1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TẠI HÀ NỘI

25 690 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ THU THỦY PH¸P LUËT §IÒU CHØNH QUAN HÖ THU£ §ÊT GI÷A NHµ N¦íC Vµ NG¦êI Sö DôNG §ÊT Tõ THùC TIÔN T¹I Hµ NéI Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2013 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hữu Nghị Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt KẾT LUẬN 23 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai như Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003. Theo đó cùng với giao đất, cho thuê đất là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, là tiền đề khai thác, sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, tình trạng đất cho thuê sử dụng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm tìm hiểu và hệ thống hóa những lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất để giúp chúng ta khắc phục được những thiếu sót, bất cập nêu trên, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện hơn hành lang pháp lý về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Thời gian qua, các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn, góp phần tạo ra những cơ sở lý luận chung về quản lý đất đai nói chung và thuê đất nói riêng. Tuy nhiên, với mong muốn được tiếp cận vấn đề từ tổng quan chính sách, pháp luật về quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất, nhận diện những bất cập còn hạn chế trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật này, tác giả đã tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu là chỉ ra những điểm còn thiếu sót, hạn chế của khung pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật tại một địa phương. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm việc nâng cao hiệu quả thi hành, áp dụng các chế định điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai này trên thực tế 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các văn bản pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh về quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về quan hệ thuê đất là một đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của một bản Luận văn Thạc sĩ Luật học, người viết chỉ đề cập đến phạm vi quan hệ thuê đất giữa Nhà nước - chủ sở hữu toàn dân về đất đai và người sử dụng đất từ thực tiễn thi hành pháp luật điều chỉnh về quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn gồm các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá, đối chiếu, diễn giải, quy nạp và thu thập, kế thừa các nghiên cứu, tài liệu cùng quan điểm, đánh giá của một số công trình khoa học đã công bố. 6. Kết quả và đóng góp của Luận văn Luận văn đã phân tích được một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và đánh giá thực trạng của pháp luật để rút ra những hạn chế, bất cập còn tổn tại. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận văn đã định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu có thế là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và Người sử dụng đất. Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ sở ngiên cứu và đào tạo luật học. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Chương1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Khái niệm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất, cho thuê đất 3 1.1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất Hiện nay, trên cơ sở tinh thần của Bộ luật Dân sự, có nhiều hướng tiếp cận và quan điểm về khái niệm quyền sử dụng đất được đưa ra, nhưng nhìn chung đều xem xét quyền sử dụng đất dưới hai góc độ kinh tế và góc độ pháp lý. Từ cơ sở pháp lý đó, quyền sử dụng đất có tính chất như sau: Chế độ sử dụng đất hình thành và phát triển trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu đặc biệt của Nhà nước; Chế độ sử dụng đất đai có tính đặc biệt và là loại quyền không trọn vẹn, không đầy đủ ; Quyền sử dụng không phải là quyền sở hữu cho nên không có tính chất vĩnh viễn, quyền sử dụng vì thế bị giới hạn về thời gian theo hợp đồng giữa bên sở hữu và bên sử dụng. Từ những lập luận theo phương diện chủ quan và khách quan, có thể khái quát như sau: Quyền sử dụng đất là quyền năng của người sử dụng đất trong việc khai thác các thuộc tính có ích của đất nhằm đem lại lợi ích vật chất nhất định và là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất và quy định việc bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. 1.1.1.2. Khái niệm cho thuê đất, pháp luật cho thuê đất Khoản 4, Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định”. Như vậy, cho thuê đất là hình thức Nhà nước chuyển quyền sử dụng đất của mình cho các chủ thuê đất thông qua hợp đồng thuê đất, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Tại khoản 2, Điều 4, Luật Đất đai năm 2003 như sau: “Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”. Khái niệm pháp luật về cho thuê đất được hiểu là toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm Luật, văn bản dưới luật) quy định về vấn đề cho thuê đất. Theo pháp luật hiện nay, các quy định liên quan đến vấn đề cho thuê đất ở nước ta được thể hiện cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003 và các lần sửa đổi bổ sung; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. 4 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 1.1.2.1. Khái niệm quan hệ cho thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, người viết chỉ đề cập đến phạm vi quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng đất. Theo điều 4 Khoản 2 của Luật đất đai hiện hành:“Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”. Hợp đồng cho thuê đất chính là cơ sở làm phát sinh quan hệ thuê đất. Các chủ thể có thể ký kết những hợp đồng thuê đất và các hợp đồng này cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để Nhà nước thực hiện việc quản lý các hợp đồng. Hợp đồng là một trong những hình thức pháp lý cơ bản của các quan hệ xã hội. Hiện hành ở Việt Nam, trên giác độ pháp lý, khái niệm hợp đồng thường được hiểu trên cơ sở của khái niệm hợp đồng dân sự. Theo Bộ luật Dân sự (2005), Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và theo đó hợp đồng có đặc điểm là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia giao kết. Tuy nhiên, với nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, có nghĩa toàn bộ đất đai trên phạm vi cả nước chỉ thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thực hiện các quyền của chủ sở hữu chứ không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ tổ chức cá nhân nào khác. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt với đất đai (quyền đặc trưng của chủ sở hữu) thông qua hành vi như: Quyết định cho thuê đất. Quy định tại Điều 4 Khoản 1 của Luật Đất đai 2003 được xây dựng với mục đích phân biệt giữa hoạt động giao đất và cho thuê đất của Nhà nước. Tuy nhiên, cách tiếp cận nêu trên đã bỏ qua một nội dung quan trọng mang yếu tố quyết định trong hoạt động cho thuê đất đó là quyết định cho thuê đất của UBND và dễ làm người đọc hiểu nhầm rằng quan hệ thuê đất 5 giữa Nhà nước và người sử dụng hoàn toàn mang tính dân sự, thương mại trong khi những quy định khác trong cùng Luật đất đai đã cho thấy quan hệ cho thuê đất vẫn mang đậm và rõ nét tính hành chính, tính chất dân sự, thương mại ở đây rất mờ nhạt. Tóm lại, quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là quan hệ do các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ đều có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà quyền và nghĩa vụ này được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Quan hệ cho thuê đất được phát sinh qua hoạt động chuyển giao đất từ Nhà nước sang cho người sử dụng bằng một hợp đồng thuê đất dựa trên quyết định cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, và người thuê đất phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước cho suốt thời gian thuê. 1.1.2.2. Đặc điểm của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất có những đặc điểm như ra đời từ quy định thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng, là một sản phẩm của hoạt động lập pháp; Do tính chất đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất được hình thành trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về đất đai; Quan hệ pháp luật về thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng là một quan hệ vừa mang tính dân sự, thương mại, vừa mang tính hành chính. 1.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Do đất đai là tài nguyên vô cùng quý gía có đặc tính khan hiếm, dễ phát sinh tình trạng đầu cơ đất đai, độc quyền trong kinh doanh và là một sản phẩm của hoạt động lập pháp nên việc xây dựng một hành lang pháp lý đảm bảo cho sự điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là điều tất yếu và sẽ giúp quan hệ đất đai này phát triển một cách cân bằng, hài hòa lợi ích của các bên. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản sau: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất phải bảo vệ 6 được quyền sở hữu toàn dân đối với đất và bảo đảm được lợi ích của chủ sở hữu đất trong việc cho thuê đất. Mặt khác, pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất phải bảo đảm được lợi ích chính đáng của người thuê đất. 1.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 1.3.1. Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất chủ yếu bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật về chủ thể là cơ quan đại diện chủ sở hữu tham gia quan hệ thuê đất với tư cách là bên cho thuê và chủ thể sử dụng đất; nhóm quy phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thuê đất. Ngoài ra, pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất còn nhóm quy phạm điều chỉnh về thẩm quyền của bên cho thuê tức cơ quan đại diện chủ sở hữu cũng như trình tự, thủ tục thuê đất, về giá đất khi thuê đất. 1.3.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Pháp luật đối với quan hệ thuê đất ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản Luật và văn bản dưới Luật như: Bộ Luật Dân sự 2005, các Luật Đất đai và các văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và các quyết định, công văn do cấp UBND các tỉnh ban hành để phù hợp và thuận tiện cho việc hướng dẫn áp dụng pháp luật. 1.4. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Ở Việt Nam tất yếu loại quan hệ này chỉ xuất hiện và phát triển từ khi quy đất đai về một chủ sở hữu, đó là sở hữu toàn dân. Luật đất đai năm 1987 là văn bản luật đầu tiên quy định về vấn đề quản lý, sử dụng đất và được xây dựng trên nền tảng các quy định của Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, đến Luật đất đai 1993, Nhà nước mới chính thức quy định thêm một phương thức chuyển giao đất nữa cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đó là thuê đất. Trên cơ sở quy định của Luật đất đai 1993, lần lượt các văn bản 7 cụ thể hóa quan hệ pháp luật này đã được ban hành. Để phù hợp với tình hình mới, Luật đất đai 2003 ra đời kế thừa những quy định hoàn thiện trong luật cũ và điều chỉnh một số điểm cho phù hợp với yêu cầu của hiện tại. Đây chính là cơ sở pháp lý cho quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về cho thuê đất nói riêng có thể thấy: hầu hết các quốc gia mà đề tài nghiên cứu đều có chính sách pháp luật về cho thuê đất. Theo đó, việc quy định cho thuê đất có thu tiền là phổ biến. Đây là những kinh nghiệm và xu hướng phát triển mà Việt Nam cần học hỏi và quan tâm. Chương 2 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI 2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất và thực tiễn thực hiện tại Hà Nội 2.1.1. Các quy định về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất  Căn cứ cho thuê đất Căn cứ để quyết định cho thuê đất theo Điều 31, Luật Đất đai năm 2003 bao gồm: Một là, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Hai là, nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện rõ hơn trong Điều 27 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cùng với các căn cứ trên, Điều 32 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Việc quyết định cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó. 8 [...]... quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất để từ đó nhận thức được vai trò và sự cần thiết trong việc điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thi hành Luật Đất đai ở lĩnh vực điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế như tình trạng đất cho thuê sử dụng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, lãng phí đất. .. việc thực hiện giao dịch chuyên đổi quyền sử dụng đất, điều này là không hợp lý Đất nhận trực tiếp từ Nhà nước trong trường hợp này sẽ ít quyền hơn đất nhận từ các chủ thể sử dụng khác Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 3.1 Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa. .. về đất khi Nhà nước thu hồi Họ đơn thuần chỉ có quyền khai thác sử dụng đất trên thực tế, tức là chỉ có quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản 2.2 Đánh giá chung thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất từ thực tiễn thực hiện tại Hà Nội 2.2.1 Những kết quả đạt được Theo Báo cáo tổng kết quả thi hành Luật Đất đai, năm 2011, liên quan. .. đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013… 12 2.1.4 Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 2.1.4.1 Quyền và nghĩa vụ Nhà nước Trong quan hệ đất đai nói chung và quan hệ pháp luật thuê đất nói riêng, Nhà nước tham gia với tư cách thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân đồng thời cũng là bên cho thuê trong quan hệ thuê tài sản Với... cho thuê đất Theo Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước cho thuê đất dưới hai hình thức sau: Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hàng năm và hình thức Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất một lần Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức có nhu cầu thuê đất phải trả một khoản tiền nhất định theo hợp đồng thuê đất cho Nhà nước theo hai cách: trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất. .. Đây được coi là công cụ quản lý và người sử dụng đất tiếp cận với cơ chế thị trường, đồng thời cũng là công cụ để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và Nhà nước sử dụng giá đất để điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai theo quy định của pháp luật Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lý đối với giá đất như Nghị định số 188/2004/NĐ-CP... thể trong quan hệ thuê đất giữa nhà nước và người sử dụng đất Về quyền của nhà đầu tư nước ngoài: Cần nghiên cứu bổ sung quyền được thế chấp tại các ngân hàng ở nước ngoài và mở rộng, bình đẳng các quyền của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài Sửa đổi quy định theo hướng mở rộng quyền của người sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm 22 KẾT LUẬN Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ... Nhà nước và người sử dụng đất 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 3.2.1 Hoàn thiện các quy định về căn cứ, hình thức, thời hạn cho thuê đất Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do BTNMT tổ chức thực hiện lập phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ Từ thực tiễn hiện nay, cần sửa đổi căn cứ giao đất, ... tại Điều 10 Luật đất đai 2003 2.1.4.2 Quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất thuê của Nhà nước  Quyền và nghĩa vụ của người thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện * Quyền của người sử dụng đất thuê Các quyền chung này được quy định ở Điều 105 Luật đất đai 2003 Bên cạnh đó, chủ thể sử dụng đất thuê còn có các quyền cụ thể được xác định phụ thuộc vào cách thức trả tiền thuê đất của chủ thể sử dụng. .. của pháp luật Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, tại khoản 1, Điều 35 Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hàng năm trong bảy trường hợp và Khoản 2, Điều 35 Luật Đất đai năm 2003 quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê trong hai trường hợp Như vậy, Nhà nước đã thu hẹp diện thu hồi đất bằng quyết định hành . quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất 1.3.1. Nội dung của sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ. LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THUÊ ĐẤT GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HÀ NỘI 2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ thuê đất và thực tiễn thực hiện tại. thuê. 1.1.2.2. Đặc điểm của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất Quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất có những đặc điểm như ra đời từ quy định thuê đất giữa Nhà

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w