1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở việt nam

81 773 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 914,75 KB

Nội dung

Để có cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm và buộc doanh nghiệp gây ô nhiễm bồi thường thiệt hại do hành vi của họ gây ra, Luật bảo vệ môi trường đã có các quy định về xử lý vấn đề này.. M

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ THỊ THOA

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ THỊ THOA

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các

số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ THỊ THOA

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của Luận văn 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.1 Lý luận về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 8

1.1.1 Lý luận về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 8

1.1.2 Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 11

1.2 Lý luận về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 17

1.2.1 Sự cần thiết của việc ra đời pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 17

1.2.2 Khái niệm pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp 18

1.2.3 Lịch sử hình thành của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nhiệp ở Việt Nam 19

1.3 Pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này 26

1.3.1 Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra của một số nước trên thế giới 26

Trang 5

1.3.2 Quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra của một số nước trên thế giới 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 32 2.1 Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 32

2.1.1 Nội dung quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 32 2.1.2 Nội dung quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 36 2.1.3 Nội dung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 38 2.1.4 Nội dung nguyên tắc bồi thường thiệt hại 40 2.1.5 Nội dung quy định về xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi

trường 41 2.1.6 Nội dung quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 44 2.1.7 Nội dung quy định về cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường 45

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 53

2.2.1 Thực tiễn thi hành các quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 53 2.2.2 Một số vụ việc điển hình về giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi gây

ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 56

2.3 Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 63

Trang 6

3.1 Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của

doanh nghiệp 63

3.2 Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 64

3.2.1 Gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường nói chung, bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nói riêng và “nội luật hóa” các điều ước quốc tế vào luật quốc gia 64

3.2.2 Thể chế hóa và củng cố các nguyên tắc đặc thù trong bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường 65

3.2.3 Quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường 66

3.2.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại 67

3.2.5 Giải quyết bồi thường thiệt hại thông qua phương thức trọng tài 67

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam 68

3.3.1 Nhóm giải pháp về nhận thức 68

3.3.2 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 Luật BVMT 1993 Luật Bảo vệ Môi trường năm

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng và nhức nhối không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới dù là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, ô nhiễm, suy thoái môi trường và những sự cố môi trường làm cho môi trường sống có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những thay đổi đối với hệ sinh thái tự nhiên tiếp xúc trực tiếp với con người hàng ngày như đất, nước, không khí, hệ thực vật, hệ động vật v.v

Xét trong phạm vi Việt Nam, trong những năm vừa qua, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau kéo theo các vấn đề tranh chấp môi trường nảy sinh từ bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng Bên cạnh đó, quy chế pháp lý về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam dường như còn chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhất và toàn diện; đồng thời tồn tại không ít mâu thuẫn, bất cập và gây khó khăn trong việc áp dụng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

là con đường phát triển tất yếu nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu Trên mặt trận chống đói nghèo, phát triển kinh tế, doanh nghiệp lĩnh trọng trách là người lính xung kích, đi đầu Sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp Việt Nam vào những thành tựu phát triển kinh tế trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016) là không thể phủ nhận được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, trân trọng Tuy nhiên, sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp vào quá trình chấn hưng đất nước không che lấp một thực tế đáng buồn đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, làm giảm sút chất lượng môi trường sống và đe dọa sức khỏe, tính mạng của con người mà nguyên nhân cơ bản do hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gây ra Điển hình cho thực trạng đáng buồn này là vụ việc gây ô nhiễm sông Thị Vải của Công ty VEDAN (Đài Loan); vụ việc gây ô nhiễm nguồn nước của Công ty TUNGSHING (Đài Loan) ở Hải Dương v.v Điều này gióng lên

Trang 9

hồi chuông cảnh tỉnh về việc phải bảo vệ môi trường sống đảm bảo cho con người

có quyền được sống trong môi trường trong lành trước khi quá muộn Muốn vậy thì một trong những biện pháp là buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra Để có cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm và buộc doanh nghiệp gây ô nhiễm bồi thường thiệt hại do hành vi của họ gây ra, Luật bảo vệ môi trường đã có các quy định về xử lý vấn đề này Tuy nhiên, thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy hiệu quả đạt được không như mong muốn thể hiện doanh nghiệp gây ô nhiễm cố tình dây dưa, chây ỳ không chịu bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra; nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra do tâm

lý sợ ảnh hưởng tới tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kêu gọi, khuyến khích đầu

tư hoặc chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, giáo dục v.v Để khắc phục những tồn tại này thì việc đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra là cần thiết nhằm khuyến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật

và nâng cao hiệu quả thực thi lĩnh vực pháp luật này ở nước ta Vì vậy, em lựa chọn

đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của

doanh nghiệp ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình tìm hiểu, có một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài như:

- “Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường”, Đề tài nghiên cứu

khoa học do Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện, năm 2002

- “Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn”, Tiến sĩ

Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2003

-“Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học

Luật Hà Nội, năm 2004

Trang 10

- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi

trường gây nên tại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của Đại học

Luật Hà Nội, năm 2007

- “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường” của TS Vũ Thu

Hạnh, đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3(40), năm 2007

- “Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”, Sách

chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, TS Vũ Thu Hạnh chủ biên, năm 2012

- “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự

Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Dân sự, Chu Thu Hiền, Khoa Luật Đại học

Quốc Gia Hà Nội, năm 2011

- “Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi

trường ở Việt Nam Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, Báo cáo chuyên đề

nghiên cứu, TS Vũ Thu Hạnh, TS Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện, năm 2009

- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây

ra ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, NCS Bùi Kim Hiếu, Học viện

Khoa học Xã hội, năm 2015 v.v

Các công trình nghiên cứu này đã giải quyết được một số vấn đề lý luận như phân tích khái niệm, đặc điểm ô nhiễm môi trường; phân tích khái niệm, đặc điểm,

ý nghĩa và cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại về môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nói riêng; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại về môi trường (trong đó có ô nhiễm môi trường) và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này v.v Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách có

hệ thống đầy đủ, toàn diện trên phương diện lý luận và thực tiễn về pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam thì dường như còn thiếu một công trình như vậy Kế thừa các kết quả nghiên cứu

Trang 11

của các công trình khoa học đã công bố, Luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu đề tài này, luận văn xác định mục đích nghiên cứu tổng quát là đưa

ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

- Phân tích khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam; yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

- Đánh giá quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

- Tìm hiểu pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp - Những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này

- Đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam; đưa ra định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

Trang 12

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

của doanh nghiệp ở Việt Nam” là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến

quy định của nhiều ngành luật như Luật bảo vệ môi trường, pháp luật dân sự, Luật doanh nghiệp v.v Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các quy định của Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh v.v được sử dụng trong Chương 1 - nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

- Phương pháp diễn giải, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, đối chiếu v.v được sử dụng trong Chương 2 - nghiên cứu thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

- Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp v.v được sử dụng trong Chương 3 - nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Mục lục, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 03 chương như sau:

Trang 13

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành

vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô

nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

- Chương 3: Định hướng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

Trang 14

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH

NGHIỆP 1.1 Lý luận về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

1.1.1 Lý luận về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

1.1.1.1 Lý luận về thiệt hại theo pháp luật dân sự

Trong pháp luật dân sự, thiệt hại được phân loại bao gồm thiệt hại về vật chất

và thiệt hại do tổn thất về tinh thần

a) Thiệt hại về vật chất, bao gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại

do sức khoẻ bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh

dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân: được hiểu là do sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do

bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm

và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu

Như vậy, theo pháp luật dân sự, thiệt hại có thể được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh

dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức Do đó, thiệt hại trong lĩnh vực này được xác định bao gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín và thiệt hại về tinh thần [17]

Trang 15

1.1.1.2 Lý luận về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường theo pháp luật về bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thiệt hại được hiểu là những tổn thất do ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường gây ra

Trên thế giới, hiện có hai quan niệm khác nhau về thiệt hại do ô nhiễm môi trường [7, tr95]:

Một là, thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi

trường tự nhiên và hệ sinh thái như hệ động vật, thực vật, đất, nước, không khí…

mà không bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người Theo cách hiểu này, thiệt hại do ô nhiễm môi trường chỉ được xác định là các thiệt hại trực tiếp lên môi trường tự nhiên và hệ sinh thái do ô nhiễm môi trường gây nên

Hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất

lượng môi trường và hê ̣ sinh thái mà còn cả thiệt hại về sức khỏe , tài sản của cá nhân hoă ̣c tổ chức do ô nhiễm môi trường g ây ra Theo cách tiếp cận này, thiệt hại

do ô nhiễm môi trường không chỉ là các thiệt hại trực tiếp lên môi trường tự nhiên,

hệ sinh thái do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra mà còn được hiểu rộng ra là

hệ quả của các thiệt hại lên môi trường tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người

Tại Việt Nam, thì thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được xác định

theo quan niệm thứ hai Theo đó, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao

gồm 02 loại sau:

Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên Đó là sự suy giảm chức

năng, tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường được thể hiện qua các phương diện chính như sau: (i) Môi trường là không gian sinh tồn của con người; (ii) Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người); (iii) Môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình [9] Như vậy, có thể

Trang 16

hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: Một là, chất

lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về

chất lượng môi trường; Hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng

lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng

thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); Ba là, lượng chất thải thải vào môi

trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng

Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích

hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm, suy thoái môi trường Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường

Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) - thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt Trong một số trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là

thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó Ví dụ, sự

suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý

để tránh sự trùng lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên

Trang 17

Như vậy, thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường bao gồm 02 loại thiệt hại: (i) Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Loại thiệt hại này thông thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng và (ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Chủ thể của loại thiệt hại này là các tổ chức, cá nhân cụ thể bị thiệt hại

1.1.2 Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

1.1.2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định của BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và Chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng Tuy nhiên BLDS 2005 chỉ quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại v.v mà không không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Khi một người

vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại [14]

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường

Trang 18

thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ xác định cơ sở giải quyết bồi thường theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ khác nhau [14]

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng Theo đó, người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận, hợp đồng giữa các bên gây ra thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất do mình gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng dựa trên cơ sở một hợp đồng hoặc một thỏa thuận đã tồn tại giữa các bên

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

là trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định chứ không phát sinh do vi phạm thỏa thuận hoặc hợp đồng do các bên đã giao kết trước đó

Dựa trên những cơ sở lý luận nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do trách nhiệm này không phát sinh trên cơ sở một hợp đồng hoặc một thỏa thuận giữa các bên mà phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định

Một cách khái quát, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây ra thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất do hành vi vi phạm của mình gây ra

1.1.2.2 Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp mang đầy đủ các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

Trang 19

đồng Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp còn có những điểm đặc trưng sau đây:

(i) Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp

Mối quan hệ về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác Theo đó, hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuân theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản Đây được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Trên thực tế, khác với hành vi trái pháp luật môi trường của cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác, hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp tồn tại phổ biến dưới một số dạng như: Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; vi phạm các quy định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết bị, chất thải, hoá chất độc hại; vi phạm các quy định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;

vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải v.v

(ii) Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp gây ra và thường xảy ra trên quy mô rộng lớn

Do đặc tính về quy mô tổ chức, quy mô sản xuất lớn của các doanh nghiệp so với cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức khác, do đó thiệt hại về môi trường do hành

vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp thường xảy ra trên diện rộng, tác động tới nhiều đối tượng: có thể là sức khỏe, tính mạng, tài sản của các cá nhân, có thể là lợi ích hợp pháp của các tổ chức, hay môi trường tự nhiên… Trong nhiều trường hợp không thể tách biệt được thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất

Trang 20

định với thiệt hại về tài sản, sức khỏe, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó, do đó, khó xác định được ai là người thiệt hại và được hưởng bồi thường thiệt hại Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tại một dòng sông bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của người dân ở khu vực đó; tuy nhiên, gần như không thể tách bạch hay tính toán được đây là thiệt hại cho Nhà nước hay là thiệt hại cho cá nhân do hành vi gây ô nhiễm

(iii) Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường là các doanh nghiệp

Căn cứ vào pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng, có thể hiểu chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại trong lĩnh vực môi trường

Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các doanh nghiệp theo quy định theo pháp luật doanh nghiệp

Các doanh nghiệp từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Các doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình Các doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tập thể… theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp

1.1.2.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

i) Có thiệt hại xảy ra

Như đã phân tích ở trên, theo Luật Bảo vệ môi trường, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm 02 loại: (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi

Trang 21

trường (còn gọi là thiệt hại đối với các thành phần môi trường hay thiệt hại đối với môi trường tự nhiên); và (ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra

ii) Có hành vi gây ra thiệt hại

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biểu hiện của hành vi gây thiệt hại có điểm khác biệt đáng kể so với các lĩnh vực khác là hành vi gây ra thiệt hại không xâm hại trực tiếp đến các quyền về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người mà

là sự xâm hại thông qua các yếu tố môi trường bị ô nhiễm, suy thoái

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi thực hiện không đúng các quy định của pháp luật hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện gây ô nhiễm môi trường và làm tổn hại đến chất lượng môi trường sống

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại diễn ra phức tạp do có sự tham gia của nhiều tác nhân vào quá trình biến đổi các yếu tố môi trường [8] Để loại trừ thiệt hại xảy ra từ những nguyên nhân khác, pháp luật Việt Nam chỉ xác định mối quan hệ nhân quả trong trường hợp hành

vi gây thiệt hại phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra Nói cách khác đi, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực môi trường khó xác định chính xác do các thiệt hại không xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi gây thiệt hại mà xảy ra từ trong khoảng thời gian khá dài Do vậy để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tác động xấu đến môi trường và những thiệt hại xảy ra thường phải thông qua các bước: 1 Xác định mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với tình trạng ô nhiễm, suy thoái của môi trường; và 2 Xác định mối quan hệ giữa ô nhiễm, suy thoái môi trường với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức

Trang 22

iii) Yếu tố lỗi

Khác với nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không được loại trừ ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi

Theo đó, đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường thì chỉ cần có hành vi gây thiệt hại và có hậu quả là phải bồi thường mà

không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người gây ô nhiễm

1.1.2.4 Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị

xâm hại Chủ thể ở đây được hiểu là Nhà nước, người đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng trong trường hợp thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hoặc các tổ chức, cá nhân cụ thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản trong trường hợp thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra

Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt

hại do ô nhiễm môi trường

Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật (chức năng phòng ngừa) Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức,

cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ sẽ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì

họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại

Như vậy, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể

Trang 23

1.2 Lý luận về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

1.2.1 Sự cần thiết của việc ra đời pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, chúng ta thấy rằng lĩnh vực pháp luật này ra đời dựa trên những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, khác với thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật khác gây ra,

thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trên thực tế rất khó nhận biết và khó xác định chính xác mức độ, hậu quả Để có thể định lượng một cách chính xác loại thiệt hại này, con người phải sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, tinh xảo Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể có đủ các thiết bị để xác định chính xác mức độ thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Hơn nữa, do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường làm cho một bộ phận cán bộ thực thi xử lý không khách quan, công bằng đối với doanh nghiệp có hành vi gây thiệt hại do ô nhiễm môi trường Có không ít doanh nghiệp tìm cách “lót tay” cho người có thẩm quyền xử lý để giảm mức độ bồi thường thiệt hại trong trường hợp này Chính vì vậy, để ngăn ngừa các hiện tượng này, pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được ban hành tạo căn cứ, cơ sở pháp lý cho việc xử lý khách quan, công bằng và nghiêm minh các hành vi gây thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc con người có quyền sống

trong môi trường trong lành; nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại v.v được ghi nhận trong Tuyên bố về môi trường tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về môi trường lần thứ 2 tại Rio (Braxin) mà Việt Nam là một quốc gia tham gia ký kết Những nguyên tắc này cần được nội luật hóa trong Luật bảo vệ môi trường nhằm ghi nhận về mặt pháp lý cam kết của Nhà nước

Trang 24

Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế Vì lẽ đó, các quy định về bồi thường thiệt hại

do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ra đời như là một bảo đảm pháp lý để bảo đảm thực hiện các nguyên tắc này

Thứ ba, ô nhiễm môi trường để lại những hậu quả hết sức nặng nề không chỉ

cho thế hệ hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai Mặt khác, việc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra là rất khó khăn, tốn kém về vật chất, nguồn lực

mà thậm chí có trường hợp không thể khắc phục được Tuy nhiên, việc nhận biết những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra lại không thể nhận biết ngay lập tức

Để bảo vệ sự sống trên hành tinh và đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi thành viên trong xã hội; đồng thời, huy động mọi nguồn lực vào bảo vệ, giữ gìn môi trường vì sự phát triển bền vững thì cần phải xác lập trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của con người nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Thứ tư, kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy việc bảo vệ môi trường

có hiệu quả thì không thể không sử dụng công cụ pháp luật; bởi lẽ, với những đặc trưng của pháp luật như tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính thích ứng, tự điều chỉnh nên nó trở thành biện pháp quản lý có hiệu quả nhất được

sử dụng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp v.v

1.2.2 Khái niệm pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp là một lĩnh vực của pháp luật về bảo vệ môi trường Nó bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật môi trường do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra nhằm bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch đẹp vì sự phát triển bền vững

Trang 25

Pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, lĩnh vực pháp luật này bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường

và các quy định về bồi thường thiệt hại của Luật dân sự Điều này có nghĩa là khi xem xét việc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp phải tuân theo các nguyên tắc, quy định chung về bồi thường thiệt hại của luật dân sự; đồng thời việc xem xét, đánh giá mức độ, hậu quả, nguyên nhân của thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp, thẩm quyền xử lý và chế tài xử lý đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp … phải dựa trên các quy định của Luật Bảo vệ môi trường

Thứ hai, pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi

trường của doanh nghiệp không chỉ có các quy định mang tính pháp lý mà còn có các quy phạm mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ Điều này có nghĩa là để xác định hành

vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp có gây thiệt hại hay không thì ngoài việc xem xét các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn phải dựa trên các quy định về hệ thống tiêu chuẩn môi trường và do các chuyên gia am hiểu kiến thức, trình độ chuyên môn chuyên sâu về môi trường thực hiện

Thứ ba, pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

của doanh nghiệp “nội luật hóa” các điều ước quốc tế, các công ước quốc tế về môi trường (trong đó có các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

1.2.3 Lịch sử hình thành của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nhiệp ở Việt Nam

1.2.3.1 Giai đoạn trước năm 2005

Trước khi Luật BVMT 2005 ra đời, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã có những quy định về bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp nói riêng, cụ thể như sau:

Trang 26

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần khi bị người khác xâm

phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân “Mọi hành vi xâm phạm lợi

ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”

Luật bảo vệ môi trường năm 1993 (Luật BVMT 1993) đã hình thành những quy định ban đầu về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp nói riêng

Điều 7 Luật BVMT 1993 quy định “Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi

trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” hoặc “Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” (Điều 30, Luật BVMT 1993) Hơn

nữa, Điều 52 Luật BVMT 1993 quy định “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm

pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này, còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”

Tiếp đó, Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 175-CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định: Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật Mặt khác, vấn đề bồi thường thiệt hại

do hành vi ô nhiễm môi trường gây ra còn được đề cập tại Khoản 3, Điều 1 và Điều

2, Nghị định số 26-CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm

hành chính về bảo vệ môi trường: “Mọi hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi

Trang 27

trường phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; mọi hậu quả về môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” và “Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại

Đối với những thiệt hại về vật chất do vi phạm hành chính và bảo vệ môi trường gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng mà không tự thoả thuận được thì người

có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường, những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”

Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn có hai văn bản ban hành dưới hình thức thông tư có các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường, đó là Thông tư số 2370-TT/Mtg ngày 22-12-1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố chảy xăng dầu và Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29-12-1995 của

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn về khắc phục sự cố tràn dầu

Mặt khác, trong các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự, Bộ luật Dân sự ngày 28/10/1995 đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô

nhiễm môi trường Cụ thể, Điều 628, Bộ luật dân sự 1995 quy định: “Bồi thường

thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm

ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.” Tại Điều 268, Bộ

luật Dân sự 1995 cũng có quy định: “Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ

môi trường: Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường, thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại”

Trang 28

Ngoài các căn cứ pháp lý nói trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành

vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp còn được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật Hàng hải năm 1990 (các Điều 195, 196), Luật Khoáng sản năm 1996 (các Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998 (Điều 71)…

Có thể thấy, pháp luật về bảo vệ môi trường ở giai đoạn này mới chỉ có các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường ở mức độ khái quát có tính nguyên tắc chung, thiếu những quy định chi tiết, cụ thể và đồng bộ về

cơ chế pháp lý xử lý về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây

ra Mặt khác, các quy định về vấn đề này còn nằm tản mát ở nhiều đạo luật khác nhau như BLDS 1995, Luật BVMT năm 1993, Luật tài nguyên nước năm 1998 và

Bộ luật hàng hải năm 1990 v.v Các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây

ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp không được đề cập thành một chương hoặc một khoản riêng trong Luật BVMT năm 1993 mà được đề cập lồng ghép trong nội dung các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung Mặc dù vậy, các quy định này bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm bồi thường dân sự đối với các doanh nghiệp gây thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường

1.2.3.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Kể từ khi BLDS 2005 và Luật BVMT 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành ra đời, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp nói riêng đã được quy định ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn ở nhiều khía cạnh

Theo đó, BLDS 2005 tiếp tục kế thừa, phát triển quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 628, Bộ luật dân sự

1995 Cụ thể: “Điều 624 Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Cá

nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải

Trang 29

bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”

Luật BVMT 2005, với tư cách là luật chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng đã có các quy định thống nhất với những quy định của Hiến pháp

1992 và BLDS 2005 Theo đó, Luật BVMT 2005 đã có một số quy định tại Mục 2, Chương XIV - thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường Điều 130, Luật BVMT 2005 quy định về thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường bao gồm (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

(ii) Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra hoặc Điều 131, Luật BVMT 2005 quy định xác định thiệt hại do ô

nhiễm, suy thoái môi trường: “1 Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi

trường gồm các mức độ sau đây: a) Có suy giảm; b) Suy giảm nghiêm trọng; c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng; 2 Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm; 3 Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có: a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại; b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài; 4 Việc tính toán chi phí thiệt hại

về môi trường được quy định như sau: a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan; đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ

để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; 5 Việc xác định

Trang 30

thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại;

Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo

vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại; 6 Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật; 7 Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.” hoặc

Điều 131, Luật BVMT 2005 quy định về giám định thiệt hại do suy giảm chức

năng, tính hữu ích của môi trường: “1 Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng,

tính hữu ích của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường; 2 Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại, các thông tin, số liệu, chứng

cứ và các căn cứ khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại;

3 Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.” và Điều 133, Luật BVMT 2005 quy định về giải

quyết bồi thường thiệt hại về môi trường: “ Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về

môi trường được quy định như sau: 1 Tự thoả thuận của các bên; 2 Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3 Khởi kiện tại Toà án”

Tiếp đó, Điều 134, Luật BVMT 2005 quy định bảo hiểm trách nhiệm bồi

thường thiệt hại về môi trường: “1 Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh

doanh bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; 2 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường;

3 Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường”

Trang 31

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng có quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt

tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học; theo đó: “1 Nhà nước có

chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; 2 Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; 3 Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”

Luật BVMT 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã kế thừa những quy định của BLDS 2005 và Luật BVMT 2005 Bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được quy định tại các Điều 4 (Nguyên tắc bảo vệ môi trường), Chương XIX - Bồi thường thiệt hại về môi trường bao gồm: Điều 163 (Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường); Điều 164 (Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường); Điều 165 (Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường); Điều 166 (Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường), Điều 167 (Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường)

Cùng với Luật BVMT 2014, Nghị định số 03/2015/NĐ-CP đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 06/01/2015 quy định

về xác định thiệt hại đối với môi trường

Có thể nói, trong giai đoạn này, các quy định về bồi thường thiệt hại do hành

vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn Hiến pháp năm 2013 - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất - đã quy định

cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của

tổ chức, cá nhân (trong đó có doanh nghiệp) Cụ thể hóa quy định này của Hiến

Trang 32

pháp năm 2013, Luật BVMT năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp một cách chi tiết hơn; trong đó, đề cập chi tiết nguyên tắc, điều kiện, cách thức tính bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường tác động tiêu cực đến môi trường,làm giảm chất lượng môi trường sống của con người ở Việt Nam

1.3 Pháp luật và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và những gợi

mở cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này

1.3.1 Quan niệm về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra của một số nước trên thế giới

Trên thế giới hiện có hai quan niệm khác nhau về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra Quan niệm thứ nhất cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra chỉ là các thiệt hại đối với môi trường tự nhiên như thiệt hại đối với hệ động vật, thực vật, đất, nước, không khí… mà không bao gồm thiệt hại về người và tài sản Điển hình cho nhóm quan niệm này là Cộng đồng chung Châu Âu - EU, Canada, Hàn Quốc [11]

Quan niệm thứ hai cho rằng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ bao gồm các thiệt hại liên quan đến chất lượng môi trường nói chung mà còn bao gồm cả thiệt hại về sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên Cụ thể: Tại Cộng hòa liên bang Nga, pháp luật môi trường định nghĩa về thiệt hại trong lĩnh vực môi trường bao gồm: i) Thiệt hại về sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ô nhiễm môi trường; ii) Thiệt hại môi trường làm giảm đi năng suất của nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn tự nhiên; iii) Thiệt hại đến chất lượng môi trường là làm giảm hoặc làm ngừng khả năng sinh sản, năng suất của quá trình tự nhiên và tái tạo mới chất lượng môi trường Tại Nhật bản, thiệt hại về môi trường được phân chia thành nhiều loại

Trang 33

khác nhau như sau: i) Thiệt hại đối với sức khoẻ và tính mạng của con người ii) Thiệt hại về tài sản; iii) Thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; iv) Thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan Tại Australia, ngoài những thiệt hại trên, các loại lợi ích về văn hoá, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, trong đó lợi ích văn hóa bị xâm phạm thường phát sinh khi có những dự án phát triển được xây dựng trên các vùng đất tôn giáo Như vậy, theo các cách tiếp cận nêu trên thì thiệt hại môi trường không chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe

và tài sản của con người Tuy nhiên, khi đề cập đến những loại lợi ích nêu trên, pháp luật của các nước cũng giới hạn rõ ràng quyền khởi kiện của người bị hại

Trước khi Luật BVMT 2005 và Luật BVMT 2014 được ban hành, pháp luật

về dân sự nói chung (Bộ luật Dân sự 1995) và pháp luật về bảo vệ môi trường (Luật Luật BVMT 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành) nói riêng, mặc dù chưa rõ ràng nhưng đã phần nào thể hiện quan niệm của nước ta về thiệt hại do ô nhiễm môi trường Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Luật BVMT 2005 và Luật BVMT 2014 đã thể hiện rõ ràng quan niệm của Việt Nam về thiệt hại do ô nhiễm môi trường là thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra không chỉ bao gồm các thiệt hại liên quan đến chất lượng môi trường nói chung mà còn bao gồm cả thiệt hại về sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân

do ô nhiễm môi trường gây nên

1.3.2 Quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây

ra của một số nước trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới (điển hình như Mỹ, Úc, Đức, Nga…) xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là một dạng "trách nhiệm pháp lý dân sự", nghĩa là trách nhiệm đối với môi trường theo các quy định của luật tư Cộng đồng Châu Âu quan niệm "người gây ô nhiễm phải trả giá" (tiếng Anh là

Trang 34

polluter pays principle, viết tắt là PPP) Đây là là một nguyên tắc được quy định trong Hiệp ước của EC (Điều 130r (2)) Tương tự công đồng Châu Âu, các nước trên thế giới đều theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" [11]

Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới (được nghiên cứu) theo quan niệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một dạng trách nhiệm pháp

lý dân sự và là một dạng của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Tương tự như Cộng đồng Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng quan niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

là một trách nhiệm pháp lý dân sự, là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam cũng thực hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải chi trả" Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của cá nhân, lợi ích hợp pháp của tổ chức do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra, người gây ô nhiễm còn phải bồi thường các thiệt hại do làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Quan niệm này được thể hiện qua các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 (Điều 628) được kế thừa và phát triển trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 624)

Tại đa số các nước, bồi thường thiệt hại môi trường được xác định là một dạng trách nhiệm pháp lý dân sự, trong đó bao gồm 4 khoản:

- Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa, gồm các chi phí cho việc sử dụng các biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại môi trường trước, trong

và sau khi xảy ra sự cố môi trường, tại nơi có thiệt hại hoặc nơi có nguy cơ thiệt hại;

- Chi phí cho việc làm sạch và khôi phục, gồm chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm hạn chế hoặc làm giảm các tác động bất lợi do thiệt hại môi trường gây ra và chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm khôi phục lại các điều kiện, các đặc tính của môi trường trước khi thiệt hại xảy ra;

- Bồi thường cho thiệt hại môi trường thuần túy, gồm bồi thường cho việc làm

“giảm giá trị của môi trường” tức là làm mất đi giá trị của môi trường đối với cộng đồng Mất mát này có thể xảy ra do việc giảm đáng kể hoặc toàn bộ giá trị của môi

Trang 35

trường; các đặc tính mà môi trường cung cấp cho cộng đồng, cho toàn thể xã hội cũng như cho một số đối tượng cụ thể tại cộng đồng;

- Bồi thường giá trị về mặt kinh tế giảm sút Theo các quy tắc chung của luật pháp quốc tế thì việc bồi thường trước hết là khắc phục mọi hậu quả của hành vi sai trái và phải khôi phục lại môi trường như trước khi có hành vi sai trái Việc bồi thường này được thực hiện bằng đền bù hiện vật, bồi thường tương đương và thoả đáng nhằm đảm bảo không lặp lại hành vi sai trái Tuy nhiên, không phải lúc nào việc khôi phục y nguyên cũng có thể thực hiện được một cách hợp lý Song, xuất phát từ quan điểm môi trường, cần phải đặt ra mục tiêu làm sạch hoặc khôi phục, đưa môi trường trở về trạng thái nếu không giống y nguyên như nó đã tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra, thì ít nhất cũng phải giữ được những chức năng vốn có của môi trường Thậm chí nếu việc khôi phục hoặc việc làm sạch môi trường, về mặt vật lý

có thể làm được, thì cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế Ngoài ra, việc phục hồi môi trường trở lại trạng thái tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra có thể dẫn đến những chi phí không cân xứng với kết quả mong muốn Trong trường hợp như vậy

có thể lập luận rằng việc khôi phục chỉ nên được thực hiện trong giới hạn các chi phí hợp lý có hiệu quả

Ngoài những kinh nghiệm thiết thực nêu trên, quá trình nghiên cứu và áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn có điểm thuận lợi lớn nữa là kể từ ngày 17/6/2004, Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (viết tắt là CLC 92- Internationl Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage) có hiệu lực ở Việt Nam Tuy phạm vi của Công ước này chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, song các nguyên tắc, phương pháp và cách thức tính thiệt hại về môi trường trong Công ước này sẽ là cứ liệu quan trọng có thể được tham khảo để xác định thiệt hại về môi trường trong những trường hợp khác

Đa số các nước hiện nay đều sử dụng 2 phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường - Phương thức giải quyết theo lựa chọn và giải quyết theo

Trang 36

luật định Tuy nhiên mức độ phổ biến, hiệu quả của các phương thức này khác nhau

ở mỗi nước Ở Mỹ, phương thức hoà giải và thương lượng ít được sử dụng hơn so với việc giải quyết theo thủ tục toà án Thực tế này có thể lý giải bởi nhiều lý do, trong đó có thể do trong xã hội Mỹ thường xuyên có quá trình "di cư" từ nơi này sang nơi khác Sự thiếu ổn định trong cấu trúc cộng đồng có thể đã hạn chế sự tin cậy lẫn nhau vốn được coi là một trong những yếu tố cần có của các giải pháp giải quyết theo phương thức hoà giải và thương lượng Tuy nhiên, kinh nghiệm thành công của phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường lại xuất hiện từ Mỹ, điển hình là việc hoà giải trong vụ ở Ontario năm 1980

Trong thực tiễn của nhiều nước khác, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo phương pháp lựa chọn được tiến hành khá phổ biến, đặc biệt ở các nước

mà kết cấu cộng đồng chặt chẽ và bền vững hơn như ở Ấn Độ, Philiipin, Indonexia, thậm chí cả ở Nhật Bản nơi có kết cấu dân cư thiên về công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, phương thức này cũng có nhiều hạn chế như khả năng xác định các chủ thể liên quan; khả năng xác định vấn đề; động cơ tham gia của chủ thể và khả năng thực hiện giải pháp đạt được qua hoà giải

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua kết quả nghiên cứu của Chương 1 có thể rút ra một số nhận xét và kết luận như sau:

Thứ nhất, thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường bao gồm sự suy giảm

chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Quan niệm về thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường này phù hợp với pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường

được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do trách nhiệm này không phát sinh trên cơ sở một hợp đồng hoặc một thỏa thuận mà phát sinh trên cơ

sở do pháp luật quy định

Thứ ba, ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp có những đặc thù nhất định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trang 38

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

Ở VIỆT NAM 2.1 Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

2.1.1 Nội dung quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo quy định của BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung được quy định như sau:

1 Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường

2 Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường

cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó (Điều 604)

Mục I, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

- Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do

tổn thất về tinh thần

- Phải có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật ở đây được hiểu là những

xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp

Trang 39

luật Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại

hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại

- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra

b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được Đối với trường hợp pháp luật

có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó

Phù hợp với các quy định nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung phải thỏa mãn bốn điều kiện: (i) Có thiệt hại xảy ra; (ii) Có hành vi trái pháp luật; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; và (iv) Người thực hiện hành vi gây thiệt hại có lỗi Quy định các yếu tố nêu trên không khác nhiều so với lý thuyết về cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở nhiều nước trên thế giới Theo pháp luật của các nước theo hệ thống luật án lệ (Anh, Mỹ) quy định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: (i) Có sự tồn tại một nghĩa vụ (duty); (ii) Có sự vi phạm nghĩa vụ (breach of duty); (iii) Có mối quan hệ nhân quả (causation) giữa thiệt hại

và hành vi vi phạm nghĩa vụ; (iv) Có thiệt hại thực tế xảy ra (injury) [18]

Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường về cơ bản cũng dựa trên nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự; tuy nhiên, có một số đặc thù như sau:

Một là, có thiệt hại xảy ra

Trang 40

Như đã phân tích ở trên, theo Luật BVMT 2005 và LBVMT 2014, thiệt hại

do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm 02 loại: (i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường (còn gọi là thiệt hại đối với các thành phần môi trường hay thiệt hại đối với môi trường tự nhiên); và (ii) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra

Hai là, có hành vi gây ra thiệt hại

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, biểu hiện của hành vi gây thiệt hại có điểm khác biệt đáng kể so với các lĩnh vực khác là hành vi gây ra thiệt hại không xâm hại trực tiếp đến các quyền về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người mà

là sự xâm hại thông qua các yếu tố môi trường bị ô nhiễm, suy thoái

Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi thực hiện không đúng các quy định của pháp luật hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện gây ô nhiễm môi trường Theo quy định tại Điều 7, Luật BVMT 2014 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm: 1 Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; 2 Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; 3 Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; 4 Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; 5 Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí; 6 Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật; 7 Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức

xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 8 Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 9 Nhập khẩu, quá cảnh

Ngày đăng: 10/11/2016, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Hồng Bắc (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội: “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài"”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội: “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Bắc
Năm: 2009
2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2013), “Báo cáo tổng kết 08 năm thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (2005-2013)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tổng kết 08 năm thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (2005-2013)
Tác giả: Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Năm: 2013
3. Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2002), “Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường
Tác giả: Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý
Năm: 2002
4. Đỗ Văn Đại (2008), “Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Năm: 2008
5. PGS.TS Đỗ Văn Đại (2014), “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2
Tác giả: PGS.TS Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2014
6. TS. Vũ Thu Hạnh (2007), “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3(40) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Tác giả: TS. Vũ Thu Hạnh
Năm: 2007
7. TS. Vũ Thu Hạnh (chủ biên) (2012), “Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Tác giả: TS. Vũ Thu Hạnh (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
8. TS. Vũ Thu Hạnh, TS. Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện (2009), “Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam. Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, Báo cáo Chuyên đề nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam. Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện
Tác giả: TS. Vũ Thu Hạnh, TS. Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện
Năm: 2009
9. TS. Vũ Thu Hạnh (chủ biên), Đại học Luật Hà Nội (2007), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam
Tác giả: TS. Vũ Thu Hạnh (chủ biên), Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2007
10. TS. Vũ Thu Hạnh (2004), “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Tác giả: TS. Vũ Thu Hạnh
Năm: 2004
11. Chu Thu Hiền (2011),“Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Dân sự, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Chu Thu Hiền
Năm: 2011
12. Ths. Dương Quỳnh Hoa, Viện Nhà nước và Pháp luật (2012), “Hòa giải - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hòa giải - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”
Tác giả: Ths. Dương Quỳnh Hoa, Viện Nhà nước và Pháp luật
Năm: 2012
13. PGS.TS Trần Thị Lan Hương (2014), “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Thực tiễn tại Việt Nam
Tác giả: PGS.TS Trần Thị Lan Hương
Năm: 2014
14. Th.S Nguyễn Minh Oanh (2009), “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội) “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại"”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội) “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Th.S Nguyễn Minh Oanh
Năm: 2009
15. TS. Nguyễn Hồng Thao (2003), “Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn”
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Thao
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2003
16. TS. Nguyễn Trung Tín, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2008), “Thương lượng và hòa giải - Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 01/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thương lượng và hòa giải - Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp”
Tác giả: TS. Nguyễn Trung Tín, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Năm: 2008
18. Nguyễn Văn Cương - Chu Thị Hoa, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
27. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của Tòa án. Nguồn: http://luatkhaiphong.com/Luat-su-Kinh-doanh/Giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-va-co-che-ho-tro-cua-Toa-an-3850.html Link
28. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn tại Việt Nam. PGS.TS Trần Thị Lan Hương - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nguồn:http://luatsuphamtuananh.com/giai-quyet-tranh-chap/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-trong-tai-va-thuc-tien-tai-viet-nam/vn Link
17. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự, Nhà bản Công an nhân dân, Hà Nội - 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w