Đáp bằng cách nêu ra lý do hoặc cung cấp thêm thông tin để giả

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 94)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.5. Đáp bằng cách nêu ra lý do hoặc cung cấp thêm thông tin để giả

giải thích, hoặc lảng tránh.

Ngoài những mục đích khác nhau của PN đáp không chính danh mà chúng tôi đã thống kê và phân tích ở những phần trên thì có những PN đáp rất khó phân loại và xếp vào một nội dung cụ thể. Tất cả những trường hợp ấy được chúng tôi sắp xếp dựa vào ý nghĩa của các PN đáp. Những PN đáp đó có rất nhiều mục đích và nội dung của những thông tin mà PN đáp cung cấp thì có thể không cụ thể và rõ ràng, hoặc chưa đáp ứng được thông tin mà PN hỏi cần. Vì vậy, chúng tôi xếp những PN đáp ấy vào trong nội dung này. Chẳng hạn như cặp thoại ở trang 132, quyển 2 như sau:

1) H: Anh Nhân đi vắng ạ? Anh ấy đi đâu?

Đ: Anh tôi đi có chút việc. Anh tôi sắp về bây giờ.

[Q2, tr. 132] Ở cặp thoại trên, chúng ta thấy, người hỏi muốn xác nhận việc anh Nhân đi vắng và muốn biết anh Nhân đi đâu, nhưng người đáp chưa đưa ra câu trả lời rõ cho thông tin mà câu hỏi cần. Người đáp chỉ xác nhận việc anh Nhân đi vắng thông qua cách trả lời “Anh tôi đi có chút việc.” mà chưa có câu trả lời cho vế sau. Thay vào đó, người đáp đưa ra cách nói lảng tránh nhằm làm cho người hỏi cảm thấy yên tâm để chờ đợi.

Hay ở trang 73, quyển 7 cũng có cặp thoại giữa một người phóng viên và một nữ giám đốc như sau:

2) Phóng viên: - Một phụ nữ nhỏ bé như chị mà lãnh đạo một doanh nghiệp lớn thì có khó không?

Giám đốc: - Đàn ông đã thấy khó nhưng phụ nữ lại càng khó hơn, không những khó mà đôi khi tôi còn cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định rằng phụ nữ cũng có thể làm được tất cả.

88

Trong cặp thoại này, phóng viên muốn hỏi giám đốc có cảm thấy khó không khi lãnh đạo một doanh nghiệp lớn vì giám đốc là một phụ nữ. Nhưng PN đáp của giám đốc, ngoài việc nhấn mạnh rằng đàn ông còn cảm thấy khó nữa là phụ nữ thì PN đáp còn cung cấp thêm ý kiến của giám đốc về việc “phụ nữ có thể làm được tất cả”. PN đáp này tuy không trực tiếp trả lời cho PN hỏi “ ...có...không?” nhưng những thông tin mà PN đáp đưa ra như một lời giải thích rất rõ ràng.

Hoặc trong cặp thoại tiếp theo:

3) Phóng viên: - Công việc công ty chiếm hết thời gian của chị. Điều đó có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình không?

Giám đốc: - Chồng tôi là một người hiểu biết. Anh ấy không những không mặc cảm trước những thành công của tôi mà còn giúp tôi trong công việc gia đình.

[Q7, tr. 73] Rõ ràng theo cách đáp này thì ta có thể hiểu rằng: Công việc của công ty không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Nhưng với cách đáp của giám đốc thì những thông tin mà giám đốc đưa ra không phải là thông tin trực tiếp để trả lời cho câu hỏi. Thế nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được ý của người đáp.

Như vậy, có rất nhiều cách đáp gián tiếp. Cung cấp thêm thông tin, hay sử dụng cách trả lời vòng vo cũng là cách đáp gián tiếp. Thông qua những thông tin mà người đáp cung cấp thì người hỏi có thể tìm kiếm được thông tin mà người hỏi cần.

Đôi khi, PN đáp cũng có thể là đưa ra thông tin khác, tưởng như không liên quan gì đến PN hỏi, nhưng thực ra chúng ta có thể hiểu được nội dung mà PN đáp cung cấp rất phù hợp với thông tin mà PN hỏi cần. Tuy nhiên, để hiểu được thì người hỏi cần trải qua một sự suy luận. Ví dụ:

89

Đ: Mình đi từ bảy giờ. Thế mà mất gần 1 tiếng mới đến được đây.

[Q9, tr. 64]

5) H: Sao cậu lại uống nước cam?

Đ: Mình có thói quen buổi tối mà uống cà phê là mất ngủ.

[Q9, tr. 183]

Cả hai cặp thoại trên đều muốn hỏi về lý do. Nhưng cả hai PN đáp đều không phải là những lý do cụ thể, trực tiếp trả lời cho PN hỏi. Tất cả những thông tin của PN đáp khiến cho người hỏi phải suy luận để tìm ra câu trả lời.

Như vậy, đáp bằng cách cung cấp thêm những thông tin nhằm giải thích rõ hơn cho PN hỏi, hoặc lảng tránh những thông tin mà PN hỏi cần cũng là một cách đáp gián tiếp. Cách đáp này khiến cho người hỏi phải suy luận một chút để tìm ra câu trả lời. Đây cũng là một cách đáp rất phù hợp với lối nói vòng vo của người Việt. Phần lớn những cách đáp như vậy xuất hiện trong các giáo trình nâng cao. Điều này có thể hiểu được vì ở những trình độ cao, người học cần tiếp cận với lối nói vòng vo của người Việt, thông qua đó, người học có thể vận dụng trong giao tiếp để có thể đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)