PHÁP LUẬT điều CHỈNH QUAN hệ THUÊ đất GIỮA NHÀ nước và NGƯỜI sử DỤNG đất từ THỰC TIỄN tại hà nội

83 799 1
PHÁP LUẬT điều CHỈNH QUAN hệ THUÊ đất GIỮA NHÀ nước và NGƯỜI sử DỤNG đất từ THỰC TIỄN tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua một quá trình phát triển lâu dài, quan hệ đất đai của nước ta đã vận động theo từng thời kỳ lịch sử, ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở pháp định, được pháp luật bảo đảm trong các mối quan hệ cụ thể giữa Nhà nước với nhân dân, giữa các tổ chức cá nhân với nhau và với Nhà nước, một số quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng phức tạp và đa dạng. Quan hệ đất đai không chỉ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên mà còn là các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề về đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai, trong đó có quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Tuy nhiên, do đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội nên các quan hệ đất đai luôn chứa đựng những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và mang tính thời sự đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng đất vừa phải giữ được thế ổn định lâu dài. Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã trao cho người sử dụng đất các quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ để phù hợp với cơ chế thị trường. Giao đất, cho thuê đất là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, là tiền đề khai thác, sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất cho thuê về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, tình trạng đất cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án còn xảy ra ở nhiều địa phương dẫn đến lãng phí đất đai và gây bất bình trong dư luận. Nhiều địa phương còn thiếu cân nhắc trong việc cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm, vùng biên giới… Do đó, việc tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất cũng sẽ giúp chúng ta khắc phục được những thiếu sót, bất cập nêu trên, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn.

MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 7 Chương 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI 28 Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 68 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CP : Chính phủ NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định WTO : Tổ chức Thương mại thế giới TT : Thông tư UBND : Ủy Ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua một quá trình phát triển lâu dài, quan hệ đất đai của nước ta đã vận động theo từng thời kỳ lịch sử, ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở pháp định, được pháp luật bảo đảm trong các mối quan hệ cụ thể giữa Nhà nước với nhân dân, giữa các tổ chức cá nhân với nhau và với Nhà nước, một số quan hệ với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng phức tạp và đa dạng. Quan hệ đất đai không chỉ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên mà còn là các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề về đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai, trong đó có quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Tuy nhiên, do đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội nên các quan hệ đất đai luôn chứa đựng những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và mang tính thời sự đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng đất vừa phải giữ được thế ổn định lâu dài. Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã trao cho người sử dụng đất các quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ để phù hợp với cơ chế thị trường. Giao đất, cho thuê đất là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, là tiền đề khai thác, sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất cho thuê về cơ bản là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, tình trạng đất cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc chuyển nhượng dự án còn xảy ra ở nhiều địa phương dẫn đến lãng phí đất đai và gây bất bình trong dư luận. Nhiều địa phương còn thiếu cân nhắc trong việc cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm, vùng biên giới… Do đó, việc tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất cũng sẽ giúp chúng ta khắc phục được những thiếu sót, bất cập nêu trên, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đến nay, vấn đề thuê đất mà cụ thể là đề tài về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất đã thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của giới nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và giới nghiên cứu khoa học luật nói riêng dưới nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đây là một đề tài khó và là một chuyên đề nghiên cứu chuyên ngành hẹp. Hơn nữa, đề tài này dường như chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện ở nước ta. Có một số công trình, bài viết nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động thuê đất, có thể đề cập một số công trình tiêu biểu như: “Bàn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” của tác giả TS. Nguyễn Quang Tuyến – Đại học Luật và Nguyễn Xuân Trọng – Vụ chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên môi trường; “Cần điều chỉnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất” của tác giả Phùng Hương – Tạp chí Tài Nguyên và Môi trường, số 15/2011; Pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam - Luận văn thạc sĩ Luật học của Trần Bình Trọng – năm 2006; “Giao đất, cho thuê đất, trường hợp nào cần đấu giá?” của Luật sư Lê Văn Đài ngày 15/4/2011 – Nguồn Chinhphu.vn… Nhìn chung, các công trình, bài báo trên đều nghiên cứu về vấn đề cho thuê đất ở mức độ và phạm vi khác nhau và nhìn chung đã góp phần tạo ra những cơ sở lý luận chung về quản lý đất đai nói chung và thuê đất nói riêng. Tuy nhiên, cho đến này chưa có dự án, đề tài, công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu, đánh giá sâu về các quy định, cơ chế điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Với mong muốn được tiếp cận vấn đề từ tổng quan chính sách, pháp luật về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, nhận diện những bất cập còn hạn chế trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật này, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này và trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu là chỉ ra những điểm còn thiếu sót, hạn chế của khung pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật tại một địa phương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm việc nâng cao hiệu quả thi hành, áp dụng các chế định điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai này trên thực tế. Từ mục tiêu chung, nghiên cứu đề tài này, Luận văn đặt ra những mục đích nghiên cứu chủ yếu như sau: - Hệ thống, tập hợp những cơ sở lý luận chung về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. - Phân tích bản chất của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất; - Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay qua các quy định hiện hành về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất; Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho thuê đất; Quy định về giá đất; Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. - Phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ cho thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất tại thành phố Hà Nội, chỉ ra những thiếu sót, bất cập của việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. - Sau khi đánh giá sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các văn bản pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh về quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa người với người với nhau trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ này rất đa dạng và phức tạp, nó xuất hiện trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai của mỗi chế độ kinh tế, xã hội. Như vậy, quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Mặt khác, pháp luật về quan hệ thuê đất là một đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của một bản Luận văn Thạc sĩ Luật học, người viết chỉ đề cập đến phạm vi quan hệ thuê đất giữa Nhà nước - chủ sở hữu toàn dân về đất đai và người sử dụng đất từ thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quan điểm về việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật vào việc đánh giá, luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá như Phân tích, tổng hợp dữ liệu thu thập được tại Sở Tài nguyên và Môi trường để đánh giá, phân tích thực trạng. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa các nghiên cứu, tài liệu đã có như tham khảo số liệu của một số đề tài nghiên cứu tại các trang web, tạp chí, báo chí cũng như tiếp cận kế thừa các thông tin, tài liệu tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng quan điểm, đánh giá của một số công trình khoa học đã công bố để trên cơ sở đó đánh giá, phân tích những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất để nhận diện những tồn tại nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp mục tiêu đã đặt ra. 6. Kết quả và đóng góp của Luận văn Luận văn đã phân tích được một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất như khái niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất, khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Luận văn đã đánh giá thực trạng của pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, cụ thể như phân tích các quy định hiện hành điều chỉnh quan hệ này như căn cứ, hình thức, thời hạn, thẩm quyền, giá cho thuê đất và đánh giá tác động của các quy định pháp luật này đến các chủ thể sử dụng đất, đồng thời nhận diện những tồn tại, bất cập của pháp luật về vấn đề này trong quá trình triển khai. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, Luận văn đã định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đóng góp của luận văn Ý nghĩa thứ nhất: Kết quả nghiên cứu có thế là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Ý nghĩa thứ hai: Là tài liệu tham khảo cho các cơ sở ngiên cứu và đào tạo luật học. 7. Kết cấu của Luận văn Kết cấu chính của Luận văn gồm có ba phần: Chương 1. Một số vấn đề chung về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Chương 2. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất: Thực trạng, thực tiễn áp dụng tại Hà Nội. Chương 3. Một số kiến nghị được đề xuất từ nghiên cứu thực trạng pháp luật về điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Khái niệm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất 1.1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất Sở hữu là một trong ba quyền cơ bản nhất của con người, bên cạnh quyền sống và quyền tự do mưu cầu hạnh phúc. Đây là lý do tại sao việc xác lập quyền sở hữu đối với đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được xem là quyền cơ bản của con người đó là quyền sở hữu tài sản của mình. Ngày nay trên thế giới tổn tại hình thức sở hữu đất đai là đa hình thức và chỉ một hình thức sở hữu (sở hữu đơn). Đa dạng hình thức sở hữu đất đai bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu cộng đồng (sở hữu chung) và sở hữu tư nhân. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới như Mỹ , Đức, Pháp, Ý, Nhật…Nhà nước thừa nhận, lựa chọn đa hình thức sở hữu trong quản lý đất đai và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về đất đai như thừa nhận một cái tự nhiên, tồn tại trước khi Nhà nước ra đời. Theo TS. Nguyễn Ngọc Vinh thì dạng hình thức đơn sở hữu có nghĩa rằng theo pháp định chỉ tồn tại duy nhất một hình thức sở hữu về đất đai, sở hữu đó có thể là sở hữu nhà nước hoặc sở hữu toàn dân được hiểu là sở hữu chung [32]. Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam không thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai. Ở Việt Nam, toàn bộ vốn đất đai trong cả nước đều thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước - với vai trò là chủ sở hữu và chủ thể quản lý thống nhất toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước, có đầy đủ các quyền năng của một chủ sở hữu đó là quyền chiếm hữu, định đoạt và quyền sử dụng đất đai. Các tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất tách rời quyền sở hữu. Hiện nay, khái niệm quyền sử dụng đất chưa được ghi nhận và quy định trong Luật Đất đai nên đã có nhiều cách tiếp cận và quan điểm về khái niệm quyền sử dụng đất được đưa ra. Trên cơ sở khái niệm quyền sở hữu được quy định tại Điều 173 Bộ luật Dân sự thì quyền sử dụng tài sản là một trong ba quyền năng thuộc nội dung quyền sở hữu của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng được quy định cụ thể tại Điều 192 Bộ Luật Dân sự như sau: " Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Trên cơ sở tinh thần của Bộ luật Dân sự, nhằm xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất và quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tại từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý – Bộ tư pháp đã đưa ra khái niệm về quyền sử dụng đất: “Là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho…từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất” [6, tr 665]. Từ cách tiếp cận khác theo hướng chỉ ra quyền sử dụng đất là quyền phái sinh, TS. Lê Xuân Bá cho rằng: “Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu đất. Thông qua việc được độc quyền giao đất, cho thuê đất, Nhà nước trao cho người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn thuê đất, nhận giao đất những quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó có sự phân biệt theo loại đất, theo đối tượng (người) sử dụng đất, theo hình thức thuê hoặc giao đất”[1]. Từ các hướng tiếp cận và quan điểm như trên, nhìn chung đều xem xét quyền sử dụng đất dưới hai góc độ kinh tế và pháp lý. Về góc độ kinh tế, quyền sử dụng đất là quyền phái sinh được khai thác các lợi ích từ đất của các chủ thể sử dụng đất. Về góc độ pháp lý, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất [...]... phương pháp của luật hành chính lẫn dân sự để điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Từ nhu cầu cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ pháp luật thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, phân tích trên, ta thấy rằng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất tất yếu phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau: Pháp luật điều chỉnh. .. thành và xu hương phát triển pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam đã tạo nền tảng để chúng ta đi sâu hơn các vấn đề pháp lý cụ thể trong Chương 2 Chương 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI 2.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất và thực tiễn thực hiện tại Hà. .. đất cho Nhà nước cho suốt thời gian thuê 1.1.1.4 Đặc điểm của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Từ những phân tích và lập luận cũng như chỉ ra bản chất của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, có thể thấy quan hệ này có những đặc điểm cơ bản như sau:  Quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ra đời từ quy định thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng - một... mình, các cơ quan quản lý đất đai nói trên đều mang quyền lực Nhà nước khi thiết lập quan hệ pháp luật về thuê đất với người sử dụng đất Vì vậy, quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là quan hệ mang tính hành chính và có sự phụ thuộc của người sử dụng đất vào bên đại diện chủ sở hữu Hoạt động chuyển giao đất từ Nhà nước sang cho người sử dụng bằng một hợp đồng thuê đất dựa trên... đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất được hình thành trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân Điều này có nghĩa là người sử dụng đất có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài  Quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng là một quan hệ vừa mang tính dân sự, thương mại, vừa mang tính hành chính Với vai trò là cơ quan đại diện cho Nhà nước để thực hiện và chịu... Khái niệm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất cũng được nêu ra và phân tích gắn liền với các đặc điểm của quan hệ này Việc nắm bắt các thuật ngữ, khái niệm cùng với đặc điểm, tính chất của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất giúp chúng ta nhận thức được vai trò và sự cần thiết trong việc điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất bằng pháp luật Ngoài... đặc điểm của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ra đời từ quy định thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất – một sản phẩm của hoạt động lập pháp nên việc đặt ra khung pháp lý để điều chỉnh quan hệ thuê đất là điều tất yếu và sẽ giúp quan hệ đất đai này phát triển một cách cân bằng, hài hòa lợi ích của các bên Từ vai trò là các cơ quan đại diện cho Nhà nước để thực hiện và chịu trách... này, người viết chỉ đề cập đến phạm vi quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng đất Mặt khác, bàn về cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, theo phần giải thích từ ngữ tại Điều 4 Khoản 2 của Luật đất đai hiện hành quy định : Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Hợp đồng cho thuê. .. giữ 1.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 1.3.1 Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Trong thực tiễn khoa học pháp lý, khi phân chia các nội dung pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội ta có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân chia cho phù hợp với nội dung nghiên cứu Với mục... thời gian sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật Bên thuê đất không thể thỏa thuận thêm hay bớt quyền, nghĩa vụ cũng như giá cả, thời gian sử dụng đất Có thể thấy quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất cũng là quan hệ mang tính hành chính rất rõ, và ở đây tính dân sự thương mại rất mờ nhạt Tóm lại, quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là quan hệ do các . PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 7 Chương 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI. về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Chương 2. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất: Thực trạng, thực tiễn áp dụng tại. về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. - Phân tích bản chất của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất; - Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết quả và đóng góp của Luận văn

    • 7. Kết cấu của Luận văn

    • Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

      • 1.1. Khái niệm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

        • 1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất

        • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

        • 1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

        • 1.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

          • 1.3.1. Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

          • 1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

          • 1.4. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

          • Chương 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI

            • 2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất và thực tiễn thực hiện tại Hà Nội

              • 2.1.1. Các quy định về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất

              • 2.1.2. Các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho thuê đất

              • 2.1.3. Các quy định về giá đất

              • 2.1.4. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

              • 2.2. Đánh giá chung thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại Hà Nội

                • 2.2.1. Những kết quả đạt được

                • 2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

                • Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

                  • 3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan