6. Bố cục của luận văn
1.4.4. Sự phân chia trình độ của giáo trình
Để quá trình khảo sát được cụ thể và rõ ràng, chúng tôi chia sách tiếng Việt cho người nước ngoài mà chúng tôi tiến hành thống kê thành hai trình độ: Trình độ cơ sở và trình độ nâng cao. Để có thể chia sách thành hai trình độ trên thì chúng tôi dựa vào những nguyên tắc như:
a. Những sách mà tác giả đã ghi rõ trình độ bằng cách đặt tên thì giữ nguyên theo cách phân chia của tác giả.
Ví dụ: Sách “Tiếng Việt cơ sở” của Vũ Văn Thi chúng tôi xếp vào trình độ cơ sở theo tên gọi của sách.
b. Những sách mà tác giả không đặt tên để phân chia trình độ nhưng lại có nhiều giáo trình theo trật tự từ quyển 1 đến quyển 2, quyển 3 thì chúng tôi
34
tạm xếp quyển 1 vào trình độ cơ sở. Từ quyển thứ hai trở lên, chúng tôi tạm xếp vào trình độ nâng cao.
Ví dụ: “Giáo trình cơ sở tiếng Việt” của Trường đại học Tổng Hợp có 2 quyển, Chúng tôi tạm xếp quyển 1 vào trình độ cơ sở, quyển 2 ở trình độ nâng cao.
Nếu giáo trình có 4 quyển thì chúng tôi sẽ tạm xếp quyển thứ nhất và thứ hai ở trình độ cơ sở, quyển thứ 3 và thứ tư ở trình độ nâng cao.
c. Những sách mà tác giả ghi theo trình độ A, B, C thì chúng tôi tạm xếp quyển ghi trình độ A là ở trình độ cơ sở, quyển B và C là ở trình độ nâng cao.
d. Những cuốn mà không có các đặc điểm trên thì chúng tôi căn cứ vào trình độ của sách để phân loại (chủ yếu là ở những bài đầu). Cụ thể là:
- Dựa vào nội dung của những bài trong sách. Sách ở trình độ cơ sở là sách có sử dụng nhiều mẫu câu đơn giản, cơ bản để phục vụ cho giao tiếp đơn giản nhất.
- Dựa vào chủ đề của các bài trong giáo trình. Ví dụ: trong các giáo trình cơ sở thường có các chủ đề thông dụng và đơn giản như chào hỏi, nghề nghiệp, quốc tịch, mua bán…. Còn ở giáo trình nâng cao thì đó là các chủ đề về kinh tế, xã hội, văn hóa…
Sau đây là những danh mục giáo trình mà chúng tôi tiến hành khảo sát. Những giáo trình này được phân chia thành hai trình độ: cơ sở và nâng cao. Chúng tôi cũng sắp xếp theo thứ tự từ quyển 1 đến quyển 10 để thống nhất với quá trình khảo sát và sẽ là tên gọi thay cho tên đầy đủ của các giáo trình mà chúng tôi sẽ sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận văn.
Sách ở trình độ cơ sở:
1. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1980. (Quyển 1)
35
2. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng, NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, 1992. (Quyển 2)
3. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (I), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004. (Quyển 3)
4. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (II), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004. (Quyển 4)
5. Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, NXB Khoa học Xã hội, 1996. (Quyển 5) Trình độ nâng cao:
6. Thực hành tiếng Việt B (sách dùng cho người nước ngoài), Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001. (Quyển 6)
7. Thực hành tiếng Việt C (sách dùng cho người nước ngoài), Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, 2001. (Quyển 7)
8. Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học, 2003. (Quyển 8)
9. Tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ nâng cao), Trịnh Đức Hiển (chủ biên), NXB ĐHQGHN, 2005. (Quyển 9)
10. Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam, NXB GD 1998. (Quyển 10) 1.4.5. Vai trò của cặp thoại hỏi đáp trong các giáo trình
1.4.5.1. Đối với việc thụ đắc tri thức ngôn ngữ
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa PN hỏi với PN đáp để chỉ ra một số hình thức, phương thức hồi đáp của nó là một gợi ý tốt để giải thích ý nghĩa của câu nghi vấn. Đồng thời cũng có ích cho sự nghiên cứu hoạt động của câu nghi vấn trong đối thoại trực tiếp. Hỏi và trả lời luôn gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động giao tiếp đối thoại. Có thể nói rằng ngoài hỏi và trả lời, người ta khó có thể tìm thấy ở các loại hành vi ngôn ngữ khác sự tương tác chặt chẽ về phương diện ngữ nghĩa – ngữ dụng như vậy.
36
Việc coi cặp câu hỏi – trả lời như một cặp trao đáp và nghiên cứu cặp này có tác dụng là:
- Là đơn vị để nghiên cứu các đơn vị lớn hơn.
- Nhận thức đầy đủ hỏi – đáp trong mối tương quan của chúng. Từ đó thấy rõ mối quan hệ giữa hỏi – trả lời.
- Nếu chỉ nghiên cứu câu hỏi như một đơn vị đơn thoại thì vô hình chung chúng ta đã loại bỏ các yếu tố đặc thù của hội thoại như liên kết hội thoại, quan hệ liên nhân…và do đó không thấy hết các thuộc tính cũng như giá trị của câu hỏi và câu trả lời.
- Nghiên cứu cặp thoại hỏi đáp là một loại cặp thoại có tầm quan trọng đặc biệt vì nó không chịu một sự ràng buộc, chi phối nào về vị trí trong cuộc thoại. Chúng ta có thể gặp cặp PN hỏi – trả lời trong tất cả các đoạn thoại ( mở thoại, thân thoại, kết thoại) của một cuộc thoại. Vì vậy, việc nghiên cứu nó rất độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
1.4.5.2. Đối với việc hình thành kỹ năng giao tiếp
Hỏi và đáp là một cấu trúc rất phổ biến trong giao tiếp. Vì vậy, đối với người học ngoại ngữ, cụ thể là học tiếng Việt thì nắm vững các cấu trúc hỏi – đáp là một điều hết sức cần thiết. Trong giao tiếp, không thể không có hỏi và trả lời, để có thể duy trì được cuộc thoại một cách lâu dài thì việc sử dụng PN hỏi là một cách thiết thực và hiệu quả. Hỏi và trả lời là hoạt động giao tiếp có tần số sử dụng rất cao trong các hội thoại hàng ngày. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu hỏi đáp có ý nghĩa đối với việc giảng dạy và biên soạn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài. Nó giúp người dạy trình bày một cách hệ thống và giúp cho người học hình thành được kỹ năng giao tiếp.
Trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài đã biên soạn từ những năm 1980 trở lại đây cho thấy: số lượng các cấu trúc hỏi đáp là tương đối lớn. Trong đó bắt đầu đi từ cấu trúc đơn giản đến phức tạp. Xu hướng mới
37
của học ngoại ngữ ngày nay là hướng tới giao tiếp.Vì vậy, nắm vững cấu trúc hỏi đáp sẽ giúp cho người học có kỹ năng tốt để giao tiếp thực tế.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cấu trúc hỏi đáp sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu những đơn vị lớn hơn như đoạn thoại, hội thoại. Từ đó có thể biên soạn những đoạn thoại, hội thoại hay bài học phù hợp với từng trình độ. Và tạo ra một hệ thống các cấu trúc hỏi – đáp từ dễ đến khó, những cấu trúc hàng ngày thường dùng để người học có thể ứng dụng vào việc giao tiếp hàng ngày.
38
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CẶP THOẠI HỎI – ĐÁP CHÍNH DANH 2.1. Đặc điểm của các PN hỏi chính danh trong cặp thoại hỏi đáp
Qua quá trình khảo sát và thống kê, tổng số phiếu mà chúng tôi khảo sát được ở cả hai trình độ là 2.426 phiếu. Chúng tôi đã tiến hành phân loại các phiếu khảo sát. Trong đó tổng số phiếu mà chúng tôi thống kê về các cặp thoại hỏi – đáp trong các giáo trình ở trình độ cơ sở là 1.888 phiếu, ở trình độ nâng cao là 538 phiếu. Sau khi phân loại các phiếu này (dựa vào mặt hình thức), chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
2.1.1. Đặc điểm hình thức của các PN hỏi được sử dụng
Xét về mặt hình thức và nội dung, những PN hỏi chính danh (người hỏi đang thực hiện hành vi hỏi với đối tượng được hỏi, mục đích hỏi rất rõ ràng và thể hiện trực tiếp mục đích của câu hỏi) trong sự tương tác với câu trả lời, người trả lời đã đáp ứng được yêu cầu thông tin của người hỏi thì đó là những PN hỏi và đáp chính danh. Chúng tôi chia các loại PN hỏi chính danh (xét về đặc điểm hình thức) thành các loại như sau:
2.1.1.1 PN hỏi tổng quát
Đây là loại PN hỏi xác định tính đúng / sai, có / không , rồi / chưa.... Các PN hỏi này là các PN có sử dụng cấu trúc như .... có...không?, ....đã...chưa?, ....đã....bao giờ chưa?.v.v...Đây có thể coi là những cấu trúc hỏi cơ bản và rất cụ thể, dễ sử dụng và vận dụng trong các tình huống giao tiếp. Chính vì vậy mà trong các giáo trình cơ sở, các cấu trúc này được thiết kế và đưa vào ngay trong những bài đầu. Những bài đầu của giáo trình cơ sở thường có chủ đề như: Chào hỏi, Giới thiệu, Làm quen...Bên cạnh đó, các cấu trúc này cũng được sử dụng nhiều trong các cặp thoại hỏi – đáp ở các giáo trình trình độ nâng cao nhằm mục đích tạo lập các bài luyện. Vì thế những mẫu cấu trúc này rất có hiệu quả trong việc thực hành. Trong đó có các loại
39
1) H: Anh có khỏe không? Đ: Cảm ơn chị. Tôi rất khỏe.
[Q1, tr. 269]
2) H: Anh có gặp chị Hoa không? Đ: Không.
[Q1, tr. 259]
3) H: Tôi mặc thử cái áo này được không? Đ: Dạ, được.
[Q9, tr. 8]
4) H: Anh là người Mỹ phải không? Đ: Vâng, tôi là người Mỹ.
[Q8, tr. 58]
5) H: Anh đã ăn cơm Việt Nam lần nào chưa? Đ: Rồi, tôi ăn rồi.
[Q10, tr. 316] Quá trình khảo sát đã cho chúng tôi kết quả về các PN hỏi TQ là:
TT Tổng số CT (phiếu) PN hỏi TQ (phiếu) Tương ứng tỉ lệ (%) Q1 384 135 35 Q2 335 112 33.5 Q3 245 46 19 Q4 182 68 37,3 Q5 742 249 33,5 Q6 110 43 39 Q7 79 22 27,8 Q8 99 21 21,2 Q9 159 49 30,8 Q10 91 26 28,6
40
Theo bảng trên, có thể thấy rằng: Nhìn chung loại PN hỏi TQ xuất hiện khá đều nhau trong các giáo trình. Tuy nhiên, tỉ lệ của PN loại này không phải là cao ( chỉ chiếm dưới 40%), cao nhất là Q6 (39%). PN hỏi TQ là loại PN khá phổ biến và có cấu trúc rất cơ bản, rõ ràng và cụ thể. Trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát thì loại PN này thường xuất hiện ngay trong những bài đầu và được giải thích rất cụ thể trong các phần ngữ pháp. Từ số liệu của bảng trên thì thấy rằng: Tuy không chiếm tỉ lệ quá cao nhưng các giáo trình đều có sự tương đồng về tỉ lệ. Trong đó có các Q1, Q2, Q4, Q5, Q6, Q9 chiếm tỉ lệ trên 30%. Các quyển còn lại chiếm dưới 30%, nhưng tỉ lệ không chênh lệch với nhau nhiều.
2.1.1.2. PN hỏi có từ nghi vấn
Đây là loại PN hỏi sử dụng các từ nghi vấn như: gì, ai, nào, khi nào, thế nào....để tìm kiếm các thông tin về người, vật, thời gian hay tính chất v.v...Trong các phiếu mà chúng tôi khảo sát thì loại PN hỏi này được sử dụng khá nhiều. Cụ thể như sau:
TT Tổng số CT (phiếu) PN hỏi có từ nghi vấn (phiếu) Tương ứng tỉ lệ (%) Q1 384 213 55,5 Q2 335 167 50 Q3 245 177 72 Q4 182 90 49,5 Q5 742 418 56,3 Q6 110 25 22,7 Q7 79 24 30,5 Q8 99 41 41,4 Q9 159 62 39 Q10 91 12 13,2
41
Bảng trên đã cho thấy, loại PN hỏi có từ nghi vấn xuất hiện khá nhiều trong các cặp thoại. Trong đó có những quyển chiếm tỉ lệ rất cao là quyển số 3, với 72%. Nhưng cũng có quyển chiếm tỉ lệ khá thấp, thấp nhất là quyển số 10 (13,2%). Ngoài ra, các quyển khác có tỉ lệ khá tương đồng với nhau, chiếm trên 50% là Q1 (55,5%), Q2 (50%), Q5 (56,3%). Chiếm dưới 50% là các quyển số 4, số 6, số 7, số 8 và số 9. Tuy loại PN này có tỉ lệ không đều nhau giữa các giáo trình nhưng nhìn chung loại PN này lại chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các loại PN chính danh mà chúng tôi khảo sát được. Điều này nghĩa là: Trong các cặp thoại hỏi đáp thì việc sử dụng các từ nghi vấn để tìm kiếm thông tin là loại PN phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất.
Các PN hỏi có từ nghi vấn được sử dụng trong các giáo trình này có thể kể ra một số ví dụ như:
1) H: Anh Nam đang đọc gì? Đ:Anh Nam đang đọc báo.
[Q2, tr. 37]
2) H: Bao giờ anh đi Việt Nam? Đ: Tháng tới, tôi đi Việt Nam.
[Q5, tr. 120]
3) H: Nguyên, cậu uống gì? Đ: Mình uống cà phê.
[Q9, tr. 183]
4) H: Tại sao nhà vua lại khó xử trong việc chọn người nối ngôi?
Đ: Vì nhà vua muốn chọn được một người tài giỏi, xứng đáng nhất trong số 22 người con trai đã trưởng thành.
[Q8, tr. 300]
5) H: Bây giờ cô sống ở đâu?
42
Nói chung, đối với loại PN hỏi này thì không khó để nhận diện và phân loại vì cả PN hỏi và PN đáp đều cụ thể và rõ ràng. PN hỏi cần được cung cấp thông tin và PN đáp cũng đáp ứng được thông tin mà người hỏi cần. Dấu hiệu để nhận ra loại PN này cũng rất rõ ràng, chỉ cần dựa vào những từ nghi vấn mà PN hỏi sử dụng để phân loại. Và có thể thấy là số lượng mà loại PN hỏi này được sử dụng trong các giáo trình là khá nhiều. Chiếm tỉ lệ khá cao trong các loại PN chính danh, xét về đặc điểm hình thức.
2.1.1.3. PN hỏi lựa chọn
Loại PN hỏi này nêu ra hai khả năng để người nghe chọn lựa. Trong cấu trúc của loại này có sử dụng các dạng như: A hay B, A hoặc B.... Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:
TT Tổng số CT (phiếu) PN hỏi lựa chọn (phiếu) Tương ứng tỉ lệ (%) Q1 384 2 0,5 Q2 335 4 1,2 Q3 245 4 1,5 Q4 182 1 0,5 Q5 742 14 1,9 Q6 110 2 1,8 Q7 79 1 1,3 Q8 99 0 0 Q9 159 6 3,7 Q10 91 0 0
Bảng 2.3. Tỉ lệ của PN hỏi lựa chọn trong các giáo trình
Theo số liệu của bảng này thì loại PN hỏi lựa chọn không phải là loại
chiếm tỉ lệ cao. Thậm chí loại này chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các loại PN. Và có những quyển không có loại PN này trong các cặp thoại hỏi đáp mà chúng tôi khảo sát được như Q8, Q10. Những quyển khác tuy có xuất hiện loại PN
43
này nhưng tỉ lệ cũng không nhiều. Nhiều nhất là Q9 với 3,7%. Các quyển còn lại chỉ có tỉ lệ dưới 2%.
Trong các cặp thoại hỏi – đáp có sử dụng PN hỏi lựa chọn mà chúng tôi khảo sát được có thể kể ra một số ví dụ cụ thể như:
1) H: Anh đến bưu điện để nhận thư hay gửi thư? Đ: Tôi đến để nhận thư.
[Q1, tr. 97]
2) H: Anh mua vé một chiều hay vé khứ hồi? Đ: Vé khứ hồi.
[Q3, tr. 138]
3) H: Anh đi ô tô hay xe máy? Đ: Anh đi ô tô của cơ quan.
[Q6, tr. 20]
4) H: À, mà nem do nhà hàng cuốn hay mua từ nơi khác? Đ: Do nhà hàng cuốn đấy ạ.
[Q9, tr. 173] Như vậy, có thể thấy sự xuất hiện của PN hỏi lựa chọn trong các cặp hỏi đáp là không nhiều. Trong các cặp thoại hỏi đáp, tần số xuất hiện của loại PN hỏi này rất thấp. Và trong một số giáo trình, không có cặp thoại nào sử dụng loại câu hỏi này để thực hiện một cuộc giao tiếp dưới hình thức hỏi – đáp.
2.1.1.4. PN hỏi có chứa tiểu từ tình thái
Loại PN hỏi này có sử dụng các TTTT như: à, ư, nhỉ, nhé, chứ....Các PN hỏi này thường biểu thị những thái độ khác nhau của người hỏi. Trong giao tiếp có lẽ các loại PN hỏi này hay được sử dụng, ta có thể bắt gặp những cặp như:
1) H: Cậu mới đi công tác thành phố Hồ Chí Minh về à? Đ: Ừ, suốt mùa thu mình ở trong đó, nhớ cốm Hà Nội quá.