Phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi là mô nhiễm,suy

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 56 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.4.Phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi là mô nhiễm,suy

thoái môi trường đất

Tranh chấp trong lĩnh vực môi trường là những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm hại. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức và cá nhân để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật để phục hồi quyền của các chủ thể bị xâm phạm, phục hồi tình trạng môi trường bị ô nhiễm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Theo quy định tại Điều 133Luật bảo vệ môi trường năm 2005, vệc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường nói chung cũng như bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng được quy định như sau:

“ 1. Tự thoả thuận của các bên; 2. Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3. Khởi kiện tại Toà án”.

Đầu tiên điều nhận thấy trong lĩnh vực môi trường việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng hay bồi thường thiệt hại do ô nhiễm,

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy

suy thoái môi trường gây ra nói chung thì nguyên tắc là khuyến khích các bên tự thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại, cũng đồng thời là các tránh chấp sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận. Các bên giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận mức bồi thường và hình thức bồi thường.Việc thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ giúp các bên sẽ hạn chế được nhiều thủ tục phức tạp như thời gian, tiền bạc, tâm lý kiện tụng… Với phương pháp này các bên có thể trình bày nguyện vọng của mình và yêu cầu mức bồi thường thiệt hại phù hợp với mình.

Tuy nhiên, không phải việc thỏa thuận nào cũng đi đến kết quả, do sự chênh lệch giữa lợi ích bị xâm hại và mức bồi thường thiệt hại khá xa hay khoảng bồi thường thiệt hại chưa phù hợp với thiệt hại mà đối tượng bị xâm phạm, cũng có nghĩa là sự thỏa thuận bất thành, các bên có thể chuyển sang phương pháp là yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án. Do vậy, việc giải quyết bằng con đường trọng tài có thể coi là một bước độc lập trước giai đoạn giải quyết bằng tòa án hoặc có thể thay thế con đường tòa án. Đối với phương thức giải quyết bằng con đường tòa án đây được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại vì thông thường việc bồi thường không thỏa đáng là chuyện rất bình thường trong bồi thường thiệt hại các bên thường không đạt được thỏa thuận và kéo dài thời gian bồi thường, đặc biệt đây là bồi thường

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 56 - 57)