Lịch sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.Lịch sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

Trách nhiệm bồi thường nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là rất quan trọng vì nó nói lên một điều rằng khi có một quan hệ xã hội phát sinh mà hệ quả là có thiệt hại xảy ra thì phải có ai chịu trách niệm về nó trừ những trường hợp được pháp luật quy định không phải bồi thường thiệt hại.

Trước khi Luật bảo vệ môi trường 1993 được ban hành, pháp luật nước nước ta hầu như chưa có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Hiến pháp 1980 chỉ quy định chung về bảo bảo hộ tính mạng, tài sản,danh dự và nhân phẩm của công dân; đồng thời xác định mọi hoạt động xâm phạm quyền lợi ích chính đáng của công dân phải được kịp thời sữa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường ( Điều 70 và Điều 73 Hiến pháp năm 1980).

Hiến pháp năm 1992 khẳng định nguyên tắc “ Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12).Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định “ Mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, được pháp luật ghi nhận lần đầu tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Đây là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nó đưa ra những nguyên tắc về bảo vệ môi trường như: bảo đảm quyền con người sống trong môi trường trong lành; bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân; nhà nước thống nhất quản lý việc bảo vệ môi trường; sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền và trách nhiệm bồi thường thiệt hạido hành vi làmô nhiễm môi trường gây nên….

Theo Điều30, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 thì :“Tổ chức, cá nhân trong hoạt

động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Đạo luật này cũng xác lập

những cơ sở pháp lý của trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó còn có một số nghị định xử phạt liên tiếp được ban hành: Nghị định 175-CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 26-CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính

về bảo vệ môi trường. Theo Điều 2 của Nghị định này quy định: “ Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại. Đối với những thiệt hại về vật chất do hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Có thể thấy rằng, pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bắt đầu được hình thành và phát triển khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được ban hành. Những quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Từ khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành đã khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 với tính cách là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong Bộ luật Dân sự năm 1995 trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường được quy định cụ thể tại Điều 628: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trương hợp người bị thiệt hại có lỗi”. Tại điều 268 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng có quy định: Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở đây được hiểu là tất cả mọi hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đều phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ô nhiễm bao gồm những loại ô nhiễm như: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và cả ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, trãi qua thời gian dài các văn bản luật có nhiều bất cập chẳng hạn như hành vi gây ô nhiễm môi trường ngày càng tinh vi, mức phạt tiền hành chính quá thấp.... và từ đó đòi hỏi các văn bản pháp luật không ngừng điều chỉnh để có thể thích hợp cho việc bảo vệ môi trường.

Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời tiếp tục kế thừa, phát triển quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 theo hướng mở rộng quy định về trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại kể cả trong những trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi. Bên cạnh quy định tại Điều 624 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn có một số điều quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy

(Điều 605), năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606) , về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt (Điều 604)... là cơ sở cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đất nói riêng.

Cùng thời điểm đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng và phù hợp với lý luận về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã dành hẳn mục 2 chương XIV để quy định chi tiết về bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại, giám định thiệt hại, cách thức giải quyết bồi thường. Các quy định này định hướng rõ ràng cho quá trình bồi thường trên thực tế. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, điểm quan trọng nhất của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là chỉ ra hai loại thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. thiệt hại về môi trường tự nhiên được xác định theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, còn thiệt hại về tính mạng sức khỏe được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự mà quan trọng nhất là Bộ luật dân sự năm 2005. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn đề cập đến việc giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Việc giám định thiệt hại được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Việc lựa chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định. Quy định pháp luật này là sự cụ thể hóa nguyên tắc tham vấn chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng.

Để giúp việc xác định thiệt hại và mức thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường được dễ dàng và thuận tiện Chính phủ đã ban hành một số nghị định có liên quan để hướng dẫn cụ thể về các vấn đề trên như: Nghị định số 113/ 2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, Nghị định số 179/ 2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, Tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này quy định: “ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc

thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, còn có một số văn bản khác có

liên quan : QCVN 03: 2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất, Thông tư số 04 năm 2012/TT – BTNMT ngày 8 tháng năm 2012 quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Luật đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 7 năm 2013 thay thế Luật đất đai năm 2003). Theo Khoản 2 Điều 206 của Luật đất đai năm 2013 về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định: “ Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại”, Thông tư số 35/2014/TT – BTNMT quy định về điều tra, đánh giá đất đai…

Các hành vi gây ô nhiễm môi trường được pháp luật bảo vệ môi trường điều chỉnh và xử phạt, nhưng qua đó gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vì vậy cần phải được bồi thường đúng quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường được Bộ luật dân sự năm 2005 điều chỉnh, các văn bản hướng dẫn liên tiếp được ban hành,văn bản điều chỉnh về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay là Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm bồi thường.

1.5. Ý nghĩa quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 29 - 32)