Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Có thiệt hại xảy ra

Có thiệt hại xảy ra là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng. Bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng cân bằng vốn có trong các thành phần môi trường, khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra (Điều 130). Đất được xác định là một thành phần của môi trường, vì vậy thiệt hại bởi ô nhiễm, suy thoái đất cũng bao gồm hai nhóm sau đây:

 Thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

 Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Đối với thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, căn cứ để xác định thiệt hại bao gồm: căn cứ vào mức độ chức năng, tính hữu ích của môi trường. Có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi:

một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục hoặc lớn hơn lượng thay thế; ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng. Theo quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được biểu hiện ở ba cấp độ21:

 Có suy giảm;

 Suy giảm nghiêm trọng;

 Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.

Các quy định này của pháp luật bước đầu phản ánh được các tầng nấc các mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường và trách

21

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy

nhiệm của người gây ô nhiễm. Mức độ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thường được xác định dựa vào mức độ suy giảm về chất lượng, số lượng của các yếu tố môi trường và khả năng tiếp nhận, hấp thụ tự nhiên các loại chất thải của môi trường. Vì thế, có thể xác định mức độ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thông qua mức độ ô nhiễm hay suy thoái của một hoặc nhiều thành phần môi trường. Cụ thể:

Về mức độ ô nhiễm môi trường: hiện tại, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 xác định có 3 mức độ của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, đó là: có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 1 Điều 131). Tương ứng với ba mức sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là ba mức độ ô nhiễm môi trường. Đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Một thành phần môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên 22. Có thể thấy, Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thể hiện sự phát triển đáng ghi nhận khi căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường để lượng hóa ở mức có thể nhận diện được các cấp độ ô nhiễm môi trường (Điều 92).

Về mức độ ô nhiễm môi trường đất thì được pháp luật quy định về gới hạn tối đa cho phép của các chất trong trong tầng đất mặt. Các thông số giới hạn trên này được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về chất lượng đất biên soạn, Vụ Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt23.

Ví dụ: Trong vụ công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc bảo vệ thực vật độc hại xuống môi trường đất. Theo kết quả xét nghiệm, rất nhiều mẫu đất, nước có chất độc hại cao gấp nhiều lần cho phép, có chất độc hại vượt tới gần 10.000 lần. Theo kết quả trên, mẫu D1 (mẫu đất) phát hiện 7/11 chỉ tiêu vi phạm; trong đó, chất cypermethrin là thuốc sâu độc nhóm II, kết quả kiểm nghiệm vượt 63,2 lần cho phép; isoprothiolane là thuốc trừ bệnh độc nhóm III, kết quả kiểm nghiệm vượt 37,8 lần; chất cypermethrin còn các mẫu D3, D4 vượt 9.276 lần cho phép; chất beta

22

Điều 92 Luật bảo vệ môi trường 2005. 23

cyperthrin vượt 7.710 lần; chất fenobucard là thuốc trừ sâu độc nhóm II, kết quả kiểm nghiệm vượt 60 lần so với quy định tại QCVN 15: 2008.

Trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm mẫu vật trên, thì khu vực môi trượng bị ô nhiễm tại đây ở mức độ ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng theo Khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 và căn cứ khoản 1 điều 9 thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 8.5.2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá kết luận công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng24.

Về mức độ suy thoái môi trường: Cũng tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, và giống với mức độ ô nhiễm môi trường, cũng có ba mức độ suy thoái môi trường. Đó là suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ suy thoái môi trường đối với từng thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa trên cơ sở số lượng của thành phần môi trường bị khai thác, sử dụng so với trữ lượng tự nhiên của nó; dựa trên mức độ khan hiếm của chính thành phần môi trường ấy trên thực tế hay mức độ ưu tiên của Nhà nước trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển mỗi thành phần môi trường... Như vậy, có thể xác định rõ ba mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường như sau:

 Mức 1 – Suy giảm: Đây là mức gây thiệt hại thấp nhất có thể được áp dụng trong trường hợp trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái;

 Mức 2 – Suy giảm nghiêm trọng: Mức thiệt hại này được xác định trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc bị suy thoái nghiêm trọng;

 Mức 3 – Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp gây ra thường được xác định tương đối lớn mà biểu hiện của nó là môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc suy thoái đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành, việc xác định thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong trường hợp do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra sẽ được dựa trên các căn cứ sau:

 Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng bị thiệt hại: vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, vùng đệm trực tiếp bị suy giảm, vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm;

24

Lao Động, Vụ chôn thuốc trừ sâu: Đã có căn cứ khởi tố hình sự,

http://laodong.com.vn/xa-hoi/vu-chon-thuoc-tru-sau-da-co-can-cu-khoi-to-hinh-su-138831.bl , [ ngày truy cập 13/10/2013].

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Xác định số lượng thành phần môi trường bị thiệt hại, loại hình sinh thái, giống loài bị thiệt hại, mức độ thiệt hại của từng thành phần.

Đối thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra. Vấn đề này, Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành đã có các quy định làm căn cứ để xác định trách nhiệm cũng như mức độ bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường đất gây ra. Để cụ thể hóa vấn đề này, tại Điểm 1.1 mục 1 phần 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .

Căn cứ để xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra được áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nối chung ( quy định tại Khoản 6 Điều 131 Luật bảo vệ môi trường năm 2005). Cách thức xác định này được quy định một cách

khái quát tại các Điều từ 608, 609 ,610, 612 của Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị

quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, việc xác định thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau:

 Căn cứ vào thiệt hại thực tế.

 Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

 Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc những người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu.

 Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tổn hại về tài sản.

Như vậy, đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra khi xác định thiệt cần phải dựa vào tổn thất thiệt hại thực tế, những chi phí liên quan đến thiệt hại và cả những lợi ích mà họ bị tổn hại do tài sản bị xâm phạm gây ra.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 36 - 39)