Đáp bằng cách phủ định

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 90)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.3. Đáp bằng cách phủ định

Không chỉ có PN đáp bằng cách khẳng định mà chúng tôi cũng khảo sát được những PN đáp có ý nghĩa phủ định. Đáp bằng cách phủ định là cách đáp mà trong đó có sử dụng những cấu trúc có ý nghĩa phủ định. Trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát thì chúng tôi thấy phần ngữ pháp có giới thiệu rất nhiều cấu trúc phủ định. Chẳng hạn như trong ngữ pháp của trang

196, 197 quyển 7 có giải thích kết cấu phủ định “ A với B gì” hay “câu + làm gì”. Đây là những cấu trúc có ý nghĩa phủ định, được dùng trong khẩu ngữ.

Và trong một số cặp thoại, chúng tôi thấy có sử dụng những cấu trúc này để đá. Tuy nhiên số lượng mà chúng tôi khảo sát được thì không nhiều lắm. Cụ

thể, trong quyển số 7, trang 198 có bài luyện, sử dụng kết cấu “ A với B gì!”

để trả lời phủ định cho các câu hỏi.

1) H: Cô Lan yêu anh Trung phải không? Đ: Yêu với đương gì.

2) H: Sao cậu mệt mỏi thế? Tối qua đi chơi khuya à? Đ: Chơi với bời gì! Tối qua tớ phải học thi.

84

Đ: Thư với từ gì! Viết đơn xin việc. 4) H: Cường bị ốm hả các bạn?

Đ: Ốm với đau gì! Nó giả vờ ốm để trốn học đấy.

Còn cấu trúc phủ định “ câu + làm gì” thì xuất hiện trong các bài luyện câu, chứ không thấy trong các cặp thoại hỏi đáp. Bên cạnh đó, cấu trúc “ tính từ + gì” – đây là một cấu trúc có ý nghĩa phủ định, cũng thấy xuất hiện trong

các cặp hỏi – đáp. Chẳng hạn như:

5) Liên: - Nó giỏi thế à?

Nga: - Giỏi gì. Sức học của em và nó cũng một chín một mười nhưng không hiểu tại sao điểm của nó luôn cao hơn em.

[Q7, tr. 87] Ngoài ra, cũng có thể sử dụng “đâu” ở cuối câu để nhấn mạnh ý phủ định. Cũng trong quyển 7, phần ngữ pháp có cung cấp các cấu trúc trong đó

có sử dụng từ “đâu” như cấu trúc “có / đã + động từ + đâu” hoặc “ có phải + câu + đâu” nhằm xác nhận ý phủ định. Trong phần luyện tập của giáo trình này cũng có bài luyện dùng kết cấu “câu khẳng định + đâu” để đáp phủ định.

Cụ thể là:

1) H: Chân nó bị đau à? Đ: Chân nó có đau đâu.

2) H: Mùa đông ở Hà Nội rất lạnh phải không? Đ: Mùa đông ở Hà Nội có lạnh đâu.

3) H: Em có học ở đây à? Đ: Em có học ở đây đâu.

[Q2, tr. 90] Hay bài số 3, trang 90

4) H: Chủ nhật tuần trước chị đi Sầm Sơn à?

85

Nói chung, đáp bằng cách phủ định cũng là một cách cách đáp gián tiếp. Thay vì đáp trực tiếp bằng cách dùng những từ như “ không, chưa, chẳng...” thì sử dụng các cấu trúc có ý nghĩa phủ định đã tạo ra một cách đáp gián tiếp. Thông qua các cấu trúc phủ định mà người đáp sử dụng thì người hỏi cần phải suy luận một chút mới nhận ra được. Đây là một cách đáp vận dụng được nhiều cấu trúc phủ định trong khẩu ngữ. Điều này càng làm phong phú thêm cho các cách đáp. Đáp bằng cách phủ định không xuất hiện nhiều trong các cặp thoại mà chúng tôi khảo sát được nhưng nó lại là một cách đáp khá quan trọng và thú vị theo quan điểm của chúng tôi. Vì cách đáp này rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, đối với người học tiếng Việt, nếu biết và vận dụng tốt cách đáp này thì sẽ tạo ra được sự giao tiếp hiệu quả hơn và gần gũi với cách nói của người Việt hơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)