Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể. Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân nhân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “ hành vi trái pháp luật được hiểu là

những xử sự của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định pháp luật”. Hành vi trái pháp luật làm ô nhiễm, suy thoái môi trường

đất được hiểu là các hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản... Hành vi trái pháp luật môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động gây thiệt hại cho môi trường đất là những chủ thể ( cá nhân, tổ chức) đã thực hiện những hành vi mà đáng ra không thực hiện hành vi đó, tức các tổ chức, cá nhân vì mục đích lợi nhuận kinh doanh, không muốn bỏ ra chi phí đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải mà những chủ thể này đã dùng hành động lén lút xả thải nhũng chất thải rắn, lỏng, khí vào môi trường đất làm môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản và lợi ích hợp pháp của các tổ chức.

Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động gây thiệt hại cho môi trường đất thì ngược lại chủ thể không thực hiện hành vi mà pháp luật quy định dẫn đến hệ quả gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Ví dụ: trong hoạt động sản xuất kinh doanh một số doanh nghiệp đã thực hiện cam kết về hệ thống xử lý chất thải với cơ quan chức năng chuyên nghành trước khi đi vào hoạt động. Thế nhưng trong quá trình sản xuất doanh nghiệp này đã không thực hiện cam kết, không hoạt động đúng về quy trình xử lý chất thải về bảo vệ môi trường làm cho môi trường đất nơi đó bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.

Trên thực tế, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho môi trường đất rất đa dạng và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng vi phạm như vi phạm quy chuẩn cho phép về giới hạn kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong giới hạn cho phép được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất. Bên cạnh đó, các hình thức vi phạm môi trường khác suy cho cùng thì chúng cùng làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, các hoạt động trong quá trình khai thác, chế biến, sinh hoạt đều có thể làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất ở mức độ ít hay nhiều tùy thuộc vào cường độ gây ô nhiễm. Các hành vi làm ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực khác như:

 Vi phạm các quy định thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào nguồn nước.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy

 Vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu thiết bị, hóa chất độc hại, chất thải; vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng về vận chuyển và xử lý rác thải, chất thải.

 Vi phạm các quy định trong việc bảo quản và sử dụng chất gây ô nhiễm như quy định về phòng tránh sự cố trong tìm kiếm , thăm dò, khai thác dầu khí; quy phạm các quy định về bảo vệ dang dạng sinh học.

Tuy nhiên, không phải mọi hành vi gây thiệt hại cho môi trường đất đều là hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thiệt hại đối với môi trường đất có thể là do sự cố và hành vi bất cẩn trong sử dụng các phương tiện nguy hiểm cao độ và gây ra sự cố môi trường. dụ: các sự cố môi trường xảy ra (chẳng hạn sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí…) nhưng không thuộc trường hợp bất khả kháng thì vẫn làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của những người có liên quan mà không nhất thiết phải có hành vi trái pháp luật. Không phải bất cứ hành vi vi phạm pháp luật môi trường nào cũng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chỉ khi hậu quả của hành vi biểu hiện trên thực tế, gây hại đến các hệ sinh thái, yếu tố môi trường đất và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới phát sinh.

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 39 - 41)