Mục tiêu cụ thể - Phân tích được bản chất của hoạt động sáp nhập NHTMCP; - Hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động sápnhập NHTMCP; - Vạch ra những điểm thiếu sót
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ DUNG
PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ DUNG
PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Thị Lan Hương
Trang 3Hà nội – 2013
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Dung
Trang 5MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 4
2.1 Nội dung nghiên cứu 4
Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP 5
1.1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động sáp nhập NHTMCP 5
1.1.1 Khái quát chung về hoạt động sáp nhập NH 5
1.1.2 Khái niệm 9
1.1.3 Các yếu tố thúc đẩy sáp nhập NHTMCP 14
1.1.4 Phương thức sáp nhập NHTMCP 16
1.2 Một số vấn đề lý luận về pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP .18
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển khung pháp lý điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP 18
1.2.2 Đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP 27
Chương 2 Thực trạng pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay 30
2.1 Quy định về điều kiện sáp nhập 30
2.1.1 Các quy định hạn chế tập trung kinh tế 31
2.1.2 Về chủ thể tham gia sáp nhập: 33
Trang 62.1.4 Về mức vốn điều lệ: 36
2.2 Quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập 37
2.2.1 Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước: 37
2.2.2 Thẩm quyền quyết định tại nội bộ NHTMCP 38
2.3 Quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập 43
2.3.1 Phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và Điều lệ 43
2.3.2.Thông báo cho cơ quan quản lý cạnh trạnh 49
2.3.3.Chấp thuận nguyên tắc sáp nhập và chấp thuận sáp nhập 51
2.3.4.Chuyển giao tài sản 52
2.3.5.Hậu sáp nhập 53
2.4 Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia sáp nhập 55
2.4.1 Quyền và nghĩa vụ đối ứng giữa các bên NH tham gia sáp nhập: 55 2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của NH đối với bên thứ ba 58
2.4.3 Quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước 65
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay 67
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP 67
3.2 Một số kiến nghị cụ thể 68
3.2.1 Hoàn thiện các quy định về điều kiện sáp nhập 68
3.2.2 Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập 72
3.2.3 Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập 73
3.2.4 Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia sáp nhập 77
3.2.5 Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động sáp nhập 79
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn trải nghiệm đầy tháchthức của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng Song song trong quátrình này là cơ hội và cũng là những vấn đề phức tạp phát sinh đòi hỏi sự phảnứng nhạy bén, linh hoạt của các chủ thể liên quan Theo đó từ đường lối,chính sách kinh tế của Chính phủ đến phương án chiến lược kinh doanh củacác doanh nghiệp… cũng cần có thay đổi cho phù hợp
Trong bối cảnh trên, tại Đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
11, vấn đề về tái cơ cấu kinh tế trong đó có tái cơ cấu thị trường tài chính vớitrọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính đã đượcTrung ương Đảng thống nhất đưa ra Bên cạnh đó do mức độ tác động và ảnhhưởng đến lợi ích của đa số các chủ thể, mà có thể thấy việc tái cấu trúc hệthống NHTM đang nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới lập chínhsách cũng như của toàn xã hội Một trong những khía cạnh của tái cấu trúc hệthống NH đáng được quan tâm đó chính là vấn đề về khung pháp lý cho hoạtđộng sáp nhập NHTMCP
Đứng trước yêu cầu của việc cấu trúc lại thị trường tài chính nói chung
và hệ thống NHTM nói riêng thì một khung pháp luật hoàn thiện và phù hợpvới các điều kiện hội nhập là điều rất cần thiết Tuy nhiên một vướng mắc vẫnhay được đề cập trong quá trình sáp nhập NHTMCP chính là sự thiếu đồng bộ
và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này Xét trêngóc độ Luật học đã có một số các bài nghiên cứu, bình luận về mua bán sápnhập doanh nghiệp như vấn đề về hợp đồng mua bán doanh nghiệp hay nhữngvấn đề pháp lý về mua bán công ty cổ phần…Nhưng chưa có bài viết nào đi
Trang 9sâu nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam vềsáp nhập NHTMCP.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và hệ thống hóa những lý luận về pháp luậtsáp nhập NHTMCP cũng sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn hành lang pháp lýnói chung
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về sáp nhập
Ngân hàng thương mại cổ phẩn ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được bản chất của hoạt động sáp nhập NHTMCP;
- Hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động sápnhập NHTMCP;
- Vạch ra những điểm thiếu sót, chưa đồng bộ trong các quy địnhcủapháp luật về sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay:
+ Quy định về điều kiện sáp nhập
+ Quy định về thẩm quyền quyết định sáp nhập
+ Quy định về trình tự, thủ tục sáp nhập
+ Quy định về quyền và trách nhiệm của các bên chủ thể tham gia sápnhập
Trang 10- Phân tích đánh giá những khiếm khuyết trên trong việc ảnh hưởng đếnthực tiễn hoạt động sáp nhập NHTMCP ở nước ta hiện nay.
- Sau khi đánh giá sẽ đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệthống pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP
1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện nay chưa có bài viết đánh giá bình luận một cách đầy đủ và toàndiện về các hoạt động sáp nhập NHTMCP dưới sự điều chỉnh của pháp luậtViệt Nam nên cách tiếp cận của đề tài có thể thấy một số điểm mới như sau:
chưa rõ ràng và đầy đủ;
Phân tích khá toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động sáp nhậpNHTMCP từ quá trình tiền sáp nhập đến khi thực hiện xong giao dịch, đưa racác bất cập còn gặp phải trong quá trình thực hiện sáp nhập trên;
Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về sáp nhập NHTMCP, đưa ra cáinhìn tổng quát và nhận xét các bất cập về hành lang pháp lý ở nước ta tronglĩnh vực này;
trong hệ thống pháp luật về sáp nhập NHTMCP ở nước ta
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số vấn đề xoay quanh về khung pháp luật trong hoạt động sáp nhậpNHTMCP
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam vềsáp nhập NHTMCP Các vấn đề về khái niệm, chủ thể, nguyên tắc, mục đích,thực hiện việc sáp nhập cũng được đề cập trong khóa luận trong phần tổngquan về hoạt động này Bên cạnh đó các thực trạng trong quy định và thực
Trang 11hiện pháp luật về sáp nhập NHTMCP cũng được đề cập đến: quy định về điềukiện sáp nhập, thẩm quyền quyết định sáp nhập, trình tự thủ tục sáp nhập,quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện sáp nhập
2 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhậpNHTMCP Các vấn đề về khái niệm, chủ thể, nguyên tắc, mục đích, thực hiệnviệc sáp nhập cũng được đề cập trong khóa luận trong phần tổng quan về hoạtđộng này Bên cạnh đó các thực trạng trong quy định và thực hiện pháp luật
về sáp nhập NHTMCP cũng được đề cập đến: quy định về điều kiện sáp nhập,thẩm quyền quyết định sáp nhập, trình tự thủ tục sáp nhập, quyền và nghĩa vụcủa các bên trong việc thực hiện sáp nhập Từ các thực trạng trên Luận vănđánh giá và đưa ra phương hướng, kiến nghị cụ thể để giải quyết, tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động sáp nhập MHTMCP
Kết cấu chính của Luận văn gồm có ba phần:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật trong hoạt động sápnhập NHTMCP:
Chương 2 Thực trạng pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ởViệt Nam hiện nay;
Chương 3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt độngsáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay
Trang 12Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP
1.1 Một số vấn đề lý luận về hoạt động sáp nhập NHTMCP
1.1.1 Khái quát chung về hoạt động sáp nhập NH
* Trên thế giới: Hơn 100 năm qua, lịch sử nền kinh tế thế giới đã
chứng kiến sáu làn sóng mua bán, sáp nhập diễn ra xung quanh những mốcthời gian: năm 1900, 1920, 1960, 1980, 1990, 2000 Những làn sóng mua bán,sáp nhập này được diễn ra chủ yếu ở các nước phương Tây, nơi mà nền kinh
tế sớm phát triển với trình độ khoa học-kỹ thuật cao hơn so với các khu vựckhác
Làn sóng thứ nhất bắt đầu ở Mỹ và châu Âu và diễn ra trong ngànhcông nghiệp để tạo ra sự độc quyền ngang Làn sóng mua bán với mục tiêutạo độc quyền đi đến kết thúc trong giai đoạn 1903-1905, khi thị trường vốngặp khó khăn Làn sóng thứ hai được bắt đầu như một sự phản ứng đối vớiviệc thực hiện các quy định của luật chống độc quyền - bản luật ra đời sau hệquả để lại của làn sóng mua bán, sáp nhập đầu tiên Mục đích của luật làchống lại sự độc quyền vì vậy các công ty thống lĩnh buộc phải giải tán vàhướng tới hoạt động mua bán, sáp nhập dọc Giai đoạn này được bắt đầu từcuối những năm 1910 và tiếp tục cho đến năm 1929 khi thị trường chứngkhoán đi xuống Làn sóng thứ ba bắt đầu khoảng vào năm 1965 Do sự suythoái kinh tế trên toàn thế giới vào những năm 1930 và chiến tranh thế giớithứ hai diễn ra ngay sau đó, trong giai đoạn này không có nhiều điểm lưu ýđối hoạt động mua bán, sáp nhập Được bắt đầu từ giữa những năm 1960, lànsóng này kết thúc vào năm 1973 khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầy nền kinh
tế thế giới đi vào đợt suy thoái khác Ở Mỹ, sự bắt đầu của làn sóng mua bán,sáp nhập thứ ba đi cùng với những quy định chống độc quyền vào những năm
1950 Những quy định nghiêm khắc về chống độc quyền này đã buộc các
Trang 13công ty của Mỹ phải đi theo hướng đa dạng hóa thông qua việc thực hiện muabán, sáp nhập Theo đó các công ty theo đuổi sự phát triển nhanh chóng bị bỏlại với lựa chọn duy nhất là tiếp quản các công ty ngoài lĩnh vực kinh doanhcủa họ Trong những năm 1960, các công ty đã phải tìm cơ hội phát triển vớithị trường sản phẩm mới không liên quan để nâng cao giá trị cho công tymình Làn sóng thứ 4 được đặt ra bởi quá trình chuyển đổi môi trường kinhdoanh như thay đổi trong chính sách độc quyền, tạo ra các thị trường và công
cụ tài chính mới cũng như những tiến bộ công nghệ trong ngành công nghiệpthông tin và viễn thông Làn sóng mua bán, sáp nhập này được đặc trưng bởi
sự thâu tóm mang tính thù địch chưa từng xuất hiện trước đó Nó được bắtđầu từ năm 1978, khi thị trường chứng khoán được phục hồi từ cuộc suy thoáikinh tế trước đó và kết thúc vào năm 1989 Làn sóng thứ năm được bắt đầu từnăm 1993 Cũng giống như các giai đoạn trước, nó phát triển cùng với sựbùng nổ của nền kinh tế và dừng lại khi thị trường chứng khoán sụp đổ vàonăm 2000 Giai đoạn này được đặc trưng bởi các thương vụ tái cơ cấu lớntrong toàn ngành công nghiệp Làn sóng thứ sáu bắt đầu vào khoảng giữa năm
2003 Giai đoạn này, hoạt động mua bán, sáp nhập phát triển cùng với sựphục hồi của nền kinh tế và thị trường tài chính sau cuộc suy thoái đã xảy ravào năm 2000 [53] Theo xu hướng tự do hóa tài chính và xóa bỏ những hạnchế về đầu tư, các nền kinh tế Đông Á cũng tham gia vào lĩnh vực mua bán,sáp nhập doanh nghiệp từ giữa những năm 1980 Đi đầu trong hoạt động nàyphải kể đến những nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,Hồng Kông [50]
Trong bối cảnh diễn ra các làn sóng sáp nhập trên, hoạt động mua bánsáp nhập NHTM trên thế giới cũng được thực hiện từ sớm Các NH ở nhữngquốc gia phát triển đã phát triển đến mức bão hoà với quy luật lợi nhuận giảm
Trang 14nhằm cắt giảm chi phí, mở rộng mạng lưới hoạt động, bổ sung, đa dạng hoásản phẩm, tăng cường quy mô kinh doanh cũng như lợi thế cạnh tranh đápứng với xu thế phát triển của nền kinh tế khu vực hoá và quốc tế hoá Ví dụ,tại Mỹ thời gian qua đã có nhiều cuộc sáp nhập với những lý do như: Các NH
Mỹ đã cho vay các nước đang phát triển quá nhiều nên nguy cơ thiếu vốn giatăng; Sự khác biệt về luật pháp làm cho nguồn dự trữ của hệ thống dự trữ liênbang không lớn; Mạng lưới chi nhánh của các NH Mỹ không lớn do các hạnchế về mở chi nhánh ở các bang khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung, tuỳ thuộcvào quy mô của các NH mà lý do sáp nhập cũng khác nhau Đối với các NHlớn, lý do quan trọng nhất là cắt giảm chi phí hoạt động và gia tăng quy môkinh doanh nhờ việc sáp nhập sẽ tăng vốn huy động, tăng vốn điều lệ và giớihạn cho vay từng khách hàng đơn lẻ Ngoài ra cũng có thể để đa dạng hoá sảnphẩm và dịch vụ kinh doanh, tăng uy tín của NH hoặc tiết kiệm chi phí thànhlập chí nhánh Đối với các NHTM, M&A hoặc bán lại cho những NHTM lớn
vì thiếu vốn điều lệ hoặc tránh phá sản hoặc để tối đa hoá lợi ích của các cổđông Ngoài ra, các NHTM nhỏ cũng có thể tiến hành M&A để thành mộtNHTM
* Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam đã có nhiều vụ sáp nhập NH diễn ra từ cuối thập niên 90của thế kỷ XX, chẳng hạn như NHTMCP Đồng Tháp, NHTMCP Đại Nam,NHTMCP Nông thôn Châu Phú, NHTMCP Nông thôn Cái Sắn được sápnhập vào NHTMCP Phương Nam lần lượt các năm 1997, 1999, 2001, 2003;NHTMCP Thạnh Thắng được sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn thương tínnăm 2001; NHTMCP Nông thôn Tây Đô sáp nhập vào NHTMCP PhươngĐông năm 2003
Với quy mô nhỏ của các NH bị sáp nhập, việc chuyển các quyền vànghĩa vụ trong hoạt động của TCTD cổ phần được sáp nhập (gồm tiền gửi,
Trang 15tiền vay, các khoản đầu tư, cho vay, công nợ các khoản phải thu phải trả )sang TCTD nhận sáp nhập cũng đơn giản hơn Cùng với đó thì quyền lợi,nghĩa vụ và trách nhiệm của các cổ đông của TCTD cổ phần được sáp nhậpcũng được giải quyết trên cơ sở tự thoả thuận giữa hai chủ thể Trên thực tế,với kinh nghiệm sáp nhập của mình, NHTMCP Phương Nam đã tiến hànhnhiều thương vụ nhận sáp nhập nhằm nâng cao năng lực, mở rộng quy môhoạt động mà không gây ra những rắc rối xung quanh vấn đề sáp nhập Một
số các giao dịch sáp nhập NH khác trong thời gian này cũng không đặc biệtgây nhiều ấn tượng về mặt pháp lý mặc dù hàng lang pháp luật cho hoạt độngsáp nhập có nhiều hạn chế
Chính vì vậy trong khoảng thời gian hơn chục năm kể từ khi Quy chế sápnhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam năm 1998 được ban hành,nhu cầu xây dựng văn bản mới thay thế Quy chế này vẫn chưa thật sự bứcthiết Chỉ đến khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008, một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ độngứng phó với tác động từ cuộc khủng hoảng trên là việc NHNN sớm xây dựng,trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phásản những NH gặp vấn đề, để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơcấu lại đối với những NH thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm
sự lành mạnh, an toàn của cả hệ thống
Chúng ta có thể thấy đến giai đoạn này thì nhu cầu sáp nhập NH khôngchỉ đặt ra với các NH nông thôn mà áp lực từ nhiều phía đã đòi hỏi nhiều chủthể với quy mô lớn, hoạt động không hiệu quả cũng phải tiến hành sáp nhập.Theo đó những vấn đề pháp lý về nhân sự, đãi ngộ, tích hợp hoạt động, bán
và thanh lý tài sản, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, quan hệ và giao tiếpgiữa các bộ phận và công ty thành viên, kế hoạch dự phòng cần phải được
Trang 16chính toàn cầu này, một số thông tin về việc sau khi Petro Việt Nam từ bỏ kếhoạch thành lập NH Hồng Việt, đã từng có kế hoạch đổ vốn, nhân lực và côngnghệ dự định dành cho Hồng Việt để tham gia tái cấu trúc NH Dầu khí Toàncầu Tuy nhiên, sau rất nhiều vòng đàm phán, hai bên đã không đi đến đượcthỏa thuận cuối cùng Petro Vietnam đã phải trả lại tiền góp vốn thành lập NHHồng Việt cho cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn, sắp xếp lại nhân sự đãtừng tuyển dụng và dự kiến chuyển hệ thống công nghệ thông tin đã đầu tưcho Hồng Việt sang Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Trước đây, một
số NH lớn khi nhận nhiệm vụ sáp nhập một số NH nhỏ đã mất rất nhiều thờigian và nguồn lực để giải quyết những tồn tại của các đơn vị này [44]
Như vậy có thể thấy không phải thương vụ tái cơ cấu nào cũng có thể đikết hồi kết tốt đẹp, thậm chí còn gây nhiều tổn thất về tài chính cho các chủthể này Gần đây, cùng với đề ántái cấu trúc hệ thống NHTM được đưa ra bởiChính phủ, một số vụ sáp nhập mới cũng được thực hiện
1.1.2 Khái niệm
* Khái niệm sáp nhập:
“Sáp nhập” thường được nhắc đến trong thuật ngữ “mua lại và sápnhập” là một thuật ngữ được dịch từ “merger and acquisition – M&A”.Ngoài nghĩa được dịch khá thông dụng là “mua lại và sáp nhập” [1], M&Acòn được dịch “mua bán và sáp nhập” [48], “thâu tóm và hợp nhất” [15], tuynhiên ý nghĩa nội hàm của chúng không thay đổi
Theo từ điển luật học “mua lại và sáp nhập” là sự kết hợp của hai công
ty khi một trong hai công ty bị hấp thụ bởi công ty còn lại Công ty yếu hơn
sẽ mất đi tư cách pháp lý và trở thành một phần của công ty mạnh hơn - chủthể vẫn giữ lại tư cách pháp lý của mình Bên nhận sáp nhập sẽ triệt tiêu bênđược sáp nhập và công ty tồn tại sẽ tiếp nhận tất cả các quyền, lợi ích vànghĩa vụ của bên được sáp nhập [47] Trong cuốn sách hướng dẫn về mua lại,
Trang 17sáp nhập của Công ty xuất bản Delta cũng ghi nhận khái niệm sáp nhập tương
tự như trên Sáp nhập là khi hai hay nhiều công ty kết hợp với nhau thành mộtthực thể và chỉ công ty nhận sáp nhập tiếp tục tồn tại tư cách pháp lý Thôngthường bên mạnh hơn sẽ là bên nhận sáp nhập Khái niệm này cũng được đưa
ra so sánh những điểm khác biệt so với khái niệm hợp nhất Theo đó hợpnhất là khi hai hay nhiều công ty cùng kết hợp tạo ra một công ty mới Tất cảcác công ty tham gia kết hợp sẽ chấm dứt tư cách pháp lý của mình [51].Trong tài liệu nghiên cứu về mua lại sáp nhập của trường Đại học Kinh doanhEdinburgh, thuộc trường Đại học Heriot-Watt cũng đưa ra nội dung các kháiniệm trên với nội hàm tương tự Tài liệu cũng chỉ ra một số điểm khác nhaugiữa “mua lại” và “sáp nhập” Trong một giao dịch sáp nhập, quá trìnhthương lượng, đàm phán giữa các bên thường được thực hiện trước khi đi đến
sự kết hợp giữa chúng Còn trong giao dịch mua lại, quá trình thương lượngkhông nhất thiết cần thực hiện vì vậy có thể xuất hiện mua lại với tính chấtthân thiện hoặc thù địch [49]
Sáp nhập NH là sự kết hợp của hai NH khi một trong hai bị hấp thụ bởi
NH còn lại Bên yếu hơn sẽ mất đi tư cách pháp lý và trở thành một phần củabên mạnh hơn - chủ thể vẫn giữ lại tư cách pháp lý của mình Bên nhận sápnhập sẽ triệt tiêu bên được sáp nhập và bên tồn tại sẽ tiếp nhận tất cả cácquyền, lợi ích và nghĩa vụ của bên được sáp nhập Hoạt động này đặc biệt hữuích khi các NHTM rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, tác động thịtrường hay bất kỳ yếu tố nào khác
Ở nước ta, những khái niệm về sáp nhập, mua lại và hợp nhất đượcđưa ra với những nội hàm khác nhau Điều 17 – Luật Cạnh tranh 2004 quyđịnh: “sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
Trang 18Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phầntài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc mộtngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” Luật Cạnh tranh cũng đề cập đến
“hợp nhất doanh nghiệp” là việc “hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành mộtdoanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất.”
Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khái niệm “sáp nhập doanh nghiệp” tạikhoản 1, Điều 153 như sau: “một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bịsáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằngcách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công tynhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
Có thể thấy sáp nhập khác với hợp nhất ở chỗ sau giao dịch tư cách củacác chủ thể có sự thay đổi khác nhau: cả hai bên chấm dứt tư cách pháp lýtrong giao dịch hợp nhất để tạo ra một chủ thể có tư cách mới; chỉ một bênđược sáp nhập chấm dứt tư cách pháp lý trong khi bên nhận vẫn tiếp tục tồntại trong giao dịch sáp nhập Tuy nhiên giữa haikhái niệm “sáp nhập” và “mualại” lại chưa thật sự có nội hàm rõ ràng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bài Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về “sáp nhập” để có thể đưa ra cáinhìn cụ thể và toàn diện hơn về khái niệm này
* Khái niệm NHTMCP
NH bắt đầu hoạt động từ việc giữ các đồ vật quý cho những người chủ
sở hữu nó Đổi lại,người chủ sở hữu phải trả cho người giữ một khoảnphí Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa thì NH ra đời và pháttriển thành một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế
Dựa trên những góc độ khác nhau về chức năng, vai trò hay hoạt động
mà định nghĩa về NH có thể được hiểu cụ thể Cách tiếp cận thận trọng nhất
là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện loại hình dịch vụ mà
Trang 19chúng cung cấp: “NH là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” [18] Bên cạnh đó, tùy từng hoàn cảnh,
điều kiện lịch sử khác nhau của mỗi quốc gia các loại hình NH khác nhaucũng được hình thành.Trong đó NHTM là loại hình không thể thiếu và thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần, số lượng các NH
NHTM được biết đến như là một định chế tài chính mà đặc trưng làcung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi,cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngoài ra còn nhiều dịch vụ khácnhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội Ở Việt Nam,NHTM là một loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH: nhậntiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạtđộng kinh doanh khác theo quy định của Luật TCTD 2010 nhằm mục tiêu lợinhuận NHTM trong nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừNHTM nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty THHH mộtthành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ Vì vậy, khi nhắc đếnNHTM chúng ta thường nhớ tới NHTMCP và bắt gặp nhiều các vấn đề vềliên quan đến tổ chức, hoạt động của loại hình NH này Một số đặc điểmtrong hoạt động của NHTM có thấy được như sau:
Thứ nhất, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm
lời (bao gồm 2 hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH).Trong
đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốndưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vềvốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Còn hoạt động dịch vụ NH được biểuhiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối và chứng
Trang 20thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởng tiền công dịch vụ do khách hàngchi trả dưới dạng phí hay hoa hồng.
Thứ hai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều
kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thoả mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe
do pháp luật quy định (vốn pháp định, phương án kinh doanh, ) thì mới đượcphép hoạt động trên thị trường
Thứ ba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn
nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc,mang tính chất dây chuyền đối với nền kinh tế Sở dĩ nói như vậy là vì, tronghoạt động NH, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do các NHTM phảitiến hành huy động vốn của người khác để cấp tín dụng cho khách hàng vàtrên nguyên tắc NHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạnnhất định, nên đã tạo ra khả năng rủi ro cao cho hoạt động NH, kéo theo đó là
sự rủi ro đối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế Chính những đặc điểmtrong hoạt động của NHTM trên đã dẫn tới việcthực hiện sáp nhập đối với các chủ thể này cũng có những đặc thù riêng Một
số điểm đặc thù chúng ta có thể thấy được như sau:
Một là, để đi đến sáp nhập NHTM cần phải tuân theo những điều kiện
nghiêm ngặt hơn so với các doanh nghiệp đơn thuần khác Ngoài việc không
vi phạm những điều khoản về ngăn chặn tập trung kinh tế, NHTM muốn tiếnhành sáp nhập cần phải tuân thủ nhiều điều kiện khác như: bắt buộc phải có
Đề án sáp nhập bao gồm tối thiểu các nội dung nhất định theo quy định củapháp luật; yêu cầu về mức vốn, tài sản; thời gian thành lập
Hai là, để sáp nhập NHTM đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.Trong trường hợp này, chủ thể có thẩm quyền cũng
có thể là cơ quan khác so với trong một thương vụ sáp nhập doanh nghiệp đơn thuần
Trang 21Ba là, trình tự, thủ tục sáp nhập cần tuân thủ nghiêm ngặt theo những
bước được ghi nhận cụ thể trong luật Trình tự và thủ tục này so với quy trình
áp dụng ở các doanh nghiệp thì mức độ phức tạp cao hơn Việc xác định,thẩm định giá trị của NH cũng cần phải tuân thủ theo những quy trình, cáchthức riêng xuất phát từ các hoạt động mang tính đặc thù của tổ chức tín dụng
Bốn là, bên cạnh vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ của NHTM tham gia sáp
nhập thì quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân có liên quan cũngcần phải đảm bảo giải quyết triệt để NH thực hiện các nghiệp vụ huy độngvốn để cho vay rộng rãi trong nhân dân, chỉ cần một bất ổn nhỏ xuất phát từmột NH cũng có thể gây mất niềm tin vào cả hệ thống gây ra những hiệu ứngkhông tốt cho nền kinh tế Vì vậy ngoài các quyền lợi cần được đảm bảo nhưtrong một thương vụ sáp nhập doanh nghiệp thì các quyền lợi mang tính chấtđặc thù trong sáp nhập NH cũng cần được ghi nhận và bảo vệ bởi luật, điểnhình như Luật Bảo hiểm tiền gửi
Trên đây là một số đặc điểm nổi bật của hoạt động sáp nhập NH Xuấtphát từ những đặc điểm trên mà các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt độngnày cũng có sự chuyên biệt hơn so với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp đơnthuần
1.1.3 Các yếu tố thúc đẩy sáp nhập NHTMCP
Theo đánh giá chung, Ngân hàng Việt Nam hiện nay tuy phát triển về sốlượng nhưng chất lượng chưa thật sự cao Việt Nam hiện tại có hơn 30NHTMCP [27] Đó là chưa kể đến các NHNN, NH chính sách xã hội, hay cáccông ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cũng có chức năng huy động vốn
và cho vay như NH Bên cạnh đó, dù gặp khá nhiều khó khăn trước bối cảnhkinh tế chung, nhưng do cạnh tranh giành thị phần nên các NH Việt Nam cómột thời gian dài chạy đua mở rộng mạng lưới, làm cho số lượng điểm giao
Trang 22thị, mật độ điểm giao dịch NH rất cao, có tính cạnh tranh khốc liệt Tuy nhiênviệc mở rộng trên đối với nhiều NH có số vốn điều lệ không cao, kinh doanhkhông có lãi… không những tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh mà còn ẩnchứa rất nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính NH Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, phương án sáp nhập các NH là một trongnhững xu hướng đúng đắn, cần thiết để tăng năng lực cho các chủ thể này.Bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi thế (gia tăng quy mô hoạt động; kết hợp
sử dụng hiệu quả hơn khi các nguồn lực được bổ sung; tiết giảm chi phí giaodịch; chi phí hoạt động…) [2] hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúpngành NH trong nước đủ sức cạch tranh với các tập đoàn tài chính nướcngoài
Việc hoàn thiện hơn về khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động sápnhập nói chung và sáp nhập NH nói riêng cũng tạo một môi trường thu hútcác thương vụ sáp nhập NH Hiện nay, các quy định về hoạt động mua lại vàsáp nhập ngành NH cũng đang từng bước hoàn thiện Cụ thể năm 2010,NHNN đã ban hành Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập,hợp nhất, mua lại TCTD gồm: NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tàichính, TCTD hợp tác Thông tư này cũng đang được nghiên cứu để sửa đổi vàhoàn thiện hơn nữa Các quy định về sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoàivào Việt Nam cũng được thay đổi cho phù hợp với lộ trình gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới của nước ta
Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động sáp nhập trong lĩnh vực tài chínhnói chung và lĩnh vực NH nói riêng tại Việt Nam là một trong những chiếnlược của các tập đoàn tài chính NH nước ngoài Trong những năm gần đây, từđiều kiện thuận lợi của chính sách mở cửa hội nhập, các tập đoàn tài chính
NH nước ngoài đã lựa chọn các NH Việt Nam làm đối tác như một chiến lượccho kế hoạch thâm nhập ngành tài chính nước ta của các tập đoàn này Các
Trang 23NHTM được lựa chọn đều là những NHTM cổ phần hàng đầu, có uy tín, cókết quả làm ăn tốt Đây là một khoản đầu tư lâu dài, đảm bảo sinh lợi cao và
an toàn Ngoài ra việc thâu tóm các NH nhỏ thông qua các chiến lược thugom cổ phiếu cũng hoàn toàn có thể xảy ra
Như vậy, xu hướng sáp nhập và mua lại là tất yếu, thời điểm sáp nhập
đã chính muồi, phù hợp với chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ trong giaiđoạn hiện nay Đồng thời việc liên kết, sáp nhập sẽ tăng năng lực cạnh tranh
là con đường tất yếu của các NH Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là
để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ nước ngoài
Ngoài ra, sự ra đời các tổ chức tư vấn mua lại và sáp nhập ngày càngnhiều tại Việt Nam là yếu tố hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sáp nhậpcủa các doanh nghiệp và NH thực hiện hoạt động này Bởi vì, khi thiết lậpgiao dịch sáp nhập, vai trò của các tổ chức tư vấn rất quan trọng để đảm bảocho giao dịch đúng giá, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của
cả hai bên Một số tổ chức tư vấn, hỗ trợ hoạt động sáp nhập lớn tại Việt Namnhư Công ty cổ phần đầu tư tài chính quốc tế và phát triển doanh nghiệp (IDJFinancial), Công ty cổ phần mua bán doanh nghiệp và kết nối đầu tư quốc tế -ICE, công ty đầu tư tài chính Việt Nam – Vietnam Financial Investment JSC(TigerInvest)…cũng tạo ra môi trường tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt độngsáp nhập NH diễn ra sôi động hơn
Những yếu tố trên là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thúcđẩy hoạt động sáp nhập NH diễn ra ở Việt Nam hiện nay
1.1.4 Phương thức sáp nhập NHTMCP
Sáp nhập NHTMCP có thể được thực hiện qua một số phương thức khácnhau tùy theo một số yếu tố như NH có niêm yết hay không, việc sáp nhập cótính thân thiện hay thù địch Các phương thức này có thể thấy được gồm:
Trang 24thương lượng, chào mua cổ phiếu công khai, thu gom cổ phiếu trên thị trườngchứng khoán.
Đây là hình thức đàm phán, thương lượng và kí hợp đồng trực tiếp giữacác NH tham gia sáp nhập Thông qua đàm phán trực tiếp, các bên tham gia
có thể trực tiếp đưa ra các yêu cầu riêng và bảo vệ phương án đó của mình.Việc đàm phán trực tiếp sẽ đi đến thống nhất khi lợi ích được dung hòa, tất cảcác bên đều đạt mục tiêu mà họ cho rằng có thể đạt được Tuy nhiên để cả haibên cùng thắng lợi và đi đến thống nhất một thương vụ sáp nhập là điềukhông hề dễ Trên thực tế để đi đến thống nhất các bên có thể phải tốn nhiềuthời gian và tiền của để gặp nhau trao đổi, đàm phán Chưa nói đến cácthương vụ hao tiền tốn của cho đàm phán như trên mà mục tiêu sáp nhập lạikhông đạt được Do đó tiến hành sáp nhậptheo phương thức trực tiếp như trên
có thể thấy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế
Theo phương thức này một bên có thể thực hiện chào mua công khaicông khai một số lượng cổ phiếu nhất định của bên NH mục tiêu, theo điềukiện và trong một thời gian cụ thể và bên chào mua không rút lại ý định muahay thay đổi điều kiện trong suốt thời gian này
Theo đó, NHTM muốn thực hiện sáp nhập có thể đã là cổ đông hoặcchưa là cổ đông của NHTM mục tiêu phải:
Áp dụng các điều kiện chào mua công khai với tất cả cổ đông của công
ty bị chào mua; Áp dụng chế độ công bố thông tin cho các cổ đông về ý định
sẽ trả một giá nào đó trong một thời gian nhất định và cam kết sẽ mua cổphiếu Giá được chào mua có thể cao hơn giá thị trường rất nhiều, bởi nó phải
đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu và quản lý củamình; Mua cổ phiếu từ bất kỳ cổ đông nào theo điều kiện đã công bố; Chấp
Trang 25hành đúng thời hạn chào mua công khai Nếu các cổ đông của NHTM mụctiêu chấp nhận chào mua thì việc chào mua công khai đã thành công.
Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là phương thức NH chủđộng có ý định thâu tóm sẽ tiến hành mua dần cổ phiếu của NH mục tiêuthông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại từ các cổ đôngchiến lược hiện hữu Phương thức này đòi hỏi thời gian và tính bảo mật vì nếu
ý đồ thôn tính được tiết lộ sẽ làm giácổ phiếu của NH mục tiêu giao độngmạnh trên thị trường Việc thâu tóm này được thực hiện trôi chảy, NH chủđộng có thể thao túng bên NH mục tiêu và đi đến hoàn thành sáp nhập theoýchí và đưa lợi íchnghiêng về phía mình
1.2 Một số vấn đề lý luận về pháp luật trong hoạt động sáp nhậpNHTMCP
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển khung pháp lý điều chỉnh hoạtđộng sáp nhập NHTMCP
* Trên thế giới:
Hành lang pháp lý là khung cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động sápnhập doanh nghiệp nói chung và sáp nhập NH nói riêng Nhưng chính nhucầu về sáp nhập ngày càng lớn lại thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống phápluật điều chỉnh về vấn đề này
Như đã đề cập ở trên, làn sóng sáp nhập đầu tiên được diễn ra vào nhữngnăm 1890 ở Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với xuhướng sáp nhập ngang Xu hướng thực tế của hoạt động này đã tạo ra các tậpđoàn công ty lớn với sức cạnh tranh mạnh mẽ Nhưng những mầm mống củacạnh tranh không lành mạnh, của độc quyền cũng xuất hiện từ chính cácthương vụ sáp nhập trên Từ đó nhu cầu ra đời của các quy định pháp luật về
Trang 26chống độc quyền được đặt ra để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động mua lại,sáp nhập.
Ở Mỹ, Đạo luật Sherman năm 1890 là Đạo luật chống độc quyền liênbang đầu tiên Đạo luật này được áp dụng cho hoạt động mua lại, sáp nhậpmột cách linh hoạt, phụ thuộc vào giải thích của Tòa án tối cao Hoa Kỳ Tuynhiên, theo Đạo luật thì Tòa án tối cao có thể phán quyết rằng tất cả các vụsáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp tạo thành một sự kết hợp hạnchế thương mại là vi phạm Luật trên Quy định này cản trở việc tạo ra các độcquyền mới thông qua hình thức sáp nhập ngang Sự sáp nhập giữa các NH lớncùng cung cấp những dịch vụ như nhau có thể chưa đến mức tạo ra độc quyềnnhững cũng tạo ra những yếu tố gây cạnh tranh không lành mạnh Đến năm
1914, Đạo luật Clayton về chống độc quyền được Quốc hội Mỹ thông quanhằm làm rõ hơn các quy định của Đạo luật Sherman
Tiếp theo các “đợt sóng” sáp nhập xuất hiện ở trên, các “đợt sóng” khácnhau được diễn ra và đều có mục đích khá giống nhau: độc quyền, độc quyềnnhóm bán, sáp nhập thành tập đoàn Chính vì vậy trên thế giới, hoạt động sápnhập được xem xét, điều tiết chủ yếu từ góc độ của pháp luật về cạnh tranh:kiểm soát tập trung kinh tế
Ở Mỹ các cơ quan giám sát NH đã tạo điều kiện cho những hoạt độngmua lại và sáp nhập, đặc biệt là giữa các NH có quy mô vừa và lớn bằng cáchbãi bỏ những rào cản về thị phần của các NH bán lẻ Đạo Luật NH năm 1933đặt ra rào cản về sản phẩm và phạm vi địa lý đối với các TCTD và hạn chếviệc mở chi nhánh trong nội bộ một Bang nhằm giảm thiểu rủi ro Đạo luậtCeller-Kefauver được ban hành năm 1950 - sửa đổi Đạo luật Clayton với mụcđích là tăng cường pháp luật chống lại sự độc quyền mạnh mẽ được tạo rathông qua sáp nhập Từ những năm 1960, sự ra đời của các công ty nắm giữ
NH đã tạo ra một lối thoát giúp các TCTD vượt qua các quy định kỹ thuật về
Trang 27sản phẩm và địa lý Theo đó, các chi nhánh ở các Bang khác nhau được tổchức lại thành các NH con thuộc một công ty sở hữu nhiều NH Khuôn khổpháp lý này khiến cho hệ thống NH phình ra với số lượng lớn Do đó, xuhướng hoạt động mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực NH vẫn tiếp tục pháttriển Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trong cácthương vụ sáp nhập thông qua các quy định pháp luật kiểm soát nghiêm ngặtđối với báo cáo tài chính của công ty niêm yết cũng được đặt ra khi Đạo luậtSarbanes-Oxeley ra đời năm 2002 Tóm lại “mua lại và sáp nhập NH ở Mỹ làminh chứng rõ nét nhất của sự liên kết ngẫu nhiên giữa những thay đổi về mặtchính sách pháp luật và làn sóng mua lại và sáp nhập chưa từng có trong lịchsử” [17].
Ở châu Âu, hoạt động sáp nhập được điều chỉnh không chỉ thông quahành lang pháp luật canh tranh mà còn bằng Luật Công ty Riêng đối với cácnước thuộc Liên Bang Nga trước đây thì pháp luật cạnh tranh tạo ra hành langpháp lý để kiểm soát các hoạt động sáp nhập mang tính chất tập trung quyềnlực kinh tế Theo đó thì việc thông báo trước khi hoàn thành việc sáp nhậpđược coi là thủ tục bắt buộc Nếu thiếu đi các bước này NH sẽ không nhậnđược quyết định sáp nhập của cơ quan chống độc quyền và như vậy NH mớihình thành sẽ không được đăng ký pháp nhân một cách chính thức Ở Italia,trước đây, cơ cấu tổ chức NH gồm rất nhiều các NH tư nhân quy mô nhỏ vàmột số tổ chức tiết kiệm do Nhà nước sở hữu Khi chuẩn bị ra nhập Euro, khuvực NH của nước này với các định chế không có tính cạnh tranh cao vớimạng lưới chi nhánh ít ỏi đã trải qua những thay đổi căn bản Đạo luật NHnăm 1993 cho phép chính phủ giảm tỷ lệ nắm giữ tại các NH quốc doanhxuống mức thấp nhất Chương trình cổ phần hóa này đã dẫn đến sự sáp nhậpmạnh mẽ của các NH tiết kiệm và hình thành các NH lớn [17]
Trang 28Ở châu Á, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuất hiện có phầnmuộn hơn ở Mỹ và các nước châu Âu, vì vậy hành lang pháp lý điều chỉnhhoạt động này cũng mới ra đời Ở Hàn quốc, trong những năm 90 của thế kỷ
XX, những chính sách của Chính phủ nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính gắnliền với việc giải quyết mối quan hệ giữa các tập đoàn kinh tế với NHTM vàNhà nước được đưa ra Nhật Bản lại hướng tới việc hoàn thiện về thể chế, xáclập hệ thống luật pháp về kinh tế, hệ thống kế toán cho hoạt động sáp nhậpnói chung và sáp nhập NH nói riêng Hệ thống pháp luật của Nhật Bản điềuchỉnh đối với lĩnh vực sáp nhập khá đầy đủ trong các văn bản như LuậtThương mại sửa đổi năm 1997 đối với các quy định về sáp nhập, năm 1999cho phép trao đổi cổ phiếu, năm 2001 cho phép sự chia tách doanh nghiệp;Luật chống độc quyền dỡ bỏ Quy định về cấm hình thành công ty mẹ chỉ nắm
cổ phần thuần túy; Luật tái cơ cấu doanh nghiệp theo Bộ Luật dân sự, Luật vềcác giao dịch chứng khoán sửa đổi năm 2006, Luật Tái cơ cấu ngành sửa đổinăm 2008 và các quy định nghiêm ngặt về kế toán Ở Philippine, vào nhữngnăm 1950- đầu những năm 1960, các chính sách về kiểm soát thành lập NHcòn khá lỏng lẻo.Từ giữa những năm 1960, sự mở rộng của hệ thống ngânhàng đã dẫn đến việc gia tăng tính bất ổn cho hệ thống Lúc này Ngân hàngTrung ương Philippine đã buộc phải đưa ra những chính sách mở cửa cho cácnhà đầu tư nước ngoài trong việc mua lại, sáp nhập NH nội địa, nhằm tăngcường năng lực cho cả hệ thống NH Vấn đề về việc tự do hóa thành lập vàphạm vi hoạt động của NH nước ngoài thông qua việc mua lại, sáp nhập NHPhilippine được ghi nhận trong Đạo Luật số 7721, thông qua vào tháng 5 năm
1994 Đạo Luật số 8791 được ban hành năm 2000, còn tăng cường hơn nữaphạm vi hoạt động và mức sở hữu cổ phần của NH nước ngoài đối với ngânhàng Philippine Những chính sách này chính nhằm mục tiêu giảm số lượng
NH yếu kém và tăng hơn nữa yếu tố chất lượng cho hệ thống NH [52]
Trang 29 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam hoạt động sáp nhập doanh nghiệp được biết đến khá muộn
và sáp nhập đối với NH thậm chí còn muộn hơn Các văn bản pháp luật ra đời
có ghi nhận điều chỉnh hoạt động sáp nhập trong thời gian qua tại Việt Nam,
có thể thấy được như sau:
- Bộ Luật dân sự năm 1995:
Năm 1995, Luật dân sự được thông qua, đã đặt ra những nền tảng pháp
lý quan trọng trong quan hệ dân sự Theo đó thì quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể trong quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự cũng được thiết lập TạiĐiều 105 đã ghi nhận khái niệm sáp nhập pháp nhân:
1-Một pháp nhân có thể được sáp nhập (gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác cùng loại (gọi là pháp nhân sáp nhập) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thoả thuận của các pháp nhân đó 2- Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân đó được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
Có thể thấy được rằng quy định trên đã đặt ra những cơ sở pháp lý quantrọng cho hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nói chung và sáp nhập NH nóiriêng- những tổ chức là pháp nhân
Trong khái niệm trên một số vấn đề cơ bản đã được nêu ra Trước hết đó
là NHTMCP có thể tiến hành sáp nhập dựa trên quyết định hành chính của cơquan nhà nước có thẩm quyền mang tính bắt buộc (sáp nhập tránh giải thể,phá sản, hoặc làm lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống NH…) hoặc trên cơ
sở thỏa thuận tự nguyện của các bên nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh,tăng trưởng lợi nhuận Thứ hai, các pháp nhân có thể tiến hành sáp nhập ởđây cần phải là pháp nhân cùng loại Điều này có nghĩa là một TCTD muốn
Trang 30Thứ ba, hành vi sáp nhập dẫn đến sự chấm dứt tồn tại pháp nhân của phápnhân được sáp nhập Tức là về mặt pháp lý NH được sáp nhập sẽ chấm dứtmọi hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại của mình Trên thực tế các hoạtđộng của NH này đều được chuyển sang cho chủ thể nhận sáp nhập Thứ tư,quyền và nghĩa vụ của NH được sáp nhập sẽ chuyển sang cho NH sáp nhậpnhằm tiếp tục duy trì và bảo vệ quyền lợi cho các bên thứ ba.
Như vậy có thể thấy được những ghi nhận trong Bộ Luật dân sự năm
1995 đã tạo ra nền tảng cơ bản cho hoạt động sáp nhập NH trong thời kỳ này
- Luật các TCTD năm 1997, Quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần, thì các quy định về sáp nhập NH cổ phần năm 1998:
Năm 1997 Luật các TCTD được ban hành đã đưa ra những quy định cụthể hơn về tổ chức và hoạt động của các TCTD Theo đó thì việc sáp nhậpTCTD phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản và NH được sáp nhập sẽ bịthu hồi giấy phép Đặc biệt ngày 15/7/1998 NHNN ban Quy chế sáp nhập,hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần, thì các quy định về sáp nhập NH cổ phần
đã được giải thích rõ hơn Tại Quy chế này khái niệm sáp nhập được hiểu là
“việc một hoặc một số TCTD cổ phần được nhập (gọi là TCTD cổ phần được
sáp nhập) vào một TCTD cổ phần khác (gọi là TCTD cổ phần sáp nhập) Sau khi sáp nhập, toàn bộ hoạt động của TCTD cổ phần được sáp nhập được nhập vào TCTD cổ phần sáp nhập và TCTD cổ phần được sáp nhập chấm dứt hoạt động; toàn bộ các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của TCTD cổ phần được sáp nhập (bao gồm tiền gửi, tiền vay, các khoản đầu tư, cho vay, công nợ các khoản phải thu phải trả ) được chuyển giao cho TCTD cổ phần sáp nhập thực hiện Việc giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cổ đông của TCTD cổ phần được sáp nhập do các TCTD cổ phần tự thoả thuận”.(Khoản 1, Điều 2).
Trang 31Có thể thấy được rằng các vấn đề đặt ra trong khái niệm sáp nhập TCTD
cổ phần này đã dựa trên quy định về sáp nhập pháp nhân trong Bộ Luật dân
sự 1995 Tuy nhiên việc giải thích sáp nhập NH là “việc một hoặc một số
TCTD cổ phần được nhập vào một TCTD khác ” đã không làm rõ ý nghĩa
của khái niệm Bởi lẽ “sáp nhập” được hiểu là hành vi “nhập” là cách giảithích tối nghĩa bằng cách lặp lại từ mà không hề diễn giải được gì nhiều Mặc
dù vậy trong khái niệm đã làm rõ hơn vấn đề về “quyền và nghĩa vụ” bằngcách liệt kê các thành phần: tiền gửi, tiền vay, các khoản đầu tư, cho vay,công nợ các khoản phải thu phải trả Cách liệt kê như trên không được đầy đủnhưng góp phần đáng kể trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sápnhập NH trong giai đoạn này
Nhìn chung các điều khoản trên được xây dựng phần nào dựa trên lý luận
cơ bản về luật tài sản và luật nghĩa vụ Việc “nhập” một TCTD vào mộtTCTD khác đòi hỏi sự chuyển giao tài sản bao gồm cả các khoản nghĩa vụtrên cơ sở hợp đồng thỏa thuận phù hợp với pháp luật.Trong giao dịch nàyquyền lợi của bên thứ ba- các chủ nợ vẫn được đảm bảo khi việc chuyển giaotài sản giữa hai TCTD xảy ra Bởi lẽ song song với việc chuyển giao tài sản làchuyển giao các nghĩa vụ- quyền đối nhân của chủ thể Tài sản không thểđược chuyển giao khi sự chuyển giao này làm triệt tiêu quyền lợi của các bênthứ ba Các quy định trên đã nhằm đến sự đảm bảo lợi ích của người gửi tiền,đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và sự an toàn của hệ thống NH
Từ những quy định đầu tiên trong Bộ Luật dân sự đã đặt ra vấn đề vềđiều kiện sáp nhập chỉ được diễn ra giữa các pháp nhân cùng loại Trong Quychế sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần cũng ghi nhận việc sáp nhậpchỉ được thực hiện giữa các TCTD cổ phần Việc ghi nhận điều kiện này phải
kể đến tính đặc thù trong hoạt động của TCTD Để thực hiện được các hoạt
Trang 32nghiệp vụ NH, về vốn và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền Chỉ có sáp nhập giữa các TCTD với nhau mới đảm bảo được các yêucầu do đặc thù trong hoạt động NH đem lại
- Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005:
Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 cũng có quy định
về vấn đề sáp nhập là một trong những hình thức “tổ chức lại doanh nghiệp”.Theo đó, NHTMCP cũng là một loại hình công ty cổ phần, vì vậy trong quátrình sáp nhập cũng đòi hỏi phải tuân thủ các quy định chung đối với công ty
cổ phần Về cơ bản ghi nhận về sáp nhập trong hai văn bản pháp lý này không
có nhiều điểm khác nhau và thống nhất với các văn bản pháp lý chuyên ngànhkhác trong thời kỳ này
- Luật Cạnh tranh năm2004: Luật này cũng có những quy định nhất
định về sáp nhập, trong đó sáp nhập NHTMCP cũng cần phải tuân thủ Kháiniệm về “sáp nhập” cũng được đưa ra dựa trên các quy định trước đó về sápnhập Những vấn đề pháp lý cơ bản được đặt ra nằm ở chỗ chuyển giao quyền
sở hữu đối với các khoản tài sản cũng như nghĩa vụ của chủ thể được sápnhập sang chủ thể sáp nhập và vấn đề chấm dứt tư cách pháp nhân của bênđược sáp nhập Tuy nhiên trong khái niệm trên không nêu ra điều kiện sápnhập là các doanh nghiệp phải cùng loại
- Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định hướng dẫn: ghi nhận điều chỉnh
hoạt động sáp nhập như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp Theo đóNghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Đầu tư đã nêu rõ hơn về vấn đề sáp nhập: “Nhà đầu tư có quyềngóp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lýhoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liênquan Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụcủa doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
Trang 33khác” Theo quy định này thì vấn đề quyền và nghĩa vụ của bên được sápnhập đối với các bên thứ ba sẽ được giải quyết trước hết dựa trên thỏa thuậncủa bên được sáp nhập và bên nhận sáp nhập Chỉ khi không tồn tại nhữngthỏa thuận hợp pháp trên hoặc có thỏa thuận nhưng chưa đầy đủ thì quyền vànghĩa vụ chưa giải quyết của bên được sáp nhập mới đương nhiên chuyển lạicho bên nhận sáp nhập.
- Luật các TCTD năm 2010 ra đời thay thế Luật các TCTD năm 1997 và
vẫn ghi nhận những điều khoản về sáp nhập NH cơ bản giống như Luật cácTCTD năm 1997 Tuy nhiên trước nhu cầu cấp thiết về tái cấu trúc NH cũngnhư sự thiếu đồng bộ của các văn bản điều chỉnh về lĩnh vực này, tháng 2năm 2010 Thông tư 04/2010/TT-NHNN về sáp nhập, hợp nhất, mua lạiTCTD đã được ban hành Theo đó những vấn đề về thẩm quyền chấp thuậnsáp nhập, nguyên tắc sáp nhập, điều kiện sáp nhập, trình tự, thủ tục sáp nhập,trách nhiệm của các đơn vị có liên quan… đều được quy định trong Thông tưnày
Ngoài các văn bản trên thì hoạt động sáp nhập NH còn chịu sự điềuchỉnh của nhiều quy định trong các lĩnh vực khác về tỷ lệ đầu tư, quản trị rủi
ro, bảo hiểm tiền gửi, về niêm yết, đầu tư chứng khoán…Cùng với đó là phápluật về sở hữu trí tuệ đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu củaNH; pháp luật về lao động đối với việc xây dựng phương án sử dụng lao độngkhi sáp nhập Bên cạnh hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam, hoạt độngsáp nhập NH phải tuân theo các thoả thuận, hiệp ước song phương và đaphương như các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, các quy định trongHiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các Hiệp định ASEAN
Như vậy có thể thấy được hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động sápnhập NH ở nước ta mới chỉ được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX-
Trang 34sang kinh tế thị trường Những quy định này nằm rải rác trong các văn bảnpháp luật khác nhau và điều chỉnh hoạt động sáp nhập NH dưới những góc
độ, khía cạnh riêng.Từ những cơ sở pháp lý cơ bản trên, một số thương vụ sápnhập NH đã diễn ra trong thời gian này Tuy nhiên đó chỉ là những vụ sápnhập mang tính chất đơn giản và không có yếu tố thù địch Khi nền kinh tế
mở cửa hội nhập mạnh mẽ, quy mô và năng lực cạnh tranh của các NH ngàycàng mở rộng, hoạt động sáp nhập trở nên phức tạp với các vấn đề kèm theonhư yếu tố nước ngoài, yếu tố thâu tóm thù địch…đòi hỏi sự hoàn thiện hànhlang pháp lý kiểm soát hoạt động này Những ghi nhận trong các văn bảnpháp lý về sáp nhập cho chúng ta thấy cái nhìn tổng thể về cơ sở lý luận đốivới hoạt động sáp nhập NH Trong cái nhìn tổng thể đó, còn những khiếmkhuyết và thiếu sót cần được xem xét để điều chỉnh sao cho phù hợp với thựctiễn thực hiện sáp nhập NHTMCP
1.2.2 Đặc điểm pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập NHTMCP
Trước hết, hoạt động sáp nhập NH được điều chỉnh bằng bao gồm cả hệ
thống luật chung và luật chuyên ngành về tín dụng Bên cạnh đó xem xéthành vi sáp nhập dưới mỗi góc độ khác nhau thì hoạt động trên lại chịu sựđiều chỉnh của mỗi một luật chuyên ngành riêng
NHTMCP là một pháp nhân kinh doanh vì vậy trong hoạt động sáp nhập,chủ thể này cũng chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật chung gồm luật dân sự
và luật doanh nghiệp Những vấn đề liên quan đến tài sản, chuyển giao quyền
sở hữu tài sản trong sáp nhập cần phải tuân thủ các quy định được ghi nhậntrong luật dân sự.Những yếu tố về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, điều hànhcủa NH cũng phải phù hợp với Luật doanh nghiệp.Tuy nhiên, NH với tư cách
là một TCTD nó còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyênngành trong lĩnh vực này Ngoài ra dưới góc độ kiểm soát tập trung kinh tế,hành vi sáp nhập NH có thể chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh Dưới góc
Trang 35độ là hành vi đầu tư, hành vi này có thể chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư,Luật Chứng khoán Như vậy, một đặc điểm trong pháp luật điều chỉnh hoạtđộng sáp nhập NHTMCP đó là sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từngkhía cạnh, góc độ bản chất chất của hoạt động trên.
Thứ hai, thông qua hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp NH mà
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành nền kinh tế một cách hữuhiệu Hoạt động sáp nhập NH có thể được coi là một trong những cách thứctái cơ cấu hệ thống tài chính làm hệ thống này hoạt động lành mạnh và hiệuquả hơn Ngoài các công cụ quản lý khác thì việc ban hành khung pháp lý phùhợp điều chỉnh hoạt động sáp nhập, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện các
lộ trình của cam kết gia nhập WTO sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Nhà nướcquản lý, điều hành nền kinh tế vĩ mô
Thứ ba, các cổ đông trong NHTMCP đặc biệt là các cổ đông giữ vai trò
quản lý điều hành đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu nhất định mang tínhkhắt khe hơn so với đòi hỏi trong công ty cổ phần thông thường Do đó phápluật điều chỉnh hoạt động sáp nhập đối với NHTMCP cũng có nhiều điểmnhấn mạnh đối với vấn đề này
Thứ tư, hoạt động sáp nhập NH liên quan khá nhiều đến quyền lợi các
bên thứ ba vì vậy trong lĩnh vực này pháp luật có những điều chỉnh riêng sovới các lĩnh vực sáp nhập doanh nghiệp khác Khi tiến hành tái cơ cấu NH nóichung trong đó có sáp nhập thì vấn đề quyền lợi của bên thứ ba là khách hàngluôn luôn cần được chú trọng Khách hàng của TCTD là đông đảo nhữngngười gửi và vay tiền cá nhân, tổ chức trong xã hội Những bất ổn về kinh tế-
xã hội có thế phát sinh từ những lỗ hổng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp phápcho các đối tượng này
Trên đây là một số đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập
Trang 36lĩnh vực này so với pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nóichung Những đặc thù đó được tạo nên từ những điểm khác biệt trong cáchthức tổ chức, hoạt động cũng như chức năng, vai trò của chủ thể sáp nhập-NHTMCP Việc nghiên cứu những điểm khác biệt này giúp chúng ta có cáinhìn tổng thể đầy đủ hơn về hệ thống pháp luật làm cơ sở cho hoạt động sápnhập NHTMCP ở Việt Nam Từ đó chúng ta có thể đưa ra những định hướng
để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý điều chỉnh sáp nhập doanh nghiệpnói chung và sáp nhập NHTMCP nói riêng
Kết luận Chương 1:
Trong Chương 1, những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động sáp nhậpNHTMCP đã bước đầu được tiếp cận và làm rõ Khái niệm về sáp nhập đượcđưa ra trong tương quan so sánh giữa quy định của pháp luật Việt Nam vànước ngoài để làm rõ hơn bản chất của thuật ngữ này Những đặc điểm củasáp nhập NH cũng được nêu ra và phân tích gắn liền với các đặc thù tronghoạt động của NHTM Bên cạnh đó, việc nắm bắt các yếu tố thúc đẩy sápnhập NH cũng giúp chúng ta bước đầu đánh giá được tiềm năng của hoạtđộng sáp nhập trong lĩnh vực tài chính để có những chính sách điều chỉnh kịpthời Ngoài ra, trong Chương 1, việc khái quát về quá trình hình thành và pháttriển của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập NH cũng nhưkhung pháp lý điều chỉnh hoạt động trên ở Việt Nam đã tạo nền tảng để chúng
ta đi sâu hơn các vấn đề pháp lý cụ thể trong Chương 2
Trang 37Chương 2 Thực trạng pháp luật trong hoạt động sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam hiện nay
2.1 Quy định về điều kiện sáp nhập
Đối với hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó có sáp nhập thì vấn
đề kiểm soát các hoạt động này bằng cách đưa ra những điều kiện nhất định
để chúng diễn ra trong khuôn khổ là vô cùng cần thiết Trước hết điều kiệnsáp nhập sẽ ngăn chặn những hành vi tập trung kinh tế có thể hình thành dựatrên sự sáp nhập của nhiều doanh nghiệp, từ đó có thể chống độc quyền vàhạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh Thứ hai, một số điều khoản vềđiều kiện sáp nhập sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước đứng vững trướcnguy cơ bị đè bẹp bởi sức cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nướcngoài lớn mạnh Thứ ba, điều kiện sáp nhập được đặt ra sẽ giúp các chủ thểsau sáp nhập đạt được những kết quả tốt nhất, do đó đề án về sáp nhập khôngkhả thi thì phương án sáp nhập tất nhiên sẽ không được thông qua Đồng thờinếu thực hiện sáp nhập mà quyền lợi của các chủ thể yếu thế liên quan khôngđược đảm bảo thì thương vụ sáp nhập này sẽ không thể được chấp thuận bởi
cơ quan thẩm quyền.Từ những mục đích này, chúng ta có thể thấy việc đặt rađiều kiện cho tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung và cho sáp nhập doanhnghiệp nói riêng là điều hết sức cần thiết
Đối với NHTMCP, ngoài những mục đích trên, với tư cách là một chủthể trung gian tài chính trong nền kinh tế, điều kiện sáp nhập được đặt ra còn
có những ý nghĩa quan trọng khác Điều kiện sáp nhập sẽ tạo ra những hạnchế để giảm thiểu rủi ro do hoạt động sáp nhập mang lại đối với quá trìnhthực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của NH Theo đó, những điều kiện đượcđặt ra để một thương vụ sáp nhập NH được tiến hành cũng nhằm đảm bảotính an toàn cho cả hệ thống tài chính nói chung
Trang 38Những quy định về điều kiện sáp nhập NHTMCP được ghi nhận trongnhiều văn bản pháp luật Trước hết, hoạt động sáp nhập ngân hàng cũng phảituân thủ theo các điều kiện sáp nhập chung đối với doanh nghiệp Vì vậy cácquy định này sẽ thấy được trong các văn bản pháp luật về doanh nghiệp nóichung Bên cạnh đó, văn bản chuyên ngành về NH và tái cơ cấu tổ chức tàichính cũng ghi nhận cụ thể.
2.1.1 Các quy định hạn chế tập trung kinh tế
Luật cạnh tranh 2004 có quy định sáp nhập là một trong những hành vitập trung kinh tế Theo đó trường hợp tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phầnkết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trênthị trường liên quan trừ trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trungkinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việctập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triểnkinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; hoặc doanh nghiệp sau khi thựchiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy địnhcủa pháp luật Như vậy để tiến hành sáp nhập, trước hết các NHTMCP cầnđảm bảo thị phần kết hợp của chúng không vượt quá 50% trên thị trường liênquan trừ một số ngoại lệ Nếu trường hợp các NH tập trung kinh tế có thịphần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo chocho quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành
Tuy nhiên, hiện nay các NH đang cung cấp dịch vụ trọn gói rất phổbiến Một NH có thể cung cấp cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiềudịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiếu khấu hối phiếu…Vì vậy,cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ, để tránh trường hợp
áp dụng sai có thể dẫn đến không thể sáp nhập thành công do vi phạm quyđịnh về tập trung kinh tế Vì tính đặc thù của ngành NH trong cạnh tranh từngloại dịch vụ, nên quy định của pháp luật về sáp nhập nên quy định cụ thể, việc
Trang 39sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ chokết quả chính xác hơn, tránh trường hợp NH lợi dụng cách tính để gây nêntình trạng độc quyền [22].
Đối với các ngoại lệ, Luật Cạnh tranh 2004 đưa ra trường hợp doanh
nghiệp “đang trong nguy cơ bị giải thể” hoặc “lâm vào tình trạng phá sản”.
Điều kiện xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản được ghi nhận trongNghị định 05/2010/NĐ-CP về việc áp dụng Luật phá sản đối với các TCTD:
“TCTD không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có
yêu cầu, sau khi NHNN Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt được coi là lâm vào tình trạng phá sản” Theo quy
định trên, đối với việc xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản để đượcphép sáp nhập mà thị phần vượt quá 50% trên thị trường liên quan, cần phảigiải quyết một số vấn đề khác như xác định khả năng thanh toán, áp dụngbiện pháp phục hồi khả năng thanh toán…Tức là khi lâm vào tình trạng phásản, TCTD phải trải qua những quy trình và thủ tục kiểm soát nhất định của
cơ quan có thẩm quyền Để xác định trường hợp ngoại lệ này cho việc sápnhập, chúng ta có thể dựa trên những quy định trong luật khá rõ ràng nhưtrên
Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ được quy định bởi khái niệm “đang
trong nguy cơ bị giải thể” lại khó có căn cứ để xác định trên thực tế Luật
Doanh nghiệp 2005 có đưa ra các trường hợp giải thể đối với doanh nghiệp,nhưng không có điều khoản nào giải thích về khái niệm đang trong nguy cơ
giải thể Như vậy những quy định cho phép xác định một TCTD“đang trong
nguy cơ bị giải thể” để tiến hành sáp nhập còn khá bất cập Bên cạnh đó còn
có quy định về trường hợp ngoại lệ khác là “việc tập trung kinh tế có tác
Trang 40thuật, công nghệ” Cách ghi nhận như trên cũng mang tính chất chung chung,
khó có tiêu chí cụ thể để xác định và áp dụng thực tế Ở mức độ nào được coi
là mở rộng xuất khẩu, đóng góp phát triển kinh tế hoặc phát triển kinh tế-xãhội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thì chưa có văn bản hướng dẫn.Từ đây có thểthấy quy định về điều kiện sáp nhập NHTMCP liên quan đến khía cạnh kiểmsoát tập trung kinh tế còn phần nào chưa được hợp lý
2.1.2 Về chủ thể tham gia sáp nhập:
Loại hình pháp lý:
Sáp nhập NHTMCP cũng có những giới hạn nhất định đối với hình thứcpháp lý của các chủ thể tham gia sáp nhập Theo Thông tư 04/2010/TT-
NHNN năm 2010 về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD thì “NH, công ty
tài chính, TCTD hợp tác sáp nhập vào một NH” Như vậy, NH (chỉ gồm
NHTMCP theo quy định tại điều khoản phạm vi điều chỉnh của Thông tư) cóthể sáp nhập vào một NH khác; công ty tài chính, TCTD hợp tác có thể sápnhập vào NH Trong Dự thảo Thông tư gần đây về Quy định việc tổ chức lạiTCTD thay thế cho Thông tư 04/2010/TT-NHNN, hình thức sáp nhập TCTDđối với NHTMCP được quy định theo hướng hạn chế đối tượng sáp nhập:
NH, công ty tài chính sáp nhập vào NH Việc quy định hạn chế như trên nhằmtránh những rắc rối pháp lý có thể phát sinh từ việc sáp nhập, hợp nhất giữacác TCTD có loại hình hoạt động khác nhau
Tuy nhiên Luật các TCTD 2010 quy định NHTM phải thành lập hoặcmua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động một số hoạt độngkinh doanh nhất định trong đó có hoạt động cho thuê tài chính Trong khi đó,tại Dự thảo thông tư về tổ chức lại TCTD không chophép một NH được phépmua lại hay sáp nhập với một công ty cho thuê tài chính Như vậy, trongtrường hợp một NHTM muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê tàichính thì cần phải thành lập mới công ty con đảm nhận hoạt động này mà