Nghĩa quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.nghĩa quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành

Môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều quốc gia trên thế giới, dù đó là quốc gia đang phát triển hay quốc gia đã phát triển. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường đang làm cho môi trường có những thay đổi bất lợi cho con người và môi trường tự nhiên. Đặc biệt, hiện nay ở nước ta cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, thì ô nhiễm đất đã dẫn đến những hậu quả thật tệ hại. Ô nhiễm đất không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cụ thể gây ra các bệnh về da, đường hô hấp... đặc biệt là ung thư.

Ví dụ: thực tế là vấn đề đất bị ô nhiễm nặng do khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên.Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)… Cũng theo khảo sát của nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đăng trên Tạp chí Khoa học Đất số 36/ 2011, hầu hết các mẫu đất tại khu vực khai khoáng đều có biểu hiện ô nhiễm kim

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy

loại nặng, đặc biệt, một số mẫu gần khu sinh sống của dân cư cũng đang bị ô nhiễm... đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và đời sống con người20.

Từ những hậu quả nổi bật nêu trên, đã cho thấy cần có những cách thức, biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất trước khi ô nhiễm xảy ra,cũng như nhằm khắc phục và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường đất gây ra. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các chính sách và ban hành nhiều văn bản điều chỉnh về vấn đề này, Nhà nước ta đã can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và sự cố môi trường.

Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này và cũng như tuyệt đại đa số trong các lĩnh vực khác, pháp luật đóng vai trò quan trọng. Là bộ luật gốc điều chỉnh các quan hệ xã hội nên Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại Điều 624. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền” , các quy định trên của pháp luật đã cho ta thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường, mà quan trọng là ô nhiễm và suy thoái môi trường đất, đây là một hành lang pháp lý để chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ ngăn chặn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nhằm góp phần làm cho môi trường ngày càng trong sạch hơn, mà nó còn có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Ngoài mục đích buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra, thông qua nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự của chế định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra còn thể hiện ý nghĩa nhân đạo, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thông qua quy định và việc vận dụng chế định này để giải quyết những vụ việc trên thực tế góp phần răn đe, giáo dục và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất nói riêng. Ngoài người vi phạm, những người khác cũng sẽ thấy nếu mình có hành vi gây thiệt hại thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mặt khác, chế định bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra còn có ý nghĩa lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, bảo vệ mạnh mẽ hơn những người bị thiệt hại và tăng cường mạnh mẽ trách nhiệm của người gây thiệt hại, thông qua những biệp pháp chế tài nghiêm khắc, từ đó ý thức pháp luật của người dân cũng được ngày càng nâng cao hơn.

20 Thiennhien.net, Thái Nguyên: Đất bị ô nhiễm nặng do khai thác khoáng sản,

http://www.tinmoi.vn/thai-nguyen-dat-bi-o-nhiem-nang-do-khai-thac-khoang-san-01760852.html, [ ngày truy cập 11/10/2014].

Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất cũng đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra, góp phần làm mịnh thị các quy của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài ra, các quy định trên cũng đã tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyển thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án, Trọng tài thực thi công lý bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ xác định và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm suy thoái, môi trường gây ra.

Chính vì vậy, việc quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nói chung hay trách nhiệm bồi thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách, có quy định rõ ràng, cụ thể, khi xảy ra sự việc thì cơ quan nhà nước có thể căn cứ vào đó mà giải quyết, tránh được những bức xúc trong lòng người dân.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương SVTH: Dương Ngọc Thúy

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI LÀM Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT 2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường và những yếu tố này được quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do pháp luật dân sự hiện nay chỉ quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không quy định cụ thể về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra. Vì vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được dùng làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra.

Theo Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như sau:

“ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,

nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

“ 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ các yếu tố sau: phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi của người gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra nói riêng là loại trách nhiệm pháp lý, do đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái đất gây ra phát sinh khi thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Trên cơ sở quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 và được hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất gây ra phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Một phần của tài liệu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đất (Trang 32 - 36)