5. Kết cấu của luận văn
2.2.1.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Quyền sỡ hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 608Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm: tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích găn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại được bồi thường do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung hay thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng không bao gồm thiệt hại do tài sản “ bị mất”, bởi vì khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái chỉ có thể làm tài sản bị hủy hoại chứ không xảy ra trường hợp tài sản bị mất.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn tính đến lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005( ví dụ: những ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đất gây thiệt hại đến tài sản của người dân làm thu nhập của họ bị mất mát, chuyển đổi nghề….).
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như một công ty xả nước thải chưa được xử lý gây nhiễm bẩn môi trường đất làm cho ruộng lúa, hoa màu của các hộ gia đình bị thiệt hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc khi đất bị ô nhiễm do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc, gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân. Các khu du lịch do bị ô nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy giảm… Ví dụ: về tình trạng ô nhiễm nhiễm môi trường từ bãi
rác Kinh Cùng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn Kinh Cùng - Trần Thanh Hoàng, cho biết: Bãi rác Kinh Cùng trước đây cũng đã ô nhiễm gây thiệt hại nặng đến diện tích lúa, cây ăn trái, cá nuôi của người dân. Nay lượng rác thải tập trung về đây gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm gây thiệt hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân khu vực này rất nghiêm trọng25.
Thiệt hại về tài sản thì so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản lượng, chất lượng trước và sau khi bị ô nhiễm môi trường đất, suy thoái môi trường đất.
Để tính được các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra cần dựa vào các căn cứ sau:
Xác định phạm vi, đối tượng bị thiệt hại, khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị thiệt hại trung bình, khu vực bị thiệt hại nhẹ.
Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp, du lịch, da dạng sinh học và một số lĩnh vực khác bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra.
Phân biệt các loại tài sản bị thiệt hại, những tài sản khác nhau có mức bồi thường khác nhau.
Khảo sát, thống kê, đánh giá và so sánh sản lượng thu hoạch trung bình của vụ, mùa, năm bị ô nhiễm với năm không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác.
25
Tài nguyên và Môi trường, Hậu Giang: Chuyển “điểm nóng” ô nhiễm rác thải vào thị trấn Kinh Cùng, Phong Vân,
http://tainguyenmoitruong.com.vn/hau-giang-chuyen-%E2%80%9Cdiem-nong%E2%80%9D-o-nhiem-rac-thai- vao-thi-tran-kinh-cung.html, [ ngày truy cập 15/10/2014].
Từ đó đánh giá bằng tiền mức độ giảm sút của trước và sau khi ô nhiễm, suy thoái môi trường đất cho từng khu vực ô nhiễm, suy thoái nặng, trung bình hay nhẹ. Như vậy thiệt hại về tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu tài sản của người bị thiệt hại khi tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản bị thiệt hại.