Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam

113 794 11
Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trong đó thị trường chứng khoán là công cụ đắc lực trong quá trình huy động vốn, sử dụng và luân chuyển vốn nhằm tạo cơ sở vững chắc và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định “…phát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng kinh tế xã hội của đất nước…”. Khi thị trường chứng khoán bước đầu tạo lập ở Việt Nam, Đại hội Đảng IX cũng đã xác định: “...phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán…an toàn, hiệu quả”. Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng khoán (tạo hàng hóa cho thị trường), tạo kênh huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho sự phát triển kinh tế. Một trong những hàng hóa của thị trường chứng khoán là cổ phiếu của NHTMCP. Thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng NHTMCP có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ để mở rộng kinh doanh. Cùng với đó, nguồn vốn sẽ được điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi hoạt động kém hiệu quả đến nơi hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời tạo khả năng tăng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế nước ta phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trước những vấn đề đặt ra trong quá trình mở cửa và hội nhập, các văn bản pháp luật hiện có đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu, tạo lập mối quan hệ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng và đặc biệt là chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP còn thiếu, nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất. Hiện tại, để nghiên cứu lĩnh vực này, chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số văn bản pháp luật chung như Luật Chứng khoán, Nghị định số 582012NĐ – CP của Chính phủ ngày 20072012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định số 852010NĐ CP của Chính phủ ngày 02082010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thông tư 2042012TT – BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, Quyết định số 132007QĐBTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Quyết định số 7872004QĐ – NHNN ngày 24062004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định tạm thời về việc Ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Bên cạnh đó, các văn bản này còn không ít những bất cập, chồng chéo giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng. Đó là bất cập về điều kiện thực hiện chào bán. Các quy định về điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng không đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm soát báo cáo tài chính của ngân hàng phát hành. Cùng với đó, thủ tục tiến hành chào bán còn phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khắt khe với thời gian dài gần hai tháng khiến các chủ thể tham gia IPO bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Như vậy, việc điều chỉnh pháp lý các hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao, chưa khuyến khích được các NHTMCP tăng tỉ lệ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Hơn nữa trước xu hướng hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế cần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất phù hợp với tình hình phát triển đất nước cũng như phù hợp với chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế, phát huy được vai trò tích cực của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung. Trước tình hình đó, tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn:“Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” để nghiên cứu.

Trang 1

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3

4 Mục đích nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Những đóng góp mới của luận văn 5

7 Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần 6

1.1.2 Phân loại cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần 13

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngthương mại cổ phần 17

1.2 Các hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 20

1.2.1 Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) 22

1.2.2 Chào bán thêm cổ phần ra công chúng 23

1.3 Nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 25

1.4 Vai trò của chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 28

Trang 2

1.5 Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng

thương mại cổ phần 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RACÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 35

2.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 35

2.1.1 Tổ chức phát hành – Ngân hàng thương mại cổ phần 35

2.1.2 Nhà đầu tư 40

2.1.3 Tổ chức trung gian 44

2.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước 46

2.2 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 49

2.3 Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 58

2.3.1 Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và thẩm định đăng ký chào báncổ phiếu ra công chúng 58

2.3.2 Công bố thông tin chào bán cổ phiếu ra công chúng 69

2.3.3 Phân phối cổ phiếu 70

2.4 Bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 72

2.5 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu racông chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 77

Trang 3

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

3.2.1 Về phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng 97

3.2.2 Về hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng 98

3.2.3 Cụ thể hóa nội dung thông tin công bố 99

3.2.4 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 101

3.2.5 Tăng thẩm quyền quản lý phát hành 103

3.2.6 Tăng mức xử phạt vi phạm đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra côngchúng 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường Trong đóthị trường chứng khoán là công cụ đắc lực trong quá trình huy động vốn, sử dụng vàluân chuyển vốn nhằm tạo cơ sở vững chắc và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế đấtnước.

Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định “…phát triển thị trường vốn, thu hútcác nguồn vốn trung và dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để đáp ứngnhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xâydựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng kinh tế -xã hội của đất nước…” Khi thị trường chứng khoán bước đầu tạo lập ở Việt Nam, Đạihội Đảng IX cũng đã xác định: “ phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn trungvà dài hạn Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán…an toàn, hiệu quả”.

Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng khoán (tạo hàng hóa chothị trường), tạo kênh huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho sựphát triển kinh tế Một trong những hàng hóa của thị trường chứng khoán là cổ phiếucủa NHTMCP Thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng NHTMCP cócơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ để mở rộng kinh doanh Cùng vớiđó, nguồn vốn sẽ được điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi hoạt động kém hiệuquả đến nơi hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời tạo khả năng tăng vốnđầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trướcnhững vấn đề đặt ra trong quá trình mở cửa và hội nhập, các văn bản pháp luật hiện cóđã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam cũng như hoạt độngchào bán cổ phiếu, tạo lập mối quan hệ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt độnghuy động vốn nói riêng Nhưng bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về chào bán cổphiếu ra công chúng và đặc biệt là chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP cònthiếu, nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất Hiện tại, để nghiên cứu lĩnh vực này,chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số văn bản pháp luật chung như Luật Chứngkhoán, Nghị định số 58/2012/NĐ – CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định số 85/2010/NĐ - CP của Chính phủngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị

Trang 6

trường chứng khoán, Thông tư 204/2012/TT – BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hồsơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng kýchào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sởgiao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Quyết định số787/2004/QĐ – NHNN ngày 24/06/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hànhQuy định tạm thời về việc Ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký niêm yết và pháthành cổ phiếu ra công chúng Bên cạnh đó, các văn bản này còn không ít những bấtcập, chồng chéo giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng Đó là bất cập về điều kiện thựchiện chào bán Các quy định về điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng không đầy đủ,chưa có cơ chế kiểm soát báo cáo tài chính của ngân hàng phát hành Cùng với đó, thủtục tiến hành chào bán còn phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khắt khe với thời giandài gần hai tháng khiến các chủ thể tham gia IPO bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư Như vậy, việcđiều chỉnh pháp lý các hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao, chưa khuyến khíchđược các NHTMCP tăng tỉ lệ chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Hơn nữa trước xu hướng hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế cầnxây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng củaNHTMCP hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất phù hợp với tình hình phát triển đất nướccũng như phù hợp với chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế, phát huy được vai tròtích cực của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng vàcủa thị trường chứng khoán nói chung Trước tình hình đó, tôi đã quyết định chọn đề

tài luận văn:“Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thươngmại cổ phần ở Việt Nam” để nghiên cứu.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được xem xéttrong một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do UBCK và Bộ Tư pháp chủ trì Những côngtrình nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận quan trọng cho sự vận hành và hoạt động củathị trường chứng khoán Việt Nam Ngoài ra, đề tài về chào bán cổ phiếu ra công chúngcũng được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sỹ ở các khía cạnh khác nhau Ví dụ: đề

tài “Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam – thực trạng và phương

Trang 7

hướng hoàn thiện” của Nguyễn Minh Hiếu năm 2008, đề tài “Chào bán cổ phiếu lầnđầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Minh Thu năm 2008, đề tài“Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng công ty cổ phần Việt Nam, nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh Hằng năm 2010….Bên cạnh các công

trình lớn còn có các bài bình luận, nghiên cứu về vấn đề này ở một số báo và tạp chí:Nhà nước và pháp luật, Chứng khoán Việt Nam, Đầu tư chứng khoán, Tạp chí ngânhàng…Tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ở khía cạnh chào báncổ phiếu ra công chúng của NHTMCP còn là đề tài kén người tham gia, số lượng côngtrình đi sâu vào nghiên cứu không nhiều Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài tronggiai đoạn hiện nay và thực tiễn tình hình nghiên cứu, chúng ta cần có nhiều hơn nữacác công trình phân tích, tổng hợp về vấn đề này để nhằm hỗ trợ và phát triển hoạtđộng chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

Phạm vi nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ đề tài đã chọn, luận văn sẽ phân tích về hoạt động chào bán cổphiếu ra công chúng của NHTMCP nhằm đưa ra những phương hướng và giải phápnhất định Chủ yếu luận văn phân tích các quy định pháp lý trong pháp luật Việt Namđược đề cập trong Luật Chứng khoán, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướngdẫn, thông tư, nghị định như Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/07/2012 Quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy địnhvề việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánhngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoàikhác có hoạt động ngân hàng, Nghị định số 85/2010/NĐ - CP ngày 02/08/2010 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán,Quyết định số 20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về việc sửađổi bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ củaNgân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân, Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chínhlĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơngiản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhànước,Thông tư số 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫnHồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng …và lấy thực tiễn làm cơ sở kiểmnghiệm.

4 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCPtrên khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam Bêncạnh việc xem xét định nghĩa, đặc điểm, bản chất và trình tự cơ bản để tiến hành chào

Trang 8

bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP thì còn so sánh với cách thức áp dụng trongthực tế để thấy được tính khả thi và phù hợp của quy định pháp lý như thế nào Trên cơsở đó, đánh giá những vấn đề còn vướng mắc, những quy định pháp lý còn bất cập,đưa ra phương hướng hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu racông chúng của NHTMCP.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, lấy quan điểm, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về phương diện thị trường vốn nói chung và phương diệnTTCK nói riêng làm cơ sở lý luận Bên cạnh đó, luận văn còn triệt để sử dụng phươngpháp thống kế, phương pháp duy vật lịch sử để xem xét quá trình hình thành, phát triểnmột cách khách quan và sự vận động nội tại bên trong của TTCK, cụ thể đi sâu vàohoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

Phương pháp so sánh giữa quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật đểthấy được những vấn đề bất cập được sử dụng một cách triệt để Cùng với đó là sự sosánh có phân tích với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, xem xét môhình và học hỏi kinh nghiệm Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp,quy nạp, diễn giải để làm sàn đỡ các nội dung nghiên cứu trong đề tài Đây là cơ sởquan trọng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chào bán cổphiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.

6 Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiệnhành về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sởlý luận và thực tiễn, đề xuất quy định đặc thù nhằm giải quyết một cách có hiệu quảcác vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này Cụ thể luận văn sẽ có những đóng gópmới sau đây:

 Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chếriêng cho các vấn đề liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

 Xác định những điểm đặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúngcủa NHTMCP so với chào bán chứng khoán ra công chúng của các chủ thể khác.

 Nhận diện và trình bày những mô hình pháp lý áp dụng cho hoạt động chàobán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó xác địnhnhững vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng pháp luật.

 Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động chàobán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.

7 Kết cấu luận văn

Trang 9

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận vănchia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân

hàng thương mại cổ phần.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân

hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công

chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Trang 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RACÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thươngmại cổ phần.

Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần.

Sự ra đời của cổ phiếu là một thành tựu to lớn đối với hoạt động kinh doanh vàlà cơ sở quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất Có thể thấy rằng cổ phiếu gắn chặtvới những phát minh lớn ở cuối thế kỉ XIX và trong suốt thế kỉ XX đầy sôi động, cổphiếu tiếp tục là cái phao nâng đỡ con tàu tiến bộ của loài người trên con đường tìm cái

mới Giáo sư Wolfran Engel trong tác phẩm“Thị trường chứng khoán và công ty cổphần” đã khẳng định “Không có sáng kiến tìm ra cổ phần thì không thể nghĩ đến pháttriển Cổ phần đã trở thành công cụ để chuyển mọi dành dụm trong tầng lớp dân cưvào đầu tư sản xuất Cổ phần tạo điều kiện tách bạch chức năng của nhà kinh doanhvới chức năng của nhà cấp vốn Một người có tài kinh doanh có thể trở thành nhà kinhdoanh kể cả khi anh ta không giàu”.

Cổ phiếu là một trong các loại chứng khoán cơ bản, gắn chặt với sự ra đời vàphát triển của công ty cổ phần Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về cổ phiếu:

_ Theo Francis Lemenier trong cuốn “Nguyên lý thực hành luật thương mại,luật kinh doanh” về Luật Pháp thì cổ phiếu là chứng thư xác nhận quyền sở hữu một

tài sản nhất định nên được coi là tài sản thực sự Cổ phiếu tồn tại dưới dạng chứng thư,có mệnh giá, thời hạn hiệu lực ít ra bằng thời hạn tồn tại của doanh nghiệp ghi trongđiều lệ.

_ Theo Luật Chứng khoán Cộng hòa Belarus ngày 12 tháng 3 năm 1992 thì:

“Cổ phiếu là một chứng khoán, chứng nhận quyền của người sở hữu đối với phần tiềnđóng góp trong tài sản của công ty, cho phép người này nhận phần chia lợi nhuận củacông ty là cổ tức và tham gia quản lý công ty”.

Trang 11

_ Theo Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006, cổ phiếu là loại chứng khoánxác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phầncủa tổ chức phát hành.

_ Theo Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2005:

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhậnquyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu có thể ghi tên hoặckhông ghi tên Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

 Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộchiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉthường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đônglà tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;

Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấyphép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nướcngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài kháccó hoạt động ngân hàng:“Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mạiđược thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần” Vậy nên trong luận văn này

Trang 12

cổ phiếu của NHTMCP sẽ được nghiên cứu dưới góc độ cổ phiếu của công ty cổ phầntuy nhiên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của NHTMCP.

Theo Khoản 4 Điều 2 Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban hànhngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ củaNgân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân và Quyết định số20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về việc sửa đổi bổ sung mộtsố điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàngthương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do Ngânhàng thương mại cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phầncủa Ngân hàng thương mại cổ phần đó Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần cóthể có ghi tên và không ghi tên theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại cổphần”.

Điều lệ của các NHTMCP cũng thống nhất với quy định này, cụ thể như Điều lệNHTMCP Techcombank, tại Mục 1 Điều 1 Điểm o:“Cổ phiếu là chứng chỉ do ngânhàng phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phầncủa ngân hàng Cổ phiếu của ngân hàng có thể ghi tên hoặc không ghi tên”; Điều lệ

NHTMCP Nam Việt cũng quy định: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và

lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của Ngân hàng pháthành, là chứng chỉ do Ngân hàng phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổphần của Ngân hàng Cổ phiếu của Ngân hàng có thể là cổ phiếu ghi tên hay cổ phiếukhông ghi tên theo quy định” – Điểm n Khoản 1 Điều 1; Điều lệ NHTMCPVietcombank:“Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ của ngân hàng phát hànhxác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của ngân hàng” – Điểm r Khoản 1Điều 1.

Điều 18 Quyết định số 1122/2001/QĐ – NHNN quy định nội dung chủ yếu củacổ phiếu NHTMCP tương tự như quy định về cổ phiếu của công ty cổ phần trong LuậtDoanh nghiệp:

a) Tên, trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần;b) Số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

Trang 13

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;e) Tên cổ đông (đối với cổ phiếu có ghi tên);

f) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của Ngân hàng thươngmại cổ phần;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi biểu quyết ngoài những yếu tố trên cònphải ghi rõ mức được biểu quyết theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổphần.

Vậy cổ phiếu của NHTMCP là loại cổ phiếu do NHTMCP phát hành, có nhữngđặc điểm khác biệt so với cổ phiếu của các công ty cổ phần khác và khác biệt với cácloại giấy tờ có giá khác do NHTMCP phát hành.

Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hànhgiấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng thì giấy tờ có giá do TCTD phát hànhgồm giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và cácgiấy tờ có giá ngắn hạn khác), giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dàihạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác), giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vôdanh Sau đây, ta sẽ xem xét sơ lược sự khác biệt của các loại giấy tờ có giá này với cổphiếu do NHTMCP phát hành.

 Về cổ phiếu:

Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong ngân hàng và cho phép ngườisở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong NHTMCP Cổ phiếu là giấybiên nhận số vốn cổ phần nên thuộc chứng khoán vốn Cổ phần là phần vốn góp kinhdoanh có tính chất lời ăn lỗ chịu nên không có kỳ hạn Người mua cổ phiếu là cổ đôngđược sở hữu một phần tài sản của NHCP theo tỷ lệ góp Người mua cổ phiếu khôngđược rút vốn trở lại Người mua cổ phiếu có quyền đầu phiếu (trừ khi mua cổ phiếu ưuđãi).

 Về trái phiếu:

Trái phiếu là giấy biên nhận số nợ ngân hàng vay nên thuộc chứng khoán nợ.Trái phiếu có kỳ hạn, dù ngân hàng thua lỗ họ vẫn trả lãi cho người mua trái phiếu.Người mua trái phiếu chỉ là chủ nợ ngân hàng Người mua trái phiếu được hoàn vốntrở lại khi đến hạn Người mua trái phiếu không có quyền đầu phiếu Lợi tức trái phiếucố định không phụ thuộc vào mức thu nhập của ngân hàng.

 Về tín phiếu:

Trang 14

Tín phiếu là một loại “trái phiếu ngắn hạn” do NHNN phát hành, khác nhau vềthời gian có giá trị tối đa là 364 ngày Theo qui định, tín phiếu có thời hạn dưới 12tháng, còn thời hạn của trái phiếu là trên 12 tháng.

Về nguyên tắc, tín phiếu do các ngân hàng thương mại tự nguyện mua, trên cơsở tính toán nguồn vốn của mình và có thời hạn dưới 12 tháng Trường hợp cần thiết,ngân hàng thương mại có thể bán lại tín phiếu cho NHNN để lấy tiền về Tuy nhiên,trong một số trường hợp cần thiết NHNN “bắt buộc” các ngân hàng thương mại phảimua một lượng tín phiếu để điều chỉnh chính sách tiền tệ, như tháng 02/2008.

- Về kỳ phiếu:

Là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhấtđịnh vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặctheo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác, trả một số tiền nhất định mộtcách vô điều kiện và ghi rõ tên người thụ hưởng Nếu xét về bản chất kỳ phiếu là mộtloại trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn là khoảng dưới 1 năm Kỳ phiếu (và hốiphiếu) dùng thanh toán cho các bên xuất nhập khẩu.

Sau đây sẽ nghiên cứu về đặc điểm của cổ phiếu NHTMCP và trên cơ sở đóthấy rõ được những đặc thù của loại hình chứng khoán này.

Thứ nhất, cổ phiếu của NHTMCP là một trong nhiều loại loại cổ phiếu đang lưuthông trên TTCK nên về cơ bản nó sẽ có những các đặc điểm của cổ phiếu nói chungnhư:

_ Cổ phiếu là chứng khoán vốn:

Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốngóp, các quyền lợi hợp pháp khác đối với ngân hàng phát hành Đây được xem là loạitài sản theo đó chủ sở hữu nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của ngân hàng, cóquyền quyết định đối với hoạt động của ngân hàng Tỉ lệ phần quyền do tỉ lệ lượng cổphiếu nắm giữ quyết định Khác với chứng khoán nợ là trái phiếu, với cổ phiếu chủ sởhữu sẽ có tư cách chủ thể góp vốn, được hưởng lợi tức (cổ tức) từ kết quả hoạt độngkinh doanh Mỗi loại cổ phiếu có mệnh giá nhất định.

_ Cổ phiếu có tính sinh lợi:

Trang 15

Lợi nhuận là mục đích đầu tiên mà các nhà đầu tư hướng tới khi tham gia vàohoạt động kinh doanh Bản thân cổ phiếu cũng đem lại cho nhà đầu tư nhiều khoản lợinhuận thông qua các phương thức: cổ (dividends), lợi nhuận từ lãi vốn (capital gain) vàlợi ích về thuế (tax benefits).

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặcbằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụvề tài chính (Điều 4.1, Luật Doanh nghiệp 2005) Trên cơ sở hai lý thuyết: lý thuyết ổnđịnh cổ tức và lý thuyết thặng dư cổ tức đánh giá quan hệ phân phối lợi nhuận giữ lạitái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông, người ta chia chính sách trả cổ tức thành mộtsố loại sau: có thể trả với mức cổ tức ổn định tính trên mỗi cổ phần; trả cổ tức định kìtheo mức thấp kèm theo một khoản tăng thêm vào cuối năm hoặc theo đuổi một hệ sốtrả cổ tức mục tiêu (duy trì tỉ lệ phần trăm định sẵn giữa phần trả cổ tức và thu nhậpmỗi cổ phần) [19,tr.175] Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt, bằng chính cổ phần củatổ chức phát hành hoặc bằng tài sản của công ty Mức trả cổ tức cụ thể còn phụ thuộcvào loại hình cổ phiếu, mức độ ưu tiên chi trả.

_ Cổ phiếu có tính thanh khoản:

Ngoại trừ một số loại cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo Luật Doanhnghiệp 2005 thì các cổ phiếu trên TTCK đều có khả năng chuyển nhượng cao Cổphiếu được biết đến là hàng hoá có tính thanh khoản cao, nghĩa là có khả năng tự dochuyển đổi thành tiền mặt Khả năng này còn phụ thuộc vào khoảng thời gian và chiphí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó Các nhàđầu tư có thể mua bán trao tay nhanh chóng nhờ vào hệ thống môi giới trên TTCKhoặc trực tiếp đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ khi thị trường có nhiều chuyển biến Thịtrường giá lên (bull market) là TTCK mà giá các loại chứng khoán (chủ yếu là cổphiếu) tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời giantương đối dài với lượng mua bán tương đối lớn Đây là thời điểm mà các nhà đầu tưthường bán cổ phiếu Thị trường giá xuống (bear market) là thị trường mà chứngkhoán giảm đột ngột, liên tục kéo dài có sự giảm giá ít nhất 20% của các chỉ số chứngkhoán chính từ mốc giá cao nhất trong thời gian ít nhất hai tháng Đối với các nhà đầu

Trang 16

cơ mà nói đây là cơ hội để kiếm lãi bằng việc vay cổ phần bán theo giá trị hiện hành vàchờ đến lúc giá xuống mua cổ phần hoàn trả để hưởng phần chênh lệch [39, tr.8] Nhìnchung để thu được lợi nhuận nhà đầu tư phải có sự nghiên cứu, đánh giá nhạy bén chutrình phát triển của thị trường, xem xét tiềm năng và cơ hội tăng trưởng của mỗi loại cổphiếu Điều này đòi hỏi nguồn thông tin trên thị trường phải minh bạch, chính xác vàkip thời.

_ Cổ phiếu có tính rủi ro:

Là loại chứng khoán có khả năng sinh lợi cao nên tính rủi ro của cổ phiếu cũngkhá lớn Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợitức – người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi kì vọng bù đắp bằng lợi tức tănglên Giá trị của cổ phiếu chịu sự tác động của yếu tố rủi ro bao gồm rủi ro có hệ thốngvà rủi ro không có hệ thống Đó có thể là tình hình lạm phát của nền kinh tế, sự thayđổi tỉ giá hối đoái, lãi suất, biến động tình hình tài chính của tổ chức kinh doanh…Vốnlà loại chứng khoán thông dụng trên TTCK nên cổ phiếu rất nhạy cảm với yếu tố rủiro Sau một đêm cổ phiếu trên sàn có thể đạt mức cực đỉnh hoặc rớt giá thảm hại tuỳvào biến động của thị trường.

Tuy nhiên vì chủ thể phát hành của cổ phiếu là NHTMCP – một định chế tàichính đặc thù của nền kinh tế nên cổ phiếu của NHTMCP có thêm đặc điểm riênglà“không được sử dụng để cầm cố tại chính Ngân hàng thương mại cổ phần phát hànhcổ phiếu đó” – Điều 17 Quyết định số 1122/2001/QĐ – NHNN của NHNN ban hànhngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ củaNgân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân Điều này cũng được ghinhận trong điều lệ các NHTMCP như ngân hàng Techcombank tại Khoản 8 Điều 21,ngân hàng Nam Việt tại Khoản 8 Điều 28 Bởi vì cầm cố là biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố Do đó, trong trường hợp bên cầmcố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, ngân hàng không thể nhận chínhtài sản của mình để thay thế cho nghĩa vụ của bên cầm cố.

Trang 17

1.1.2 Phân loại cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần

Có khá nhiều cách phân loại cổ phiếu, sau đây là một số cách phân loại thôngdụng nhất Căn cứ theo hình thức tồn tại cổ phiếu người ta phân thành cổ phiếu ghidanh và cổ phiếu không ghi danh, căn cứ theo mức độ và tính chất chuyển nhượngngười ta có cổ phiếu không được chuyển nhượng, cổ phiếu chuyển nhượng có điềukiện và cổ phiếu được tự do chuyển nhượng Căn cứ vào quyền lợi người sở hữu cổphiếu được hưởng người ta phân thành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Luật Doanh nghiệp 2006 quy định công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếuphổ thông, ngoài ra có thể có cổ phiếu ưu đãi (gồm cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổphiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác do điều lệ côngty quy định)

Tham khảo quy định của Nghị định 59/2009/NĐ – CP Về tổ chức và hoạt độngcủa ngân hàng thương mại đã hết hiệu lực, cổ phiếu NHTMCP gồm cổ phiếu phổ thôngvà cổ phiếu ưu đãi; trong cổ phiếu ưu đãi gồm cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưuđãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi khác không làm giảm vốn của ngân hàng.

_ Cổ phiếu phổ thông:

Cổ phiếu phổ thông là dạng cổ phiếu điển hình nhất mà các ngân hàng thườngphát hành Lợi tức của cổ phiếu phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Mỗi cổ phiếu phổ thông đại diện cho quyền sở hữu một phần vốn của ngân hàng.Thông thường một ngân hàng có thể thay đổi lượng cổ phiếu đang lưu hành bằng cáchbán các cổ phiếu bổ sung hay mua lại và huỷ bỏ một phần cổ phiếu đã phát hành trước.Trong các trường hợp trên, tỉ lệ sở hữu của các cổ đông cũ đều thay đổi Ví dụ mộtngân hàng phát hành 1000 cổ phiếu ra công chúng và có người mua một trong số đó,lúc này tỉ lệ sở hữu là 1/1000 Sau đó ngân hàng phát hành thêm 500 cổ phiếu thì tỉ lệsở hữu của người đó giảm xuống còn 1/1500 Như vậy, tỉ lệ sở hữu của cổ đông đã bịpha loãng (dileted) do phát hành cổ phiếu mới Để tránh tình trạng pha loãng quá mứctỉ lệ sở hữu của cổ đông hiện hữu, người ta đưa ra các quy định về số lượng cổ phiếuđược phép phát hành (số lượng cổ phiếu tối đa mà ngân hàng được phép phát hành).Thực tế nhiều ngân hàng không phát hành hết số cổ phiếu được phép phát hành.

Trang 18

Về quyền lợi, người nắm giữ cổ phiếu phổ thông được tham gia họp ĐHĐCĐvà được bỏ phiếu biểu quyết những vấn đề quan trọng của ngân hàng, được quyền bầucử, ứng cử vào HĐQT Nhà đầu tư được hưởng cổ tức nhất định tùy thuộc vào hoạtđộng kinh doanh, chính sách của ngân hàng và do HĐQT quyết định Vì vậy thu nhậpmà cổ phiếu phổ thông mang lại là thu nhập không cố định Ngoài ra, khi ngân hàngphát hành cổ phiếu mới về tăng vốn, cổ đông hiện hữu được mua trước cổ phiếu mới,trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Khi ngân hàng bị phá sản cổ đông vẫn có thể nhận được khoản tài sản nhất địnhtương ứng với tỉ lệ phần vốn sau khi ngân hàng đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chínhtheo thứ tự ưu tiên.

_ Cổ phiếu ưu đãi:

Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu dành cho cổ đông nhiều ưu đãi hơn cổ phiếu thườnghay gọi là dạng cổ phiếu “đặc quyền” So với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có mứclợi tức xác định như trái phiếu và cổ đông có quyền ưu tiên chia cổ tức trước cổ phiếuthường Trong trường hợp công ty không đủ lợi nhuận để trả theo tỉ lệ đó thì sẽ ưu tiêntrả theo khả năng có thể Quyền ưu tiên chia này cũng được áp dụng trong trường hợpcông ty bị phá sản hoặc giải thể Do vậy nhìn chung mức rủi ro của cổ phiếu ưu đãithấp hơn so với cổ phiếu phổ thông.

Hiện nay có khá nhiều cách phân loại cổ phiếu ưu đãi Nếu nhìn nhận từ giác độkhả năng đem lại lợi tức, cổ phiếu có thể phân thành các loại sau:

+ Cổ phiếu “ thượng hạng ”: là cổ phiếu do công ty có thành tích lâu dài và liêntục về lợi nhuận và chi trả cổ tức phát hành Thường các công ty phát hành cổ phiếu làcông ty lớn, có tên tuổi và tiềm lực kinh tế trên thị trường Đặc điểm cơ bản của loại cổphiếu này là tính ổn định cao, ít khi bị mất giá và cổ tức được chi trả ổn định tăng đềuđặn Cổ phiếu của Viettinbank cũng được đánh giá là cổ phiếu Bluechip trên TTCKViệt Nam.

+ Cổ phiếu tăng trưởng: là cổ phiếu của công ty có doanh số, thu nhập và thị phầntăng trưởng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói chung và nhanh hơn mức độtrung bình của ngành Do quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu phát triển và mở rộng quy

Trang 19

mô sản xuất nên phần lớn lợi nhuận của công ty được giữ lại tái đầu tư phát triển, thườngtrả cổ tức với tỉ lệ thấp hoặc không trả Tuy nhiên khả năng tăng giá của loại cổ phiếunày là rất cao, nhà đầu tư có thể kiếm tìm lợi nhuận thông qua chuyển nhượng cổ phiếutrên thị trường.

+ Cổ phiếu phòng vệ: là cổ phiếu do những công ty có sức chống đỡ với suythoái phát hành Đó thường là các công ty kinh doanh sản phẩm thiết yếu như nướcgiải khát, bánh kẹo, thực phẩm… Loại cổ phiếu này có mức chi trả cổ tức ổn định ngaycả trong thời kì kinh tế suy thoái Tuy nhiên khả năng tăng giá của cổ phiếu này khôngcao nên chỉ thu hút nhà đầu tư cá nhân kiếm tìm mức cổ tức ổn định với tâm lý antoàn.

+ Cổ phiếu thu nhập: là cổ phiếu của công ty có mức trả cổ tức cao hơn bìnhthường, loại cổ phiếu này thường có sức hấp dẫn cao đối với người mua cổ phiếu để cóthu nhập thường xuyên nhưng không có tiềm năng tăng giá Đây là loại cổ phiếuthường do các công ty thuộc lĩnh vực công ích phát hành và thường phát hành chonhững người già và người về hưu.

+ Cổ phiếu thời vụ: là cổ phiếu của công ty mà thu nhập có khuynh hướng biếnđộng theo thời vụ, tiêu biểu là các công ty bán lẻ, do vậy cổ phiếu cũng chỉ có sức hấpdẫn theo thời điểm nhất định.

+ Cổ phiếu chu kỳ: là cổ phiếu của những công ty có lợi nhuận không ổn địnhmà phụ thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm của công ty trên thị trường Khi điều kiệnkinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thườngcủa công ty tăng Khi điều kiện kinh doanh xấu đi, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuậngiảm và do đó giá cổ phiếu cũng giảm Điển hình lĩnh vực kinh doanh của các công tynày là sắt thép, xi măng, máy công cụ

Điều 30 Nghị định 59/2009/NĐ – CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàngthương mại đưa ra các quy định về cổ phiếu ưu đãi biểu quyết dựa trên Luật Doanhnghiệp 2006: Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơnso với cổ phần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết dođiều lệ công ty quy định Với việc sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ đông có được

Trang 20

các đặc lợi như: i) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với sốphiếu biểu quyết ưu đãi theo quy định của điều lệ ngân hàng, ii) Các quyền khác nhưcổ đông phổ thông tuy nhiên cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không đượcchuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.

Khoản 4 Điều 30 Nghị định 59/2009/NĐ – CP quy định Cổ phiếu ưu đãi cổ tức:được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mứcổn định hằng năm Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng.Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng và chỉ được trảkhi ngân hàng có lãi Trường hợp ngân hàng kinh doanh thua lỗ thì cổ tức cố định trảcho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo Mức cổ tức cố địnhcụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng do ĐHĐCĐ quyết định và được ghi trêncổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức Tổng giá trị mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi cổ tứctối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng Thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểmsoát, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý, điều hành khác của ngân hàng khôngđược mua cổ phiếu ưu đãi cổ tức của chính ngân hàng phát hành Người được mua cổphiếu ưu đãi cổ tức do Điều lệ ngân hàng quy định hoặc do ĐHĐCĐ quyết định.

Có thể nhận thấy cổ phiếu là một loại chứng khoán đặc biệt, là chứng khoánvốn mang lại cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận lớn nhưng cũng chứa đựng không ít rủiro So với các loại chứng khoán khác thì bên cạnh trái phiếu, cổ phiếu là chứng khoánkhá gần gũi trong “tâm lý người Việt” Do vậy các quy định pháp lý về việc đưa cổphiếu vào giao dịch trên thị trường cần đầy đủ, chặt chẽ và hiệu quả Đó là một trongnhững biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư và thúc đẩy sự pháttriển khách quan của thị trường chứng khoán.

Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngthương mại cổ phần.

Khái niệm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổphần.

TTCK là kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế, nơi luân chuyểnnguồn vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn Để TTCK phát huy được vai trò

Trang 21

của mình thì hoạt động chào bán chứng khoán phải giữ vai trò then chốt nhằm cungcấp nguồn hàng hoá, kích ứng cho sự phát triển đồng bộ của toàn thị trường.

Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng thực chất là việc chuyểnnhượng quyền sở hữu vốn, là hình thức phân phối chứng khoán từ tổ chức phát hành

sang nhà đầu tư theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Thuật ngữ “chào bánchứng khoán ra công chúng” trong Luật Chứng khoán 2006 thay thế khái niệm“pháthành chứng khoán ra công chúng” của Nghị định 48/1998/NĐ – CP ngày 11/07/1998

về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng và Nghị định 144/2003/NĐ – CPngày 28/01/2003 về chứng khoán và TTCK là hoàn toàn phù hợp, cho phép điều chỉnhhành vi chào mời, bán hay phát hành chứng khoán ra công chúng Nếu như phát hànhriêng lẻ chỉ dừng lại ở việc chào bán chứng khoán trong phạm vi một số nhà đầu tưnhất định với điều kiện hạn chế và không tiến hành hành rộng rãi ra công chúng thìchào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi phải chào bán cho số lượng lớn côngchúng đầu tư, trong đó một tỉ lệ nhất định phải được phân phối cho nhà đầu tư nhỏ Có

nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “công chúng” trên thế giới Theo pháp luật

Malayxia, công chúng ở đây là tất các các cá nhân và tổ chức trong xã hội ngoại trừnhà điều hành và những người liên quan đến quản lý công ty, cổ đông lớn và cá nhânliên quan Còn theo pháp luật Trung Quốc, phát hành chứng khoán ra công chúng làphát hành cho số lượng nhà đầu tư trên 800 người Pháp luật Việt Nam cũng quy địnhba phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng: Thông qua phương tiện thôngtin đại chúng, kể cả Internet; Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trởlên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và Chào bán cho một số lượngnhà đầu tư không xác định (Khoản 12 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006) Tuy xét về sốlượng và mức độ được quy định trong văn bản pháp luật của các quốc gia là khác nhaunhưng có thể hiểu chào bán chứng khoán ra công chúng là thực hiện bán chứng khoánra công chúng với số lượng nhà đầu tư lớn, công khai, chính thức nhằm huy độnglượng vốn lớn trên thị trường.

Chào bán chứng khoán ra công chúng phải bỏ ra một khoản chi phí phát hànhcao hơn so với việc phát hành riêng lẻ Chẳng hạn trên thị trường sơ cấp Hoa Kỳ, chiphí cho một đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng chiếm đến 6,17% tổng số vốn huyđộng Bên cạnh đó, các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiệnnghĩa vụ công bố thông tin.

Phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúngthường dựa vào một số tiêu thức nhất định do luật pháp mỗi nước quy định Chẳng hạnMỹ, Luật Chứng khoán năm 1933 phân biệt phát hành riêng lẻ và chào bán chứngkhoán ra công chúng dựa vào hai tiêu thức là tổng giá trị đợt phát hành và số lượng

Trang 22

người mua chứng khoán của đợt phát hành Việc phân biệt hai phương thức chào bánnày nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, phục vụ cho công tác quản lý phát hànhchứng khoán Đồng thời sự phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán ra côngchúng nhằm xác định phạm vi thị trường của các loại chứng khoán Chỉ có các chứngkhoán được phát hành rộng rãi ra công chúng mới được giao dịch trên thị trườngchứng khoán thứ cấp tập trung và những chứng khoán này mới có tính thanh khoảncao Các công ty chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng được gọi là công ty đạichúng.

Các công ty chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng và được niêm yếttrên thị trường chứng khoán tập trung có lợi thế trong việc quảng bá tên tuổi của côngty Để chào bán chứng khoán ra công chúng, các doanh nghiệp phát hành phải có đủnhững điều kiện nhất định và đó là những công ty có tiềm lực tài chính phát triển ổnđịnh Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình tìm kiếm bạn hàng vàkí kết các hợp đồng kinh doanh Đồng thời, chào bán chứng khoán ra công chúng còngiúp công ty có thể thu hút, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, làm tăng chất lượng và độchính xác của các báo cáo của công ty do các bản báo cáo phải được lập theo nhữngquy định của cơ quan quản lý.

Chào bán chứng khoán ra công chúng là phương thức tài trợ vốn chủ yếu chocác doanh nghiệp và có những ưu thế nhất định Đối với những nước đang phát triển,hình thức huy động vốn thông qua phương thức chào bán chứng khoán ra công chúngmang ý nghĩa quan trọng Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân thường xuyênthiếu vốn trong khi khả năng đáp ứng của Ngân sách Nhà nước cũng như khả năng vayvốn ngân hàng còn hạn chế.

Việc chào bán chứng khoán ra công chúng với sự tham gia đông đảo của cácnhà đầu tư giúp các công ty bán được chứng khoán với giá hợp lý Cho nên, trên thịtrường, giá cả của những chứng khoán chào bán ra công chúng thường cao hơn giá củacác chứng khoán phát hành riêng lẻ.

Một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của nhiềunước phát triển thị trường chứng khoán nhằm khuyển khích và huy động vốn dài hạnphục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân.

Chào bán chứng khoán ra công chúng với sự tham gia của các tổ chức bảo lãnhphát hành có uy tín, đảm bảo sự thành công của đợt chào bán.

Chào bán chứng khoán ra công chúng được phân biệt giữa chào bán cổ phiếu,chứng chỉ quỹ và trái phiếu Tuy nhiên hiện nay trên thực tế chưa có quy định cụ thểnào về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng nên chúng ta chỉ có thể nghiên cứu kháiniệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng nói chung và của NHTMCP nói riêng

Trang 23

trên nền của chào bán chứng khoán ra công chúng đã nói ở trên Như vậy, có thể hiểumột cách khái quát, chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP là hình thức huyđộng vốn bằng cách bán cổ phiếu rộng rãi cho số lượng công chúng đầu tư không hạnchế, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân của NHTMCP

Đặc điểm của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP:

Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP chỉ diễn ra trên thịtrường sơ cấp Đây là hoạt động duy nhất có thể thiết lập được mối quan hệ giữa ngânhàng phát hành và nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có cơ hội góp vốn vào NHTMCP Cácloại hình công ty khác ngoài công ty cổ phần như công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyhợp danh, nhà đầu tư muốn trở thành chủ sở hữu công ty bắt buộc phải tham gia vàohoạt động thành lập công ty đó Hình thức công ty cổ phần có nhiều ưu điểm do nhàđầu tư chỉ cần có một lượng vốn nhất định là có thể tham gia sở hữu cổ phiếu của côngty, qua đó sở hữu một phần công ty Công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ bằng cáchbán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư bắt buộc phải thông qua hoạt động chào báncổ phiếu Trong tất cả các hoạt động của thị trường cổ phiếu chỉ có hoạt động chào báncổ phiếu là thiết lập mối quan hệ giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư Khi chào báncổ phiếu của mình ngân hàng phát hành công bố những thông tin về tình hình tàichính, lĩnh vực kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị công ty.Nhà đầu tư phân tích những thông tin do ngân hàng phát hành cung cấp và quyết địnhđầu tư vào cổ phiếu và trở thành cổ đông của ngân hàng.

Trong quá trình chào bán cổ phần ra công chúng, ngân hàng phát hành và nhàđầu tư không trực tiếp liên hệ với nhau mà bắt buộc phải qua trung gian là công tychứng khoán thực hiện tổ chức đấu giá cổ phần (như của Vietinbank là Công ty Chứngkhoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VICS) hoặc công ty chứng khoán thựchiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho ngân hàng Ngân hàng phát hành không đượcphép tự mình bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mà buộc phải tuân theo một quy trìnhnghiêm ngặt để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Các hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổphần

Trang 24

Hiện tại, chưa có một văn bản pháp luật chuyên ngành nào quy định cụ thể vềhình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nên tất cả những nghiên cứuvề vấn đề này đều dựa trên các quy định về chào bán chứng khoán, chào bán cổ phiếura công chúng nói chung và những quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM,TCTD.

Luật Chứng khoán 2006 đưa ra hai hình thức chào bán chứng khoán ra côngchúng là chào bán lần đầu và chào bán thêm Khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán2006 quy đinh:“Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bánchứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phần hoặc quyền mua cổ phầnra công chúng và các hình thức khác”.

Cũng như Luật Chứng khoán Việt Nam, Luật Chứng khoán và giao dich chứngkhoán Hàn Quốc đưa ra hai hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng là chàobán chứng khoán ra công chúng của một đợt phát hành mới và chào bán ra công chúngcác chứng khoán còn tồn đọng Tuy tên gọi có khác biệt so với Việt Nam nhưng về bảnchất hai hình thức chào bán này cũng giống chào bán lần đầu và chào bán thêm theoLuật Chứng khoán Việt Nam.

- "Chào bán chứng khoán ra công chúng của một đợt phát hành mới" là kêu gọithuyết phục mua các chứng khoán mới phát hành theo các điều khoản và điều kiệnthống nhất theo các điều kiện được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịchChứng khoán được thành lập theo Điều 118 luật này (Đã được sửa đổi theo Luật số4469 ngày 31/12/1991).

- "Chào bán ra công chúng các chứng khoán còn tồn đọng" là việc chào bán,bán hoặc đề nghị mua các chứng khoán còn tồn đọng theo các điều khoản và điều kiệnthống nhất theo các quy định của Ủy ban (Đã được sửa đổi theo Luật số 4469 ngày31/12/1991).

Điều 10 Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/07/2012 Quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Chứng khoán đã quy định cụ thể hơn về hai hình thức chào bán này:

1 Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:

Trang 25

a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho tổ chức pháthành;

c) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúngthông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức pháthành;

d) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vựccơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần;

2 Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:

 Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hànhquyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;

Như vậy, có thể hiểu chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP có haihình thức chính là chào bán lần đầu ra công chúng và chào bán thêm.

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của NHTMCP chia thành 4 hình thức:i) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho NHTMCP phát hành,ii) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông quathay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của NHTMCP phát hành, iii)Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập tổ chức tín dụng cổ phần; iv)Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhànước.

Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP chỉ gồm: Công ty đạichúng (NHTMCP sau khi IPO đã trở thành công ty đại chúng) chào bán thêm cổ phiếura công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốnđiều lệ.

1.2.1 Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của NHTMCP là trường hợpriêng của chào bán chứng khoán ra công chúng Theo thông lệ tài chính trong kinhdoanh, việc chào bán này có ý nghĩa là một ngân hàng lần đầu tiên huy động vốn rộngrãi từ công chúng bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghinhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng tại kìhọp Đại hội đồng cổ đông thường niên hay bất thường Một phần của IPO có thể làchuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu Như vậy có thể hiểu IPO có hai hìnhthức: IPO sơ cấp (cổ phần được bán lần đầu ra công chúng nhằm tăng vốn) và IPO thứcấp (cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu) Nhìn chung IPO có một số đặcđiểm sau:

Trang 26

- Về hàng hóa: Cổ phiếu là đối tượng tiến hành IPO của NHTMCP Cổ phiếu cótính thanh khoản cao, lợi nhuận lớn và tất nhiên yếu tố rủi ro cũng khá cao Do vậy,gắn liền với các đặc tính của cổ phiếu, quá trình IPO đòi hỏi sự tham gia quản lý hiệuquả của các cơ quan chức năng, sự minh bạch của thị trường cộng với vai trò của tổchức tài chính chuyên nghiệp Theo các chuyên gia tài chính thế giới, chào bán cổphiếu ra công chúng được coi là thị trường sơ cấp chỉ dành cho các tổ chức tài chínhchuyên nghiệp tham gia như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ Cánhân muốn đấu giá cứ đưa ra mức giá của mình nhưng phải ủy thác cho công ty tàichính làm trung gian hoặc để công ty tài chính đấu giá hộ và chịu mất phí Sau khihoàn thành bảo lãnh đấu giá ở thị trường sơ cấp, cổ phiếu mới chào bán cho côngchúng ở thị trường thứ cấp.

- Về bản chất: Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực chất cũng là quátrình chuyển quyền sở hữu từ tổ chức phát hành sang nhà đầu tư theo quy định củapháp luật NHTMCP có thể huy động vốn bằng cách giữ nguyên vốn điều lệ, phát hànhthêm cổ phiếu để tăng vốn hoặc bán bớt phần vốn có sẵn của ngân hàng

- Về ý nghĩa: Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng có vai trò quan trọng đốivới hoạt động của NHTMCP, là phương thức huy động lượng vốn lớn từ các nhà đầutư trên thị trường IPO là cơ hội quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, nângcao vị thế của ngân hàng Các hoạt động giao dịch tiếp theo trên thị trường thứ cấp chỉthay đổi quan hệ sở hữu giữa các cổ đông chứ không tạo thêm vốn cho ngân hàng.

1.2.2 Chào bán thêm cổ phần ra công chúng.

NHTMCP sau khi đã chào bán cổ phiếu lần đầu thành công trở thành công tyđại chúng, có kết quả hoạt động kinh doanh tốt muốn tăng vốn điều lệ, mở rộng qui môcó thể chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng Trình tự chào bán cổ phiếu thêm ra côngchúng cũng giống như chào bán cổ phiếu lần đầu Ngân hàng phải chứng minh đượcnăng lực tài chính và năng lực quản trị của mình trong hồ sơ chào bán cổ phiếu gửi lênUBCKNN sau đó tiến hành hoạt động chào bán như chào bán cổ phiếu lần đầu Đặcđiểm khác biệt của chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng là ngân hàng phải dànhquyền ưu tiên cho cổ đông của mình để đảm bảo quyền lợi của họ không thay đổi khi

Trang 27

ngân hàng thay đổi quy mô vốn điều lệ Quyền ưu tiên được thể hiện bằng quyền muacổ phiếu do ngân hàng phát hành cung cấp cho các cổ đông, theo đó cổ đông được muathêm một số lượng cổ phiếu mới theo giá nhất định trong một thời hạn nhất định đểđảm bảo tỷ lệ sở hữu đối với phần vốn điều lệ của ngân hàng Cổ đông có thể sử dụngquyền ưu tiên của mình hoặc chuyển nhượng cho người khác Giá đăng ký mua cổphiếu và thời hạn đăng ký mua cổ phiếu trong quyền mua cổ phần do ngân hàng pháthành quy định Giá đăng ký mua cổ phiếu luôn thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu vàthời hạn đăng ký ngắn chỉ từ một đến sáu tuần.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng có quyền ưu tiên mua như cổ đông phổthông Ngân hàng phát hành có thể phát hành cho cổ đông ưu đãi chứng quyền hoặcbảo chứng phiếu Bảo chứng phiếu cũng quy định số lượng cổ phiếu phổ thông đượcquyền mua nhưng có thời hạn dài hơn chứng quyền, hoặc thời hạn vĩnh viễn.

Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phần ra công chúng để thay đổi cơ cấu sởhữu mà không làm tăng thêm vốn điều lệ: Đây là trường hợp công ty đại chúng đã thựchiện chào bán cổ phần ra công chúng nhưng chưa bán hết số lượng cổ phiếu được phépphát hành Tổ chức phát hành thực hiện đợt chào bán thêm cổ phiếu chưa phát hành racông chúng Do công ty cổ phần chưa phát hành hết cổ phiếu của mình ra công chúngnên khi thực hiện chào bán thêm cổ phiếu, công ty không phát hành kèm theo chứngquyền cho cổ đông của công ty.

Trên thực tế, các NHTMCP đều thực hiện chào bán thêm cổ phiếu ra côngchúng theo cách này Ví dụ như ở Vietcombank, qua 4 lần phát hành thêm cổ phiếutăng vốn điều lệ kể từ khi chuyển đổi thành NHTMCP tháng 6/2008, Vietcombankchào bán cổ phiếu với giá bằng mệnh giá cho các cổ đông hiện hữu Sau khi làm thủtục trình và được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hànhthêm cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với giá bán và tỷ lệ bán do ĐHĐCĐquyết định, Vietcombank tổ chức họp ĐHĐCĐ để thông qua Phương án tăng vốn điềulệ Trên cơ sở văn bản chấp thuận của NHNN và phương án tăng vốn điều lệ đượcĐHĐCĐ thông qua, Vietcombank lập hồ sơ trình UBCKNN xin giấy phép pháp hànhcổ phiếu ra công chúng Khi có được Giấy phép phát hành cổ phiếu ra công chúng,

Trang 28

Vietcombank gửi văn bản cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đề nghị chốtdanh sách cổ đông để thực hiện quyền Các cổ đông có tên trong Danh sách này cóquyền đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm theo giá và tỷ lệ do ĐHĐCĐ quyết định.

1.3 Nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngthương mại cổ phần.

Chào bán cổ phiếu ra công chúng là một trong những hoạt động chính yếu củaTTCK nên để hoạt động này diễn ra một cách suôn sẻ thì cần phải tuân thủ các nguyêntắc hoạt động của TTCK, cụ thể là:

Điều 4 Luật Chứng khoán quy định:

1 Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổchức, cá nhân.

2 Công bằng, công khai, minh bạch.

3 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.4 Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

5 Tuân thủ quy định của pháp luật.

Trước đây, về vấn đề này Điều 2 Nghị định 144/NĐ – CP của Chính phủ về chứngkhoán và thị trường chứng khoán quy đinh:“Các hoạt động phát hành chứng khoán racông chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và các hoạt động cóliên quan khác phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”

Tương tự như Việt Nam, Luật Chứng Khoán Trung Quốc năm 1998 quy định:Điều 3:“Các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán phải tuân theonguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch”

Điều 4:“Các đương sự trong các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoáncó địa vị pháp luật bình đẳng, phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, thoải mái, thànhthực”.

Như vậy, để việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP được thực hiệnmột cách suôn sẻ thì các hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bảnnhư tự do cạnh tranh, công bằng, công khai, minh bạch

Trang 29

Nguyên tắc cạnh tranh tự do:

TTCK phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do Các nhà phát hành, nhà đầutư tự do tham gia và rút khỏi thị trường Giá cả trên thị trường phản ánh mối quan hệcung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty Trên thịtrường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mìnhcho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn chứng khoán mà họ muốn đầutư vào Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm chomình một mức lợi nhuận cao nhất.

Nguyên tắc công khai:

Chứng khoán là hàng hóa tượng trưng – hàng hóa vốn, người đầu tư không thểkiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựatrên cơ sở các thông tin có liên quan Vì vậy, để đảm bảo cho thị trường chứng khoánhoạt động có hiệu quả và công bằng thì các tin tức có tác động đến sự thay đổi giá cảcủa chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho các nhà đầu tư nhằm tạo cho họ cơhội đầu tư như nhau, đồng thời là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các hành vi gianlận trong kinh doanh chứng khoán, lũng đoạn thị trường Các thông tin được công khaithông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoánvà các tổ chức có liên quan.

Nguyên tắc trung gian mua bán:

Trên TTCK, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian để đảmbảo cho các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và hợp pháp, tránhsự giả mạo lừa đảo trong giao dịch Các công ty chứng khoán, bằng việc thực hiệnnghiệp vụ của mình đảm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu chứng khoán gặpnhau Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà pháthành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua cácnghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán giúpcác nhà đầu tư hoặc kết nối các nhà đầu tư với nhau qua việc thực hiện các giao dịchmua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.

Trang 30

Về những nguyên tắc của TTCK nêu trên, tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO)đã có những kiến nghị rất cụ thể đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra côngchúng như: (1) Tổ chức phát hành cần công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời các kết quảtài chính và các thông tin quan trọng khác đối với quyết định của nhà đầu tư;(2) Ngườisở hữu chứng khoán trong công ty cần được đối xử công bằng và như nhau;(3) Hoạtđộng kế toán và kiểm toán cần có chất lượng cao và được thế giới chấp nhận.

Nguyên tắc về hoạt động công bố thông tin của tổ chức phát hành.

Nguyên tắc này quy định tổ chức phát hành cần công bố thông tin đầy đủ, chínhxác, kịp thời các kết quả tài chính và các thông tin quan trọng khác đối với các quyếtđịnh của nhà đầu tư.

Việc công bố công khai thông tin về các kết quả tài chính và các thông tin quantrọng khác đối với các quyết định của nhà đầu tư là việc thông báo cho các nhà đầu tư cácthông tin quan trọng về ngân hàng để các nhà đầu tư lựa chọn ra quyết định đầu tư theo sựđánh giá của họ; điều này rất cần thiết để đảm bảo tính công bằng trong giao dịch và hìnhthành giá chứng khoán hợp lý, góp phần phát triển thị trường.

Công bố thông tin phải đảm bảo các yếu cầu sau:

 Sự chính xác của thông tin: mọi thông tin công bố trên thị trường đều phảichính xác Thông tin không chính xác sẽ dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm, giá cảchứng khoán không phản ánh đúng giá trị thực chất của ngân hàng, ảnh hưởng đến sựphát triển của thị trường.

 Sự kịp thời của thông tin: các thông tin phải được cung cấp kịp thời cho cácnhà đầu tư để tránh những quyết định sai lầm trong đầu tư Công bố nhanh chóngthông tin về ngân hàng sẽ giảm khả năng giao dịch không công bằng dựa trên thông tinnội bộ.

 Sự công bằng về thông tin: các thông tin về chứng khoán và TTCK phải đượcphổ biến cho tất cả công chúng đầu tư Điều này giúp thực hiện nguyên tắc công bằngcủa TTCK, các nhà đầu tư đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin.

Nguyên tắc đối xử công bằng:

Trang 31

Nguyên tắc đối xử công bằng xuất phát từ chính bản chất của cổ phần Mỗi cổphần đều tạo cho người sở hữu nó các quyền và lợi ích ngang nhau gồm: quyền thamdự, phát biểu và biểu quyết ĐHĐCĐ, mỗi cổ phần có một phiếu biểu quyết, được nhậncổ tức, đươc quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần nắmgiữ, được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần…do vậy nếu sở hữu cùng một loại cổphần thì người sở hữu cổ phần đó phải được đối xử công bằng và như nhau Tronghoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, nguyên tắc này yêu cầu:

 Mỗi cổ đông đều có quyền ngang nhau trong việc mua cổ phần mới pháthành thêm của tổ chức phát hành theo tỉ lệ nắm giữ tương ứng;

 Tổ chức phát hành phải đảm bảo cung cấp thông tin như nhau cho tất cả côngchúng đầu tư.

Nguyên tắc kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế

Nguyên tắc kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế quy định hoạt động kế toánvà kiểm toán cần có chất lượng cao và được thế giới chấp nhận Việc đưa ra nguyêntắc này nhằm đảm bảo các ngân hàng chào bán chứng khoán có tình hình tài chính,kinh doanh tốt, có triển vọng phát triển trong tương lai Báo cáo tài chính của tổ chứcbắt buộc phải được kiểm toán bởi cơ quan quản lý về lĩnh vực chứng khoán chấp thuậntheo tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Vai trò của chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngthương mại cổ phần.

Cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu nói chung, chào bán cổ phiếu ra côngchúng là hoạt động thu hút đầu tư, tăng qui mô vốn điều lệ để mở rộng hoạt động sảnxuất kinh doanh So với các phương pháp huy động vốn đầu tư khác như vay vốn từTCTD khác hoặc phát hành trái phiếu ngân hàng, huy động vốn bằng chào bán cổphiếu ra công chúng có nhiều ưu điểm:

Thứ nhất, khoản thu được từ chào bán cổ phiếu không cấu thành một khoản nợ

mà ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả, làm giảm áp lực về khả năng cân đối thanhkhoản của ngân hàng.

Trang 32

Thứ hai, khả năng thu được lượng vốn lớn từ xã hội do không hạn chế số lượng

nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân Ngân hàng cổ phần thực hiện chào bán cổphần riêng lẻ bị hạn chế số lượng cổ đông và thông thường chỉ bán cổ phần cho nhữngnhà đầu tư có mối quan hệ mật thiết với tổ chức phát hành Nếu thực hiện chào bán cổphần ra công chúng ngân hàng phát hành chỉ cần cung cấp thông tin về tình hình hoạtđộng của mình, khả năng tài chính và năng lực bộ máy quản trị theo quy định của phápluật, những nhà đầu tư có nhu cầu sẽ tìm hiểu và quyết định mua cổ phiếu Thông tinvề ngân hàng phát hành được công bố rộng rãi là cơ hội để mọi nhà đầu tư, đặc biệt lànhững nhà đầu tư cá nhân có cơ hội góp vốn vào ngân hàng Số lượng nhà đầu tưkhông bị hạn chế tạo cho tổ chức phát hành cơ hội huy động được nguồn vốn dư thừadồi dào trong công chúng Đây là ưu điểm nổi bật của hình thức chào bán ra côngchúng.

Thứ ba, cổ phiếu được chào bán ra rộng rãi ra công chúng mới làm tăng tính

thanh khoản của cổ phiếu đó Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu được chào bán ra côngchúng có toàn quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu của mình (trừ trường hợp cổ phiếuưu đãi biểu quyết hoặc cổ phiếu phổ thông của của cổ đông sáng lập khi chuyểnnhượng phải tuân theo một số yêu cầu của pháp luật) Ngân hàng cổ phần chào bánriêng lẻ luôn bị giới hạn số lượng cổ đông dưới một trăm nhà đầu tư trừ nhà đầu tưchuyên nghiệp Chính vì vậy, khi một cổ đông muốn chuyển nhượng một phần cổ phầncủa mình họ không thể tự do chuyển nhượng cho bất kỳ ai, mà phải đảm bảo sau khichuyển nhượng ngân hàng cổ phần vẫn giữ được số lượng cổ đông dưới một trăm (trừcổ đông là nhà đầu tư chuyên nghiệp) Ngoài ra, chào bán cổ phiếu ra công chúng giúpcho cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung, khiến cho hoạt độngmua bán cổ phiếu dễ dàng và thuận tiện.

Thứ tư, chào bán cổ phiếu ra công chúng giúp tổ chức phát hành quảng bá được

tên tuổi, thương hiệu và nâng cao uy tín của mình Để được cấp giấy chứng nhận chàobán cổ phần ra công chúng, ngân hàng cổ phần phải thỏa mãn được những điều kiệnkhắt khe về công bố thông tin, chế độ kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước vềchứng khoán và thị trường chứng khoán Do vậy, một ngân hàng có cổ phiếu được

Trang 33

chào bán rộng rãi mặc nhiên được đánh giá cao hơn các ngân hàng khác không thựchiện chào bán cổ phiếu ra công chúng Một công ty đại chúng có kết quả kinh doanhtốt sẽ thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, cổ phiếu của ngân hàng lên giávà qua đó ngân hàng được quảng bá bằng chính cổ phiếu của mình.

Chào bán cổ phiếu ra công chúng không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối vớiNHTMCP phát hành mà cả với nhà đầu tư và toàn bộ nền kinh tế:

Đối với ngân hàng phát hành, chào bán cổ phiếu ra công chúng là công cụ huyđộng vốn hiệu quả và linh hoạt Trước khi Việt Nam có thị trường chứng khoán, cácdoanh nghiệp chỉ có thể vay vốn từ ngân hàng với lãi suất nhất định trong một thời hạnnhất định và thường phải thế chấp tài sản cố định để bảo đảm khoản vay Huy độngvốn bằng phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng không chỉ thu hút được lượngvốn lớn mà còn giảm áp lực cho tổ chức phát hành về nghĩa vụ hoàn trả và cân đốithanh khoản của ngân hàng.

Đối với nhà đầu tư, hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng là cơ hội tốt đểhọ góp vốn vào những NHTMCP có triển vọng kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi chođồng tiền của mình Nhà đầu tư được chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhàđầu tư chuyên nghiệp.

+ Nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình Từng cá nhân vàhộ gia đình riêng lẻ không có nhiều tiền nhưng chiếm số lượng lớn trong xã hội và làđối tượng chính hoạt động chào bán ra công chúng hướng đến Chỉ khi các ngân hàngcổ phần chọn hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng thì đông đảo các nhà đầu tưcá nhân mới có cơ hội tham gia vào hoạt động mua cổ phiếu của ngân hàng Đối vớicác đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư cá nhân thực sự không có nhiều cơ hộitrở thành cổ đông của ngân hàng vì bị hạn chế số lượng và thông tin Những ngân hàngnhà nước cổ phần hóa chào bán riêng lẻ thường chỉ bán cho một bộ phận cán bộ côngnhân viên của công ty, không thể bán hết cho toàn bộ người lao động vì hạn chế sốlượng Thêm vào đó, các nhà đầu tư cá nhân khi muốn chuyển nhượng cổ phiếu chàobán riêng lẻ gặp khó khăn hơn so với cổ phiếu được chào bán ra công chúng vì ràngbuộc bởi những quy định về điều kiện chuyển nhượng của công ty.

Trang 34

+ Nhà đầu tư chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính,công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứngkhoán Nhà đầu tư chuyên nghiệp khác nhà đầu tư cá nhân ở quy mô tổ chức và nghiệpvụ Đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng các tổ chức nói trên không chỉlà nhà đầu tư đơn thuần mà còn đóng vai trò trung gian quan trọng giữa nhà đầu tư vàngân hàng phát hành

Đối với nền kinh tế chào bán cổ phiếu ra công chúng là hoạt động khởi điểmmở đầu cho mọi hoạt động của thị trường cổ phiếu Từ đây, hàng hóa được cung cấpcho TTCK, thúc đẩy hoạt động của TTCK, đáp ứng quy luật cung cầu của nền kinh tế.Do đó, cổ phiếu được giao dịch trên thị trường có đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng haykhông phụ thuộc phần lớn vào hoạt động chào bán.

Để được chào bán cổ phiếu ra công chúng các NHTMCP phải thỏa mãn mộtsố điều kiện nhất định về vốn điều lệ, về kết quả kinh doanh trong một thời gian cụ thể,cùng các quy định khắt khe về kế toán và kiểm toán Sau khi phát hành cổ phiếu ra racông chúng các ngân hàng này phải tiếp tục duy trì chế độ báo cáo thông tin đầy đủ vàminh bạch về những hoạt động của ngân hàng cũng như về tình hình tài chính dưới sựkiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Vì vậy, hoạt động chàobán cổ phiếu ra công chúng sẽ tăng chất lượng và độ chính xác của các bản báo cáo tàichính, làm trong sạch môi trường đầu tư và kinh doanh Điều kiện, thủ tục chào bán cổphiếu được lập theo chuẩn chung do nhà nước quy định nên vừa đảm bảo tính chínhxác cao vừa thuận tiện cho việc so sánh đánh giá kết quả hoạt động của các NHTMCP. Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngthương mại cổ phần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày20 tháng 7 năm 2000 nhưng đến nay đã có nhiều bước phát triển ấn tượng Song songvới sự phát triển của TTCK và hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng, pháp luậtđiều chỉnh lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển củathị trường.

Trang 35

Nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 11 tháng 7 năm 1998 - tiềnthân của Nghị định 144/2003/NĐ-CP và Luật Chứng khoán 2006 là văn bản đầu tiênđiều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán trong đó có hoạt động phát hànhchứng khoán ra công chúng Ra đời cùng với Nghị định 48/1998/NĐ-CP là Quyết định127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh, tạo thị trường giao dịch tập trung cho hoạt động mua bánchứng khoán nói chung và hoạt động mua bán cổ phiếu nói riêng

Trong 5 năm đầu đi vào hoạt động (2000-2004) thị trường chứng khoán ViệtNam không có nhiều phát triển, hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng cũngkhông thể hiện được bộ mặt của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam hầu nhưkhông mặn mà với phương thức huy động vốn được đánh giá là rất linh hoạt và hiệuquả này Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trườngchứng khoán ra đời được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn pháttriển của thị trường chứng khoán và hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng

Trước yêu cầu xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về chứng khoán vàthị trường chứng khoán, ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIđã thông qua Luật Chứng khoán 2006 Năm 2010 ban hành Luật Chứng khoán sửa đổivà năm 2012 là Nghị định 58/2012/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán vàLuật Chứng khoán sửa đổi Như vậy Luật Chứng khoán 2006 đã hệ thống lại toàn diệncác quy phạm điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán trong đó có những nộidung quan trọng của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng: Điều kiện chào bán,thủ tục trình tự chào bán và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức có liên quan

Bên cạnh đó, một văn bản rất quan trọng cũng điều chỉnh hoạt động chào bán cổphiếu ra công chúng của đối tượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa là Nghị định59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt độngcủa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổchức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng Quyếtđịnh số 20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về việc sửa đổi bổ

Trang 36

sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngânhàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân theo Quyết định số1122/2001/QĐ – NHNN Tổng hợp những văn bản pháp lý nói trên tạo thành hệ thốngquy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng củaNHTMCP ở Việt Nam về các nội dung:

 Chủ thể của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng

 Thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng Bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng

 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng.Do thời gian và điều kiện nghiên cứu không có nhiều nên luận văn chỉ xin được đềcập đến các vấn đề nêu trên, còn các vấn đề khác liên quan đến hoạt động chào bán cổphiếu ra công chúng của NHTMCP như tranh chấp và giải quyết tranh chấp, công bốthông tin, bảo vệ nhà đầu tư xin nghiên cứu trong các công trình khác.

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Pháp luật luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triểnnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt đối với những lĩnhvực nhạy cảm nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán hay hoạt động chào bán cổphần ra công chúng của NHTMCP thì pháp luật là công cụ không thể thiếu được đểbảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo môi trường đầu tư được an toàn, lànhmạnh Để xây dựng được hệ thống pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng củaNHTMCP ở Việt Nam đầy đủ, hoàn thiện thì luận văn đã nghiên cứu, làm sáng tỏđược cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế riêng cho các vấn đề liên quanđến chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP Đồng thời xác định những điểmđặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP so với chàobán chứng khoán ra công chúng của các chủ thể khác Từ đó nhận diện và trình bàynhững mô hình pháp lý áp dụng cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng củaNHTMCP Trên cơ sở những vấn đề đã được nghiên cứu ở chương 1, chương 2 sẽ tiếnhành đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này Qua đó xác địnhnhững vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra côngchúng của NHTMCP ở Việt Nam, tạo tiền đề xây dựng một hệ thống pháp luật chuyênngành hoàn chỉnh.

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RACÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Ở VIỆT NAM

2.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

2.1.1 Tổ chức phát hành – Ngân hàng thương mại cổ phần.

Để bảo vệ thị trường và nhà đầu tư, pháp luật của tất cả các quốc gia đều quyđịnh cụ thể những đối tượng được phép tham gia chào bán chứng khoán và những loạichứng khoán nhất định mà chủ thể đó có thể chào bán Đồng thời trong quá trình chàobán các chủ thể này còn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chào bánchứng khoán với những quyền và nghĩa vụ nhất định Luật Chứng khoán và giao dichchứng khoán Hàn Quốc năm 1994 và Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Nhật Bản năm 1992 cùng đưa ra thuật ngữ “Người phát hành” là bất kỳ người nào đãphát hành hoặc dự định phát hành bất kỳ chứng khoán nào Khác với Nhật Bản và HànQuốc, Luật giao dịch chứng khoán Balan năm 1997 không đưa ra thuật ngữ “ngườiphát hành” mà đưa ra thuật ngữ “tổ chức phát hành”giống với Việt Nam - được hiểu

là nói đến chủ thể phát hành chứng khoán dưới tên mình Còn Luật Chứng khoán và

giao dich Đài Loan lại đưa ra khái niệm“nhà phát hành” với nghĩa là một công ty

chào bán và phát hành chứng khoán ra công chúng, hoặc những người thực hiện chàobán chứng khoán ra công chúng Từ đây ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát nhất vềchủ thể chào bán chứng khoán như sau:

Chủ thể chào bán chứng khoán là các tổ chức được phép chào bán chứng khoánđể huy động vốn từ công chúng sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thẩmquyền chào bán, các điều khoản chào bán, thủ tục chào bán và phương thức chào bántheo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy theo sự quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK của mỗiquốc gia khác nhau mà ở đó sẽ tồn tại các loại chủ thể chào bán chứng khoán khác

Trang 39

nhau Tuy nhiên, tựu chung lại thì trên thế giới tồn tại hai loại chủ thể chào bán chínhlà: loại chủ thể kinh doanh bao gồm một số các doanh nghiệp trong nền kinh tế và loạichủ thể phi kinh doanh bao gồm chính phủ và các chính quyền địa phương Chủ thểchào bán cổ phiếu chính là các doanh nghiệp trong nền kinh tế Loại chủ thể kinhdoanh là loại chủ thể truyền thống và đông đảo nhất Đối với loại chủ thể này để đượcchào bán cổ phiếu huy động vốn thì thông thường theo quy định chung của pháp luậtcác nước, chúng bắt buộc phải là các pháp nhân và thẩm quyền huy động vốn củachúng chủ yếu được quy định trong luật công ty của mỗi quốc gia.

Ở các nước theo trường phái châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Bỉ…khả năng huyđộng vốn của các công ty được quy định ngay từ khi chúng mới được thành lập, luậtcác nước này thường phân ra làm hai loại hình công ty chính đó là: công ty tráchnhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn không đượcphát hành cổ phiếu, trái phiếu; trong trường hợp muốn tăng vốn điều lệ thì các thànhviên sáng lập phải góp thêm vốn Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu chỉ được áp dụngđối với công ty cổ phần Đối với các nước theo trường phái luật Anh – Mĩ thì có khác,các nước theo trường phái này thường không quy định loại hình công ty ngay từ đầumà để cho công ty trong quá trình hoạt động sẽ lựa chọn một cách thức gọi vốn thíchhợp Nếu chọn cách gọi vốn nội bộ trong một nhóm người với nhau thì sẽ hình thànhloại hình công ty mà ta gọi là công ty đóng Còn nếu gọi vốn bằng hình thức huy độngvốn từ công chúng (chào bán cổ phiếu, trái phiếu) thì sẽ hình thành loại công ty mà tagọi là công ty đại chúng.

Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm tất cảcác tổ chức có chào bán các loại cổ phiếu được pháp luật thừa nhận theo một trong baphương thức: a) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng kể cả Internet, b) Chàobán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyênnghiệp, c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.

Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấpGiấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nướcngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác

Trang 40

có hoạt động ngân hàng thì:“Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mạiđược thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần” Vậy nên NHTMCP cũng là

- Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.- Mã cổ phiếu: VCB

- Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan