hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “ môi trường”, cụ thể như sau:
Môi trường“ là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh
vật ấy"1;
Môi trường “ là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”2;
Môi trường “ là toàn bộ hoàn cảnh, vật thể hoặc điều kiện bên ngoài vây quanh
tác động qua lại lẫn nhau”3;
Môi trường “ là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi
chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay xã hội”4;
Môi trường “ là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo
ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai
thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người”5;
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu
như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là
những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Theo Khoản 1 Điều
3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 khái niệm môi trường được định nghĩa như sau: “
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ”.
1
Xem: Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng 1997, tr.618.
Xem: The American Heritage Dictionary, Boston, 1992, tr. 616.
3
Xem Webter’s Ninh New Collegiate Dictionary, 1983.
4
Trong quyển Môi trường và Tài nguyên Việt Nam, Nxb KH & KT Hà Nội, 1994.
5
Tuyên ngôn 1981 của UNESCO.
2
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
4
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì con người trở thành
trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau tạo thành trung tâm
đó, chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác nhau của môi trường.
Tóm lại, môi trường dù được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ khoa
học hay đến góc độ pháp lý, nhưng bản chất của môi trường vốn không thay đổi. Nó là tất
cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật; là những gì xung quanh
chúng ta cho ta cơ sở để sống và phát triển. Con người tồn tại trong môi trường, luôn chịu
ảnh hưởng của môi trường và ngược lại môi trường tạo cơ sở cho chúng ta sống, phát
triển, và luôn chịu sự tác động của con người.
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Môi trường được hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có nằm
ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động đến chúng ở
chừng mực nhất định. Do đó, những tác động xấu của con người lên môi trường nhằm
phục lợi ích của mình tất yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Vậy ô nhiễm môi trường là như thế nào ?Nhìn chung, hiện nay có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về ô nhiễm môi trường như: đối với góc độ sinh học, thì khái niệm này
chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi
theo chiều hướng xấu đi. Đối với góc độ kinh tế học, thì ô nhiễm môi trường là sự thay
đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua
đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài tới sức khỏe con người, các loài động thực vật
và các điều kiện sống khác.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm ô nhiễm môi trường được hiểu như sau: “ Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ
môi trường năm 2005). Ví dụ: nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp làm ô
nhiễm nguồn nước sông như sông Thị Vải, kênh Ba Bò, khói bụi từ các phương tiện giao
thông, từ các nhà máy, xí nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ chảy ra các dòng
sông, gây ra những căn bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư …
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì: “ Tiêu chuẩn môi
trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về
hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
5
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển biến các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm: ở dạng khí thải, nước thải, chất thải rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học
và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Điểm chung nhất giữa các định nghĩa trên về ô nhiễm môi trường là đều đề cập đến
sự biến đổi các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người
và sinh vật. Có thể thấy sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm . Các chất gây ô
nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc các yếu tố vật lý khi xuất
hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm, thường là các chất thải, tuy
nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế
phẩm… , và được phân thành các loại sau đây:
Chất gây ô nhiễm tích lũy ( chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm
không tích lũy ( tiếng ồn);
Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương ( tiếng ồn), trong phạm vi vùng
(mưa a xit) và trên phạm vi toàn cầu ( chất CFC);
Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định ( chất thải từ các các cơ sở sản xuất
kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn ( hóa chất dùng cho nông
nghiệp);
Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục ( chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục ( dầu tràn do sự cố tràn dầu).
Môi trường có thể bị ô nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau như ô nhiễm, ô nhiễm
nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm môi trường với các thành
phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng
môi trường cho phép. Theo Điều 92 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “ Môi trường bị ô
nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn
về chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một
hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần
trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi
hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng
môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên”.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
6
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Theo cách hiểu thông thường: “ Ô nhiễm môi trường
đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô
nhiễm"6. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua ngoài phạm vi chống chịu của sinh vật. Đất được xem là ô
nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch
của môi trường đất. Trong pháp luật Việt Nam tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư số
35/2014/TT-BTNMT, khái niệm ô nhiễm môi trường đất được định nghĩa như sau: “ Ô
nhiễm đất là sự gia tăng hàm lượng của một số chất, hợp chất so với tiêu chuẩn Việt Nam
( TCVN), quy chuẩn Việt Nam ( QCVN) cho phép làm nhiễm bẩn đất”. Ngoài ra, ô nhiễm
môi trường đất còn có thể được hiểu là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô
nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc (sự thay đổi về thành phần các tính vật chất lý,
hóa, sinh) của đất theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu
của con người. Các nhà khoa học môi trường trên thế giới đã cảnh báo rằng cùng với ô
nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng
đang trở thành vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Bởi vì, ô môi trường nhiễm đất không chỉ
gây ra các tác động xấu đến các tính chất của đất, mà còn ảnh hưởng đến những thành
phần khác của môi trường, trong đó có con người chúng ta.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất có nguồn gốc từ tự nhiên do: hoạt động của núi lửa, nham thạch,
tuyết tan, mưa, bão, lũ lụt, xói mòn, hạn hán, quá trình thấm dầu…
Ô nhiễm đất có nguồn gốc nhân tạo:
Ô nhiễm đất từ hoạt động công nghiệp do hoạt động khai thác khoáng sản, sản
xuất…làm phát sinh bụi, nước thải, các chất thải hữu cơ, các chất khí độc hại ( SO2,
H2S..) thải ra môi trường. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là khi chúng được thải trực tiếp
vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là chúng được thải vào môi trường nước,
môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất
và gây ô nhiễm đất.
Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp sử dụng các chất: phân bón, thuốc trừ sâu,
chất kích thích sinh trưởng… các chất này thường có sẵn các kim loại nặng, chất khó phân
hủy, chất phóng xạ… khi tích lũy đến một giớ hạn nhất định, chúng sẽ trở thành chất gây
ô nhiễm.
6 Tổng Cục Môi Trường, Thế nào là ô nhiễm môi trường đất? ,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/Th%E1%BA%BFn%C3%A0ol%C3%A0%C3%B4nhi%E1%
BB%85mm%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dng%C4%91%E1%BA%A5t.aspx, [ ngày truy cập 22/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
7
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Ô nhiễm đất do việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mạng
lưới giao thông, như việc sử dụng một phần đất để xây dựng đường xá, các khu đô thị, và
khu công nghiệp đã làm thay đổi kết cấu của đất.
Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt của con người hàng ngày: chất thải rắn đô thị
nếu không quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là chất thải y tế
và các loại chất thải có tính độc hại khác chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài.
Ví dụ: Theo khảo sát mới đây về tình trạng ô nhiễm môi trường đất của Viện Nước,
Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân
số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300
triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật.
Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao
thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được sử
dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng môi trường đất 7.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta hiện nay
Mặc dù công tác bảo vệ môi trường đã được lồng ghép trong các văn bản chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, song việc triển khai thực hiện trên
thực tế còn hạn chế nên môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nhất là
môi trường đất đang có xu hướng bị ô nhiễm và suy thoái ngày càng nghiêm trọng.
Theo niên giám thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là trên
33 triệu ha, trong đó đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 26,1 triệu ha; đất
sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 3,7 triệu ha; 3,3 triệu ha còn lại là tổng diện tích
đất chưa được đưa vào sử dụng.
Điểm đáng lưu ý là phần lớn số diện tích chưa được sử dụng đều đã và đang bị suy
thoái, hoang mạc hóa hoặc bị mất giá trị sử dụng do không được khai thác hợp lý. Không
ít diện tích đất thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng bị ô nhiễm
nghiêm trọng trước xu hướng gia tăng dân số và phát triển đô thị, công nghiệp.
Điều quan ngại là ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ
mục đích phát triển đô thị, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Thống kê của Hội khoa học
đất Việt Nam từ năm 2000 – 2007 cho thấy, con số này ước chừng lên tới trên 70.000 ha
mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng cao trong thời gian tới.
7
Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường,Ô nhiễm môi trường đất trong hoạt động nông
nghiệp: Báo động, Hương Giang,
http://pops.org.vn/UserPages/News/detail/tabid/138/newsid/580/language/vi-VN/Default.aspx, [ ngày truy cập
24/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
8
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Trên thực tế, dù đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hay phi nông nghiệp
thì đều bị ô nhiễm ở mức độ nhất định. Nếu như trong nông nghiệp, việc sử dụng không
hợp lý lượng phân bón hóa học hoặc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có thể
dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí thì trong hoạt động công nghiệp, xây dựng
và dân sinh, mức độ ô nhiễm nhiều khi còn đáng lo ngại hơn. Các hoạt động này không
chỉ làm tồn đọng nhiều kim loại nặng khó phân hủy như chì, kẽm, đồng, ni ken, cadimi…
mà còn gây phát thải nhiều loại khí, phóng xạ nguy hiểm, các chất thải xây dựng độc hại
như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, bê tông, đặc biệt là các chất gây ô nhiễm đất ở mức
độ cao như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công
nghiệp sản xuất hóa chất.
Bên cạnh các hoạt động gây ô nhiễm nêu trên, lượng hóa chất tồn lưu sau chiến
tranh cũng là nguồn ô nhiễm độc hại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đất. Theo Báo
cáo môi trường quốc gia năm 2010, có đến 77 triệu lít chất diệt cỏ đã được quân đội Mỹ
sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, trong đó các chất da cam chứa hàm lượng lớn
chất siêu độc dioxin chiếm gần một nửa. Khu vực bị nhiễm dioxin chủ yếu tập trung tại
miền Nam Việt Nam, đặc biệt là tại các khu vực sân bay quân sự. Hơn 40 năm sau chiến
tranh, nồng độ dioxin tại nhiều vùng đã giảm mạnh, tuy nhiên tại các khu vực trọng điểm
thì hàm lượng chất độc này vẫn còn rất cao, ở mức trên 300.000 ppt TEQ8.
Cụ thể, tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và sân bay Phù Cát (Bình Định)
vẫn còn tồn dư hàng trăm nghìn m3 đất và bùn bị nhiễm chất độc da cam với hàm lượng
dioxin gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với nồng độ cho phép, tiếp tục tác động
xấu đến sức khỏe con người và môi trường tại các khu vực lân cận. Ngoài ra còn có 335
điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước đã được xác định, nhưng chưa giải quyết
dứt điểm.
Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng
trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không
được cây trồng sử dụng thải ra môi trường.
Còn ở các vùng quanh đô thị, khu công nghiệp và làng nghề, môi trường đất cũng bị
ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Hiện chỉ có 60% khu công
nghiệp có có hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết nước thải sinh hoạt đô thị đều không được
xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng
nghề đã xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép.
8
ThienNhien.Net, Còn nhiều thách thức trong xử lý ô nhiễm và suy thoái đất, Hồng Ngọc,
http://www.thiennhien.net/2011/10/17/con-nhieu-thach-thuc-trong-xu-ly-o-nhiem-va-suy-thoai-dat/, [ngày truy
cập 24/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
9
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Tại Bắc Ninh, ô nhiễm đất cũng bắt nguồn từ nước thải, chất phế thải, khí thải, hóa
chất bảo vệ thực vật và hoạt động khai thác khoáng sản. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có hàng
chục khu, cụm công nghiệp và nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chỉ có 2 khu công
nghiệp tập trung đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, còn lại tất cả các khu, cụm công
nghiệp khác và các làng nghề truyền thống chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các cụm công nghiệp và các làng nghề
không qua xử lý (chỉ có một số cơ sở đã xử lý sơ bộ) xả trực tiếp vào môi trường, làm ô
nhiễm môi trường một số sông như Ngũ Huyện Khê, sông Ngụ... Những con sông này
vẫn là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian các
chất gây ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và tích lũy dần trong cây trồng, gây ô nhiễm đất ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Các chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện có xu
hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công
nghiệp tăng 15%, chất thải rắn y tế tăng 8%. Chất thải công nghiệp, y tế chứa nhiều nguy
cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý triệt để. Việc xử
lý rác thải hiện nay chủ yếu là chôn lấp, vẫn còn nhiều bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi
trường đất và nước. Khí thải tại một số làng nghề tái chế kim loại có chứa các chất như
ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất
làm giảm độ PH của đất cũng gây ô nhiễm đất. Hóa chất bảo vệ thực vật là con dao hai
lưỡi, nếu sử dụng không hợp lý thì lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Tại các
vùng trồng rau thâm canh của tỉnh lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng tăng gấp 3- 5
lần so với các vùng trồng lúa. Các loại thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và các thuốc khác
hiện được sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Ngoài ra, hoạt động khai thác cát sỏi trên
sông Cầu, sông Đuống không theo quy hoạch có thể gây sạt, trượt các bãi bồi, thềm sông
làm giảm diện tích đất canh tác, sinh hoạt.
Theo kết quả điều tra, phân tích các mẫu đất trên địa bàn tỉnh của Trung tâm Quan
trắc Tài nguyên và Môi trường cho thấy hàm lượng chì (Pb), đồng (Cu), kẽm (Zn)… đều
vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp mức độ ô
nhiễm tăng theo từng năm. Đơn cử như hàm lượng Pb trong đất tại các khu vực cụm công
nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề: có 13/42 mẫu bị ô nhiễm, trong đó 8 mẫu ô nhiễm
nhẹ, 5 mẫu ô nhiễm nặng vượt quy chuẩn cho phép tới gần 3 lần. Trên sông Cầu, chỉ số
Pb có 5/10 mẫu đất bị ô nhiễm, chỉ số Cu có 1/10 mẫu có dấu hiệu ô nhiễm… Theo dự
báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào những năm 2015,
2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ
phát triển công nghiệp và đô thị hóa9.
9
Bắc Ninh ONLINE, Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, Thái Uyên,
http://baobacninh.com.vn/news_detail/68742/hien-trang-suy-thoai-va-o-nhiem-moi-truong-dat.html, [ngày truy
cập 25/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
10
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Tại Đồng Nai, theo kết quả Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai
cho biết: cụ thể, tại 19 khu công nghiệp được quan trắc về chất lượng nguồn đất, kết quả
cho thấy có 2 khu công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm bởi các tác nhân đồng và kẽm trong
đất cao. Cụ thể, tại khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom có các hàm lượng Cu
(đồng) vượt gần 2 lần, hàm lượng Zn (kẽm) vượt 4,16 lần so với quy chuẩn cho phép của
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại khu công nghiệp Biên Hoà 1, hàm lượng Zn vượt tiêu
chuẩn 1,5 lần; hàm lượng Nitrat và Crom trong đất lần lượt là 916mg/kg và 729mg/kg
vượt quy chuẩn QCVN 03: 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai cũng cho biết, tại một
số khu xử lý chất thải rắn đóng tại phường Trảng Dài (thành phố Biên Hoà) và khu xử lý
chất thải Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) có hàm lượng Asentrong đất vượt quy chuẩn từ 1,6
đến 2 lần. Ngoài ra, tại bãi chôn lấp chất thải Quang Trung hàm lượng Nitrat và Crom
cao, từ 218 đến 301mg/kg. Theo đánh giá của Trung tâm này, nguyên nhân dẫn đến một
số khu vực trên bị ô nhiễm nguồn đất, do đây là những điểm tiếp nhận nguồn thải công
nghiệp và chất thải nguy hại10.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô
thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải
sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng
nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng.
Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi
trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn
lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải
ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc
hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng
34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3;
bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit
đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế
giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước,
không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất11.
10
Tin Môi trường, Một số khu công nghiệp ở Đồng Nai có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cao trong đất,
http://www.tinmoitruong.vn/moi-truong/mot-so-khu-cong-nghiep-o-dong-nai-co-ham-luong-kim-loai-nangvuot-muc-cao-trong-dat_4_25203_1.html, [ngày truy cập 25/9/2014].
11
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay – Thực trạng và một
số giải pháp khắc phục,Trần Đắc Hiến,
http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=1636, [ ngày truy cập 25/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
11
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.1.4. Khái niệm suy thoái môi trường đất
Theo khoản 7 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “ Suy thoái môi trường là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với
con người và sinh vật”.
Thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí,
nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái,
các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác12.
Một thành phần môi trường bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu có sự suy
giảm cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc sự thay đổi về số lượng
sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại ( ví dụ : số
lượng động vật quý hiếm bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ
kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học);gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến
đời sống của con người và sinh vật, nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành
phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của con người hoặc gây nên những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt
lở đất… thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái. Số lượng và chất lượng các
thành phần môi trường có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau , trong đó
nguyên nhân chủ yếu yếu nhất là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường,
làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau:
suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt
nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể
thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng
như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trữ lượng
của nó.
Trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào đưa
ra định nghĩa suy thoái môi trường đất là như thế nào? Tuy nhiên, từ khái niệm suy thoái
môi trường nói chung được ghi nhận trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì suy
thoái môi trường đất nói riêng có thể được hiểu như sau: “ Suy thoái môi trường đất là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường trong đất , gây ảnh hưởng xấu
đối với con người và sinh vật”.
12 Tổng Cục Môi Trường, Suy thoái môi trường là gì?,
http://vea.gov.vn/VN/truyenthong/hoidapmt/Pages/Suytho%C3%A1im%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dngl
%C3%A0g%C3%AC.aspx, [ ngày truy cập 26/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
12
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường năm 2005, ô nhiễm môi trường đất
và suy thoái môi trường đất có một số điểm chung: cả ô nhiễm và suy thoái đất đều làm
cho môi trường bị mất cân bằng sinh thái dẫn đến những biến đổi cho môi trường nói
chung và trong môi trường đất nói riêng. Môi trường đất bị biến đổi gây ra thiệt hại về tài
sản, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ
nguy hiểm hay tác động đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người thì ô nhiễm môi
trường đất sẽ nguy hiểm hơn và có tác động nhanh hơn so với suy thoái môi trường đất.
Môi trường đất bị suy thoái, khi vượt mức suy thoái thì môi trường đất bị gọi là ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường đất
Đất có thể bị suy thoái do các tác động của tự nhiên như: mưa, nắng, nhiệt độ, gió,
bão, lũ lụt, rét ,lốc xoáy, động đất, khô hạn, sống thần, núi lỡ, sông suối thay đổi dòng
chảy, nước biển xâm nhập… bên cạnh những nguyên nhân suy thoái đất từ tự nhiên thì
nguyên nhân suy thoái đất do con người gây nên( suy thoái đất có nguồn gốc nhân tạo) lại
rất phổ biến và đáng chu ý hiện nay bao gồm các nguyên nhân sau đây: quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất làm cho đất
bị xói mòn, nén chặt…, nước thải công nghiệp có chứa các chất độc hại như những kim
loại nặng (Pb, Hg, As, Cd…) và các chất tẩy rửa, thuốc sát trùng , các chất hữu cơ khó
phân giải, khí thải từ các nhà máy ( SO2, NOx…), làm cho đất bị suy thoái và ô nhiễm
nghiêm trọng, cấu trúc đất bị phá hủy do hoạt động xây dựng. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp của con người cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái đất như: sử dụng
các hóa chất độc hại, phân bón , thuốc trừ sâu … canh tác trên đất dốc lạc hậu ( cạo sạch
đồi, không chống xói mòn, không luân canh…), chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa,
không bón phân, hoặc bón phân không hợp lý, do hành vi khai thác quá mức các thành
phần trong đất dẫn đến làm hủy hoại các nguồn tài nguyên trong đất. Ngoài ra, môi trường
đất cũng có thể bị suy thoái do các nguyên nhân : chặt đốt rừng, ô nhiễm dầu, chất phóng
xạ, chất thải, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của con người…
Hiện trạng suy thoái môi trường đất ở nước ta hiện nay
Hiện nay cả nước ta có đến hơn 13 triệu héc - ta đất suy thoái, đất trống, đồi núi trọc.
Trong đó, có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai
trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử
dụng bị thoái hóa nặng.
Theo văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang
có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong
hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt
Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân
mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (số liệu công bố tháng
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
13
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
12-2006). Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể
các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn13.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với lượng đất bị xói mòn hàng năm
lên tới 33,8 - 150,5 tấn/ha. Trong đó 2 triệu ha đang sử dụng bị thoái hóa nặng và 2 triệu
ha khác đang có nguy cơ thoái hóa cao. Đó là chưa kể dải hoang mạc cát ven biển từ
Quảng Bình đến Bình Thuận lên đến 419.000 ha. Cộng thêm hiện tượng mặn hóa, phèn
hóa, xâm thực mặn ở các cửa sông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trở lên gay
gắt trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu gây nên.
Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn bị suy thoái do hóa chất sử dụng trong nông
nghiệp (tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp khoảng 2,5-3
triệu tấn/năm, trong đó 70% cây trồng không sử dụng được, thải ra môi trường), còn tại
các đô thị là do sản xuất, sinh hoạt (chỉ 60% KCN có hệ thống xử lý nước thải; nước thải
sinh hoạt của các khu dân cư hầu hết không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường)14.
1.2. Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.2.1. Khái niệm
Cho đến nay, ở nước ta chưa được một văn bản luật nào đưa ra định nghĩa về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra .Vậy
trách nhệm bồi thượng thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm. suy thoái môi trường đất gây ra
là gì? Trước tiên nếu muốn hiểu rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, thì cần hiểu như thế nào là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra?.
Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi
trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp
người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Từ những quy định chung của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và những quy định của Luật bảo vệ môi
trường năm 2005 về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm ,suy thoái môi trường (
từ Điều 131 đến Điều 135, Mục 2) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng (hay còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức trách nhiệm
13
KhoaHoc.com.vn, 28% diện tích đất của Việt Nạm bị hoang hóa, Hồng Vân,
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/15704_28-dien-tich-dat-dai-cua-viet-nam-bi-hoang-hoa.aspx, [
ngày truy cập 26/9/2014].
14
Tinmoi.vn, Môi trượng bị ô nhiễm nặng,
http://www.tinmoi.vn/moi-truong-bi-o-nhiem-nang-011143630.html, [ ngày truy cập 28/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
14
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại
là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ
của con người, tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù
tổn thất về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của
mình gây ra.
Qua những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất gây ra là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, theo đó mà cá nhân, pháp
nhân và các chủ thể khác phải bồi thường khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác.”.
Ví dụ: vụ công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), chôn thuốc trừ sâu độc hại xuống lòng đất làm cho môi
trường đất bị ô nhiễm , gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn hộ dân sinh sống
trong khu vực. Vụ việc nêu trên cần phải có một tổ chức hay cá nhân chịu trách nhiệm hay
nói cách khác chủ thể nào gây ô nhiễm môi trường đất thì phải có trách nhiệm bồi thường
và khắc phục hậu quả.
Tóm lại, khi gây thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, cũng
như các loại hành vi gây thiệt hại khác. Các chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi
thường tổn thất gây ra với môi trường. Trách nhiệm này được hiểu trước hết là với cộng
đồng, với xã hội của người gây ra thiệt hại cho môi trường, vì họ đã xâm hại đến các điều
kiện sống chung của con người. Tiếp đến là trách nhiệm đối với tổ chức cá nhân, cụ thể là
nạn nhân của sự xâm hại đó. Điều này được thể hiện thông qua việc bồi thường thiệt hại
đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại.
1.2.2. Đặc điểm
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra thuộc một loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, ngoài những đặc điểm chung
như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi
phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện
bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất gây ra cũng giống như các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác,
là một dạng của trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
15
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt
hại chính là một quan hệ tài sản được luật dân sự điều chỉnh ở Điều 307 và chương XXII
Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự. Đây là trách
dân sự ngoài hợp đồng và theo pháp luật dân sự thì chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện
nhất định đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại. Tuy
nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là một trong những trường hợp đặc biệt. Theo
đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh là trách nhiệm pháp lý nâng cao không cần thiết đòi
hỏi phải chứng minh yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Nghĩa là, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp này sẽ phát sinh mà không cần điều kiện lỗi.
Thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm cả thiệt hại trực
tiếp và gián tiếp. Theo Khoản 6, Khoản 7 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 định
nghĩa :“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi
trường là sự suy giảm về số lượng, chất lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Các định nghĩa trên cho thấy ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất trước hết là sự biến đổi, sự suy giảm các thành phần môi trường. Thiệt hại
đối với môi trường tự nhiên là thiệt hại trực tiếp hay nói cách khác, chính các yếu tố của
môi trường tự nhiên là đối tượng bị xâm phạm trực tiếp. Những thiệt hại về tài sản, tính
mạng, sức khỏe đối với cá nhân, tổ chức do ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra phát
sinh trên cơ sở tồn tại các thiệt hại đối với môi trường sinh thái.
Ví dụ: theo báo cáo của đoàn khảo sát Cục Bảo vệ môi trường và Viện Công nghệ
môi trường ngày 16/01/2006 về vụ ô nhiễm môi trường ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ
đối với ao hồ, môi trường đất cạnh bãi thải của Công ty pin acqui Vĩnh Phú, đoàn khảo
sát phân tích thấy hạm lượng kẽm (Zn), cadium ( Cd) cao gấp bốn lần tiêu chuẩn cho
phép trong đất nông nghiệp, hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn 40 lần và có khả năng tích tụ
trong cơ thể con người qua dây truyền thực phẩm, có thể gây bệnh khi nồng độ đủ lớn15.
Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm về
thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản. Ví dụ: khi môi trường đất bị ô nhiễm sức khỏe
con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh hô hấp… những người bị
mắc bệnh phải bỏ ra một khoản để chi cho việc khám chữa bệnh đồng thời thu nhập của
họ cũng bị giảm sút do không lao động. Các loại thiệt hại về tài sản chẳng hạn thiệt hại về
năng suất cây trồng, các loài thủy sản bị chết do đất bị ô nhiễm.
15
Việt Báo.vn, “ Làng ung thư” ở Phú Thọ: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Khiết Hưng,
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Lang-ung-thu-o-Phu-Tho-O-nhiem-moi-truong-nghiem-trong/65043418/157/, [ ngày
truy cập 02/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
16
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Chủ thể có hành vi làm ô nhiễm và suy thoái môi trường đất phải có trách nhiệm
bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo quy định taị Điều 624 Bộ luật dân sự năm
2005 “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi
trường không có lỗi”. Căn cứ từ quy định tại điều luật trên, thì chủ thể có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong trường hợp này là cá nhân, pháp nhân, tổ chức kể cả trường hợp
thiệt haị xảy ra hoàn toàn không có lỗi của người gây thiệt hại. Như vậy, đối với thiệt hại
ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung cũng như thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất gây ra nói riêng, yếu tố lỗi không phải là yếu tố điều kiện quyết định đến
việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường. Riêng
trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm thì cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên có liên quan để làm rõ
trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất gây ra có mối quan hệ nhất định với trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường do
bị ô nhiễm. Thông thường, trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường
thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được
giải phóng khỏi quan hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô
nhiễm môi trường gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: khắc
phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường thiệt hại về môi trường .
Ví dụ: việc công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu vào môi trường đất đã bị
xử lý với mức phạt là 421,150 triệu đồng. Bênh cạnh đó, Nicotex Thanh Thái còn phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cũng như thực hiện các
biện pháp để khắc phục hậu quả xảy ra16.
1.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất
Nguyên tắc được hiểu theo nghĩa chung nhất là các yêu cầu, chuẩn mực cụ thể
buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, những người có quyền và lợi ích có liên quan phải
tuân theo. Dưới góc độ pháp lý, nguyên tắc là các tư tưởng pháp lý chỉ đạo có ý nghĩa
bao trùm, xuyên suốt trong quá trình thực hiện một hoạt động pháp lý. Do trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra là một
chế định trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên khi áp dụng cũng
dựa trên nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
16
CAND online, Xử phạt Công ty cổ phần Nicotex chôn hóa chất, Thái Thanh,
http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2013/9/209627.cand, [ ngày truy cập 03/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
17
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, theo căn cứ tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm
2005 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng quy định:
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc
người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác thay đổi mức bồi thường.
Theo quy định trên, nguyên tắc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thỏa thuận bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường theo thỏa thuận đây là một nguyên tắc cơ bản mang tính
đặc thù của các quan hệ dân sự trong những nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong đó có bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra.
Được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP, theo Nghị quyết thì: “ Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên
về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận
đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội”17. Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận phản
ánh một cách rõ ràng nhất bản chất của quyền dân sự là “ tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận”. Sự thỏa thuận này thể hiện mong muốn, ý chí của các bên và trên thực tế
đây là phương pháp hữu hiệu nhất để nhanh chóng khắc phục thiệt hại đã xảy ra và
phù hợp với quyền lợi của các bên. Việc thỏa thuận thiệt hại có thể bao gồm những nội
dung sau:
Thỏa thuận về mức bồi thường: khi có thiệt hại xảy ra trước hết các bên có
quyền được tự do thỏa thuận mức bồi các thường thiệt hại. Mức bồi thường theo thỏa
thuận có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với thiệt hại thực tế xảy ra. Đối với
những thiệt hại về môi trường, mức bồi thường theo thỏa thuận thường có thể bằng
17
Điểm 2 mục 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
18
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
hoặc cao hơn với thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi vi phạm, việc thỏa thuận phải đi
kèm với việc khắc phục thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra.
Thỏa thuận về hình thức bồi thường: về nguyên tắc các bên được quyền tự
thỏa thuận về hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc. Nhưng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái đất gây ra thì hình thức phổ biến nhất là hình thức bồi thường bằng tiền. Ví dụ:
về vụ việc ô nhiễm môi trường đất do bãi rác Tân Long giữa công ty và sáu hộ dân có
đất sát hàng rào bãi rác Tân Long đã thống nhất mức bồi thường trong ba năm theo
mức giá của từng năm là 1,6 triệu đồng/công đất (2011), 1,9 triệu đồng (2012) và 2
triệu đồng (2013); 19 hộ dân còn lại được bồi thường với các mức giá theo từng năm
lần lượt là 500.000 đồng, 600.000 đồng và 700.000 đồng/công18.
Thỏa thuận về phương thức bồi thường: theo quy định thì các bên có thể tự
thỏa thuận với nhau lựa chọn phương thức bồi thường đó là phương thức bồi thường
một lần hoặc hoặc bồi thường nhiều lần.
Như vậy theo nguyên tắc này, các bên có thể cùng nhau thỏa thuận mọi vấn đề
liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này thể hiện sự tôn trọng tuyệt
đối các quyền tự do ý chí và thỏa thuận giữa các bên. Nếu các bên không thỏa thuận
được hoặc trong một số trường hợp pháp luật không cho phép thỏa thuận thì phải áp
dụng nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời
Mục đích của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nhằm khôi phục lại
tình trạng ban đầu, bù đắp lại những mất mát, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho
người bị thiệt hại. Do đó, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra thì phải bồi thường toàn bộ cho người bị thiệt hại nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 “ Thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời” và được hướng dẫn tại Điểm a, tiểu mục 2.2 mục 2 phần I
của nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng áp dụng một số quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “ Thiệt hại phải
được bồi thường toàn bộ, nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của Bộ
luật dân sự quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào,
thiệt hại xảy ra là bao nhiêu…” Tuy nhiên, đối với bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
18
CAND online, Thỏa thuận bồi thường cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi bãi rác Tân Long, Văn Đức,
http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2009/12/220348.cand, [ ngày truy cập 10/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
19
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
môi trường gây ra nói chung hay bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường đất gây
ra nói riêng thì ngoài việc áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, còn
phải dựa trên các nguyên tắc được ghi nhận trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
Theo đó, việc bồi thường thiệt hại không chỉ bao gồm việc bồi thường theo thiệt hại
thực tế mà còn bao gồm những thiệt hại thực tế chắc chắn xảy ra trong tương lai đồng
thời còn phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức có thể trả lại hiện
trạng ban đầu hoặc tương đương.
Về nguyên tắc bồi thường kịp thời. Tính “ kịp thời” thể hiện ở chổ thiệt hại phải
được bồi thường một cách đúng lúc, không chậm trễ. Đây là nguyên tắc nhằm khôi
phục lại tình trạng ban đầu trước khi bị thiệt hại, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người
bị thiệt hại. Theo quy định tại Điểm c, tiểu mục 2.2 mục 2 phần I của Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “ Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp
thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong một
thời gian luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện
pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp
bách của đương sự”. Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi
thường kịp thời, càng nhanh càng tốt để khắc phục hậu quả. Trên tinh thần tôn trọng sự
thỏa thuận giữa các đương sự.
Nguyên tắc giảm mức bồi thường
Theo Khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Người gây thiệt hại
có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Trong pháp luật môi trường được hiểu
chủ thể không cố ý gây thiệt hại, không mong muốn ô nhiễm xảy ra nhưng do cẩu thả
hay do quá tự tin mà để thiệt hại xảy ra đó là trường hợp người gây thiệt hại có lỗi vô
ý. Chính vì vậy, có thể xem xét giảm mức bồi thường cho họ. Tuy nhiên, việc cho
phép giảm mức thiệt hại không được áp dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ đầy
đủ các điều kiện sau:
Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với
hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi
thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
Ví dụ: công ty A chuyên tái chế phế liệu từ các phuy đựng dầu và các hóa chất
gây ô nhiễm sau khi thu mua họ đem về bãi không che đậy kỹ, sau khi trời đỗ mua thì
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
20
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
dầu chứa trong thùng tràn ra ngoài gây ô nhiễm đất, rõ ràng không ai muốn xảy ra
chuyện này nhưng trách nhiệm vẫn phải bồi thường và khắc phục hậu quả. Trong
trường hợp,thiệt hại xảy ra trên diện rộng, chi phí bồi thường lớn so với khả năng
trước mắt và lâu lài của công ty thì công ty A có thể được xem xét giảm mức mức bồi
thường thiệt hại.
Khả năng kinh tế của người gây thiệt hại là một yếu tố quan trọng để quyết định
giảm hay không giảm mức bồi thường thiệt hại. Xác định chính xác khả năng kinh tế
sẽ bảo vệ có hiệu quả quyền lợi cho các đương sự, đảm bảo công bằng xã hội, tránh
được sự gian lận hoặc gian lận để chốn tránh trách nhiệm bồi thường. Tuy vậy, pháp
luật dân sự hiện hành lại không quy định mức bồi thường cụ thể được giảm là bao
nhiêu, do đó rất khó cho việc áp dụng vào thực tế, cho nên việc giảm mức bồi thường
trong từng trường hợp cụ thể cần phải căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện, mức độ lỗi của
người gây thiệt hại. Mặt khác phải xem xét mức thiệt hại là lớn hay nhỏ.
Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường
Theo nguyên tắc này, mặc dù mức bồi thường đã có hiệu lực pháp luật nhưng khi
mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì bên gây thiệt hại cũng như bên bị
thiệt hại, có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường. Việc thay đổi mức bồi thường
được pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005: “ Khi mức
bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt
hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức
bồi thường”. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất là một thiệt hại có đặc
điểm rất khó xác định, và việc làm rõ trách nhiệm trong một thời gian dài, trãi qua một
thời gian dài mức bồi thường có thể không còn phù hợp, vì vậy việc thay đổi mức bồi
thường là hoàn toàn hợp lý. Trong thực tế người bị thiệt hại thường yêu cầu thay đổi
mức bồi thường hơn người gây thiệt hại. Điều kiện thay đổi mức bồi thường không
còn phù hợp với thực tế được hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau: “
Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi
về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực
hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi khả năng lao động
của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay
đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại19.
Ví dụ: Người gây thiệt hại cho rằng mức bồi thường thiệt hại tại thời điểm là quá
cao so với thời điểm xét xử nên yêu cầu cơ quan Tòa án giảm mức bồi thường hoặc
ngược lại người bị thiệt hại cho rằng mức tiền bồi thường là quá thấp so với thiệt hại
thực tế đã gây ra nên yêu cầu cơ quan Tòa án tăng mức bồi thường.
19
Điểm d tiểu mục 2.2 mục 2 phần I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
21
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Trách nhiệm bồi thường nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm
ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là rất quan trọng vì nó nói lên một điều
rằng khi có một quan hệ xã hội phát sinh mà hệ quả là có thiệt hại xảy ra thì phải có ai
chịu trách niệm về nó trừ những trường hợp được pháp luật quy định không phải bồi
thường thiệt hại.
Trước khi Luật bảo vệ môi trường 1993 được ban hành, pháp luật nước nước ta hầu
như chưa có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Hiến
pháp 1980 chỉ quy định chung về bảo bảo hộ tính mạng, tài sản,danh dự và nhân phẩm
của công dân; đồng thời xác định mọi hoạt động xâm phạm quyền lợi ích chính đáng của
công dân phải được kịp thời sữa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền
được bồi thường ( Điều 70 và Điều 73 Hiến pháp năm 1980).
Hiến pháp năm 1992 khẳng định nguyên tắc “ Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích Nhà
nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12).Điều 74
Hiến pháp 1992 quy định “ Mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể
và của công dân phải được xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất và phục hồi danh dự”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, được pháp
luật ghi nhận lần đầu tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Đây là văn bản pháp luật chủ
yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nó đưa ra những nguyên tắc về bảo vệ môi trường
như: bảo đảm quyền con người sống trong môi trường trong lành; bảo vệ môi trường để
phát triển bền vững; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân; nhà nước thống nhất
quản lý việc bảo vệ môi trường; sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên….
Theo Điều 30, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 thì :“Tổ chức, cá nhân trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm
môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định
của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Đạo luật này cũng xác lập
những cơ sở pháp lý của trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
Bên cạnh đó còn có một số nghị định xử phạt liên tiếp được ban hành: Nghị định
175-CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 26-CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
22
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
về bảo vệ môi trường. Theo Điều 2 của Nghị định này quy định: “ Việc bồi thường thiệt
hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc
thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại
về vật chất do hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến
1.000.000 đồng mà không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định
mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ
tục tố tụng dân sự”.
Có thể thấy rằng, pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bắt
đầu được hình thành và phát triển khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành.
Những quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý
cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Từ khi Bộ luật Dân
sự năm 1995 được ban hành đã khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ
thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 với tính
cách là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong
Bộ luật Dân sự năm 1995 trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường được quy định cụ thể tại Điều 628: “ Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác
làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trương hợp người bị thiệt hại có lỗi”. Tại điều 268
Bộ luật dân sự năm 1995 cũng có quy định: Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của
mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, nếu làm ô
nhiễm môi trường thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện
các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở đây được hiểu là tất cả mọi hành vi làm
ô nhiễm, suy thoái môi trường đều phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ô nhiễm bao
gồm những loại ô nhiễm như: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và cả ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, trãi qua thời gian dài các văn bản luật có nhiều bất cập chẳng hạn như
hành vi gây ô nhiễm môi trường ngày càng tinh vi, mức phạt tiền hành chính quá thấp....
và từ đó đòi hỏi các văn bản pháp luật không ngừng điều chỉnh để có thể thích hợp cho
việc bảo vệ môi trường.
Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời tiếp tục kế thừa, phát triển quy định về bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995
theo hướng mở rộng quy định về trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ
thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại kể cả
trong những trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Bên cạnh quy định
tại Điều 624 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Bộ
luật Dân sự năm 2005 còn có một số điều quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
23
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
(Điều 605), năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606) , về
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt (Điều 604)... là cơ sở cho việc giải quyết
yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường đất nói riêng.
Cùng thời điểm đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp
lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã dành hẳn mục 2 chương XIV để quy định chi
tiết về bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải quyết
bồi thường. Các quy định này định hướng rõ ràng cho quá trình bồi thường trên thực
tế. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, điểm quan trọng nhất của Luật bảo vệ
môi trường năm 2005 là chỉ ra hai loại thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. thiệt hại
về môi trường tự nhiên được xác định theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, còn
thiệt hại về tính mạng sức khỏe được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự
mà quan trọng nhất là Bộ luật dân sự năm 2005. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
còn đề cập đến việc giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường. Việc giám định thiệt hại được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Việc lựa
chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi
thường thiệt hại quyết định. Quy định pháp luật này là sự cụ thể hóa nguyên tắc tham
vấn chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và giải
quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng.
Để giúp việc xác định thiệt hại và mức thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi
trường được dễ dàng và thuận tiện Chính phủ đã ban hành một số nghị định có liên quan
để hướng dẫn cụ thể về các vấn đề trên như: Nghị định số 113/ 2010/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, Nghị định số 179/
2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, Tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này quy
định: “ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc
thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, còn có một số văn bản khác có
liên quan : QCVN 03: 2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất, QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất, Thông tư số 04 năm 2012/TT –
BTNMT ngày 8 tháng năm 2012 quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Luật đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
24
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
ngày 01 tháng 7 năm 2013 thay thế Luật đất đai năm 2003). Theo Khoản 2 Điều 206 của
Luật đất đai năm 2013 về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy
định: “ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho
người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức
thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại”, Thông tư số 35/2014/TT –
BTNMT quy định về điều tra, đánh giá đất đai…
Các hành vi gây ô nhiễm môi trường được pháp luật bảo vệ môi trường điều chỉnh
và xử phạt, nhưng qua đó gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, thiệt
hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vì vậy cần phải được bồi thường
đúng quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi làm ô
nhiễm môi trường được Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh, các văn bản hướng dẫn liên
tiếp được ban hành,văn bản điều chỉnh về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay là
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm bồi thường.
1.5. Ý nghĩa quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với
nhiều quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia đang phát triển hay quốc gia đã phát triển.
Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi
trường đang làm cho môi trường có những thay đổi bất lợi cho con người và môi trường
tự nhiên. Đặc biệt, hiện nay ở nước ta cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, thì ô
nhiễm đất đã dẫn đến những hậu quả thật tệ hại. Ô nhiễm đất không chỉ làm ảnh hưởng
xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất nông nghiệp mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cụ thể
gây ra các bệnh về da, đường hô hấp... đặc biệt là ung thư.
Ví dụ: thực tế là vấn đề đất bị ô nhiễm nặng do khai thác khoáng sản ở Thái
Nguyên.Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải,
làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại
Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá
thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)… Cũng theo khảo sát của
nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đăng trên Tạp chí Khoa học Đất
số 36/ 2011, hầu hết các mẫu đất tại khu vực khai khoáng đều có biểu hiện ô nhiễm kim
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
25
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
loại nặng, đặc biệt, một số mẫu gần khu sinh sống của dân cư cũng đang bị ô nhiễm... đã
ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và đời sống con người20.
Từ những hậu quả nổi bật nêu trên, đã cho thấy cần có những cách thức, biện pháp
phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất trước khi ô nhiễm xảy ra,cũng như nhằm khắc phục
và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường đất gây ra. Với sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, thông qua các chính sách và ban hành nhiều văn bản điều chỉnh về vấn đề
này, Nhà nước ta đã can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã
hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường và sự cố môi trường.
Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này và cũng như tuyệt
đại đa số trong các lĩnh vực khác, pháp luật đóng vai trò quan trọng. Là bộ luật gốc điều
chỉnh các quan hệ xã hội nên Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về bồi thường thiệt
hại do làm ô nhiễm môi trường tại Điều 624. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã
cụ thể hóa nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” , các quy định trên của pháp luật
đã cho ta thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi
trường, mà quan trọng là ô nhiễm và suy thoái môi trường đất, đây là một hành lang pháp
lý để chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
không chỉ ngăn chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nhằm góp phần làm cho môi
trường ngày càng trong sạch hơn, mà nó còn có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa các
hành vi vi phạm pháp luật nói chung, gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Ngoài mục
đích buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra, thông
qua nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự của chế định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra còn thể hiện ý nghĩa nhân đạo, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thông
qua quy định và việc vận dụng chế định này để giải quyết những vụ việc trên thực tế góp
phần răn đe, giáo dục và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành
vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất nói riêng. Ngoài người vi phạm, những người
khác cũng sẽ thấy nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật. Mặt khác, chế định bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra còn có ý nghĩa lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục mọi người ý thức
tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khác, bảo vệ mạnh mẽ hơn những người bị thiệt hại và tăng cường mạnh mẽ trách nhiệm
của người gây thiệt hại, thông qua những biệp pháp chế tài nghiêm khắc, từ đó ý thức
pháp luật của người dân cũng được ngày càng nâng cao hơn.
20 Thiennhien.net, Thái Nguyên: Đất bị ô nhiễm nặng do khai thác khoáng sản,
http://www.tinmoi.vn/thai-nguyen-dat-bi-o-nhiem-nang-do-khai-thac-khoang-san-01760852.html, [ ngày truy
cập 11/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
26
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất cũng đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp về
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, góp phần làm mịnh thị các quy của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài ra, các quy định trên
cũng đã tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyển thực hiện
chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án, Trọng tài
thực thi công lý bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ xác định và bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm suy thoái, môi trường gây ra.
Chính vì vậy, việc quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung hay trách nhiệm bồi thiệt hại do hành vi làm
ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách, có quy
định rõ ràng, cụ thể, khi xảy ra sự việc thì cơ quan nhà nước có thể căn cứ vào đó mà giải
quyết, tránh được những bức xúc trong lòng người dân.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
27
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những
yếu tố, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được
bồi thường và mức độ bồi thường và những yếu tố này được quy định tại Điều 604 Bộ
luật dân sự năm 2005. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải
được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra là một dạng cụ thể của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do pháp luật dân sự hiện nay chỉ quy
định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không
quy định cụ thể về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra. Vì vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thường
thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được dùng làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra.
Theo Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như sau:
“ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
“ 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ các yếu tố sau: phải có thiệt
hại xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại
và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi của người gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm
ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là loại trách nhiệm pháp lý, do đó
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái đất gây ra phát sinh khi thỏa
mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Trên cơ sở quy định tại Điều 604 Bộ luật
dân sự năm 2005 và được hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, trách nhiệm
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
28
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra phát sinh
khi thỏa mãn các điều kiện sau:
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra
Có thiệt hại xảy ra là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung hay trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng.
Bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng cân bằng vốn có
trong các thành phần môi trường, khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do
đó nếu không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều
kiện khác.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gồm thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về
sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu
quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra (Điều 130). Đất
được xác định là một thành phần của môi trường, vì vậy thiệt hại bởi ô nhiễm, suy
thoái đất cũng bao gồm hai nhóm sau đây:
Thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
Đối với thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, căn cứ
để xác định thiệt hại bao gồm: căn cứ vào mức độ chức năng, tính hữu ích của môi
trường. Có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi:
một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử
dụng lớn hơn lượng được khôi phục hoặc lớn hơn lượng thay thế; ba là, lượng chất thải
thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng. Theo quy
định Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường được biểu hiện ở ba cấp độ21:
Có suy giảm;
Suy giảm nghiêm trọng;
Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
Các quy định này của pháp luật bước đầu phản ánh được các tầng nấc các mức
độ nghiêm trọng của thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường và trách
21
Khoản 1 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường 2005.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
29
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
nhiệm của người gây ô nhiễm. Mức độ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường thường được xác định dựa vào mức độ suy giảm về chất lượng, số lượng của
các yếu tố môi trường và khả năng tiếp nhận, hấp thụ tự nhiên các loại chất thải của
môi trường. Vì thế, có thể xác định mức độ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường thông qua mức độ ô nhiễm hay suy thoái của một hoặc nhiều thành phần
môi trường. Cụ thể:
Về mức độ ô nhiễm môi trường: hiện tại, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 xác
định có 3 mức độ của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, đó là: có
suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 1 Điều
131). Tương ứng với ba mức sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là ba
mức độ ô nhiễm môi trường. Đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Một thành phần môi trường bị coi
là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về
chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một
hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3
lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt
nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều
chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên
22
. Có thể thấy, Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện sự phát triển đáng ghi nhận
khi căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường để lượng hóa ở mức có thể nhận diện được các
cấp độ ô nhiễm môi trường (Điều 92).
Về mức độ ô nhiễm môi trường đất thì được pháp luật quy định về gới hạn tối đa
cho phép của các chất trong trong tầng đất mặt. Các thông số giới hạn trên này được
quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng đất biên soạn, Vụ Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt23.
Ví dụ: Trong vụ công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc bảo vệ thực vật
độc hại xuống môi trường đất. Theo kết quả xét nghiệm, rất nhiều mẫu đất, nước có
chất độc hại cao gấp nhiều lần cho phép, có chất độc hại vượt tới gần 10.000
lần. Theo kết quả trên, mẫu D1 (mẫu đất) phát hiện 7/11 chỉ tiêu vi phạm; trong đó,
chất cypermethrin là thuốc sâu độc nhóm II, kết quả kiểm nghiệm vượt 63,2 lần cho
phép; isoprothiolane là thuốc trừ bệnh độc nhóm III, kết quả kiểm nghiệm vượt 37,8
lần; chất cypermethrin còn các mẫu D3, D4 vượt 9.276 lần cho phép; chất beta
22
Điều 92 Luật bảo vệ môi trường 2005.
23
QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
30
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
cyperthrin vượt 7.710 lần; chất fenobucard là thuốc trừ sâu độc nhóm II, kết quả kiểm
nghiệm vượt 60 lần so với quy định tại QCVN 15: 2008.
Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mẫu vật trên, thì khu vực môi trượng bị ô nhiễm
tại đây ở mức độ ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng theo Khoản 3 Luật bảo vệ
môi trường 2005 và căn cứ khoản 1 điều 9 thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày
8.5.2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thanh Hoá kết luận công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái là cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng24.
Về mức độ suy thoái môi trường: Cũng tương ứng với ba mức suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường, và giống với mức độ ô nhiễm môi trường, cũng có
ba mức độ suy thoái môi trường. Đó là suy thoái môi trường, suy thoái môi trường
nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ suy thoái môi
trường đối với từng thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa trên cơ sở
số lượng của thành phần môi trường bị khai thác, sử dụng so với trữ lượng tự nhiên
của nó; dựa trên mức độ khan hiếm của chính thành phần môi trường ấy trên thực tế
hay mức độ ưu tiên của Nhà nước trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển mỗi thành
phần môi trường... Như vậy, có thể xác định rõ ba mức độ suy giảm chức năng, tính
hữu ích của môi trường như sau:
Mức 1 – Suy giảm: Đây là mức gây thiệt hại thấp nhất có thể được áp dụng
trong trường hợp trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái;
Mức 2 – Suy giảm nghiêm trọng: Mức thiệt hại này được xác định trong
trường hợp môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc bị suy thoái nghiêm trọng;
Mức 3 – Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp gây ra thường
được xác định tương đối lớn mà biểu hiện của nó là môi trường bị ô nhiễm đặc biệt
nghiêm trọng hoặc suy thoái đặc biệt nghiêm trọng.
Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành, việc xác định thiệt hại
là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong trường hợp do ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra sẽ được dựa trên các căn cứ sau:
Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng bị thiệt hại: vùng lõi bị suy
giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, vùng đệm trực tiếp bị suy giảm, vùng
khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm;
24
Lao Động, Vụ chôn thuốc trừ sâu: Đã có căn cứ khởi tố hình sự,
http://laodong.com.vn/xa-hoi/vu-chon-thuoc-tru-sau-da-co-can-cu-khoi-to-hinh-su-138831.bl , [ ngày truy cập
13/10/2013].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
31
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Xác định số lượng thành phần môi trường bị thiệt hại, loại hình sinh thái,
giống loài bị thiệt hại, mức độ thiệt hại của từng thành phần.
Đối thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do hậu quả của ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra. Vấn đề
này, Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành đã có các quy định làm căn cứ để xác định
trách nhiệm cũng như mức độ bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường
đất gây ra. Để cụ thể hóa vấn đề này, tại Điểm 1.1 mục 1 phần 1 Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng .
Căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra được
áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nối chung ( quy định tại Khoản 6 Điều 131
Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Cách thức xác định này được quy định một cách
khái quát tại các Điều từ 608, 609 ,610, 612 của Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này
được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
Căn cứ vào thiệt hại thực tế.
Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức
khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những
người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu.
Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản.
Như vậy, đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp
do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra khi xác định thiệt cần phải dựa vào tổn
thất thiệt hại thực tế, những chi phí liên quan đến thiệt hại và cả những lợi ích mà họ bị
tổn hại do tài sản bị xâm phạm gây ra.
2.1.2. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác
định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào quy định của pháp luật đối với từng trường hợp
cụ thể. Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
32
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Tòa án nhân nhân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “ hành vi trái pháp luật được hiểu là
những xử sự của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động
trái với quy định pháp luật”. Hành vi trái pháp luật làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
đất được hiểu là các hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất xâm phạm các quyền của công dân
được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản... Hành vi
trái pháp luật môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung là căn cứ quan trọng
để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động gây thiệt hại cho môi trường đất là
những chủ thể ( cá nhân, tổ chức) đã thực hiện những hành vi mà đáng ra không thực hiện
hành vi đó, tức các tổ chức, cá nhân vì mục đích lợi nhuận kinh doanh, không muốn bỏ ra
chi phí đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải mà những chủ thể này đã dùng hành động lén lút
xả thải nhũng chất thải rắn, lỏng, khí vào môi trường đất làm môi trường đất bị ô nhiễm
nghiêm trọng, đồng thời gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức.
Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động gây thiệt hại cho môi trường
đất thì ngược lại chủ thể không thực hiện hành vi mà pháp luật quy định dẫn đến hệ
quả gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Ví dụ: trong hoạt động sản xuất kinh
doanh một số doanh nghiệp đã thực hiện cam kết về hệ thống xử lý chất thải với cơ
quan chức năng chuyên nghành trước khi đi vào hoạt động. Thế nhưng trong quá trình
sản xuất doanh nghiệp này đã không thực hiện cam kết, không hoạt động đúng về quy
trình xử lý chất thải về bảo vệ môi trường làm cho môi trường đất nơi đó bị ô nhiễm
và suy thoái nghiêm trọng.
Trên thực tế, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho môi trường đất rất đa dạng và
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng vi
phạm như vi phạm quy chuẩn cho phép về giới hạn kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật
trong giới hạn cho phép được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
đất. Bên cạnh đó, các hình thức vi phạm môi trường khác suy cho cùng thì chúng cùng
làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, các hoạt
động trong quá trình khai thác, chế biến, sinh hoạt đều có thể làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất ở mức độ ít hay nhiều tùy thuộc vào cường độ gây ô nhiễm. Các hành vi làm ô
nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực khác như:
Vi phạm các quy định thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường;
các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào nguồn nước.
Vi phạm các quy định thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
33
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu thiết bị, hóa chất độc hại, chất thải; vi
phạm các quy định về vệ sinh công cộng về vận chuyển và xử lý rác thải, chất thải.
Vi phạm các quy định trong việc bảo quản và sử dụng chất gây ô nhiễm như quy
định về phòng tránh sự cố trong tìm kiếm , thăm dò, khai thác dầu khí; quy phạm các quy
định về bảo vệ dang dạng sinh học.
Tuy nhiên, không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường đất đều là hành vi
vi phạm pháp luật môi trường. Thiệt hại đối với môi trường đất có thể là do sự cố và hành
vi bất cẩn trong sử dụng các phương tiện nguy hiểm cao độ và gây ra sự cố môi trường. Ví
dụ: các sự cố môi trường xảy ra (chẳng hạn sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác
khoáng sản, dầu khí…) nhưng không thuộc trường hợp bất khả kháng thì vẫn làm phát
sinh trách nhiệm pháp lý của những người có liên quan mà không nhất thiết phải có hành
vi trái pháp luật. Không phải bất cứ hành vi vi phạm pháp luật môi trường nào cũng phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chỉ khi hậu quả của hành vi biểu hiện trên thực tế,
gây hại đến các hệ sinh thái, yếu tố môi trường đất và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới phát sinh.
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân nhân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng sẽ không thể phát sinh
trách nhiệm nếu không thỏa yếu tố về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi
trái pháp luật.
Khi có thiệt hại xảy ra và xác định trách nhiệm thuộc về ai, cần xem xét thiệt hại đó
do nguyên nhân nào gây ra, nguyên nhân đó ở đâu mà có? Nếu không xác định chính xác
mối quan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến nhứng sai lầm khi xác định trách nhiệm bồi thường.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả, hành vi là nguyên nhân.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, xét theo phép duy vật biện chứng là
mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại,
tất yếu. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân nhân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định: thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu
của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra
thiệt hại . Vì vậy, hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra tất yếu phải là giai đoạn
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
34
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
gắn bó với nhau của một quá trình vận động. Tìm được mối liên hệ giữa hành vi trái
pháp luật với hậu quả mà hành vi đó gây ra là một trong những mắt xích không thể
thiếu của quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường.
Trong khi đó một hậu quả, một thiệt hại về môi trường đất có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể làm phát sinh nhiều hậu quả, thiệt hại
về môi trường đất. Nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại về môi
trường đất thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai, cần xem xét
hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra. Ví dụ: nông
dân trồng lúa thâm canh, cách tác đất quá mức dẫn đến tình trạng đất bị bạc màu làm
cho năng suất lúa bị giảm, nhưng quy trách nhiệm cho công ty thải nước thải làm cho
lúa bị thất mùa là chưa đúng. Vì thế, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại mối quan
hệ giữa nguyên nhân và hậu quả là một căn cứ cần có trong quá trình quy trách nhiệm
bồi thường.
Hành vi vi phạm pháp luật môi trường rất đa dạng và phức tạp. Có hành vi chứa
đựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như chôn chất độc tố hủy diệt, kim
loại nặng vào đất , làm ruộng lúa, hoa màu bị thiệt hại nên năng suất giảm đáng kể.
Giữa những hành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ
nhân quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi
trường ẩn giấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về chất phóng
xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ…khi hậu quả xảy ra, rất khó xác định mối liên hệ với
nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực hiện trước đó rất lâu. Trong những
trường hợp này, chỉ có hoạt động giám định mới có thể xác định được mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.
Tại Điểm a,b Khoản 1 Điều 13 Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2010 quy định “ Ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa lý tự nhiên do các nguồn
phát sinh chất thải hoặc các hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó
nhưng tác động xấu đến khu vực đó; Có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên hệ giữa các
chất gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với tình trạng
suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường”.
Với quy định này cho thấy việc bồi thường thiệt hại xảy ra đối với một tổ chức,
cá nhân khi có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với hệ quả đã gây thiệt
hại cho cá nhân, tổ chức khác, có nghĩa là chứng minh được thiệt hại do môi trường
đất bị ô nhiễm là do nguồn thải chính của một cơ sở sản xuất, kinh doanh nào đó, thì
mới có căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra của các cơ sở, sản xuất kinh doanh trên.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
35
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới
môi trường đất do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó có thể có hành
vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây thiệt hại cũng khó có thể xác định rõ
ràng mối quan hệ nhân quả gữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.
2.1.4. Có lỗi của người gây thiệt hại
Cũng như các căn cứ khác, lỗi của hành vi gây thiệt hại là một trong bốn căn cứ
phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Người gây thiệt hại phải chịu
trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có
hành vi gây ra thiệt hại đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại, thể
hiện dưới dạng lỗi vô ý và lỗi cố ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn
nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Xét trong lĩnh vực môi trường thì quy định trên đã dự
liệu được người gây thiệt hại nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ làm cho môi trường
bị ô nhiễm và có thể gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân mà vẫn thực hiện cho dù người
đó mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra và đã có thái độ để mặc cho thiệt
hại xảy ra.
Ví dụ: các tổ chức, cá nhân thải các chất độc hại vào môi trường đất hoặc cố ý
khai thác quá mức các thành phần của môi trường đất, vi phạm các quy định của pháp
luật môi trường. Họ nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại tới môi trường,
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để
mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Ví dụ: trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp người dân đã thải ra môi trường đất
những chất có thể làm đất bị nhiễm độc, suy thoái như võ thuốc trừ sâu, chất phóng sạ,
rác thải sinh hoạt… họ không thấy được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại cho
người khác, mặc dù biết đó là những chất độc hại hoặc thấy được hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại cho môi trường đất nơi đó nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy
ra vì các chất này sẽ tự phân hủy và môi trường đất sẽ sạch trở lại.
Riêng trong trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không
có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại sẽ được thực hiện theo
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
36
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
quy định của văn bản pháp luật đó. Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “ Cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường
không có lỗi”. Theo quy định này, yếu tố lỗi không là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Người có hành vi
gây ô nhiễm, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác phải chịu trách nhiệm bồi thường
theo quy định của pháp luật dù người gây thiệt hại không có lỗi. Bởi lẽ, hậu quả do ô
nhiễm môi trường đất gây ra là hết sức nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn và kéo dài. Chính vì
vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra không căn cứ vào yếu tố lỗi có ý nghĩa quan
trọng trong vấn đề khắc phục tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, những tai biến môi trường
thuần túy do biến đổi thất thường của thiên nhiên mà gây thiệt hại như động đất, lũ lụt,
hạn hán... thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây được coi như một
nguyên tắc hiển nhiên trong pháp luật dân sự nói chung vì những sự kiện thiên tai này
không xuất phát từ hành vi của con người mà là sức mạnh của thiên nhiên. Còn với những
tai biến hay rủi ro môi trường xảy ra trong quá trình hoạt động của con người sẽ làm phát
sinh trách nhiệm pháp lý dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Ví dụ: công ty B trong quá trình sản
xuất bị vỡ bễ hóa chất độc hại trong trường hợp bất khả kháng, nhưng nếu gây ô
nhiễm đất thì vẫn phải bồi thường.
2.2. Xác định thiệt hại được bồi thường do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
2.2.1. Các loại thiệt hại được bồi thường
2.2.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Quyền sỡ hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân của các chủ thể khác
được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì
họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 608Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm: tài sản bị mất; tài sản bị
hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích găn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại được bồi thường
do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung hay thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất gây ra nói riêng không bao gồm thiệt hại do tài sản “ bị mất”, bởi vì khi
môi trường bị ô nhiễm, suy thoái chỉ có thể làm tài sản bị hủy hoại chứ không xảy ra
trường hợp tài sản bị mất.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
37
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn tính đến lợi ích gắn liền với việc khai thác,
sử dụng tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại được quy định tại
Khoản 3, 4 Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005( ví dụ: những ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đất gây thiệt hại đến tài sản của người dân làm thu nhập của họ bị mất
mát, chuyển đổi nghề….).
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như một công ty xả nước thải chưa được xử lý
gây nhiễm bẩn môi trường đất làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị thiệt
hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc khi đất bị ô nhiễm do các chất thải của các cơ
sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho các tổ
chức, cá nhân. Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và
nguồn lợi nhuận bị suy giảm… Ví dụ: về tình trạng ô nhiễm nhiễm môi trường từ bãi
rác Kinh Cùng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn Kinh Cùng - Trần Thanh Hoàng,
cho biết: Bãi rác Kinh Cùng trước đây cũng đã ô nhiễm gây thiệt hại nặng đến diện
tích lúa, cây ăn trái, cá nuôi của người dân. Nay lượng rác thải tập trung về đây gia
tăng nguy cơ gây ô nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người
dân khu vực này rất nghiêm trọng25.
Thiệt hại về tài sản thì so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất,
sản lượng, chất lượng trước và sau khi bị ô nhiễm môi trường đất, suy thoái môi trường
đất.
Để tính được các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra cần dựa
vào các căn cứ sau:
Xác định phạm vi, đối tượng bị thiệt hại, khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị
thiệt hại trung bình, khu vực bị thiệt hại nhẹ.
Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt,
ngư nghiệp, du lịch, da dạng sinh học và một số lĩnh vực khác bị thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra.
Phân biệt các loại tài sản bị thiệt hại, những tài sản khác nhau có mức bồi
thường khác nhau.
Khảo sát, thống kê, đánh giá và so sánh sản lượng thu hoạch trung bình của
vụ, mùa, năm bị ô nhiễm với năm không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác.
25
Tài nguyên và Môi trường, Hậu Giang: Chuyển “điểm nóng” ô nhiễm rác thải vào thị trấn Kinh Cùng, Phong
Vân,
http://tainguyenmoitruong.com.vn/hau-giang-chuyen-%E2%80%9Cdiem-nong%E2%80%9D-o-nhiem-rac-thaivao-thi-tran-kinh-cung.html, [ ngày truy cập 15/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
38
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Từ đó đánh giá bằng tiền mức độ giảm sút của trước và sau khi ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất cho từng khu vực ô nhiễm, suy thoái nặng, trung bình hay nhẹ.
Như vậy thiệt hại về tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm thiệt
hại trực tiếp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu tài sản của người bị thiệt hại khi tài
sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử
dụng tài sản bị thiệt hại.
2.2.1.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người và đó là
một trong những chức năng hết sức quan trọng của nó. Vì thế, khi chức năng này bị
suy giảm, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Khác với
sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng xấu cho
sự phát triển của cả cộng đồng đây lại là sự suy giảm chức năng tính hữu ích của môi
trường và hậu quả của nó là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người cụ
thể. Điều này được thể hiện chính tình trạng suy giảm chức năng tính hữu ích của môi
trường đã gây ra những tổn hại về vật chất cho người bị thiệt hại thông qua việc ảnh
hưởng xấu đến tính mạng và sức khỏe.
Ví dụ: vụ công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu trái phép là sự vi phạm
cực kỳ nghiêm trọng, nó ảnh hưởng tác hại rất lớn môi trường, sức khỏe, sản xuất và
đời sống của người dân nơi đây trước mắt và lâu dài. Theo thống kê chưa đầy đủ của
Uỷ ban nhân dân xã Yên Lâm từ tháng 7/1997 - 9/2013, chỉ tính riêng trên địa bàn xã
Yên Lâm ( Yên Định) đã có 957 người bị các bệnh ung thư, thần kinh, u bướu, mất
khả năng sinh con, trẻ con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh…Trong đó, đáng chú ý là có 225
người mắc bệnh thần kinh, 160 người mắc bệnh viêm đường hô hấp và 142 người bị
ung thư - là những căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất tại đây. Cho tới thời điểm hiện tại đã
có rất nhiều trường hợp ung thư khác được phát hiện. Dù cho việc đánh giá mối liên
hệ giữa việc Nicotex Thanh Thái chôn thuốc bảo vệ thực vật dưới lòng đất nhiều năm
qua và tình trạng bệnh tật của người dân sống quanh vùng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực
vật cần phải có các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Tuy nhiên, không phải ngẫu
nhiên mà con số những người mắc bệnh hiểm nghèo đặc biệt là ung thư đã tăng nhanh
đáng kể trong những năm gần đây càng khiến cho người dân nơi đây hoang mang cao
độ26.
Sức khỏe con người là vô giá, không một đơn vị đo lường nào có thể xác định
làm căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 131
26 Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, Quyền và lợi ích của người dân được
pháp luật bảo vệ,
http://www.l-psd.org/tin-lpsd/quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-nguoi-dan-duoc-phap-luat-bao-ve-a291.html, [
ngày truy cập, 18/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
39
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “ Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng
của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Vấn đề này được xác
định theo Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 609. Sau đó, được cụ thể hóa trong mục II,
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm do ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm các khoản sau đây:
Thu nhập thực thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: thu nhập
được tính để tính làm căn cứ bồi thường phải là thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa là
trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức
khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất
hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút đó. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ
tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương,
tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian
điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng
tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức
thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng)
trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,
nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa
có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều
609 Bộ luật dân sự năm 2005.
Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại về sức khỏe
trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người
thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
40
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
bao gồm: tiền xe, tàu đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực
hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hạị bao gồm: tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y
tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu...
theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng
phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế,
cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có)….
Ngoài những thiệt hại về vật chất, người gây thiệt hại còn phải bù đắp một khoản
tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại.Tại Khoản 2 Điều 609 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định:“ Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt
hại thì ngoài việc phải bồi thường thiệt hại về vật chất còn phải bồi thường một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu”. Từ quy định trên
cho thấy, khoản tiền bù đắp về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường
cho chính người bị thiệt hại. Về mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này do các
bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Tóm lại,tổng thiệt hại về sức khỏe do môi trường đất bị ô nhiễm bao gồm toàn bộ
chi phí y tế như chăm sóc sức khỏe thường xuyên, thuốc men, khàm bệnh định kỳ….
Tuy vậy, cần lưu ý rằng việc xác đinh thiệt hại trên chỉ mới tính đến các thiệt hại trực
tiếp và trước mắt cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Trong khi đó, tổng số chi phí bồi
thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường bao gồm: chi phí bồi thường cho người bị
thiệt hại trực tiếp, xử lý, khắc phục tình trạng môi trường như ban đầu.
2.2.1.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Ảnh hưởng của ô nhiễm, suy thoái môi trường đất tác động đến sức khỏe, tính
mạng của con người là một điều không thể tránh khỏi. Từ những can bệnh ngoài da,
các bệnh về hô hấp đến những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư và nghiêm trọng là
dẫn đến tử vong.
Tương tự như thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng do ô hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái thoái môi trường đất gây ra được xác định trên cơ sở Bộ luật dân sự
năm 2005. Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
41
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại về vật chất đối với trường hợp bị thiệt
hại đến tính mạng do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm: chi phí hợp lý
cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp
lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa
cấp dưỡng.
Việc xác định các khoản chi phí nêu trên cũng được quy định khá cụ thể tại tiểu
mục 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại
trước khi chết bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ
sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, siêu âm,
xét nghiệm, mổ, truyền máu, theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc
bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của
bác sỹ và và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần
thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi
khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng: đây là khoản tiền dành cho người mà trước khi tính mạng bị xâm phạm người
bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người
bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với
những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi
người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản
tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi
thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác
định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
Theo Điểm b tiểu mục 2.3, phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì những đối
tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng:
Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình
và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao
động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng;
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
42
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi
mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly
hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người
bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên
không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không
còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng
cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại
đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em
đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng;
Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội,
ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng;
Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự
nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống
chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng.
Căn cứ vào những tổn thất tinh thần.Theo Khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định “ Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường
thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn
thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người
bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực
tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản
tiền này .Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu
không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định”. Như vậy, ngoài việc phải bồi thường cho gia đình người bị thiệt
hại các thiệt hại về vật chất như: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm
sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa cấp dưỡng. Thì người gây thiệt hại
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
43
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
còn phải bù đắp khoản tổn thất về tinh thần mà người thân của người bị thiệt hại phải
gánh chịu sự đau đớn, tổn thương, mất mát.
2.2.2. Giám định thiệt hại trong ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Giám định thiệt hại môi trường là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện,
phương pháp khoa học kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có
liên quan đến vụ việc môi trường do nhà giám định thực hiện theo trưng cầu của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại nhằm
phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến môi trường.
Giám định thiệt hại về môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái là nhằm thẩm định
chính xác các vấn đề: môi trường đất ô nhiễm, suy thoái ở mức độ nào, nguyên nhân
gây ô nhiễm là do đâu; kết quả của việc xác định thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính
mạng và các vấn đề phát sinh khi môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.
Trên nguyên tắc việc giám định phải dựa trên cơ sở pháp lý được quy định tại
Điều 132 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 về giám định thiệt hại do suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường nói chung và theo Nghị định 113/2010/NĐ-CP về
xác định thiệt hại với môi trường:
Giám định thiệt hại đối với môi trường đất bị ô nhiễm quá trình giám định dựa
theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường
thiệt hại về môi trường.
Việc giám định thiệt hại dựa trên những dữ liệu chứng cứ, thời điểm thu thập dữ
liệu, các thông tin khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và hồ sơ đòi bồi thường thiệt
hại được quy định tại Điều 7 Nghị định 113/20120/NĐ-CP.
Việc lựa chọn cơ quan giám định phải được sự nhất trí, đồng thuận của bên được
bồi thường và bên bồi thường nếu không thỏa thuận được thì việc chọn tổ chức giám
định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại
quyết định.
Tuy nhiên, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 chưa quy định rõ cơ quan nào thực
hiện giám định thiệt hại. Việc cho các bên tự thỏa thuận trong việc chọn tổ chức giám
định là rất hợp lý. Nhưng việc tự do, tự nguyện thỏa thuận này đạt đến đâu thì luật
chưa quy định, liệu giữa các bên tranh chấp về mức độ thiệt hại được quyền thỏa thuận
một tổ chức phi nhà nước thẩm định thiệt hại hay không; luật không quy định rõ cơ
quan nào có thẩm quyền giám định thiệt hại đối với từng loại thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường gây ra.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
44
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
2.3. Cách thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
2.3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất
Cũng tương tự như các quan hệ pháp luật dân sự khác, trong quan hệ bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, bao gồm hai bên: chủ thể có
quyền yêu cầu bồi thường( bên bị thiệt hại) và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường ( bên có
trách nhiệm do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây thiệt hại).
Về nguyên tắc chung, đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại là người bị tổn
hại về sức khỏe( hoặc người thân của người bị chết) hoặc là người có quyền sở hữu đối
với khối tài sản bị thiệt hại. Việc xác định chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất trong trường hợp đối tượng bị tác động
là tính mạng, sức khỏe, tài sản được xác định dựa vào nguyên tắc nêu trên. Theo quy
định tại Điều 259 Bộ luật dân sự năm 2005: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có
hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự
nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người
đó chấm dứt hành vi vi phạm”; nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu gây thiệt hại thì “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”
(Điều 260 Bộ luật dân sự năm 2005). Bên cạnh đó, theo quy định Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP về thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản và
lợi ích hợp pháp của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Như vậy, chủ thể bị thiệt
hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất gây ra có thể là cá nhân, pháp nhân hay tổ chức khác. Còn đối với thiệt hại
về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra thì việc xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt
hại trong trường hợp này là Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản thuộc sở hữu
toàn dân có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi trường đất
bồi thường thiệt hại27.
2.3.2. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất
Cá nhân
Căn cứ vào điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005: “ Cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
27
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 113/2010/NĐ- CP quy định về xác định thiệt hại với môi trường.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
45
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
pháp luật…” và khoản 5 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “ Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.” chúng ta
có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
đất là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường làm ô nhiễm đất gây thiệt hại kể cả trường hợp chủ thể gây ô nhiễm, có lỗi hay
không có lỗi đều phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trong pháp luật dân sự cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có đủ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi được quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm
2005.Tương tự như vậy, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất cũng chịu trách nhiệm như trên.
Theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:
Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ
thì tự mình phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ.
Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường
thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản
riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có
cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để
bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi
thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng người giám
hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản
của mình để bồi thường.
Riêng biệt, nếu người gây ra hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất là
người trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật đã chết thì ai
sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Luật không có quy định chủ thể nào, tuy nhiên có thể
căn cứ vào Khoản 1 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005 thực hiện nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại, theo đó người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản
trong phạm vi tài sản do người chết để lại, từ đó có thể suy luận người thừa kế có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người chết gây ra cho người bị thiệt hại dựa trên phạm
vi tài sản mà người chết để lại đối với thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
46
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Tổ chức
Bên cạnh cá nhân – chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra còn có tổ chức. Tổ chức ở đây bao gồm các tổ chức là
pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp
nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…). Các tổ chức
khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
bằng tài sản của mình.
Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh
nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị xử lý chất
thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các cơ sở sản
xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho tổ
chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được quy định tại Điều 84 Bộ luật dân
sự năm 2005 “ Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc
lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình
tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Quy định này có ý nghĩa quan trọng
trong việc hoàn thành khung pháp luật kinh tế, thương mại nước ta, đồng thời tháo gỡ
nhiều vướng mắc phát sinh từ thực tế giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra. Các quy định này không chỉ có giá trị
pháp lý khi pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất mà còn áp dụng khi pháp nhân tham gia vào mọi quan
hệ pháp luật khác.
Trên thực tế, những thiệt hại do ô nhiễm môi trường đất có thể do hành vi có lỗi,
có thể do hành vi không có lỗi gây ra và có thể do một sự biến pháp lý tương đối gây
ra. Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do những sự cố nhật định nào đó gây ra như sự cố
trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, rò rỉ phóng xạ, sự cố từ
hoạt động của lò phản ứng hạt nhân…xét ở một khía cạnh trách nhiệm của chủ thể bồi
thường thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đất
trong một số lĩnh vực cũng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Nếu
thiệt hại đó là do tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, là đối tượng đang được
khai thác những lợi ích vật chất và tinh thần đã mang những lợi ích cho Nhà nước thì
Nhà nước phải bồi thường thiệt hại do những sự cố trong việc quản lí, sử dụng, khai
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
47
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
thác, thăm dò những loại tài sản đó mà chúng gây ô nhiễm môi trường, là nguy cơ gây
thiệt hại cho người khác.
Tóm lại, cá nhân đủ mười tám tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự, các tổ
chức là pháp nhân hoặc không phải là pháp nhân, nếu có hành vi gây thiệt hại trong
lĩnh vực môi trường do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất của mình gây ra
theo Khoản 5 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 “ Tổ chức, hộ gia đình cá
nhân,gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt
hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”.
2.3.3.Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm
bồi thường bồi thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói
riêng thì việc xác định thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, để giải
quyết các vụ kiện thì trước hết Tòa án phải xác định vụ kiện đó còn hay đã hết thời
kiện khởi kiện.
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thời hiệu được hiểu như sau: “ Thời hiệu là thời
hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền
dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền
yêu cầu giải quyết việc dân sự”28.Còn thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được
quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện29. Như vậy, thời
hiệu khởi kiện là khoản thời gian nhất định pháp luật cho phép đương sự cho phép để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác bị xâm phạm, khi hết thời
hạn đó thì quyền khởi kiện sẽ mất khi đương sự không còn quyền khởi kiện nữa.
Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân,chủ thể khác bị xâm phạm”. Căn cứ theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08
tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại được thực hiện như sau:
Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ
ngày 01-01-2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.
28
29
Điều 154 Bộ luật dân sự 2005.
Khoản 1 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
48
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước
ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ
ngày 01-01-2005.
Về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được tính
liên tục không bị gián đoạn theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, có những sự kiện
phát sinh làm cho người khởi kiện không thể khởi kiện trong thời gian này. Đó các sự
kiện được quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 về thời gian không tính vào
thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà
không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự chết.
2.3.4. Phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất
Tranh chấp trong lĩnh vực môi trường là những mâu thuẫn, những bất đồng ý
kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền
và lợi ích của mình bị xâm hại. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này là hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa
các tổ chức và cá nhân để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật để phục
hồi quyền của các chủ thể bị xâm phạm, phục hồi tình trạng môi trường bị ô nhiễm,
đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi
trường. Theo quy định tại Điều 133Luật bảo vệ môi trường năm 2005, vệc giải quyết
bồi thường thiệt hại về môi trường nói chung cũng như bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng được quy định như sau:
“ 1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án”.
Đầu tiên điều nhận thấy trong lĩnh vực môi trường việc bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng hay bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
49
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
suy thoái môi trường gây ra nói chung thì nguyên tắc là khuyến khích các bên tự thỏa
thuận việc bồi thường thiệt hại, cũng đồng thời là các tránh chấp sẽ được giải quyết
trên cơ sở thỏa thuận. Các bên giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể thỏa
thuận mức bồi thường và hình thức bồi thường.Việc thỏa thuận về vấn đề bồi thường
thiệt hại sẽ giúp các bên sẽ hạn chế được nhiều thủ tục phức tạp như thời gian, tiền
bạc, tâm lý kiện tụng… Với phương pháp này các bên có thể trình bày nguyện vọng
của mình và yêu cầu mức bồi thường thiệt hại phù hợp với mình.
Tuy nhiên, không phải việc thỏa thuận nào cũng đi đến kết quả, do sự chênh lệch
giữa lợi ích bị xâm hại và mức bồi thường thiệt hại khá xa hay khoảng bồi thường thiệt
hại chưa phù hợp với thiệt hại mà đối tượng bị xâm phạm, cũng có nghĩa là sự thỏa
thuận bất thành, các bên có thể chuyển sang phương pháp là yêu cầu trọng tài giải
quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án. Do vậy, việc giải quyết bằng con đường trọng tài có
thể coi là một bước độc lập trước giai đoạn giải quyết bằng tòa án hoặc có thể thay thế
con đường tòa án. Đối với phương thức giải quyết bằng con đường tòa án đây được
xem là một trong những phương pháp hữu hiệu trong trường hợp các bên không thỏa
thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại vì thông thường việc bồi thường
không thỏa đáng là chuyện rất bình thường trong bồi thường thiệt hại các bên thường
không đạt được thỏa thuận và kéo dài thời gian bồi thường, đặc biệt đây là bồi thường
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất nên việc khắc phục thiệt hại
do ô nhiễm đất gây ra và việc bồi thường thiệt hại nhanh chóng là điều hết sức cần
thiết. Toà án là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phản
quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Đặc
điểm này có thể coi là yếu tố hấp dẫn khiến các bên tranh chấp tìm đến phương thức
giải quyết tranh chấp tại Toà án hơn so với phương thức giải quyết bằng con đường
trọng tài vì tính hiệu quả mà nó mạng lợi. Khi khởi kiện tại Tòa án các bên chủ thể
phải thực hiện đúng theo thủ tục luật định.
2.3.5. Hình thức thức bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường đất
Bằng hiện vật
Tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” và Khoản 5
Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2005 “ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách
nhiệm khác theo quy định của pháp luật” cho thấy người nào có hành vi phá hoại, gây
ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung hay ô nhiễm, suy thoái môi trường đất nói
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
50
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
riêng cho cá nhân, tổ chức khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự dưới hình thức bồi
thường. Trách nhiệm này trong lĩnh vực môi trường phải thực hiện thực hiện đồng thời
hai biên pháp là khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và bồi thường thiệt hại về
các lợi ích bị xâm hại.
Thực hiện nghĩa vụ bồi thường bằng hiện vật, có nghĩa là người có nghĩa vụ phải
làm cho tài sản bị xâm hại trở lại tình trạng như trước khi có sự kiện làm phát sinh
nghĩa vụ. Trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra cũng
vậy, người có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất vượt quá tiêu chuẩn cho
phép thì phải có nghĩa vụ khắc phục làm cho môi trường môi trường bị ô nhiễm trở lại
tình trạng ban đầu nếu có thể được. Trên thực tế, việc bồi thường bằng hiện vật không
bao giờ có thể bù đắp thiệt hại một cách trọn vẹn. Bởi vì, bồi thường bằng hiện vật
không thể là việc tái lập tình trạng ban đầu mà chỉ là sự cố gắng vươn tới tình trạng
ban đầu nếu có thể.
Bằng tiền
Khi có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất vượt tiêu chuẩn cho phép
làm hư hỏng tài sản, lợi ích tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người thì ngoài việc
thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bằng hiện vật tức là khắc phục tình trạng ô
nhiễm đến mức có thể. Sau đó phải tính đến mức thiệt hại do hành vi xâm phạm này
gây ra thành tiền. Tất nhiên các bên trong quan hệ này có thể thỏa thuận về mức bồi
thường này, một khi thỏa thuận đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định thì thỏa
thuận này sẽ có ràng buộc đối với các bên. Trong việc bồi thường theo thỏa thuận
không đặt ra là bù đắp có tương xứng hay không tương xứng với thiệt hại. Người đã
gây ra ô nhiễm phải có nghĩa vụ trả tiền cho đối tượng bị thiệt hại do hành vi gây thiệt
hại của mình gây ra. Đối với tài sản bị thiệt hại được bồi thường bằng tiền xem ra là
hợp lý đây được xem là một biện pháp hữu hiệu để bồi thường, khi bồi thường phải
căn cứ vào giá trị thực tế có nghĩa là giá trị của tài sản phải đúng với giá của thị trường
ngay thời điểm bị thiệt hại. Tuy nhiên, đây là một loại bồi thường thiệt hại có xác định
điều kiện lâu dài và mất nhiều thời gian, trên thực tế trường hợp gây ô nhiễm đất gây
thiệt hại đến tài sản muốn được bồi thường là cả một quá trình, đến khi được bồi
thường thiệt hại giá trị tài sản ngay tại thời điểm bồi thường khác so với điều kiện
kinh tế. Còn đối với đối tượng bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì bồi thường thiệt
hại cũng không bù đắp được mức thiệt hại này vì sức khỏe, tính mạng của con người là
vô giá không thể định giá bằng tiền mặc dù vậy nhưng khoản tiền đó là nhằm mục đích
động viên, ản ủi và bù đắp một phần thiệt hại đã gây ra cho người bị thiệt hại.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
51
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
3.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi làm làm ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất ở Việt Nam hiện nay
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều xung đột, tranh
chấp về môi trường, điển hình nhất là các vụ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về tài
sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất gây nên. Điều này chứng tỏ vấn đề môi
trường đang là vấn đề nóng hổi được nhiều tầng lớp quan tâm, ý thức của người dân
được nâng lên, hệ thống thực thi quyền lực nhà nước về quản lý, kiểm soát môi trường
ngày càng phát huy hiệu lực, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng
hoàn thiện. Song bên cạnh tính phổ biến, thì tranh chấp môi trường cũng có nhiều vấn
đề cần xem xét trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Bởi vậy, tìm ra cơ chế giải quyết
thích hợp cho loại quan hệ này là vấn đề cần đáng được quan tâm. Trong nhiều cách
thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, thì
biện pháp pháp lý với nội dung tập trung chủ yếu ở việc đòi bồi thường thiệt hại gây
nên do ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Pháp luật chỉ quy định trách nhiệm của người gây ô nhiễm môi trường phải bồi
thường những thiệt hại xảy ra trên cơ sở xác định được thiệt hại đó, theo nguyên tắc
gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người có hành vi gây thiệt hại vẫn được áp dụng dựa trên những thiệt hại xác định
được dù là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng nguyên tắc này chỉ phù hợp với
những thiệt hại về vật chất đơn thuần, mà không phù hợp trong việc áp dụng đối với
hành vi xâm hại môi trường. Vì hành vi xâm hại môi trường thì phạm vi và thời gian
gây thịêt hại có thể rất lớn và rộng hơn rất nhiều lần so với thiệt hại đơn thuần( trong
mối quan hệ không gian và thời gian). Sự tiềm ẩn của những nguy cơ do môi trường bị
xâm hại gây ra là rất lớn và lâu dài, có thể đơn vị thời gian thiệt hại đó không thể xác
định được chính xác theo ngày, tháng năm cụ thể mà còn có thể diễn biến theo chiều
hướng xấu trong nhiều năm tiếp theo.Thiệt hại mang tính chất phản ứng dây truyền mà
không bộc lộ bằng những hiện tượng dễ nhận biết như những thiệt hại do hành vi trái
pháp luật khác gây ra( một tài sản bị tiêu huỷ, một gia súc bị làm chết hoặc bị gây
thương tích…). Thiệt hại do xâm hại môi trường gây ra vừa là những thiệt hại thực tế
xác định được ngay tạo thời điểm có thiệt hại xảy ra, và những thiệt hai chắc chắn sẽ
xảy ra trong tương lai, mà tại thời điểm xác định thiệt hại không thể nhận biết được.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
52
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Ví dụ :việc công ty cổ phần Nicotex chôn hóa chất độc hại làm ô nhiễm môi
trường đất, sự sống trong môi trường đó đều bị tác động theo hướng bất lợi và những
thiệt hại lâu dài sẽ phát sinh gây tổn hại đến sự phảt triển của sự sống nói chung.
Những thiệt hại đó là vô cùng lớn, nguyên nhân do hành vi xâm hại môi trường
gây ra, nhưng người gây ô nhiễm môi trường là ai thì không hẳn bao giờ cũng có thể
xác định được.
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói
riêng và bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói
chung được đánh giá là biện pháp pháp lý có hiệu quả, được áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân có hành vi gây tổn hại đến môi trường. Khác với các quan hệ pháp lý khác có
liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt
hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi trách nhiệm với người bị hại, trong lĩnh
vực môi trường đối tượng gây thiệt hại phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: bồi
thường thiệt hại về môi trường và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm.Theo
đó, việc xác định thiệt hại suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực
hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Còn đối với việc xác định
thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,
tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi trường được các quy định của pháp luật dân sự, chủ
yếu là Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 điều chỉnh. Tuy vậy,
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất có
những đặc trưng riêng .Vì vậy, nếu chỉ áp dụng môt cách khuôn mẫu các quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà không có sự thay đổi
phù hợp thì hoạt động bồi thường thiệt hại không có kết quả. Điều này chứng tỏ, quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành chưa phát huy hiệu lực một cách
đầy đủ, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Thực trạng pháp luật về bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất hiện nay còn nhiều vướng mắc đã dẫn
đến việc nhiều tồn tại trong thực tiễn chưa được khắc phục. Từ đó hiệu quả của yêu
cầu bồi thường thiệt hại chưa cao, việc giải quyết tranh chấp hiện nay vẫn còn nhiều
khó khăn phần lớn ô nhiễm, thiệt hại do người dân phát hiện, những vụ tranh chấp chỉ
được công nhận và xem xét giải quyết khi người dân gây sức ép buộc chính quyền
phải vào cuộc.
Thực tiễn giải quyết các vụ việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường trong thời gian qua cho thấy: trong các vụ việc này người thiệt hại chủ yếu
yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản và rất ít trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại
về sức khỏe; các tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại hầu hết chỉ
hỗ trợ cho người bị thiệt hại mà chưa bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
53
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời đã được quy trong Bộ luật dân sự năm 2005;
các bên trong vụ việc thường không tự thỏa thuận được với nhau mà chủ yếu thông
qua một cơ quan trung gian như Ủy Ban nhân dân hoặc các cơ quan hành chính( mà
chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường), hầu như chưa có vụ việc nào được giải
quyết theo thủ tục tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hay yêu cầu trọng tài giải
quyết theo quy định tại Điều 133 Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
Một số vụ việc điển hình:
Vụ chôn thuốc bảo vệ thực vật của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái
Việc công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc bảo vệ thực vật xuống lòng
đất đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường sinh tự nhiên cũng như thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, và tài sản của người người dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm
(Cẩm Thủy) và Yên Lâm (Yên Định).
Theo phản ánh của nhân dân cùng cán bộ Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc hai
xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, qua 15 năm sống trong môi trường bị đầu độc, đã có hàng
trăm người dân trong vùng mắc các chứng bệnh về hô hấp, ung thư.. nhiều người đã
chết vì các căn bệnh trên, trong đó, có nhiều người tuổi đời còn trẻ. Đau xót hơn, có
những gia đình sinh con bị tật nguyền, dị dạng, nhiều cháu ra đi khi đang còn thơ ấu.
Ngoài nỗi đau “nhìn thấy” này, đáng lo ngại hơn là tình trạng ô nhiễm về đất và nguồn
nước do sự phát tán, xâm nhập của các loại thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong quá
trình chôn lấp sẽ còn gây tác động lâu dài, huỷ hoại môi trường sống của người dân ở
đây qua nhiều thế hệ.
Do quá bức xúc trước tình trạng môi trường sống bị đầu độc nghiêm trọng, kéo
dài đã nhiều năm nhưng “kêu” mãi không được giải quyết, sáng ngày 25/8, hàng trăm
người dân hai xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện miền núi Cẩm Thuỷ) và xã Yên Lâm
(Yên định) đã kéo nhau bao vây chiếc xe tải của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái
do nghi ngờ xe chở thuốc trừ sâu hết hạn đi tẩu tán bởi sắp có đoàn kiểm tra về làm
việc.
Sau khi sự việc bị phát giác, ngày 28/8, các cơ quan chức năng gồm Phòng Cảnh
sát Môi trường (Công an Thanh Hoá), Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh, chính quyền
huyện Cẩm Thuỷ cùng các hộ dân đã vào cuộc, tiến hành kiểm tra tại công ty cổ phần
Nicotex. Với sự quyết liệt của người dân, từ một vài vật chứng phát hiện ban đầu, qua
nhiều ngày đào bới khoảng mười điểm chôn lấp, đã phát hiện nhiều chiếc thùng phi rỉ
sét, chứa đầy chất thải độc hại, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật được chôn giấu dưới lòng
đất.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
54
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Trước hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này, ngày 30/8,
Công an tỉnh Thanh Hoá đã có văn bản đình chỉ tạm thời hoạt động của công ty cổ
phần Nicotex Thanh Thái để điều tra làm rõ vụ việc.
Tiếp đó, trên cơ sở báo cáo ban đầu của ngành chức năng, ngày 6/9, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thanh Hoá đã có Công văn hoả tốc số 7073/UBND-NN, chỉ đạo Công an tỉnh
khẩn trương điều tra, kết luận về sai phạm trong việc chấp hành quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái và có hình thức xử lý
nghiêm. Đồng thời yêu cầu các ngành chức năng, chính quyền địa phương phối hợp
với nhân dân xác định rõ địa điểm, thời gian, khối lượng chôn lấp chất thải độc hại,
đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm. Mặt khác yêu cầu công ty cổ phần Nicotex Thanh
Thái khai báo rõ địa điểm, số lượng, chủng loại hoá chất đã chôn lấp…
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 10/9, Phó Thủ tướng Chính phủ
Hoàng Trung Hải đã có Công văn yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá nhanh
chóng điều tra, xử lý theo thẩm quyền vụ việc công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái
chôn thuốc bảo vệ thực vật độc hại, gây bức xúc trong dư luận nhân dân và báo cáo
Thủ tướng trước ngày 20/9/2013.
Trên cơ sở báo cáo của ngành chức năng, xét mức độ vi phạm nghiêm trọng của
công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, ngày 18/9/2013, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó
Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã ký Quyết định số 3253/QĐXPHC, xử phạt vi phạm hành chính công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái về hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với các hình thức gồm: phạt tiền (421,150 triệu
đồng, thời hạn nộp phạt 10 ngày kể từ khi nhận được Quyết định); buộc công ty tạm
đình chỉ kinh doanh và khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt nêu rõ: công ty Nicotex
Thanh Thái bị xử phạt do 10 hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, có những hành vi
nghiêm trọng như: không có báo cáo đánh giá tác động về những điều chỉnh, thay đổi
các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường; vận hành các công trình xử lý môi trường
đã bị thay đổi so với các biên pháp bảo vệ đã được phê duyệt; thực hiện không đầy đủ
các nội dung trong báo cáo, đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; thải mùi
khó chịu vào môi trường; không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có
thẩm quyền theo quy định; không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố
môi trường do chất thải nguy hại gây ra; không phân loại chất thải nguy hiểm, để lẫn
chất thải nguy hại với chất thải khác; không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển,
bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho hàng …
Sau Quyết định này, ngày 19/9, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về kết quả xử lý vụ việc trên, nêu rõ những vi phạm của công ty cổ
phần Nicotex Thanh Thái trong quá trình sản xuất. Cụ thể, đối với các mẫu thuốc bảo
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
55
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
vệ thực vật mà đơn vị này đã chôn lấp, kết quả phân tích đã phát hiện có rất nhiều chỉ
tiêu vi phạm quy định, có những chỉ tiêu cao gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép
như sau: đối với mẫu D1 (mẫu đất), có 7/11 chỉ tiêu vi phạm. Trong đó, chất
Cypermethrin (thuốc trừ sâu độc nhóm 2), vượt mức cho phép 9.276 lần; chất
isoprothiolane (thuốc trừ bệnh độc nhóm 2), vượt mức cho phép 37,8 lần; chất
petacyperthrin vượt cho phép 7.710 lần; chất fenoucard vượt 60 lần so với quy định…
Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mẫu vật trên, căn cứ khoản 1, điều 9 Thông tư
04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 của Bộ Tài nguyên - Môi trường, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thanh Hoá kết luận công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái là cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
Hiện Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân các huyện Yên Định, Cẩm Thủy và
tỉnh Thanh Hóa đang hỗ trợ người dân thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ khởi kiện
công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe mà
doanh nghiệp này trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra30.
Vụ bãi rác Tân Long, xã Tân Long (Phụng Hiệp, Hậu Giang) gây ô nhiễm
môi trường
Vào cuối tháng 9/2013, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công trình
đô thị thành phố Cần Thơ đã cố tình dùng máy bơm nước thải chưa qua xử lý từ bãi
rác Tân Long ra các kênh rạch, ảnh hưởng 32ha đất lúa, hoa màu của 55 hộ dân ấp
Thạnh Lợi A 1, xã Tân Long đã bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm, đồng thời
đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công
trình Đô thị thành phố Cần Thơ với số tiền 55 triệu đồng và khác phục hậu quả đã gây ra…
Được biết, năm 2005 bãi rác Tân Long, huyện Phụng Hiệp đi vào hoạt động,
nhưng do diện tích quy hoạch chỉ khoảng 20ha, trong khi khối lượng rác thải rắn phát
sinh mỗi ngày ở một số quận trung tâm thuộc thành phố Cần Thơ và các huyện, thị xã
của tỉnh Hậu Giang cặp Quốc Lộ 1A mỗi ngày một lớn đã xảy ra tình trạng bãi rác Tân
Long quá tải, tạo ra điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Mùi hôi thối, ruồi muỗi, nước
thải từ bãi rác phát tán ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sinh hoạt, sức khỏe, học tập của hàng trăm người dân, học sinh; hơn 30ha đất của các
hộ dân phải bỏ hoang nhiều năm vì trồng cây gì, nuôi con gì cũng chết. Từ đó, chính
quyền, người dân, ban giám hiệu các trường học bức xúc, nhiều lần phản ánh yêu cầu
cấp có thẩm quyền phải đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này.
30
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhìn lại vụ “đầu độc" môi trường của Công ty CP Nicotex Thanh Thái
(Thanh Hóa), Đào Nguyên Xim - Đào Nguyên Lan,
http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=609759&CO_ID=30679, [
ngày truy cập 02/11/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
56
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Sáng 9/01/2013, tại Uỷ ban nhân dân xã Tân Long, đại diện công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên công trình đô thị thành phố Cần Thơ đã có buổi làm việc với
chính quyền địa phương và 25 hộ dân về mức giá bồi thường cho diện tích đất bị ảnh
hưởng từ bãi rác Tân Long. Ông Lê Văn Hổ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Long,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: Sau khi trao đổi với người dân, đại diện
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công trình đô thị thành phố Cần Thơ
thống nhất sẽ đề nghị bồi thường cho 6 hộ dân có đất cặp hàng rào bãi rác Tân Long
trong 3 năm (từ 2011 đến 2013 với 3 mức giá: 1.600.000đ/công (năm 2011);
1.800.000đ/công (năm 2012) và 2.000.000đ/công (năm 2013). 19 hộ dân còn lại cũng
được bồi thường 3 năm (từ 2011 đến 2013), với 3 mức giá: 500.000đ/công (năm
2011); 600.000đ/công (năm 2012) và 700.000đ/công (năm 2013).
Được biết, trước đó vào ngày 27/12/2013, công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên công trình đô thị thành phố Cần Thơ đã tiến hành chi trả tiền bồi thường
thiệt hại cho 30 hộ dân có 20ha đất bị ô nhiễm từ bãi rác Tân Long với tổng số tiền là
436.000.000đ. Mức giá bồi thường 500.000đ/công (năm 2011); 600.000đ/công (năm
2012) và 700.000đ/công (năm 2013)31.
3.2. Một số vấn đề bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
3.2.1. Xác định chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Bất cập
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra thường diễn ra ở phạm vi
rộng và mức độ rất lớn có cả những thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích môi
trường cũng như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản (ví dụ: vụ chôn thuốc bảo vệ
thức vật của công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái). Trong khi đó khu vực bị ô nhiễm,
suy thoái có nhiều nguồn gây ô nhiễm, suy thoái. Mặt khác, hiện tượng tích tụ và cộng
dồn các yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đất do hành vi của các đối tượng
khác nhau và gây thiệt hại dẫn đến việc xác định chủ thể gặp nhiều khó khăn đôi khi
không xác định được chủ thể gây ô nhiễm. Trên thực tế, các nguồn gây ô nhiễm môi
trường đất ở nước ta hiện nay chủ yếu là các công ty, nhà máy xí nghiệp, các khu công
nghiêp, vì có rất nhiều chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái nên việc quy trách nhiệm bồi
thường thiệt hại là rất khăn. Chính vì thế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn
gặp nhiều lúng túng trong việc giúp người dân truy tìm thủ phạm và áp dụng trách
nhiệm pháp lý.
31
Tài Nguyên và Môi trường, Bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị thiệt hại do ô nhiễm từ bãi rác Tân Long,
Lê Hùng, http://tainguyenmoitruong.com.vn/boi-thuong-thiet-hai-cho-cac-ho-dan-bi-thiet-hai-do-o-nhiem-tubai-rac-tan-long.html, [ ngày truy cập 03/11/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
57
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Kiến nghị
Việc xác định chính xác chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái đất là một trong những
bước quan trọng đầu tiên trong việc yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra. Để làm rõ chủ thể gây ô nhiễm cần có sự phối hợp, hợp
tác giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý môi trường và cá nhân, tổ chức
có liên quan đến khu vực do ô nhiễm, suy thoái gây ra giúp cho việc xác định được kịp
thời, nhanh chóng, đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực thi có hiệu lực
và hiệu quả trên thực tế.
Đối với các hành vi gây ô nhiễm với thủ đoạn tinh vi và gây thiệt hại lớn cho môi
trường tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sản xuất của người bị thiệt
hại, nên có những biện pháp xử lý mạnh, nghiêm khắc. Đồng thời, cần tăng cường
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ trong công tác bảo vệ môi trường, đầu tư
kinh phí, trang bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm tra để có thể phát hiện kịp thời
những vi phạm pháp luật về môi trường và xác định rõ chủ thể gây ô nhiễm.
3.2.2. Nghĩa vụ chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất gây ra với hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Bất cập
Chứng minh mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về
sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do
hậu quả từ suy giảm chúc năng, tính hữu ích của môi trường gây ra cần được tiến hành
khẩn trương và có sự trợ giúp của các cơ quan chuyên môn. Bởi vì trên thực tế, đây là
điều khó có thể chứng minh và thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn .
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản liên quan hiện nay không quy
định về nghĩa vụ này. Do đó, khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường đất gây ra thì bên bị thiệt hại cũng sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh
như Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định.
Khoản 1 Điều 6 Bộ luật tố tụng năm 2004 quy định“ Cá nhân, cơ quan, tổ chức
khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự” và Điểm a mục 5, phần I
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định: “ Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt
hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải
có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của
người bị thiệt hại”.
Theo các điều luật trên, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh họ đã và
đang bị thiệt hại, thiệt hại đó phát sinh từ hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
58
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
đất. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả và tính kịp thời trong việc giải quyết
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vì nếu đối chiếu với
đặc thù về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra thì sẽ thấy
các tồn tại sau:
Thiệt hại trực tiếp do ô nhiễm,suy thoái môi trường đất là thiệt hại tới môi trường
sinh thái. Như đã phân tích ở trên thì các cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại do các yếu tố của môi trường sinh thái thuộc sở hữu toàn dân mà nhà
nước làm đại diện và như vậy đương nhiên phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại nếu
muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nghĩa vụ chứng minh chưa được luật
hoá nên các cơ quan này chưa chủ động thực hiện quyền khởi kiện và chưa chủ động
chứng minh thiệt hại xảy ra.
Người dân sống xung quanh khu vực ô nhiễm mà bị thiệt hại đến tính mạng, sức
khoẻ, tài sản thì phải có nghĩa vụ chứng minh rằng họ đang bị thiệt hại và thiệt hại đó
do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra. Trong khi nghĩa vụ chứng minh của các
cơ quan nhà nước về thiệt hại trực tiếp chưa được luật hoá thì những người dân bị thiệt
hại tại vùng ô nhiễm vẫn phải tự tìm cách chứng minh thiệt hại. Họ có thể chứng minh
được thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ nhưng nếu họ không chỉ ra được mối
liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm và thiệt hại xảy ra thì cũng khó có cơ hội được bồi
thường. Trong khi đó bản thân người dân lại không đủ khả năng và tiềm lực tài chính
để tự chứng minh các tác động của môi trường tới sức khỏe, tính mạng và tài sản của
họ. Nếu pháp luật quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của các cơ quan nhà nước
khi xảy ra tình trạng ô nhiễm thì kết quả chứng minh này sẽ hỗ trợ cho người dân trong
quá trình đòi bồi thường. Nó cũng tạo ra sự chủ động trong quá trình yêu cầu đòi bồi
thường của nhà nước và người dân, đảm bảo kịp thời khắc phục thiệt hại xảy ra.
Kiến nghị
Về nghĩa vụ chứng minh, cần quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của cơ
quan nhà nước và nghĩa vụ chứng minh của nạn nhân. Để tạo điều kiện cho người bị
thiệt hại được tiếp cận công lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình và có đủ
điều kiện chứng minh các thiệt hại mà họ đã và đang ghánh chịu do ô nhiễm môi
trường gây ra, Luật cần phải có nững quy định theo hướng cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quản lý môi trường là bên có thẩm quyền và nghĩa vụ xác định thiệt hại gây ra
đối với môi trường tự nhiên, từ đó làm cơ sở để xác định thiệt hại đối với tính mạng,
sức khỏe và tài sản của người bị thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra.
Quy định như vậy sẽ giúp giảm gánh nặng cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp trong việc chứng minh mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
59
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
do ô nhiễm môi trường. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại đối với môi trường tự nhiên
được các chủ thể có điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ tiến hành sẽ làm cho việc đòi
bồi thường thiệt hại có căn cứ khoa học.
Mặt khác, Luật cũng cần quy định trách nhiệm của các cơ quan này trong việc
hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ chủ thể bị thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây
ra xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng , tài sản và chế tài trong trường hợp các cơ
quan này vi phạm. Bởi lẽ, trong bối cảnh trình độ nhận thức, năng lực tiếp cận với các
phương tiện khoa học kỹ thuật ở nước ta còn hạn chế, việc xác định chính xác thiệt hại
và chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra của người dân nhiều khi không khả thi .
Trong pháp luật nước ta, cần có văn bản điều chỉnh về việc xác định thiệt hại do
ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra quy định cơ quan chuyên môn về Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Uơng có trách nhiệm tổ chức, quan
chắc, đánh giá, đo đạt để thu thập các số liệu chứng cứ phục vụ việc xác định thiệt hại
do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa phương mình, gồm xác định khu vực đất bị ô
nhiễm, suy thoái; các thành phần trong môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái và khả
năng lan truyền ô nhiễm, suy thoái; mức độ các thành phần đất bị ô nhiễm, suy thoái.
Trong trường hợp khu vực ô nhiễm, suy thoái đất nằm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung Uơng trở lên thì Tổng cục môi trường có trách nhiệm chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn về Tài nguyên và Môi Trường của tỉnh, thành phố liên quan, phối
hợp tổ chức quan trắc đánh giá, đo đạc các số liệu chứng cứ nêu trên. Đồng thời, pháp
luật về môi trường cần ghi nhận cơ chế giám định độc lập để đánh giá mức độ thiệt hại
và mối quan hệ nhân quả do hành vi vi phạm pháp luật môi trường và thiệt hại xảy ra.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xác
định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất. Bên cạnh hoàn thiện
pháp luật về nội dung chúng ta cũng cần quan tâm đến pháp luật về tố tụng mà cụ thể
ở đây là quy định về nghĩa vụ chứng minh. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành
thì người nào có đơn yêu cầu thì người đó phải có nghĩa vụ chứng minh và người nào
phản bác yêu cầu thì cũng phải chứng minh ngược lại (Điều 79, Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004). Tuy nhiên, đối với thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất gây ra
nên nghiên cứu sửa đổi các quy định về nghĩa vụ chứng minh của người khởi kiện
theo hướng người khởi kiện chỉ phải chứng minh thiệt hại của mình mà không bắt
buộc phải có nghĩa vụ chứng minh rằng thiệt hại đó có phải do cơ sở A, B nào đó làm
ô nhiễm môi trường gây ra và bao nhiêu. Nghĩa vụ này sẽ do cơ sở có hành vi gây ra ô
nhiễm phải chứng minh. Bởi như chúng ta biết thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường xảy ra là rất lớn và đặc biệt phức tạp, người dân khó có đủ khả năng có thể
chứng minh được.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
60
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
3.2.3. Về phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất bằng con đường trọng tài và tòa án
Bất cập
Theo quy định tại Điều 133 Luật bảo vệ môi trường năm 2005, khi có thiệt hại từ
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại
có quyền thỏa thuận chọn lựa các phương thức giải quyết như: tự thỏa thuận; nhờ
trọng tài giải quyết; khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, trong thực tế, các bên thường
thông qua chính quyền địa phương để thỏa thuận một mức bồi thường tượng trưng
hoặc chuyển hóa thành một khoản tiền có tên gọi là tiền hỗ trợ cải tạo môi trường.
Việc sử dụng phương thức trọng tài trong thực tế là khó khả thi vì khi đã xảy ra tranh
chấp, các bên khó đạt được thỏa thuận chọn lựa “ trọng tài” để giải quyết vụ việc của
mình. Bởi vì hiện nay, pháp luật chưa quy định trong trường hợp nếu các bên yêu cầu
trọng tài giải quyết, thì đó là trọng tài nào? trọng tài thương mại hay cần có một trọng
tài chuyên trách để giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.
Đối với phương thức khởi kiện tại Toà án, thủ tụng tố tụng được thực hiện theo
quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh
chấp được xác định theo đối tượng tranh chấp hoặc phạm vi lãnh thổ. Việc xác định
thẩm quyền của toà án dựa vào hai tiêu chí như trên chỉ phù hợp với những tranh chấp
có tính chất đơn giản, trong phạm vi hẹp, giá trị tranh chấp không lớn. Còn đối với các
tranh chấp môi trường có tính chất phức tạp, giá trị tranh chấp lớn, nhiều người cùng
gây ô nhiễm, suy thoái, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của dân cư và
nhiều địa phương thì cách phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ,
theo nơi cư trú hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại đều tỏ ra chưa thật phù hợp. Quy định
như vậy có thể khiến cho việc áp dụng pháp luật trong những vụ việc này không thống
nhất, gây khó khăn cho các địa phương. Điều này đặt ra yêu cầu là phải có các quy
định phù hợp hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường nói chung, giải
quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng.
Kiến nghị
Pháp luật cần ghi nhận về mặt pháp lý trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bởi vì dù là giải quyết theo phương
thức nào thì cũng luôn có có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ
quan chuyên môn. Quy định rõ ràng sẽ làm giảm tình trạng các cơ quan đùn đẩy trách
nhiệm, không phối hợp và giúp đỡ người dân. Với phương thức giải quyết bằng trọng
tài, cần có văn bảo pháp luật quy định rõ cơ quan trọng tài nào được tham gia vào quá
trình giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường cũng như
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
61
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
thẩm quyền quy trình thành lập, giải quyết tranh chấp về môi trường của trọng tài khi
có yêu cầu.
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án, cần có những quy định phù
hợp về Toà án có thẩm quyền xét xử trong trường hợp vụ việc ô nhiễm liên quan tới
hai tỉnh, thành phố trở lên. Trong đó, cần sớm thành lập sớm thành lập các thiết chế
đặc thù liên quan tới môi trường như Tòa môi trường và các thẩm phán chuyên trách
về môi trường nhằm giải quyết triệt để các vụ ô nhiễm môi trường trên diện rộng gây
thiệt hại ở nhiều địa phương khác nhau. Tòa môi trường không thiết phải được thành
lập ở cấp quận, huyện mà thành lập ở cấp tỉnh hoặc trung ương, hoặc không phân cấp
thẩm quyền giải quyết theo địa giới hành chính mà theo tính chất và mức độ nghiêm
trong của vụ việc và khu vực.
3.2.4. Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất
Bất cập
Pháp luật hiện hành chưa quy định về rõ về quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức
bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất nói riêng và do hành vi
gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung. Từ việc phân tích thiệt hại trực tiếp hay
gián tiếp ở trên chúng ta nhận thấy rằng có hai chủ thể mà quyền và lợi ích bị xâm
phạm từ việc ô nhiễm, suy thoái môi trường là Nhà nước và người dân. Nếu người dân
bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản thì có quyền khởi kiện theo quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Khoản 2 Điều 56 Bộ luật tố tụng năm 2004 quy định “ Nguyên đơn trong vụ án
dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này
quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm; Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định
khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.Theo hướng dẫn tại phần I,
mục 2 của Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao ngày
12/5/2006 thì “Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án
bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước quy định tại Khoản 3 Điều 162 của Bộ
luật tố tụng dân sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: cơ quan, tổ chức đó có những
nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội
về một lĩnh vực nhất định; lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước cần yêu cầu Toà án
bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách”.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
62
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Tuy nhiên, về bản chất pháp lý thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của con
người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức do hậu quả của việc suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường đất hoàn toàn là lợi ích tư chứ không phải lợi
ích công. Trong khi đó, một vụ ô nhiễm môi trường đất thường có phạm vi ảnh hưởng
rộng và gây thiệt hại tới rất nhiều người dân sống xung quanh khu vực ô nhiễm dẫn
đến tình trạng khó khăn cho việc xác định chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại gây ra ở nhiều địa phương khác nhau (ví
dụ: vụ chôn thuốc bảo vệ thức vật của công ty Nicotex Thanh Thái là một ví dụ điển
hình). Trong vụ việc này, số lượng người bị thiệt hại rất lớn, trải rộng trên nhiều địa
bàn (Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thủy); xã Yên Lâm (huyện Yên Định). Thực tế
đã phát sinh câu hỏi lớn “ Ai là người đứng ra làm đại diện để đòi bồi thường thiệt
hại?” Tương tự, với các vụ việc mà địa bàn bị thiệt hại trải khắp một xã, nhiều xã,
nhiều huyện thì ai là người đứng ra đại diện để tiến hành khởi kiện. Điều này đã làm
cho quá trình tố tụng trở nên phức tạp, tốn kém về thời gian và tiền của, khó có thể đáp
ứng được yêu cầu bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Kiến nghị
Pháp luật môi trường cần ghi nhận cơ chế đại diện tập thể để những người bị
thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất được quyền khởi kiện tập thể cũng
như cần quy định rõ các biện pháp thực hiện, các quyền và trách nhiệm trong việc thực
hiện các vụ khởi kiện trong trường hợp này. Đồng thời, pháp luật cần có sự ghi nhận
về mặt pháp lý “ chế định đồng nguyên đơn” trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại
về môi trường, theo đó khi có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây thiệt hại
thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường phải có nghĩa vụ khởi
kiện bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Nguyên đơn còn lại sẽ là người
đại diện hợp pháp theo ủy quyền của các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe, tài sản, do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra.
Đại diện hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại thực hiện việc khởi kiện
đòi bồi thường về tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi vi phạm pháp luật môi
trường gây ra có thể là các hiệp hội, hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các thành
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như Hội nông dân, Hội khoa học kỹ thuật bảo vệ
thực vật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội luật gia, Hội kinh tế
môi trường. Pháp luật có thể quy định các hiệp hội trên đại diện cho cả lợi ích công
cộng và lợi ích cá nhân theo sự ủy quyền của chủ thể là các cơ quan nhà nước và tổ
chức, cá nhân bị thiệt hại của hai nhóm chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Các tổ chức nói trên có một số ưu điểm để tham
gia quá trình giải quyết môi trường như:
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
63
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Có điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực môi trường nên việc thu
thập, cung cấp và chứng minh cho yêu cầu của người bị thiệt hại sẽ có căn cứ và đảm
bảo mức tin cậy cao hơn;
Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội về giám sát môi trường, thực thi
dân chủ cơ sở và gây sức ép đẩy mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
Giảm bớt áp lực về mặt hành chính trong mối quan hệ giữa cơ quan công
quyền với đối tượng gây ô nhiễm môi trường, giữa cơ quan công quyền với người bị thiệt
hại. Điều này sẽ giúp cho quá trình giải quyết xung đột đảm bảo tính công bằng và khách
quan.
Việc cho phép khởi kiện tập thể không những tạo điều kiện thuận lợi cho người
bị thiệt hại bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giảm áp lực của
Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Mặt khác, đây là cũng một giải pháp quan trọng
giúp người bị hại do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường tiếp cận công lý dễ
dàng hơn thông qua vai trò của các tổ chức đại diện quần chúng nhân dân trong việc
giám sát, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.2.5. Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất trong
trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại
Bất cập
Theo Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “ Trong trường hợp nhiều
người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường thiệt hại cho
người bị hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người gây thiệt hại được xác định
tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ
phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.
Nếu áp dụng Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định trách nhiệm của mỗi
tổ chức gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì rõ ràng không phù hợp. Bởi lẽ, thiệt hại
là yếu tố quyết định để xác định mức bồi thường, các doanh nghiệp có hành vi xả thải
với cùng mức độ lỗi nhưng số lượng xả thải có thể rất khác nhau, nồng độ gây ô nhiễm
trong chất thải của từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Vì vậy, không thể quy trách
nhiệm bồi thường theo phần bằng nhau giữa các tổ chức gây ô nhiễm. Việc xác định
trách nhiệm của từng tổ chức là hết sức cần thiết tại thời điểm hiện nay và cần có cơ sở
pháp lý cụ thể điều chỉnh.
Kiến nghị
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức,
cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
64
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng
đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Trên thực tế không
dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng. Bồi
thường thiệt hại theo phần bằng nhau là giải pháp đã được pháp luật dân sự tính đến
trong trường hợp này. Do đó, để đảm bảo sự công bằng trong áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nếu người gây thiệt hại chứng minh được mức độ mà mình gây thiệt
hại đối với môi trường là không đáng kể thì họ chỉ phải bồi thường thiệt hại theo phần
tương ứng với mức độ gây hại đó. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đối tượng gây thiệt
hại sẽ giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng
như nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cũng cần tính đến
tình huống không áp dụng được trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tượng chỉ
vì đơn giản thiệt hại môi trường là kết quả của hiện tượng tích tụ và cộng dồn các ảnh
hưởng tới môi trường, trong khi từng đối tượng lại tác động không quá mức giới hạn
tới môi trường.
3.2.6. Mức bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Bất cập
Việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, Luật có quy định mức độ bồi
thường thiệt hại về tinh thần theo cách quy ra một khoản tiền tối đa cố định nếu các
bên không thỏa thuận được mức bồi thường trong trường hợp này và mọi trường hợp
bị thiệt hại về tinh thần do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm từ việc suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường thì mức tối đa phải bồi thường không vượt quá quy
định đó. Tuy nhiên,việc ấn định tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu đối với thiệt
hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm và không quá 60 tháng lương
tối thiểu đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm đã hợp
lý chưa? Và dựa vào đâu để lượng giá như vậy, trong trường hợp bị thiệt hại về tinh
thần lớn hơn thì có được bồi thường đủ không vì nguyên tắc bồi thường thiệt hại là
bằng với thiệt hại thực tế. Cho nên, đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu làm rõ.
Kiến nghị
Vấn đề thiệt hại về tinh thần do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất, đặc biệt là
thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị tổn thất do hành vi làm ô nhiễm
môi trường đất; hoặc tổn thất về tinh thần của người thân thích của người chết do ô
nhiễm, suy thoái môi trường đất. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất có
thể gây ra những tổn thất về người gây ảnh hưởng lớn về tinh thần cho người bị thiệt
hại và người thân của họ. Có những thiệt hại về sức khỏe có thể chữa được nhưng tổn
thất về tinh thần phải mất một thời gian mới điều trị khỏi, thậm chí là những tổn thất
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
65
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
về tinh thần không gì có thể vượt qua.
Ví dụ: Một gia đình có 5 người trong đó cả bố mẹ và 2 người con bị ung thư và
được xác định là nguyên nhân do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất của cơ sở sản
xuất B thì đương nhiên ngoài việc thiệt hại về sức khỏe bốn người không may bị ung
thư này sẽ rất đau đớn và dai dứt về tinh thần. Tuy vậy, người còn lại không mắc bệnh
ung thư, không bị ảnh hưởng bởi hành vi làm ô nhiễm môi trường đất nhưng chắc
chắn một điều rằng, đứa bé này cũng rất đau đớn, bị khủng hoảng đến tột cùng về mặt
tinh thần. Hơn nữa, nhìn nhận tình trạng kinh tế hiện tại, giá cả leo thang, chi phí
người dân tăng cao, lương cơ bản do Nhà nước ban hành tuy đã được sữa đổi tăng
nhiều lần nhưng vẫn thấp và chậm hơn mức lạm phát. Từ những lý do trên, cần cân
nhắc bổ sung loại thiệt hại này trong Luật bảo vệ môi trường và nâng cao hơn nữa mức
bồi thường với loại thiệt hại này so với hiện nay.
3.2.7. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất
Bất cập
Luật bảo vệ môi trường không có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện về môi
trường. Vì thế, các tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất gây ra với tư cách là một dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được căn cứ theo quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005, thời hiệu
khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại. Tuy nhiên trên thực tế, hành vi vi
phạm pháp luật môi trường có thể kéo dài, khó phát hiện và người bị thiệt hại đôi khi
không biết được những tổn hại về tài sản do hành vi đó gây ra, hoặc những tổn hại về
sức khỏe không thể hiện tức thì ra bên ngoài, có khi phải mất một khoảng thời gian dài
đến khi bị bệnh nặng thì người bị tổn hại mới phát hiện ra nguyên nhân bị tổn hại sức
khỏe là do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, hơn nữa còn phải kể đến những
khó khăn trong việc thu thập và đánh giá các chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm
pháp luật môi trường cũng như hậu quả của nó gây ra. Một vấn đề khác là ô nhiễm,
suy thoái môi trường đất có thể gây ra ảnh hưởng trên nhiều địa phương khác nhau,
nhiều tập thể tổ chức khác nhau, từ đó mức bồi thường cũng khác nhau, có ý kiến sau
khi nhận được bồi thường thì rút đơn khởi kiện, hoặc có trường hợp vẫn khởi kiện,
điều này sẽ dẫn tới việc rất nhiều thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường
gây ra sẽ không được khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại vì đã hết thời hiệu.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
66
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Kiến nghị
Việc xác định thời hiệu khởi kiện về hành vi xâm hại môi trường phải được quy
định riêng, phù hợp với đặc điểm thiệt hại do hành vi xâm hại môi trường gây ra, mà
không thể áp dụng thời hiệu khởi kiện như thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung như hiện nay. Để tránh tình trạng nêu trên, pháp luật cần ghi
nhận rõ ràng hơn về thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt hại theo hướng kéo dài hơn so
với quy định hiện hành, đồng thời phân biệt thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường về tính
mạng, sức khỏe với thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản và lợi ích
của tổ chức và cá nhân. Thời hiệu khời kiện là hai năm chỉ phù hợp với các thiệt hại
trực tiếp pháp sinh từ hành vi vi phạm pháp luật. Đối với thiệt hại gián tiếp do suy
giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường đất gây ra, thời gian để bộc lộ các thiệt
hại trên thực tế thường kéo dài hơn. Ví dụ: cây trồng phải đến mùa vụ mới biết sản
lượng bị suy giảm do không kết trái vì ô nhiễm môi trường đất. Vì vậy, cần có văn bản
hợp lý về thời hiệu khởi kiện do bản chất của loại trách nhiệm trong lĩnh vực môi
trường nên cần có thời hiệu khởi kiện dài hơn hai năm là hợp lý.
Các quy định pháp luật nên quy định thời hiệu khởi kiện trên cơ sở chất gây ô
nhiễm. Mọi quy định về thời hiệu nếu dựa trên cơ sở chất gây ô nhiễm thì phải phù
hợp với đặc tính lý hoá học của các chất gây ô nhiễm.
Riêng đối với các trường hợp pháp luật bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại thì việc quy định về thời hiệu cũng phải tương ứng với khoảng
thời gian người mua bảo hiểm có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm về sự
kiện xảy ra.
Bệnh cạnh đó, cũng cần tính đến trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm hại không hoàn toàn trùng khít với ngày phát sinh thiệt hại trên
thực tế. Thiệt hại đối với người bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm hóa chất độc hại là
những ví dụ điển hình. Nên chăng pháp luật môi trường cần hướng tới việc quy định
thời hiệu khởi kiện gắn với ngày mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần có khoảng thời gian
dài hơn 2 năm. Nếu trong trường hợp người bị tổn hại về tài sản, sức khỏe không biết
về thời hiệu khởi kiện hoặc hoàn cảnh khách quan họ không biết quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm thì không tính thời hiệu đối với trường hợp này. Có thể
vận dụng các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,
bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo Điều 161, 162 Bộ luật dân sự năm 2005.Theo quy
định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời gian không tính vào thời hiệu
khởi kiện vụ án dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
67
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có
quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không
thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
3.3. Phương hướng hoàn thiện chung các quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Phát triển đất nước là: phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh
tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Bảo vệ
môi trường luôn là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước, do đó xây dựng và hoàn thiệt
pháp luật về lĩnh vực môi trường nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất là vô cùng cần thiết. Vì vậy, để vấn đề
ô nhiễm, suy thoái môi trường, cùng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phần
nào suy giảm và giúp cho việc áp dụng pháp luật về chế định bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất có hiệu quả, việc bồi thường đúng theo
quy định của pháp luật, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người
viết xin đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường, điều tra, xác
định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Quy định cụ thể về thời hạn và trách
nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải tiến hành các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời để bảo vệ môi trường và sức khỏe, tính mạng, tài
sản của người dân. Tránh trường hợp để ô nhiễm môi trường xảy ra trong thời gian quá
dài gây tổn thất lớn cho môi trường và con người.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền giám sát của người dân đối
với các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, đảm bảo quyền được
chia sẻ thông tin của người dân về tình hình, chất lượng môi trường. Khi đó, người dân
sẽ có đầy đủ các căn cứ, cơ sở cần thiết và tích cực trong việc tiến hành khởi kiện yêu
cầu các chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật môi trường bồi thường thiệt hại mà
mình đã gánh chịu.
Thứ ba, tăng cường năng lực cho các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường và giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường gây ra. Đồng thời, cần bố trí đủ cán bộ quản lý môi trường,
đặc biệt là các cơ quan quản lý môi trường ở cấp huyện và cấp xã .Vì như vậy, mới có
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
68
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
thể đảm bảo những quy định của nhà nước trong lĩnh vực môi trường được tuyên
truyền và phổ biến đến tận vùng sâu vùng xa, để con người hình thành nếp sống đạo
đức trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường,
không có những hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường gây thiệt hại cho cá nhân,
tổ chức.
Thứ tư, mức xử phạt về môi trường là quá nhẹ, khiến cho các doanh nghiệp sẵn
sàng chịu đóng phạt và khinh nhờn pháp luật. Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định
179 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, mức xử phạt
cao nhất đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là
1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đối với tổ chức, trong khi đó
hành vi vi phạm pháp luật môi trường đặc biệt là các doanh nghiệp là rất phức tạp, tinh
vi. Số lần phát hiện và bắt quả tang hành vi vi phạm có thể nói là rất hạn chế, vậy mà
mức xử phạt hành chính lại quá thấp, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận từ hành vi vi
phạm mang lại cho nên những đối tượng này sẵn sàng nộp phạt khi bị phát hiện. Như
vậy, ngoài việc cần tăng mức xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường,
pháp luật cần phải tăng nặng thêm mức xử phạt cho những hành vi làm ô nhiễm môi
trường, để răn đe những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có những hành vi làm ô nhiễm
môi trường (như hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi doanh
nghiệp có hành vi vi phạm nghiêm trọng về môi trường).
Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện quy chế pháp lý về bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho
môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
nhằm đảm bảo việc bồi thường cho nhân dân khi có thiệt hại xảy ra. Đây là giải pháp
tốt vừa nhằm bảo đảm thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra sẽ được bồi
thường, mặt khác giúp giảm thiệt hại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh “ không
chú ý” xả thái vượt quá quy chuẩn cho phép làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Thứ sáu, cần nghiên cứu, công bố và thể chế hóa thành pháp luật về tác động của
các chất do ô nhiễm môi trường gây ra với sức khỏe, tài sản, tính mạng của con người.
Điều này là vô cùng quan trọng, để khi có ô nhiễm môi trường xảy ra và gây ra thiệt
hại cho người dân thì chúng ta có cơ sở pháp lý để xác định những thiệt hại này một
cách rõ ràng.
Thứ bảy, cần nghiên cứu xác định rõ thiệt hại thực tế về tài sản được tính như thế
nào? Điều đó đặt ra vấn đề là cần phải cụ thể hóa các lợi ích gắn liền với việc khai thác
sử dụng tài sản cũng như các chi phí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và
đương nhiên lợi ích hay chi phí này được kiểm chứng trên cơ sở các giấy tờ, tài liệu
xác nhận và phải phù hợp với thực tế của loại tài sản.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
69
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
Thứ tám, ngoài khoản bồi thường theo trách nhiệm dân sự, nguyên tắc gây thiệt
hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Người có hành vi xâm hại môi trường gây
hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xác định thiệt
hại do làm ô nhiễm môi trường còn phải xác định những nguy cơ tiềm ẩn do môi
trường bị ô nhiễm gây ra, phải căn cứ vào mối quan hệ biện chứng trong cả một chuỗi
thiệt hại diễn ra liên tiếp từ hành vi xâm hại môi truờng, đến thiệt hại cuối cùng xảy ra.
Những chế tài được áp dụng đối với hành vi xâm hại đến môi trường gây thiệt hại cho
người khác cần phải nghiêm khắc hơn so với những chế tài áp dụng đối với hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về vật chất đơn thuần.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
70
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
KẾT LUẬN
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước ta hiện nay là
tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường sinh thái, do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra, mà nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự tác động
theo chiều hướng tiêu cực của con người tới môi trường càng gia tăng. Sự ô nhiễm,
suy thoái và những sự cố môi trường đang làm cho môi trường có những thay đổi bất
lợi cho người, đặc biệt là những thay đổi đối với các yếu tố tự nhiên như đất, nước,
không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp
sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất thường diễn ra trên phạm vi
và mức độ rất lớn, gồm có thiệt hại trực tiếp là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường và thiệt hại gián tiếp là thiệt hại đối với sức khỏe, tình mạng, tài sản và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả từ việc suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường gây ra, đó có thể là những hậu quả hiện hữu ngay tại thời điểm có
hành vi gây ra thiệt hại và cũng có thể là những hậu quả tiềm ẩn, chỉ sau một khoảng
thời gian dài mới bộc lộ sự nguy hại cao độ. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là xử lý các hành
vi vi phạm và yêu cầu các đối tượng có hành vi gây thiệt hại tới môi trường phải thực
hiện bồi thường thiệt hại đối với những hậu quả về môi trường mà họ gây ra.
Pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm,
suy thoái môi trường gây ra nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng không chỉ nhằm hạn chế các
hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, mà còn đảm bảo cho việc bù đắp
những khoản thiệt hại đã xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại
cho các cá nhân, tổ chức. Thông qua quy định và việc vận dụng chế định này để giải
quyết những vụ việc trên thực tế, qua đó, góp phần răn đe, phòng ngừa đối với những
người có hành vi gây thiệt hại và giúp cho việc quản lý xã hội của Nhà nước được tốt
hơn.
Tóm lại, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất tại Việt Nam
là vấn đề còn rất mới cả từ phương diện lý luận và thực tiễn. Nhận thức một cách đầy
đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường đất, bồi thường thiệt hại về
môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong
tương lai. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cho dù chế định này có phát triển đến mức
nào, chi phí bỏ ra để xử lý, cải tạo môi trường có lớn đến đâu cũng không thể khắc
phục được hết những hậu quả do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra. Chính vì
thế, cùng với nỗ lực của các nghành, các cấp thì mỗi cá nhân, tổ chức cũng cần nâng
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
71
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
cao nhận thức của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay, để có những hành vi
đúng, góp phần cải tạo và bảo vệ môi trương trong tương lai.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
72
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiếp pháp năm 1980.
2. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.
3. Hiến pháp năm 2013.
4. Bộ luật dân sự năm 1995 .
5. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
6. Bộ luật dân sự năm 2005.
7. Luật bảo vệ môi trường năm 1993.
8. Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
9. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
10. Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
11. Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
quy định về xác định thiệt hại với môi trường.
12. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
13. Thông tư 04/2012/TT- BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
14. Thông tư 35/2014/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về điều tra, đánh giá đất đai.
Văn bản khác
1. QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
2. QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá
chất bảo vệ thực vật trong đất.
Sách, giáo trình, tạp chí
1. Kim Oanh Na – Võ Hoàng Yến, Giáo trình Luật môi trường, Cần thơ, 2007( cập
nhật tháng 6 năm 2012.
2. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn nghành luật, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội,2010.
3. Phùng Trung Tập, Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
Tạp chí luật học số 10/2004.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật môi trường, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, 2006.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam,Tập hai, NXB
Công an nhân dân,Hà Nội, 2006.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam,2009.
7. Vũ Thu Hạnh, Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 3 (40) năm 2007.
Trang thông tin điện tử
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhìn lại vụ “đầu độc" môi trường của
Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa), Đào Nguyên Xim - Đào Nguyên Lan,
http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=60
9759&CO_ID=30679, [ ngày truy cập 02/11/2014].
2. Bắc Ninh ONLINE, Hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, Thái
Uyên,
http://baobacninh.com.vn/news_detail/68742/hien-trang-suy-thoai-va-o-nhiemmoi-truong-dat.html, [ngày truy cập 25/9/2014].
3. CAND online, Thỏa thuận bồi thường thiệt hại cho những hộ dân bị ảnh
hưởng bởi bãi rác Tân Long, Văn Đức,
http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2009/12/220384.cand, [ ngày truy cập 10/10/2014].
4. CAND online, Xử phạt Công ty cổ phần Nicotex chôn hóa chất, Thái Thanh,
http://www.cand.com.vn/vi-vn/toiphama-z/2013/9/209627.cand,[ ngày truy cập
03/10/2014].
5. Dân Việt,Vụ chôn hóa chất độc hại: Làng “ ung thư ”bên suối Rọc Nĩu, Hồng
Đức,
http://danviet.vn/xa-hoi/vu-chon-hoa-chat-doc-hai-lang-ung-thu-ven-suoi-rocniu-177224.html, [ ngày truy cập 18/10/2014].
6. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Ô nhiễm môi trường ở nước
ta hiện nay – Thực trạng và một số giải pháp khắc phục, Trần Đắc Hiến,
http://moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=33&tabid=19&distid=163
6, [ ngày truy cập 25/9/2014].
7. KhoaHoc.com.vn, 28% diện tích đất của Việt Nạm bị hoang hóa, Hồng Vân,
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/15704_28-dien-tich-dat-daicua-viet-nam-bi-hoang-hoa.aspx, [ ngày truy cập 26/9/2014].
8. Lao Động, Vụ chôn thuốc trừ sâu: Đã có căn cứ khởi tố hình sự,
http://laodong.com.vn/xa-hoi/vu-chon-thuoc-tru-sau-da-co-can-cu-khoi-to-hinhsu-138831.bl , [ ngày truy cập 13/10/2013].
9. ThienNhien.Net, Cần thêm những quy định đột phá hỗ trợ khởi kiện các hành
vi gây ô nhiễm môi trường, Nguyễn Hoàng Phượng,
http://www.thiennhien.net/2014/06/20/can-nhung-quy-dinh-dot-pha-ho-tro-khoikien-cac-hanh-vi-gay-o-nhiem-moi-truong/, [ ngày truy cập, 02/11/2014].
10. ThienNhien.Net, Còn nhiều thách thức trong xử lý ô nhiễm và suy thoái đất,
Hồng Ngọc,
http://www.thiennhien.net/2011/10/17/con-nhieu-thach-thuc-trong-xu-ly-onhiem-va-suy-thoai-dat/, [ngày truy cập 24/9/2014].
11. Thiennhien.net, Thái Nguyên: Đất bị ô nhiễm nặng do khai thác khoáng sản,
http://www.tinmoi.vn/thai-nguyen-dat-bi-o-nhiem-nang-do-khai-thac-khoangsan-01760852.html, [ ngày truy cập 11/10/2014].
12. Tài nguyên và Môi trường, Hậu Giang: Chuyển “điểm nóng” ô nhiễm rác
thải vào thị trấn Kinh Cùng, Phong Vân,
http://tainguyenmoitruong.com.vn/hau-giang-chuyen-%E2%80%9Cdiemnong%E2%80%9D-o-nhiem-rac-thai-vao-thi-tran-kinh-cung.html, [ ngày truy cập
15/10/2014].
13. Tin Môi trường, Một số khu công nghiệp ở Đồng Nai có hàm lượng kim loại
nặng vượt mức cao trong đất,
http://www.tinmoitruong.vn/moi-truong/mot-so-khu-cong-nghiep-o-dong-nai-coham-luong-kim-loai-nang-vuot-muc-cao-trong-dat_4_25203_1.html, [ngày truy cập
25/9/2014].
14. Tinmoi.vn, Môi trượng bị ô nhiễm nặng,
http://www.tinmoi.vn/moi-truong-bi-o-nhiem-nang-011143630.html, [ ngày truy
cập 28/9/2014].
15. Tổng Cục Môi Trường, Suy thoái môi trường là gì?,
http://vea.gov.vn/VN/truyenthong/hoidapmt/Pages/Suytho%C3%A1im%C3%B4
itr%C6%B0%E1%BB%9Dngl%C3%A0g%C3%AC.aspx, [ ngày truy cập 26/9/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
SVTH: Dương Ngọc Thúy
LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
16. Tổng Cục Môi Trường, Thế nào là ô nhiễm môi trường đất? ,
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/Th%E1%BA%BFn%C3%A0o
l%C3%A0%C3%B4nhi%E1%BB%85mm%C3%B4itr%C6%B0%E1%BB%9Dng%C
4%91%E1%BA%A5t.aspx, [ ngày truy cập 22/9/2014].
17. Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, Quyền và
lợi ích của người dân được pháp luật bảo vệ,
http://www.l-psd.org/tin-lpsd/quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-nguoi-dan-duocphap-luat-bao-ve-a291.html, [ ngày truy cập, 18/10/2014].
18. Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ môi trường, Ô nhiễm môi
trường đất trong hoạt động nông nghiệp: Báo động, Hương Giang,
http://pops.org.vn/UserPages/News/detail/tabid/138/newsid/580/language/viVN/Default.aspx, [ ngày truy cập 24/9/2014].
19. Việt Báo.vn, “ Làng ung thư” ở Phú Thọ: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
Khiết Hưng,
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Lang-ung-thu-o-Phu-Tho-O-nhiem-moi-truong-nghiemtrong/65043418/157/, [ ngày truy cập 02/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương
SVTH: Dương Ngọc Thúy
[...]... LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT 2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở để xác định trách. ..LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT 1.1 Các khái niệm có liên quan về ô nhiễm, suy thoái môi trường đất 1.1.1 Khái niệm môi trường Môi trường là một khái niệm đa dạng và có nội hàm vô cùng rộng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: môi. .. trường đất bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau: 2.1.1 Có thiệt hại xảy ra Có thiệt hại xảy ra là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng... không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường) 14 1.2 Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất 1.2.1 Khái niệm Cho đến nay, ở nước ta chưa được một văn bản luật nào đưa ra định nghĩa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra Vậy trách nhệm bồi thượng thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm suy thoái. .. thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường năm 2005, ô nhiễm môi trường đất và suy thoái môi trường đất có một số điểm chung: cả ô nhiễm và suy thoái đất đều làm cho môi trường bị mất cân bằng sinh thái dẫn đến những biến đổi cho môi trường nói chung và trong môi trường đất nói riêng Môi trường đất bị biến đổi gây ra thiệt hại về tài... vi làm ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra là gì? Trước tiên nếu muốn hiểu rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, thì cần hiểu như thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra? Theo Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như sau: “Cá nhân,... SVTH: Dương Ngọc Thúy LVTN: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất 1.1.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là gì? Theo cách hiểu thông thường: “ Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm"6 Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố... thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, theo đó mà cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức khác.” Ví dụ: vụ công ty cổ phần... quan hệ xác định và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm suy thoái, môi trường gây ra Chính vì vậy, vi c quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung hay trách nhiệm bồi thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách, có quy định rõ ràng, cụ thể, khi xảy ra sự vi c thì cơ quan nhà... thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra cũng giống như các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác, là một dạng của trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp