Đáp bằng cách cầu khiến

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 92)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.4. Đáp bằng cách cầu khiến

Trong các cách đáp gián tiếp thì chúng tôi thấy có sự xuất hiện của cách đáp thể hiện mục đích cầu khiến. Đó là cách đáp mà người đáp không cung cấp trực tiếp thông tin cho người hỏi mà người đáp muốn thực hiện một hành vi hay muốn người nghe thực hiện một hành vi nào đó. Trong các cặp thoại mà chúng tôi khảo sát được thì loại đáp không chính danh thể hiện mục đích cầu khiến xuất hiện không nhiều lắm. Nhưng có thể thấy các câu đáp loại này chủ yếu xuất hiện trong các giáo trình cơ sở. Cụ thể là quyển số 3, quyển số 4 và quyển số 5. Trong quyển số 3, trang 115 có cặp thoại như sau:

1) H: Chị đi với tôi không? Đ: Để tôi xem!

Thay vì đáp là “có” hoặc “không” thì người đáp đã đưa ra cách đáp thể hiện mục đích cầu khiến: “muốn người nghe để cho mình được suy nghĩ trước khi quyết định”.

86

2) H: Chiều nay Thủy rảnh chứ? Đ: Để mình xem lại đã.

Ngoài ra, trong quyển số 5, trang 198 có một bài thực hành, trong đó có câu đáp bằng cách cầu khiến:

Thực hành 1. Thực hành theo mẫu sau: Mẫu. Ăn / nem rán

Anh muốn ăn gì? Hãy gọi nem rán đi. 1.Ăn / phở A. Em muốn...? B. Hãy gọi... 2.Ăn / nem rán A.Bà muốn...? B.Hãy gọi... 3.Ăn / chả cá A.Ông muốn...? B.Hãy gọi... 4.Uống / rượu vang

A.Anh muốn...? B.Hãy gọi... 5.Uống / cà phê

A.Cô muốn...? B.Hãy gọi...

Bài tập này luyện hỏi và đáp về cấu trúc ngữ pháp “hãy...” nhưng trong

câu đáp này, ngoài mục đích cung cấp thông tin cho câu hỏi thì câu đáp cũng nhằm mục đích yêu cầu người nghe thực hiện mong muốn của người nói. Vì bản thân của từ “hãy” là đã thể hiện mục đích cầu khiến. Chính vì vậy, trong các cách đáp như thế này thì chúng tôi cũng xếp vào loại câu đáp không chính danh thể hiện mục đích cầu khiến.

87

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)