5. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Có lỗi của người gây thiệt hại
Cũng như các căn cứ khác, lỗi của hành vi gây thiệt hại là một trong bốn căn cứ phát sinh của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại, thể hiện dưới dạng lỗi vô ý và lỗi cố ý.
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Xét trong lĩnh vực môi trường thì quy định trên đã dự liệu được người gây thiệt hại nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm và có thể gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân mà vẫn thực hiện cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra và đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Ví dụ: các tổ chức, cá nhân thải các chất độc hại vào môi trường đất hoặc cố ý khai thác quá mức các thành phần của môi trường đất, vi phạm các quy định của pháp luật môi trường. Họ nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại tới môi trường, người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Ví dụ: trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp người dân đã thải ra môi trường đất những chất có thể làm đất bị nhiễm độc, suy thoái như võ thuốc trừ sâu, chất phóng sạ, rác thải sinh hoạt… họ không thấy được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại cho người khác, mặc dù biết đó là những chất độc hại hoặc thấy được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại cho môi trường đất nơi đó nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra vì các chất này sẽ tự phân hủy và môi trường đất sẽ sạch trở lại.
Riêng trong trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại sẽ được thực hiện theo
quy định của văn bản pháp luật đó. Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “ Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Theo quy định này, yếu tố lỗi không là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Người có hành vi gây ô nhiễm, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dù người gây thiệt hại không có lỗi. Bởi lẽ, hậu quả do ô nhiễm môi trường đất gây ra là hết sức nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn và kéo dài. Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra không căn cứ vào yếu tố lỗi có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề khắc phục tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, những tai biến môi trường thuần túy do biến đổi thất thường của thiên nhiên mà gây thiệt hại như động đất, lũ lụt, hạn hán... thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây được coi như một nguyên tắc hiển nhiên trong pháp luật dân sự nói chung vì những sự kiện thiên tai này không xuất phát từ hành vi của con người mà là sức mạnh của thiên nhiên. Còn với những tai biến hay rủi ro môi trường xảy ra trong quá trình hoạt động của con người sẽ làm phát sinh trách nhiệm pháp lý dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Ví dụ: công ty B trong quá trình sản
xuất bị vỡ bễ hóa chất độc hại trong trường hợp bất khả kháng, nhưng nếu gây ô nhiễm đất thì vẫn phải bồi thường.
2.2. Xác định thiệt hại được bồi thường do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất
2.2.1. Các loại thiệt hại được bồi thường
2.2.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Quyền sỡ hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 608Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm: tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích găn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại được bồi thường do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung hay thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng không bao gồm thiệt hại do tài sản “ bị mất”, bởi vì khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái chỉ có thể làm tài sản bị hủy hoại chứ không xảy ra trường hợp tài sản bị mất.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn tính đến lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005( ví dụ: những ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đất gây thiệt hại đến tài sản của người dân làm thu nhập của họ bị mất mát, chuyển đổi nghề….).
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như một công ty xả nước thải chưa được xử lý gây nhiễm bẩn môi trường đất làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị thiệt hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc khi đất bị ô nhiễm do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân. Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm… Ví dụ: về tình trạng ô nhiễm nhiễm môi trường từ bãi
rác Kinh Cùng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn Kinh Cùng - Trần Thanh Hoàng, cho biết: Bãi rác Kinh Cùng trước đây cũng đã ô nhiễm gây thiệt hại nặng đến diện tích lúa, cây ăn trái, cá nuôi của người dân. Nay lượng rác thải tập trung về đây gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân khu vực này rất nghiêm trọng25.
Thiệt hại về tài sản thì so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản lượng, chất lượng trước và sau khi bị ô nhiễm môi trường đất, suy thoái môi trường đất.
Để tính được các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra cần dựa vào các căn cứ sau:
Xác định phạm vi, đối tượng bị thiệt hại, khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị thiệt hại trung bình, khu vực bị thiệt hại nhẹ.
Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp, du lịch, da dạng sinh học và một số lĩnh vực khác bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra.
Phân biệt các loại tài sản bị thiệt hại, những tài sản khác nhau có mức bồi thường khác nhau.
Khảo sát, thống kê, đánh giá và so sánh sản lượng thu hoạch trung bình của vụ, mùa, năm bị ô nhiễm với năm không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác.
25
Tài nguyên và Môi trường, Hậu Giang: Chuyển “điểm nóng” ô nhiễm rác thải vào thị trấn Kinh Cùng, Phong Vân,
http://tainguyenmoitruong.com.vn/hau-giang-chuyen-%E2%80%9Cdiem-nong%E2%80%9D-o-nhiem-rac-thai- vao-thi-tran-kinh-cung.html, [ ngày truy cập 15/10/2014].
Từ đó đánh giá bằng tiền mức độ giảm sút của trước và sau khi ô nhiễm, suy thoái môi trường đất cho từng khu vực ô nhiễm, suy thoái nặng, trung bình hay nhẹ. Như vậy thiệt hại về tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu tài sản của người bị thiệt hại khi tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản bị thiệt hại.
2.2.1.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người và đó là một trong những chức năng hết sức quan trọng của nó. Vì thế, khi chức năng này bị suy giảm, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Khác với sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của cả cộng đồng đây lại là sự suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường và hậu quả của nó là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người cụ thể. Điều này được thể hiện chính tình trạng suy giảm chức năng tính hữu ích của môi trường đã gây ra những tổn hại về vật chất cho người bị thiệt hại thông qua việc ảnh hưởng xấu đến tính mạng và sức khỏe.
Ví dụ: vụ công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu trái phép là sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng, nó ảnh hưởng tác hại rất lớn môi trường, sức khỏe, sản xuất và đời sống của người dân nơi đây trước mắt và lâu dài. Theo thống kê chưa đầy đủ của Uỷ ban nhân dân xã Yên Lâm từ tháng 7/1997 - 9/2013, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Yên Lâm ( Yên Định) đã có 957 người bị các bệnh ung thư, thần kinh, u bướu, mất khả năng sinh con, trẻ con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh…Trong đó, đáng chú ý là có 225 người mắc bệnh thần kinh, 160 người mắc bệnh viêm đường hô hấp và 142 người bị ung thư - là những căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất tại đây. Cho tới thời điểm hiện tại đã có rất nhiều trường hợp ung thư khác được phát hiện. Dù cho việc đánh giá mối liên hệ giữa việc Nicotex Thanh Thái chôn thuốc bảo vệ thực vật dưới lòng đất nhiều năm qua và tình trạng bệnh tật của người dân sống quanh vùng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cần phải có các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà con số những người mắc bệnh hiểm nghèo đặc biệt là ung thư đã tăng nhanh đáng kể trong những năm gần đây càng khiến cho người dân nơi đây hoang mang cao độ26.
Sức khỏe con người là vô giá, không một đơn vị đo lường nào có thể xác định làm căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 131
26 Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững, Quyền và lợi ích của người dân được pháp luật bảo vệ,
http://www.l-psd.org/tin-lpsd/quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-nguoi-dan-duoc-phap-luat-bao-ve-a291.html, [ ngày truy cập, 18/10/2014].
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy
Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “ Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Vấn đề này được xác
định theo Bộ luật dân sự năm 2005 tại Điều 609. Sau đó, được cụ thể hóa trong mục II, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm các khoản sau đây:
Thu nhập thực thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: thu nhập được tính để tính làm căn cứ bồi thường phải là thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa là trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005.
Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại về sức khỏe trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền xe, tàu đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hạị bao gồm: tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có)….