1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài

22 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Trước tình hình đó, Luật nuôi con nuôi ra đời đã đánh dấu sựkiện quan trọng của quá trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật và thực tiễn giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi nói chu

Trang 1

MỤC LỤC

Lời cam đoan……… 1

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ………… ……… 2

Mục lục ……… 3

Mở đầu……… 6

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài ………….………

-2. Tình hình nghiên cứu đề tài……… 7

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu……… 9

4. Phương pháp nghiên cứu……… 10

5. Những đóng góp mới của Luận văn………

-6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn……… 11

7. Kết cấu của luận văn………

-Chương I: Khái quát chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ….………. 13

3.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài …………

-3.1.1. Khái quát về nuôi con nuôi ………

-3.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài……… 17

3.1.3. Vai trò của pháp luật về nuôi con nuôi ……… 19

3.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ………… 20

Trang 2

3.2.1. Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế 21

3.2.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế… ………… 26

Kết luận chương I 40

Chương II: Nội dung của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam – So sánh với pháp luật một số nước trên thế giới

41 2.1. Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi……… ………

-2.1.1. Nguyên tắc “Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc” 43 2.1.2. Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không được có một sự phân biệt đối xử nào dù là về giới tính 46 2.1.3. Nguyên tắc “Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước” 47 2.2. Điều kiện nuôi con nuôi……… 51

2.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi ………

-2.2.2. Điều kiện đối với con nuôi ……… 56

2.2.3. Điều kiện về ý chí ……… 59

2.3. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi con nuôi……… 63

2.3.1. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi ………

-2.3.2. Chấm dứt việc nuôi con nuôi ……… 72

2.4. Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ……… 74

2.5 Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi ……… 79

Trang 3

2.6. Nhận xét, đánh giá quy định của pháp luật điều chỉnh quan

hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam với pháp luật

một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam………

87 Kết luận chương II……….……… 93

Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay ………

94 3.1 Thực trạng giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam………

-3.1.1 Những ưu điểm

-3.1.2 Bất cập, tồn tại……… ……… 98

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.……… 113

3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý………

-3.2.2 Hoàn thiện, đổi mới hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài……… 114

3.2.3 Một số giải pháp khác 116

Kết luận chương III 118

Kết luận chung ……… 119

Danh mục tài liệu tham khảo……… 121

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt đã xuất hiện từ lâu

ở nhiều nước trên thế giới Vấn đề này chỉ thực sự trở thành mối quan

Trang 4

tâm của cộng đồng từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và được khẳngđịnh là một trong những quyền dân sự cơ bản của trẻ em trong cácvăn kiện pháp lý quan trọng về quyền con người từ sau đại chiến thếgiới lần thứ hai Những thập niên gần đây, nuôi con nuôi nói chung

và nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài nói riêng ngày càng phát triểnvới quy mô rộng lớn và phức tạp hơn

Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, quan

hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, thì các quan hệ hôn nhân và giađình có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ nuôi con nuôi ngàycàng thu hút được sự chú ý của xã hội Trong bối cảnh đó, về mặtpháp luật có thể thấy trước đây các quy định về nuôi con nuôi nóichung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng được quyđịnh rải rác ở nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, LuậtHôn nhân và gia đình, các Nghị định và một số thông tư… nên rấttản mạn, khó tiếp cận và áp dụng trên thực tế

Trước tình hình đó, Luật nuôi con nuôi ra đời đã đánh dấu sựkiện quan trọng của quá trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật

và thực tiễn giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi nói chung và nuôicon nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thống nhất

và ổn định lâu dài cho công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi,đồng thời chấm dứt tình trạng hai mặt bằng pháp lý gần như tách biệt

về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là việc Việt Nam đã thamgia Công ước Lahay 1993, yêu cầu pháp luật Việt Nam phải hài hoàvới pháp luật nhiều nước trên thế giới và thông lệ quốc tế Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu

tố nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật cũng bộc lộ một số hạn chế vàthực tiễn giải quyết quan hệ nuôi con nuôi còn một số vướng mắc Vìvậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện pháp luật vềnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có so sánh với phápluật một số nước trên thế giới trở thành vần đề cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay Từ những yêu cầu khách quan về lý luận và thức tiễn

trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài” làm Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật, chuyên ngành

Luật quốc tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở nước ta đã đượcnhiều nhà khoa học pháp lí nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh vàmức độ khác nhau: của Viện Trước và sau khi công bố Pháp lệnh hôn

Trang 5

nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đã cómột số công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ nuôi con nuôi

như: Chuyên đề về "Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế" của Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ Tư pháp năm 1998; bài viết của Nguyễn Công Khanh "Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài" đăng

trên tạp chí nghiên cứu lập pháp

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khoá Xthông qua ngày 09/06/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 đánh dấubước phát triển mới của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài Sau sự kiện này, nhiều công trình nghiên cứu,nhiều bài viết mang tính chất bình luận Luật hôn nhân và gia đình đãgóp phần làm phong phú lí luận cơ bản về các quy định của pháp luậtđiều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi như: Bài viết của thạc sĩ Ngô Thị

Hường "Về chế định nuôi con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình

năm 2000" đăng trên Tạp chí luật học số 3/2001; Bài viết của thạc sỹ

Nguyễn Phương Lan “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” đăng trên tạp chí Luật học số 3 năm 2004…;

Trong thời gian Việt Nam đang xem xét để gia nhập Công ướcLahay 1993 có nhiều hội thảo đề cập đến quan hệ nuôi con nuôi như:

Hội thảo của Bộ Tư pháp (10/2003) “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôii con nuôi ” với nhiều báo cáo tham luận đề cập

tới quan hệ nuôi con nuôi; Đề tài nghiên cứu khoa học tháng 10/2005

của Cục con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”.

Ngoài ra, vấn đề nuôi con nuôi quốc tế còn được đề cập trongmột số công trình nghiên cứu khoa học như: đề tài luận án tiến sỹ

“Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Công Khanh; đề tài luận án tiến sỹ “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Hồng

Bắc… Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ đề cập một khía cạnh

nhất định của quan hệ nuôi con nuôi mà chưa có một công trình khoahọc nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về pháp

luật điều chỉnh quan hệ nuôi con có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có

đối chiếu so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới nhất là

Trang 6

trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ướcLahay năm 1993.

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

- Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản vềpháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàicủa Việt Nam

- Phân tích quy định hiện hành của pháp luật pháp luậtViệt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên điều chỉnhquan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có so sánh với phápluật của một số nước trên thế giới, để từ đó tìm ra điểm tương đồng

và điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam so với các nước trongđiều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Từ việcnghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới và trong khuvực về nuôi con nuôi, luận văn rút ra bài học cho Việt Nam tronghoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi quy định củapháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài,

từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạnhiện nay - giai đoạn hội nhập và phát triển

 Phạm vi nghiên cứu

Đây là đề tài tương đối rộng nên luận văn chỉ tập trung phân tích cóđối chiếu so sánh những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôicon nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (pháp luật trong nước ViệtNam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) với pháp luậtmột số nước trên thế giới về các vấn đề cơ bản của nuôi con nuôi như:nguyên tắc, điều kiện nuôi, hệ quả pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tụccủa việc nuôi con uôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Khi so sánh quyđịnh của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

ở Việt Nam, luận văn cũng chỉ chủ yếu so sánh với pháp luật của nhữngnước đã là thành viên của Công ước Lahay năm 1993 để từ đó rút ra bàihọc, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật vềnuôi con nuôi

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những mục đích đã được xác định ở trên, tác giả dựatrên cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trong đó tác giả đặc biệtcoi trọng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, phương pháp

hệ thống, so sánh và phương pháp lịch sử Trong số các phương pháp cụ

Trang 7

thể này, phương pháp so sánh được sử dụng như là phương pháp chủ đạo

để đối chiếu giữa quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với quyđịnh trước đây; để đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với phápluật một số nước trên thế giới và khu vực để tìm ra những điểm tươngđồng và những điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vựcnày

5 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về pháp luậtđiều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Cóthể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới về mặt khoa học củaLuận văn:

- Phân tích một cách có hệ thống lí luận cơ bản về phápluật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Phân tích một cách hệ thống và có so sánh những quyđịnh của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài Đồng thời, phân tích và so sánh quy định củapháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới và khuvực để rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện phápluật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

- Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôicon nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay; đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam tronglĩnh vực này

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn là những bổsung vào lí luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế; những đề xuất, kiến nghị trong luận văn có thể đóng gópmột phần nhỏ vào việc hoàn thiện và đổi mới pháp luật điều chỉnhquan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

- Có thể sử dụng Luận văn làm tài liệu tham khảo cho cácsinh viên chuyên ngành luật, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề phápluật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Các nội dung đề xuất, giải pháp trong luận văn cũng cóthể được áp dụng để giải quyết phần nào những bức xúc liên quan

đã và đang đặt ra trong thực tiễn

7 Kết cấu của luận văn

Trang 8

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Khái quát chung vềpháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; ChươngII: Nội dung quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - so sánh với phápluật một số nước trên thế giới; Chương III: Thực trạng và giải pháphoàn thiện pháp luật Việt nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.1.1 Khái quát về nuôi con nuôi

1.1.1.1 Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một quan hệ xã hội

Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội được E.A Weinstein định

nghĩa thì đó là mối quan hệ xã hội mà cá nhân thuộc gia đình này tiếpnhận sang gia đình mới và được coi như ngang bằng với những liên hệruột thịt và thay thế một phần toàn bộ mối liên hệ đó, dưới góc độ xã hội

đó là mối quan hệ được thiết lập nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và connhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần hoặc lợi ích tinh thần của các bên

1.1.1.2 Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý

Dưới góc độ pháp lý: cũng chưa có khái niệm hoàn chỉnh (kể cả trongCông ước Lahay 1993) Bản chất pháp lý nuôi con nuôi khác nhau, theoThụy Điển, Pháp, Đức… thể hiện ý chí đơn phương, Trung Quốc, HànQuốc … là một hợp đồng song vụ, tại Việt Nam chưa thể hiện thực sự rõnét, không thể là một hợp đồng song phải có sự đồng ý

Trang 9

1.1.1.3 Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một quan hệ pháp luật

Quan hệ nuôi con nuôi có thể được hiểu theo nghĩa là,

- Một quan hệ pháp luật: nuôi con nuôi có các yếu tố chủ thể, khách thể

và nội dung

- Hoặc là, nhóm các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi: là

các loại quan hệ pháp luật khác nhau, như quan hệ pháp luật hành chínhtrong đăng kí việc nuôi con nuôi; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đìnhtrong việc điều chỉnh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và connuôi; quan hệ pháp luật tố tụng trong giải quyết chấm dứt việc nuôi connuôi…

1.1.1.4 Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một chế định pháp lý

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định , chứ không phải ý chí đơnphương của các chủ thể

1.1.2 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo Luật nuôi con nuôi 2010: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài làviệc nuôi con nuôi được thực hiện giữa công dân Việt Nam với ngườinước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại ViệtNam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định

cư ở nước ngoài

1.1.3 Vai trò của pháp luật về nuôi con nuôi

Xác lập, điều chỉnh quan hệ gia đình được hình thành từ việc nuôi connuôi:

- Pháp luật điều chỉnh để định hướng, tạo khung pháp lý cơ bản cho

việc nuôi con nuôi

- Mục đích của việc nuôi con nuôi trong thực tế rất đa dạng.

- Pháp luật nuôi con nuôi xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong

quan hệ nuôi con nuôi

- Giải quyết tốt tình trạng trẻ không có đủ điều kiện tốt trong gia đình

- Là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền bảo vệ được trẻ em được nhận

nuôi, cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan tới nuôicon nuôi

1.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ

nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

1.2.1 Giai đoạn trước thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945

- Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật

Gia Long): có quy định về nuôi con nuôi nhưng vẫng mang hạn chế củaphong kiến là bất bình đẳng con nuôi và con đẻ

- Bộ Dân luật Bắc Kì, Hoàng Việt Trung Kì (thời Pháp thuộc) có mô

hình phương Tây song vẫn nặng tư tưởng phong kiến

Trang 10

1.2.1.2 Giai đoạn từ 1945 – 1986

Quy định chưa thực sự rõ nét giai đoạn này có một số đặc điểm:

- Từ 1945 – 1959 : Quy định còn đơn giản, không có hệ thống, chưa

điều chỉnh đầy đủ, xóa bỏ được quy định lạc hậu của thời kỳ trước

- Từ 1959 – 1986: đã điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước

ngoài:

 Chính phủ ban hành Nghị định số 04(6/1/1961) kèm theo Điều lệ về đăng ký hộ tịch: có một số ít trườnghợp người nước ngoài nhận nuôi trẻ Việt Nam đã được giải quyếtnhưng gặp khó khăn trong thực hiện Ký kết Hiệp định tương trợ tưpháp với: Đức (1980), Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba(1984), Hungari (1985), Bungari (1986)

Xã hội chủ nghĩa nên quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàicũng dần trở nên phức tạp hơn

1.2.2 Giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.2.1 Giai đoạn từ 1986 – 2000

- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ngày 29/12/1986 quy định về

quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nướcngoài tại chương IX nhưng vẫn chung chung

- Từ 1986 – 1992: Quốc hội thông qua Luật quốc tịch (1986) – Điều 14

quốc tịch của trẻ; Pháp lệnh lãnh sự (1990); Hội đồng bộ trưởng đã banhành Quyết định số 145/HĐBT (29/4/1992); Thông tư liên bộ số01/TTLB hướng dẫn thi hành Quyết định 145/HĐBT (19/1/1993), hạnchế của Quyết định 145:

các cơ sở nuôi dưỡng của ngành lao động - thương binh - xã hội

 Chưa quy định cụ thể về cơ quan quản líviệc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài

quản lý chặt chẽ …

- Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người

nước ngoài (2/12/1993) và Nghị định số 184/CP thi hành pháp lệnh(30/11/1994); Thông tư số 503/T (TLB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghịđịnh số 184/CP (25/5/1995); Thông tư số 337/TT-PLQT hướng dẫn thihành một số quy định của Thông tư số 503 (23/8/1995): giải quyết xungđột về thẩm quyền song chưa thiếu khảo sát khi xây dựng Nghị định, tính

dự liệu chưa cao, bị buông lỏng quản lý trong quá trình thực hiện, chưaquy định hoạt động các tổ chức phi chính phủ, chưa được quy định quan

Trang 11

hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại ViệtNam.

Giai đoạn này quy định về vấn đề nuôi con nuôi khá đồng bộ, có cơchế phối hợp, các Hiệp định tương trợ tư pháp có phạm vi điều chỉnhkhông giống nhau

1.2.2.2 Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010

- Luật Hôn nhân và gia đình 2000 – Chương XI đã có: phạm vi điều

chỉnh rộng, xác định rõ nguyên tắc, cách giải quyết xung đột pháp luật vàthẩm quyền, quy định riêng về vùng biên giới, thẩm quyền giải quyết vềvấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Nghị định 68/2002/NĐ-CP (10/07/2002), thông tư số

07/2002/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP(16/12/2002): thay đổi căn bản nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết chongười nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, đối tượng trẻ cholàm con nuôi … Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định 68/2002/NĐ-CP (3/7/2006): mở rộng đối tượng được xintrẻ cũng như đối tượng trẻ được cho làm con nuôi; hồ sơ người xin nhậncon nuôi và hồ sơ trẻ em được cho làm con nuôi; Thông tư số08/2006/TT-BTP; Quyết định số 337/2003/QĐ-BTP; Nghị định số93/2008/NĐ-CP; Quyết định số 2778/2008/QĐ-BTP;

- Hiệp định song phương với Cộng hoà Pháp (1/2/2000) được xây dựng

trên Công ước Lahay năm 1993: quy định về việc giải quyết hồ sơ xinnhận con nuôi thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi và có sựtham gia của tổ chức con nuôi, tổ chức con nuôi của Pháp đủ điều kiệnđược hoạt động nhân đạo phi lợi nhuận

1.2.2.3 Từ năm 2010 đến nay

- Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi: nhấnmạnh việc cho trẻ làm con nuôi nước ngoài là yếu tố cuối cùng

- Việt Nam gia nhập Công ước Lahay 1993 (7/12/2010).

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w