6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Các loại cặp thoại hỏi – đáp
1.3.3.1. Phân loại theo số lượng tham thoại
Sự phân loại của cặp thoại hỏi đáp dựa trên số lượng của tham thoại giống như sự phân loại của cặp thoại nói chung. Căn cứ vào số lượng tham thoại thì ta thấy cặp thoại hỏi đáp cũng có các loại như sau:
Cặp thoại hỏi đáp một tham thoại. Ví dụ như:
- A: Anh mua giúp em tờ báo được không?
20
Cặp thoại hỏi đáp hai tham thoại: Ví dụ như:
A: Anh đã kết hôn chưa? B: Tôi kết hôn rồi.
Cặp thoại hỏi đáp ba tham thoại: Ví dụ như:
A: Ở đây có gì?
B: Các anh ăn rau muống hay rau cải? A: Cho rau cải xào
1.3.3.2. Phân loại theo cấu trúc tham thoại
Mối quan hệ của hỏi và đáp không chỉ thể hiện ở mặt nội dung mà còn thể hiện ở mặt hình thức. Xét về mặt hình thức của hành vi hỏi trong cặp thoại hỏi đáp thì có thể chia ra làm các loại như sau:
a. Câu hỏi tổng quát.
Là các câu hỏi có dạng như: ….có …không?, đã …chưa?, ….có phải ... không?, đã…bao giờ chưa?, là…phải không?v.v...Các câu hỏi này yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự kiện hay một tham số nào đó của sự kiện được tiền giả định biểu thị là hiện thực. Do đó các câu trả lời này chỉ nhằm mục đích duy nhất là xác định tính đúng / sai hay xác nhận thông tin mà câu hỏi đã đặt ra. Người trả lời không cần phải quá lo lắng hay suy nghĩ gì nhiều về mục đích của câu hỏi.
b. Câu hỏi có từ nghi vấn.
Là các loại câu hỏi có từ để hỏi như: bao giờ, tại sao, gì, nào, khi nào, ở đâu, ai, thế nào, v.v…Các câu hỏi này có mục đích tìm kiếm thông tin cụ thể về người, vật, thời gian, tính chất v.v... Do đó câu trả lời là cung cấp thông tin cần thiết cho câu hỏi nhằm thỏa mãn những điều này.
c. Câu hỏi lựa chọn.
Dạng A hay B, A hay là B, A hoặc B, A hoặc là B, v.v… Loại câu hỏi này, người nói nêu ra hai khả năng và yêu cầu người nghe lựa chọn, xác nhận một trong hai khả năng đó.
21
d. Câu hỏi chứa tiểu từ tình thái.
À, ư, nhỉ, nhé, chứ, thế, hả, v.v….Là những tiểu từ tình thái được sử dụng trong câu hỏi. Các câu hỏi này biểu thị những sắc thái tình cảm, thái độ khác nhau của người hỏi. Có thể là sự ngạc nhiên với “à, ư, nhỉ, sao”, ngờ vực với “dễ, dễ thường”, yêu cầu người nghe tán thành với “nhỉ, nhé..”…
Tương ứng với các loại câu hỏi xét theo mặt hình thức thì ta cũng phân loại câu trả lời về mặt hình thức như sau: Xét về hình thức thì các câu trả lời đó phù hợp với dạng hỏi. Ví dụ: khi câu hỏi dạng: ..có…không? thì câu trả lời sẽ là Có hoặc không. Khi câu hỏi là …đã …chưa? thì câu trả lời là Rồi hoặc Chưa. Khi câu hỏi là Khi nào thì câu trả lời sẽ là thời gian. Khi câu hỏi là “Tại sao” thì câu trả lời tương ứng sẽ là: Vì / Bởi vì / Tại vì….
Ví dụ:
A: Em có gia đình chưa? B: Rồi, em có gia đình rồi.
Hoặc
A: Khi nào em đi Huế? B: Ngày mai.
Trong giao tiếp, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, nó tham gia thường xuyên vào các cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác động của hoàn cảnh, ngữ cảnh mà các câu hỏi có thể thể hiện những kiểu chức năng giao tiếp, hành vi tại lời gián tiếp rất đa dạng. Nhờ đó mà các câu trả lời cũng có
những cách tương ứng với các hành vi hỏi. Theo Borillo, 1978 “ Khi nghiên cứu về câu hỏi, người ta hầu như không thể tránh khỏi việc phải quan tâm đến cặp câu được hình thành bởi một câu hỏi và một câu trả lời có khả năng phù hợp với nó cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa.”
22
1.3.3.3. Phân loại theo chức năng tham thoại a. Cặp thoại có tham thoại là câu hỏi chính danh.
Xét về mặt chức năng thì ý nghĩa của tham thoại có thể được xem xét ở mục đích của lời hỏi. Thông qua ý nghĩa của lời hỏi mà chúng ta có thể phân loại thành câu hỏi chính danh hay không chính danh.
Câu hỏi chính danh, “Đó là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực” [19, tr.212]. Ý nghĩa của câu hỏi có thể được xác định
thông qua ý nghĩa của sự tương ứng giữa câu hỏi và câu đáp. Cũng có thể gọi đây là loại câu hỏi – yêu cầu thông tin. Những câu hỏi này chỉ mang giá trị ngôn trung trực tiếp và người được hỏi buộc phải có câu trả lời.
Ví dụ:
H: Anh có ăn nem rán không? Đ: Có, cho tôi một đĩa.
[Q9, tr. 173] Đây là câu hỏi trực tiếp, người hỏi đang thực hiện hành vi hỏi với đối tượng được hỏi. Trong sự tương tác với câu hỏi, người trả lời đã đáp ứng được yêu cầu thông tin của người hỏi.
Câu hỏi biểu thị hành vi hỏi được thực hiện khi người hỏi muốn đón nhận tri thức mới thông qua các đại từ nghi vấn, khi người hỏi muốn biết đó là ai, cái gì, sự việc gì, khi nào,…Đó là khi người hỏi thực hiện chức năng cầu khiến về mặt thông tin đối với người được hỏi và người được hỏi phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đó.
Ví dụ:
H: Cậu định bao giờ chuyển đến nhà mới? Đ: Tháng sau.
23
Xét về mặt cấu trúc thì câu hỏi chính danh bao gồm các loại câu hỏi như sau: (1). Câu hỏi tổng quát.
Có cấu tạo như câu trần thuật, “đó là những yêu cầu cho biết thực cách của cả một mệnh đề, mà cái thực cách này vốn lệ thuộc vào tình thái của sở thuyết, cho nên những yếu tố nghi vấn chính là những vị từ tình thái là trung tâm vị ngữ.” [19, tr. 215].
Ví dụ:
H: Anh có gặp Hiền không? Đ: Có / không.
(2). Câu hỏi chuyên biệt
“Được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (do một đại từ bất định làm nòng cốt như tại sao, bao giờ, ở đâu….) được đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định” [19, tr. 216]
Ví dụ: Anh gặp ai thế? Trả lời: Tôi gặp Mai.
Ngoài hai loại câu hỏi chính danh trên thì xét về mặt cấu trúc và hình thức còn có thể phân loại theo cách cụ thể như đã phân tích ở mục 1.3.3.2. Do đó câu hỏi chính danh có thể được phân loại cả về mặt nội dung và cấu trúc.
b. Cặp thoại có tham thoại là câu hỏi không chính danh.
Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời mà nó còn thể hiện những đích khác nhau. Cũng như vậy, câu hỏi không thể hiện hành vi hỏi là loại câu hỏi mang giá trị ngôn trung gián tiếp, nghĩa là trong thực tế giao tiếp, câu hỏi đó không nhằm mục đích để hỏi mà đồng thời thực hiện một số hành vi như: Khẳng định, phủ định, cầu khiến, phỏng đoán, nghi ngờ….Những câu hỏi này được xếp vào loại câu hỏi không chính danh. Theo sự phân loại của Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng thì có các loại câu hỏi không chính danh sau:
24 (1). Câu hỏi có giá trị cầu khiến.
Cầu khiến là hành vi bày tỏ thái độ cầu khiến (mong muốn người nghe thực hiện) hay mệnh lệnh (bắt buộc người nghe thực hiện).
Khi một câu hỏi không có yêu cầu cung cấp một thông báo nào tương ứng với nội dung câu hỏi mà chỉ muốn người nghe cho phép mình được thực hiện một hành vi gì đó hay đề nghị người nghe thực hiện một hành vi gì đó thì câu hỏi này có ý nghĩa cầu khiến. Nhưng một câu hỏi mang giá trị cầu khiến thì cũng không dễ gì để phân biệt. Để phân biệt câu nghi vấn có giá trị cầu khiến thì phải dựa vào ngữ cảnh và nói chung phải đặt trong sự tương tác giữa câu trao và câu đáp.
Ví dụ: A: Ông có bút không? trong trường hợp này nếu câu trả lời là “có/ không” thì câu hỏi này là câu hỏi chính danh. Nhưng nếu câu trả lời là “Bút đây. Ông cầm lấy mà dùng” thì câu hỏi lại là câu hỏi không chính danh mang giá trị cầu khiến. Người hỏi muốn bày tỏ mong muốn được mượn bút nhưng với thái độ lịch sự, tế nhị.
Khi xem xét bất cứ một loại câu nghi vấn , nếu chỉ dựa vào câu trả lời để biết được câu hỏi đó là câu cầu khiến thì chưa hoàn toàn chính xác. Bởi hầu như lời nói nào, ngoài việc xem xét về ngữ nghĩa ngữ dụng cũng đều bị chi phối bởi hoàn cảnh giao tiếp. Vì vậy, khi xét câu hỏi có giá trị cầu khiến, chúng ta cần đặt trong ngữ cảnh và trong sự tương tác với câu trả lời.
(2). Câu hỏi có giá trị khẳng định.
Khẳng định là một hành động ngôn trung nêu lên các sự vật, hiện tượng nhận định là có tồn tại. Người ta thường coi khẳng định là hoạt động ngôn trung điển hình, phổ biến nhất trong câu trần thuật. Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng câu nghi vấn để thực hiện hành vi khẳng định. Lúc đó, câu nghi vấn có chức năng dụng học là nhằm khẳng định lại một sự vật, một hiện tượng được thừa nhận là tồn tại. Đây là một loại câu hỏi không chính danh.
25
Hình thức của câu nghi vấn khẳng định là người ta thường sử dụng các từ ngữ nghi vấn như: Chứ đâu?, chứ ai?, chứ sao?, chẳng phải…hay sao?, Chứ không?...
Ví dụ: Chính anh làm hỏng việc chứ ai?
“ Có những câu hỏi có hình thức giống như các câu hỏi tổng quát dạng ( có / không) nhưng ngữ điệu không cao bằng các câu hỏi này, phần mệnh đề chỉ gồm có một vị ngữ chỉ trạng thái, không có chủ đề, nhưng có thể có khung đề và cũng có thể có yếu tố tình thái câu, có giá trị ngôn trung khẳng định.”
[19, tr.218].
Ví dụ: 1. Anh bảo như thế có khổ không?
2.Nghe bố mà lấy nó có phải sướng một đời không?
Đa số các câu hỏi có giá trị khẳng định là những câu hỏi cấu tạo từ một câu phủ định.
Ví dụ: 1. Ai mà chẳng biết chuyện ấy? 2.Không buồn sao được?
Bên cạnh đó còn có những câu hỏi phủ định có dạng “không / chẳng (phải) – vị ngữ - sao?”, hay “không / chẳng – vị ngữ - là gì?”.
Ví dụ: 1. Làm như vậy chẳng phải là đê tiện lắm sao? 2.Cái này chẳng phải của anh là gì?
(3). Câu hỏi có giá trị phủ định.
Phủ định là hành vi xác nhận sự vắng mặt hay không tồn tại của sự vật hiện tượng, đây là loại câu mang hành vi điển hình của câu trần thuật nhưng lại mang chiều hướng phủ định. Hỏi để phủ định là hành động phủ nhận gián tiếp ý kiến của đối phương, người ta dùng câu nghi vấn để phủ định một sự vật hiện tượng nào đó xảy ra trong cuộc sống, trong sinh hoạt, giao tiếp.
Hình thức của câu nghi vấn phủ định khá phong phú và đa dạng. Căn cứ vào ý nghĩa bị phủ định có thể chia ra: câu phủ định bác bỏ, câu phủ định từ
26
chối, câu phủ định mắng mỏ, chửi bới, câu phủ định tường thuật. Những câu nghi vấn có giá trị phủ định người ta dùng phương tiện hành động là những đại từ nghi vấn như: ai, gì, mấy, sao, nào , bao, nhiêu, bao giờ hay những danh ngữ có định tố nghi vấn gì, nào.
Ví dụ: 1. Bài khó thế này ai mà làm được? (= không ai làm được)
2.Vấn đề này tôi làm sao mà giải quyết được?( = không giải quyết được) 3.Nó bỏ đi như thế thì tìm làm gì? (= không cần tìm)
Những câu nghi vấn như thế đôi khi có thể trả lời như một câu hỏi chính danh, tuy câu trả lời đó thường có giá trị phản bác hay đính chính và thường là bất ngờ đối với người nói.
Câu nghi vấn phủ định có giá trị bác bỏ thường dùng các đại từ nghi vấn chuyển thành các đại từ phiếm định như: đâu, nào…đặt trong những kết cấu ổn định.
Ví dụ: 1. Ở đây có ai biết tiếng Anh đâu? 2.Có phải tôi muốn chê anh đâu?
(4). Câu hỏi có giá trị phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại.
Phỏng đoán, ngờ vực là hành vi thể hiện thái độ phân vân, không chắc chắn trước một sự kiện, hành động nào đó. Đó có thể là một sự đoán định, nghi ngờ…
“Đây là những câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ “phải chăng, hay là, không biết” đặt trước một cú (cú có cấu trúc Đề - Thuyết giống câu, nhưng được dùng ở chức năng ngữ pháp là một thành phần của câu, là vế câu) hoặc bắt đầu có thể bằng từ “liệu” đặt trước một cú và kết thúc thường bằng từ “chăng, không biết, không nhỉ” bày tỏ thái độ phỏng đoán, ngờ vực đối với tính chân xác của mệnh đề trong câu”. [12, tr. 142].
Ví dụ: 1. Phải chăng anh ấy không đến? 2.Cô ta có chuyện gì thế không biết?
27
Kiểu câu này có thể dùng cả trong độc thoại lẫn trong đối thoại, có thể được trả lời trực tiếp hay không trực tiếp hoặc không cần trả lời. Khi xuất hiện hành vi phỏng đoán ngờ vực là đồng thời người nghe cũng biểu hiện thái độ đồng tình ủng hộ hoặc phản đối, phủ nhận sự phỏng đoán nghi ngờ đó. Người đưa ra câu nghi vấn có thể sẽ là người đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Trong loại câu nghi vấn phỏng đoán, ngờ vực này thường không có cấu trúc nhất định nào. Nhưng cũng có những dấu hiệu nhận biết bằng từ ngữ như: ước chừng, có lẽ, phải chăng, chắc là, sao, kết từ “hay”…
Ví dụ: 1. Ước chừng mấy cân thì đủ? 2. Hay đây là cạm bẫy?
3. Sao đã lâu không thấy anh ấy gọi điện?
(5). Câu hỏi có giá trị cảm thán.
Có những câu cảm thán sử dụng một hình thức nghi vấn nhưng lại mang một ngữ điệu có sắc thái cảm xúc khác, và không cần câu trả lời. Hình thức nghi vấn chỉ biểu hiện thông qua các từ ngữ nghi vấn như: biết mấy, biết bao, bao nhiêu, chừng nào, nhường nào, sao, đâu…
Ví dụ: 1. Đẹp biết bao!
2.Trời hôm nay sao mà đẹp thế!
3.Được như thế này thì tốt biết chừng nào!
Tóm lại, câu hỏi có thể được phân loại theo cấu trúc cũng như chức năng. Về mặt chức năng, PN hỏi có thể thuộc loại chính danh hoặc không chính danh. Nếu là PN hỏi không chính danh thì ngoài việc xem xét về mặt cấu trúc, ta cũng cần phải xem xét chúng về mặt chức năng. Vì bên cạnh giá trị ngôn trung trực tiếp biểu hiện hành vi hỏi còn là hình thức để thực hiện một loạt các hành vi giao tiếp khác như cầu khiến, phủ định, khẳng định, phỏng đoán, ngờ vực, trách móc – phàn nàn, cảm thán…Để có thể xác định được giá trị của các PN hỏi đó thì người ta cần phải xem xét nó cả về mặt cấu
28
trúc lẫn chức năng cũng như xem xét nó trong những ngữ cảnh cụ thể, ngoài
ra cần phải dựa vào thái độ của người hỏi, ngữ điệu để diễn đạt v.v...
1.3.4. Mối quan hệ giữa PN hỏi và đáp
1.3.4.1.Vai trò của PN hỏi và trả lời
Hỏi và trả lời là một hoạt động giao tiếp có tần số sử dụng cao trong hội thoại hàng ngày. Hành động Hỏi đã được giới nghiên cứu chú ý từ lâu trong ngôn ngữ học truyền thống. Cho đến bây giờ, nó được ngữ dụng học chú ý nhiều hơn và nghiên cứu ở nhiều góc độ mới mẻ hơn. Nhưng trả lời – hành động kéo theo của hành động hỏi thì lại chưa được chú ý một cách thỏa đáng.
Cặp thoại hỏi – đáp với lượt lời thứ nhất ( lời hỏi ) và lượt lời thứ hai (trả lời) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính câu hỏi đã quy định cấu trúc